1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập nhà máy tinh bột sắn hướng hóa

39 2,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 9,99 MB

Nội dung

Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN HƯỚNG HÓA 1.1 Sơ lược về nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa trực thuộc công ty TNHH một thành viên thương mại Quảng Trị, là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, có địa chỉ đóng tại xã Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị được xây dựng và đi vào hoạt động ngày 9 tháng 3 năm 2004. Bước đầu Nhà máy được đầu tư dây chuyền và thiết bị công nghệ hiện đại, đồng bộ, đội ngũ kỹ sư và công nhân có trình độ tay nghề cao. Sau 3 năm đi vào hoạt động mỗi năm Nhà máy thu hơn 40 ngàn tấn sắn củ tươi, doanh thu đạt hơn 40 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 93 lao động trực tiếp, thu nhập bình quân hơn 1.5 triệu đồng/ tháng/ người. Hình 1.1 Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa Đến bây giờ thì số lao động tăng gần 170 người, thu nhập bình quân người lao động 5,5triệu đồng/tháng. Cây sắn đã góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho hơn 3 ngàn hộ gia đình, chủ yếu là dân tộc thiểu số của các xã vùng Lìa huyện Hướng Hóa vốn là những xã đặc biệt khó khăn. Trước đây người dân chủ yếu làm nương rẫy, đời sống thiếu thốn. Nói cách khác thì sự thay đổi của người dân gắn chung với sự phát triển của Nhà máy. Vùng nguyên liệu phân bố chủ yếu ở địa bàn huyện Hướng Hóa, Đakrong và các huyện thị lân cận (Cam Lộ, Quảng Bình…). Hiện nay đang mở rộng thu mua sang các vùng của nước bạn Lào. Để giúp người dân nâng cao thu nhập cũng như đảm bảo sản xuất, từ khi hoạt động đến nay, Nhà máy hết sức quan tâm xây dựng vùng nguyên liệu ổn định. Nhà máy đã làm việc với chính quyền các xã quy hoạch vùng nguyên liệu, tích cực vận động nhân dân mở rộng diện tích trồng, đồng thời đã có nhiều biện pháp hỗ trợ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT 1 Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp giúp đỡ nhân dân như làm đường giao thông, hỗ trợ giống, tập huấn kĩ thuật trồng, chăm sóc thâm canh, trợ giá, trợ cước thu mua sản phẩm. Tính bình quân, một hộ trồng một ha sắn mỗi năm lãi hơn 20 triệu đồng. Công suất của nhà máy ban đầu chỉ đạt 50-60 tấn thành phẩm/ngày đêm, đến nay đã nâng công suất lên 200 - 220 tấn thành phẩm/ngày đêm tương đương 700 – 800 tấn nguyên liệu/ngày đêm. Cùng với việc cải tiến dây chuyền sản xuất, giảm chi phí, nâng cao chất lượng, tăng giá thu mua nguyên liệu, mở rộng thị trường, nhà máy đang thực hiện các biện pháp để giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng ô nhiểm môi trường. Nhà máy đã nghiên cứu sản xuất thành công sản phẩm phân vi sinh chất lượng cao, giá rẻ cho cây sắn để phục vụ tái đầu tư cho vùng nguyên liệu. 1.2 Một số thuận lợi và khó khăn của Nhà máy 1.2.1 Thuận lợi - Nhà máy có đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, trình độ tay nghề cao, nhiệt tình năng nổ, hết mình vì sự phát triển chung của Nhà máy cũng như công ty - Sự thống nhất trong cả nhà máy về sản xuất và chiến lược phát triển. - Sự quan tâm kịp thời, động viên, phê bình các cán bộ công nhân viên, để đạt được năng suất chất lượng cao hơn, đảm bảo lương cho cán bộ công nhân. - Tình hình tinh bột sắn trên thị trường tạo bước chuyển biến tốt cho quá trình sản xuất, tiêu thụ nhanh, tránh bị động vốn. - Đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý Biogas qua thiết bị kỵ khí ngựơc (UASB) để tạo hai sản phẩm gồm khí CH 4 cung cấp cho quá trình sấy của nhà máy, đầu tư xây dựng hệ thống sản xuất phân vi sinh và hệ thống sấy bã vừa tiết kiệm chi phí vừa giảm ô nhiễm cho người dân và môi trường. 1.2.2 Khó khăn - Nguồn nguyên liệu mang tính thời vụ nên việc sản xuất còn bị phụ thuộc, chưa chủ động. - Sự cạnh tranh gay gắt về giá cả nên sản xuất không liên tục, đồng đều. - Giá cả thị trường ngày càng tăng nên chi phí cũng tăng theo. 1.3 Tổ chức quản lý tại nhà máy 1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT 2 BAN GIÁM ĐỐC: 02 GIÁM ĐỐC : 01 P. GIÁM ĐỐC : 01 P.TCHC: 03 Trưởng phòng: 01 LĐ T. lương : 01 Văn thư : 01 P.KẾ TOÁN: 07 Kế toán trưởng: 01 Kế toán viên: 04 Thủ kho: 01 Thủ quỷ: 01 P.K.DOANH : 04 P.GĐ kiêm TP Nhân viên : 04 VP XƯỞNG : 04 Quản đốc : 01 Phó quản đốc : 01 Nhân viên : 01 VSCN: 01 P.KCS & MT : 07 Trưởng phòng : 01 Phó phòng : 01 Nhân viên : 05 TỔ BẢO VỆ : 05 Tổ trưởng : 01 Nhân viên : 04 TỔ XE MÁY: 07 Tổ trưởng: 01 Tổ phó: 01 Nhân viên: 01 TRẠM THU MUA A TÚC: 02 PP kiêm trạm trưởng: 01 Nhân viên: 01 CA A: 21 Ca trưởng: 01 Băng tải:04 Tách mũ:02 Tách bã:02 Tách nước:03 Sấy:02 Đốt lò: 01 T. phẩm: 06 TỔ CẤP DƯỠNG: 02 Tổ trưởng : 01 Nhân viên: 01 TỔ CÂN: 02 Tổ trưởng : 01 Nhân viên: 01 TỔ CƠ ĐIỆN:10 Tổ trưởng: 01 Tổ phó: 01 Tổ viên: 08 CA B: 20 Ca trưởng: 01 Băng tải:04 Tách mũ:02 Tách bã:02 Tách nước:03 Sấy:02 Đốt lò: 01 T. phẩm: 06 CA C: 21 Ca trưởng: 01 Băng tải:04 Tách mũ:02 Tách bã:02 Tách nước:03 Sấy:02 Đốt lò: 01 T. phẩm: 06 Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT 3 Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ 1.3.2.1 Ban giám đốc Giám đốc có nhiệm vụ quản lý tổng thể nhà máy, là người có quyền cao nhất và chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy. 1.3.2.2 Phòng tổ chức hành chính Có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc về công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và sử dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên. Ban hành quy chế hoạt động của Nhà máy nhằm quản lý về mọi mặt nhân sự, chế độ tiền lương, giải quyết những vấn đề liên quan giữa Nhà máy và người lao động. 1.3.2.3 Phòng tài chính kế toán - Lập kế hoạch tài chính theo tháng, quý, năm đồng thời định kỳ báo cáo hoặc báo cáo theo yêu cầu của Ban lãnh đạo về tình hình tài chính của Nhà máy. - Đánh giá hoạt động tài chính của Nhà máy, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. - Ghi chép và hạch toán đúng, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, phù hợp với quy định của Nhà nước và Quy chế quản lý tài - Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của tất cả các loại chứng từ, hoàn chỉnh thủ tục kế toán trước khi trình Ban lãnh đạo duyệt. - Theo dõi, lập kế hoạch và thu hồi công nợ của khách hàng đầy đủ, nhanh chóng bảo đảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Nhà máy 1.3.2.4 Phòng kinh doanh Tổ chức hoạch toán toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy, đồng thời tham mưu cho ban giám đốc trong việc phân tích hoạt động kinh tế, xác định kết quả kinh doanh. 1.3.2.5 Ca sản xuất Trực tiếp điều hành,quản lý ca sản xuất và tham mưu cho ban giám đốc về lĩnh vực kĩ thuật như quản lý máy móc, thiết bị công nghệ, tiến hành công tác sửa chữa, bảo dưỡng theo định kì, thực hiện kế hoạch sản xuất và quản lý về chất lượng sản phẩm. 1.3.2.6 Phòng KCS và môi trường GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT 4 Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kiểm tra chặt chẽ từ khâu chuẩn bị, nhập nguyên liệu, giám định chất lượng đầu vào đến quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất để sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng tốt. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi các tác nhân gây ô nhiễm môi trường từ dây chuyền sản xuất, từ đó nghiên cứu đề xuất các biện pháp xữ lí để hạn chế những ảnh hưởng đến môi trường sinh thái khu vực. 1.4. Định hướng kế hoạch sản xuất và phát triển trong những năm tới Trong thời gian tới nhà máy sẽ có kế hoạch quy hoạch nguồn nguyên liệu hợp lý, vận động bà con nông dân thâm canh tăng năng suất trên diện tích hiện có, trồng các giống sắn có hàm lượng tinh bột cao. Thường xuyên theo dõi sự tác động của nhà máy đến môi trường xung quanh vì đây là điều kiện để nhà máy hoạt động bền vững. Đề ra những biện pháp khắc phục ảnh hưởng đến môi trường: - Khống chế ô nhiễm không khí, nguồn nước, tiếng ồn, chất thải - Vệ sinh an toàn lao động và phòng sự cố - Giám sát môi trường, bảo vệ môi trường - Xây dựng và quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT 5 Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU ( CỦ SẮN) 2.1 Cấu tạo nguyên liệu Hình 2.1 Cấu tạo củ sắn Cây sắn có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của châu Mỹ La Tinh và được trồng cách đây khoảng 5000 năm. Tùy giống, vụ trồng, thổ nhưỡng và mục đích sử dụng mà sắn có kích thước khác nhau. Đường kính của củ sắn không đồng đều theo chiều dài của củ, phần đầu cuống có đường kính to hơn phần chuôi. Gồm nhiều giống sắn như: Sắn dù, sắn vàng, sắn đỏ. Nếu phân loại theo hàm lượng HCN thì chia làm hai loại là sắn đắng và sắn ngọt. Sắn có hàm lượng HCN cao thì có hàm lượng tinh bột cao nhưng không ăn được chỉ dùng để sản xuất. Củ sắn được chia làm 4 phần chính: Vỏ gổ, vỏ cùi, thịt sắn, lỏi sắn. 2.1.1 Vỏ gỗ Chiếm 0.5 – 3% khối lượng củ. Gồm các tế bào cấu tạo từ cellulose và hemicellulose, hầu như không có tinh bột. Vỏ gỗ là lớp ngoài cùng, sần sùi, màu nâu thẫm. Vỏ gỗ có nhiệm vụ bảo vệ củ, khi thu hoạch vận chuyển dễ bị tróc ra nhưng cũng dễ hình thành vỏ mới trong điều kiện 30 0 C, W = 90%. Ngoài ra vỏ gỗ còn giữ nước cho củ. Bản thân nó cứng nhưng liên kết với vỏ cùi không bền, dễ bị tróc ra. 2.1.2 Vỏ cùi Dày hơn vỏ gỗ, chiếm 8 – 20% khối lượng củ. Gồm các tế bào cấu tạo từ cellulose và tinh bột (5 – 8%). Giữa các lớp vỏ là mạng lưới ống dẫn nhựa củ, giúp chống mất nước và các tác động bên ngoài. Trong mủ có chứa các polyphenol trong GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT 6 Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp đó acid elorogenic sản sinh các tế bào mới của vỏ gỗ. Do tác dụng lưu thông mủ nên liên kết giữa vỏ cùi và thịt sắn không bền có thể bóc ra dễ dàng. 2.1.3 Thịt cùi Là thành phần chiếm chủ yếu của củ sắn, bao gồm các tế bào có cấu tạo từ cellulose và pentozan, bên trong là các hạt tinh bột và nguyên sinh chất. Lớp ngoài của thịt sắn là tầng sinh gỗ. Tiếp đến là thịt sắn, đây là phần dự trữ của củ. Hàm lượng tinh bột trong ruột sắn không đều. Kích thước hạt tinh bột sắn khoảng 15 - 80µm. Trong các củ sắn lâu năm thì hình thành các vòng xơ nên sắn càng già thì càng nhiều xơ. 2.1.4 Lõi sắn Thường nằm ở trung tâm dọc theo thân củ, nối từ thân đến đuôi củ. Chiếm từ 0.3 – 1% khối lượng củ. Lỏi sắn được cấu tạo từ cellulose và hemicellose. Là xương của củ có chức năng vận chuyển nước, dinh dưỡng cho cây và củ. Khi chặt củ khỏi gốc cây quá trình lưu thông này chấm dứt, nhưng lại xảy ra hiện tượng mất nước của củ qua cuống, đồng thời không khí ngoài môi trường xâm nhập vào qua cuống dọc theo lỏi. Vì vậy những củ cuống to thường chảy mủ trước, những củ cuống nhỏ dễ bảo quản hơn củ cuống to. 2.2 Loại nguyên liệu sắn và tiêu chuẩn nguyên liệu dùng để sản xuất 2.2.1 Loại nguyên liệu sắn Nguyên liệu để sản xuất tinh bột là các loại củ sắn tươi, nguyên liệu thường chọn giống là KM 94, Km98, Ấn Độ, vì các loại giống sắn này có hàm lượng tinh bột cao. 2.2.2 Tiêu chuẩn nguyên liệu dùng để sản xuất - Hàm lượng tạp chất không quá 15%. Nếu nguyên liệu nhập vào nhà máy có nhiều gốc, rễ, cùi…hoặc tạp chất trên 15% thì phải tiến hành làm sạch, loại bỏ tạp chất khỏi lô hàng rồi mới nhập vào nhà máy. Tạp chất quá 15% không nhập. - Nguyên liệu không bị thâm đen, chảy nhựa, hư thối. Trường hợp hư thối nhiều phải tiến hành lập biên bản xử lí. Nếu lượng hư thối trên 16% thì không nhập. - Hàm lượng chử bột phải lớn hơn 12%. 2.2.3 Phương pháp tồn trữ sắn tươi trong thời gian chờ sản xuất Trong nhà máy thường sữ dụng sắn tươi không quá 24 giờ kể từ khi nhổ lên, vì lúc đó sắn không bị mất bột, sản xuất tốt nhất. Tuy nhiên cũng trong thời gian đó thì sắn được đổ thành đống ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp, nhằm GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT 7 Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp giữ cho sắn tươi lâu, tránh bị chảy nhựa, bị héo gây ảnh hưởng đến hàm lượng bột và chất lượng tinh bột sau này. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT 8 Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ CÁC THIẾT BỊ SẢN XUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THÀNH PHẨM TẠI NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN HƯỚNG HÓA 3.1 Quy trình công nghệ 3.1.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất tinh bột sắn Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất tinh bột sắn GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT 9 Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp 3.1.2 Thuyết minh tổng quát dây chuyền sản xuất. Sắn nguyên liệu được thu mua, gom mang từ rẫy về. Sau khi được kiểm tra chất lượng để xác định hàm lượng tinh bột và các chỉ tiêu khác, rồi đưa vào bải chứa. Sắn được xe xúc đưa lên phểu chứa nguyên liệu ban đầu, sau đó được chuyển lên băng tải đến thiết bị máy rửa khô. Nhờ cấu tạo của máy rửa khô mà đất cát và phần lớn vỏ gỗ được tách ra. Sau khi đã làm sạch đát cát và lớp vỏ gỗ thì sắn được đưa vào hai máy rữa nước. Nhờ chuyển động của hệ thống cánh khuấy và dòng nước mà đất cát và lớp vỏ ngoài được làm sạch hoàn toàn sau khi sắn ra khỏi thiết bị. Tiếp theo đó, sắn được vận chuyển vào máy cắt khúc và băm nhỏ qua băng tải (công nhân sẽ loại bỏ những tạp chất sót lại trong quá trình sắn chạy trên băng tải). Tại đây, dưới tác dụng của những lưỡi dao băm, củ sắn được băm nhỏ trước khi vào thiết bị mài nghiền.Trong máy nghiền, sắn được nghiền nhuyễn thành hỗn hợp gồm: Nước, tinh bột, mũ và bả lỏng. Hỗn hợp này được bơm qua hệ thống tách bả. Nhờ các thiết bị ly tâm cao tốc tách riêng dịch sữa và bã. Bã được chuyển qua máy ép ép khô nước tận thu dịch sữa, còn bả được chuyển ra bãi chứa đem phơi khô làm thức ăn gia súc hay phục vụ cho các nhu cầu khác. Dịch sữa được bơm qua các máy separator để tách mủ ( dịch bào) trong dịch tương sữa. Sau đó dịch sữa được đưa vào hệ thống ly tâm tách nước, độ ẩm của bột lúc này khoảng 35%. Bột ướt theo băng tải chuyển đến thiết bị đánh tơi để đưa vào thiết bị cung cấp, trước khi qua thiết bị ống sấy nhanh bằng không khí nóng. Bột sau khi sấy khô được thu hồi bằng các cyclon. Rồi bột được chuyển đến sàn rây cân và đóng bao theo yêu cầu. 3.2 Các thiết bị sản xuất tại nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa 3.2.1. Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu Nhà máy thu mua sắn tươi vừa được thu hoạch sau đó được vận chuyển về Nhà máy. Xe vận chuyển sắn vào Nhà máy thì được đi qua trạm cân, sử dụng cân điện tử để cân xe có chứa nguyên liệu, sau khi cho nguyên liệu vào bãi thì xe chạy lại bàn cân để cân trọng lượng xe. Khi đó sẽ xác định được lượng nguyên liệu nhập vào. Sắn nguyên liệu đưa vào bãi theo hướng dẫn của nhân viên KCS. Tiếp đó là lấy mẫu sắn ngẫu nhiên đem kiểm tra xác định hàm lượng tinh bột, chữ bột và tạp chất. Nguyên liệu sắn phải không bị thâm đen, chảy nhựa, hư thối. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT 10 [...]... khó chịu gây buồn nôn, chóng mặt Chất thải nguy hại: Đối với Nhà máy tinh bột sắn ở Việt Nam nói chung và Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa nói riêng thì lượng Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất rất ít chủ yếu là dầu mỡ từ các động cơ, bôi trơn hộp số, bóng đèn huỳnh quang, giẻ lau dầu trên động cơ dẽ lau dầu, nhớt, mỡ Nhà máy đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Nam Giang - Đà Nẵng để thu... Báo cáo thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG V VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ HIỆU QUẢ XƯ LÍ CỦA NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN HƯỚNG HÓA 5.1 Tổng quan về chất thải và nguồn gốc phát sinh tại nhà máy - Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác - Chia theo trạng thái tồn tại nhà máy có các loại chất thải sau + Nước thải: chất thải lỏng +Khí thải: chất thải... sấy tinh bột, hai là nguồn khí nóng sau khi sấy tinh bột sau khi qua các cyclone được thải ra ngoài Khí thải từ hai lò hơi không đáng kể và hầu như không gây ô nhiểm, vì hai lò này được đốt bằng khí biogas rất sạch và ít gây ô nhiễm, đây đang là xu hướng của tương lai Khí thải sau khi sấy tinh bột thì ô nhiễm hơn, ô nhiểm ở đây là ô nhiểm bụi tinh bột, vì cyclone chỉ thu hồi được 98% lượng tinh bột, ... đăng kí trước và được phụ trách bảo vệ đồng ý mới được đưa vào hay đưa ra khỏi nhà máy Nếu vật tư tài sản hàng hóa của nhà máy thì phải được giám đốc duyệt 4.1.2 Đối với khách hàng - Khách hàng vào nhà máy tham quan, làm việc phải xuất trình và gửi lại giấy tờ hợp lệ (giấy giới thiệu, CMND được lãnh đạo nhà máy đồng ý theo sự hướng dẫn của bảo vệ vào các nơi cần thiết, không được tự ý đi lại ngoài những... máy 3 Thùng phân phối 4 Cánh gạt phân phối 5 Vít định lượng 6 Môtơ cánh gạt 7 Họng máy băm Hình 3.4 Máy băm củ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT 12 Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp 3.2.3.2 Nghiền (mài) - Mục đích: Phá vỡ tế bào tinh bột để tách lấy tinh bột, giải phóng hạt tinh bột ra ngoài và hòa tan trong nước tạo thành hỗn hợp dịch sữa tinh. .. để mài củ và rửa tinh bột, thành phần chủ yếu là nước sạch, rác và sắn vụn vì vậy chỉ tiêu COD, BOD rất thấp, chủ yếu là TSS cặn lơ lững, pH thay đổi ít và bằng pH nước đầu vào  Nước thải công nghệ (nước mũ) Đây là nguồn ô nhiểm chính của các nhà máy tinh bột sắn, nước thải có hàm lượng COD cao, dao động từ 14000 mg/l đến 16000 mmg/l (số liệu cung cấp bởi phòng KCS & MT), một số tinh bột còn sót qua... trao đổi nhiệt Qúa trình diễn ra tuần hoàn 3.2.4.3 Sấy bột ẩm -Mục đích: Làm khô tinh bột sắn đến thủy phần yêu cầu bảo quản (W . cáo thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN HƯỚNG HÓA 1.1 Sơ lược về nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa trực thuộc công ty TNHH một thành viên thương. CHẤT LƯỢNG THÀNH PHẨM TẠI NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN HƯỚNG HÓA 3.1 Quy trình công nghệ 3.1.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất tinh bột sắn Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất tinh bột sắn GVHD: Th.S Nguyễn Thị. cyclon. Rồi bột được chuyển đến sàn rây cân và đóng bao theo yêu cầu. 3.2 Các thiết bị sản xuất tại nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa 3.2.1. Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu Nhà máy thu mua sắn tươi

Ngày đăng: 29/08/2014, 19:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w