1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận ô nhiễm môi trường từ nhà máy tinh bột sắn

27 3,1K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 7,12 MB

Nội dung

Song hệ thống này không thể hoạt động nếu không có sự hỗ trợ của các hệ thốngsinh thái gồm cây cỏ thự vật và các mối quan hệ tương hỗ của chúng, tức là hệ thốngkinh tế được đặt trên nền

Trang 1

PHẦN I LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Môi trường sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất

và cũng trong những thách thức lớn nhất của nhân loại Bởi lẽ, môi trường sống gắn bóhữu cơ với cuộc sống con người cũng như sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Môi trường sống đó không chỉ là bầu không khí trong lành hay là nguồn nước sạch,

đó còn là những tác động từ phía gia đình và cộng đồng xung quanh

Trong môi trường chúng ta, để phát triển toàn diện thì ngoài những yếu tố tri thức,

có điều kiện sống tốt, chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn nữa vấn đề về môi trường,

vì đó cũng là nhân tố và đồng thời là điều kiện thiết yếu quy định sự sống còn của nhânloại nói chung và sự phát triển của từng người nói riêng Vì vậy, chúng ta phải tạo ramôi trường sống trong lành Khi sống, học tập và làm việc trong môi trường tốt, bầukhông khí mát mẻ thì ta sẽ thấy thư giãn, thoải mái hơn sau những giờ học tập, lao động

ở cơ quan, đồng ruộng,…vì chúng ta được ở trong bầu không khì trong lành và hít thởkhông khí trong lành

Nhưng có thể nói hiện nay, con người đang dần cướp đi sự sống của mình Mỗingười đã vô tình làm cho môi trường sống của chúng ta ngày một ô nhiễm Chúng tađều biết rằng, bảo vệ môi trường không phải là một nhiệm vụ hay một công trình mà đó

là ý thức và trách nhiệm của từng người, từng cá nhân Mỗi chúng ta phải biết giữ gìnnguồn sống của mình, vẫn còn khó khăn khi phải đối mặt với câu hỏi: “ Cuộc sống sẽnhư thế nào khi môi trường bị ô nhiễm nặng? ”

Trước tiên hãy nghĩ về nguyên nhân của vấn đề này, rác thải là nguyên nhân chínhdẫn đến ô nhiễm không khí, nguồn nước Các rác thải chưa qua xử lý đổ ồ ạc ra sông

hồ, làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, mất vẻ mĩ quan, ảnh hưởng nghiêm trọngđến xã hội nói chung và đời sống sinh hoạt của người dân nói riêng Khí thải là nguyênquan trọng không kém đã góp phần làm cho môi trường suy thoái Nhu cầu cuộc sốngngày càng cao, đồng nghĩa với việc nhiều công ty, xí nghiệp, nhà máy ra đời và dĩ nhiênchính điều này đã gây ra bao nỗi phiền toái cho người dân Các chất thải không qua xử

Trang 2

lý, thải trực tiếp vào môi trường, như chúng ta đã biết, các loại khí thải đều chất độc,khí hút vào sẽ gây ra nguy hiểm đến sức khỏe và có khi cả tính mạng Điều này ảnhhưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và môi trường làm việc của tất cả chúng ta Với lòng đam mê muốn tìm hiểu hệ sinh thái môi trường, tôi luôn tìm kiếm và hoànthiện kiến thức cho bản thân, phục vụ quá trình học tập Mặt khác tại địa phương tôi,tình trạng rác thải ngày càng trở nên ô nhiễm nghiêm trọng, nhà máy tinh bột vẫn hoạtđộng ngày đêm song song với sự tồn tại của nhiều trường học,bệnh viên nằm trên tuyếnđường quốc lộ 1A Nơi đây đang cần một tiếng nói chung của cá nhân, tập thể để chống

lại sự ô nhiêm môi trường Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Hiện trạng môi trường

xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” để nghiên cứu.

Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, tôi phải có nhiệm vụ:

- Tìm hiểu cơ sở lý luận về ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm ở xã nóiriêng

- Hiện trạng môi trường ở khu vực Xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh ThừaThiên Huế

- Từ đó đề xuất cách giải quyết để cơ quan ban ngành tham khảo đồng thời đặt tranhiệm vụ cho bản thân và tất cả người dân cần phải làm gì để chống chế lại tình trạng ônhiễm môi trường ở nông thôn và bảo vệ nó

3 Đối tượng và phạm vi

Môi trường xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài tôi chọn phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháp khảo sát thực địa, thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau liênquan các vấn đề nghiên cứu( Internet, sách báo, các báo cáo khoa học liên quan,…)

- Phương pháp kế thừa, phát triển có chọn lọc các tài liệu thu thập nghiên cứu

- Phỏng vấn, điều tra, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu thu thập được đểrút ra kết luận và kiến nghị

Trang 3

PHẦN II NỘI DUNG VÀ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.Một số khái niệm liên quan

1.1 Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường

1.1.1 Khái niệm môi trường

Để có thể tồn tại và phát triển, con người phải xây dựng cho mình hệ thống kinh tế,một hệ thống cung cấp cho chúng ta mọi thứ của cải và dịch vụ cần thiết cho cuộc sống Song hệ thống này không thể hoạt động nếu không có sự hỗ trợ của các hệ thốngsinh thái gồm cây cỏ thự vật và các mối quan hệ tương hỗ của chúng, tức là hệ thốngkinh tế được đặt trên nền tảng môi trường _ (Theo: Con người và môi trường)

Vậy môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có mốiquan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất,

sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên

1.1.2 Ô nhiễm môi trường

Khi có nhân tố môi trường tham gia thì hệ thống kinh tế được xem là một hệ thống

mở Điều này có nghĩa rằng, để hoạt động thì nền kinh tế phải khai thác tài nguyên môitrường, chế biến những tài nguyên này và thải trở laị môi trường xung quanh một khốilượng lớn những tài nguyên bị hao mòn hoặc đã qua quá trình biến đổi hoá học( thànhnhững chất thải) Do đó, càng nhiều tài nguyên bị hút vào nền kinh tế thì càng có nhiềuchất thải bị đẩy trở lại môi trường xung quanh Điều này tạo ra những áp lực lên khảnăng có hạn của môi trường thiên nhiên trong việc xử lý những chất thải mà không gâyhại đến con người, thú vật, cây cỏ Bởi vì, môi trường thiên nhiên chỉ có thể tự tổ chức

và tự điều chỉnh trong một giới hạn cho phép khi mà có quá nhiều chất thải không đúngchỗ, không đúng lúc hoặc kéo dài quá lâu sẽ gây ra những thay đổi về sinh học cũngnhư những thay đổi khác trong môi trường(gọi là nhiễm độc) Chính những sự thay đổinày có thể làm hại đến súc vật, cây cỏ, hệ sinh thái và sức khoẻ con người Đây chính là

sự ô nhiễm môi trường_(Nguồn: www.thuviensinhhoc.com.vn)

1.1.3 Các dạng ô nhiễm môi trường

Có 4 dạng ô nhiễm môi trường cơ bản: ô nhiễm môi trường đất, không khí, nước và

ô nhiễm môi trường rác Mỗi loại ô nhiễm đều có mỗi kiểu biểu hiện và tác động khácnhau nhưng chung quy lại thì kết quả cuối cùng chúng vẫn là yếu tố quyết định chấtlượng cuộc sống và sự tồn tại của mọi sinh vật

Trang 4

Hai trong bốn môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng đang xảy ra ở xã Phong An đó

là ô nhiễm môi trường nước và không khí.

1.2 Ô nhiễm môi trường nước

1.2.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi các tính chất vật lý, hóahọc, sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nướctrở nên độc hại đối với con người và sinh vật Làm giảm độ đa dạng sinh vật trongnước Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng longại hơn ô nhiễm đất Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinhhoạt, rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất rồi thấm xuống nước ngầm

1.2.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm

Sự ô nhiễm nguồn nước có thể xảy ra do tự nhiên và nhân tạo:

- Ô nhiễm tự nhiên là do quá trình phát triển và chết đi của các loài thực vật, động vật

có trong nguồn nước, hoặc là do mưa rửa trôi các chất gây ô nhiễm từ trên mặt đất chảyvào nguồn nước

- Ô nhiễm nhân tạo chủ yếu là do xả nước thải sinh hoạt và công nghệp vào nguồnnước

1.2.3 Biểu hiện

- Có sự xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống đáynguồn

- Thay đổi tính chất lý học ( độ trong, màu , mùi, nhiệt độ … )

- Thay đổi thành phần hóa học ( pH, hàm lượng của các chất hữa cơ và vô cơ, xuấthiện các chất độc hại … )

- Lượng oxy hòa tan (DO) trong nước giảm

1.2.4 Vai trò của nước

Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đời sống conngười Trong quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất thì nước và môi trường nướcđóng vai trò quan trọng Nước tham gia vào vai trò tái sinh thế giới hữu cơ (tham giavào quá trình quang hợp) Trong qúa trình trao đổi chất, nước đóng vai trò trung tâm.Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đời sông tinh thần

Trang 5

Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp Đối vớicây trồng là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánhsáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất …

Tóm lại, nước có vai trò cực kỳ quan trọng, do đó bảo vệ nguồn nước là rất cần thiếtcho cuộc sống con người hôm nay và mai sau

1.3 Ô nhiễm môi trường không khí

1.3.1 Khái niệm ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có mặt củamột chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm chokhông khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn ảnhhưởng đến cuộc sống của con người và sinh vật

1.3.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm

Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí, có thể chia thành nguồn tự nhiên và nguồnnhân tạo

- Nguồn tự nhiên: do núi lửa, động đất, cháy rừng sinh ra các chất khói bụi chứa hàmlượng SO4, CH4, NO, CO2 cao trong không khí, bão bụi, các quá trình phân hủy, thốirửa xác động, thực vật

- Nguồn nhân tạo: rất đa dạng nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháyhay chế biến lương thực, thực phẩm, chất thải chưa qua xử lý đổ thẳng ra môi trường.Hoạt động giao thông, chất thải sinh hoạt( bao bì nilon,vỏ nhựa,…), hoạt động nôngnghiệp(phân bón, thuốc trừ sâu…)vv,…

1.3.3 Biểu hiện

- Không khí bị hòa trộn với chất độc làm biến đổi màu sắc, mùi vị

- Chất độc đi vào cơ thể con người và gây ra một số bệnh lý nghiêm trọng: viêmtai, mũi, họng, ung thư phổi,…

- Với hàm lượng cao các chất độc tồn tại trong không khí có thể gây tỏa mùi khóchịu hay giảm tầm nhìn

- Một số cây trồng, vât nuôi có thể bị chết hoăc héo đi do trong quá trình quanghợp, hô hấp các chất độc xâm nhập làm phá hủy các bộ phận

1.3.4 Vai trò của không khí

Trang 6

Không khí đóng vai trò thiết yếu đối với sự sống:

- Không khí cung cấp nguồn O2 dồi dào cho quá trình hô hấp ở con người và sinhvật

- Hô hấp gắn liền với sự sống còn của cơ thể người và sinh vật, chúng song songtồn tại và không tách rời

- Không khí chứa nhiều nguyên tố quan trọng cho hoạt động nông, công nghiệp:

O2 duy trì sự cháy, N2 là thành phần chính của phân đạm và đồng hóa ở thực vật,…

2 Tình trạng ô nhiễm nước và không khí trên Thế giới, Việt Nam và ở tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1 Tình trạng ô nhiễm trên thế giới

Có thể bạn chưa biết, mỗi năm con người thải vào môi trường Trái đất 1,53 triệu

tấn SiO2, 1 triệu tấn Niken, 20 tỉ tấn CO2, 700 triệu tấn bụi, 900 tấn Coban, 1,5 triệu tấnasen, 600 ngàn tấn khói độc Mỗi ngày ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết trêntoàn thế giới, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý 130 năm qua, nhiệt

độ Trái đất tăng 0,400C, dự báo đến năm 2050 nhiệt độ Trái đất sẽ tăng thêm 4.500C nếu như con người không có biện pháp khắc phục

Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là một vấn nạn lớn ở rất nhiều thành phố trênthế giới Đó là một mối đe dọa nghiêm trọng cho môi trường của tất cả các nước pháttriển, một vài thành phố nằm trong top 10 thành phố bẩn nhất thế giới như:

+ Thành phố bat-da, Irắc: Bat-da đang là thành phố gặp khó khăn và dễ ô nhiễm nhấtcủa thế giới vì tại nước này chiến tranh vẫn không ngừng xảy ra, những vụ đánh bomvới sức tàn phá lớn và thường xuyên đang là nguyên nhân làm gia tăng mức độ ô nhiễmmôi trường

+ Thành phố Dhaka, bangladesh: thành phố này đang phải chiến đấu với vấn nạn ônhiễm nguồn nước, bề mặt nguồn nước bị ô nhiễm nặng bởi rác thải nhưng nguy hiểmhơn sâu bên trong đó là lượng chất độc bởi thuốc trừ sâu công nghiệp gây nên rất nhiều

bệnh tật nguy hiểm_(Nguồn: www.vtc.vn)

2.2.Tình trạng ô nhiễm ở Việt Nam

Việt Nam chúng ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước,hơnnữa sự đô thị hóa cũng như giao thông vận tải chưa phát triển, vì thế sự ô nhiễm môitrường nói chung chưa xảy ra trên diện rộng, nhưng ô nhiễm môi trường đã xảy ra cục

bộ, từng lúc, từng nơi Có thể nêu ra như sau:

Trang 7

- Ô nhiễm môi trường nước: Mặc dù nước chúng ta nền công nghiệp chưa phát triển,các khu công nghiệp và các đô thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nguồn nước

đã xảy ra ở nhiều nơi với mức độ khác nhau Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nướcnhất dùng tưới lúa và hoa màu, chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng.Việc sử dụng nông dược và phân bón hóa học càng góp thêm phần ô nhiễm môi trườngnông thôn

Công nghiệp là ngành ô nhiễm nước nghiêm trọng, mỗi ngành có một loại nước thảikhác nhau Khu công ghiệp Thái Nguyên thải nước biến sông Cầu thành màu đen, mặtnước sủi bọt đen trên chiều dài hàng chục cây số

- Ô nhiễm không khí: Ở Hà Nội, tại khu vực nhà máy dệt 8-3, nhà máy cơ khí MaiĐộng Khu công nghiệp Thượng Bình, khu công nghiệp Văn Điển, nhà máy rượu,…không khí đều đã bị ô nhiễm nặng Ở Hải Phòng, ô nhiễm nặng ở khu nhà máy xi măng,

nhà máy thủy tinh và sắt tráng men…_(Nguồn: www.vtc.vn)

2.3.Tình trạng ô nhiễm ở Thừa Thiên Huế

Sự phát triển của các khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu tái định cư với quy môhàng trăm ha đã làm cho hệ thống sông, kênh, hồ của Huế vừa có chức năng làm đẹpcảnh quan, vừa có chức năng tiêu thoát nước đang bị thu hẹp dần

Hầu hết các nguồn thải chưa được xử lý đều đổ vào hệ thống sông, hồ qua 119 điểmthải Ven sông Hương sông Đông Ba có khoảng 56 điểm thải lớn và xả thải ra với tảilượng lớn các chất gây ô nhiễm Khoảng 40% nước thải sinh hoạt tại Huế có thể kiểmsoát được Lượng nước thải còn lại là các nguồn thải không kiểm soát được

Nhiều năm qua, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang đã bị ô nhiễm môi trường từ các

hộ kinh doanh bã bia trên địa bàn xã Các điểm tập trung buôn bán bã bia nằm ở hai bênđường Nguyễn Sinh Cung, đường liên xã và các điểm rải rác ngược lên Huế, không khí

bị ô nhiễm bởi mùi hôi bốc lên, đến nay tình hình càng trở nên nghiêm trọng Nhà máygạch Tuy- nen xây cạnh trường THPT Đặng Huy Trứ - Huyện Hương Trà chỉ cáchtrường một lối đi, học sinh bị ảnh hưởng bởi nguồn khí thải từ lò gạch

Tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều cơ sở sản xuất không chú trọng đến vấn đề xử lý rác thải

và chất thải công nghiệp, gây ô nhiễm môi trường Tại nhà máy sản xuất mủ cao su ởHương Vân(Hương Trà) nước thải tràn ra môi trường xung quanh gây mùi khó chịu.Hay tại nhà máy tinh bột sắn Phong An, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng rất nghiêmtrọng Tại mỏ đá ngã ba Đá Dầm(huyện Phú Lộc) vấn đề ô nhiễm môi trường có thểquan sát được từ xa, khi cả vùng sản xuất tung bụi mù

mịt_(Nguồn:www.baothuathienhue.com.vn)

Trang 8

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ PHONG AN, HUYỆN PHONG ĐIỀN

1 Thực trạng môi trường của xã và tìm hiểu nhân tố gây ô nhiễm

1.1 Đặc điểm chung của Xã Phong An

Xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là một xã trọng điểm, vị tríđịa lý thuận lợi ( gần tuyến đường Quốc lộ 1A ), có tỉ lệ dân khá cao, là nơi tập trungnhiều trường học, đặc biệt là bệnh viện Trung Ương đang chuẩn bị đi vào hoạt động.Tuy hiện tại, đây là một xã còn nhiều khó khăn nhưng với những tiềm năng sẵn có thìtương lai đây sẽ là một điểm trọng yếu trong sự phát triển kinh tế, xã hội

1.2 Hiện trạng môi trường trong Xã

Hiện nay ở đây đang xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước và rác thải nghiêmtrọng

- Những bao rác, thùng rác sau một ngày hoạt động nhộn nhịp từ chợ An Lỗ thì ban

đêm được “thu” vào bụi cây, ngày qua ngày rác chất thành đống nhưng thủ phạm là ai,

nó cũng “chẳng nhớ” Mặt khác, rác thải của nhiều hộ dân sinh sống tại đây, các quánnhậu ven sông, khiến nước sông thêm phần ô nhiễm, các đống rác tấp ven sông, dướigầm cầu cả một đoạn dài

- Sông An Lỗ là nơi tập trung rất nhiều cư dân vạn đò, chiếm gần 1/3 dân trong xã.

Việc người dân sống trên sông đã trực tiếp xả chất thải xuống dòng sông làm nước củadòng sông đổi màu ô nhiễm

- Đặc biệt là việc Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế đã xả nước thải vô tội vạ ra

môi trường khiến không khí và nguồn nước ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng…

1.3 Đặc điểm nước thải tinh bột sắn

- Các thành phần hữu cơ như tinh bột, protein, xenluloza, pectin, đường có trongnguyên liệu củ sắn tươi là nguyên nhân gây ô nhiễm cao cho các dòng nước thải củanhà máy sản xuất tinh bột sắn Nước thải sinh ra từ dây chuyền sản xuất tinh bột sắn cócác thông số đặc trưng: pH thấp, hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ cao, thể hiện qua hàmlượng chất rắn lơ lửng (SS), TSS rất cao, các chất dinh dưỡng chứa N, P, các chỉ số vềnhu cầu oxy sinh học (BOD5), nhu cầu oxy hoá học (COD), …với nồng độ rất cao vàtrong thành phần của vỏ sắn và lõi củ sắn có chứa Cyanua (CN-) một trong những chất

độc hại có khả năng gây ung thư_( Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ môi trường)

Trang 9

Bảng 1 Nồng độ ô nhiễm của nước thải tinh bột

Tính chất nước thải sản xuất tinh bột sắn

Bảng 2 Chất lượng nước thải sản xuất bột sắn

Trang 10

Bảng 3 Bảng mức độ ô nhiễm nước thải tinh bột ở Xã Phong An

1.4 Tình hình sản xuất của người dân

- Phỏng vấn ông Lê Thanh đội trưởng đội sản xuất thôn Thượng An cho biết: “Hiệntoàn xã có đến 5 ha lúa chịu ảnh hưởng của nguồn nước thải Những cánh đồng mơnmởn trước đây giờ trở thành cằn cỗi, vàng úa kẻ từ khi nhà máy đi vào hoạt động Câylúa khi được gieo trồng và chăm sóc vẫn phát triển bình thường, nhưng đến kì trổ đồngthì không chịu ra hạt.Trước đây năng suất lúa của bà con nơi đây đạt từ 3-4 tạ/sào thìbây giờ mỗi sào chỉ có khoảng vài chục cân

Trang 11

Mương thoát nước của Nhà máy CBTBSTTH nằm sát đồng ruộng gây ô nhiễm

- Nhà máy tinh bột sắn TT.Huế đi vào hoạt động vào ngày 30/4/2004, khuôn viênnhà máy có xây dựng hệ thống xử lý nước thải nên nước thải được xử lý trước khi thải

ra môi trường Nhưng vì lợi nhuận, nhà máy đã bất chấp nước thải chảy đến đâu, làmhại ai, cứ mặc nhiên đẩy ra môi trường mỗi ngày 840m3 nước thải và đầu độc hàng trăm

hộ dân bằng mùi hôi thối nồng nặc, hàng chục hecta lúa, hoa màu bị chết và giảm năngsuất

Trang 12

- Qua thống kê tình hình sản xuất của bà con trong xã, sản lượng lúa trungcác năm giai đoạn 1999 – 2012 được thể hiện qua biểu đồ sau:

- Theo ghi nhận của người dân xã Phong An, Đông Lâm, nhà máy thường xả nướcthải vào ban đêm hay lợi dụng vào lúc trời mưa lớn Nước thải từ cống bắc qua Quốc lộ1A chảy thẳng ra ruộng Những cánh đồng gần nguồn nước thải thì không cây nàosống nổi, vàng úa, chết đứng trên diện rộng coi như mất trắng

Trang 13

Cống nhà máy thải thẳng ra ruộng gần tuyến đường quốc lộ 1A, gây ô nhiễm

- Ông Nguyễn Văn Thành cũng cho biết: “Chi phí mỗi sào ruộng từ giống má, phânbón, công cán gieo trồng lên đến cả triệu bạc mà giờ lúa thu về được vài chục cân, cònlại phải bứt cho trâu ăn”

Cống nhà máy thải thẳng ra ruộng gần tuyến đường quốc lộ 1A, gây ô nhiễm

Ngày đăng: 24/05/2014, 20:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. Chất lượng nước thải sản xuất bột sắn - tiểu luận ô nhiễm môi trường từ nhà máy tinh bột sắn
Bảng 2. Chất lượng nước thải sản xuất bột sắn (Trang 9)
Bảng 3. Bảng mức độ ô nhiễm nước thải tinh bột ở Xã Phong An - tiểu luận ô nhiễm môi trường từ nhà máy tinh bột sắn
Bảng 3. Bảng mức độ ô nhiễm nước thải tinh bột ở Xã Phong An (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w