1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyễn Văn Linh cuộc đời và sự nghiệp

34 677 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIÊN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VIÊN HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC LÃNH TỤ CỦA ĐẲNG

TONG QUAN DE TAI KHOA HOC CAP BO NAM 2001-2002

NGUYEN VAN LINH

Trang 2

TỔNG QUAN BỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ

“NGUYÊN VĂN LINH - CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP” 1 Phần mở đầu

1 Lý do lựa chọn đề tài

Theo chức năng được giao, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng có nhiệm vụ nghiên cứu cuộc đời - sự nghiệp, tư tưởng - đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ cúa Đảng

Để tiến tới kỷ niệm lần thứ 85 ngày sinh đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 - 1.7.2000), Viện chúng tôt dang ky dé tai

khoa học cấp cơ sở năm 1999: “Nguyễn Văn Linh - Tiéu sw tom tat” véi

thời gian tối thiểu là 12 tháng Đề tài được nghiệm thu với kết quả xuất sắc ˆ và được Hội đồng nghiệm thu đề nghị Giám đốc Học viện cho nâng cấp lên dé tai cấp Bộ để các tác giả có điều kiện đi sâu nghiên cứu hơn nữa về cuộc đời và sự nghiệp đồng chí Nguyễn Văn Linh cho tưng xứng với vai trò vị trí và cống hiến của đồng chí với cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong

việc khởi xướng công cuộc đổi mới hiện nay

Theo đề nghị của Hội đồng nghiệm thu, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng đã làm bản luận chứng đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nguyên Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”, thực hiện trong năm học 2001-2002 với thời gian là 12 tháng Tháng 8 năm 2001, Viện chúng tôi đã được ký hợp đồng với Vụ Quản lý khoa học, chính thức triển khai thực hiện dé tai

Trang 3

Cuộc dời hoạt động cách mạng cúa đồng,chí Nguyễn Văn Linh gắn liền với lịch sử hơn 70 năm của Đảng ta, từ ngày đầu vừa thành lập cho đến

những năm cuối của the “ky xx

Địa bàn hoạt động của đồng chí Nguyễn Văn Linh trải rộng ra trên cả bà miền đất nước, trong đó có hơn 40 năm gắn bó liên tục với đồng bào và chiến sĩ miền Nam

Từ một thanh niên học sinh yêu nước, được giác ngộ cách mạng, đến với lý tưởng cộng sản, trưởng thành lên trong trường đại học của cách mạng, đồng chí đã trở thành một người cộng sản ưu tú, một nhà lãnh đạo

xuất sắc, một học trò mẫu mực của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nghiên cứu làm sáng tỏ cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Văn Linh sẽ giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân ta hiểu được nhiều vấn đề - cụ thể của lịch sử Đảng ta qua ba thời kỳ lớn: giành chính quyền, giữ chính quyền và xây dựng xã hội mới Từ cuộc đời hoạt động của đồng chí Nguyễn Văn Linh có thể rút ra nhiều kinh nghiệm, bài học về chỉ đạo đường lối, phương châm chiến lược, chiến thuật đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng qua mỗi thời kỳ, đặc biệt là thời kỳ cùng với Đảng ta thử nghiệm, tìm tòi đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội, được khởi xướng từ Đại hội VỊ

Trang 4

Linh là một trong những người lãnh đạo gan bó lâu năm nhất, đã có những đóng góp vào việc bổ sung và hoàn chỉnh đường lối cách mạng miền Nam

sau khi đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, đồng chí Nguyễn Văn Linh là một trong những người di tiên phong trong việc đổi mới cách làm ăn, tháo gỡ khó khăn, mạnh dạn xoá bỏ cơ chế hành chính bao cấp, giải phóng sức sản xuất, góp phần đưa nền kinh tế nude ta vugt qua khó khăn, từng bước tiến lên Công lao của đồng chí đã được Đại hội VỊ của Đảng ta khẳng định, trao cho đồng chí trọng trách Tổng Bí thư tổ chức, lãnh đạo thực thi đường lối đổi mới của Đảng

Đồng chí Nguyễn Văn Linh được thừa nhận là một học trò ưu tú cúa Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là về đạo đức - lối sống Tấm gương giữ gìn cuộc sống cá nhân trong sạch liêm khiết, gắn bó mật thiết, thương yêu đồng chí, đồng bào nhưng kiên quyết đấu tranh với mọi vi phạm đường lối, quan điểm, nguyên tắc của tổ chức của Đảng, rơi vào thoái hoá, biến chất, đây là những bài học quý cần được nêu gương, tuyên truyền phổ biến trong toàn Đảng, toàn dân, theo nh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VHI và Nghị quyết Đại hội IX của Đảng

Đó là ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài này 2 Mục liêu nghiên cứu

Như Bản thuyết mình để tài và Quyết định của Giám đốc Học viện, đề tài nghiên cứu,đi sâu, làm nổi rõ những vấn đề lớn sau:

- Cuộc đời hoạt động cách mạng gần 70 năm đạn dày, phong phú trên cả ba miễn đất nước, qua tất cả các thời kỳ lịch sử Đảng ta từ ngày thành lập tới nay; từ thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, qua hai cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập, thống nhất đất nước; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tiến hành sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 5

qua thời kỳ sóng gió, giữ vững chế độ xã hội chủ nghĩa,dưa đất nước Liếp tục đi lên

- Đồng chí Nguyễn Văn Linh - Một tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng, phong cách làm việc dân chủ, gắn bó với quần chúng; người học tưò xuất sắc của Bác Hồ Ý nghĩa của tấm gương đó trong công cuộc đổi mới hiện nay

Ngoài những mục tiêu chính trên, đề tài đã xây dựng một phụ lục gồm: - Biên niên tiểu sử và hoạt động của đồng chí Nguyễn Văn Linh

(1915-1998)

~._ Danh mục các tác phẩm, bài viết của đồng chí Nguyễn Văn Linh -_ Danh mục các tát phẩm bài viết về đồng chí Nguyễn Văn Lĩnh

Ge Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp tiểu sử lãnh tụ, một thể loại của phương pháp lịch sử đáng, kết hợp với các phương pháp sử dụng hồi ký, phỏng vấn nhân chứng đồng thời, điều tra khảo sát tại quê hương và một số địa bàn hoạt động của đồng chí Nguyễn Văn Linh chủ yếu ở Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có một số băng ghi âm do các tác giả đã I, 2 lần được làm việc với đồng chí Nguyễn Văn Linh, được nghe đồng chí trực tiếp kể lại

Tóm lại, đề tài được tiến hành tương đối công phu và thận trọng, nhằm đạt tới yêu cầu tối đa về tính chân thực lịch sử

Il Quá trỉnh triển khai nghiên cứu 1 Chuẩn bị thực hiện đề tài

- Chủ biên phát triển để cương đăng ký thành đề cương chi tiết, trao

đổi trong tập thể tác giả và đặt bài với cộng tác viên

Trang 6

- Suu tim thêm các tác phẩm, bài nói, bài viết của đồng chí Nguyễn

Văn Linh và các bài viết, hỏi ký về đồng chí Nguyễn Văn Linh qua

các cuộc hội thảo, nhất là sau khi đồng chí qua đời 2 Mở rộng lực lượng nghiên cứu

Đề tài chủ yếu do Ban nghiên cứu của Viện Hồ Chí Minh phụ trách,

nhưng nghiên cứu về đồng chí Nguyễn Văn Linh vẫn là một lĩnh vực mới,

cần có quá trình tích lũy, về tư liệu và kinh nghiệm viết tiểu sử, nên chủ

nhiệm đề tài đã mời thêm đồng chí TS Nguyễn Qúy, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng tham gia;

Nhóm tác giả và cộng tác viên thực hiện đề tài nghiên cứu gồm 9 đồng chí do PGS Trần Thành làm chủ nhiệm kiêm chủ biên, TS Trần Hải làm Thư ký

3 Triển khai thực hiện

Sau khi nhận các chương, các đầu việc, các tác giả và cộng tác viên bất tav vào nghiên cứu Trong quá trình viết, có tác giả đã đi về Hưng Yên - quê hương đồng chí Nguyễn Văn Linh, về Hải Phòng - nơi đồng chí Nguyễn Văn Linh học tập, bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng, để sưu tầm tư liệu Đề tài tổ chức cho 2 đồng chí đi thành phố Hồ Chí Minh làm

việc với Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh,

Bảo tàng Cách mạng thành phố gặp gỡ và làm việc với bà Ngô Thị Huệ, phu nhân của cố Tổng Bí thư và một số cán bộ giúp việc đồng chí Nguyễn Văn Linh lúc sinh thời: Tô Bửu Giám, Lê Hồng Quang, toạ đàm ghi âm, lấy tư liệu Tại Hà Nội đề tài đã mời đồng chí Trần Tình, Phó Văn phòng Trung ương, nguyên là thư ký giúp việc cho đồng chí Nguyễn Văn Linh trong nhiều năm, nói chuyện, cung cấp cho nhiều tư liệu, nhận định

Trang 7

Bản thảo nghiệm thu đã được chủ biên bổ sung, gia công và nâng cao

chất lượng để có thể đưa xuất bản khi có điều kiện Ill K6t qua dat được

Sau hơn một năm triển khai nghiên cứu (từ 8-2001 đến ] 1-2002) đề tài

thu được các kết quả sau đây: ,

- Biên niên sự kiện và hoạt động của đồng chí Nguyễn Văn Linh, bao

gôm#B6 sự kiện, day 4Xrang

- Danh mục tác phẩm, bài viết của đồng chí Nguyễn Văn Linh, gồmB*>

tên bài viết và sách

- Bộ sưu tập tư liệu, văn kiện, các bài viết, hồi ký về đồng chí Nguyễn Văn Linh, gồm 3đ sách và đầu tài liệu

- Bản thảo cuốn sách “Wguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

gồm 9 chương, trên 200 trang vi tinh

Sau đây, chúng tôi xin trình bày nội dung chủ yếu của cuốn sách: Chương I: Tuổi trẻ Nguyễn Văn Linh (1915-1930)

Chương này gồm 2 tiết:

1 Quê hương, gia đình và thời thơ ấu, trình bày về:

- Hoàn cảnh xuất thân, quê hương và gia đình, việc học tập của cậu bé Cúc từ trường Bomnal sang trường Jean Dupuis, quá trình phấn đấu vượt lên trên hồn cảnh mồ cơi cả cha lẫn mẹ, được các chú nuôi dưỡng trong cảnh nghèo khó, những kết quả đạt được

._ Thành phố Hải Phòng: trung tâm công nghiệp và cửa ngõ giao lưu quốc tế của miền Bắc, phong trào công nhân, sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin của Nguyễn Ái Quốc từ Quảng Châu về trong nước; hoạt động của tổ chức Thanh niên cách mạng ở Hải Phòng, quán sách Huệ Quần thư điểm,

báo Thanh niên và tác phẩm Đường kách mệnh, được chuyển về trong

Trang 8

Các phong trào trên đã tác động đến tính thân yêu nước và SỰ giác ngộ lý tưởng cách mạng của Nguyễn Văn Cúc Anh được kết nạp vào học sinh đoàn do Tĩnh hội Thanh niên cách mạng Hải Phòng lãnh đạo, từ đó anh bước vào con đường đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới dng sánh của tư tưởng Mác - Lênin

2 Những hoạt dộng cách mạng đầu tiên

- Chủ trương “vô sản hoá” của Thanh niên, các hội viên đi vào nhà

máy, công xưởng, hầm mỏ tuyên truyền, vận động cách mạng trong công nhân, dẫn đến việc thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên của Hải Phòng 4- 1929, sau chi bộ 5D Hàm Long ở Hà Nội, do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh làm Bí thư Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao

động Hải Phòng chuyển sang thời kỳ mới

Nguyễn Văn Cúc cùng các bạn học tích cực tham gia các hoạt động kỷ

niệm 1-5-1930 của giai cấp công nhân Hải Phòng: mít tỉnh, biểu tình, rải

truyền dơn đòi giảm thuế, ngày làm 8 giờ, đòi tăng lương, kêu goi ung hộ nước Nga xô viết, v.v Anh cùng một số bạn bị bái, đưa về Sở mật thám Hải Phòng, bị tra tấn, đánh đập dã man Run sợ trước phong trào yêu nước và cách mạng của quần chúng, thực dân Pháp đã mở phiên toà đặc biệt tại Kiến An để xét xử 72 chiến sĩ cộng sản Mặc dù chưa đến tuổi thành niên, chúng vẫn kết án anh phát lưu chung thân và đày ra Côn Đảo

Chương II: — Rèn luyện và trưởng thành trong đấu tranh cách

mạng (1931-1945)

Chương này gồm 3 tiết:

1 Biến nhà tù để quốc thành trường học cách mạng

Trang 9

- Tại đây, Nguyễn Văn Cúc bị giam chung vớt những người con ưu tú của Dang: Ngo Gia Tu, Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, v.v Anh Cúc tranh thủ học ở các bậc đàn anh: học ngoại ngữ, học văn, học toán, nhất là học lý luận Mác - Lênin; tham gia các hoạt động văn hoá: viết báo, dịch sách, diễn kịch, thi thơ ca, Tinh than khổ học, khổ luyện của Nguyễn Văn Cúc đã trở thành tấm gương sáng trong tù, được nhiều người ca ngợi Từ một học sinh chưa học xong tiểu học, sau mấy năm ở tù, anh đã có bước trưởng thành về nhiều mặt, đã có thể trực tiếp đọc sách và diễn kịch bằng tiếng Pháp

3 Trở về chiến đấu trong đội ngũ

Giữa năm 1936, Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp được thành lập, thực hiện đại xá tù chính trị, Nguyễn Văn Cúc cùng nhiều đồng chí cộng sản khác được trả tự do Anh được cử về khôi phục phong trào ở Hải Phòng, lập lại Thành ủy, được bầu là Bí thư Đâu năm 1939, anh được Trung ương điều động vào tăng cường cho Thành ủy Sài Gòn do đồng chí Nguyễn Thị

Minh Khai làm Bí thư Từ đó, anh gắn bó với đồng bào và chiến sĩ miền

Nam, cái tên gọi Mười Cúc cũng ra đời từ đó 3 Lại bị bắt và đày ra Côn Đảo lần thứ hai

- Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, Chính phủ Pháp đầu hàng

Đức, Nhật vào Đông Dương Chính quyền thuộc địa tăng cường đàn ấp phong trào cách mạng Việt Nam Khủng bố lan tràn khắp nơi Khởi nghĩa

Bắc Sơn rồi Nam Kỳ bùng nổ Nhiều tổ chức Đảng bị đánh phá, nhiều cán

bộ lãnh đạo của Đảng bị địch bát, giết hại và tù day

Trang 10

Chương HH: — Bí thư Thành uy Sài Gòn - Chợ Lớn trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

Chương này gồm 2 tiết

_1, Xây dựng và cũng cố phong trào cách mạng ở nội thành

- Đồng chí Nguyễn Văn Linh về đến Sài Gòn đúng vào lúc cuộc kháng chiến của đồng bào Nam Bộ bùng nổ, được Xứ ủ ủy bổ sung vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo phong trào đô thị Sau Hội nghị thống nhất “Xứ ủy Tiền phong” và “Xứ ủy Giải phóng”, Hội nghị thống nhất Việt Minh Sài Gòn với Việt Minh Chợ Lớn, ngày 15-8-1946, đồng chí Lê Duẩn thay mặt Xứ ủy chủ trì Hội nghị cán bộ Đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn, cử ra Ban Chấp hành Thành ủy chính thức, gồm 15 đồng chí, đồng chí Nguyễn Văn Linh được cử làm Bí thư Thời gian này đồng chí đã chỉ đạo xây dựng các tổ chức cơ sở

Đảng, các đoàn thể quần chúng, củng cố và phát triển các lực lượng vũ

trang, phát triển chiến tranh du kích trong lòng địch, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn sau này

- Cũng trong thời gian này, đồng chí xây dựng gia đình với đồng chí Ngô Thị Huệ, ủy viên Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn Giữa năm 1948, đồng chí được điều về công tác ở Xứ ủy Nam Bộ

2 Cùng đồng bào và chiến sĩ niên Nam dưa cuộc kháng chiến chống Pháp dến thắng lợi

- Tháng 7-1948, tại Đại hội đại biểu Xứ bộ Nam Bộ, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu vào Ban Thường vụ Xứ ủy Sau chiến thắng Biên giới và thắng lợi ngoại giao của ta đầu năm 1950, trước nguy cơ thất bại của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ tăng cường can thiệp vào Đông Dương Pháp buộc phải chuyển sang thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, chúng tăng cường đánh phá phong trào cách

Trang 11

Nguyễn Văn Linh dược Xứ ủy cứ vẻ tăng cường cho Sài Gòn - Chợ Lớn lập ra Đặc khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn do đồng chí làm Bí thư

- Đồng chí bắt tay vào củng cố các cơ sở kháng chiến nội thành, ngăn ngừa sự phá hoại của địch qua nội gián; phát triển các lực lượng vũ trang, mở các lớp huấn luyện, đào tạo và mở rộng đội ngữ cốt cán, phát triển lực lượng đi đôi với bảo tồn lực lượng Năm 1950-1951, phong trào đấu tranh ở nội thành Sài Gòn diễn ra khá sôi động: biểu tình của học sinh - sinh viên, đình công của công nhân các hãng BGI, SEGI, MIC, MITAC, BAST O, v.v cao nhất là cuộc biểu tình 1/2 triệu người xuống đường tham gia ngày 12-1- 1950 sau cái chết anh hùng của 2 học sinh Trần Văn Ơn, Trần Bội Cơ và tiếp theo cuộc biểu tình chống Mỹ ngày 19-3-1950, ngày đó sau trở thành “Ngày toàn quốc chống Mỹ” của cả nước

- Cuộc kháng chiến kéo dài và ngày càng quyết liệt, làm nảy sinh tư ˆ tưởng ngại gian khổ, dao động, bi quan Đồng chí Nguyễn Văn Linh cùng Đặc khu ủy đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo: đẩy mạnh công tác dân vận, giải quyết tốt cuộc sống hàng ngày của cán bộ và chiến sĩ, mở các lớp bồi dưỡng, huấn luyện, nâng cao nhận thức, tư tưởng, phương pháp vận động quần chúng, binh vận, ngụy vận, v.v Nhờ đó, đến giữa năm 1953, hệ thống tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng, lực lượng vũ trang trong thành

phố và vùng ven được củng cố và phát triển lên một bước mới

- Cuối năm 1953, đồng chí Nguyễn Văn Linh được Tr ung ương điều ra Việt Bắc, nhận công tác ở Ban Tuyên huấn Trung ương Dù ở cương vị nào, đồng chí cũng đem hết sức lực, trí tuệ cống hiến cho Đảng, cho dân, cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

ChươngIV: Đưa phong trào cách mạng miễn Nam vượt qua

những năm tháng khó khăn (1954-1960)

Chương này gồm 2 tiết:

Trang 12

1 Bam tru kiên cường, dưa phong trào vượt qua những năm tháng

khó khăn l

- Chiến thắng Điện Biên Phủ dẫn đến Hiệp định Giơnevơ, đất nước tạm

thời chia làm hai miền Cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam vẫn đang tiếp tục, nhưng chuyển sang hình thức đấu tranh mới Bộ Chính trị quyết định để lại một khung cán bộ hoạt động bí mật, giải tán Trung ương Cục, lập lại Xứ ủy Nam Bộ và Liên khu ủy liên khu V trực thuộc Trung uong Dong chi Nguyén Van Linh duoc diéu tré lại miền Nam, với cương vị thường trực Xứ ủy Nam Bộ, trực tiếp làm Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí lại bắt tay vào công tác tổ chức, huấn luyện, đào tạo cán bộ, cài

cắm người, xây dựng cơ sở nội tuyến trong các cơ quan đầu não của địch; đẩy mạnh công tác dân vận, trước mắt là đối với đồng bào công giáo bị ép di cư, kêu gọi đồng bào miền Nam đoàn kết, giúp đỡ họ cùng đấu tranh | Đồng chí đã làm quán triệt trong cán bộ Khu ủy: phải khéo lợi dụng mâu

thuẫn giữa lực lượng Diệm và Bình Xuyên để gây cơ sở và phát triển lực

lượng cách mạng

- Từ giữa năm 1956, đồng chí Nguyễn Văn Linh thường đến trao đổi bàn bạc với đồng chí Lê Duẩn, khi ở Sài Gòn, khi ở Đà Lạt, trong thời gian đồng chí Lê Duẩn tập trung dự thảo “Đề cương cách mạng miền Nam”

- Sau khi tạo được thế đứng, Mỹ - Diệm tiến hành đàn áp dã man phong trào yêu nước, mở ra các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, đàn áp trí thức yêu nước, nhiều cơ sở cách mạng bị đánh phá, nhiều cán bộ bị bắt Làm thế nào để chặn bàn tay tội ác của địch, bảo vệ được cơ sở cách mạng và quần chúng; trong điều kiện không được sử dụng vũ trang chống lại?

Đồng chí Nguyễn Văn Linh đi xuống cơ sở, trực tiếp lắng nghe ý kiến quần chúng, phát hiện sáng kiến của quần Chúng, từ đó để ra hình thức đấu tranh thích hợp Đồng chí nhắc nhở: phải biết đề ra khẩu hiệu đấu tranh thích hợp, thiết thực xuất phát từ yêu cầu bức xúc của quần chúng mới lôi

kéo được quần chúng hưởng ứng (đòi giảm thuế, chống đuổi nhà, đuổi

Trang 13

chợ, ) rồi nâng dần lên các khẩu hiệu chính trị, đề phòng dịch “gài bấy” khiến ta bộc lộ lực lượng để đánh phá ta

- Cuối năm 1956, đồng chí Nguyễn Văn Linh đi Phnôm Pênh họp Xứ ủy, nghe đồng chí Lê Duẩn trình bày “Để cương cách mạng miền Nam”, — lấy :ý kiến đóng góp để hoàn chỉnh Cuối năm 1957, đồng chí Lê Duẩn ra Bắc báo cáo với Trung ương và Bác Hồ Đồng chí Nguyễn Văn Linh được cử làm quyển Bí thư Xứ ủy Đây là thời kỳ cách mạng miền Nam gặp khó khăn và tổn thất, các cơ sở nội thành bị đánh phá đữ dội, nhiều đồng chí lãnh đạo thành phố bị bắt và giết hại Trên cương vị mới, đồng chí đã cùng với Xứ ủy dũng cảm đương đầu với cơn bão tấp phản cách mạng, vượt qua khủng bố khốc liệt, bám trụ kiên cường, vững vàng cùng Xứ ủy chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua khó khăn

2 Chuyển hướng đấu tranh, chỉ đạo “đồng khởi giành quyên làm ˆ chủ ở nông thôn (1959-1960)

- Bước sang năm 1959, Mỹ - Diệm tăng cường đánh phá cách mạng và đàn áp quần chúng dữ dội hơn Chúng ra luật 10-59 và le máy chém đi khắp miền Nam, tàn sát đẫm máu đồng bào ta Nhân dân miền Nam không còn chịu đựng được nữa, nhiều địa phương đã tự đông nổi dậy đấu tranh, kết hợp chính trị với vũ trang Đồng chí Nguyễn Văn Linh nhận định: lòng dân thực sự muốn vũ trang chống lại, đù ta có dùng hình thức đấu tranh đòi hoà bình thống nhất đất nước cũng không được nữa Đồng chí đi xuống cơ sở nắm tình hình, nghe cán bộ địa phương báo cáo rồi cùng bàn bạc, rút ra kinh nghiệm, xây dựng chủ trương, chuẩn bị đối phó với tình hình

- Tháng 7-1959, Trung ương ra Nghị quyết 15, khẳng định: “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân” Nghị quyết đã đáp ứng được tâm trạng và nguyên vọng của quần chúng cách mạng

Trang 14

- Đầu tháng LI-1959, Xứ ủy mở Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết l5 của Trung ương Đồng chí Nguyễn Văn Linh phân tích: Dich da dồn quần chúng đến chân tường, nếu ta phát động đấu tranh vũ trang thì nhất định quần chúng cũng sẽ đứng về phía ta Về phương hướng chỉ đạo khởi nghĩa, đồng chí nhấn mạnh: “Khởi nghĩa nhất thiết phải nổ ra đồng loạt trên phạm vị rộng, phải đập tan thật nhanh gọn bộ máy kìm kẹp của địch ở xã, ấp” Đồng chí cử người ra Hà Nội báo cáo, Xin ý kiến Trung ương, đồng thời trực tiếp về căn cứ Dương Minh Châu bàn phương án đánh địch Ngày26-1-1960, lực lượng vũ trang miền Đông đã đánh chiếm căn cứ Sư đoàn 21 của ngụy Địch bị một đòn choáng váng bất ngờ Chiến thắng Tua Hai là sự vận dụng sáng tạo Nghị quyết 15, cùng với trận đánh Gò Quand’ 8), Xéo Rô (khu 9), phong trào Đồng khởi đã bắt đầu bằng ba chiến thắng trên ba chiến trường tiểu biểu của Nam Bộ

Tiếp theo, là cuộc nổi dậy ở Bến Tre, lan ra Gia Định, Tây Ninh Bình Dương, rồi ra Nam Trung Bộ, tạo điều kiện cho sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam

Phong trào đồng khởi 1959-1960 đã tạo ra bước ngoặt lớn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, làm thay đổi tương quan

lực lượng, đưa cách mạng miền Nam bước sang thời kỳ mới

Chương V: Trong Bộ chỉ huy cách mạng miên Nam, góp phần đưa

cuộc kháng chiến đến thẳng lợi hoàn toàn (1961-1975)

Chương này gồm 4 tiết

1 Góp phân đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ - Sau đồng khởi, địch buộc phải chuyển từ “chiến tranh đơn phương” sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Để đối phó lại, Trung ương giải thể Xứ ủy Nam Bộ, lập Trung ương Cục miền Nam, cử đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Bí thư Đầu năm 1961, các lực lượng vũ trang miền Nam được

-thống nhất lại thành Quân Giải phóng miền Nam Các tổ chức quản chúng ở

Trang 15

miền Nam được lập lại: Hội Nông dân giải phóng, Công hội giải phóng, Phụ nữ giải phóng, Thanh niên, Trí thức yếu nước, Lúc tình hình khó khăn, đồng chí chỉ đạo mỗi xã lập hai chỉ bộ, một chỉ bộ vũ trang bất hợp pháp, ban ngày xuống hầm, ban đêm ra ngoài hoạt động và một chí bộ lãnh - đạo đấu tranh hợp pháp chống địch

- Đồng chí Nguyễn Văn Lĩnh rất coi trọng công tác đào tạo cán bộ, đồng chí cho lập Trường lý luận trung cao cấp Nguyễn Ái Quốc miền Nam Lễ khai giảng khoá đầu có 300 học viên dự Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Cục, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Văn Linh, phong trào cách mạng miễn Nam không ngừng phát triển, cả phong trào thành thị lẫn phong trào

nông thôn Với chiến thắng Ấp Bắc (1-1963), chiến lược “chiến tranh đặc

biệt” của Mỹ bước đầu phá sản; quyền chủ động chiến trường đã thuộc vẻ cách mạng Chế độ độc tài gia đình trị của Diệm - Nhu bị Mỹ lật đổ, đưa Dương Văn Minh lên thay

~ Năm 1963, đồng chí Nguyễn Văn Linh ra Hà Nội báo cáo với Trung ương và Bác Hồ vẻ tình hình miền Nam Trung ương ra Nghị quyết 9: ra sức xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng miền Nam, đẩy chế độ Mỹ và tay sai đến chỗ khủng hoảng sâu sắc, giành chủ động về chiến lược, tạo ra

thời cơ tốt để giành thắng lợi quyết định về ta

2 Làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của kể thù

Để cứu nguy cho quân ngụy, đầu năm 1965 Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, 6 ạt đưa quân Mỹ vào miền Nam và mở rộng chiến tranh bằng không quân và hải quân ra miền Bắc

Để tăng cường sự chỉ đạo của Trung ương cho cách mạng miền Nam, đồng chí Nguyễn Chí Thanh được cử vào làm Bí thư Trung ương Cục, đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Phó Bí thư, và sau đó đồng chí được Trung ương Cục cử về trực tiếp phụ trách Khu ủy Sài Gòn - Gia Định Sau hơn một năm

phụ trách, khi phong trào đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang ở Sài

Trang 16

Gon - Gia Dinh đã phát triển mạnh, tháng 4-1966 đồng chí Nguyễn Van Linh lại được điều vẻ Trung ương Cục

Đông Xuân 1966-1967, Mỹ mở hàng nghìn cuộc hành quân lớn nhỏ

vào miền Đông Nam Bộ và Bắc Tay Ninh, nhưng chúng đều gặp thất bại

nặng nề, nguy cơ phá sản của chiến lược “chiến tranh cục bộ” đã lộ rõ

Để củng cố bộ máy chỉ đạo trực tiếp cách mạng miền Nam, Bộ Chính

trị ra quyết định lập Bộ chỉ huy Miền do đông chí Trần Văn Trà làm Tư lệnh, đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Chính ủy và Quán úy Miền do đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Bí thư Tháng 7-1967, đồng chí Nguyễn Chí Thanh mất, Bộ Chính trị cử đồng chí Phạm Hùng vào Nam giữ chức vụ Bí thư Trung ương Cục

3 Chỉ đạo tiến công và nổi dậy ở Sài Gòn - Gia Định tết Mậu Thân 1968

Tháng 10-1967, Thường vụ Trung ương Cục và Quân ủy Miền họp bàn

kế hoạch chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân Trung ương Cục tổ chức lại chiến trường miền Đông và thành lập “Khu

trọng điểm” - gần Sài Gòn - Gia Định và một phần các tỉnh tiếp giáp với Sài Gòn Đảng ủy “Khu trọng điểm” do đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư Trung ương Cục, làm Bí thư

Nhiệm vụ Trung ương Cục giao cho Ban lãnh đạo “Khu trọng điểm” thật nặng nề: đánh chiếm các cơ quan đầu não của Mỹ - Ngụy, phát động quần chúng nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền, lập chính phủ lâm thời,

buộc Mỹ phải rút khỏi miền Nam Để hoàn thành nhiệm vụ trên, đồng chí

Nguyễn Văn Linh cùng các đồng chí lãnh đạo Khu ủy đã tích cực chuẩn bị

và triển khai thực hiện chu đáo

Trang 17

4 Củng cố lực lượng, tạo thời cơ, tiến lên hoàn (oàn Ridi phóng miền Nam - Tháng 7-1969, đồng chí Nguyễn Văn Linh ra Hà Nội báo cáo lần thứ hai Lúc này, Chủ tịch Hỏ Chí Minh dang ốm nặng, Người vẫn yêu cầu đồng chí vào gặp ngay, báo cáo về chiến dịch “bình định cấp tốc” mà Mỹ - Ngụy đang tiến hành ở miền Nam Người căn dặn: “Bất cứ trong tình huống nào cũng phải bám chắc lấy dân, dựa vào dân để mà tồn đại Đó là cái chìa khoá của mọi thắng lợi” Sau lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí lại trở về miền Nam

- Đầu năm 1971, Trung ương Cục lại điều đồng chí Nguyễn Văn Linh về phụ trách Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định với nhiệm vụ đưa cuộc đấu tranh của nhân dân lên cao hơn nữa, chuẩn bị mọi việc cho cuộc tiến công chiến lược vào năm 1972, tạo bước chuyển biến chiến lược, thay đổi cục diện chiến tranh Đồng chí đã tiến hành cuộc đấu tranh tư tưởng chống lại những khuynh hướng tiểu tư sản trên mọi lĩnh vực công tác lãnh đạo và chỉ đạo của thành phố: công tác mặt trận, công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ, vấn đề người Hoa, v.v

- Bị thất bại nặng nề trong Xuân - Hè 1972, đặc biệt là trong cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội Mỹ buộc phải tuyên bố

ngừng ném bom, bắn phá miền Bắc, đi tới ký kết Hiệp định Pari về Việt

Nam làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho ta trên chiến trường miền Nam

Lúc này, trong một bộ phận cán bộ, chiến sĩ đã nảy sinh tư tưởng chủ quan, mất cảnh giác, mơ hồ, ngại tiếp tục chiến đấu lâu dài, muốn “xả hơi”, không kiên quyết đánh trả địch khi chúng lấn chiếm vùng giải phóng Với cương vị Phó Bí thư Trung ương Cục, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã nghiêm khắc phê phán các biểu hiện tư tưởng sai lầm, kịp thời chỉ đạo quân dân Sài Gòn - Gia Định kiên quyết đánh tray lại khi chúng lấn chiếm, làm cho hình thái chiến trường trở lại như trước khi có Hiệp định

Trang 18

- Đầu năm 1973, đông chí Nguyễn Văn Linh dẫn đầu đoàn cán bộ B2 ra Hà Nội báo cáo với Bộ Chính trị về tình hình B2 và phong trào Sài Gòn - Gia Định, tham dự Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng, sau đó là Hội nghị Trung ương lần thứ 21 bàn về phương hướng, nhiệm vụ đấu tranh của cách mạng miền Nam trong thời gian tới Trở về miền Nam đồng chí tiếp tục chỉ đạo đấu tranh chống lấn chiếm vùng giải phóng và đẩy mạnh phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, hoà hợp dân tộc, đặc biệt đồng chí rất coi

trọng đẩy mạnh phong trào học sinh - sinh viên, mở nhiều lớp huấn luyện,

đào tạo hàng nghìn cán bộ chính trị và chuyên môn cho thành phố Về tổ chức, đồng chí chia Thành ủy làm hai bộ phan: A phụ trách đô thị, B phụ trách nông thôn, chuẩn bị sắn sàng về mọi mặt để đi vào chiến dịch mới

- Ngày 25-3-1975, Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trước mùa mưa 1975 và cử ra hai đồng chí Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng vào tăng cường cho chiến trường miền Nam Bộ Chính trị ra quyết định lập Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn, đồng chí Phó Bí thư Trung ương Cục Nguyễn Văn Linh được giao nhiệm vụ phụ trách công tác nối dậy của quần chúng

Đồng chí Nguyễn Văn Linh đã tiến hành kịp thời lập kế hoạch nổi dậy của mỗi tầng lớp: công nhân, thanh niên học sinh - sinh viên, trí thức, lập ra các ban: Binh vận, Công vận, Hoa vận, Trí vận, Phụ vận, lo in ấn tài liệu, cờ, truyền đơn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, sát cánh của đồng chí, quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã đi vào chiến dịch với khí thế sôi sục và quyết tâm rất cao, đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền

Nam, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc

Trang 19

Chương VI: Người Bí thư Thành ủy năng dộng sáng tạo, trăn trở tim tòi đổi mới (1975-1986) - 7

Chương này gồm 2 tiết:

1 Lãnh đạo ổn định tình hình chính trị - xã hội và phát triển kinh tế `

của thành phố sau giải phóng

- Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đồng chí Ñguyễn Văn Linh

được cử về làm Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Tại Đại hội IV của Đảng đồng chí được bầu lại vào Ban chấp hành Trung ương, được Trung ương cử vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư Đầu năm 1977, đồng chí

được giao nhiều công tác mới, đến cuối năm 1981 lại trở về làm Bí thư

Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho đến tháng 6-1986

Để ổn định được tình hình chính trị - xã hội của thành phố sau giải

phóng, có rất nhiều việc lớn phải làm Trước mát là mở lại các trường học để gần 800 ngàn học sinh được đến trường, phải thu hút, bồi dưỡng, sử dụng được các thầy cô giáo cũ làm việc cho chế độ mới Tiếp theo là lo giải quyết công ăn, việc làm cho khoảng 300 ngàn lao động chưa có việc, hơn 400 ngàn binh sĩ chế độ cũ trở về đời thường, 30 vạn hộ tiểu thương đang chạy an từng bữa, lại phải từng bước lo giải quyết các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại, v.v

Đồng chí Nguyễn Văn Linh đã cùng tập thể Thành ủy đi xuống cơ sở, thâm nhập vào đời sống, sản xuất của người dân, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, của giới trí thức thành phố, tìm cách tháo gỡ khó khăn Trước hết, theo đồng chí, phải tiếp tục phát huy lòng yêu nước, tỉnh thần chủ động, sáng tạo của người dân, phải chuyển được suy nghĩ, tâm trạng của họ, phải giúp họ xoá bỏ mặc cảm, chuyển từ địa vị người làm thuê sang địa vị

người làm chủ; bước đầu tổ chức lại sản xuất (thành lập các nhóm, tổ, tập

đoàn sản xuất) và phân phối lưu thông, hình thành mạng lưới thương nghiệp

quốc doanh, hợp tác xã và bán lẻ tư nhân trong thành phố Sau 3 năm phấn

Trang 20

đấu, thành phố đã bước đầu ổn định được tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, đời sống vật chất và tỉnh thần của nhân dấn đã có chuyển biến, đã hình thành được nền kinh tế có 5 thành phần, hạn chế được lũng đoạn của tư sản người Hoa Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, thành phố đã mắc một số sai lầm trong chỉ đạo thực hiện, cho nên sau khi nguồn dự trữ cạn kiệt, tình hình lại rơi vào khó khăn ngày càng gay gat

Trong chỉ đạo tháo gỡ, đồng chí Bí thư Thành ủy đã nhắc nhở: mọi chủ

trương, biện pháp của Thành ủy đề ra phải xuất phát từ những đặc điểm của thành phố, thốt ly nó sẽ khơng tránh khỏi sai lầm

Những đặc điểm cần quán triệt, theo đồng chí Nguyễn Văn Linh là: + Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế phát triển của miền Nam, của cả nước, xưa nó là của địch, nay nó là tài sân của chế độ ta, ta

phải biết nám lấy, khai thác nó để phục vụ cho quốc kế dân sinh

+ Thành phố đã qua phát triển kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa dưới chế độ thực dân cũ và mới, đã trải qua một trình độ phát triển tư bản chủ nghĩa nhất định, phải biét chat loc lấy cái hay và loại trừ cdi dé

+ Thành phố có một nền công nghiệp tương đối phát triển, phải đặt nó

trong cơ cấu công - nông nghiệp của cả khu vực để thấy hướng phát triển mà nó phải đi tới

+ Thành phố vừa mới giải phóng, từ một thành phố tiêu thụ chuyển sang sản xuất, nên những tệ nạn xã hội, thất nghiệp, v.v sẽ còn là một gánh nặng mà chế độ mới phải lo giải quyết

+ Cuối cùng, phải nắm chắc mục tiêu kinh tế của chủ nghĩa xã hội là mở rộng, phát triển sản xuất và cải thiện đời sống của nhân dân

Trang 21

kinh tế đã lỗi thời, cần tìm ra một cơ chế mới thích hợp để kích thích sản

Lổ

xuất phát triển

2 Tìm tòi dối mới cơ chế quản lý kinh tế, tháo gỡ khó khăn, giải phóng cho sức sẵn xuất phát triển

- Để tạo động lực đổi mới kinh tế, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã cùng

Thành ủy tiến hành nhiều đợt công tác củng cố và phát triển Đảng, đặc biệt

là trong thanh niên; công tác củng cố hệ thống chính quyền nhân dân từ thành phố đến quận huyện, xã phường, làm cho bộ máy Đảng và Nhà nước trở nên vững mạnh, trong sạch và có hiệu lực trong lãnh đạo, quản lý Mặt khác, đồng chí ra sức nghiên cứu, tìm tòi, hỏi ý kiến chuyên gia về phương

hướng đổi mới quản lý kinh tế

- Từ năm 1979, trên địa bàn thành phố đã bắt đầu xuất hiện một số mô _ hình làm ăn mới, như các xí nghiệp Dệt Thành Công, Phong Phú, Phước Long, Thang Loi, mot số xí nghiệp cơ khí như Caric, Silicô, Vinappro, Xí nghiệp dược phẩm 2-9, Dược thú y, Nhà máy bia Sài Gòn, Thuốc lá

Đồng chí Nguyễn Văn Linh đã cùng thành ủy khảo sát, ủng hộ các mô hình mới này và cho phép nhân rộng điển hình Đặc biệt, từ sau khi có Nghị quyết Trung ương 6 (khoá [V) và Chỉ thị 100 CT/TW (13-1-1981) của Đảng sơi sáng thêm thì sản xuất ở thành phố “bung ra” mạnh hơn, đặc biệt trong [nh vực công nghiệp Đồng chí Nguyễn Văn Linh cho thành lập Câu I ac bộ giám đốc, mở ra diễn đàn cho các nhà lãnh đạo sản xuất, kinh doanh trao đổi, thảo luận về đổi mới cách làm an, sao cho vita chấp hành chủ

trương của Đảng, thể chế của Nhà nước, lại vừa làm ăn có lãi, đẩy mạnh

được sản xuất, góp phần cải thiện được đời sống của nhân dân

- Kết quả là, sau một thời gian tìm tòi năng động, nền kinh tế của thành phố đã có bước chuyển động lớn, mang tính đột phá, hàng chục nghìn cơ sở sản xuất đình trệ đã được khôi phục lại, làm ăn có hiệu quả, đưa giá trị tổng sản lượng thành phố năm 1984-tăng lên 78% so với năm 1976

Trang 22

Nhân mùa hè 1283, các đông chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng đang có

mặt tại Đà Lạt, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã hố trí để một số giám đốc

các xí nghiệp làm ăn có hiệu quả đến báo cáo trực tiếp và mời các đồng chí lãnh đạo đi tham quan, kiểm tra tại chỗ Những kinh nghiệm thành công của các mô hình làm ăn mới của thành phố đã được Đảng ta thừa nhận và đánh giá cao; kết hợp với kinh nghiệm và đòi hỏi chung của tình hình sản

xuất cả nước, Đảng ta đã tổng kết và hình thành nên đường lối đổi mới được

đưa ra tại Đại hội VI Trong thành công đó, có sự đóng góp xứng đáng của Đảng bộ và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, mà người đứng đầu là đồng chí Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Linh

Tháng 6-1985, tại Hội nghị Trung ương 8 (khoá V), đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Tháng 6-1986, đồng chí được Bộ Chính trị điều lên Trung ương, phụ trách Thường trực Ban Bí thư Tại Đại hội VI (12-1986) đồng chí được bầu

vào trọng trách Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng

Chương VII: Tổng Bí thư đầu tiên của thời kỳ đối mới (1986-1991) Chương này gồm Š tiết:

- Nhận trọng trách Tổng Bí thư của Đảng ở thời kỳ đổi mới là một thử

thách lớn đối với đồng chí Nguyễn Văn Linh Đồng chí đã cùng Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng từng bước cụ thể hoá đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra, theo tỉnh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” Đồng chí luôn luôn nhấn mạnh phải quán triệt đầy đủ 4 bài học mà Đại hội đã nêu lên: “lấy dân làm gốc”, hành động theo quy luật, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, xây dựng Đảng ngang tầm với nhiệm vụ lịch sử mới

- Sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế và

trong nước cực kỳ phức tạp Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông

Âu, do sai lầm về chiến lược, ngày càng chệch hướng, nên đã làm cho chủ

Trang 23

nghĩa xã hội ở đó lâm vào khủng hoảng ngày càng sâu sác Tình hình đó đã có ảnh hưởng lớn đến nước ta Một số biểu hiện lệch lạc, dao động, hữu

khuynh đã chớm xuất hiện Đảng ta phải có quyết sách để xoay chuyển tình hình Trách nhiệm đó đặt lên vai người đứng đầu Đảng trong thời kỳ đổi `

mới

1 Tổ chức, lãnh dạo thực hiện Nghị quyết Đại hội VI

- Để ổn định sản xuất, đồng chí đã chọn vấn đề phán phối lưu thông làm khâu đột phá, vì phân phối lưu thông vừa là điều kiện, vừa là kết quả của sản xuất, vì phân phối lưu thông bao gồm các vấn đề giá cả, lưu thông, vật tư, hàng hoá, tài chính, ngân hàng, tiền lương, trong đó vấn đề cấp bách đầu tiên phải xử lý là vấn đề lạm phát phi mã ở nước ta Vì vậy, theo đồng chí phải thực hiện ngay “4 giảm”, phải xố bỏ ngăn sơng cấm chợ

- Để giải phóng sức xản xuất trong nông nghiệp, đồng chí đã chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị thông qua Nghị quyết 10, giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất cho nông dân, nên chỉ sau một năm, từ một nước thiếu ăn, hàng năm phải nhập đến 50 vạn tấn lương thực đã có thể bắt đầu xuất khẩu hơn | triệu tấn gạo

- Để đổi mới kinh tế, Đảng ta đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, nhấn mạnh: Không có con đường nào khác là phải kiên quyết xoá bỏ

cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, thực hiện phân cấp quản lý theo

nguyên tắc tập trung dân chủ, sử dụng đúng đắn các đòn bẩy kinh tế, phát

huy vai trò của khoa học kỹ thuật, mở rộng và nâng cao hiệu qủa kinh tế

đối ngoại Nhờ đường lối đúng đắn đó, nền kinh tế của ta dần dần được

phục hồi và có dấu hiệu phát triển, việc lạm phát giảm dần, đầu tư nước ngoài

tăng lên, đời sống nhân dân dần dần ổn định

Trang 24

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Hội nghị Trung ương 6 (khoá VI) đã kịp

thời khẳng định lại những quan điểm có tính nguyên tắc: Đối mới không

phải là thay đối mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà là để làm cho mục tiêu đó được thực hiện có hiệu quả hơn, bằng những quan niêm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội với những biện pháp và bước đi thích hợp Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết cho sự thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Đảng ta chủ trương đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để, nhưng có bước đi và cách làm phù hợp tập trung làm tốt

đổi mới kinh tế đồng thời từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt

động của hệ thống chính trị Đản g ta tuyên bố dứt khốt khơng chấp nhận đa nguyên, đa đảng, mà ra sức phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của chủ nghĩa xã hội

Những quan điểm đó được Hội nghị Trung ương 7 tiếp tục khẳng định và phát triển, trở thành những định hướng vững chắc cho sự nghiệp đổi mới của Đảng ta, từ đó định hướng lại tư tưởng và hành động cho toàn Đảng, toàn dân, đầy lùi và làm thất bại mọi âm mưu đen tối của kẻ thù

2 Mở rộng hoạt động đối ngoại, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho

công cuộc đổi mới

Trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã có những đóng góp tích cực vào hoạt động đối ngoại nhằm cải thiện quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, tạo khơng gian hồ bình, mơi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới

Trước tiên Đảng ta chủ động đưa ra chủ trương Việt Nam sẽ rúi quân ra khỏi Campuchia vào tháng 9-1989 để nước bạn tự chủ quyết định lấy công việc của mình, từ đó xoá đi một cái cớ mà kẻ thù vẫn lợi dụng để bao vây, cấm vận kinh tế với nước ta

Trang 25

Tiếp theo, ta chủ trương rút quân ra khỏi biên giới Việt - Trung, mở đường cho việc khôi phục lại quan hệ bình thường giữa hai nước Ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội

đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, Cố vấn Phạm Văn Đồng sang Thành Đô gap go

bí mnật với các đồng chí Tổng Bí thư Giang Trạch Dan và Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Bằng, chính thức nối lại quan hệ bình thường giữa hai nước Sau Đại hội VII, một đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước ta do Tổng Bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt nhận lời mời sang thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc, đánh dấu bước phát triển mới trong quan “he giữa hai nước

Cũng trong nhiệm kỳ của mình, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã tiến hành nhiều hoạt động ngoại giao khác nhằm “mở rộng quan hệ đốt ngoại và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế” Đồng chí ˆ đã dẫn đầu đoàn đại biểu Dang ta di tham Cuba, Lao, Lién X6 tiếp và trả lời phỏng vấn nhiều nhà báo nước ngoài về chính sách ngoại giao của Đang và Nhà nước ta, đặt nền móng cho sự hình thành chính sách ngoại giao đa phương hoá, đa dạng hoá, Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước, ở giai đoạn sau

3 Tăng cường xảy dựng Đảng và “những việc cần làm ngay"

Nhận rõ: nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây ra những sai lầm khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế - xã hội đều bất nguồn từ những khuyết

điểm trong công tác tự tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng, Tống

Bí thư Nguyễn Văn Linh đã tẬp trung công sức vào nhiệm vụ then chốt: nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng

- Đồng chí nhấn mạnh trước hết đến đổi mới tư duy lý luận, coi đó là tiền để cơ bản cho đổi mới trong thực tiền Nhưng muốn có nhận thức lý tuận đúng, lại phải có phương pháp tư duy đúng; đồng thời nhắc nhở phải

dé phòng việc nhân danh đổi mới để phủ nhận những thành tựu lý luận và quan

điểm đúng của Đảng, quy luật phổ biến của cách mạng xã hội chủ nghia

Trang 26

- Trong công tác tổ chức, đồng chí rất coi trọng đổi mới cán bộ, vì cán bộ là khâu quyết định để biến đường lối thành hiện thực Trong đánh giá cán hộ, đồng chí nhắc nhở phải tránh hình thức, phải lấy hiệu quả làm thước

đo phẩm chất và năng lực, trong đó phải coi phẩm chất cách mạng là yếu tố

Sơ bản, vì theo đồng chí, nếu thiếu phẩm chất cách mạng thì dù trí tuệ có cao đến đâu cũng không có ích gì cho cách mạng

- Để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đồng chí Nguyễn Văn _ Linh lưu ý đến mối quan hệ giữa đổi mới tư duy với đổi mới phong cách và lễ lối làm việc Thực chất của đổi mới tư duy và phong cách, theo đồng chí Nguyễn Văn Linh là phải xuất phát từ thực tiễn, hướng vào phát triển sản

xuất, nói đi đôi với làm, lý luận gắn liền với thực tiễn, phải chống hình thức, chống bảo thủ, kiên quyết đổi mới cơ chế, xoá bỏ quan liêu bao cấp Đó là một cuộc đấu tranh gian nan, giữa cũ và mới, giữa bảo thủ và cách mạng

Một cuộc đấu tranh như thế không thể dễ dàng, xuôi chèo mát mái

- Trong cuộc đấu tranh nhằm đổi mới tư duy và phong cách, chống tiêu

cực, đồng chí Nguyễn Văn Linh rất chú ý phát huy vai trò tích cực của báo chí Đồng chí đã nêu lên một loạt “những việc cần làm ngay”, khui ra một số vụ việc tiêu cực, phê phán các tệ quan liêu, hách dịch, tham những, ức hiếp quần chúng, tạo đà cho báo chí và quần chúng lên tiếng tham gia đấu tranh chống tiêu cực

- Là người có tác phong sâu sát, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thường xuyên đi xuống địa phương và cơ sở, từ các tỉnh miền núi Sơn La Lang Son đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Nhờ đi sát cơ sở, đồng chí Nguyễn | Văn Linh đã nắm bắt được thực chất của nhiều vụ nhức nhối mà nếu chỉ ngồi ở văn phòng nghe báo cáo thì không thể nào thấy được Trong các chuyến di ấy, đồng chí luôn luôn chú ý đến thăm các vị lãnh thành cách mạng, các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, mang đến cho họ sự quan tâm sâu sắc của Đảng và biết ơn của nhân dân

Trang 27

4 Chuẩn bị công việc cho Đại hội VII

- Trong nhiệm kỳ của mình, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã dành nhiều công sức vào việc chuẩn bị các văn kiện quan trọng cho Đại hội VĨI, trước hết là dự thảo Cương fĩnh váy dựng đất nước trong thời kỳ quá độ, Chiến ˆ lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Báo cáo chính r¿, mà đồng chí là Trưởng ban soạn thảo Dự thảo Cượng lĩnh gồm 4 dé

mục lớn với 12 luận điểm, đã bao quát được đầy đủ những vấn đề cốt lõi

nhất về mục tiêu, 6 đặc trưng chủ yếu và 7 phương hướng cơ bản trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đến nay vẫn giữ nguyên giá trị soi sáng cho chúng ta tiến vào thiên niên kỷ mới

Các văn kiện khác như Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội

đến năm 2000, Báo cáo chính trị, Báo cáo xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng, trong đó Báo cáo chính /r¡ có ý nghĩa đặc biệt quan trong Bao

cáo chính tri đã tổng kết thực tiễn 5 năm đổi mới, đề ra mục tiêu tổng quát

và những nhiệm vụ lớn trong 5 năm tới Báo cáo chính trị đã dành phần quan trọng để rút ra những bài học cơ bản cho sự nghiệp đổi mới, đó là: phải nắm vững tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo; giữ vững định hướng xã hội

chủ nghĩa; đối mới toàn diện, đồng bộ, triệt để với bước đi, hình thức, cách

làm phù hợp, nắm vững mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị: phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa: làm tốt dự báo, phát hiện kịp thời và

giải quyết đúng đắn những vấn dé phát sinh trong đổi mới,

Cái mới của Báo cáo chính tri trong phần nói về Đảng là khẳng định: “Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động” Quyết định đó đã đánh dấu sự trưởng thành về tư duy lý luận của Đảng ta và đáp ứng được tình cảm và nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân ta

Trang 28

hành Trung ương khoá mới, nhưng đồng chí Nguyễn Văn Linh phát biểu: Vì tuổi cao, sức khoẻ giảm, đồng chí xin TÚC không tham gia Ban chấp hành Trung ương khoá mới Đó là một cử chỉ đẹp, một tấm gương trong sáng Đại hội đã đánh giá cao công lao của đồng chí và bầu đồng chí làm cố vấn Ban chấp hành Trung ương, cùng với các đồng chí Phạm Văn Đồng và Võ Chí Công

5 Đồng chí Nguyễn Văn Linh với Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong đời hoạt động cách mạng của mình, đồng chí N; guyén Van Linh không có may mắn được sống, làm việc thường xuyên bên Bác Hồ: nhưng tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, tình cảm thắm thiết, sự quan tâm sâu sắc của Người đối với đồng bào và chiến sĩ miền Nam đã để lại trong đồng chí những ấn tượng sâu sắc, và đồng chí đã lặng lẽ học tập, làm theo để trở thành một người cộng sản mẫu mực, xứng đáng là người học trò ưu tú của người thầy vĩ đại

Đồng chí đã có nhiều bài phát biểu, nghiên cứu công phu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, được coi là đánh dấu bước phát triển mới trong nghiên cứu về công lao, sự nghiệp, tư tưởng, dạo đức, của Chủ tịch Hồ Chí Minh Công lao của đồng chí Nguyễn Văn Linh trong nhiệm kỳ Tổng Bí thư của mình là ở chỗ đã cùng với Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sớm nhận thức được ý nghĩa, giá trị, tác dụngcủa tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, nên đã kịp thời đưa vào Nghị quyết Đại hội VII điều _ khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”

Tất cả những điều nói trên đã thể hiện được đầy đủ tình cảm kính yêu, lòng ngưỡng mộ sâu sắc của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc, trên cả nhận thức và hành động

*

Trang 29

Năm năm dể khởi động công cuộc đổi mới Có giá trị như một cuộc cách

mạng với bao khó khăn trong ngoài, lại ở cái tuổi đã ngoài 70, đồng chí đã

hoàn thành được một khối lượng công việc to lớn, phức tạp; khỏn khéo lái

con thuyền Việt Nam vượt qua sóng gió hiểm nghèo giữ vững được sự ổn định 'chính trị - xã hội, đẩy mạnh công cuộc đối mới, từng bước cải thiện

đời sống của nhân dân phá vỡ thế bao vây, cấm vận của kẻ thù, đưa đất

nước vững vàng bước vào thời kỳ phát triển mới thành tựu đó đã khẳng

định tầm vóc của một Tổng Bí thư vừa bản lĩnh, vừa tài năng Đồng chí đã hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã tin cay giao phó.”

Chương VIHI: Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng (1991-1996) Chương này gồm 2 tiết:

1 Đảng “vấn” thì tôi phải “cổ”

Trên cương vị mới đồng chí Nguyễn Văn Linh tiếp tục đóng góp ý kiến ' vào dự thảo các nghị quyết của Đảng Đồng chí đặc biệt quan tâm đến vấn để xây dựng Đảng Theo đồng chí một trong những yếu kém của Đảng ta là nãng lực tổ chức thực hiện, mà nguyên nhân chính là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo các cấp chưa ngang tầm với nhiệm vụ, do ta chưa biết phát hiện sử dụng, bồi dưỡng nhân tài, dẫn đến bố trí chưa đúng, sử dụng chưa

đúng, còn để lãng phí chất xám

Đồng chí là người sớm thấy tác hại của mặt trái cơ chế thị trường, nên rất chú trọng đến công tác giáo dục đạo đức cách mạng theo tư tưởng Bác

Hồ Đồng chí thẳng thắn phê phán các tệ nạn tham những, quan liêu, cửa

quyền, xâm phạm nghiêm trọng tài sản nhà nước và công dân Tình trạng đó có phần do năng lực, trình độ, phẩm chất của cán bộ chưa ngang tầm, mặt khác do ta còn thiếu một chiến lược chủ động trong giáo dục, bồi dưỡng cách mạng cho họ, khi phát hiện lại không kiên quyết trong xử lý, để cho tình trạng tiêu cực kéo đài, gây mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng

2 Những chuyến đi tình nghĩa

Trong thời gian làm cố vấn, đồng chí Nguyễn Văn Linh càng có nhiều - điều kiện đi vào quần chúng, nắm bắt, lý giải những vấn để mới nảy sinh

Trang 30

trong cuộc sống, lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của cán bộ và nhân dân giúp đỡ giải quyết những khó khăn cho đồng bào Đồng chí cũng dành nhiều thời gian về thăm lại các căn cứ cách mạng cũ, thăm chiến trường: xưa những năm đồng chí đã từng sống và hoạt động, được nhân dân nuôi đưỡng, che chờ ở một thời gian dầy gian khổ, khó khăn Thăm các chiến sĩ lão thành cách mạng, bạn bè đồng chí cùng hoạt động một thời, thăm hỏi những đồng chí đã từng giúp việc mình, hỏi han về đời sống, nơi ăn Ở, việc học hành của con cái, v.v

Về lại thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí được sống trong tình cảm gia đỉnh xum họp ấm cúng, được hưởng sự chăm sóc của vỢ con, được sống những giây phút thư thái bên con cháu Đó là những ngày tháng hạnh phúc nhất của đồng chí trong cuộc đời gian giao chiến đấu hon 60 nam vì độc lập của TỔ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân mà phải tạm thời gác lại hạnh phúc riêng tư của bản thân

Đồng chí Nguyễn Văn Linh đã cống hiến toàn bộ đời mình chọ Sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc đến hơi thở cuối cùng và ra đi thanh

thản vào hồi 8 giờ 12 phút ngày 27-4-1998, trong niềm tiếc thương sâu sắc

của toàn Đảng, toàn dân

Chương IX: Nguyễn Văn Linh, tấm gương sáng mãi

Đây là chương tổng luận, có nhiệm vụ sơ bộ nhận định, đánh giá về

cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức của đồng chí Nguyễn Văn Linh, về

tấm gương sáng ngời phẩm chất cộng sản mà đồng chí để lại cho chúng ta _1 Tấm gương của một người cộng sản đã phấn đấu kiên cường và

hoàn thành xuất sắc nhiều trọng trách được Đảng trao cho ở

những thời điểm khó khăn nhất của cách mạng

- Sớm giác ngộ cách mạng và tham gia đấu tranh, bị địch bắt tra tấn dã man, đồng chí đã nêu cao khí phách anh hùng, chấp nhận bản án phát lưu

_ chung thân, day ra Côn Đảo vào lúc còn ở tuổi vị thành niên

Trang 31

- la tù, đồng chí lại hoạt dòng không mệt mỏi trong phong trao công nhan Hai Phong, Sai Gon, sau đó ra Trung Kỳ chấp nối lại phong trào, chuẩn bị lập lại Xứ ủy ở đây, rồi lại bị bắt và day ra Con Dao lan thứ hai

- Sau Cách mạng tháng Tám, đồng chí được giao nhiệm vụ uông tác ở:

miền Nam, giữ nhiều cương vị chủ chốt trong suốt 30 năm kháng chiến ở

miền Nam: Bí thư Thành ủy, Bí thư Đặc Khu ủy Sài Gòn - Gia Dinh, quyền Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, Mỗi cương vị, gan lién với một thời kỳ cam go, gian khé, va nhiém vu nao đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc

. - Ở thời kỳ đổi mới, trên cương vị Bí thư Thành ủy thành phố Hở Chí

Minh rỏi Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VỊ đồng chí đã cùng với Đảng trăn trở, tìm tòi, đóng góp vào sự hình thành đường lối đổi mới, sau đó lại tìm tòi cụ thể hoá nhằm thực hiện thắng lợi đường lối

đổi mới của Đảng Sự nghiệp đổi mới của Đảng và nhân dân ta diễn ra trong `

bốt cảnh cực kỳ khó khăn cả trong lắn ngoài, đồng chí đã cùng tập thể Bộ Chính trị vững tay lái, vượt qua sóng to gió lớn, tiếp Lục đổi mới kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa, đấy lùi âm mưu của kẻ thù, góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội - tự tưởng tao tiền để cho sự nghiệp đổi mới tiếp

tục phát triển

Do những công lao và cống hiến đó, đồng chí Nguyễn Văn Linh được thừa nhận là một nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng và nhân dân ta, người ban tin cậy của bạn bè quốc tế

2 Vhững phẩm chất quý báu của một lãnh tụ có lầm vác

- Đồng chí Nguyễn Văn Linh là một nhà lãnh đạo có phong độ đĩnh đạc trầm tĩnh nhưng quyết đoán cương nghị mà nhã nhận, nhỏ nhẹ mà sâu sắc, mãn tiệp và phúc hậu, một con người chân tình và rất mực gần gũi với

đồng chí, đồng bào

Trang 32

- Đồng chí là một nhà lãnh đạo có tác phong tỉ mí, cu thé, gan b6 sau sát với quản chúng, lắng nghe ý kiến cấp-đưới từ đó đúc kết thành chủ trương, đường lối

- Đồng chí là hình ảnh sinh động về người cán bộ dân vận xuất sắc của ` Dang, theo tư tưởng của Bác Hồ Đồng chí đã vận dụng sáng tao đường lối đại đoàn kết của Bác Hồ trong bối cảnh của Nam Bo, đặc biệt là chính sách đốt với trí thức, tôn giáo, người Hoa,

- Trong quan hệ giữa Đảng với cán bộ và nhân dân, đồng chí Nguyễn Văn Linh là một người ân tình, thủy chung, nhân ái, độ lượng, một người cộng sản có đời sống tình cảm chân thành và phong phú, do đó có sức thu hút đối với quần chúng, nhất là thanh niên

3 Mlột nhà lãnh dạo gương mẫu, luôn luôn nêu cao dạo đức cách mang cần kiệm liêm chính, chí công vỏ tr theo gương sáng của Bác Hồ

- Coi phẩm chất đạo đức là cái gốc của người cách mang đồng chí luôn luôn phấn đấu để thực hiện sự nhất quán giữa nói và làm

- Luôn luôn quan tâm đến điều kiện sống và làm việc của cán bộ dưới quyền cũng như của nhân dân

- Có ý thức phấn đấu giữ gìn cuộc sống cá nhân mẫu mực trong sạch,

liêm khiết; thường kêu gọi, nhắc nhở mọi người về điều này “để có đủ uy

tín và sự nghiêm minh trong công việc”, đồng thời đồng chí cũng dũng cảm đấu tranh với những hiện tượng sai trái, vi phạm đường lối của Đảng và lợi

ích của nhân dân,

- Đồng chí rất chăm lo xây dựng Đảng, trước hết là vấn đề giáo dục đào tạo cán bộ, gương mẫu thực hiện tự phê bình và phê bình, từ trên xuống và

Trang 33

- Đồng chí là một con người khao khát hiểu biết, một tấm pương cầu học, cầu tiến bộ, do đó đã trở thành một nhà cách mạng có vốn lý luận, có học vấn cao, kết hợp được nhiệt tình cách mạng với trí thức khoa học

Chính những phẩm chất đó đã giúp cho đồng chí tỉnh táo và Cương nghị trước mọi “thăng trầm”, “sóng gió” của cuộc đời, nêu cho chúng ta một tấm gương sáng, đồng chí xứng đáng là một người học trò mẫu mực của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đồng chí ra đi, song trong lịch sử Đảng ta, đồng chí vẫn giữ một chỗ

đứng khá đặc biệt Đồng chí là một gương mặt lớn, xuất hiện vào một thời điểm then chốt, có đóng góp xứng đáng vào việc kiến tạo đường lối đổi mới

của Đảng, đưa đất nước vào một thời kỳ mới, thời kỳ “đổi mới để tiến lên Kết luận

Công trình “Vguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” là một bước

tiến mới của tập thể tác giả trên con đường tái hiện chân dung của một

trong những lãnh tụ xuất sắc của Đảng ta Mặc dù đã rất cố gắng để vượt

lên bản thân mình, song công trình vẫn tồn tại những nhược điểm không tránh khỏi: có chương, có tiết viết chưa được sâu, chưa phản ánh đầy đủ những hoạt động phong phú, sáng tạo, oanh liệt của đồng chí, còn nghèo

những chỉ tiết, sự kiện cụ thể, sinh động thuộc về đời riêng của đồng chí,

những trăn trở nội tâm của một người vốn trầm tư, cả nghĩ trước mọi vấn đề

của cách mạng và nhân dân, vốn là những đòi hỏi không thể thiếu đối với một cuốn tiểu sử về lãnh tụ

Tuy nhiên, với một đề tài cấp Bộ, do thời gian và kinh phí quá hạn hẹp,

lại phải hoàn thành trong thời gian có 12 tháng, tập thể tác giả đã phấn đấu rất cao để hoàn thành được các mục tiêu dé ra

Trang 34

_-oanh liệt và phong phú, nó đòi hỏi phải có nhiều thời gian để nghiên cứu khảo sát, phỏng vấn nhân chứng lịch sử, phải qua nhiều cuộc hội thảo khoa học, v.v tóm lại là phải rất công phu mới tiếp cận đầy dủ cuộc đời của một con người, mới phác thảo được chân dung của một lãnh tụ, phù hợp tính chân thực lịch sử vốn có

Đánh giá một vĩ nhân, một lãnh tụ, lại cần phải có- độ lùi về thời gian

Đồng chí Nguyễn Văn Linh qua đời mới được hơn bốn năm Mọi nhận | định, đánh giá về đồng chí văn còn đang tiếp tục Lịch sử Đảng cũng như: - lịch sử một lãnh tụ như đồng chí Nguyễn Văn Linh thường cũng phải Viết đi ˆ viết lại nhiều lần Công trình này được hoàn thành với một độ dày 240

trang, cũng chỉ nhằm đặt cơ sở cho một cuốn tiểu sử đầy đủ hơn trong thời

gian tới, rong Chương trình nghiên cứu về 10 lãnh tụ hàng đầu của Dang và Bộ Chính trị đã đưa vào nghị quyết và giao cho Học viện Chính trị QUỐC gia Hồ Chí Minh thực hiện trong 3 năm (2003-2005)

Tập thể tác giả mong nhận được sự góp ý chân tình và sâu sắc cả về tư

liệu và nhàn định để có thể nâng cao hơn nữa chất lượng công trình, tương

xứng với tầm vóc của một lãnh tụ có cuộc đời, sự nghiệp và vị trí quan trọng như cuộc đời của đồng chí Nguyễn Văn Linh - Tổng Bí thư thời kỳ

đầu đổi mới của Đảng ta

Chủ nhiệm đề tài

PGS Trần Thành

Ngày đăng: 29/08/2014, 17:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w