1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những vấn đề đặt ra qua ba năm triển khai quy chế thực hiện dân chủ ở Xã Hội

118 610 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 4,72 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ` ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ

MA SO: 2000 - 98 - 076 NHUNG VAN DE DAT RA

QUA BA NAM TRIEN KHAI QUY CHE THUC HIEN DAN CHU O XA (1998-2001)

Chủ nhiệm Đề tài: TS LÊ KIM HẢI

Thư ký Đề tài : CN LÊ THỊ THANH BÌNH

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu Đề tài

Dân chủ là một nội dung thuộc bản chất của Nhà nước ta, chế độ ta Trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo, vấn đề xây dựng một Nhà nước với chế độ dân chủ luôn được coi là một mục tiêu không thay đổi

Đặc biệt trong công cuộc đối mới đất nước từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VI của Đảng (tháng 12-1986), vấn đề tăng cường dân chủ, mở Tộng và phát huy quyên làm chủ của nhân dân ngày càng được Đảng và Nhà nước ta chú trọng hơn

Để có dân chủ thực sự trong xã hội, cần phải có những cơ chế, chính sách cụ thể, quy định quyền và trách nhiệm của cả hai phía: chính quyền và công đân; trong đó chính quyền phải thực hiện những quy định chặt chẽ, tạo điều kiện cho nhân dân được hưởng thụ chế độ dân chủ và thực hiện quyền làm chủ đất nước; về phía công dân phải hiểu biết, tuân thủ các chế định dân chủ và thực hiện quyền làm chủ của mình một cách tự giác theo đúng những quy định của luật pháp

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách, văn bản nhằm từng bước đẩy mạnh quá trình dân chủ hoá, tạo cơ sở pháp lý để phát huy quyền làm chủ của đân một cách cụ thể và sâu rong hon

Ngày 18-02-1998, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Quy chế thực hiện dân chủ ở xã (sau đây gọi tắt là QCTHDC ở xã) được ban hành theo Nghị

định số 29/1998/NĐ -CP ngày 11-5-1998 của Chính phủ là một trong 3 văn bản quan trọng thể chế hoá Chỉ thị số 30-CT/TW của Đảng, nhằm tăng cường dân

chủ, mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở

QOCTHDC ở xã đã triển khai thực hiện được hơn ba năm trên địa bàn các xã, phường, thị trấn trong toàn bộ 61 tỉnh, thành phố của cả nước Thời gian ba

Trang 3

hiện những tác động cụ thể trong thực tế Thực tiễn cuộc sống luôn là thước đo, kiểm nghiệm tính đúng đắn, khoa học, hợp lý và giá trị của các văn bản, chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các biện pháp tổ chức triển

khai thực hiện các văn bản, chủ trương, chính sách đó

Vì vậy, việc khảo sát thực tế các địa phương để nắm được kết quả sau 3

năm triển khai thực hiện QCTHDC ở xã là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, nhằm đánh giá những kết quả trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế này, tìm ra nguyên nhân thành công hoặc chưa thành

công Trên cơ sở đó, để xuất những vấn để cần tiếp tục giải quyết để góp phần

từng bước hoàn thiện các quy chế dân chủ, thúc đẩy việc mở rộng dân chủ, phát

huy quyền làm chủ của nhân đân ở cơ sở 2 Tình hình nghiên cứu Đề tài

Thực hiện QCTHDC ở xã là một vấn đề được nhiều nhà quản lý và nhiêu

người trong giới khoa học quan tâm Đã có nhiều bài viết về nội dung va tinh hình tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này ở một số địa phương, đăng trên

một số báo và tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Quản lý nhà nước, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Tạp chí Công tác Dân vận Tuy nhiên, phần lớn đó là các bài nghiên cứu đơn lẻ, phản ánh tình hình hoặc một số khía cạnh chung của một số

địa phương trong việc triển khai QCTHDC ở xã Các cấp chính quyền địa

phương cũng đã tiến hành sơ kết, rút kinh nghiệm qua 3 năm thực hiện các quy chế dân chủ ở cơ sở, trong đó có QCTHDC ở xã Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế

dân chủ của Trung ương đã có văn bản Báo cáo số 04IBC-BCĐ về Sơ kết việc

thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18-02-1998 của Bộ Chính trị về xây dung và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (1998-2001), tài liệu gồm gần 20 trang, trong đó phần lớn nhận xét, đánh giá chung việc thực hiện cả ba quy chế (Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước, Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ quan); còn phần nhận xét riêng về QCTHDC ở xã rất sơ lược Một số cuộc điều tra, khảo sát từ các cơ quan chức ¿, năng hoặc cơ quan khoa học như Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Học viện

Trang 4

phạm vi, cách thức khác nhau Trong số các đề tài:khoa học của Học viện Hành chính Quốc gia, có Đề tài "Hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp xã và vấn dé phát huy dân chủ ở cơ sở" do TS Vũ Đức Đán làm chủ nhiệm cũng đề cập vấn đề dân chủ ở cấp xã Song, cho đến nay chưa có công trình nào được công bố

mang tính hệ thống riêng về tình hình tổ chức triển khai thực hiện QCTHDC ở

xã một cách sâu sắc và khái quát theo những tiêu chí nhất định để rút ra những kết luận chung cho vấn đề này

3 Mục đích yêu cầu và phạm vi nghiên cứu

- Về mục đích yêu cầu, đây là một đê tài khảo sát thực tế ở một số địa

phương nhằm tập hợp tình hình tổ chức, triển khai thực hiện QCTHDC ở xế,

thông qua những kết quả điều tra cụ thể để đánh giá những mặt tốt và chưa tốt,

tìm hiểu nguyên nhân, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những vấn đẻ cần tiếp tục tháo gỡ, giải quyết để việc thực hiện QCTHDC ở xã, phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở được đẩy mạnh và hiệu quả hơn trong thực tế

- Về phạm vì nghiên cứu, Đề tài tập trung điều tra, khảo sát tình hình tổ chức triển khai QCTHDC ở xã (kế hoạch, biện pháp) và kết quả trong 3 năm (1998-2001) ở một số địa phương thuộc các địa bàn khác nhau Cụ thể một số xã, phường, thị trấn thuộc các tỉnh, thành phố như: Tuyên Quang, Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Quảng Bình, Trà Vinh Đối tượng

điều tra, khảo sát bao gồm chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là cấp xã và

nhân dân ở các địa phương nói trên 4 Phương pháp nghiên cứu

Để phù hợp với một đề tài khảo sát thực tế, nhóm nghiên cứu Đề tài đã sử dụng phương pháp chủ yếu là điều tra, khảo sát bằng Phiếu điều tra ( xem mẫu

Trang 5

Š Các nguồn tư liệu sử

Để phục vụ công tác nghiên cứu Đề tài, nhóm nghiên cứu đã khai thác các loại tư liệu sau:

* Về cơ sở lý luận, Đề tài dựa vào tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vấn để dân chủ làm cơ sở phương pháp luận, định hướng cho việc

nghiên cứu Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã đi sâu nghiên cứu các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nghị quyết, văn bản của Dang và Nhà nước vẻ thực hiện đân chủ nói chung và thực hiện dân chủ ở cấp xã nói riêng

* Về cơ sở thực tiễn, vì đây là một đê tài khảo sát thực tế nên nhóm nghiên cứu đã hết sức chú trọng khai thác các nguồn tư liệu từ thực tế hoạt động của các địa phương trong quá trình thực hiện QCTHDC ở xã, trong đó có cả các hoạt động lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, hoạt động của các tổ chức đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện chức năng động viên, tuyên truyền, phối hợp, giám sát, kiểm tra và hoạt động của các cộng đồng dân cư, của các tầng lớp nhân dân để thực hiện quyền làm chủ của mình Trong thời gian nghiên cứu Đề tài (từ tháng 6-

2000 đến tháng 12-2001), với điểu kiện thời gian và kinh phí cho phép, các

thành viên tham gia nghiên cứu đã đi khảo sát thực tế và thu thập tư liệu về tổ

chức triển khai thực hiện QCTHDC ở xẽ tại 51 xã, 18 huyện, thị xã thuộc 10 tỉnh, thành phố Cụ thể là: Hà Nội, Hà Nam, Hà Tay, Hưng Yên, Hải Phòng,

Quảng Bình, Thanh Hoá, Tuyên Quang, Trà Vinh, Yên Bái Đề tài đã sử dụng các mẫu Phiếu điều tra với đối tượng chủ yếu là nhân dân lao động và một số cán bộ chính quyền, đoàn thể, hợp tác xã ở các địa phương Tổng số Phiếu điêu

tra đã thực hiện là 447 Tổng số tài liệu thu được là 145 văn bản, bao gồm:

- Các văn bản của các cấp uỷ đảng và chính quyên ở một số địa phương về

chỉ đạo tổ chức triển khai QCTHDC ở xã trên dia ban

- Các văn bản sơ kết, báo cáo định kì của chính quyền một số địa phương về kết quả thực hiện QCTHWDC ở x trên địa bàn, đặc biệt là các văn bản sơ kết 3 năm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của Trung ương và các địa phương

- Các bản quy chế, quy định, quy ước, hương ước do nhân dân ở các thôn, xã trên địa bàn khảo sát xây dựng

Trang 6

phỏng vấn, trao đổi của một số cán bộ, nhân,dân về vấn dé thực hiện QCTHDC ở xd trên địa bàn khảo sát

Ngoài ra, các tác giả còn tham khảo nhiều sách, bài viết liên quan đến việc

triển khai thực hiện QCTHDC ở xã được đăng trên các báo của trung ương và địa phương, bộ, ngành; đề tài khoa học của các tác giả trong Học viện Hành chính Quốc gia có để cập đến vấn đề dân chủ ở cấp xã

6 Kết cấu Đề tài

-_ Ngoài Phân mở đâu, Kết luận, Phụ lục, Đề tài gồm 3 chương:

- Chương ï: Sự ra đời của Quy chế thực hiện đân chủ ở xã

- Chương lÏ: Một số kết quả tổ chức triển khai Quy chế thực hiện dân chủ

ở xã trong ba năm (1998-2001)

- Chương H1I: Những vấn đề cần tiếp tục giải quyết 7 Sản phẩm của Đề tài

Gôm: - Bản Tổng quan kết quả nghiên cứu Đề tài - Bản Tóm tắt kết quả nghiên cứu Đề tai

- 10 bài đăng trong chuyên mục Kinh nghiệm thực tiễn và 5 ý kiến trong chuyên mục Điển đàn quản lý trên các số Tạp chí Quản lý nhà nước xuất bản năm 2000 và 2001, tập trung phản ánh thực tế và những nhận xét, đánh giá, kinh nghiệm tổ chức triển khai thực hiện QCTHDC ở x từ nhiêu địa

Trang 7

Chương 1:

SỰ RA ĐỜI CỦA QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ

1 Thực hiện dân chủ ở cấp xã - một yêu cầu bức xúc ở những năm

cuối thế kỉ XX

1.1 Thực hiện dân chủ ở cấp xã là tất yếu của quá trình dân chủ hoá do Đảng lãnh đạo

- Từ khi xác định con đường cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam- đi

theo quỹ đạo cách mạng vô sản thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã có quan điểm rõ ràng về mục tiêu dân chủ của chính quyền cách mạng mà chúng ta

theo đuổi Đó là một nền dân chủ mới, một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nó khác về bản chất so với nên dân chủ tư sản Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay trong tác phẩm "Đường Cách mệnh” xuất bản lần đâu tiên năm 1927, đã khẳng định cách mạng Việt Nam nhằm giành chính quyền về tay "dân chúng số đông", cũng có nghĩa là đem lại quyên làm chủ đất nước cho toàn thể nhân dân, trong đó đông đảo nhất là các tầng lớp nhân dân lao động, chứ không phải là cho số ít

thuộc tầng lớp giàu có như trong các cuộc cách mạng tư sản Chính quyền về tay

nhân dân - dân chúng số đông - là điều kiện tiên quyết để thực hiện dân chủ triệt để Và nội hàm của khái niệm "dan" - phạm vi đối rượng được hưởng quyền dân chi theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là rất rộng lớn, hướng tập trung vào những giai tầng lao động đông đảo nhất, bị áp bức bóc lột nhiều nhất và thiệt

thòi về quyền lợi nhiều nhất trong xã hội cũ

Sau khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã

quan tâm trước hết đến cuộc sống vật chất, tỉnh thần và các quyền tự do dân chủ

cho nhân dân Tự do, hạnh phúc của nhân dân được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt

trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với giá trị nên độc lập của đất nước và cũng

Trang 8

phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì"' Trong những quyền tự đo đân chủ mà cách mạng đem lại cho nhân dân thì quyền cao nhất là quyển làm

chủ đất nước Chỉ: một ngày sau Lễ Tuyên ngôn Độc lập, tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, ngày 03-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đẻ ra 6 nhiệm vụ cấp bách, bao gồm giải quyết nạn đói, nạn dốt, ban bố các quyền tự đo

dân chủ, bình đẳng nam nữ, tự do tín ngưỡng và chuẩn bị Tổng tuyển cử bầu

Quốc hội Những công việc đầu tiên của Nhà nước cách mạng đều nhằm giải quyết những quyền và lợi ích thiết thân của nhân dân, trong đó có các quyền dân

chủ

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao

nhất là dân, vì dân là chủ"? Và Người diễn giải khái niệm dân chủ một cách giản

dị và súc tích Theo Người, tính chất dân chủ thể hiện rõ rệt nhất là ở việc nhân

dân làm chủ chính quyên Theo Người: “ Chính quyên là của nhân dân, do nhân đân làm chủ" Việc nhân dân làm chủ chính quyên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh cụ thể hoá ở một số nội dung: Trước hết, đó là quyền tham gia quản lý đất ˆ nước thông qua chính quyền, tức là quyển đân chủ đại diện: "Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính

quyền ấy Thế là dân chủ” Trong thực tế, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, toàn thể nhân dân Việt Nam đã

được quyền bầu cử theo chế độ phổ thông đầu phiếu - một hình thức bầu cử dân chủ rộng rấi nhất, mà như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "đó là một cách rất hợp lý, để nhân dân lao động thực hành quyên thống trị của mình" Không những chỉ có quyên bầu cử, bãi nhiệm những người thay mặt mình thi hành quyền lực, mà nhân dân còn có quyền được biết những vấn đề trọng đại của đất nước, những vấn đê liên quan đến quyên và lợi ích của mình; có quyền

Trang 9

bộ máy chính quyên: "Phê bình và đề nghị là quyên dan chủ của mọi công đân"ế:

"Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ ( ) Nhân dân lại có nhiệm

vụ giúp đỡ Chính phủ, theo đúng kỉ luật của Chính phủ và làm đúng những chính sách của Chính phủ, để Chính phủ làm tròn phận sự mà nhân dân giao phó"? `

Cán bộ đảng và cán bộ chính quyên, đoàn thể thì phải luôn gần gũi nhân đân, học hỏi nhân dân, tôn trọng ý kiến đóng góp của nhân dân: "Vì không gần gũi dân thì không hiểu biết dân Không hiểu biết đân thì không học hỏi được

những kinh nghiệm và sáng kiến của dân Không học hỏi dân thì không lãnh đạo

được đân"$,

Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ "phải kiên quyết thực hành các nguyên tắc sau đây: "Việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng Tin vào dân chúng Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết” Bởi vì, Người rất tin tưởng ở lực lượng và trí tuệ của nhân dân Theo Người: "Có lực lượng dân chúng, việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được Không có, thì việc gì làm cũng không xong Dân chúng biết

cách giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đây đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra"!9,

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xác định rõ trách nhiệm của chính

quyền đo dân bầu ra, thay mặt dân thi hành quyền lực thì phải :oàn tâm, toàn ý

phục vụ nhân dân: "Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ"! và "Các cơ quan

của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dan, nghĩa là

để gánh vác việc chưng cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kì

dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm

Việc gì có hại đến dân, ta phải hết sức tránh",

Trang 10

dân, tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước Cho nên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định nhiệm vụ của Nhà nước

dân chủ nhân dân là: "Phả: giáo dục nhân dân biết sử dụng quyền lợi của mình và hang hái làm tròn nghĩa vụ của mình""3, Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự hiểu biết về pháp luật của nhân dân là điêu kiện để nhân dân có đú năng lực kiểm

tra, giám sát, sử dụng quyền dân chủ một cách đúng đắn, tích cực, góp phân làm trong sạch bộ máy chính quyền Người viết: "Quan tham vì dân dại Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì “quan” đù khơng liêm cũng phải hố ra LIÊM

Vì vậy, dân cần phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ; để

giúp cán bộ thực hiện chữ LIÊM",

Tất cả những nội dung nói trên đều xuất phát từ một tư tưởng chủ đạo là

nước lấy đân làm gốc và được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quất lại một cách dễ hiểu: "Nước ta là nước dân chủ

Bao nhiêu lợi ích đều vì dân

Bao nhiêu quyền hạn đều của đân

Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dan

Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra Đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên

Nói tóm lại, quyển hành và lực lượng đều ở nơi dân"!5,

Thực hiện dân chủ, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân chính là thể hiện đúng bản chất của Nhà nước ta, đồng thời huy động được sức mạnh trí

tuệ và lực lượng vĩ đại của nhân dân - chỗ dựa vững chắc nhất của chính quyền

cách mạng Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì "Dân chủ là của quý báu nhất của

nhân dân”'“ và "Thực hành dân chủ là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết

Trang 11

mọi khó khăn"!?

Để có được dân chủ thực sự thì trước hết phải có nhận thức đúng đắn của

toàn xã hội về dân chỉ Do đó, bên cạnh việc giáo dục cán bộ đảng, cán bộ chính quyền hiểu đúng về vai trò, trách nhiệm của mình là "công bộc” - đày tớ công của dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn lưu ý việc tuyên truyền giáo dục nhân dân để có nhận thức đúng đắn và ý thức tự giác về vai trò, quyền và trách nhiệm làm chủ của mình để biết làm chủ, sử dụng đúng quyền làm chủ

Ngoài nhận thức đúng đắn của toàn xã hội, để thực hiện thống nhất chế độ

dân chủ và đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân thì còn phải có cơ sở pháp lý, có cơ chế chính sách cụ thể của Nhà nước Muốn có dán chủ thực sự thì pháp

luật càng phải có những quy định chặt chẽ, rõ ràng về các quyền dân chủ Pháp

luật là chỗ dựa cho Nhà nước pháp quyền dân chủ

Ngay sau khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta

đã chú trọng lãnh đạo việc tổ chức cuộc Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội đầu tiên

của nước ta Tiếp đó là việc chỉ đạo xây dựng bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, được Quốc hội khoá I thông qua trong kì họp thứ 2 (tháng 11-1946) Đây cũng là bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên trong lịch sử đân tộc Hiến pháp 1946 đã đặt những cơ sở pháp lý đầu tiên cho chế độ dân

chủ ở nước ta, mở đầu quá trình dân chủ hoá xã hội do Đảng và Nhà nước ta chủ

trương và lãnh đạo Điểm xuất phát của nước ta là từ một xã hội thuộc địa nửa

phong kiến, trải qua nhiều thế kỉ dưới chế độ phong kiến tập quyền chuyên chế và gần một thế kỉ đưới ách thống trị của thực dân Pháp, mọi quyên dân chủ đều

bị bóp nghẹt hoặc hạn chế đến tối thiểu; trong xã hội cả một thời gian rất dài

không có nếp sống dân chủ Vì vậy, sau khi giành được chính quyền, q trình

dân chủ hố khơng thể là ngày một, ngày hai mà phải tiến hành từng bước, làm

biến cải cả về nhận thức của xã hội và về cơ chế chính sách, hành lang pháp lý

theo nhiều cấp độ, từ thấp đến cao, từ từng mặt đến toàn diện và ngày càng cụ

thể hơn, triệt để hơn

Quá trình dân chủ hoá, phát huy và mở rộng quyền làm chủ của nhân dân ! §đd, T.12, tr 249

Trang 12

do Đảng lãnh đạo được thể hiện cụ thể ở các nghị quyết của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ta về dân chủ và các quy định đảm bảo quyền

làm chủ của nhân dân, đặc biệt là trong thời kì đổi mới Tại Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ VỊ của Đảng, trên cơ sở tự phê phán những sai lầm, khuyết điểm, nhất là những biểu hiện quan liêu, thiếu đân chủ trong thời kì thực hiện cơ chế

tập trung bao cấp, Đảng ta đã khẳng định lại tư tưởng lấy dân làm gốc và đặt vấn

đẻ dân chủ hoá xã hội, thực hiện quyền làm chủ của nhân đân một cách mạnh mẽ hơn, cụ thể hơn Đó chính là sự nhận thức lại một cách sâu sắc tư tưởng Hồ

Chí Minh về vấn để dân chủ và bài học về mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với nhân dân; về tầm quan trọng của việc thực hiện dan chi trong công tác xây

dựng Đảng, xây dựng các cấp chính quyên từ trung ương đến các địa phương Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1991) thông qua, đã

khẳng định "Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ

nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân đân"Ê,

Trong hơn một thập kỷ tiến hành đường lối đổi mới đo Đảng khởi Xướng và lãnh đạo, sự phát triển kinh tế- xã hội ngày càng đặt ra những yêu cầu cao hơn vẻ vấn đề dân chủ Việc Đảng và Nhà nước ban hành những cơ chế, chính sách ngày càng cụ thể hơn để từng bước thực hiện, mở rộng và phát huy quyển dân chủ của nhân dân trên các lĩnh vực, đặc biệt là dân chủ ở cơ sổ, là tất yếu của quá trình dân chủ hoá

1.2 Thực hiện dân chủ ở cấp xã là yêu cầu bức xúc

Trong hệ thống tổ chức chính quyển ở nước ta, cấp xã là đơn vị hành chính cơ sở, đặt nền móng cho toàn bộ tổ chức hành chính của Nhà nước

Trong lịch sử Việt Nam, cộng đồng làng xã đã được hình thành từ rất sớm và chính quyền cấp xã có vai trò ngày càng rõ trong hệ thống tổ chức hành chính địa phương với truyền thống tự quản thông qua bộ phận quyết nghị và hệ thống

'* Đảng Cộng sản Việt Nam - Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, NXB Su that, H.1991, t.19

Trang 13

quy ước, hương ước chặt chẽ Các triều đại phong kiến tap quyền ở nước ta ngày càng quan tâm hơn đến việc nắm các địa phương thông qua chính quyền cấp xã Từ thời Lê sơ, khi hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến tập quyền đã đạt đến mức tương đối hoàn chỉnh, chức xã trưởng không còn đo đân bầu như trước mà do nhà nước phong kiến trực tiếp cử ra

Trong quá trình xâm lược và thống trị đất nước ta,:thực dân Pháp đã nhanh

chóng nhận rõ sự tồn tại vững chắc của cộng đồng làng xã với truyền thống tự quản và vị trí quan trọng của cấp xã ở Việt Nam Chính vì vậy, chính quyền cấp xã đã trở thành mục tiêu lâu dài để chính quyền thực dân tiến hành những cuộc

cải cách với tên gọi là các cuộc "Cải lương hương chính" được tổ chức gồm 7 đợt ròng rã trong suốt 40 năm (1904-1944) Trong đó, Nghị định ban hành ngày

27-8-1204 của Tồn quyển Đơng Dương về quản trị làng xã ở Nam Kỳ là văn bản đầu tiên của chính quyển thực dân nhằm trực tiếp cai trị làng xã Việt Nam

Nghị định này quy định mỗi xã có một Hội đồng kì mục (hoặc Hội đồng kỳ hào)

mà thành viên phải là những điển chủ, những người giầu có trong xã Toàn bộ

chính sách "Cải lương hương chính" của thực dân Pháp tập trung chủ yếu vào mục tiêu khống chế được bộ phận quyết nghị của cấp xã là các Hội đồng kì hào, Hội đông kì mục và trên cơ sở đó, chỉ phối được các địa phương của nước ta Chính quyền thực dân cũng rất chú trọng tới chức danh lý trưởng của các xã

và giữ quyền quyết định bổ nhiệm chức vụ này, còn ý kiến đề xuất của các Hội

đồng kì mục, Hội đồng kì hào chỉ được coi là gợi ý để chính quyển thực dân

tham khảo khi bổ nhiệm chức danh lý :rưởng

Hiện nay, cả nước ta có hơn 10.500 đơn vị chính quyền cơ sở, trong đó có tới 85% là xã; còn lại là phường, thị trấn Chính quyền cấp xã có vị trí quan trọng trong hệ thống hành chính địa phương Cấp xã, xét về hình thức là cấp thấp nhất trong các cấp quản lý của hệ thống quyền lực nhà nước; nhưng lại có tầm quan trọng bậc nhất, là nền tảng của chế độ chính trị và đời sống xã hội Nói đến

cấp xã là nói đến dân, đến cuộc sống hàng ngày của dân Chính quyền cấp xã là

Trang 14

cấp xã là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, trực tiếp chuyển tải mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sãch, pháp luật của Nhà nước đến nhân

dân, trực tiếp tổ chức nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà

nước; đồng thời cũng trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, yêu cầu của nhân dân và sự phản hồi của nhân dân đối với việc đưa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống Chính quyền cấp xã là nơi kiểm nghiệm trực tiếp hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước cũng như việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, thể hiện bản chất và tính ưu việt của chế độ, của nền đân chủ xã hội chủ nghĩa Đồng thời, cấp xã cũng là nơi được tiếp huy động sức dân, khai thác tiểm năng tại chỗ để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, tạo điều kiện cho nhân dân xây dựng cuộc sống yên bình, hạnh phúc

Tầm quan trọng của cấp xã đã được Đảng và Nhà nước ta nhìn nhận ngay từ những năm đầu xây dựng hệ thống chính quyên dân chủ nhân dân sau khi Cách mạng tháng Tám thành công Trong 7w gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh và huyện ba tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn (ngày 09-02-1948), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Vẻ hành chính, cấp xã là gần gũi nhân đân nhất; là

nền tảng của hành chính Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong

xuôi”?

Theo đó, cũng có thể khẳng định rằng, việc xây đựng nên dân chủ, bảo đảm và phát huy quyên làm chủ của nhân dân cũng phải duoc quan tâm thực

hiện tốt trước hết và cơ bản từ cấp xã

Trong quá trình xây dựng Nhà nước ta qua các thời kì, nhiều văn bản có

những quy định về chính quyển cấp xã đã được ban hành Sắc lệnh số 63/SL ngày 22-11-1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ban hành và các Hiến pháp 1946,

1959, 1980, 1992, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp

(1994, 1998) đều có những nội dung quy định về chính quyền cấp xã, trong đó có chú trọng tới mối quan hệ giữa chính quyền cấp xã với nhân dân Về chế độ,

chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn, có Nghị định số 50-CP ngày 26- 7-1995 và Nghị định số O9 - 1998/NĐ-CP ngày 23-1-1998 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn Đây là những văn bản thể ” Sdd, T.5, tr 371

Trang 15

chế hoá chủ trương của Đảng đối với chính quyền øấp xã, đánh dấu những bước tiến mới trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chính quyền cấp này theo hướng ngày càng dân chủ hoá

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, chính quyển cấp xã cùng với hệ

thống chính quyền các cấp đã được từng bước kiện toàn Vấn dé đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã đã được đặt ra ngày càng cụ thể hơn trong những năm gần đây Ở một số địa phương đã bước đâu xây dựng quy hoạch và triển khai thực hiện công tác này một cách tích cực Có tỉnh như Quảng

Ninh, Ninh Bình , đã tổ chức hội thảo vê chính quyển cơ sở gắn với việc mở rộng, phát huy quyền làm chủ của đân Ở không ít địa phương, chính quyền cấp

xã đã phát huy được vai trò quản lý nhà nước trong nhiều lĩnh vực Trong đó, ở một số nơi có điều kiện phát triển kinh tế hàng hoá, chính quyên cấp xã đã tỏ ra năng động, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, giải quyết kịp thời nhiều vấn

đề bức xúc về kinh tế - xã hội ở địa phương, thực hiện tốt chủ trương của Đảng

và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra được những phong trào có tác

dụng thiết thực về xây đựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, góp phần ổn định và cải

thiện đời sống của nhân dân, đạt kết quả rõ rệt trong việc xoá đói, giảm nghèo

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nói trên, ở không ít địa phương,

chính quyền cấp xã cũng đã bộc lộ nhiều yếu kém, hạn chế, bất cập Ở nhiều nơi, cán bộ chính quyền không thực hiện đúng nguyên tắc quản lý nhà nước trong

các lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế, tài chính, đất

đai Quyền làm chủ và lợi ích chính đáng của nhân dân bị vi phạm, có nơi bị vi

phạm nghiêm trọng, gây tình trạng dồn nén, bức xúc, bất bình trong nhân dân,

tạo điều kiện cho những phần tử xấu lợi dụng gây "điểm nóng" mà những hiện

tượng phức tạp ở Thái Bình năm 1997 là một ví dụ điển hình Tại đây, ở một số xã, một bộ phận cán bộ có chức quyền đã lợi dụng chủ trương xây dựng "điện, đường, trường, trạm" theo phương thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm" để yêu

cầu nhân đân đóng góp quá nhiều tiền của mà không có số sách ghi chép rõ

Trang 16

nhân dân đã phản ứng, không chịu đóng góp các khoản thu của chính quyền địa phương Cộng thêm sự kích động của một số phần tử xấu đã dẫn đến khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp liên tục điễn ra, gây căng thẳng, thậm chí xung đột, có lúc, có nơi đã vơ hiệu hố chính quyền địa phương

Ở thị trấn Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, cũng do trong việc xin cấp đất làm nhà

ở cho một số hộ cán bộ, công chức và nhân dân thị trấn vào năm 1997 có su thiếu trung thực, sai nguyên tắc của một số cán bộ thị trấn trong kê khai loại đất, cấp đất sai đối tượng, thiếu công bằng, minh bạch trong việc thu tiền và không

giải quyết kịp thời, triệt để khi đân phản ứng nên đã dẫn đến khiếu kiện kéo đài, căng thẳng và tình trạng lợi dụng tình hình để đồng loạt lấn chiếm đất công vào

đầu năm 2001, để lại nhiều hậu quả, khó khăn cho khâu giải quyết về sau

Tình hình khiếu kiện của nhân dân ở một số địa phương khác cũng xuất

phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do một số bộ phận cán bộ, công chức, trong đó đáng lưu ý là ở cấp xã, do cố ý hoặc do trình độ non kém, dẫn đến những việc giải quyết sai nguyên tắc, thiếu dân chủ, xâm hại đến quyền lợi chính đáng của công dân; hoặc lợi dụng chức quyền làm trái pháp luật, nhất là trong

lĩnh vực đất đai, nhà ở, đền bù giải tod mat bang

Điều đáng lưu ý là qua kinh nghiệm thực tiễn ở Thái Bình năm 1997 và ở

một số địa phương khác trong những năm gần đây cho thấy, “điểm nóng” chỉ xảy ra Ở những xã, phường, thị trấn mà cán bộ chính quyên cấp xã có hiện tượng

tham những, vi phạm quyền làm chủ của dân, cố tình né tránh, đùn đẩy trách

nhiệm, không chịu giải quyết kịp thời và nghiêm túc khi bị dân khiếu kiện

Trên thực tế, ngay ở những tỉnh này, có những xã tuy cũng huy động dân

đóng góp nhiều khoản không kém gì so với các xã "điểm nóng", nhưng do có sự bàn bạc thống nhất trong Hội đông nhân dân, Uỷ ban nhân dân và xin ý kiến

của đân thì dân vẫn đóng góp đây đủ mà không khiếu kiện Hoặc có những xã tuy không có sự bàn bạc kĩ và không hỏi ý kiến của dân khi thu tiền nhưng các khoản chỉ tiêu từ nguồn đóng góp của dân được ghỉ chép đây đủ, minh bạch, cán bộ xã không có biểu hiện tham ô thì cũng không có khiếu kiện Thậm chí, một số

Trang 17

chính quyên xã tiếp thu ý kiến của dân, nghiêm túc xem xét và xử lý những sai

phạm thì cũng không dẫn đến "điểm nóng” Trong Báo cáo của 5 đồn cơng tác liên ngành của Chính phủ tháng 11-2000 cũng đã nhận xét nguyên nhân dẫn đến nhiều khiếu kiện ở một số địa phương chủ yếu là do những sai phạm về đất đai, tài chính của cán bộ chính quyền cơ sở và "đã làm sai khi dân khiếu kiện lại không giải quyết kịp thời, giải quyết không khách quan hoặc cấp trên bao che

cho cấp dưới làm cho nhiều người phản ứng dẫn đến khiếu kiện gay gắt" Lý do

khiếu kiện thường không phải chỉ từ một mà là từ nhiều phía Về phía chính

quyền cấp xã, có nhiều trường hợp đặt ra các định mức, thủ tục để thuận lợi cho

mình, coi nhẹ lợi ích của dân, lại có nhiều biểu hiện tham những, không mỉnh

bạch Mặt khác, một bộ phận nhân dân do không hiểu biết pháp luật nên khi quyên lợi bị đụng chạm thì khiếu kiện , có khi khiếu kiện thiếu cơ sở chứng lý cụ thể, lại gửi tràn lan vượt cấp, gây phiển hà, mất thời gian cho các cơ quan cố trách nhiệm Đồng thời, một số đối tượng thiếu thiện chí, đã lợi dụng để kích động, "cò mồi", làm cho tình hình khiếu kiện và giải quyết khiếu kiện càng thêm phức tạp Số lượng các vụ khiếu kiện ở cấp xã thường chiếm tỉ lệ cao trong các vụ việc ở các địa phương Ví dụ, ở tỉnh Lạng Sơn, năm 1997 và 1998, số vụ khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã đã chiếm tới khoảng 42% tổng số vụ việc; còn lại là cấp quận, huyện trở lên Ở huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) trong năm 1999, số đơn thư khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã là 312, trong khi đó số đơn thư thuộc thấm quyền của cấp huyện là

121 Ở Bà Rịa-Vũng Tàu, từ năm 1992 đến tháng 9-1999, có tới 51,75% số

đơn khiếu nại tố cáo là thuộc cấp xã

Trong khi đó, nhìn chung, cả về trình độ cũng như năng lực của đội ngũ cán bộ cấp xã còn chưa ngang tầm nhiệm vụ, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa

Tình trạng đó đã dẫn đến hiện tượng giải quyết, xử lý các vụ việc trong nhiều

Trang 18

Những yếu kém, tổn tại của chính quyền Cấp xã cũng nằm trong những

khiếm khuyết, hạn chế chung của hệ thống hành chính nhà nước ở nước ta Bên

cạnh những nguyên nhân cụ thể ở từng cấp, ngành, địa phương, còn có những

nguyên nhân chủ quan, khách quan chung của cả nên hành chính, Trong đó, có thể.nêu ra một số nguyên nhân chủ yếu là: sự thiếu tinh thần trách nhiệm trước nhân dân của một bộ phận cán bộ quản lý, thể hiện ở thái độ chưa coi trọng quyền làm chủ của nhân dân; sự bất cập về trình độ, năng lực tổ chức, lãnh đạo

quản lý, lẻ lối làm việc quan liêu của cán bộ chính quyền, nhất là ở cấp xã; sự thiếu đồng bộ và chưa cụ thể của những quy định pháp luật về quyền dân chủ của nhân dân Tình trạng quan liêu, tham những, vi phạm quyên làm chủ của

dân ở một số cán bộ, công chức tại các cấp chính quyên, trong đó nổi cộm và

bức xúc nhất là ở chính quyên cấp xã đã ảnh hưởng rất lớn đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, gây mâu thuẫn căng thẳng trong xã hội Mặt khác, trong thực tế xã hội, về phía nhân dân cũng nảy sinh khuynh hướng có

một bộ phận người dân coi thường pháp luật hoặc lợi dụng tình trạng còn thiếu những quy định của pháp luật, sự không đồng bộ của pháp luật hoặc những kế hở của các văn bản pháp luật để làm những việc sai trái, phương hại đến lợi ích của Nhà nước, của cộng đông Cũng không ít hiện tượng im dựng quyên dân

chủ để làm những việc sai trái hoặc lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của

một bộ phận nhân dân để kích động, gây rối phục vụ mục đích cá nhân hoặc phe

cánh, v.v

Những tình trạng nói trên chạm được khắc phục là lực cản rất lớn cho việc xây đựng, kiện toàn Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì đổi mới, ảnh hưởng xấu đến lòng tin của nhân dân đối với

sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước Thực tế cuộc sống và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm 90 cia thé ki XX cho thấy, vấn

đề khắc phục tình trạng quan liêu, tham những, vi phạm quyền làm chủ của dân

từ chính quyên cấp xã, nhằm dân chủ hoá xã hội thêm một bước và tạo hành lang pháp lý cụ thể để vừa giữ vững kỷ cương, phép nước, vừa đẩy mạnh thực

hiện dân chủ, phát huy quyên làm chủ của nhân dân đã trở thành một đòi hỏi

Trang 19

2 Quy chế thực hiện dân chủ ở xã - một văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hoá quyền làm chủ của dân

2.1 Việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã

Từ giữa những năm 90 cia thé ki XX, những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội do công cuộc đổi mới đem lại càng đòi hỏi sự chuyển biến mạnh mẽ của nên hành chính nhà nước để đáp ứng sự vận hành của cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Công cuộc cải cách hành chính được Đảng và Nhà nước

chủ trương và lãnh đạo tổ chức thực hiện từ đó đến nay cũng nhằm mục đích làm cho bộ máy hành chính nhà nước vận hành thông suốt, thống nhất hơn, gan dan

hơn, phục vụ dân tốt hơn và tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, chủ động hội nhập kinh

tế khu vực và thế giới Việc đẩy mạnh thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm

chủ của nhân đân trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm và đã được cụ thể hoá trong mô hình tổng thể “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" và phương châm "dén biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Tuy nhiên, trong thực tế, nội dung cụ thể và cách thức

tiến hành việc "đân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" là như thế nao; dan

được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra những việc gì và bằng cách nào thì

vẫn chưa có văn bản quy định rõ ràng Chính vì vậy, trong cuộc sống thực tế ở nhiều địa phương, các tiêu ngữ đó hầu như mới chỉ là khẩu hiệu để hướng tới, phấn đấu Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong chủ trương thực hiện quyền làm chủ của nhân dân nhưng trong thực tế ở nhiều địa phương, việc

thực hiện dân chủ còn mang nặng tính hình thức; tình trạng quan liêu, mất đân

chủ trong xã hội, đặc biệt là ở chính quyền cấp xã vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi,

thậm chí còn ngày càng nghiêm trọng như đã nêu ở phần trên

Nhiều văn bản, nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta cũng đã chỉ rõ tình

trạng mất dân chủ từ chính quyên cơ sở ở các địa phương và tính chất bức xúc của yêu cầu thực hiện dân chủ ở cơ sở; nếu không kịp thời giải quyết sẽ ảnh

Trang 20

về "Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hoà

XHCN Việt Nam trong sạch, vững mạnh” Ñ ghị quyết đã xác định rõ nhiệm vụ xây dựng chính quyển địa phương, trong đó nhấn mạnh việc tập trung sức kiện toàn chính quyền cơ sở Đây là định hướng quan trọng để xây dựng các nội

dung, giải pháp cụ thể cho việc mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân

dân, xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch vững mạnh ;

Từ đầu năm 1998, hàng loạt văn bản về thực hiện dân chủ ở cơ sở đã được

Dang va Nha nước ta đã ban hành Ngày 18-02-1998, Bộ Chính trị ban hành Chỉ

thị số 30/CT-TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, trong đó

nhấn mạnh: ”Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của

nhân dân là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, của công cuộc đổi mới Khâu quan trọng nhất và cấp bách nhất là phát

huy quyền làm chủ của nhân đân ở cơ sở” Thực hiện phương châm chỉ đạo này,

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ra Nghị quyết số 45-1998/NQ-UBTVQH ngày 26-02-1998 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường Tiếp đó

là Nghị định số 29/1998/ NĐ-CP ngày 11-5-1998 của Chính phủ về ban hành

OCTHDC ở xã

Việc triển khai thực hiện QCTHDC ở xã được chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể bằng Chỉ thị số 22-1998/CT-TTg ngày 15-5-1998 của Thủ tướng Chính phủ vẻ việc triển khai thực hiện QCTHDC ở xã; Thông tư số 03-1998/TT-TCCP ngày 06-7-1998 vủa Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ về việc hướng dẫn áp dụng OCTHDC ở xã đối với phường và thị trấn; Văn bản số 145-TCCP/ĐP ngày 06-7- 1998 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khai

thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn

Nhu vay QCTHDC ở xã ban hành theo Nghị định số 29/NĐ-CP ngày 11-

5-1998 là một văn bản quy phạm pháp luật, thể chế hoá chủ trương của Đảng về đẩy mạnh dân chủ hoá xã hội, mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân

ở cơ sở Sự ra đời của QCTHDC ở xã gắn liên với quá trình đổi mới và công

cuộc cải cách hành chính do Đảng khỏi xướng và lãnh đạo, nhằm đáp ứng

Trang 21

2.2 Những vấn đề cơ bản trong nội dụng: của Quy chế thực hiện dán

chủ ở xã °

Nội dung chủ yếu của QCTHDC ở xã bao gồm 7 chương với 25 điều,

trong đó có những quy định chung (Chương I), những quy định chỉ tiết (trong

các chương II, II, IV, V, VI) và điều khoản thi hành

2.2.1 Những quy định chung nằm trong Chương Ï, nêu rõ mục đích, mục tiêu và nguyên tắc áp dụng QCTHDC ở xã Mục đích cia OCT HDC ở xã được xác định trong Điều 7, trong đó bao gồm 2 vấn đề chủ yếu, thứ nhất là đối với nhân dân: phát huy quyên làm chủ của nhân dân, động viên sức mạnh vật chất tinh thần của nhân dân ở cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết nhân dân, cải thiện đân sinh, nâng cao dân trí Thứ hai, thông qua QCTHDC ở xã để xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở (Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể) trong sạch vững mạnh, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu tham nhũng

Điều 2 quy định phương thức thực hiện việc phát huy quyên làm chủ của nhân dân, trong đó có 2 vấn đẻ: thứ nhất là phải gắn liên với cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ"; thứ hai là phải phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện và thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp

Về nguyên tac, Diéu 3 quy dinh 3 "dan cha trong khuôn khổ của Hiến

pháp và pháp luật; quyển đi đôi với nghĩa vụ, dân chủ đi đôi với trật tự, kỉ cương; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dung dân chủ để vi phạm Hiến pháp, pháp luật, xâm phạm quyền tự do, dân chủ của nhân dân" Như vậy, QCTHDC ở xế đã chú ý ngăn ngừa cả hai khuynh hướng: khuynh hướng mất dân chủ từ phía cơ quan nhà nước và khuynh hướng lạm dụng dân chủ có thể từ nhiều phía

2.2.2 Quy định về các quyền của nhân dân ở xã: gôm 4 nhóm quyền

a Quyên được biết: Những việc mà chính quyền địa phương cần thông báo để nhân dân biết và các hình thức thông báo, được quy định trong Chương Il, gồm Điều 2 và Điều 5 QCTHDC ở xã quy định 14 nội dung cân thông báo để

Trang 22

nước, các thủ tục hành chính liên quan đến dân, các kế hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch đất đai của xã, nghị quyết và các hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân liên quan đến địa phương, những vấn đề vẻ tài chính, ngân sách và các khoản thu chỉ chung của địa phương

Các hình thức thông báo cho dân biết bao gồm: văn bản niêm yết công khai; qua hệ thống truyền thanh, thông tin, tuyên truyền của làng xã; qua tiếp

xúc giữa đại biểu Hội đồng nhân dân xã với cử tri; qua các kì hợp Hội đồng nhân dân xã và các cuộc họp của các tổ chức quần chúng, nhân dân trong các làng xã; qua các cuộc họp sơ kết, tổng kết của Hội đồng nhân đân, Uỷ ban nhân dân: và

kiểm điểm công tác, tự phê bình trước dan cha Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ

ban nhân dân xã

Nhìn chung, các việc cần thông báo cho dân biết được quy định trong QCTHDC ở xã là rất rộng rãi, bao quát tất cả những chủ trương, kế hoạch, hoạt

động của chính quyền địa phương liên quan đến quyền và lợi ích của nhân dân

trên địa bàn Các hình thức thông báo cho dân cũng bao quát hầu hết những hình thức có thể thực hiện và các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương hiện có

b Quyền được bàn và quyết định

Những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp được quy định tại

Chương II (Điều 6, Diéu 7 và Điêu 8) QCTHDC ở xã quy định các loại việc mà

nhân dân có quyền bàn, trực tiếp quyết định và phương thức để thực hiện việc trực tiếp quyết định của dân Các việc đó chia làm 2 loại: Thứ nhất, là bàn và quyết định những khoản đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng của địa phương và thành lập Ban giám sát các công trình này; các

loại quỹ phục vụ nhu cầu của nhân dân trong khuôn khổ pháp luật; xây dựng hương ước, quy ước về nếp sống văn hố; các cơng việc nội bộ của cộng đồng

dân cư địa phương không trái pháp luật; việc tổ chức bảo vệ sản xuất kinh doanh

ở địa phương Thứ hai là bàn và quyết định các khoản dân quyên góp với mục

đích từ thiện, nhân đạo

Trang 23

vụ đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thân của cộng đồng làng xã Những quy

định này nhằm phát huy, mở rộng quyền tir quản, phát huy nội lực của nhân dân ở cơ sở, thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" ở địa phương

Loại thứ hai là những việc không nằm trong các nghĩa vụ được quy định, mà thuộc phạm vi quyên góp từ thiện, nhan dao Diéu 7 của QCTHDC ở xã đã quy định rõ, đối với những khoản đóng góp này, phải theo nguyên tắc hồn tồn

tự nguyện, khơng được áp đặt, phân bổ, bình quân nhất loạt

Điêu 8 quy định 3 phương thức để thực hiện quyền quyết định trực tiếp

của nhân dân đối với các loại việc nói trên Đó là quyết định thông qua biểu quyết công khai hoặc phiếu kín tại cuộc họp nhân dân hoặc họp các chủ hộ ở các đơn vị thôn, làng, ấp, bản rồi lập biên bản gửi Uỷ ban nhân đân xã, nếu không tổ chức họp được thì phát phiếu lấy ý kiến tới từng hộ gia đình; Quyết định của đa số sẽ được lấy làm quyết định chung mà nhân dân có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh Tuy nhiên, quyết định của nhân dân vẫn phải đảm bảo nguyên tắc đân chỉ

di đôi với pháp luật Do đó, ở cuối Chương III nay da quy định trường hợp: "Nếu

xét thấy quyết định của đa số không phù hợp với luật pháp và các quy định của chính quyền địa phương thì Uỷ ban nhân dân xã đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện xem xét, quyết định"

c Quyên được đóng góp ý kiến

Những việc nhân dân tham gia ý kiến, chính quyền xã quyết định và chịu

trách nhiệm, được quy định trong Chương IV (Điều 9, Điều 10), trong đó có §

loại công việc, đó là nhóm những công việc thuộc chức năng của chính quyền xã, bao gồm xây dựng chủ trương, chính sách về kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch quản lý việc sử dụng đất đai, khu dân cư, địa giới hành chính và việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã Những công việc này, về

chức năng và vai trò tổ chức thực hiện là thuộc về chính quyền, nhưng liên quan

Trang 24

Các phương thức tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo các văn bản, kế

hoạch của chính quyên xã được quy định trong Điều 10, gồm phát phiếu thăm đò tới từng hộ gia đình, họp nhân dân hoặc các chủ hộ, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, thảo luận, ghi biên bản gửi Uỷ ban nhân dân xã; đặt hòm thư góp ý

ä Quyền giám sát, kiểm tra

- Những việc nhân dân giám sát, kiểm tra được quy định trong Chương V

(Điều 11, Điêu 12) của QCTHDC ở xã, bao gôm 10 loại việc thuộc về hoạt động của chính quyên xã, từ việc thực hiện các chủ trương, kế hoạch cụ thể của địa phương đến việc quản lý các mặt kinh tế, tài chính, đất đai; thanh tra, kiểm tra,

giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện chính sách xã hội

Các phương thức thực hiện việc kiểm tra, giám sát chính quyền của đân

bao gồm: giám sát trực tiếp hoạt động và tư cách của đại biểu Hội đồng nhân dân; cử đại diện dự thính các kì hợp của Hội đồng nhân dân xã; thông qua các tổ chức đồn thể quần chúng; thơng qua Ban thanh tra nhân dân; trực tiếp đến gặp Uỷ ban nhân dân, kiến nghị, tố cáo theo quy định của pháp luật; yêu cầu chính quyền làm rõ, giải trình khi phát hiện những dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực, lãng phí v.v

Nếu như Chương IV quy định việc nhân dân tham gia đóng góp ý kiến cho

các chủ trương, quy hoạch, kế hoạch của chính quyên xã thì ở Chương V này đã quy định nhân dân kiểm tra kết quả của việc chính quyên xã thực thí những chủ

trương, kế hoạch dy

Qua đó, cho thấy cơ chế thực hiện quyên dân chủ gắn chặt với tính chất chịu trách nhiệm của chính quyền trước nhân dân, đông thời khẳng định nhán

dân là người trao quyên và cũng là người có quyên kiểm tra, giám sát những người được dân uỷ quyền

Để đảm bảo tính khả thi của các quy định, QCTHDC ở xã định ra những

nội dung chủ yếu thuộc quyên và trách nhiệm giám sát của dân đối với cán bộ

Trang 25

quyền thì chưa đủ Trên thực tế, cơ chế giám sát bằng con đường hành chính sẽ không có hiệu quả khi tình trạng quan liêu chưa được khắc phục Phải có sự bổ

sung, hỗ trợ bằng cơ chế dân chủ và tự quản thì mới có thể tránh được tình trạng

quan liêu và tăng cường ý thức trách nhiệm của chính quyền

2.2.3 Quy định về xây dựng cộng đông dân cư thôn, làng, ấp, bản

Thôn, bản tuy không phải là một cấp chính quyền nhưng là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư, nơi trực tiếp giải quyết các công việc nội bộ của cộng

đồng dân cư Những quy định về xây dựng cộng đồng dân cư thôn, bản nằm trong Chương VI, nhằm xây dựng quy chế tự quản của cộng đồng dân cư; tạo điều kiện cho sự quản lý của chính quyền cơ sở, phát huy mọi tiềm năng về nhân

tài vật lực và phục vụ đời sống xã hội của cộng đồng Việc bầu cử các tổ chức để quản lý cộng đồng do chính nhân dân tự quyết định theo đa số

Tuy nhiên, mọi hoạt động của cộng đồng phải nằm trong khuôn khổ sự

quản lý của chính quyên địa phương Vì vậy, QCTHDC ở xã đã quy định các cấp chính quyền địa phương, từ cấp tỉnh đến cấp xã, nhất là chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) có trách nhiệm trực tiếp trong việc phổ biến, giúp đỡ các thôn bản để xây dựng quy chế tự quản phù hợp với QCTHDC ở xã và pháp luật của Nhà nước

Những quy định chủ yếu của Chương này nhằm vào các nội dung:

Một là, cần xác định thôn, làng, ấp, bản không phải là cấp chính quyền Mọi hoạt động không áp dụng các quy định hành chinh mA theo quy chế tự quản

Hai là, nguyện vọng của nhân dân, thông qua ý kiến đa số, được thể hiện

qua hội nghị Đây là quy định bảo đảm sự bình đẳng, nhất là bình đẳng giữa các hộ dân

Ba la, tổ chức quản lý thôn, bản là tổ chức do đân bầu ra, không nắm

quyên hành chính mà chỉ thể hiện ý chí tập thể cộng đồng Vì vậy, mọi hoạt động của tổ chức này (chủ yếu là ban quản lý thôn, trưởng thôn) cần giữ đúng vị

Trang 26

Bốn là, hoạt động tự quản chủ yếu nhằm ào: giữ gìn đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau thực hiện pháp luật Nhà nước, trợ giúp trong sản

xuất, cùng nhau giữ gìn trật tự, an ninh, an tồn xã hội trong thơn, bản

2.2.4 Quy định về tổ chức thực hiện

Chương VII của QCTHDC ở xã đã quy định rõ những điều khoản thi hành

Quy chế ở các địa phương, trong đồ bao gồm phương châm tổ chức thực hiện và quy trình thực hiện Các quy định thể hiện rõ một số điểm sau:

Một là: Thực hiện phải từng bước

QCTHDC ở xã là nên tảng thực hiện đân chủ ở cộng đồng dân cư trong

xã Nó có giá trị lâu đài, vì vậy, việc triển khai quy chế cần bảo đảm đã làm phải thành công, đông thời, quy định rõ từng bước, bảo đảm phương cham ting budc

nhưng vẫn khẩn trương :

Hai là: Cán bộ, đẳng viên phải gương mẫu thực hiện

Trong QCTHDC ở xã có nhiều quy định điều chỉnh từng cá nhân, có thể là người có chức vụ, có thể là nhân dân Nhưng khi thực hiện, bao giờ và ở đâu cũng phải đo cán bộ, đảng viên có trách nhiệm thực hiện Có như vậy, quy chế mới đi vào thực tế

Ba là: Phải tuyên truyền, giáo dục rộng rãi QCTHDC ở xã do Nhà nước

ban hành để mở rộng quyền cho nhân dân Khi đán biết, dân hiểu thì dân mới tự giác thực hiện

Cũng trong Chương này, QCTHDC ở xã còn xác định rõ trách nhiệm của

các cấp chính quyền trong việc chỉ đạo triển khai QCTHDC ở xế và trách nhiệm

của các bộ, ngành trong việc tham gia chỉ đạo, hướng dẫn về các công tác

chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến những quy định trong nội dung QCTHDC

ở xã để tạo điều kiện cho việc thực hiện QCTHDC ở xã ở các địa phương

Trang 27

quyển cấp xã trong việc thực hiện những biện nháp tạo điều kiện cụ thể cho

nhân dân ở địa phương thực thị quyền lâm chủ, nhằm bước đầu hiện thực hoá phương châm “đân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" Sự ra đời của QCTHDC ở xã nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và cũng là đáp ứng đòi

hỏi khách quan và cấp thiết về vấn đẻ dân chủ của xã hội, nhất là ở khu vực nông

thôn Chính vì vậy, đây là một văn bản quy phạm pháp luật hợp lòng dân và rất

Trang 28

Chương H:

MOT SO KET QUA VE TỔ CHỨC TRIỂN KHAI QUY CHẾ

THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ TRONG BA NĂM (1998- 2001) | ˆ Cuộc khảo sát thực tế các địa phương về tình hình triển khai thực hiện QCTHDC ở xã trong khuôn khổ Đề tài được tiến hành từ tháng 9-2000 đến cuối năm 2001 Địa bàn khảo sát bao gồm: Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hà Nam, Hưng Yên, Thanh Hoá, Quảng Bình, Trà Vinh Trên địa bàn các tỉnh nói trên nhóm làm đề tài đã tiến hành khảo sát ở 15 xã và 2 phường Với mong muốn có một bức tranh tổng thể, khái quát về tình hình thực hiện QCTHDC ở xã trong phạm vi cả nước nên các địa phương được lựa chọn làm địa bàn khảo sát ở một mức độ nhất định, mang tính "đại điện" cho các địa phương có điều kiện, tình hình tương tự Ví dụ: Tuyên Quang đại điện cho nhóm tỉnh miền núi, có nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú; Hà Nam, Hưng Yên đại diện cho những

tỉnh đồng bằng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, kết hợp với phát triển các làng nghề tiểu thủ công truyền thống: thành phố Hạ Long và thị xã Trà Vinh đại

điện cho nhóm các phường ở các thành phố, thị xã; Thanh Hoá, Quảng Bình đại

diện cho nhóm các tỉnh miền Trung Ngay trong một tỉnh, nhóm nghiên cứu

Đề tài cũng lựa chọn các địa bàn có các điều kiện khác nhau với hy vọng có

được bức tranh khái quát về tình hình thực hiện QCTHDC ở xã của cả tỉnh Ví

dụ, khi khảo sát ở tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi đã lựa chọn 2 xã An Tường và

Hoàng Khai thuộc huyện Yên Sơn, là huyện giáp ranh với thị xã Tuyên Quang, được coi là "vùng đồng bằng" của tỉnh; 2 xã Hoà Phú, Yên Lập thuộc huyện Chiêm Hoá, là một huyện vùng cao, nơi có nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống với hình thức du canh, du cư còn phổ biến; đời sống kinh tế, văn hoá,

xã hội còn ở mức thấp so với các xã "vùng đồng bằng" Nhiều xã của huyện

Chiêm Hoá được Chính phủ xếp vào diện các xã đặc biệt khó khăn và là đối

tượng hỗ trợ trong Chương trình 135 của Chính phủ

Trang 29

hình thực hiện QCTHDC ở xã tại địa phương, về'các biện pháp đã triển khai, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Kết quả làm việc với chính quyền địa phương là việc thu thập các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn; các báo

cáo tổng kết công tác hàng năm, trong đó có tình hình thực hiện QCTHDC ở xã,

các báo cáo sơ kết riêng về kết quả thực hiện QCTHDC ở xã và các bản quy chế, quy ước cụ thể của mỗi địa phương Sau khi làm việc với chính quyên là bước tiếp xúc trực tiếp với người dan, phat Phiéu diéu tra và phông vấn, đàm thoại tuỳ

theo đối tượng Xác định rằng ý kiến người dân thể hiện trên Phiếu điều tra là tư

liệu quan trọng của Đề tài nên cán bộ khảo sát của Đề tài ln tn tđủ ngun

tắc đân chủ, khách quan, nguyên tắc về tinh đại điện trong quá trình khảo sắt, cố gắng tới mức tối đa để người dân có thể phản ánh một cách rrung thực, khách

quan, thẳng thắn những suy nghĩ, nhận xét, ý kiến, kiến nghị của mình về quá trình thực hiện QCTHDC ở xã tại địa phương Kết quả trên địa bàn 7 tỉnh, thành phố, nhóm nghiên cứu đã thực hiện được 447 phiếu khảo sát, trong đó Thanh Hoá 60 phiếu, Hà Nam 100 phiếu, Tuyên Quang 93 phiếu, Hưng Yên 100 phiếu,

Quảng Bình 20 phiếu, Quảng Ninh 41 phiếu và Trà Vinh 33 phiếu

Nhóm nghiên cứu đã kết hợp giữa việc xử lý các kết quả thể hiện trên Phiếu

điều tra với kết quả phòng vấn, trao đổi và các bản báo cáo tổng kết, sơ kết của

nhiều địa phương để có thể rút ra những nhận xét về tình hình tổ chức triển khai thực hiện QCTHDC ở xã

1 Công tác chỉ đạo và tuyên truyền, phổ biến Quy chế thực hiện dân

chủ ở xã tại các địa phương

1.1 Về chỉ đạo tổ chức triển khai QCTHDC ở xã

- Về nhận thức, qua các bản báo cáo của các địa phương và qua thực tế khảo sát cho thấy, nhìn chung, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong cả nước - ở những mức độ nhất định - đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp bách của việc thực hiện QCTHDC ở xã và coi đây là một chủ trương

lớn, là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, nhằm phát huy nội lực,

Trang 30

xây dựng chính quyển nói riêng và hệ thống chính trị nói chung

Ở phần lớn các địa phương, tổ chức đảng và chính quyền từ cấp tỉnh, thành phố đến cấp huyện, xã đã thực hiện nghiêm túc quy định về trách nhiệm trong

điều khoản thi hành Quy chế và các văn bản hướng dẫn để tổ chức triển khai

OCT HDC ở xế tại địa phương mình

Nhiêu địa phương đã xác định rõ việc triển khai thực hiện QCTHDC ở xã là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh, huyện đến thôn; thực hiện QCTHDC ởxã phải gắn với phát triển kinh tế

- xã hội, ổn định tình hình và thúc đẩy hoàn thành các nhiệm vụ chính trị ở địa phương; việc triển khai thực hiện QCTHDC ở xế phải đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất trong cấp ủy, chính quyển và phải đảm bảo thật sự đán chủ nội bộ trong

thảo luận, bàn bạc đến thống nhất chương trình, kế hoạch công tác, nội dung,

biện pháp triển khai công việc cụ thể khi đưa đến dân

- Việc chỉ đạo triển khai thực hiện QCTHDC ở xã ở cấp tỉnh, thành phố được tiến hành theo tinh thần Chỉ thị số 22/1998/CT-TTg ngày 15-5-1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai QCTHDC ở xã, bao gồm 2 bước:

Bước 1: chỉ đạo điểm ở 61 tỉnh, thành phố, thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ),

chọn điểm chỉ đạo (từ tháng 2 - 1998 đến cuối năm 1998) Rút kinh nghiệm từ

các điểm chỉ đạo và bồi dưỡng cán bộ để chuẩn bị triển khai diện rong

Bước 2: triển khai thực hiện Quy chế ở tất cả các xã, phường, thị trấn (từ

cuối nãm 1998 và quý I nam 1999 đến nay)

- Để lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ và làm tốt công tác tuyên truyền, ở 61 tỉnh, thành phố đều thành lập BCĐ thực hiện QCTHDC ở xế (mỗi BCĐ có từ 5 đến

11 thành viên) do Bí thư hoặc Chủ tịch UBND làm trưởng ban Các thành viên

gồm đại diện Ban Dân van, Ban Tổ chức đảng, Ban Tổ chức chính quyền, Mặt

Trang 31

khai thực hiện cụ thể, phân công, phân nhiệm từng thành viên; định kỳ giao ban

hàng tháng, hàng tuần, thường xuyên bám sất cơ sở nắm tình hình và chỉ đạo kịp x

thời

- Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản chỉ đạo thực hiện OCT HDC ở xã, bao gồm Chỉ thị số 30/CT-TW của Bộ Chính trị, Nghị định số

29/CP của Chính phủ, Chỉ thị số 22/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư-

số 03 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, các kế hoạch, chỉ thị về thực hiện

QCTHDC ở xã của địa phương, đây là khâu mở đầu nhằm làm cho cán bộ, đẳng

viên và nhân dân nhận thức rõ về thực hiện QCTHDC ở xã, trên cơ sở đó mới có thể thống nhất hành động, tích cực thực hiện, do vậy, khâu này được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chú trọng

- Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể của địa phương: Nhằm đảm bảo việc

triển khai QCTHDC ở xã phù hợp với tình hình thực tế địa phương và tránh

chồng chéo trong việc bạn hành văn bản chỉ đạo thực hiện, trong quá trình triển

khai, các địa phương đã chú trọng xây dựng, hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn cụ thể để đưa hoạt động của chính quyên cơ sở đi vào nền nếp Ở cấp tỉnh, thành

phố trực thuộc trung ương, các Tỉnh ủy, Thành ủy đều ra chỉ thị giao nhiệm vụ

cụ thể cho tổ chức đảng, chính quyền, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể UBND hoặc BCĐ tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai

chung và kế hoạch chỉ đạo điểm Trên cơ sở đó, các tỉnh, thành phố đã ¡n ấn hàng ngàn bộ tài liệu để cung cấp cho cán bộ từ tỉnh, thành phố đến cơ sở xã, phường Ở một số tỉnh đã phân công các ngành chức năng ban hành các văn bản

hướng dẫn Ví dụ: Sở Tài chính - Vật giá ban hành văn bản hướng dẫn công khai

tài chính và ngân sách xã; Sở Tư pháp hướng dẫn kỹ thuật soạn thảo các văn bản hành chính; Sở Văn hóa - Thông tin hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước

Ban Tổ chức chính quyền tham mưu cho tỉnh và giúp các xã chỉ đạo điểm xây

đựng các văn bản liên quan đến tổ chức và hoạt động của chính quyển xã, phường, các thôn, làng, ấp bản, tổ dân phố

Trang 32

của Thủ tướng Chính phủ, ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, mỗi

huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh và thị xã đều đã chọn từ 1 đến 2 xã, phường, thị trấn để chỉ đạo điểm Ở 61 tỉnh, thành phố, đến đầu năm 1999, các địa phương đều tiến hành sơ kết bước chỉ đạo điểm để nhân ra diện rộng Ở thời

điểm này, cả nước có 1.183 điểm chỉ đạo ! Nhìn chung, các điểm chỉ đạo đều là các xã, phường, thị trấn có Đảng bộ, chính quyên trong sạch, vững mạnh, đội

ngũ cán bộ tương đối vững, kinh tế phát triển, tình hình xã hội ổn định

- Triển khai thực hiện ở điện rộng: Từ cuối năm 1998 đầu năm 1999, các địa phương đã đồng loạt triển khai QCTNHDC ở xế ra diện rộng ở hầu khấp các

xã, phường, thị trấn Đến cuối năm 2001, OCTHDC ở xã đã được triển khai tại

gần 10.500 xã, phường, thị trấn? trong cả nước

Ở Hà Nội, đến tháng 4-1998, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức Hội nghị quán

triệt các văn bản của trung ương và thành phố về thực hiện QCDC ở cơ sở đến cán bộ chủ chốt của các'cơ quan đảng, chính quyên, Mặt trận và tổ chức đoàn thể của thành phố và các quận, huyện Sau khi có Nghị định 29/1998-CP của

Chính phủ về ban hành QCTHDC ở xã, các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể của thành phố, quận, huyện tiếp tục triển khai nhiều hội nghị phổ biến học tập, quán triệt đến cán bộ chủ chốt ở đơn vị xã, phường, thị trấn và

đưa nội dung học tập vào chương trình sinh hoạt hàng tháng của tổ chức đảng,

Mặt trận, các đoàn thể cơ sở Đến tháng 8-1998, hầu hết các đối tượng trên được

học tập từ 1 - 4 buổi Đến tháng 4-1999, sau Hội nghị sơ kết chỉ đạo điểm, hầu hết thành viên BCĐ, cán bộ cơ sở, trưởng phó các tổ chức Đảng, đoàn thể, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố đều được tập huấn, bồi đưỡng phương pháp triển khai

thực hiện QCTHDC ở xð để triển khai ra diện rộng ở tất cả các xã, phường, thị trấn” Riêng huyện Thanh Trì, theo báo cáo số 17/BC-BCĐ của Ban chỉ đạo thực

hiện QCDC của huyện, để giúp đội ngũ cán bộ chủ chốt trên địa bàn nắm được tỉnh thần các văn bản chỉ đạo và nội dung QCTHDC ở xã, đã có 4 cuộc họp cho

' Báo cáo tình hình sau 2 năm thực hiện QCDC của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, số 37/BC ngày 21-01-2001 ? Báo cáo sơ kết việc thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TW từ 1998-2001 của Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC Trung ương số 04/BC-BCĐQCDCTW ngày 15-01-2002

Trang 33

cán bộ cấp huyện, với tổng số 256 người; 3 hội nghị cho cán bộ xã, thị trấn với

tổng số 209 người; 14 hội nghị cho cán bố hai đơn vị làm điểm với tổng số 363

người

Ở tỉnh miền núi như Yên Bái, từ tháng 3-1998, tỉnh đã thành lập BCĐ, quán

triệt nội đung Chỉ thị 30/CT-TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị 22/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản liên quan đến lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, Mặt trận, các tổ chức đoàn thể và xây dựng kế hoạch chỉ đạo ở 3 cơ $ở

Tháng 9-1998, tỉnh mở hội nghị sơ kết việc triển khai học tập, quán triệt các văn

bản về QCTHDC ở xã Tháng 3-1999, sơ kết chỉ đạo điểm và nhân ra điện rộng

Nhìn chung, đến hết quý I năm 1999, phần lớn các địa phương đã triển khai

QCTHDC ở xã trên điện rộng ở hầu khắp các xã, phường, thị trấn trên địa bàn

1.2 Về tuyên truyền, phổ biến nội dung QCTHDC ở xã

Ở một số địa phương, công tác tuyên truyền, phổ biến về QCTHDC ở xã đã được triển khai dưới nhiều hình thức sinh động, phong phú Ở tất cả các tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương, Thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy đều tổ chức Hội nghị học tập Chỉ thị số 30/CT-TW của Bộ Chính trị và Nghị định 29/1998-

CP của Chính phủ cho cán bộ lãnh đạo các ngành, các cấp từ tỉnh, thành phố

đến xã, phường, thị trấn Một số tỉnh đưa nội dung Chỉ thị 30/CT-TW của Bộ Chính trị và QCTHDC ở xã vào chương trình các lớp bồi dưỡng của trường chính

trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng cán bộ cấp huyện

Với nhiều hình thức khác nhau, các địa phương đã chú trọng phổ biến,

tuyên truyền và tổ chức cho nhân dân học tập, nắm vững nội dung và thực hiện QCTHDC ở xã Một số tỉnh miền núi và đồng bằng sông Cửu Long đã tổ chức

các đội thông tin lưu động đến các vùng sâu, vùng xa Các tỉnh: Cà Mau, Bạc

Liêu, An Giang tổ chức các xuồng đón dân đi họp Ở những tỉnh có đông đồng

bao dan toc thiéu sé (Dak Lak, Kon Tum, Tra Vinh, Ha Giang, Cao Bằng ) đã dịch QCTHDC ở xã ra tiếng dân tộc thiểu số, kết hợp với lực lượng bộ đội biên

Trang 34

phòng để đưa QCTHDC ở xã đến với nhân đân vùng biên giới, hải đảo, vùng

sâu, vùng xa Các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Phú Thọ, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP

Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Trà Vinh, Hà Nội nhờ có nhiều biện pháp tốt nên tỉ lệ dân tham gia học tập cao (trên 80%)” Có địa phương đã in hàng nghìn bản

OCTHDC ở xã đưới dạng số tay để phát đến tận hộ gia đình Thanh Hóa, Long

An in bộ sách về QCTHDC ở xã và hàng ngàn tờ bướm, tờ rơi in nội dung QCTHDC ở xã để phát tới từng hộ gia đình Cân Thơ in 450 ngần trang tài liệu về QCTHDC ở xế, TP Đà Nẵng, Nha Trang và các tỉnh Đồng Tháp, Tây Ninh, Bac Giang ¡n tóm tắt nội dung QCTHDC ở xã gửi tới hộ gia đình Thãi Nguyên ¡n 8.000 tài liệu gửi tới xóm, bản, tổ dân phố, Quảng Bình in cuốn Các văn bản

về QCTHDC ở xã gồm 24 loại văn bản gửi tới xã, phườngŠ

Ở Nghệ An, ngoài các hình thức tuyên truyền như phổ biến tài liệu qua cuộc họp của cộng đồng dân cư, qua hệ thống phát thanh truyền hình, truyền

thanh, rút gọn tài liệu cho đễ nhớ, dễ thuộc và gửi đến từng hộ gia đình, BCĐ đã

4p dụng một số biện pháp tuyên truyền để nhân dân dé tiếp nhận hơn như chuyển

thể nội dung QCTHDC ở xã bằng hình thức bởi - đáp thông qua các làn điệu dân ca xứ Nghệ, in thành 500 băng cát sét bằng hai thứ tiếng Kinh và Thái gửi

tới 468 xã miền núi của tỉnh để phát qua đài truyền thanh xã Tổ chức cuộc thi

tìm hiểu QCTHDC ở xã với hai hình thức thi viết (bắt buộc đối với cán bộ xã,

phường, trưởng thôn, trưởng xóm, trưởng bản) và thi qua sân khấu theo các nội

dung (màn chào hỏi, hiểu biết về QCTHDC ở xã, giải quyết tình huống, trả lời câu hỏi phụ của Ban giám khảo) và một tiểu phẩm văn nghệ tuyên truyền Cách làm trên của Nghệ An đã có tác dụng tốt đối với cán bộ chính quyền cơ sở và

góp phần tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân

* Kết quả khảo sát thực tế ở các xã thuộc các tỉnh Hà Nam, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Hưng Yên, Trà Vinh, Quảng Ninh, Quảng Bình với 447 người được

hỏi về các hình thức và thời gian được biết thông tin về QCTHDC ở xứ như sau:

Trang 35

Nội dung Thanh | Tuyên Hà Quang | ‘Hung | Quảng Tra Téng Hoa Quang Nam |_ Minh Yên Bình Vinh hợp ` chung | Phương tiện thông tin - - Đọc báo 41/60 | 65/93 | 34/100 | 21/41 | 58/100 | 10/20 14/33 | 243/447 68,33 | 69,89 34,0 51,22 58,0 50,0 42,42 54,36 - Nghe đài phát thanh 45/60 | 70/93 | 51/100 | 15/41 | 77/100 | 17/20 | 10/33 | 285/447 75,0 75,27 51,0 36,59 77,0 85,0 30,3 63,76 - Qua đài phát thanh | 25/60 | 30/93 | 95/100 [ 5/41 | 94/100 | 20/20 2/33 | 271/447 của xã, phường 41,67 | 32,26 95,0 12,2 94,0 100,0 6,06 60,63 - Xem truyền hình 52/60 | 74/93 | 68/100 | 16/41 | 81/100,| 20/20 | 13/33 | 324/447 86,67 | 79,57 68,0 65,85 81,0 100,0 | 39,39 72,48 - Truc tiếp đọc bản Quy | 48/60 | 69/93 | 14/100 | 27/41 | 59/100 | 15/20 | 24/33 | 259/447 chế 80,0 | 74,19 | 140 | 65,85 | 590 | 750 | 7273 | 5794 Hình thức phổ biển + Do ¢o quan 13/60 | 19/93 | 10/100 | 24/41 | 5/100 | 1/20 | 22/33 | 94/447 21,67 | 20,43 10,0 58,54 5,0 5,0 66,67 21,03 + Chính quyền tổ chức 53/60 | 76/93 | 30/100 | 9/41 | 94/100 | 20/20 8/33 | 288/447 88,33 | 81/72 30,0 21,95 94,0 100,0 | 24,24 64,43 + Thôn, xóm, bản 54/60 | 88/93 | 93/100 | 17/41 | 82/100 | 19/20 4/33 | 357/447 90,0 94,62 93,0 41,46 82,0 95,0 12,12 79,87 + Cac doan thé 36/60 | 51/93 | 18/100 | 6/41 | 76/100 | 18/20 800 | 5484 | 180 | 1463 | 760 | 90,0 | 1212 | 46,76 4/33 | 209/447

Qua đó cho thấy tỉ lệ chung về số người được biết QCTHDC ở xã thông qua

cuộc họp thôn, xóm, tổ dân phố chiếm tỉ lệ cao nhất (79,87%), xem truyền hình 72,48%, nghe đài phát thanh 63,76% Được phổ biến bằng văn bản do cấp xã

ban hành 59,28%, cấp huyện ban hành 49,67%, cấp tỉnh 46,31% Thời gian được biết QCTHDC ở xã có 187/447 người được hỏi (41,83%) biết từ tháng 9-1998,

Thông qua thực hiện QCTHDC ở xế trong các tầng lớp nhân đân, sự hiểu biết về vấn đẻ đân chủ bước đầu được nâng cao, đại bộ phận cán bộ, đảng viên và

nhân dân nhận thức được việc xây dựng và thực hiện QCTHDC ở xã là đúng đắn

và hợp với lòng đân, đồng thời xác định rõ hơn về quyền làm chủ của dân bao

gồm dân chủ đại điện và dân chủ trực tiếp, nội dung cụ thể của những việc mà

người dân được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra và hình thức để thực

hiện những nội dung này Qua kết quả khảo sát với 447 người được hỏi có 394 người (88,2%) cho rằng thời điểm ban hành QCTHDC ở xã là đúng lúc, trong đó có một số địa phương, như Hà Nam, Hưng Yên, Quảng Bình có 100% số người

được hỏi cho là đúng lúc, Trà Vinh 21 người (60,1%) cho là QCTHDC ở xã ban

hành muộn Về nội dung QCTHDC ở xã, trong số 447 người được hỏi, có 409 người (91,4%) cho rằng nội dung QCTHDC ở xã là đầy đủ và 389 người (87,1%)

cho là hợp lý Phần lớn những người trả lời bằng Phiếu điều rra đã nhận thức được rằng dân chủ phải đi đôi với kỉ cương, quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ,

trách nhiệm của công dân

Trang 36

hệ thống chính trị cơ sở, phần lớn đã xác định được trách nhiệm của mình ở cương vị được giao; chức năng, nhiệm vụ, vai trò của người cán bộ được nhân

dân bầu ra, đồng thời ý thức rõ hơn về quyên làm chủ của nhân dân

2 Tình hình tổ chức triển khai các nội dung cụ thể của QCTHDC ở xã tại các địa phương

2.1 Việc thực hiện các nội dung "dân biết, dân ban, dan lam, dan kiểm

tra"

Trong QCTHDC ở xã có quy định 14 việc chính quyền phải thông tin kip thời và công khai để dân biết, 6 việc dân bàn và quyết định trực tiếp, 8 việc nhân

dân tham gia ý kiến trước khi chính quyền quyết định, 10 việc nhân dân giám sát, kiểm tra Những nội dung cơ bản của QCTHDC ở xã được triển khai rong

khắp ở các xã, phường, thị trấn Theo nhận định cia BCD thực hiện QCDC Trung ương, nhìn chung, các địa phương đã thực hiện được từ 60 - 70% nội dung các quy định trong QCTHDC ở xã” Cụ thể như sau:

2.1.1 Những việc cần thông báo cho dân biết

Ở các địa bàn khảo sát, phần lớn chính quyên các xã, phường, thị trấn đã

thông báo cho dân những vấn để chủ yếu, cơ bản nhất, gắn liên với đời sống cộng đồng dân cư Trong số 14 việc quy định cần thông báo cho dân biết, nhiều

địa phương đã thực hiện được từ §-11 việc như chính sách, pháp luật của Nhà nước; các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến việc làm, quyền lợi và nghĩa vụ công dân, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; thu chỉ ngân sách xã, phường; xây dựng cơ bản; sử dụng đất đai; kế hoạch cho vay vốn xóa đói giảm nghèo; giải quyết việc làm; xây đựng làng văn hóa; xây dựng nếp sống mới ở khu dân

cư, công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội Kết quả khảo sát trên 447 Phiếu điều tra cho thấy, có 4 nội dung được nhiều người đánh giá đã thực hiện tốt việc

thông báo cho dân là kế hoạch vay vốn xoá đói giảm nghèo:412 người (92,17%);

cơng tác văn hố - xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội: 406 người (90,83%); chính sách pháp luật, thủ tục hành chính: 402 người (89,93%); kế hoạch phát triển kinh tế sử dụng đất đai: 331 người (70,05%) Ở Hà Nội đã thực hiện công

khai 14 việc đối với xã và 17 việc đối với phường Riêng đối với cấp phường, khi

triển khai gặp khó khăn ở 2/17 nội dung cần thông báo cho nhân đân, vì còn phụ thuộc vào các ngành và thành phố, như công khai quy hoạch chỉ tiết xây dựng đô thị liên quan đến phường Việc này phụ thuộc nhiều vào công tác duyệt và

Trang 37

công bố quy hoạch của thành phố Hoặc việc làm mới, sửa chữa điện, đường, cấp

thoát nước, điện thoại, chặt tỉa cây xanh Đây là những việc do cơ quan chức

năng đảm nhiệm Về những việc này, mặc dù UBND thành phố đã có quy định

các cơ quan này phải thông báo cho chính quyền phường biết để chính quyền chủ động thông báo cho nhân dân, nhưng còn có nhiều cơ quan không thực

hiện

Việc thông báo cho dân biết được thực hiện bằng nhiều hình thức: thông qua các cuộc họp cán bộ cốt cán ở xã, tiếp xúc cử tri trước và sau kì họp HĐND, truyền đạt thông tin cho trưởng thôn, bản, tổ trưởng cụm dân cư, khu phố, tổ dân phố, sau đó phổ biến đến hộ dân trong các cuộc họp Nhiều xã, phường, thôn đã thông báo qua hệ thống truyền thanh Đáng chú ý là một số địa phương đã truyền thanh trực tiếp các kỳ họp HĐND xã, phường để nhân dân biết Ngồi ra cịn thơng báo qua hội nghị các đoàn thể hoặc đội ngũ báo cáo viên của xã, thôn

Nhiều xã đã xây dựng zử sách pháp luật để nhân dân đến tham khảo; niêm yết tại trụ sở UBND xã, thôn một số văn bản cần công khai như quy định hướng dẫn của địa phương về thủ tục hành chính, lịch tiếp dân; đự toán, quyết toán thu chi

các loại quỹ của xã, phường .- Tuy nhiên, hình thức chủ yếu vẫn là phổ biến qua

cuộc họp và qua hệ thống truyền thanh xã, phường

Kết quả khảo sát những việc mà chính quyền xã (phường) đã thông báo

công khai (trên tổng số 447 người được hỏi):

Nội dung Thanh | Tuyên Hà Quảng | Hưng Quảng Trà Tổng

Trang 38

Kết quả khảo sát trên 447 phiếu điều tra cHo thấy việc thông báo công khai về kế hoạch vay vốn sản xuất xoá đói giảm nghèo chiếm tỉ lệ chung cao

nhất (92,17%), tiếp đó là vẻ thông báo công khai công tác văn hóa - xã hội,

phòng chống tệ nạn xã hội (90,83%), chính sách pháp luật, thủ tục hành chính

(89,93%) kế hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch sử dụng đất đai 70,5% -

Về hình thức thông báo công khai, hình thức phổ biến qua cuộc họp ở các địa phương đều chiếm tỉ lệ cao: Hưng Yên 100% số người được hỏi (100 người) cho biết đã được chính quyển địa phương thông báo các công việc thông qua hình thức này; Thanh Hóa: 58/60 người (96,6%), Tuyên Quang: 88/93 người

(94,6%), Quảng Ninh: 35/40 (85,4%) Hình thức niêm yết công khai được ít người đánh đấu( 153/447- 34,23%)

Nhận xét của nhân dân ở các địa phương về việc chính quyền thực hiện

thông báo công khai: trong tổng số 447 người được hỏi, có 361 người(80,7%) cho rằng chính quyển địa phương đã thông báo tương đối đầy đủ các nội dung cần thiết cho nhân dân; 76 người (17%) cho rằng chưa được thông báo đây đủ

2.1.2 Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp:

Ở một số địa phương, 6 việc dân bàn và quyết định trực tiếp ở cấp xã, phường làm khá tốt, thể hiện được tính dân chủ, động viên được nhân dân trong việc bàn và quyết định trực tiếp những vấn đề như sửa chữa, xây dựng mới các

công trình cơ sở phúc lợi công cộng theo phương châm “Nhờ nước và nhân đân càng làm”; xây dựng trường học, nhà văn hóa thôn; hệ thống giao thông thôn, xóm; điện nông thôn, điện chiếu sáng; các quỹ: khuyến học, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt; xây dựng hương ước, quy ước; thành lập Ban giám sát

theo từng công trình; bầu cử trưởng thôn, trưởng bản v.v

Điều đáng chú ý là ở hầu khắp các địa phương, chính quyền đã tổ chức cho

Trang 39

Sóc Trăng ); Thanh Hóa 98,7%, Nam Định 89%; nơi thấp nhất là 67,8%Ẽ Có

những địa phương đã chú trọng cả về số lượng và chất lượng của các quy chế, quy ước, hương ước Ví dụ như ở tỉnh Yên Bái, theo đánh giá của Tỉnh uỷ, có

2.168/2.319 (93,4%) thôn, bản, tổ dân phố xây dựng được hương ước, quy ước,

trong đó có 751 thôn, bản, tổ dân phố có quy ước, hương ước đạt chất lượng tốt

Ở huyện Gia Lâm (Hà Nội), theo Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện QCDC ở cơ sở số 06/BC-HU, tính đến cuối năm 2001, toàn huyện đã có 89 quy chế và 211 quy

ước cụ thể đã được phê chuẩn và ban hành tạm thời để đưa vào thực hiện Nhìn

chung, việc xây đựng quy chế, quy ước của phần lớn các địa phương đã được tiến hành trên tỉnh thần bàn bạc, dân chủ, công khai, với sự tham gia của nhân dan, chú trọng bảo đảm 4 nguyên tắc: không trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; sát với tình hình thực tế địa phương, tập trung vào những vấn đề

cơ bản, bức xúc và yêu cầu chính đáng của nhân dân; tuân thủ quy trình; bảo đảm phát huy dân chủ, trí tuệ của nhân dân

* Kết quả khảo sát về những việc dân bàn và quyết định trực tiếp có tỷ lệ cao:

Nội dung Thanh | Tuyên Hà Quảng | Hưng | Quảng Trà Tổng

Hoá Quang Nam Ninh Yên Bình Vinh hợp chung _ - Mức đống góp xây dựng | 57/60 85/93 100/100 | 30/41 | 99/100 | 20/20 | 28/33 | 419/447 các công trình trong xã, | 95,0% | 81,3% 100% | 73,2% | 99.0% | 100% 85,0% | 93,74% phường - Lập, thu, chi các quỹ 46/60 79/93 | 35/100 | 19/41 | 94/100 | 20/20 | 13/33 | 306/447 66,6% j 64.9% | 35,0% | 46.3% | 94.0% | 100% | 394% 68,46% - Lập ban giám sát công | 53/60 84/93 | 99/100 | 24/41 | 98/100 | 20/20 | 20/33 | 398/447 trình xây dựng do dân 88.3% | 903% | 99,0% | 58,5% | 980% | 100% | 61 0% | 89,04% - Các công việc của thôn, | 45/60 81/93 | 49/100 | 27/41 | 96/100 | 20/20 | 14/33 | 332/447 làng, ấp, bản 75,0% | 870% | 490% | 660% | 96,0% | 100% Ì 424% 74,27%

- Hình thức chủ yếu để tiến hành xây đựng các quy chế, quy ước ở các địa phương là thông qua cuộc họp đại diện các hộ dân, họp đội ngũ cán bộ cốt cán hoặc những người dân có quyền lợi liên quan trực tiếp Riêng với đối tượng là

nhân dân, hình thức góp ý kiến ở Thanh Hóa có 24/34 người (70,59%), Tuyên Quang có 46/60 (76,67%), Hà Nam 4/64 (6,25%), Hưng Yên 45/76 (59,21%), Quảng Bình 8/11 (72,73%), Trà Vinh 7/33 (21,21%)

* Báo cáo của Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC Trung uong, TL dd

Trang 40

2.1.3 Những việc dân tham gia ý kỉ ién, HĐND, UBND xã quyết định: Qua báo cáo sơ kết của các địa phương + và kết quả khảo sát thực tế cho thấy, những nội dung mà HĐND và UBND thực hiện tốt và duy trì thường xuyên nhất trong việc tổ chức lấy ý kiến của dân trước khi quyết định tập trung chủ yếu vào một số nội dung như: kế hoạch sử dụng các khoản đóng góp của dân; giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND xã; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,

sử dụng đất đai; quy hoạch khu dân cư quy hoạch

- Hình thức chủ yếu là tổ chức hội nghị ở thôn, khu phố để đân bàn, tham

gia ý kiến; thông qua đội ngũ cốt cán, họp các đoàn thể ở thôn, tổ dân phố ˆ Kết quả khảo sát về những công việc của địa phương mà chính quyền lấy ý kiến nhân dân trước khi quyết định:

Nội dung Thanh | Tuyên Hoa Quang Nam Hà Quang | Hung | Quang Tra Téng

Ninh Yén Binh Vinh hợp chung Giới thiệu người ứng cử | 55/60 88/93 91/100 | 35/41 | 100/100 | 20/20 29/33 | 418/447 đại biểu HĐND xã 916% | 94,6% | 910% | 854% | 100% | 100% | 88.0% 93,51% Kế hoạch sử dụng các | 56/60 88/93 99/100 | 31/41 | 96/100 | 20/20 20/33 | 410/447 khoan đóng góp của dân | 933% 94/6% | 99,0% | 75,6% | 96.0% 100% | 61,0% | 91,72% Kế hoạch phát triển KT- | 54/60 | 86/93 | 28/100] 17/41 98/100 | 20/20 | 14/33 | 317/447 XH, quy hoạch sử dụng | 90,0% 92,4% | 28,0% | 41,5% | 98,0% | 100% 42,4% | 70,92% đất đai Quy hoạch khu dân cư 73.3% 44/60 84/93 17/100 | 15/41 | 90/100 | 20/20 12/33 | 282/447 90,3% 17.0% | 37,0% | 90.0% | 100% 36,3% | 63,09% Phương án đền bù giải | 44/60 60/93 26/100 | 21/41 | 84/100 | 15/20 16/33 | 266/447 phéng mat bang 73.3% 64,5% 26.0% | 51,2% | 84,0% | 75.0% 48.5% | 59,51% Các nội dung khác 50,0% 30/60 35,4% 33/93 25/100 | 10/41 | 84/100 | 4/20 8/33 194/447 25.0% j 24.4% | 84,0% | 200% 24,2% | 43,40% Hình thức hỏi ý kiến - Qua họp dân 86,6% 52/60 90/93 90/100 | 29/41 | 92/100 | 20/20 20/33 | 393/447 98,7% 90,0% | 71,0% | 920% | 100% 61,0% | 87,92% - Qua HĐND xã, phường 91,6% 55/60 87.0% 81/93 10/100 | 21/41 | 88/100 | 15/20 17/33 | 287/447 40,0% | 51,2% | 88,0% | 75,0% 520% | 642% - Qua họp đại biểu nhân | 53/60 75/93 10/100 | †9/41 | 90/100 | 15/20 19/33 | 281/447 dân 88.3% | 80,6% 10,0% | 46,3% | 90,0% | 75,0% 58,0% | 62,86% - Qua hòm thư góp ý kiến 13/60 28/93 47/100 | 0/41 0/100 5/20 1/33 94/447 21,6% 304% | 47,0% 0% 0% 25,0% | 3.0% 21,03%

d 10 việc dân giám sát và kiểm tra

- Dân giám sát, kiểm tra việc thực hiện của chính quyền cơ sở chủ yếu là: thực hiện Nghị quyết của HĐND; các quyết định của UBND); hoạt động của đại biểu HĐND trên địa bàn; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; đóng góp và sử dụng quỹ của nhân dân; kết quả thanh tra, kiểm tra giải quyết các vụ việc tham

Ngày đăng: 29/08/2014, 15:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w