1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyên lý của chủ nghĩa mac lenin vấn đề gia đình

36 5,8K 72

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 66,21 KB

Nội dung

Nguyên lý của chủ nghĩa MacLêNin về vấn đề gia đình, khái quát khái niệm, vị trí vai trò của gia đình, các chức năng cơ bản của gia đình vấn đề gia đinh tại Việt Nam, định hướng phát triển 2.1. Sự hình thành gia đình ở Việt Nam 2.2. Thực trạng về gia đình Việt Nam 2.2.1. Tích cực 16 2.2.2. Hạn chế 16 2.2.3. Nguyên nhân hạn chế 17 2.3. Những định hướng và nội dung xây dưng gia đình mới ở Việt Nam 19 2.3.1. Định hướng 19 2.3.2. Nội dung 23

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Tiểu luận thuyệt trình môn:

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa

Trang 3

Danh sách phân công nhiệm vụ

1 Lê Hải Đăng 33131025824 Làm + phản biện 2.1

2 Phạm Nguyễn Viễn Đông 33131026245 Làm + phản biện 2.2.1

3 Nguyễn Thành Dương 33131025337 Làm power point + phản

7 Nguyễn Minh Hoàng 33131025544 Làm + phản biện 2.2.2

8 Trần Minh Hoàng 33131025572 Làm + phản biện 1.2.1

9 Lê Tuấn Khiêm 33131026331 Làm + phản biện 1.1.4

10 Trương Hoàng Khoa 33131025266 Làm + phản biện 2.3.1

11 Phạm Thị Kim Ngân 33131025933 Làm power point + phản

biện phần II

12 Nguyễn Trung Phước 33131025284 Làm + phản biện 2.2.3

13 Nguyễn Kim Sơn 33131026080 Làm + phản biện 1.1.3

14 Nguyễn Văn Tâm 33131026299 Làm + phản biện 2.3.2

15 Võ Thị Minh Tâm 33131026153 Thuyết trình + phản biện

18 Nguyễn Văn Tín 33131026298 Làm + phản biện 1.2.2

19 Nguyễn Minh Đức 33131025278 Làm kết luận + phản biện

Trang 4

STT Họ và tên MSSV

1 Lê Hải Đăng 33131025824 x x x

2 Phạm Nguyễn Viễn Đông 33131026245 x x x

9 Lê Tuấn Khiêm 33131026331 x x x

10 Trương Hoàng Khoa 33131025266 x x x

11 Phạm Thị Kim Ngân 33131025933 x x x

12 Nguyễn Trung Phước 33131025284

13 Nguyễn Kim Sơn 33131026080

14 Nguyễn Văn Tâm 33131026299 x x x

Trang 5

Nhận xét của giảng viên

Nhận xét Điểm

………

………

………

……….

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 6

Mục lục

Trang 7

Lời mở đầu

Gia đình là hình thức xã hội thu nhỏ và là hình thức tổ chức đặc biệt chỉ có ở loài người Gia đình được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu trên cơ sở hôn nhân và huyết thống Yếu tố căn bản không chỉ mang yếu tố là tình cảm , huyết thông mà gia đình chính là một bộ phận kinh tế thu nhỏ với việc tiêu dùng hay sản xuất…Mac lê nin đã là người góp phần giúp chúng ta nhìn nhận một cách sâu sắc hơn bản chất, vai trò của gia đình đối với xã hội cũng như sự phát triển của nền kinh tế

Bài tiểu luận dưới đây sẽ nêu rõ các quan điểm của Mác – Lenin về vấn đề gia đình Bài tiểu luận còn vấn đề gì sai sót, mong cô góp ý để bài tiểu luận có thể hoàn chỉnh hơn

Nhóm 5 xin chân thành cảm ơn cô

Trang 8

I. Quan điểm của chủ nghĩa Mac-LeNin về gia đình

1.1. Gia đình, mối quan hệ gia đình và xã hội.

1.1.1.Khái niệm

Gia đình là một tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, qua hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên

Gia đình là một hình ảnh thu nhỏ cơ bản nhất của xã hội, gia đình hình thành

từ rất sớm và trải qua 1 quá trình phát triển lâu dài

Lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều hình thức gia đình: gia đình huyết tộc, gia đình đối ngẫu, gia đình một vợ một chồng

1.1.2.Đặc trưng và các mối quan hệ cơ bản của gia đình.

Quan hệ hôn nhân là một quan hệ cơ bản của sự hình thành, tồn tại và phát triển gia đình.

Hôn nhân là một hình thức quan hệ tính giao giữa nam và nữ, nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm và nhằm duy trì, phát triển nòi giống Đây là mối quan hệ cơ bản nhất của sự hình thành, tồn tại và phát triển gia đình Cùng với sự phát triển của lịch sử, hôn nhân có sự biến đổi về hình thức và tính chất Như mọi quan hệ xã hội khác, hôn nhân luôn chịu sự chi phối của quan hệ kinh tế và bản chất chế độ xã hội Vì vậy, trong bất cứ thời đại nào hôn nhân cũng có thể và cần phải được xã hội thừa nhận Cơ sở trực tiếp cho hôn nhân là tình yêu

Tình yêu là sự phù hợp về tâm lý, sức khỏe, trạng thái tình cảm và lối sống của hai người khác giới trước khi đi đến hôn nhân Tuy nhiên, ở mỗi thời đại, mỗi giai cấp, mỗi dân tộc… tình yêu cũng có những chuẩn mực và biểu hiện riêng

Quan hệ huyết thống là quan hệ cơ bản đặc trưng của gia đình

Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa bố mẹ và con cái nhằm xác định vị trí của mỗi thành viên trong gia đình, trong thân tộc Đây cũng là quan hệ cơ bản của gia đình

Trang 9

Quan hệ huyết thống cũng có những thay đổi theo tiến trình lịch sử, cũng chịu sự chi phối của kinh tế, văn hóa của mỗi thời đại

Quan hệ quần tụ trong cùng một không gian sinh tồn

Quan hệ quần tụ là quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, trong một khoảng không gian nhất định, nhằm tạo điều kiện thuận lợi chăm sóc lẫn nhau để cùng tồn tại

Từ sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội nên không gian sinh tồn của con người có xu hướng mở rộng, song nhu cầu quần tụ của các thành viên trong gia đình vẫn luôn đặt ra

Quan hệ nuôi dưỡng giữa các thành viên và thế hệ thành viên trong gia đình

Quan hệ nuôi dưỡng là trách nhiệm chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình nhằm duy trì nòi giống và để cùng tồn tại Đây là nghĩa

vụ đồng thời còn là quyền lợi thiêng liêng của các thành viên trong gia đình

Xã hội phát triển có sự quan tâm nhất định đối với các thành viên gia đình như: Bảo hiểm, chăm sóc y tế, dưỡng lão… nhưng cũng không thể hoàn toàn thay thế chức năng của các thành viên trong gia đình

1.1.3.Vai trò, vị trí và quan hệ giữa gia đình và xã hội.

Gia đình là tế bào của xã hội.

Gia đình có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, là nhân tố tồn tại và phát triển của xã hội, là nhân tố cho sự tồn tại và phát triển của xã hội Gia đình như một tế bào tự nhiên, là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không tồn tại và phát triển được Chính vì vật, muốn xã hội tốt thì phải xây dựng gia đình tốt

Tuy nhiên mức độ tác động của gia đình đối với xã hội còn phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội Trong các chế xã hội dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sx, sự bất bình đẳng trong quan hệ gia đình, quan hệ xã hội đã hạn chế rất lớn đến sự tác động của gia đình đối với xã hội

Trang 10

Trình độ phát triển của xã hội quy định hình thức tổ chức, quy mô và kết cấu của gia đình

Quan điểm duy vật lịch sử đã chỉ ra rằng, gia đình là những hình thức phản ánh đặc thù của trình độ phát triển king tế Trong tiến trình lịch sử nhân loại, các phương thức sản xuất lần lượt thay thế nhau, dẫn đến sự biến đổi về hình thức tổ chức, quy mô và kết cấu gia đình Từ gia đình tập thể – với hình thức quần hôn, huyết thông; gia đình cặp đôi với hình thức hôn nhân đối ngẫu; đến gia đình cá thể với hình thức hôn nhân một vợ một chồng Từ gd một vợ một chồng bất bình đẳng sang gia đình một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng Tất cả những bước tiến trong gia đình đều phụ thuộc vào những bước tiến trong sản xuất, trong trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi thời đại lịch sử

Đặc điểm, đạo đức, lối sống trong gia đình cũng bị chi phối bởi những quan hệ xã hội Vì vây, trong mỗi chế độ xã hội khác nhau, có quan điểm khác nhau về tiêu chuẩn đạo đức, lối sống …

Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội

Mỗi cá nhân chỉ có thể sinh ra trong gia đình Không thể có con người sinh ra từ bên ngoài gia đình Gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân Và cũng chính trong gia đình, mỗi cá nhân sẽ học được cách cư xử với người xung quanh và xã hội

Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc

Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội Chỉ trong gia đình, mới thể hiện mối quan hệ tình cảm thiêng liêng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái

Gia đình là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc những công dân tốt cho xã hội Sự hạnh phúc gia đình là tiền đề để hình thành nên nhân cách tốt cho những công dân của xã hội Vì vậy muốn xây dunwjg xã hội thì phải chú trọng xây dựng gia đình Hồ chủ tịch nói: “Gia đình tốt thì xã hội tốt, nhiều gia đình tốt cộng lại thì làm cho xã hội tốt hơn”

Trang 11

Xây dựng gia đình là một trách nhiệm, một bộ phận cấu thành trong chỉnh thể các mục tiêu phấn đấu của xã hội, vì sự ổn định và phát triển của xã hội.

Thế nhưng, các cá nhân không chỉ sống trong quan hệ gia đình mà còn có những quan hệ xã hội Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viên của xã hội Không thể có con người bên ngoài xã hội Gia đình đóng vai trò quan trọng để đáp ứng nhu cầu về quan hệ xã hội của mỗ cá nhân

Ngược lại, bất cứ xã hội nào cũng thông qua gia đình để tác động đến mỗi cá nhân Mặt khác, nhiều hiện tượng của xã hội cũng thông qua gia đình mà có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng, đạo đức, lối sống

1.1.4.Chức năng cơ bản của gia đình.

Một là, chức năng tái sản xuất ra con người

Tái sản xuất ra chính bản thân con người là một chức năng cơ bản và riêng có của gia đình Chức năng này bao gồm các nội dung cơ bản: tái sản xuất, duy trì nòi giống, nuôi dưỡng nâng cao thể lực, trí lực bảo đảm tái sản xuất nguồn lao động và sức lao động cho xã hội

Hoạt động sinh con đẻ cái của con người trước hết xuất phát từ nhu cầu tồn tại của chính con người, của xã hội Chức năng này đáp ứng một nhu cầu rất tự nhiên, chính đáng của con người Nhưng tốc độ gia tăng dân số, mật độ dân cư

và nhiều yếu tố khác liên quan đến các vấn đề chiến lược và trình độ phát triển kinh

tế, xã hội

Vì vậy sinh đẻ của mỗi gia đình không chỉ là việc riêng của gia đình mà còn

là một nội dung quan trọng của mỗi quốc gia và toàn nhân loại Chiến lược về dân

số hợp lý sẽ trực tiếp tạo ra một cách có kế hoạch nguồn nhân lực mới phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, là mục tiêu, động lực quan trọng nhất của phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội

Hai là, chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình

Trang 12

Hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống vật chất là một chức năng cơ bản của gia đình Hoạt động kinh tế, hiểu theo nghĩa đầy đủ gồm có hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tiêu dùng để thoả mãn các yêu cầu ăn mặc, ở, đi lại của mỗi thành viên và của gia đình.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhiều gia đình có điều kiện (có sở hữu hoặc tham gia sở hữu tư liệu sản xuất) đều có thể trở thành một đơn vị kinh tế

tự chủ trong sản xuất kinh doanh Để có thể phát huy mọi tiềm năng sáng tạo trong kinh tế, Đảng và nhà nước đề ra và thực hiện các chính sách sao cho mọi gia đình, mọi cá nhân có thể làm giàu chính đáng bằng hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật

Cùng với sản xuất kinh doanh, các gia đình và hộ gia đình công nhân viên chức, cán bộ hành chính sự nghiệp, giáo viên, nhà khoa học, trí thức văn nghệ sỹ cũng được khuyến khích trong lao động sáng tạo, tăng thu nhập chính đáng từ lao động sáng tạo của mình Các loại gia đình này tuy không trực tiếp thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh, nhưng cũng thực hiện một nội dung quan trọng của hoạt động kinh tế: bảo đảm hoạt động tiêu dùng đáp ứng các nhu cầu vật chất cơ bản của con người, qua đó kích thích sự phát triển hoạt động kinh tế của xã hội

Thực hiện tốt chức năng kinh tế sẽ tạo ra tiền đề và cơ sở vật chất vững chắc cho tổ chức đời sống của gia đình Đương nhiên, ngoài cơ sở kinh tế, thì còn nhiều yếu tố khác mới đảm bảo cho một gia đình trở nên văn minh, hạnh phúc

Ba là, chức năng giáo dục của gia đình

Nội dung của giáo dục gia đình tương đối toàn diện, cả giáo dục tri thức và kinh nghiệm, giáo dục đạo đức và lối sống, giáo dục nhân cách, thẩm mỹ, ý thức cộng đồng

Phương pháp giáo dục của gia đình cũng rất đa dạng, song chủ yếu là phương pháp nêu gương, thuyết phục, chịu ảnh hưởng không ít của tư tưởng, lối sống, tâm

lý, gia phong của gia đình truyền thống

Trang 13

Dù giáo dục xã hội đóng vai trò ngày càng quan trọng, có ý nghĩa quyết định, nhưng có những nội dung và phương pháp giáo dục gia đình mang lại hiệu quả lớn không thể thay thế

Giáo dục gia đình còn bao hàm cả tự giáo dục Do đó, chủ thể giáo dục gia đình cơ bản và chủ yếu vẫn là thế hệ cha mẹ, ông bà đối với con cháu

Giáo dục gia đình là một bộ phận và có quan hệ hỗ trợ, bổ sung hoàn thiện thêm cho giáo dục nhà trường và xã hội Do đó, dù giáo dục nhà trường

và giáo dục xã hội có phát triển lên trình độ nào, giáo dục gia đình vẫn được coi là một thành tố của nền giáo dục xã hội nói chung

Giáo dục gia đình luôn trở thành bộ phận quan trọng, hợp thành giáo dục nói chung phục vụ các lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị trong bất cứ thời đại nào, khi xã hội còn giai cấp và phân chia giai cấp

Bốn là, chức năng thoả mãn các nhu cầu tâm - sinh lý, tình cảm của gia đình.

Nếu như trình độ sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống gia đình là điều kiện và tiền đề vật chất của xây dựng gia đình, thì thoả mãn các nhu cầu tâm sinh lý được coi là một chức năng có tính văn hoá - xã hội của gia đình Chức năng này có vị trí đặc biệt quan trọng, cùng với các chức năng khác tạo

ra khả năng thực tế cho xây dựng gia đình hạnh phúc

Nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến giới tính và giới, tâm lý lứa tuổi và thế

hệ, những căng thẳng mệt mỏi về thể xác và tâm hồn trong lao động và công tác nhiều khi có thể được giải quyết trong một môi trường gia đình hoà thuận Sự hiểu biết, cảm thông, chia sẻ và đáp ứng các nhu cầu tâm sinh lý giữa vợ - chồng, cha

mẹ - con cái làm cho mỗi thành viên có điều kiện sống lạc quan, khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần là những tiền đề cần thiết cho một thái độ, hành vi tích cực trong cuộc sống gia đình và xã hội

Gia đình là một thiết chế đa chức năng Mọi thành viên gia đình, tuỳ thuộc vào vị thế, lứa tuổi đều có quyền và nghĩa vụ thực hiện các chức năng nói trên

Trang 14

Trong đó, người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi họ là người do đặc thù

tự nhiên - sinh học, đảm nhận và thực hiện một số thiên chức không thể thay thế Tuy nhiên, trong quá trình lịch sử, phụ nữ là những người vất vả, cực nhọc và chịu nhiều thiệt thòi nhất cả trong quan hệ xã hội lẫn trong quan hệ gia đình Do đó, giải phóng phụ nữ được coi là một mục tiêu quan trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa, cần phải được bắt đầu từ gia đình

Gia đình, thông qua thực hiện các chức năng khách quan vốn có của mình, có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển xã hội, nhưng chỉ với tư cách là của cái

bộ phận đối với cái toàn thể Mọi quan điểm tuyệt đối hoá, đề cao quá mức hay phủ nhận, hạ thấp vai trò của gia đình đều là sai lầm

1.2. Những điều kiện và tiền đề xây dựng gia đình trong quá trình xây dựng

CNXH.

1.2.1.Điều kiện, tiền đề về kinh tế - xã hội

Việc thủ tiêu chế độ bóc lột, từng bước xác lập và củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế quốc dân là yếu

tố cơ bản và quan trọng nhất để từng bước xoá bỏ những tập quán hôn nhân cũ chịu ảnh hưởng nặng nề của các giai cấp thống trị trong xã hội cũ, xoá bỏ cơ sở kinh tế của tình trạng bất bình đẳng về giới, bất bình đẳng giữa các thành viên và các thế

hệ thành viên trong gia đình

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phát triển nền kinh thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một mặt từng bước hình thành hoàn thiện và phát triển các

cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, mặt khác, tạo ra những điều kiện, những cơ hội để phát huy mọi tiềm năng của mọi gia đình, mọi thành viên trong xã hội Phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa còn là tiền đề để từng bước giải quyết đúng đắn giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo Điều đó cũng tạo ra những cơ sở, điều kiện phát triển gia đình, từng bước khắc phục những hạn chế, kế thừa và phát huy những giá trị truyền

Trang 15

thống, hình thành các yếu tố tích cực trong gia đình, thực hiện bước chuyển từ gia đình truyền thống sang gia đình mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

1.2.2.Các điều kiện và tiền đề chính trị và văn hóa xã hội

Nhà nước xã hội chủ nghĩa chú ý đến việc xây dựng, hoàn thiện và tổ chức hệ thống luật pháp, trong đó có Luật hôn nhân và gia đình Tư tưởng đó được Đảng và nhà nước ta vận dụng xuyên suốt quá trình xây dựng đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa, điều đó được thể hiện rõ nét qua sự ra đời, phát triển và dần hoàn thiện của Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam:

Hiến pháp 1959, điều 24 quy định: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình Cùng việc làm như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.”

Luật hôn nhân gia đình 1959 đã cụ thể hóa những tư tưởng tiến bộ của Đảng

và Nhà nước ta về vấn đề gia đình từ rất sớm: “Nhà nước bảo đảm việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo

vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái, nhằm xây dựng những gia đình hạnh phúc, dân chủ và hoà thuận, trong đó mọi người đoàn kết, thương yêu nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ” (điều 1) Xoá bỏ những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân phong kiến cưỡng

ép, trọng nam khinh nữ, coi rẻ quyền lợi của con cái (điều 2)

Trong những lần bổ sung, sửa đổi sau đó nhà nước ta đã đưa được rất nhiều điều chỉnh, đổi mới phù hợp với thực tế xã hội, để thực sự đưa luật Hôn nhân gia đình vào cuộc sống Đây là điều kiện và tiền đề cơ bản cho quá trình thực hiện hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, xây dựng gia đình bình đẳng, dân chủ, đảm bảo cuộc sống gia đình hạnh phúc và bền vững

Trang 16

Đồng thời với việc xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý về vấn đề hôn nhân gia đình, Đảng và Nước ta chú trọng xây dựng nhiều chính sách văn hóa - xã hội nhằm nâng cao tri thức, sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần của người dân Trong chỉ thị số 49CT/TW ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư về xây dựng gia đình thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, Đảng ta khẳng định mục tiêu, nhiệm vụ về công tác xây dựng gia đình như sau:

a) Mục tiêu: "Mục tiêu chủ yếu của công tác gia đình trong thời kỳ công

nghiệp hoá và hiện đại hoá là ổn định, củng cố và xây dựng gia đình theo tiêu chí ít con (mỗi cặp vợ chồng chỉ một hoặc hai con), no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, để mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội"

b) Nhiệm vụ (6 nhiệm vụ)

Một là, cần nhận thức rõ gia đình là một trong những nhân tố quan trọng

quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội Coi đầu tư cho gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững Gia đình có trách nhiệm với các thành viên và với xã hội; Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình Xây dựng gia đình phải luôn gắn với sự nghiệp giải phóng phụ nữ Cán bộ, đảng viên có trách nhiệm gương mẫu chăm lo xây dựng chính gia đình mình và vận động nhân dân cùng thực hiện

Hai là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác gia đình, coi đây là nhiệm vụ

thường xuyên; chủ động rà soát, đánh giá tình hình gia đình tại địa phương, xây dựng và triển khai các kế hoạch, đề án cụ thể giải quyết những khó khăn, thách thức về gia đình và công tác gia đình Cần đặc biệt quan tâm xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; kiên quyết đấu tranh chống những lối sống thực dụng, vị kỷ, đồi truỵ; tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; có kế hoạch và biện pháp cụ thể phòng, chống tệ nạn

xã hội và bạo hành trong gia đình

Trang 17

Ba là, tăng cường công tác giáo dục đời sống gia đình Cung cấp tới từng gia

đình các kiến thức, kỹ năng sống, như: Kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng ứng xử giữa các thành viên với nhau và với cộng đồng Giáo dục và vận động mọi gia đình tự nguyện, tự giác, tích cực thực hiện nếp sống văn minh, Vận động các gia đình tích cực tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, quy chế dân chủ cơ sở; Phát triển các hình thức tổ hoà giải, các câu lạc bộ gia đình tại cộng đồng; giữ gìn

và phát huy văn hoá gia đình và truyền thống tốt đẹp của dòng họ; xây dựng tình làng nghĩa xóm, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, nhắc nhở, động viên nhau thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Trong giáo dục, phải kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam gắn với xây dựng những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình; nhân rộng các mô

hình kinh tế hộ tiên tiến; đảm bảo kết quả bền vững của chương trình xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm, nhất là ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, quan tâm đặc biệt tới các gia đình có công với cách mạng, gia đình là nạn nhân của chiến tranh

Năm là, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, cộng đồng và gia đình tham gia

tích cực xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, khu phố văn hoá, cụm dân cư văn hoá; xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình điển hình, tiêu biểu, tạo ra phong trào xây dựng gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, biểu dương kịp thời và nhân rộng các mô hình gia đình vượt khó vươn lên, gia đình làm kinh tế giỏi, gia đình hiếu học, gia đình trẻ hạnh phúc, gia đình nhiều thế hệ chung sống mẫu mực, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Sáu là, cần sớm xây dựng và triển khai chiến lược và chương trình mục tiêu

về công tác gia đình, xây dựng các đề án cụ thể giải quyết những thách thức hiện nay đối với gia đình

Việc hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu về văn hóa xã hội sẽ nâng cao tri thức và sức vóc, đời sống vất và tinh thần của toàn xã hội, từ đó mỗi cá nhân sẽ có

Trang 18

điều kiện phát triển và phát huy hết khả năng của mình Đây là điều kiện quan trọng làm thay đổi về hình thức tổ chức, quy mô và kết cấu gia đình theo hướng tích cực, phù hợp với thời đại.

II. Vần đề gia đình ở Việt Nam hiện nay

2.1. Sự hình thành gia đình ở Việt Nam

Gia đình là yếu tố cấu thành xã hội, là tế bào của xã hội từ gia đình con người được sinh ra và trưởng thành cả về thể chất và nhân cách Gia đình quan hệ hữu cơ với xã hội Xã hội phát triển tạo điều kiện cho gia đình phát triển và ngược lại gia đình lành mạnh thì xã hội mới là lành mạnh và phát triển chất lượng hơn

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt Hạt nhân của xã hội là gia đình"

Đặc biệt, đối với “gia đình” trở thành mối quan tâm chung của mỗi quốc gia dân tộc và nhân loại Các nước phát triển và đang phát triển đều nhận thức rõ bảo

vệ, cũng cố và phát triển sự vững chắc của gia đình là nhân tố quan trọng để ổn định và phát triển xã hội

Gia đình thời xưa khác thời nay Trong xã hội hiện đại, sự biến đổi của gia đình diễn ra một cách sâu sắc, quyết liệt, đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết như sự bùng nổ dân số, chênh lệch về giới tính, mâu thuẫn thế

hệ, sự lệch lạc trong lựa chọn đối tượng để tiến hành xây dựng gia đình (kết hôn cùng giới), những gia đình mô hình mới xuất hiện

Liên hiệp quốc đã lấy năm 1994 là “năm gia đình” Ở Việt Nam lấy ngày 28 tháng 06 năm 2006 là “ngày gia đình” Nghị quyết Đại hội XI của Đảng ta nhấn

mạnh: “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào

lành mạnh của xã hội”.

Ngày đăng: 29/08/2014, 11:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w