1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận nguyên lý của chủ nghĩa mác-lênin về chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng

17 1,2K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 169 KB

Nội dung

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Từ thời kì chiếm hữu nô lệ, xã hội loài người đã xuất hiện những mầm mống đầu tiên của chủnghĩa xã hội Đó là những khát vọng, niềm mơ ước của công chúng bị áp bức, bóc lột Nhưng tất cảchỉ dừng lại ở lòng khát khao về một chế độ không có tư hữu, không có giai cấp thống trị và mọingười đều được bình đẳng, tự do…Những “khối óc lớn” của thế kỉ XV – XVIII đã làm tư tưởng xãhội chủ nghĩa phát triển sang một thời kì mới với một trình độ mới “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”của Mác – Enghen chính là phát súng đầu tiên báo hiệu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học -học thuyết đã soi sáng con đường đi đến ước mơ của nhân dân lao động trên toàn thế giới Quá trìnhthâm nhập của những lý luận đó vào thực tiễn đấu tranh của nhân dân lao động đã cho ra đời chủnghĩa xã hội hiện thực.

Cách mạng tháng Mười Nga là một minh chứng hùng hồn nhất cho sự đúng đắn, khoa họccủa chủ nghĩa xã hội Sự thắng lợi của cuộc cách mạng ấy đã xóa bỏ chế độ nô lệ tư bản, lần đầu tiênđưa nhân dân lao động bước lên vũ đài chính trị Sự thắng lợi của cuộc cách mạng ấy đã xóa bỏ thếđộc tôn của chủ nghĩa tư bản, mở ra một thời kì mới cho lịch sử thế giới Đó chính là thắng lợi vĩ đạinhất của nhân dân lao động Nga nói riêng và thế giới nói chung.

Sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu vào những thậpniên cuối thế kỉ XX không phải là sự chấm hết cho chủ nghĩa xã hội Đó là kết quả tất yếu cho sự xarời, phản bội chủ nghĩa Mác – Lênin Nhưng chỉ là sự lùi bước nhất thời của chủ nghĩa xã hội.Những cải cách, đổi mới trong các nước xã hội chủ nghĩa còn lại không phải là đống tro tàn cuốicùng của ngọn lửa trước khi tắt hẳn mà là chuẩn bị cho sự trở lại và vươn lên mạnh mẽ Bởi lẽ, vớibản chất bóc lột và hiếu chiến của mình, chủ nghĩa tư bản không thể nào trụ vững trước sự tiến bướctrên con đường đi tìm sự bình đẳng và tự do của nhân dân lao động toàn thế giới Chủ nghĩa xã hộichính là tương lai của loài người Đó là một điều tất yếu không thể nào chối bỏ Và ngày càng nhiềunước đang có xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội - một dấu hiệu cho sự cáo chung của chủ nghĩa tưbản.

Trang 2

A NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰCVÀ TRIỂN VỌNG

I Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội hiện thực

1 Cách mạng Tháng Mười Nga và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đầu tiên trên thế giới

a Cách mạng Tháng Mười Nga

Ngày 7 tháng 11 năm 1917, cuộc khởi nghĩa vũ trang giành “toàn bộ chính quyền về tayXôviết” do Đảng Bônsêvích Nga lãnh đạo đã giành thắng lợi Lần đầu tiên trong lịch sử, nhà nướcXôviết do Lênin đứng đầu đã ra đời trong “Mười ngày rung chuyển thế giới”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng Tháng Mườichiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất Trong lịch sửloài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.

Cách mạng Tháng Mười Nga là thắng lợi vĩ đại nhất của giai cấp công nhân, nhân dân laođộng và các dân tộc bị áp bức do giai cấp công nhân và đội tiên phong (Đảng Bônsêvích) lãnh đạo.Cuộc cách mạng đã đánh đổ giai cấp phong kiến địa chủ và giai cấp tư sản, lập ra chính quyền củanhững người lao động, xây dựng một xã hội mới, không có tình trạng người bóc lột người Cáchmạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã mở ra một con đường mới cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.Mở ra một thời đại mới trong lịch sử - thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thếgiới.

Sau cáng mạng Tháng Mười Nga, Lênin có viết: “Một kỷ nguyên mới đã mở ra trong lịch sử thếgiới Nhân loại đang vứt bỏ hình thức cuối cùng của chế độ nô lệ: chế độ nô lệ tư bản hay chế độ nôlệ làm thuê Thoát khỏi được chế độ nô lệ đó, lần đầu tiên nhân loại sẽ bước vào chế độ tự do chânchính”.

b Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới

Từ sau cách mạng Tháng Mười Nga đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II, Liên Xô lànước xã hội chủ nghĩa duy nhất trên thế giới Liên Xô xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa trong điềukiện hết sức khó khăn và phức tạp: kinh tế lạc hậu, bị tàn phá bởi chiến tranh, nội chiến xảy ra, cácnước đế quốc bao vây cấm vận về kinh tế.

Từ năm 1918 đến năm 1921, Đảng Cộng sản Nga đề ra chính sách cộng sản thời chiến nhằmđảm bảo lương thực cho quân đội, cho công nhân và nhân dân thành thị trong điều kiện lương thựccực kì khan hiếm, Đảng Cộng sản Nga, đứng đầu là Lênin đã đề ra Chính sách cộng sản thời chiến,tiến hành quốc hữu hóa tài sản, tư liệu sản xuất quan trọng nhất của bọn tư bản độc quyền, đại địachủ và các thế lực chống phá cách mạng khác.

Tháng 3 năm 1921, nội chiến chấm dứt, Đảng Cộng sản Nga đề ra chính sách kinh tế mới(NEP) thay cho chính sách cộng sản thời chiến Lênin chỉ ra rằng việc sử dụng những hình thức kinhtế quá độ của chủ nghĩa tư bản nhà nước là một bộ phận rất quan trọng của chính sách này.

Chủ nghĩa tư bản nhà nước dưới điều kiện chuyên chính vô sản (theo Lênin, đó là một thứchủ nghĩa tư bản có liên quan với nhà nước của giai cấp vô sản) là một hình thức thích hợp để giúpLiên Xô nhanh chóng khắc phục tình trạng suy sụp kinh tế và ngăn chặn mầm mống của sự phục hồichủ nghĩa tư bản.

Giai cấp vô sản có thể học tập kế thừa và phát huy có chọn lọc những tài sản vật chất, kỹthuật, tinh hoa tri thức và trình độ khoa học quản lý kinh tế từ kinh nghiện sản xuất kinh doanh củacác nhà tư bản Chủ nghĩa tư bản nhà nước là một trong những phương thức có hiệu quả để thúc đẩyxã hội hóa, làm tăng nhanh lực lượng sản xuất, làm cho nền sản xuất hàng hóa quá độ xã hội chủnghĩa phát triển ngày càng mạnh mẽ.

Trang 3

Chính sách kinh tế mới thực hiện chưa được bao lâu thì Lênin qua đời Đầu những năm 20 củathế kỷ XX nhà nước Xô Viết áp dụng cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao

Với khí thế lao động của những con người được giải phóng, với tinh thần anh dũng, hi sinh củahàng trăm triệu quần chúng nhân dân, thông qua chính sách kinh tế mới, thông qua con đường hợptác hóa trong nông nghiệp, công nghiệp hóa đất nước Sau khoảng 20 năm, Liên Xô đã đạt đượcnhững thành công rực rỡ, tạo sự phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế.

c Sự ra đời và phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa

Sau Thế chiến thứ II, chủ nghĩa xã hội phát triển thành hệ thống trên toàn thế giới, hàng loạt cácnước xã hội chủ nghĩa ra đời Trong giai đoạn này, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới bao gồm cácnước: Liên Xô, Cộng hòa Dân chủ Đức, Bungari, Ba Lan, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc, Anbani,Mông Cổ, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Cuba.

Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và công nhân của các nước trên thế giới tổ chức tại Mátxcơva năm1960 đã khẳng định: “Đặc điểm chủ yếu của thời đại chúng ta là hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giớiđang trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người”

2 Những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực

Lịch sử đã cho thấy Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã có một thời phát triển rực rỡvà đạt được những thành tựu to lớn sau đây:

Thứ nhất: Chế độ xã hội chủ nghĩa đã từng bước đưa nhân dân lao động lên làm chủ xã hội,thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho quyền tự do dân chủ trên toàn thế giới Chế độ xã hội chủ nghĩa rađời kéo theo sự ra đời của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, chế dộ dân chủ cho tuyệt đại đa số nhândân lao động; thực hiện đầy đủ quyền tự do dân chủ; ngăn ngừa và trấn áp những hành vi xâm phạmquyền tự do cuả nhân dân Hơn thế nữa nó còn thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho quyền tự do dân chủở các nước tư bản chủ nghĩa và trên thế giới

Thứ hai: Trong hơn bảy mươi năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô và các nước xã hội chủnghĩa khác đã đạt được sự phát triển mạnh mẽ về tiềm lực kinh tế; xây dựng cơ sở vật chất của chủnghĩa xã hội trên quy mô lớn với trình độ hiện đại; bảo đảm ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinhthần của nhân dân Nước Nga trước Cách mạng Tháng Mười so với các nước phát triển khác bị lạchậu từ 50 đến 100 năm Khi bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, thu nhập quốc dân tính theo đầungười chủ bằng 1/22 của Mỹ Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Liên Xô đã trở thành một tron haisiêu cường quốc thế giới về kinh tế Năm 1965, thu nhập quốc dân của Liên Xô bằng 66% của Mỹ,sản lượng công nghiệp bằng 85% của Mỹ Trong linh vực văn hóa, nghệ thuật và khoa học côngnghệ cũng có những thành tựu to lớn Nước Nga Xô Viết sau một thời gian ngắn xây dựng xã hộichủ nghĩa đã đạt được những thành tựu vượt bậc: từ một nước kinh tế lạc hậu vươn lên thành mộttrong hai siêu cường của thế giới; từ một quốc gia có 3/4 dân số mù chữ, sau 20 năm nạn mù chữ đãbị xóa bỏ, trở thành một trong những nước có trình độ học vấn cao nhất vào năm 1980 Liên xô vàcác nước xã hội chủ nghĩa khác đã đạt được những bước tiến lớn trong lĩnh vực nghiên cứu khoahọc, chinh phục vũ trụ; công nghiệp và quân sự quốc phòng hùng mạnh Trong các lĩnh vực văn hóa,nghệ thuật, khoa học, công nghệ cũng có những thành tựu lớn.

Thứ ba: Với sự lớn mạnh toàn diện, chủ nghĩa xã hội có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sốngchính trị thế giới, đóng vai trò quyết định đối với sự sụp đổ đối với hệ thống thuộc địa của chủ nghĩađế quốc, mở ra kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập dân tộc và thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trênphạm vi toàn thế giới Bằng sự giúp đỡ tích cực, hiệu quả về mọi mặt, các nước xã hội chủ nghĩa gópphầm làm phát triển mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa Tính tới nay hàngtrăm nước đã giành được độc lập, các nước thuộc địa và nửa thuộc địa chỉ còn chiếm 0,7% diện tíchvà 5,3% dân số thế giới trong khi năm 1919 là 72% diện tích và 70% dân số thế giới.

Trang 4

Thứ tư: Sức mạnh của chủ nghĩa xã hội hiện thực đóng vai trò quyết định đẩy lùi nguy cơ chiếntranh hủy diệt, bảo vệ hòa bình thế giới Những thành tựu của các nước xã hội chủ nghĩa đã cổ vũmạnh mẽ phong trào đấu tranh vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội trong các nước tư bản chủ nghĩa.

Tóm lại, từ tháng 11 năm 1917 cho đến sự kiện tháng 8 năm 1991, chủ nghĩa xã hội đã tồn tạihơn 40 năm ở Liên Xô, hơn 40 năm ở các nước Đông Âu (kể từ năm 1945) Chủ nghĩa xã hội hiệnthực đã trải qua một thời kì phát triển rực rỡ, có những thành tựu to lớn và phát huy sức mạnh mạnhmẽ để tiến hành phát triển lịch sử loài người.

II Các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực:

1 Những giai đoạn phát triển chính:

Thời đại ngày nay được mở đầu bằng cuộc cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, là thời đại đấutranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, là thời đại đang diễn ra cuộc cáchmạng khoa học và công nghệ nhằm chuẩn bị những tiền đề vật chất chín mùi cho sự xuất hiện chủnghĩa xã hội

Như VI Lênin khẳng định, tính phức tạp trong sự vận động của lịch sử nhân loại, song có thểchia thời đại của chúng ta từ Cách mạng tháng Mười tới nay thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất: Từ sau cách mạng tháng mười năm 1917 tới kết thúc chiến tranh thế giới

thứ hai 1945.

Giai đoạn này là giai đoạn chủ nghĩa xã hội mới hình thành trên phạm vi một số nước như LiênXô, Mông Cổ Cuộc cách mạng tháng Mười là cuộc cách mạng đầu tiên trong lịch sử, đưa nhân dânlao động từ những người nô lệ, làm thuê trở thành những người làm chủ đất nước Sức mạnh của chếđộ mới đã giúp nhân dân lao động Nga đứng vững trong cuộc nội chiến, đập tan âm mưu can thiệpcủa chủ nghĩa đế quốc Với khí thế lao động của những con người được giải phóng, thông qua chínhsách kinh tế mới, thông qua con đường hợp tác hóa trong nông nghiệp, công nghiệp hóa đất nước,sau 20 năm, Liên Xô đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế Đó là những nguyên nhângiúp cho nhân dân Liên Xô đánh bại chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới lần thứ II, cứunhân loại khỏi thảm họa của chủ nghĩa phát xít.

Giai đoạn thứ hai : Từ sau 1945 tới đầu những năm 1970

Đây là giai đoạn chủ nghĩa xã hội phát triển thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, là giai

đoạn có những biến động to lớn, sâu sắc có ý nghĩa lịch sử trọng đại Chủ nghĩa xã hội từ một nước

đã trở thành hiện thực ở một loạt nước trên thế giới.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ra đời, nhất là từ saukhi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa xuất hiện, cùng với những thành tựu to lớn của hệ thống cácnước xã hội chủ nghĩa về kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật…Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đãtrở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào đấu tranh vì hòa bình tiến bộ trên thế giới, đẩy lùi nguycơ chiến tranh của những thế lực phản động quốc tế.

Những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa đã cỗ vũ mạnh mẽphong trào đấu tranh vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội trong các nước tư bản chủ nghĩa đã độngviên nhân dân các nước thuộc địa đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc Trong những năm 60 củathế kỉ 20, khoảng 100 quốc gia giành được độc lập dân tộc với những mức độ khác nhau.

Bên cạnh những kết quả đó, trong giai đoạn này, trong phong trào cộng sản và công nhân quốc

tế đã có những bất hòa Trong Di chúc của Hồ Chí Minh, phần về phong trào cộng sản thế giới,

Người viết: “…tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế baonhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hòa hiện nay giữa các đảng anh em!”.

Giai đoạn thứ ba: Từ cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1980.

Trong giai đoạn này ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa không chú ý tới công tác xây dựng đảng,nhiều kẻ cơ hội chui vào hàng ngũ Đảng Cộng sản, một số người mắc vào tệ sùng bái cá nhân, không

Trang 5

ít người mắc bệnh kiêu ngạo cộng sản, không nhìn thấy và không đánh giá đúng những thay đổitrong chính sách của chủ nghĩa tư bản Ở không ít nước xã hội chủ nghĩa, bộ máy nhà nước trở nênquan liêu, vi phạm những quyền dân chủ của nhân dân Trong xây dựng kinh tế chủ quan nóng vội,không tuân thủ những quy luật kinh tế khách quan, chậm đưa tiến bộ khoa học - công nghệ vào sảnxuất Trong lĩnh vực xã hội thực hiện bao cấp tràn lan, không kích thích được tính tích cực cá nhân,do vậy không tạo ra được động lực thúc đẩy xã hội phát triển

Những sai lầm trên kéo dài, chậm được phát hiện và khắc phục triệt để đã hạn chế tốc độ pháttriển kinh tế - xã hội của các nước, dẫn tới tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội ở nhiều nước,buộc các nước phải cải cách, đổi mới

Trong quá trình cải cách đổi mới, nhiều đảng cộng sản mắc những sai lầm mang tính chấtnguyên tắc Lợi dụng tình hình đó, những thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội ở bên ngoài, kết hợpvới những kẻ phản bội ở bên trong, thậm chí cả những người đứng đầu cơ quan đảng và nhà nước đãtấn công làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô Như vậy sự sụp đổ chế độ xãhội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu có nguyên nhân sâu xa là những sai lầm của các đảng cộngsản, các nhà nước xã hội chủ nghĩa, sự chống phá quyết liệt của kẻ thù và sự phản bội của một sốngười cộng sản, chứ hoàn toàn không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội và lý luận khoa học vềchủ nghĩa xã hội như một số người vẫn đang rêu rao.

Đây cũng là bài học kinh nghiệm trong quá trình đổi mới của các nước xã hội chủ nghĩa tronggiai đoạn hiện nay.

Giai đoạn thứ tư : giai đoạn từ đầu những năm 1990 tới nay.

Giai đoạn hiện nay, chủ nghĩa xã hội thế giới tạm thời lâm vào thoái trào, cùng với sự sụp độcủa chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô, nhiều đảng cộng sản và công nhân bị tan rã,nhiều đảng viên xin ra khỏi đảng Nhiều nước dân tộc chủ nghĩa đã định hướng lên chủ nghĩa xã hội,nhưng giờ đây mất chỗ dựa về vật chất và tinh thần, các lực lưọng phản động giành lại chính quyềnđưa đất nước theo con đường khác Ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới giảmđi nghiêm trọng.

Những thế lực phản động quốc tế đã đang dùng trăm phương, nghìn kế bằng nhiều luận điệukhác nhau để xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin và phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội củacác nước xã hội chủ nghĩa còn lại, nhằm xác lập sự thống trị tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản trên thếgiới.

Lịch sử đang đặt ra những thử thách to lớn cho chủ nghĩa xã hội, phong trào cộng sản và côngnhân quốc tế Để vượt qua những thử thách đó, các nước chủ nghĩa xã hội phải tự đổi mới, phải khắcphục những yếu kém, nhược điểm hạn chế trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tranh thủ nhữngđiều kiện thuận lợi cho cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tạo ra, không ngừng nâng cao năngsuất lao động, cải thiện đời sống nhân dân để nâng cao sức mạnh mọi mặt của đất nước

Từ thực tế những năm vừa qua giúp cho giai cấp công nhân, nhân dân tiến bộ trên thế giới thấyđược bộ mặt thật và tính chất nguy hiểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại, từ đó mà đoàn kết nhau lại đểđấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, đưa đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Trong thời đại ngày nay: “Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thấtbại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước pháttriển mới Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”

III Sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết và nguyên nhân của nó:

1.Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết Sau khi Lênin qua đời, ở Liên Xô, chính sách kinh tế mới không được tiếp tục thực hiệnmà chuyển sang kế hoạch hóa tập trung cao độ Thời gian đầu kế hoạch hóa tập trung đã pháthuy tác dụng mạnh mẽ,song đã biến thành kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp Sau

Trang 6

chiến tranh thế giới thứ 2, Liên Xô vẫn tiếp tục duy trì mô hình này Trong mô hình này đãtuyệt đối hoá cơ chế kế hoạch hóa tập trung từ bỏ hay từ bỏ một cách chủ quan duy ý chí nềnkinh tế hàng hóa cơ chế thị trường, thực hiện chế độ bao cấp tràn lan, triệt tiêu tính chủ độngsáng tạo của người lao động.

Do chậm đổi mới cơ chế kinh tế, hệ thống quản lý nói chung là chậm đổi mới,mô hìnhcủa chủ nghĩa xã hội, nên sự thật là Liên Xô đang rút ngắn dần khoảng cách về trình độ pháttriển kinh tế so với các nước tư bản phát triển thì từ giữa những năm 70 của thế kỷ 20 tìnhhình diễn ra theo chiều hướng ngược lại Sự thua kém của Liên Xô thể hiện rõ rệt trong lĩnhvực công nghệ và năng suất lao động, mà đây lại là yếu tố, như Lênin nói, xét đến cùng,quyết định thắng lợi hoàn toàn của chế độ mới.

Những sai lầm chủ quan nghiêm trọng kéo dài đã nói ở trên cản trở sự đổi mới đúng đắnlà nguyên nhân sâu xa làm chủ nghĩa xã hội suy yếu, rơi vào khủng hoảng Đó không phải lànhững sai lầm khuyết tật do bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, mà do quan niệm giáođiều về chủ nghĩa xã hội Cương lĩnh năm 1991 của Đảng ta chỉ rõ: do duy trì quá lâu nhữngkhuyết tật của mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội, chậm trễ trong cách mạng khoa học kỹ thuậtvà công nghệ nên gây ra tình trạng trì trệ kéo dài về kinh tế - xã hội rồi đi tới khủng hoảng 2 Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu có hai nguyên nhân chủ yếu và

trực tiếp sau đây:

Một là: trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng về đường

lối chính trị tư tương và tổ chức Đó là đường lối hữu khuynh, cơ hội và xét lại, thể hiệntrước hết ở những người lãnh đạo cao nhất.

Cuộc cải tổ ở Liên Xô bắt đầu từ năm 1986 đã kết thúc trong sự đổ vỡ hoàn toàn vàonăm 1991 Đường lối cải tổ ở Liên Xô thực chất là đường lối trượt dài từ cơ hội hữu khuynhđến xét lại, đến từ bỏ hoàn toàn chủ nghĩa Mác - Lênin Những tuyên bố ban đầu: cải tổ đểcó nhiều dân chủ hơn, nhiều chủ nghĩa xã hội hơn, chúng ta sẽ đi tới chủ nghĩa xã hội tốt đẹphơn chứ không đi ra ngoài nó, chúng ta tìm trong khuôn khổ của chủ nghĩa xã hội chứ khôngphải ở ngoài giới hạn của nó những câu trả lời do cuộc sống đặt ra Rút cuộc chỉ là nhữngtuyên bố suông, ngụy trang cho ý đồ phản bội.

Những người lãnh đạo cải tổ lùi dần từng bước, thậm chí ngày càng công khai tuyên bốtừ bỏ những mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà họ hứa hẹn,từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ bỏ vaitrò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Chủ trương đưa ra lúc đầu là tăng tốc về kinh tế để chấm dứt sự trì trệ Đẩy mạnh nhịpđộ phát triển không có gì sai mà là tất yếu, bức bách Vấn đề là tăng tốc bằng cách nào thìkhông có câu trả lời đúng đắn Đổi mới công nghệ bằng cách nào cũng bế tắc Người ta liềnquy cho cơ chế quản lý kinh tế nhưng rồi cũng trầy trật, người ta chuyển nhanh sang cải tổchính trị, coi đây là cái chìa khóa cho mọi vấn đề Hội nghị Đảng toàn quốc lần thứ 19 năm1988 chủ trương chuyển trọng tâm sang cải tổ hệ thống chính trị trên cơ sở cái gọi là: tư duychính trị mới Thực chất đó là sự thỏa hiệp vô nguyên tắc, là sự đầu hàng là từ bỏ lập trườnggiai cấp là sự phản bội chủ nghĩa Mác - Lênin, phản bội sự ngiệp xã hội chủ nghĩa Cuộc cảicách chính trị đánh thẳng vào hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội, trước hết là vào tổchức Đảng Nhóm lãnh đạo cải tổ tìm cách loại bỏ khỏi ủy ban trung ương Đảng hàng loạtnhững người không tán thành đường lối sai lầm của cải tổ, kiên trì đường lối chủ nghĩa Mác -Lênin Những người ngấm ngầm hoặc công khai thù địch với chủ nghĩa Mác - Lênin chiếmcác vị trí quan trọng trong bộ máy Đảng và Nhà nước

Trang 7

Bằng phát súng lệnh công khai dân chủ, không có vùng cấm, cải tổ đã nhanh chóng tạora làn sóng phê phán, công kích bôi đen tất cả những gì gắn với lịch sử 70 năm xây dựng chủnghĩa xã hội, phủ định sạch trơn mọi thành tựu của chủ nghĩa xã hội Nó gây hoang mang xáođộng đến cực độ trong tư tưởng xã hội, phá vỡ niềm tin của dân chúng đối với những thànhtựu của chủ nghĩa xã hội Người ta sử dụng toàn bộ phương tiện thông tin đại chúng để làmviệc này và chiến dịch tuyên truyền, đào bới phủ định quá khứ được các đài, báo phương Tâytiếp sức mạnh mẽ và lái theo những ý đồ, mục đích đen tối của chúng.

Hai là, chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi vừa trắng trợn, thực hiện

được diễn biến hòa binh trong nội bộ Liên Xô và các nước Đông Âu.

Chủ nghĩa đế quốc thường xuyên tiến hành một cuộc chiến tranh khi bằng súng đạn, khibằng diễn biến hòa bình chống chủ nghĩa xã hội, chống Liên Xô Chủ nghĩa đế quốc đã gâyra cuộc chiến tranh lạnh từ sau Chiến tranh thế giới thứ II Các chiến lược gia phương Tâysớm nhận ra cái gót chân Asin của cải tổ: đó là đường lối xét lại, là hệ tư tưởng tư sản, làchính sách thỏa hiệp nhân nhượng vô nguyên tắc với Mỹ và phương Tây thể hiện tập trung ởtư duy chính trị mới Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội ở bên ngoài theo sát quá trình cải tổ,tìm cách để lái nó đi theo ý đồ của chúng Các thế lực bên ngoài tác động vào cải tổ cả về tưtưởng chính trị và tổ chức Hứa hẹn viện trợ kinh tế được dùng làm thứ vũ khí rất lợi hại đểlái cuộc cải tổ theo quỹ đạo mà chúng mong muốn Chủ nghĩa Đế quốc đã đẩy mạnh diễn

biến hòa bình trong nội bộ Liên Xô và Đông Âu Trong cuốn sách: Chiến thắng không cần

chiến tranh, Nickson cho rằng mặt trận tư tưởng là mặt trân quyết định nhất Ông ta viết:

Toàn bộ vũ khí của chúng ta các hiệp định mậu dịch, viện trợ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếuchúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng Chiến lược của Mỹ trước sau như một là đưa chiến

tranh vào bên trong bức màn sắt.

Tóm lại, sự phá hủy của Chủ nghĩa Đế quốc cùng với sự phản bội từ bên trong và từ

trên chóp bu của cơ quan lãnh đạo cao nhất là nguyên nhân trực tiếp làm cho Liên Xô sụp đổ.Hai nguyên nhân này quyện chặt vào nhau tác động cùng chiều, tạo nên một lực lượng cộnghưởng rất mạnh và nhanh như một cơn lốc chính trị trực tiếp phá sập ngôi nhà chủ nghĩa xãhội Tất nhiên xét cho cùng chính bọn cơ hội, xét lại và phản bội, sự mất cảnh giác cáchmạng trong hàng ngũ những người cộng sản đã tạo cơ hội vàng cho Chủ nghĩa Đế quốc chiếnthắng mà không cần chiến tranh.

Trong tình hình chủ nghĩa xã hội trì trệ và khủng hoảng do những sai lầm của mô hìnhcũ thì cải tổ, cải cách mở cửa đổi mới là tất yếu Vì chỉ có một cuộc cải tổ cải cách đổi mớisâu sắc toàn diện mới đưa chủ nghĩa xã hội thoát khỏi khủng hoảng để bước vào thời kỳ pháttriển mới Cải tổ, cải cách, mở cửa, đổi mới là tất yếu nhưng sụp đổ thì không là tất yếu Vấnđề ở chỗ: cải tổ, cải cách, mở cửa, đổi mới thế nào nhằm mục đích gì, theo đường lối nào.

IV Triển vọng của chủ nghĩa xã hội hiện thực:

Chủ nghĩa xã hội - tương lai của xã hội loài người Loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tớichủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử.

1 Bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi

Chủ nghĩa tư bản có vai trò to lớn đối với lịch sử phát triển của nhân loại Trong mấy thập kỉqua, do biết “tự điều chỉnh và thích ứng”, đồng thời sử dụng triệt để những thành tựu của cuộc cáchmạng khoa học kĩ thuật và công nghệ, các nước tư bản chủ nghĩa đã vượt qua được khó khăn và hiệnnay nó vẫn còn khả năng phát triển Nhưng chủ nghĩa tư bản không phải là chế độ xã hội tương laicủa nhân loại bởi bản chất bóc lột, phản dân chủ, vô nhân đạo của chủ nghĩa tư bản không thay đổi.Chính phương thức sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa gây ra những ungnhọt không thể chữa khỏi.

Trang 8

Trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, dù là chủ nghĩa tư bản hiện đại, trên thế giới ngày nayvẫn có đến 1,2 người chịu cảnh nghèo đói, bệnh tật, mù chữ, chiến tranh, hưởng mức thu nhập thấpdưới 1 USD/ngày; 2,5 tỷ người nghèo có tổng thu nhập chỉ bằng thu nhập của 250 tỷ phú, triệu phúlớn nhất thế giới gộp lại; 1/3 lực lượng lao động toàn thế giới bị thất nghiệp ở các mức khác nhau,hàng ngày có trên 30.000 trẻ em chết bệnh mà lẽ ra có thể được cứu sống và số người mù chữ lên tới800 triệu người Sự kiện giới cầm quyền Mỹ, Anh tấn công Irac (2003) càng khẳng định bản chấthiếu chiến của chúng.

Tóm lại, chủ nghĩa tư bản với những mâu thuẫn bên trong không thể khắc phục, xã hội tư bảnkhông thể thay đổi bản chất của mình.

2 Các yếu tố xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện trong lòng xã hội tư bản

Chủ nghĩa tư bản hiện đại sẽ còn tiếp tục phát triển qua những cuộc khủng hoảng, những cuộccải cách để thích ứng Quá trình phát triển đó cũng chính là quá trình quá độ sang một xã hội mới.Trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện những yếu tố của xã hội mới, những yếu tố củanền văn minh hậu công nghiệp, kinh tế tri thức nảy sinh và phát triển, tính chất xã hội của sở hữungày càng tăng, sự điều tiết của nhà nước đối với thị trường ngày càng hữu hiệu, tính nhân dân và xãhội của nhà nước tăng lên; những vấn đề phúc lợi và môi trường…ngày càng được giải quyết tốthơn Đó là những xã hội quá độ vì nó chứa đựng các yếu tố của chủ nghĩa tư bản và xã hội tương lai.

3 Liên xô và các nước Đông Âu sụp đổ không có nghĩa là sự cáo chung của chủ nghĩa xã hộiSự sụp đổ của Liên xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình của chủ nghĩa xã hội trongquá trình đi tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa Nó không đồng nghĩa với sự cáo chung của chủ nghĩa xãhội với tư cách là một hình thái kinh tế xã hội mà loài người đang vươn tới Tương lai của xã hội loàingười vẫn là chủ nghĩa xã hội, đó là quy luật khách quan của sự phát triển lịch sử Tính chất của thờiđại hoàn toàn không thay đổi, loài người vẫn trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên xã hội chủnghĩa trên phạm vi toàn thế giới mở đầu bằng Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại Các mâu thuẫncủa thời đại vẫn tồn tại, chỉ thay dổi hình thức biểu hiện và đặt ra yêu cầu mới phải giải quyết.

4 Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiến hành cải cách, đổi mới và ngày càng đạt được nhữngthành tựu to lớn

Trong khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và các nước Đông Âu sụp đổ, các nước xã hội chủnghĩa còn lại tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách, đổi mới một cách toàn diện Vì thế, chế độ xãhội chủ nghĩa ở những nước này không chỉ đúng vững mà còn tiếp tục được đổi mới và phát triển.Trong đó Trung Quốc và Việt Nam là hai nước tiến hành cuộc cải cách thành công nhất Trên cơ sởvận dụng sáng tạo, phát triển Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của mỗi nước, đã tìm racon đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện lịch sử mới.

Trong khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, các nước xã hộichủ nghĩa còn lại tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách một cách toàn diện, nhờ đó chế độ xã hội chủnghĩa ở những nước này không chỉ đứng vững mà còn không ngừng tiếp tục được đổi mới và pháttriển Trung Quốc và Việt Nam là hai nước đã tiến hành cuộc cải cách, đổi mới tương đối thành côngnhất Tuy có nhiều những khác biệt nhất định trên các phương diện nhưng công cuộc cải cách, mởcửa ở Trung Quốc và công cuộc đổi mới ở Việt Nam có khá nhiều nét tương đồng:

Thứ nhất, ngay từ đầu cuộc cải cách và đổi mới, Trung Quốc và Việt Nam đều xem xét truớcsau và lần luợt xác định lựa chọn nền kinh tế thị truờng hàng hoá nhiều thành phần thay thế cho nềnkinh tế tập trung cao độ truớc đây Từ đại hội XIV Đảng cộng sản Trung Quốc (tháng 10-1992),

Trung Quốc tuyên bố mục tiêu của họ là thực hiện nền kinh tế thị truờng xă hội chủ nghĩa ViệtNam từ đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam đã dùng khái niệm kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,

Trang 9

vận động theo cơ chế thị truờng, theo định huớng xã hội chủ nghĩa Dù có khác nhau về chữ nghĩa,nhưng cả hai loại quan điểm trên đều có nhiều điểm chung như sau:

Thứ hai, chủ trương lấy chế độ công hữu làm nền tảng (Việt Nam), và quốc hữu giữ vai trò làchủ thể (Trung Quốc), kinh tế nhà nước là chủ đạo thừa nhận tính da dạng của các thành phần kinhtế khác nhau Hình thức thực hiện chế độ công hữu rất đa dạng, có thể thông qua hình thức sở hữuhỗn hợp cổ phần, hình thức tổ chức vốn của xí nghiệp hiện đại Trung Quốc lấy hình thức sở hữu cổphần là hình thức chủ yếu của chế độ công hữu và Việt Nam lấy doanh nghiệp cổ phần thành hìnhthức tổ chức phổ biến Thông qua hình thức cổ phần nhà nuớc, một mặt vừa đảm bảo vai trò chủ thểcủa công hữu, mặt khác đảm bảo tránh sự phân hoá hai cực, thực hiện mục tiêu phát triển ổn định vàgiàu có.

Thứ ba, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo hướng xây dựng hệ thống phápluật ngày càng tương đồng với hệ thống pháp luật hiện đại, đặc biệt là phù hợp với những cam kếtquốc tế; giảm dần sự can thiệp vi mô, sự can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp,gia tăng quản lý vĩ mô, gia tăng sự phân chuyển cho các địa phương; thực hiện chế độ dân chủ nóichung, đặc biệt là ở các cơ sở theo hướng công khai, minh bạch, gia tăng sự giám sát của các cấp,của công luận, của Quốc hôi, của Hội đồng nhân dân các cấp, của các tổ chức xã hội, tinh giản bộmáy và biên chế…

Thứ tư, xây dựng các tổ chức xã hội phi chính phủ đa dạng gồm các hội nghề nghiệp, văn hóa,tôn giáo, xã hội…Các tổ chức ngày càng có vai trò to lớn trong các lĩnh vực mà Nhà nước không vớitay tới, như từ thiện, cứu trợ người nghèo…

Thứ năm, hội nhập quốc tế sâu rộng Đều tham gia vào hầu hết các tổ chức quốc tế như: Liênhợp quốc, WTO, các tổ chức trong khu vực…Trở thành những quốc gia tích cực trong hội nhập khuvực ASEAN, Đông Á.

Thứ sáu, bảo đảm sự cầm quyền và lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với công cuộc xây dựngvà phát triển đất nước trên tất cả các mặt Sự lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Cộng sản TrungQuốc, của Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang được đổi mới theo hướng khoa học, dân chủ và hiệuquả hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của Trung Quốc và Việt Nam

*Thành tựu đạt được:

Kết quả gần 30 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc (1978-2007), Đại hội XVII Đảng Cộngsản Trung Quốc đã khẳng định: Đây là bước ngoặc lịch sử vĩ đại từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tậptrung cao độ sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và là con đường tất yếu phát triển chủ nghĩa xãhội đặc sắc Trung Quốc; chỉ có chủ nghĩa xã hội mới cứu được Trung Quốc, phát triển được chủnghĩa xã hội và phát triển được chủ nghĩa Mác.

Tổng kết 20 năm đổi mới của Việt Nam (1986-2006), Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Namkhẳng định: “Để đi lên chủ nghĩa xã hội chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đàbản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần cho xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiệnđại đoàn kết dân tộc; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; xâydựng Đảng trong sạch, vững mạnh; đảm bảo quóc phòng và an ninh quốc gia; chủ động và tích cựchội nhập kinh tế quốc tế.”

Thế và lực của các nước xã hội chủ nghĩa không ngừng tăng lên Bất chấp sự chống phá củachủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, các nước xã hội chủ nghĩa đã giành được nhiều thắng lợito lớn, có ý nghĩa lịch sử Những đóng góp uy tín và vị thế của các nước xã hội chủ nghĩa (nhất làTrung Quốc) được quốc tế thừa nhận và đánh giá cao Các nước xã hội chủ nghĩa tiếp tục hoạt độngtại các diễn đàn đa phương lớn của thế giới.

Trang 10

5 Đã xuất hiện những nhân tố mới của xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở một số quốc giatrong thế giới đương đại

Trong tình hình chủ nghĩa xã hội lâm vào thoái trào, ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là MỹLatinh, từ những năm 1990 đã xuất hiện xu thế thiên tả và ngày càng phát triển mạnh lên thành mộttrào lưu vào đầu thế kỉ XXI Từ 1998 đến nay, thông qua bầu cử dân chủ, các chính phủ cánh tả, tiếnbộ lên cầm quyền ở một số nước Mỹ Latinh Trong số những nước Mỹ Latinh do cánh tả cầm quyềnhiện nay, nhiều nước tuyên bố đi lên xã hội chủ nghĩa Ví dụ như Vênexuela, Ecuado,Nicago,Bôlivia…Sự tác động sâu xa và sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa xã hội hiện thực đối với các dântộc Mỹ Latinh thể hiện bước tiến mới của chủ nghĩa xã hội trên thế giới Đó là một thực tế lịch sửchứng minh cho sức sống và khả năng phát triển của chủ nghĩa xã hội củng cố niềm tin vào lí tưởngcộng sản chủ nghĩa.

Tóm lại: Từ diễn biến của tình hình thế giới từ cách mạng Tháng Mười Nga đến nay có thể

khẳng định rằng: chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại và sự thứctỉnh của các dân tộc nhất định sẽ có bước phát triển mới; theo quy luật khách quan của lịch sử loàingười nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa xã hội nhất định là tương lai của xã hội loàingười,

6 Những xu thế chủ yếu của thế giới hiện nay:

a Hòa bình, ổn định để cùng phát triển:

Phần lớn các nước trên thế giới đã giành nhiểu ưu tiên cho phát triển kinh tế, qua đó phát triểntiềm lực của mình, tạo điều kiện giữ gìn hòa bình trong nước và thế giới.

b Gia tăng xu hướng hợp tác giữa các quốc gia:

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ cảu các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, tạo ra xuhướng toàn cầu hóa trong cac khu vực, làm cho hợp tác là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay.Hình thức hợp tác hiện nay rất đa dạng, hợp tác song phương, khu vực, quốc tế…

c Các dân tộc ngày càng nâng cao ý thức độc lập, tự chủ, tự cường:

Với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kĩ thuật, của phong trào cách mạng trênthế giới, của phương tiện thông tin, các dân tộc ngày càng ý thức được những quyền lợi dân tộc cơbản của mình Mặt khác các nước lớn, giàu thường ỷ lại vào các thế mình kinh tế, quân sự để chiphối các nước nhỏ, các nước nghèo bằng cách áp đặt quan điểm chính trị, dùng thủ đoạn bóc lột vềkinh tế, thậm chí tiến hành chiến tranh xâm lược, lật đổ.

d Các nước xã hội chủ nghĩa, các Đảng Cộng sản và công nhân kiên trì đấu tranh vì hòa

B Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNINVỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM:

Ngày đăng: 16/11/2014, 21:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w