1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nguyên nhân gia nhập và vai trò của việt nam đối với asean

15 2,7K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 201,16 KB

Nội dung

NỘI DUNG CHÍNH Qua bài viết này, em xin được trình bày quan điểm của mình về nguyên nhân của việc Việt Nam gia nhập vào ASEAN và vai trò của Việt Nam đối với tổ chức này kể từ ngày trở t

Trang 1

Tiểu luận

NGUYÊN NHÂN GIA NHẬP VÀ VAI TRÒ CỦA

VIỆT NAM ĐỐI VỚI ASEAN

Trang 2

NỘI DUNG CHÍNH

Qua bài viết này, em xin được trình bày quan điểm của mình về nguyên nhân của việc Việt Nam gia nhập vào ASEAN và vai trò của Việt Nam đối với tổ chức này kể từ ngày trở thành thành viên chính thức Trong khuôn khổ giới hạn của một bài tiểu luận, em chỉ xin đưa ra những vấn đề khái quát nhất về chính sách đối với mỗi bên của Việt Nam và ASEAN kể từ khi ASEAN được thành lập cho đến năm 1995, để từ đó thấy được tại sao Việt Nam lại gia nhập vào ASEAN tại thời điểm tháng 7 năm 1995 mà không phải là bất cứ thời điểm nào trước đó Tất nhiên việc Việt Nam gia nhập vào ASEAN còn chịu sự tác động, chi phối của rất nhiều yếu tố khác nữa nhưng

em thấy rằng ý chí, nguyện vọng của bản thân các bên luôn được coi là nguyên nhân chủ yếu, mang tính định hướng, quyết định trong tất cả các mối quan hệ Em cũng hi vọng rằng từ đó người đọc sẽ hình dung được bức tranh cụ thể về quan hệ Việt Nam – ASEAN trong từng giai đoạn của thời kỳ từ 1967 đến 1995 để thấy rõ hơn từng bước chuyển biến của mối quan hệ này cho đến khi đạt được kết quả là sự hội nhập của Việt Nam vào ASEAN Không dừng lại ở đó, bài viết cũng xin được trình bày bốn vai trò chính của Việt Nam đối với ASEAN kể từ khi gia nhập

tổ chức này đến nay Qua đó người đọc sẽ thấy được những đóng góp của Việt Nam đối với ASEAN và cả những lợi ích mà Việt Nam có được từ việc trở thành thành viên của ASEAN

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

ASEAN, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, là một liên minh chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của các nước trong khu vực Đông Nam Á ASEAN được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967, trong bối cảnh mà tình hình khu vực cũng như thế giới đang diễn ra nhiều biến động, bao gồm cả những thay đổi từ bên ngoài tác động vào khu vực cũng như những vấn đề nảy sinh từ bên trong mỗi nước Mong muốn của các nước trong khu vực Đông Nam Á muốn xích lại gần nhau, hợp tác cùng tồn tại trong một tổ chức thống nhất để tăng cường sức mạnh cho bản thân mỗi quốc gia cũng là nhu cầu tất yếu nhằm đối phó với những thách thức của thời cuộc Cũng chính vì nhu cầu

đó mà từ con số 5 thành viên ngày đầu thành lập, cho đến nay ASEAN đã là nơi hội tụ đầy đủ 10 nước khu vực Đông Nam Á (chỉ thiếu Đông Timo hiện đang là ứng cử viên) Có được điều này

là do nhu cầu hội nhập của các quốc gia thành viên mới đã bắt gặp mong muốn xây dựng ASEAN thành một tổ chức khu vực Đông Nam Á đầy đủ và thống nhất của 5 quốc gia sáng lập Nguyên nhân cho sự gia nhập của Việt Nam nói riêng vào Hiệp hội cũng không nằm ngoài mối quan hệ tương tác ấy Chính vì thế, bài viết này sẽ phân tích nguyên nhân Việt Nam gia nhập vào ASEAN từ hai góc độ: chính sách của ASEAN đối với Việt Nam và chính sách của Việt Nam đối với ASEAN trong từng giai đoạn khác nhau kể từ khi tổ chức này được thành lập Có thể nói, thời điểm Việt Nam gia nhập ASEAN chính là lúc mà mối quan hệ Việt Nam – ASEAN đủ chín muồi để hai bên hòa hợp, gắn kết với nhau và tìm được những lợi ích tương đồng có thể đạt được

từ sự gắn kết ấy Vậy, đâu là lợi ích mà ASEAN có được từ Việt Nam? Vai trò của Việt Nam kể

từ ngày trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội là gì và liệu rằng, cho đến nay, Việt Nam có hoàn thành được những trách nhiệm và nghĩa vụ mà ASEAN giao phó hay không? Để trả lời cho những câu hỏi này, em sẽ tập trung phân tích vai trò, những đóng góp của Việt Nam đối với ASEAN kể từ khi gia nhập cho đến nay

Trang 4

I Nguyên nhân Việt Nam gia nhập ASEAN tháng 7/1995

1 Những chuyển biến trong tình hình nội khối và chính sách đối với Việt Nam của ASEAN

ASEAN ra đời ngày 8 tháng 8 năm 1967 trong bối cảnh tình hình thế giới cũng như khu vực rất phức tạp và có thể nói, ASEAN như là một sự tập hợp lực lượng để ứng phó với những khó khăn bên trong và những diễn biến phức tạp ở bên ngoài Kể từ khi gia nhập, tình hình nội khối ASEAN đã có nhiều bước chuyển biến, gắn liền với những thay đổi trong tình hình quốc tế và khu vực Những chuyển biến đó cũng đã dẫn đến những thay đổi trong chính sách đối với Việt Nam của bản thân từng nước ASEAN nói riêng cũng như chính sách của ASEAN nói chung

1.1 Giai đoạn 1967-1978

Ngay từ thập niên đầu kể từ khi ASEAN được thành lập, chính sách của ASEAN đối với Việt Nam đã có những chuyển biến quan trọng, nhưng chỉ mang tính riêng lẻ của từng quốc gia thành viên Vào thời kỳ cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, thắng lợi của nhân dân các nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là những nhân tố tác động sâu sắc tới cục diện Đông Nam Á giai đoạn này, buộc các nước ASEAN phải tính toán lại chiến lược của mình Năm 1971, ASEAN đưa ra sáng kiến lập Khu vực hòa bình, tự do và trung lập

ở Đông Nam Á (gọi tắt là ZOPAN) Năm 1976, Hội nghị cấp cao đầu tiên của ASEAN họp tại Bali (In-đô-nê-xi-a) đã thông qua Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác, khẳng định năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình Kéo theo đó cũng là những thay đổi trong chính sách đối ngoại của các nước thành viên ASEAN: những nước vốn là đồng minh của Mỹ nay muốn tách ra, đứng ngoài cuộc giằng co của các nước lớn, thể hiện chính sách không liên kết với nước lớn, chấm dứt việc ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam; bản thân các nước ASEAN cũng gia tăng hợp tác với nhau trong tất cả các lĩnh vực như kinh tế - thương mại, văn hóa –

xã hội, khoa học – công nghệ… Đặc biệt, chính sách với Việt Nam của các nước ASEAN có nhiều thay đổi to lớn thể hiện ở việc các nước Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Sing-ga-po bắt đầu thăm dò khả năng phát triển quan hệ với Việt Nam về cả kinh tế, thương mại lẫn ngoại giao

và lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta

Trang 5

Giai đoạn 1973-1978, tình hình khu vực có nhiều chuyển biến Tháng 8 năm 1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết và đến tháng 8 năm

1973, Mỹ buộc phải chấm dứt mọi hoạt động quân sự ở Đông Dương Bối cảnh đó đã dẫn đến việc xu thế hòa bình, trung lập ở khu vực tăng cao Các nước ASEAN buộc phải có những điều chỉnh phù hợp trong chính sách đối ngoại của mình Đặc biệt, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN (15/2/1973), các nước ASEAN đã kêu gọi viện trợ kinh

tế cho các nước Đông Dương và thiết lập Ủy ban phối hợp các nước ASEAN về việc tái thiết

và khôi phục lại các nước Đông Dương Các nước Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng đã trở thành một nhân tố quan trọng, chủ chốt trong chính sách đối ngoại của ASEAN giai đoạn này Quan hệ Việt Nam – ASEAN có nhiều chuyển biến tốt đẹp

1.2 Giai đoạn 1979-1991

Giai đoạn những năm 1979-1991, vấn đề Cam-pu-chia đã khiến cho quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN chuyển sang đối đầu

Lấy cớ Việt Nam đưa quân vào Cam-pu-chia trước việc phe nhóm Polpot có hành động xâm lược ở biên giới Tây Nam và tiến hành chính sách diệt chủng đối với nhân dân Cam-pu-chia, nhiều nước ASEAN đã thực thi chính sách bao vây, cô lập Việt Nam Toàn bộ hoạt động của ASEAN chịu sự ảnh hưởng của vấn đề Cam-pu-chia, quan hệ Việt Nam - ASEAN trở nên lạnh nhạt, trì trệ Bản thân sự hợp tác nội khối ASEAN cũng không tiến triển nhiều

1.3 Giai đoạn 1992-1995

Giai đoạn đầu những năm 1990 với những chuyển biến sâu sắc trong tình hình thế giới cũng như khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là việc đàm phán và ký kết Hiệp định về giải pháp chính trị toàn bộ cho vấn đề Cam-pu-chia, nội dugn hoạt động của ASEAN cũng như mối quan hệ giữa các nước thành viên ASEAN với Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực Trong hoạt động của ASEAN, hợp tác kinh tế nổi dần lên như một hướng quan trọng Sau khi Việt Nam rút quân khỏi Cam-pu-chia, các nước ASEAN bắt đầu phát triển quan hệ song phương với Việt Nam Mối quan hệ Việt Nam – ASEAN bước sang thời kỳ hợp tác khu vực

Với tiền đề vững chắc là những thành tựu đạt được từ những năm đầu thập kỷ 90, ASEAN đã đặt ra cho mình những mục tiêu cao hơn, rộng lớn và lâu dài: chuyển mạnh sang hợp tác kinh

tế Để thực hiện được những mục tiêu đó, ASEAN cần có một môi trường hòa bình và ổn định cũng như một thị trường rộng lớn Trong bối cảnh đó đã xuất hiện những khái niệm về

“ASEAN mở rộng”, từng bước tranh thủ sự tham gia của mười nước khu vực Đông Nam Á,

Trang 6

trước mắt là Việt Nam, tiếp đến là Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma Từ năm 1992, ASEAN mời Việt Nam tham dự các cuộc họp Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN hàng năm với tư cách quan sát viên Từ năm 1993, ASEAN đã thiết lập cơ chế hiệp thương giữa ASEAN và Việt Nam nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 26 ở Xing-ga-po Đặc biệt, Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN họp ở Băng-cốc (7/1994) đã chính thức “khẳng định sẵn sàng chấp nhận Việt Nam là thành viên của ASEAN và chỉ thị cho các quan chức cấp cao và Tổng thư ký ASEAN sớm tiếp xúc trao đổi quan điểm với các quan chức Việt Nam về những dàn xếp thủ tục” Lịch sử quan hệ Việt Nam – ASEAN đã mở ra một trang hoàn toàn mới, chuyển từ sự nghi kị, thù địch sang hợp tác

Như vậy, tình hình nội khối ASEAN dưới những ảnh hưởng của tình hình khu vực và thế giới nói chung đã ảnh hưởng rất lớn đến chính sách đối ngoại của ASEAN nói chung và các nước thành viên nói riêng Trong đó, quan hệ với Việt Nam cũng như khu vực ba nước Đông Dương là nhân tố quan trọng, được ưu tiên đẩy lên hàng đầu Có thể nói, mong muốn của các nước ASEAN đối với việc Việt Nam gia nhập tổ chức này là yếu tố tiền đề, tiên quyết, là nguyên nhân khách quan cho việc hội nhập của Việt Nam vào ASEAN tháng 7/1995

2 Chính sách của Việt Nam đối với ASEAN trong từng giai đoạn

Nếu như sự ủng hộ Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN của các nước thành viên là yếu tố tiền

đề, điều kiện khách quan cho việc Việt Nam tham gia vào tổ chức này như đã nói ở trên thì điều kiện chủ quan chính là mong muốn hội nhập vào ASEAN của chúng ta Quan hệ Việt Nam – ASEAN là một mối quan hệ hai chiều và dù chịu những ảnh hưởng của tình hình thế giới cũng như tình hình khu vực thì yếu tố quyết định vẫn là chính sách của hai phía Chính sách của Việt Nam đối với ASEAN cũng có những chuyển biến quan trọng theo những bước chuyển của môi trường quốc tế cũng như sự vận động của chính sách đối ngoại Việt Nam nói chung Có thể nói, cùng với chính sách của ASEAN đối với Việt Nam như đã trình bày ở trên, đây là “nửa” còn lại làm nên bộ mặt quan hệ Việt Nam – ASEAN trong từng giai đoạn lịch sử

Giai đoạn 1967-1978

Đây là giai đoạn mà quan hệ Việt Nam – ASEAN đã có những nét khởi sắc đầu tiên Nhiều nước thành viên ASEAN đã tìm hiểu việc thiết lập quan hệ với Việt Nam Việt Nam cũng đã khuyến khích thái độ của các nước ASEAN lảng tránh dần ra khỏi chính sách xâm lược của

Trang 7

Mỹ; tiến hành thiết lập cơ quan đại diện Tổng công ty xuất nhập khẩu ở Xing-ga-po, điều chỉnh thái độ với Phi-líp-pin Tuy nhiên, quan hệ giữa hai bên vẫn chưa có tiến triển đáng kể

Từ sau khi ký Hiệp định Paris, Việt Nam bắt đầu tích cực triển khai chính sách khu vực, đẩy mạnh quan hệ song phương với các nước thuộc tổ chức khu vực ASEAN Chính sách ngoại giao của Việt Nam đối với khu vực lần đầu tiên được thể hiện rõ ràng thông qua chính sách bốn điểm tháng 7/1976, trong đó nêu lên những nguyên tắc cơ bản cho việc phát triển quan

hệ hữu nghị và hợp tác với các nước Đông Nam Á như: tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, cùng tồn tại trong hòa bình, không để lãnh thổ của mình cho nước ngoài sử dụng, giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, phát triển hợp tác khu vực Đến tháng 8/1976, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với tất cả các nước thành viên ASEAN Trong các name 1977, 1978, quan hệ song phương của Việt Nam và các nước ASEAN đã phát triển mạnh mẽ với các chuyến thăm hữu nghị của các nhà lãnh đạo cấp cao Ngoài ra, Việt Nam còn cử nhiều đoàn đại biểu của các ngành triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể khác

Có thể nói trong thời kỳ này, quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN phát triển tốt đẹp hơn

so với trước đó Tuy nhiên ở giai đoạn này, Việt Nam vẫn chưa có quan hệ hợp tác với tổ chức ASEAN Ngày 18/4/1973, tai Hội nghị bất thường của các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được mời với tư cách quan sát viên nhưng đã từ chối tham dự vì trong số các bên được mời có cả ngụy quyền Sài Gòn

Giai đoạn 1979-1991

Đây là giai đoạn mà vấn đề Cam-pu-chia nổi lên như yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến tình hình khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng cũng như chính sách đối ngoại của cả hai phía Việt Nam và ASEAN

Trong giai đoạn này, Việt Nam vừa đấu tranh với vấn đề Cam-pu-chia và triển khai đấu tranh ngoại giao, gắn việc giải quyết vấn đề Cam-pu-chia với việc xây dựng khu vực hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á, thúc đẩy đối thoại để đẩy lùi sự đối đầu, phân hóa liên minh chống Việt Nam

Tại Diễn đàn Liên hợp quốc, từ năm 1980 đến năm 1985, hàng năm, Việt Nam, Lào cùng một

số nước bạn bè đều nêu lên vấn đề “hòa bình, ổn định và cùng hợp tác ở Đông Nam Á” nhằm thúc đẩy xu hướng đối thoại giữa Đông Dương và ASEAN Tuy nhiên, những đề nghị này

Trang 8

đều không được chấp nhận vì ASEAN cho rằng vấn đề Cam-pu-chia là nguyên nhân chủ yếu gây mất ổn định khu vực và phải giải quyết vấn đề Cam-pu-chia trước nhất

Cho đến năm 1986, Việt Nam chủ trương thực thi chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ Thực hiện đường lối này, Việt Nam rút quân khỏi Cam-pu-chia và trở ngại lớn nhất trong quan hệ Việt Nam – ASEAN được gỡ bỏ Hai bên xích lại gần nhau và mối quan hệ này được đẩy mạnh

Giai đoạn 1992-1995

Lợi ích lớn nhất của Việt Nam giai đoạn này là duy trì hòa bình ổn định khu vực, tạo dựng một môi trường quốc tế và khu vực thuận lợi cho công cuộc đổi mới Với mục tiêu là hội nhập vào xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã tăng cường và phát triển các mối quan hệ hợp tác với bên ngoài, trước hết là với các nước trong cùng khu vực Đông Nam Á Đẩy mạnh quan hệ với ASEAN là mục tiêu quan trọng đối với Việt Nam vì ASEAN là một tập hợp của những nước nhỏ và vừa, có xuất phát điểm gần giống Việt Nam, đã vươn lên thành những nước có nền kinh tế phát triển nhất ở khu vực hiện nay Hợp tác chặt chẽ với ASEAN sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp và hòa nhập với sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực cũng như giúp làm tăng vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế Việc phát triển quan hệ Việt Nam – ASEAN trở thành một vấn đề có tính quan trọng chiến lược, cả về kinh tế, chính trị đối với cả Việt Nam và ASEAN

Trong bối cảnh đó, Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1991) đã nhấn mạnh “phát triển quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương, phấn đấu cho một Đông Nam Á hòa bình, hữu nghị và hợp tác” Quan hệ giữa Việt Nam với từng nước ASEAN phát triển nhanh chóng Từ tháng 2/1993, Việt Nam đã tuyên bố “sẵn sàng tham gia ASEAN vào thời điểm thích hợp” Đáp lại, các nước ASEAN tuyên bố muốn thấy Việt Nam sớm gia nhập ASEAN Từ đó, Việt Nam xúc tiến các công việc chuẩn bị thiết thực để sớm trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN

Sau một quá trình tăng cường quan hệ song phương với từng nước cũng như với cả tổ chức ASEAN, đến tháng 7/1994, việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã đạt được sự nhất trí từ cả hai phía

Ngày 28/7/1995, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN lần thứ 28 và ARF lần thứ hai, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN

I Vai trò của Việt Nam trong ASEAN

Trang 9

1 Vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy tiến trình thống nhất Đông Nam Á

trong một tổ chức khu vực chung

Trước khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Đông Nam Á đang bị phân chia thành hai khối đối lập nhau: ASEAN đi theo con đường phát triển Tư bản chủ nghĩa và Đông Dương phát triển lên Xã hội chủ nghĩa Sự tồn tại đối lập đó đã không chỉ ngăn cản các nước trong khu vực phát triển các quan hệ hòa bình, hợp tác với nhau, hỗ trợ nhau cùng phá triển mà còn tạo cơ hội cho các thế lực bên ngoài có lợi ích trong khu vực và dễ dàng can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực

Nhận thức được mối nguy hại đó, trong Tuyên bố Băng-cốc 1967, những người sáng lập Hiệp hội đã bày tỏ mong muốn nhìn thấy các nước trong khu vực còn đứng ngoài ASEAN sẽ chấp nhận tổ chức này và sớm gia nhập

Trong bối cảnh như vậy, việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã mở ra triển vọng thống nhất Đông Nam Á Việc Việt Nam tham gia vào ASEAN cũng như những lợi ích mà Việt Nam có được từ tổ chức này đã trở thành nguyên nhân khích lệ các nước còn lại trong khu vực như Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia vững tâm tham gia vào ASEAN

Với việc kết nạp Lào, Mi-an-ma vào tháng 7/1997 và Cam-pu-chia vào tháng 4/1999, tầm nhìn về một Đông Nam Á thống nhất trong ASEAN đã trở thành hiện thực

Việt Nam chính là nước khởi đầu để biến khu vực Đông Nam Á thành một khu vực thống nhất trong đa dạng và là nước đóng vai trò “đặc biệt” trong cả hai lần hội nhập của các nước trong tổ chức ASEAN, đưa tổng số thành viên ASEAN từ 9 nước năm 1997 lên 10 nước năm

1999 và đưa tổng số thành viên ASEAN tham gia ASEAN tham gia ASEM từ 7 nước năm

2002 lên 10 nước năm 2004

Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Ong Keng Yong cũng đã đánh giá cao những đóng góp tích cực của Việt Nam đối với ASEAN kể từ khi gia nhập:

"Trước hết, nhìn vào bản đồ của hiệp hội, Việt Nam đã thực sự gắn kết vùng phía bắc với phía nam của khu vực Đông Nam Á Do đó, quốc gia này có một vai trò rất quan trọng Xét về mặt địa lý và nhân khẩu học, đóng góp chính của Việt Nam khi trở thành một thành viên của ASEAN

là đã kết hợp mọi vùng của Đông Nam Á thành một khối thống nhất.”

Trang 10

Trong thời gian qua, sự thống nhất này đã mang lại cho khu vực nhiều lợi ích quan trọng Vị thế của ASEAN nói chung và của từng nước thành viên nói riêng đã được nâng cao hơn một bậc trong nền chính trị khu vực cũng như trên trường quốc tế Các nước thành viên trong khu vực đã có cơ hội để mở rộng và phát triển những mối quan hệ hợp tác với nhau trong mọi lĩnh vực, kể cả song phương lẫn đa phương Một ASEAN hòa bình, ổn định về chính trị và tăng trưởng nhanh về kinh tế đang có vai trò ngày càng quan trọng ở Đông Nam Á nói riêng, châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới nói chung

2 Vai trò của Việt Nam trong hợp tác chính trị và vấn đề bảo vệ hòa bình, an ninh

ổn định ở khu vực Đông Nam Á

Việc Việt Nam chính thức tham gia ASEAN tháng 7/1995 đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình thành lập một ASEAN bao gồm cả 10 nước khu vực Đông Nam Á, chấm dứt tình trạng chia rẽ, đối đầu, căng thẳng ở khu vực, mở ra một giai đoạn mới khác hẳn về chất của quan hệ giữa các quốc gia ở khu vực, mở rộng hợp tác vì hòa bình phát triển, để ASEAN thực sự là Đông Nam Á và là Đông Nam Á ASEAN trở thành một nhân tố thiết yếu cho hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển ở Đông Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới, ASEAN có vị trí ngày càng quan trọng hơn

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính 1997, do những khó khăn về kinh tế, trong nội bộ một số nước ASEAN đã nảy sinh những bất ổn về chính trị Quan hệ giữa một số nước thành viên đã nảy sinh những vấn đề phức tạp Đây là thời cơ cho các thế lực bên ngoài dễ dàng gây ảnh hưởng xấu đến Hiệp hội Trong bối cảnh đó, sự ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng – an ninh quốc gia được giữ vững của Việt Nam và một số nước thành viên khác đã góp phần tạo nên một hình ảnh không quá bi quan về ASEAN, qua đó uy tín và vai trò của Việt Nam trong Hiệp hội ngày càng tăng cao

Việc Việt Nam gia nhập đã làm cho hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN có những chuyển biến quan trọng Trước hết, Việt Nam là một nước đi theo chế độ xã hội Xã hội chủ nghĩa, hoàn toàn khác với các nước thành viên khác, đã đem đến cho ASEAN một sắc thái mới Việt Nam đã tham gia đầy đủ vào các cơ chế hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN cũng như tích cực tham gia trao đổi ý kiến, đánh giá tình hình thế giới và khu vực, tăng cường phối hợp lập trường về các vấn đề khu vực và quốc tế và khi cần thiết thì thỏa thuận về đối sách chung Việt Nam cũng đã và đang tích cực cùng các nước ASEAN khác hoàn thiện chương trình hành động thành lập Cộng đồng ASEAN cũng như tích cực vận động các nước bên ngoài

Ngày đăng: 28/08/2014, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w