1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận giữa kỳ THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

30 683 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 572 KB

Nội dung

Tiểu luận giữa kỳ:THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC. VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỰC TIỄN LÀ TIÊU CHUẨN CỦA CHÂN LÝ VÀO CÔNG CUỘC CẢI TẠO XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ KHI ĐỔI MỚI ĐẾN NAY. SỰ VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỰC TIỄN LÀ TIÊU CHUẨN CỦA CHÂN LÝ VÀO CÔNG CUỘC CẢI TẠO XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ KHI ĐỔI MỚI ĐẾN NAY

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-

-TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

Môn học: Triết học Mác – LêninHọc kỳ II (2019-2020)

THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỰC TIỄN LÀ TIÊU CHUẨN CỦA CHÂN LÝ VÀO CÔNG CUỘC CẢI TẠO XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ KHI

ĐỔI MỚI ĐẾN NAY.

Trang 2

Lời đầu tiên, cho chúng em xin cảm ơn Đại học Quốc gia Thành phố

Hồ Chí Minh và cụ thể là Trường Đại học Kinh tế - Luật đã đưa môn “Triếthọc Mác – Lênin” vào chương trình giảng dạy để chúng em có thể hiểu rõchính xác bản chất quá trình vận động của xã hội, từ đó có cơ sở để giải thích

và đưa ra phương pháp giải quyết tất cả các vấn đề cụ thể của cuộc sống xungquanh ta Chúng em cũng chân thành gửi lời cảm ơn giáo viên bộ môn CôNguyễn Thị Hồng Hoa Nhờ sự giảng dạy nhiệt tình, tâm huyết của cô đã giúpchúng em hứng thú với môn học và được tiếp thu đầy đủ những tri thức mà cô

đã truyền đạt Thông qua những giờ học, chúng em đã tích lũy cho bản thânnhiều nguyên tắc, lý luận quý giá trong việc nhìn nhận, thấu hiểu và gia nhậpvào xã hội Đây chắc chắn sẽ là hành trang quý báu của chúng em trong chặnđường sắp tới

Cuối lời, em kính chúc cô luôn mạnh khỏe, vui vẻ, hạnh phúc và luônthành công trong quá trình truyền bá tri thức cho những thế hệ tương lai; kínhchúc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng như Trường Đại họcKinh tế - Luật sẽ ngày một phát triển bền vững trong tương lai, trở thànhtrường đại học uy tín với chất lượng học tập và giảng dạy tốt, hiện đại số mộtViệt Nam

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU ……… 3

PHẦN I: LÝ LUẬN VỀ THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC………5

1 Khái niệm thực tiễn……….….……….….5

1.1 Thực tiễn là gì?……… 5

1.2 Các hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn………6

1.3 Chức năng của các hình thức hoạt động thực tiễn……… 7

2 Khái niệm nhận thức……… 8

2.1 Nhận thức là gì?…….………8

2.2 Các trình độ nhận thức….……… 9

2.3 Quá trình nhận thức……….10

3 Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức……… 14

4 Ý nghĩa phương pháp luận……… 17

PHẦN II: THỰC TIỄN LÀ TIÊU CHUẨN CỦA CHÂN LÝ….…….………….18

1 Chân lý và các tính chất của chân lý………18

2 Nội dung nguyên tắc thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý………18

PHẦN III: SỰ VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỰC TIỄN LÀ TIÊU CHUẨN CỦA CHÂN LÝ VÀO CÔNG CUỘC CẢI TẠO XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ KHI ĐỔI MỚI ĐẾN NAY……… …… ……… 21

1 Trong việc giải thích tính cấp thiết của đổi mới……… 21

2 Trong nội dung của công cuộc đổi mới……… 22

3 Trong những thành tựu cơ bản của đổi mới………25

LỜI KẾT… ……… ……….28

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……….……… 29

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần,vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, lý luận nhận thức, vấn đề cải tạothực tiễn nền kinh tế luôn thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng

Ngày nay, Triết học là một bộ phận không thể tách rời với sự phát triểncủa bất cứ hình thái kinh tế nào Những vấn đề triết học về lý luận nhận thức vàthực tiễn, phương pháp biện chứng,… luôn là cơ sở, là phương hướng, là tôn chỉcho hoạt động thực tiễn, xây dựng và phát triển xã hội Nếu xuất phát từ một lậptrường triết học đúng đắn, con người có thể có được những cách giải quyết phùhợp với các vấn đề do cuộc sống đặt ra Việc chấp nhận hay không chấp nhậnmột lập trường nào đó sẽ không chỉ đơn thuần là sự chấp nhận một thế giới quannhất định hay một cách lý giải nhất định về thế giới, mà còn là sự chấp nhận một

cơ sở phương pháp luận nhất định chỉ đạo cho hoạt động

Chúng ta biết rằng, Triết học là một trong ba bộ phận cấu thành của chủnghĩa Mác Lênin đã chỉ rõ rằng chủ nghĩa duy vật biện chứng chính là triếthọc của chủ nghĩa Mác Cho đến nay, chỉ có Triết học Mác là mang tính ưuviệt hơn cả Trên cơ sở nền tảng Triết học Mác – Lênin, Đảng và Nhà nước ta

đã học tập và tiếp thu tư tưởng tiến bộ, đề ra những mục tiêu, phương hướngchỉ đạo chính xác, đúng đắn để xây dựng và phát triển xã hội, phù hợp vớihoàn cảnh đất nước Mặc dù có những khiếm khuyết không thể tránh khỏisong chúng ta luôn đi đúng hướng trong cải tạo thực tiễn, phát triển kinh tế,từng bước đưa đất nước ta tiến kịp trình độ các nước trong khu vực và thế giới

về mọi mặt Chính những thành tựu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội,qua mười năm đổi mới và hơn hai mươi năm duy trì và phát triển cho đến nay

là minh chứng xác đáng cho vấn đề nêu trên

Trang 5

Hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn cùng với sự nắm bắt các quy luậtkhách quan trong vận hành nền kinh tế ở nước ta là một vấn đề còn nhiều xemxét và tranh cãi, nhất là trong quá trình hội nhập như hiện nay Vì vậy, với mong

muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này, em quyết định chọn đề tài “THỰC

TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỰC TIỄN LÀ TIÊU CHUẨN CỦA CHÂN LÝ VÀO CÔNG CUỘC CẢI TẠO XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ KHI ĐỔI MỚI ĐẾN NAY”.

Trang 6

PHẦN I:

LÝ LUẬN VỀ THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN

ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

Trong chủ nghĩa Mác – Lênin, lý luận nhận thức (hay nhận thức luận)

là một nội dung cơ bản của phép biện chứng; đó là lý luận nhận thức duy vậtbiện chứng, tức học thuyết về khả năng nhận thức của con người đối với thếgiới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn; lý giải bản chất, con đường vàquy luật chung của quá trình con người nhận thức chân lý, nhận thức hiệnthực khách quan nhằm phục vụ hoạt động thực tiễn của con người Cụ thể,triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng con người tự làm ra mình vàlịch sử của mình bằng hoạt động thực tiễn Đó là cách hiểu về vai trò của thựctiễn với tư cách là điểm xuất phát của quan niệm duy vật về lịch sử và cũng làđiểm xuất phát của lý luận nhận thức duy vật biện chứng

1 Khái niệm thực tiễn

1.1 Thực tiễn là gì?

Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức, các nhà kinhđiển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã tạo nên một bước chuyển biến cách mạngtrong triết học nói chung và trong lý luận nhận thức nói riêng và đã đưa raquan điểm về thực tiễn như sau:

• Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử

-xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và -xã hội

• Bản chất của hoạt động thực tiễn đó là sự tác động qua lại của chủ thể

và khách thể

Có thể hiểu, hoạt động thực tiễn là hoạt động mà con người sử dụng những công cụ vật chất tác động vào những đối tượng vật chất làm biến đổi

Trang 7

chúng theo những mục đích của mình Đó là những hoạt động đặc trưng vàbản chất của con người Nó được thực hiện một cách tất yếu khách quan vàkhông ngừng phát triển bởi con người qua các thời kỳ lịch sử Chính vì vậy

mà hoạt động thực tiễn bao giờ cũng là hoạt động mang tính chất sáng tạo và

có mục đích, tính lịch sử - xã hội

1.2 Các hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn

Hoạt động thực tiễn đa dạng với nhiều hình thức ngày càng phong phú,

song có thể chia ra thành ba hình thức cơ bản là: Hoạt động sản xuất vật chất, Hoạt động chính trị xã hội và Hoạt động thực nghiệm khoa học.

• Hoạt động sản xuất vật chất: là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên và

quan trọng nhất của thực tiễn Đây là hoạt động mà trong đó con người

sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo racủa cải vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và pháttriển của mình Ví dụ như hoạt động gặt lúa của nông dân, lao động củacác công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, hoạt động…

• Hoạt động chính trị xã hội: là hoạt động của các cộng đồng người, các

tổ chức khác nhau trong xã hội nhằm cải tạo hiện thực xã hội và cảibiến những quan hệ chính trị xã hội nhằm mục đích thúc đẩy xã hộiphát triển Ví dụ như hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội, tiến hành Đạihội Đoàn Thanh niên trường học, Hội nghị công đoàn,…

• Hoạt động thực nghiệm khoa học: là một hình thức đặc biệt của hoạt

động thực tiễn Thực nghiệm bao gồm thực nghiệm sản xuất, thực nghiệmkhoa học, thực nghiệm xã hội,… được tiến hành trong điều kiện nhân tạo,gần giống, giống và lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằmrút ngắn thời gian của các quá trình biến đổi để có thể xác định những quyluật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu, dựa trên cơ sở đó nhậnthức thế giới, chứng minh tính chân thực của nhận thức

Trang 8

Ví dụ như hoạt động nghiên cứu, làm thí nghiệm của các nhà khoa học

để tìm ra các vật liệu mới, nguồn năng lượng mới, vác-xin phòng ngừadịch bệnh mới,…

1.3 Chức năng của các hình thức hoạt động thực tiễn

Mỗi hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn có một chức năng quantrọng khác nhau, không thể thay thế cho nhau song chúng có mối quan hệ chặtchẽ, tác động qua lại lẫn nhau Trong mối quan hệ đó, hoạt động sản xuất vậtchất là loại hoạt động có vai trò quan trọng nhất, đóng vai trò quyết định đốivới các hoạt động thực tiễn khác Bởi vì nó là hoạt động nguyên thủy nhất (làhoạt động đã đưa con người từ trạng thái thú vật lên trạng thái con người) vàtồn tại một cách khách quan, thướng xuyên nhất trong đời sống của con người

và tạo ra những điều kiện, của cải thiết yếu nhất, có tính quyết định đối với sựsinh tồn và phát triển của con người nói riêng và xã hội loài người nói chung.Không có hoạt động sản xuất vật chất thì không thể có các hình thức thực tiễnkhác Các hình thức thực tiễn khác, suy đến cùng cũng xuất phát từ thực tiễnsản xuất vật chất và nhằm phục vụ thực tiễn sản xuất vật chất

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là các hình thức hoạt độngchính trị xã hội và thực nghiệm khoa học là hoàn toàn thụ động, lệ thuộc mộtchiều vào hoạt động sản xuất vật chất Ngược lại, chúng có tác dụng kìm hãmhoặc thúc đẩy hoạt động sản xuất vật chất phát triển Chẳng hạn, nếu hoạtđộng thực tiễn chính trị xã hội mang tính chất tiến bộ, cách mạng và nếu hoạtđộng khoa học thực nghiệm khoa học đứng đắn sẽ tạo đà cho hoạt động sảnxuất phát triển; còn nếu ngược lại, thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của hoạtđộng sản xuất vật chất Đặc biệt hai dạng hoạt động này ngày càng có vai tròtrong sự phát triển của xã hội trong thời kì hội nhập với cách mạng khoa học

và công nghệ hiện đại bùng nổ

Trang 9

Chính sự tác động qua lại lẫn nhau của các hình thức hoạt động cơ bản

đó đã làm cho hoạt động thực tiễn vẫn động, phát triển và ngày càng có vaitrò quan trọng đối với hoạt động nhận thức

2 Khái niệm nhận thức

2.1 Nhận thức là gì?

Chủ nghĩa duy vật khẳng định: Nhận thức là một quá trình phản ánh tích

cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc cno người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó

Quan niệm này xuất phát từ bốn nguyên tắc cơ bản sau đây:

• Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người

• Thừa nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quanvào bộ óc của con người, là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể;thừa nhận không có cái gì là không thể nhận thức được mà chỉ cónhững cái mà con người chưa nhận thức được

• Khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tựgiác và sáng tạo Quá trình phản ánh đó diễn ra theo trình tự từ chưabiết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ chưa sâu sắc, chưa toàn diệnđến sâu sắc và toàn diện hơn,…

• Coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức; là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý

Như vậy, theo quan điểm duy vật biện chứng thì nhận thức thuộc phạm

vi hoạt động phản ánh của con người (với tư cách là chủ thể nhận thức) đối vớithế giới khách quan (với tư cách khách thể nhận thức) được tiến hành thông quahoạt động thực tiễn và nhằm sáng tạo tri thức phục vụ hoạt động thực tiễn,

đồng thời cũng lấy thưc tiễn làm tiêu chuẩn để xác định tính chân lý của những tri thức đó

Trang 10

2.2 Các trình độ nhận thức

Với quan điểm suy vật biện chứng như đã nêu, nhận thức nhất địnhphải là một quá trình, đó cũng là quá trình đi từ trình độ nhận thức kinhnghiệm đến trình độ nhận thức lý luận; từ trình độ nhận thức thông thườngđến trình độ nhận thức khoa học

a) Từ trình độ nhận thức kinh nghiệm đến trình độ nhận thức lý luận.

Nhận thức kinh nghiệm là trình độ nhận thức hình thành từ sự quan sát

trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên, xã hội hay trong các thínghiệm khoa học Kết quả của nhận thức kinh nghiệm là những tri thức kinhnghiệm

Nhận thức lý luận là trình độ nhận thức gián tiếp, trừu tượng, có tính hệ

thống trong việc khái quát bản chất, quy luật của các sự vật, hiện tượng

Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai giai đoạn nhận thứckhác nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau Trong mối quan hệ đó,nhận thức kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức lý luận; nó cung cấp nhữnghiểu biết về các mặt riêng rẻ, bên ngoài của các sự vật, hiện tượng để tổng kết

và khái quát thành lý luận, nhưng lại chưa phản ánh được cái bản chất, nhữngmối liên hệ mang tính quy luật Ngược lại, mặc dù được hình thành từ sự tổngkết những kinh nghiệm nhưng nhận thức lý luận không hình thành một cáchtrực tiếp từ kinh nghiệm mà lý luận có thể đi trước những dữ kiện kinhnghiệm, hướng dẫn sự hình thành những tri thức kinh nghiệm có giá trị, lựachọn những kinh nghiệm hợp lý để phục vụ hoạt động thực tiễn

b) Từ trình độ nhận thức thông thường đến trình độ nhận thức khoa học Nhận thức thông thường là loại nhận thức được hình thành một cách tự

phát, trực tiếp trong hoạt động hằng ngày của con người Nó phản ánh sự vật,hiện tượng xảy ra với những đặc điểm chi tiết, cụ thể và những sắc thái khác

Trang 11

nhau của sự vật Vì vậy, nhận thức thông thường mang tính phong phú, gắnliền với những quan niệm sống thường ngày và có vai trò thường xuyên, phổbiến chi phối hoạt động của con người trong xã hội.

Nhận thức khoa học là loại nhận thức được hình thành một cách tự giác

và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của đốitượng nghiên cứu Sự phản ánh này diễn ra dưới dạng trừu tượng logic (cáckhái niệm, phạm trù, quy luật, nhận thức khoa học,…) Nó vận dụng một hệthống các phương pháp nghiên cứu và sử dụng thuật ngữ khoa học để diễn tảbản chất và các quy luật của đối tượng nghiên cứu Vì thế, nhận thức khoahọc có vai trò ngày càng to lớn trong hoạt động thực tiễn, đặc biệt trong thờiđại khoa học công nghệ hiện đại

Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học là hai bậc thang khácnhau về chất của quá trình nhận thức nhằm đạt tới những tri thức chân thực.Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Trong mối quan hệ đó, nhậnthức thông thường có trước nhận thức khoa học và là nguồn chất liệu để xâydựng nội dung của khoa học, song nó chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở sự phản ánhcái bề ngoài, ngẫu nhiên, không bản chất của đối tượng và tự nó không thểchuyển thành nhận thức khoa học Ngược lại, khi đạt tới trình độ nhận thứckhoa học nó lại tác động trở lại nhận thức thông thường, xâm nhập vào nhậnthức thông thường và làm nhận thức thông thường phát triển, tăng cường tínhkhoa học cho quá trình con người nhận thức thế giới

2.3 Quá trình nhận thức

Nhận thức là một quá trình biễn chứng diễn ra rất phức tạp, bao gồm

nhiều giai đoạn, trình độ, vòng khâu và hình thức khác nhau

Theo Lênin thì quá trình nhận thức trải qua hai khâu sau:

a) Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.

Trang 12

Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) là những tri thức do giác quan

mang lại Ví dụ như “Khi muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác, mắt (thịgiác) sẽ cho ta biết muối có màu trắng, dạng tinh thể; mũi (khướu giác) cho tabiết muối không có mùi; lưỡi (vị giác) cho ta biết muối có vị mặn” Nét đặctrưng cơ bản ở giai đoạn này là nhận thức được thực hiện trong mối liên hệ trựctiếp với thực tiễn thông qua các nấc thang cảm giác, tri giác và biểu tượng

• Cảm giác là tri thức được sinh ra do sự tác động trực tiếp của sự vật, hiện tượng lên các giác quan của con người Cảm giác phản ánh từng

mặt, từng khía cạnh, từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng.Nguồn gốc và nội dung của cảm giác là thế giới khách quan, còn bànchất của cảm giác là hình ảnh chủ quan về thế giới đó

• Tri giác là sự tổng hợp (sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau) của nhiểu cảm

giác riêng biệt vào một mối liên hệ thống nhất tạo nên một hình ảnhtương đối hoàn chỉnh về một sự vật, hiện tượng

Biểu tượng được hình thành nhờ sự phối hợp hoạt động, bổ sung lẫn nhau

của các giác quan và đã có sự tham gia của các yếu tố phân tích, trừutượng và khả năng ghi nhận thông tin của não người Đây là nấc thang cao

và phức tạp nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính; là hình ảnh cảm tínhtương đối hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng được lưu lại trong não người

và do tác động nào đó được tái hiện lại khi sự vật, hiện tượng không cònnằm trong tầm cảm tính Trong biểu tượng đã có những phản ánh gián tiếp

về sự vật, hiện tượng và với biểu tượng, con người đã có thể hình dungđược sự khác nhau về mâu thuẫn nhưng vẫn chưa nắm

được sự chuyển hóa từ sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác

Kết quả của nhận thức ở giai đoạn trực quan sinh động (nhận thức cảmtính) là không những chỉ là nhận thức “bề ngoài” của sự vật, hiện tượng, mà

đã có “chất” Tuy vậy, giai đoạn trực quan sinh động chưa mang lại nhận thức

Trang 13

hoàn chỉnh, khái quát về sự vật, hiện tượng Các nấc thang của giai đoạn nàytrong quá trình nhận thức mới chỉ là tiên đề cho nhận thức về bản chất sự vật,hiện tượng.

Nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng) bắt nguồn từ trực quan sinh động

và từ những lý luận truyền lại Nhận thức lý tính phản ánh sâu sắc, chính xác

và đầy dủ hơn về khách thể nhận thức Lấy lại ví dụ về muối: “Nhờ đi sâuphân tích, người ta tìm ra cấu trúc tinh thể và công thức hóa học của muối,điều chế được muối…” Những thành phần của nhận thức lý tính:

• Khái niệm là hình thức cơ bản nhất của tư duy trừu tượng Khái niệm

vừa có tính khách quan, vừa có tính chủ quan khi phản ánh cả một tậphợp những thuộc tính cơ bản có tính bản chất và chung nhất của sự vật,hiện tượng nhờ sự tổng hợp, khái quát biện chứng những thông tin đãthu nhận đươc về sự vật, hiện tượng thông qua hoạt động thực tiễn vàhoạt động nhận thức Các thông tin, tài liệu đó càng nhiều, càng đadạng thì các khái niệm cũng ngày một nhiều và giữa chúng có các mốiliên hệ qua lại lẫn nhau trong sự vận động, phát triển không ngừng dẫnđến sự hình thành những khái niệm mới, phản ánh sâu sắc hơn về bảnchất của sự vật, hiện tượng

• Phán đoán là hình thức tư duy liên kết các khái niệm lại với nhau đẻ

khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của sựvật, hiện tượng; là hình thức phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật, hiệntượng của thế giới khách quan vào ý thức của con người tạo nên vai tròcủa phán đoán là hình thức biểu hiện và diễn đạt các quy luật kháchquan Có ba loại phán đoán cơ bản là phán đoán đơn nhất, phán đoánđặc thù và phán đoán phổ biến, trong đó phán đoán phổ biến là hìnhthức diễn đạt tương đối đầy đủ các quy luật

Suy luận (suy lý) là hình thức của tư duy liên kết các phán đoán lại với

nhau để rút ra tri thức mới theo phương pháp phán đoán cuối cùng được

Trang 14

suy ra từ những phán đoán tiên đề (suy luận là quá trình đi từ nhữngphán đoán tiên đề đến một phán đoán mới) Suy luận có vai trò quantrọng trong tư duy trừu tượng, bởi nó thể hiện quá trình vận động của tưduy đi từ cái đã biết đến nhận thức gián tiếp cái chưa biết Có thể nóirằng, đa số các ngành khoa học được xây dựng trên hệ thống suy luận

và nhờ đó, con người ngày càng nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơnhiện thực khách quan Tùy thuộc vào tính chất của mối liên hệ giữa cácphán đoán tiên đề với phán đoán kết luận mà suy luận có thể là suy luậnquy nạp hoặc suy luận diễn dịch Trong các suy luận quy nạp, tư duyvận động từ cái đơn nhất đến cái chung, cái phổ biến; trong các suyluận diễn dịch, tư duy đi từ cái chung đến cái ít chung hơn và đến cáiđơn nhất Cũng như khái niệm và phán đoán, các loại suy luận đều biếnđổi, có liên hệ qua lại với nhau theo tiến trình phát triển của nhận thức.Kết quả của nhận thức trong giai đoạn tư duy trừu tượng là nhờ phươngpháp trừu tượng và khái quát hóa các thông tin, tài liệu do trực quan sinh động

và tư duy trừu tượng các thế hệ trước để lại, tư duy trừu tượng phản ánh hiệnthực sâu sắc hơn, phản ánh được những thuộc tính và mối quan hệ bản chấtmang tính quy luật của sự vật, hiện tượng

Sự phân chia quá trình nhận thức như trên chỉ là sự trừu tượng quá trìnhvận động của nhận thức; còn trên thực tế, nhận thức cảm tính, nhận thức lýtính và các nấc thang của chúng luôn đan xen nhau và thực tiễn là cơ sở củatoàn bộ quá trình nhận thức đó

b) Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.

Mỗi giai đoạn nhận thức có những nét đặc trưng riêng Nếu nhận thức ởgiai đoạn cảm tính gắn liền với thực tiễn, gắn liền với sự tác động trực tiếp củakhách thể nhận thức lên các giác quan của chủ thể nhận thức Thì nhận thức ởgiai đoạn lý tính đã thoát khỏi sự tác động trực tiếp của khách thể nhận thức để

Trang 15

có thể bao quát sự vật, hiện tượng Tuy vậy, nhận thức ở giai đoạn này nhấtthiết phải được thực tiễn kiểm nghiệm, chứng minh nhằm tránh nguy cơ trở

thành ảo tưởng, viễn vông, không thực tế Đó là thực chất của mệnh đề “Từ

tư duy trừu tượng đến thực tiễn”.

Mỗi chu trình nhận thức đều phải đi từ thực tiễn đến trực quan sinhđộng rồi đến tư duy trừu tượng rồi quay về thực tiễn Trong đó thực tiễn giữavai trò là điểm bắt đầu và khâu kết thúc của chu trình đó Nhưng sự kết thúccủa chu trình nhận thức này lại là sự khởi đầu của chu trình nhận thức mới ởmức độ cao hơn, rộng hơn chu trình cũ và cứ thế vận động mãi làm cho nhậnthức của con người ngày càng sâu hơn, nắm được bản chất và quy luật của thếgiới khách quan, phục vụ cho hoạt động biến đổi thế giới

Xét trong toàn bộ nhận thức của con người về thế giới, thực tiễn là yếu

tố không thể thiếu được của quá trình nắm bắt chân lý – là vòng khâu “chuyểnhóa” kết quả nhận thức thành chân lý khách quan

3 Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đíchcủa nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trìnhnhận thức chân lý

a) Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

Sở dĩ như vậy vì thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức.Thông qua hoạt động thực tiễn, con người nhận biết được cấu trúc, tính chất vàcác mối quan hệ giữa các đối tượng để hình thành tri thức về đối tượng Hoạtđộng thực tiễn bổ sung và điểu chỉnh những tri thức đã được khái quát Nó đề ranhu cầu, nhiễm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhậnthức Chính con người có như cầu tất yếu khách quan là phải giải thích thế giới

và cải tạo thế giới nên con người phải tác động vào các sự vật, hiện tượng bằng

Ngày đăng: 17/05/2020, 14:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sách Giáo trình Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin (Không chuyên) – Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin (Không chuyên)
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
2. Triết học có thể đóng vai trò gì trong cuộc sống? – Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam(http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Triet-hoc-Viet-Nam/Triet-hoc-co-the-dong-vai-tro-gi-trong-cuoc-song-306.html) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học có thể đóng vai trò gì trong cuộc sống
3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? – hocluat.vn (https://hocluat.vn/vai-tro-cua-thuc-tien-doi-voi-nhan-thuc/) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
4. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý – xemtailieu.vn(https://xemtailieu.com/tai-lieu/thuc-tien-la-tieu-chuan-chan-ly- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
5. Những bài tiểu luận Triết học tham khảo – tailieu.vn (https://tailieu.vn/tag/bai-tieu-luan-triet-hoc.html) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài tiểu luận Triết học tham khảo
6. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? – website Phan Văn Diễn(https://phandien76.violet.vn/present/cau-8-thuc-tien-va-vai-tro-cua-thuc-tien-doi-voinhan-thuc-neu-y-nghia-phuong-phap-luan-7112580.html) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w