1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sưu tập một số mô hình sản phẩm mộc ghế băng ngoài trời và thiết kế mô phỏng các mẫu sản phẩm được lựa chọn

83 961 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 11,46 MB

Nội dung

Để phù hợp với phát triển xã hội, phù hợp với nhận thức vànhu cầu của con người đã có nhiều loại sản phẩm mộc được ra đời với chứcnăng, cấu tạo, kiểu dáng, chất liệu,...rất đa dạng và đã

Trang 1

Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống con ngườingày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần, thì nhu cầu về đồ mộclại càng lớn hơn và đồ mộc có chất lượng cao ngày càng được nhiều ngườiquan tâm hơn Để phù hợp với phát triển xã hội, phù hợp với nhận thức vànhu cầu của con người đã có nhiều loại sản phẩm mộc được ra đời với chứcnăng, cấu tạo, kiểu dáng, chất liệu, rất đa dạng và đã đạt được những thànhtựu nhất định Có nhiều mẫu mã sản phẩm mộc được tạo ra với chất lượng tốt

và có ý nghĩa lớn với cuộc sống hiện tại Chính vì vậy các sản phẩm mộc cógiá trị cần được tìm hiểu và sưu tập, nhằm tạo nền tảng cho việc thiết kế cácsản phẩm mới

Việc thu thập những loại hình sản phẩm được xã hội chấp nhân có ýnghĩa lớn về mặt phát triển (tạo điều kiện để phát huy những kiểu dáng đẹp).Trong số các loại hình sản phẩm mộc đa dạng và phong phú, sản phẩm ghếnói chung và sản phẩm ghế băng phục vụ cho việc ngồi ngoài trời (trongvườn, công viên, ) nói riêng rất có ý nghĩa cho cuộc sống hiện đại Trướctiên là nó có công dụng để ngồi tạo cho con người cảm giác thư giãn, nó còn

có thể là ngồi ăn uống, ngồi tâm sự, Nó thể hiện nếp sống văn minh trongcuộc sống hiện đại Do đó ý tưởng sưu tập các kiểu ghế băng trong vườn có ýnghĩa to lớn và cần thiết.Nó giúp thống kê mẫu mã đẹp, tạo cơ sở cho conngười chọn kiểu dáng sản phẩm thích hợp và hoàn thiện chế tạo

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi được giao nhiệm vụ đi

Trang 2

“Sưu tập một số mô hình sản phẩm mộc ghế băng ngoài trời và thiết kế

mô phỏng các mẫu sản phẩm được lựa chọn”

Với nội dung của đề tài tuy không mới mẻ nhưng nó rất quan trọng trong sản xuất Việc thực hiện đề tài không tránh khỏi sự sai xót, bởi vậy tôi rất mong sự góp ý cũng như sự chỉ dẫn của các thầy, cô giáo cùng toàn thể đồng nghiệp

Trang 3

Chương 1.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Mục tiêu tổng quát

Đề tài: “Sưu tập một số mô hình sản phẩm mộc thuộc loại ghế băng sửdụng ngoài trời và thiết kế mô phỏng các sản phẩm được lựa chọn”

Đề tài nhằm mục đích cung cấp hệ thống thông tin về một số mô hìnhsản phẩm mộc thuộc nhóm ghế băng sử dụng ngoài trời trên thế giới và hoànthiện tư liệu thiết kế mô phỏng sản phẩm tiêu biểu được lựa chọn

1.2 Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu, sưu tập một số mô hình sản phẩm mộc thuộc loại ghế băng

sử dụng ngoài trời

- Giới thiệu và phân tích cấu trúc một số sản phẩm được lựa chọn

- Tạo tư liệu thiết kế mô phỏng các sản phẩm tiêu biểu được lựa chọn

1.3 Nội dung nghiên cứu

- Tổng quan về sản phẩm mộc và thiết kế đồ mộc gia dụng

- Sưu tập mẫu sản phẩm và phân tích cấu trúc sản phẩm tiêu biểu

- Thiết kế mô phỏng sản phẩm được lựa chọn

1.4 Tính cầp thiết của đề tài

Hiện nay, các mẫu sản phẩm mộc được giới thiệu nhiều trong các tàiliệu, quảng cáo, tạp chí chuyên nghành Tuy nhiên, các mẫu sản phẩm nàythường ở dạng ảnh đơn lẻ hoặc trong tổng thể nội thất Để có thể chế tạođược, cần có sự cụ thể hoá của các nhà chuyên môn Do vậy, hướng đi của đềtài giúp các nhà sản xuất có thể xây dựng hệ thống bản vẽ dựa trên ảnh mẫu.Đây là dạng đề tài cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao

1.5 Giới hạn của đề tài

Với nội dung của đề tài là sưu tập và thiết kế mô phỏng mang tính “sơbộ”, có nghĩa là chưa qua chế thử và kiểm tra Do vậy nội dung của đề tài cógiới hạn nhất định

Trang 4

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài em đã sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp tham khảo tài liệu: Thư viện, internet và save tư liệudạng ảnh

- Phương pháp phân tích cấu trúc sản phẩm theo lôgic về nguyên lý kếtcấu sản phẩm mộc

- Phương pháp đồ họa để xây dựng tư liệu một bản vẽ của sản phẩmmộc

Trang 5

Chương 2.

TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM MỘC VÀ THIẾT KẾ

ĐỒ MỘC GIA DỤNG

2.1 Khái niệm về sản phẩm mộc và thiết kế đồ mộc gia dụng

2.1.1 Khái niệm về sản phẩm mộc hay đồ gia dụng

Đồ gia dụng, hiểu theo nghĩa thông dụng ban đầu là đồ dùng trong nhà

- chủ yếu chỉ đồ gỗ (đồ mộc), bao gồm cả dụng cụ nhà bếp Tiếng Anh là

“Furniture”, bắt nguồn từ tiếng Pháp là “Fourniture”, có nghĩa là thiết bị.Trong ngôn ngữ của các nước phương tây còn có một cách nói khác bắtnguồn từ tiếng Latin Mobilis, có nghĩa là di động, như: tiếng Đức là Mobel,tiếng Pháp là Meulbe, tiếng Italia là Mobile, tiếng Tây Ban Nha là Mueble,…Như vậy khái niệm tổng hợp theo nghĩa gốc về đồ gia dụng có thể hiểu mộtcách tương đối hoàn chỉnh là đồ dùng gia đình có thể chuyển dời

Khái niệm đồ gia dụng hiện đại đã mang nghĩa rộng hơn, tức là đồ giadụng không nhất định giới hạn sử dụng trong gia đình, dùng ở những nơicông cộng hoặc ở ngoài nhà cũng có thể gọi là đồ gia dụng Đồ gia dụngkhông nhất định có thể di động, nó có thể cố định trên mặt đất hoặc trên vậtkiến trúc Đồ dùng trong nhà có thể di động không nhất thiết là đồ gia dụng

Vì định nghĩa một cách hoàn chỉnh và chính xác về đồ gia dụng hay đồmộc là tương đối khó Thực tế , cho tới nay, chưa có một định nghĩa nào cụthể và đầy đủ về sản phẩm mộc, cho nên thông thường sản phẩm mộc vẫnđược hiểu theo nghĩa truyền thống và phù hợp với sự phát triển logic

2.1.2 Khái niệm về thiết kế đồ gia dụng

Thiết kế: được hiểu là ý đồ và kế hoạch Anh văn là “design”; là thể

hiện ý đồ bằng hình vẽ

Thiết kế đồ gia dụng: tức là tiến hành ý tưởng kết cấu, kế hoạch cho ý

tưởng và vẽ thể hiện kế hoạch của ý tưởng đó

Trang 6

2.2 Tính đa dạng và phân loại sản phẩm mộc

2.2.1 Tính đa dạng của sản phẩm mộc

Nói đến tính đa dạng của sản phẩm mộc, trước tiên chúng ta phải khẳngđịnh rằng sản phẩm mộc vô cùng đa dạng và phong phú Tính đa dạng của sảnphẩm mộc thể hiện qua nhiều khía cạnh, từ kiểu dáng, màu sắc, chất liệu,dạng liên kết, kết cấu cho tới hồn văn hoá chứa đựng bên trong từng sảnphẩm đều muôn hình muôn vẻ

Ta có thể nhận thấy sự đa dạng ấy ngay khi nhận xét các khái niệm vềsản phẩm mộc: rất rộng, có rất nhiều khái niệm về sản phẩm mộc

Các sản phẩm mộc được làm từ gỗ (được gọi chung là đồ mộc) cónhiều loại, có nguyên lý kết cấu đa dạng và phong phú, được sử dụng vàonhiều mục đích khác nhau Trong đời sống hàng ngày chúng ta bắt gặp nhữngsản phẩm mộc thông dụng như: Bàn, ghế, giường, tủ, Trong xây dựng nhàcửa, chúng ta cũng thường phải sử dụng các loại cửa sổ và cửa đi lại bằng gỗ.Ngoài ra sản phẩm mộc còn có thể là các công cụ, chi tiết máy hay các mặthàng mỹ nghệ và trang trí nội ngoại thất

Ngoài gỗ ra, nhiều loại vật liệu khác như kim loại, chất dẻo tổng hợp,mây, tre, cũng được dùng thay thế sản xuất đồ mộc, các loại vật liệu này cóthể thay thế một phần hoặc toàn bộ gỗ trong sản xuất hàng mộc

Ngày nay gỗ tự nhiên đang dần dần khan hiếm và cùng với trình độkhoa học kỹ thuật ngày càng cao, việc sử dụng gỗ tự nhiên vào làm đồ mộcđược hạn chế dần bằng các loại ván nhân tạo: ván dán, ván dăm, ván sợi hayván mộc,

Để nâng cao tiện nghi sử dụng, sản phẩm mộc dùng để nằm và ngồi cóthể được cấu tạo ở dạng có bọc đệm, được gọi là mộc bọc đệm hay mộc mềm

2.2.2 Phân loại sản phẩm mộc

Như chúng ta đã biết, sản phẩm mộc rất đa dạng cả về mặt tạo dáng,kết cấu, chất liệu cũng như chức năng sử dụng, Và chính từ sự đa dạng này

Trang 7

mà các cách thức phân loại sản phẩm mộc kéo theo cũng hết sức phong phú.

Để phân loại sản phẩm mộc chúng ta có thể căn cứ vào những quan điểmkhác nhau phù hợp với yêu cầu nghiên cứu, phát triển cũng như tổ chức xãhội

Trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sản xuất hàng mộc, thì cácquan điểm phân loại sản phẩm mộc là rất có ý nghĩa Sau đây là một sốphương pháp phân loại:

a Phân loại theo vật liệu chính:

- Sản phẩm mộc gỗ tự nhiên: Là những sản phẩm mộc chủ yếu do gỗ

tự nhiên cấu thành

Những sản phẩm gỗ tự nhiên như: Các đồ mỹ nghệ (bàn, ghế, bànthờ, ), sản phẩm mộc cao cấp gỗ tự nhiên ( bàn, ghế, giường, tủ, ) và môt sốsản phẩm khác

+ Thay thế toàn bộ bằng mây tre nhựa hay kết hợp với các loại vật liệukhác: Bàn ghế nhựa, tủ quần áo (khung sắt kết hợp với vải lụa, ), tủ kínhkhung nhôm, bàn ghế mây tre đan, ghế khung kim loại kết hợp với đệm múthoặc cao su,

b Phân loại theo công năng cơ bản

- Sản phẩm mộc loại chống đỡ: chỉ đồ gia dụng trực tiếp đỡ cơ thể

người như giường, ghế tựa, ghế sofa,

- Sản phẩm mộc loại dựa: chỉ đồ gia dụng khi sử dụng cơ thể người

Trang 8

- Sản phẩm mộc loại cất đựng: chỉ đồ gia dụng cất giữ vật phẩm như

tủ quần áo, tủ sách, giá đỡ,

c Phân loại theo kiểu dáng cơ bản

- Loại ghế: Ghế là một sản phẩm mộc được sử dụng rộng rãi trong đời

sống hàng ngày Chức năng của ghế là để ngồi với nhiều mục đích khác nhaucho nên cấu tạo của ghế cũng hết sức đa dạng Kết cấu chung của ghế là kếtcấu giá đỡ Theo đặc thù sử dụng, chúng ta có các loại ghế như: ghế đẩu, ghếtựa, ghế sofa, ghế hội trường, ghế xích đu, Nói chung ghế được thiết kế chủyếu là để đỡ trọng lượng cơ thể con người ở nhiều tư thế khác nhau như ngồi

ăn, ngồi viết, ngồi đọc, ngồi làm việc, ngồi thư giãn,

- Loại bàn: Bàn là một sản phẩm mộc mà bộ phận chủ yếu là để đáp

ứng chức năng sử dụng của nó là mặt bàn và kết cấu chủ yếu chỉ có chân vàmặt Ngoài ra bàn còn có thể được cấu tạo thêm các bộ phận khác trong quátrình sử dụng Ví dụ trên bàn có thể cấu tạo thêm ngăn kéo, buồng đựng tàiliệu, Bàn được thiết kế chủ yếu là nhằm vào các yêu cầu là: Bàn để đồ ăn-uống, bàn làm việc, bàn để viết, đọc, bàn hội nghị, bàn trà,

- Loại tủ: Tủ là loại sản phẩm mộc có chức năng cất đựng Nó bao

gồm nhiều kiểu loại khác nhau như tủ đựng quần áo, tủ đựng dụng cụ ănuống, tủ đựng ti vi, tủ đựng tài liệu,

- Loại giường: Là loại sản phẩm mộc mà bộ phận chủ yếu để đáp ứng

chức năng là để nằm và nghỉ ngơi Như giường đơn, giường đôi, giường 2tầng, sạp trong đồ dụng cổ điển,

- Các loại khác: như giá treo mũ, giá để hoa, bình phong,

d Phân loại theo nơi sử dụng:

- Sản phẩm mộc dân dụng: Là sản phẩm mộc được sử dụng trong các

gia đình, nó bao gồm: sản phẩm mộc dùng trong phòng khách, phòng ăn,phòng ngủ, phòng trẻ nhỏ,

Trang 9

- Sản phẩm mộc dùng trong các công trình công cộng: sản phẩm

mộc dùng trong văn phòng (ghế nhân viên, tủ đựng tài liệu, ghế dài, ),trường học (bàn, ghế), nhà thờ, chùa triền, hội trường, công viên,

e Phân loại theo đặc trưng phong cách

- Sản phẩm mộc phong cách cổ điển: là sản phẩm mộc có đặc trưng

phong cách nào đó của lịch sử Như đồ gia dụng kiểu truyền thống của Anh,

đồ gia dụng truyền thống của Trung Quốc: như đồ gia dụng nhà Minh, kiểunhà Thanh,

- Sản phẩm mộc hiện đại: là sản phẩm mộc không có đặc trưng

phong cách lịch sử rõ rệt, tương đối đơn giản, thanh thoát

f Phân loại theo hình thức kê đặt

- Kiểu tự do (kiểu di động): là những loại đồ gia dụng có thể căn cứ

vào sự dịch chuyển theo một yêu cầu nào đó hoặc thay đổi về vị trí khi sắpđặt

- Kiểu cố định, kiểu khảm: là đồ gia dụng cố định hoặc khảm vào vật

kiến trúc và công cụ giao thông, khi đã cố định thì thường không thay đổiđược vị trí nữa

- Đồ gia dụng kiểu treo: treo trên tường, trong đó có một số di động,

một số cố định

g Phân loại theo đặc trưng kết cấu

* Phân loại theo phương thức kết cấu:

- Đồ gia dụng dạng cố định: là những loại đồ gia dụng mà giữa các

chi tiết với nhau được liên kết bằng mộng (có sử dụng keo dán hoặc không sửdụng keo dán), liên kết bằng các chi tiết kim loại (dạng không có khả năngtháo rời), liên kết bằng keo dán hoặc liên kết bằng đinh,…

- Đồ gia dụng dạng tháo rời: là những loại đồ gia dụng mà giữa các

chi tiết với nhau được liên kết bằng mộng tròn (không sử dụng keo dán), hoặc

Trang 10

liên kết với nhau bằng các chi tiết kim loại Có thể tháo lắp nhiều lần, có thểthu nhỏ thể tích khi vận chuyển.

- Đồ gia dụng dạng gấp: chúng được hình thành từ việc sử dụng dạng

liên kết gấp hoặc lật chuyển mà tạo thành, chúng có thể gấp lại và xếp chồnglên nhau, thuận tiện cho quá trình mang vác, vận chuyển, có đồ gia dụng gấphoàn toàn, đồ gia dụng gấp cục bộ,…

* Phân theo loại hình kết cấu:

- Đồ gia dụng dạng khung: là những loại lấy các chi tiết gỗ thực làm

kết cấu khung cơ bản, (có dạng tháo rời và dạng không tháo rời)

- Đồ gia dụng dạng tấm: là những loại đồ gia dụng được hình thành từ

các chi tiết dạng tấm, lấy ván nhân tạo làm nền tảng và được liên kết với nhaubằng các chi tiết kim loại (nó cũng có dạng tháo rời và dạng không tháo rời)

- Đồ gia dụng dạng gỗ uốn: chủ yếu là các loại kết cấu gỗ uốn (như

uốn cong bằng phương pháp xẻ, uốn cong từ những thanh gỗ tự nhiên, uốncong bằng phương pháp dán ghép ván mỏng,…)

* Phân loại theo tổ thành kết cấu:

- Đồ gia dụng dạng tổ hợp: là chỉ những loại đồ gia dụng dạng tổ hợp

đơn thể, tổ hợp bộ phận, dạng giá đỡ treo,…

- Đồ gia dụng dạng nhóm: là chỉ một số hoặc nhiều các chi tiết tương

tự được kết hợp với nhau thành dạng nhóm hoàn chỉnh

Ngoài ra còn có thể phân loại sản phẩm mộc theo đặc điểm khác nữanhư: phân loại theo đặc điểm liên kết, phân loại theo sự đáp ứng nhu cầu thịhiếu, phân loại theo hình thức kết hợp giữa các sản phẩm mộc, phân loại theođặc trưng về đường nét tạo dáng,

Tuy nhiên những cách phân loại nói trên thường chỉ mang tính chấttương đối bởi vì nó phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau màngười ta lựa chọn cách phân loại

2.3 Yêu cầu chung của sản phẩm mộc

Mọi sản phẩm mộc nói chung đều cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

Trang 11

a Yêu cầu về công năng: Một sản phẩm mộc phải đảm bảo công năng, đáp

ứng được mục tiêu sử dụng, thoải mái trong sử dụng, an toàn và độ bền cao.Phù hợp với môi trường sử dụng và phù hợp tâm lý người sử dụng Yêu cầu

về tiện lợi trong quá trình sử dụng, ví dụ như cánh tủ đóng mở dễ dàng (tựđóng), sản phẩm di chuyển dễ dàng, yêu cầu về tiện nghi ví dụ như nằmngồi thoải mái, hay bàn viết phải đủ cao để có khoảng trống để chân thoảimái,

b Yêu cầu về thẩm mỹ: Sản phẩm đòi hỏi phải đẹp, được người sử dụng yêu

thích Để sản phẩm đẹp phải tạo dáng hài hoà, màu sắc vân thớ, sử dụng chấtliệu phù hợp tạo ra thẩm mỹ cao Phù hợp với từng đối tượng và có ý nghĩa cả

về tinh thần

c Yêu cầu về tính kinh tế: Sử dụng nguyên liệu hợp lý, phù hợp điều kiện

công nghệ kỹ thuật, công nghệ gia công chế tạo dễ dàng, giá thành hạ Sảnphẩm tốt có cấu tạo chắc chắn, bền lâu mang ý nghĩa kinh tế lớn đối vớingười sử dụng cũng như đối với xã hội

2.4 Các chỉ tiêu đánh giá sản phẩm mộc

Tương ứng với những yêu cầu đối với sản phẩm mộc như trên, ta cũng

có các chỉ tiêu để đánh giá một sản phẩm mộc như sau:

- Sản phẩm mộc có đảm bảo chức năng hay không?

Theo chỉ tiêu này thì để đánh giá sản phẩm mộc đạt yêu cầu hay khôngthì ta phải xét đến chức năng của nó

Bên cạnh đó còn có một số điểm quan trọng liên quan đến chức năng

sử dụng đó là kích thước sản phẩm, kích thước sản phẩm phải luôn tuân theokích thước của đối tượng sử dụng Dựa vào đó thì chúng ta mới đánh giá đượcsản phẩm đó có phù hợp với chức năng sử dụng hay không thì ta mới có thểnói đến các tiêu chí khác

Ví dụ: Kích thước cơ bản của ghế tựa:

- Chiều cao mặt ngồi phụ thuộc vào chiều cao đầu gối người sử dụng

Trang 12

- Chiều sâu mặt ngồi phụ thuộc vào chiều dài đùi sản phẩm đó.

Vậy dựa vào tiêu chí này ta sẽ đánh giá được một phần chất lượng sảnphẩm Vì thế để sản phẩm mộc đạt yêu cầu và được thị trường chấp nhận thìtrước tiên là phải đạt được chỉ tiêu về đảm bảo chức năng của nó thì mới tínhđến các tiêu chí khác Bởi nếu sản phẩm đó mà không đáp ứng được mục tiêu

sử dụng thì coi như nó đã vô hiệu Khi đó người sử dụng sẽ không chấp nhận

- Sản phẩm mộc có đẹp hay không? (tính thẩm mỹ của sản phẩm)Đây cũng là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượngsản phẩm mộc Vậy dù sản phẩm đó có đạt được chỉ tiêu về chức năng nhưngkhông đẹp thì cũng khó có thể chấp nhận được

- Sử dụng nguyên vật liệu có hợp lý không?

Nguyên vật liệu là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến giá thành của sảnphẩm, mặt khác giá thành sản phẩm quyết định tính cạnh tranh trên thịtrường Nếu ta sử dụng nguyên vật liệu không đúng hoặc lãng phí sẽ tăng chiphí tạo sản phẩm làm giảm tính cạnh tranh Chính vì vậy ta cần sử dụngnguyên vật liệu cho phù hợp với từng kiểu loại sản phẩm Và đây cũng đượcxem là yếu tố không thể thiếu khi đánh giá một sản phẩm mộc

- Sản phẩm mộc có khả năng thực hiện gia công chế tạo ở mức nào?Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính kinh tế, giá thành củasản phẩm Nếu một sản phẩm có khả năng phù hợp với công nghệ hiện đại,sản xuất nhanh, hàng loạt thì sẽ đem lại hiệu quả cả về kinh tế và chất lượng.Ngược lại, nếu sản phẩm mộc chỉ có thể sản xuất được theo công nghệ cổđiển thì khó mà sản xuất ra được nhiều sản phẩm như vậy thì hiệu quả kinh tế

Trang 13

xuất thì mong muốn đơn giản, dễ làm để giảm được giá thành, thu được lợinhuận cần thiết Để làm được điều này người thiết kế cần tuân theo nhữngnguyên tắc cơ bản về thiết kế đồ gia dụng như sau:

2.5.1 Nguyên tắc thực dụng.

Tính thực dụng là điều kiện quan trọng đầu tiên của thiết kế đồ giadụng Trong thiết kế đồ gia dụng trước tiên phải thoả mãn công dụng trực tiếpcủa nó, thích ứng yêu cầu riêng của người sử dụng

Với mỗi sản phẩm cụ thể nào đó thì nó đều chứa đựng một chức năngxác định, ngoài ra nó còn có thể có các chức năng phụ khác, ví dụ như: Chứcnăng chính của ghế là để ngồi, chức năng phụ đôi khi còn được dùng để đứnglên nó, chức năng chính của giường là để nằm, đôi khi nó có chức năng là đểngồi, chức năng của tủ có khi chức năng chính là chứa đựng cũng có khi đểtrưng bày, Như vậy khi thiết kế, sản xuất thì phải đáp ứng được chức năngcủa nó, tức là sản phẩm nào thì có chức năng đó Nếu đồ gia dụng không thểthoả mãn yêu cầu công năng vật chất cơ bản thì dù ngoại quan có đẹp nhấtcũng không có ý nghĩa

Tạo dáng sản phẩm mộc là một công đoạn trong thiết kế sản phẩm mộc

Ở đó người thiết kế đưa ra các phương án về hình dáng, dáng dấp của sảnphẩm theo một số nguyên tắc mỹ thuật nhất định và đặc biệt là người thiết kế

có thể lồng ghép các ý tưởng sáng tạo của mình vào sản phẩm để sản phẩm cómột ý nghĩa nào đó, đây chính là phần hồn của sản phẩm, nói lên tính thẩm

Trang 14

- Các đặc trưng của tạo dáng là:

+ Thông qua việc phục vụ mục đích chức năng

+ Theo tính chất nguyên liệu

+ Phản ánh cơ sở vật chất, trình độ khoa học, văn hoá của xã hôi

+ Thông qua các nguyên lý mỹ thuật tạo màu sắc

+ Thông qua các yêu cầu về phương thức sản xuất (công nghệ, tiêuchuẩn) có tác dụng tinh thần đối với người sử dụng

- Các nguyên tắc của tạo dáng:

+ Tạo kết cấu hợp với chức năng, công nghệ

+ Thích ứng với nơi sử dụng

+ Có tính thời đại và sáng tạo

+ Vận dụng tinh tế nguyên lý mỹ thuật: Tỷ lệ- tỷ xích, cân băng, nhịpđiệu, nhấn mạnh, thống nhất – đa dạng, hài hòa

Nguyên tắc thẩm mỹ chủ yếu vận dụng trong quá trình tạo dáng sảnphẩm Nhưng trong quá trình thi công cũng không thể xem nhẹ bởi độ tinhxảo của các mối liên kết, chất lượng bề mặt sản phẩm ảnh hưởng không ít tớichất lượng thẩm mỹ của sản phẩm

Tuy nhiên, để tạo ra những tác phẩm một cách thẩm mỹ còn phải tùythuộc vào yêu cầu sử dụng của từng sản phẩm và từng đối tượng sử dụng vớimức độ yêu cầu thẩm mỹ khác nhau, chính vì vậy khi thiết kế ta cần chú ýđến điều kiện sử dụng và tâm sinh lý của đồi tượng sử dụng để ta thiết kế sảnphẩm và sử dụng nguyên vật liệu cũng như mầu sắc một cách hợp lý

2.5.3 Nguyên tắc công nghệ

Để việc thiết kế mẫu có tính khả thi thì bao giờ cũng vậy, người thiết kếphải đặt việc thiết kế trong khuôn khổ công nghệ cho phép sản xuất Bởi mộtđiều rất đơn giản là dù người thiết kế có thiết kế ra được mẫu nào đó có đẹpđến đâu, hay đảm bảo được các yêu cầu chung về sản phẩm mộc, đảm bảođược độ bền, nhưng nếu công nghệ không cho phép sản xuất ra được mẫu

đó thì việc thiết kế mẫu đó cũng trở lên vô nghĩa với hiện tại bởi không thể

Trang 15

sản xuất ra được mẫu đó, do vậy việc thiết kế đã không đáp ứng được choviệc ra đời của sản phẩm.

Mặt khác, thời đại ngày một tiến bộ hơn, khoa học kỹ thuật ngày càngđược nâng cao Do vậy việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đồ mộc

là rất cần thiết Bởi nó có thể làm giảm nhân công cơ bắp, nâng cao năng xuấtsản xuất hàng hoá, rút ngắn vòng quay kinh doanh sử dụng đầu tư cho sảnxuất có thể nhanh chóng sản xuất lượng hàng hoá lớn để đưa ra thị trường cóthể đáp ứng được nhu cầu rộng khắp, từ đó có thể nhanh chóng nhìn thấyđược việc sản xuất, nhanh chóng thu lại được vốn đầu tư Từ đó đẩy mạnhnền kinh tế phát triển nhanh, đời sống xã hội ngày một nâng cao Chính vìvậy, việc thiết kế đáp ứng được việc áp dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất làhết sức cần thiết và nguyên tắc này không thể thiếu được trong việc thiết kếsản phẩm mộc

2.5.4 Nguyên tắc kinh tế

Đồ gia dụng được coi là một mặt hàng giao dịch lớn trên thị trườngtrong và ngoài nước, do đó khi thiết kế cần nhấn mạnh được tính thươngphẩm và tính kinh tế đối với đồ gia dụng, tăng cường công tác nắm bắt thôngtin thị trường, mở rộng công tác điều tra nghiên cứu cũng như dự đoán đối vớithị trường, trên cơ sở không ngừng hiểu biết về tình hình thị trường và xu thếsản xuất đối với đồ gia dụng trong nước và trên thế giới, cần phải xem xét đếncác mặt như: nguyên vật liệu, kết cấu, gia công,…, để thiết kế ra được nhữngsản phẩm có giá thành thấp, thiết kế ra được những sản phẩm đồ gia dụngthích hợp cho việc bán hàng, đạt được yêu cầu về chất lượng tốt, ngoại hìnhđẹp, tiêu hao nguyên liệu ít, cũng như những yêu cầu về môi trường

2.5.5 Nguyên tắc dễ chịu

Tính dễ chịu là nhu cầu của sinh hoạt chất lượng cao con người Sảnphẩm mộc không những phải thực dụng, bền, đẹp, rẻ mà còn phải đem lại sựthoải mái, dễ chịu cho con người khi sử dụng Muốn thiết kế ra đồ gia dụng

Trang 16

tỉ mỉ đời sống Như vật liệu và thiết kế kết cấu giường ngủ phải xem xét trọnglực và phân bố khi người nằm, và tiến hành nghiên cứu sâu đối với giấc ngủ,lấy tính dễ chịu tất yếu của nó để loại bỏ nhiều nhất mệt mỏi của con người,đảm bảo chất lượng của giấc ngủ Đây là một yếu tố có ý nghĩa quan trọngcủa giá trị thiết kế.

2.5.6 Nguyên tắc an toàn

Tính an toàn của đồ gia dụng là yêu cầu sản phẩm đó phải có đượccường độ về lực học đủ lớn, có được tính ổn định, cũng yêu cầu sản phẩmphải có được tính năng về bảo vệ môi trường Tức là đồng thời phải thoả mãnđược rất nhiều những yêu cầu về sử dụng, nó phải có lợi cho sức khoẻ và sự

an toàn cho người sử dụng, không tạo ra sự độc hại hay gây thương tích chocon người.Cũng có thể nói, nên căn cứ theo những yêu cầu của “sản phẩmxanh” để tiến hành thiết kế đối với đồ gia dụng, để làm cho nó trở thành “sảnphẩm đồ gia dụng xanh” Ngoài bản thân của sản phẩm có thể phù hợp đượcnhững chỉ tiêu về tính năng lực học được quy định trong tiêu chuẩn và thoảmãn được tính năng về công dụng hay tính năng về tinh thần ra, cũng cầnthông qua toàn bộ quá trình từ thiết kế, chế tạo, đóng gói, vận chuyển, sửdụng cho đến xử lý phế phẩm,…, để có được phương pháp tốt nhất nhằm lợidụng tối ưu nguồn tài nguyên, giảm thấp sự ô nhiễm môi trường và thoả mãnđược những nhu cầu của con người Trong quá trình sản xuất, sử dụng, hay xử

lý thu hồi sản phẩm đồ gia dụng, đều không được tạo ra sự ô nhiễm cho môitrường hay làm gây hại đối với sức khoẻ của con người

2.5.7 Nguyên tắc hệ thống

Tính hệ thống của đồ gia dụng thể hiện ở hai mặt, một là tính đồng bộ,hai là hệ thống thay đổi linh hoạt theo tiêu chuẩn hoá

Tính đồng bộ là chỉ đồ gia dụng không sử dụng độc lập mà là tính nhịpnhàng và tính bổ xung cho nhau khi sử dụng đồng bộ các đồ gia dụng khác ởnội thất Vì thế khi thiết kế đồ gia dụng cần chú ý tới hiệu quả cảm giác vàcông năng sử dụng của toàn bộ môi trường nội thất

Trang 17

Hệ thống thay đổi linh hoạt tiêu chuẩn hoá nhằm vào sản xuất, tiêu thu,nhu cầu xã hội và tính hiệu quả cao.

Tiêu chuẩn hoá, là cách nói về quá trình sản xuất và bán hàng đối vớisản phẩm, trong xã hội hiện nay, thiết kế đồ gia dụng sẽ dễ dàng bị đi theo haihướng: hướng thứ nhất là mâu thuẫn lẩn tránh, tức là không tiến hành thiết kếmột cách tỉ mỷ, mà sẽ đưa trực tiếp những bản thảo dạng thiết kế sơ bộ chongười công nhân sản xuất, để cho người công nhân tự do thực hiện, hiệu quảcuối cùng là tạo ra trạng thái không thể khống chế được; tình trạng thứ hai làthiết kế trùng lặp, người thiết kế tiến hành công việc thiết kế một cách trùnglặp và đơn điệu, làm cho tiêu hao rất nhiều công sức của người thiết kế, lạikhó tránh khỏi những sai sót, mặt khác đối với người thiết kế mà nói thì dothiếu mất tính thi đua sáng tạo nên dễ dàng làm cho tư tưởng bị khô cứng, tạo

ra sự chán nản,… Thiết kế tiêu chuẩn hoá và hệ thống hoá đồ gia dụng là lấymột số lượng nhất định các chi tiết hoặc sản phẩm đã được tiêu chuẩn hoá đểcấu thành một hệ thống tiêu chuẩn đồ gia dụng cho xí nghiệp, thông qua việc

tổ hợp để làm thoả mãn được tất cả các yêu cầu, làm cho những sản phẩmkhông nằm trong tiêu chuẩn đạt đến mức thấp nhất, đồng thời nó cũng giảiphóng được lượng sức lao động trùng lặp đối với người thiết kế

2.6 Mối quan hệ giữa người và đồ mộc

2.6.1 Cấu tạo và kích thước cơ thể người

a Cấu tạo cơ thể người

Thiết kế đồ gia dụng đầu tiên cần phải nghiên cứu mối quan hệ giữa cơthể con người với đồ gia dụng, phải hiểu được cấu tạo của cơ thể con ngườicũng như hệ thống các tổ chức chủ yếu cấu thành nên hoạt động của cơ thểcon người, tức là phải hiểu được cơ sở về những đặc trưng sinh lý cơ năngcủa cơ thể con người

Cơ thể con người là do hệ thống xương, hệ thống bắp thịt, hệ thống tiêuhoá, hệ thống tuần hoàn máu, hệ thống hô hấp, hệ thống bài tiết, hệ thống sinh

Trang 18

hệ thống này đều có mối quan hệ tương hỗ với nhau, cùng nhau duy trì sựsống và các hoạt động của cơ thể con người Trong các hệ thống tổ chức này,

có quan hệ mật thiết nhất với quá trình thiết kế đồ gia dụng chính là hệ thốngxương, hệ thống bắp thịt, hệ thống thần kinh và hệ thống cảm giác

b Kích thước người:

Kích thước của cơ thể là những căn cứ cơ bản nhất cho thiết kế đồ giadụng Kích thước của cơ thể được phân ra thành kích thước về cấu tạo và kíchthước về công năng

Kích thước về cấu tạo là chỉ kích thước con người ở trạng thái tĩnh, nó cóquan hệ rất lớn đến những vật thể liên quan trực tiếp với con người, như đồgia dụng, quần áo, các thiết bị sử dụng,…, nó là nguồn cung cấp số liệu chủyếu cho việc thiết kế các loại đồ gia dụng và các thiết bị sử dụng khác

Kích thước về công năng là chỉ kích thước của con người trong trạng tháihoạt động, là con người khi tham gia một hoạt động nào đó mà chân và tay cóthể đạt tới một phạm vi về không gian nhất định

Sau đây là các thông số nhân trắc học thông dụng về kích thước cơ thểngười: (được thể hiện trong các phụ biểu 1, trang 70, phụ biểu 2, trang 75)

2.6.2 Mối quan hệ của con người với đồ mộc

a Mối quan hệ trực tiếp:

Kích thước của mỗi sản phẩm được tạo ra đều dựa trên cơ sở kíchthước của con người, có ý nghĩa là sản phẩm và con người có một mối quan

hệ nhất định Trong thiết kế, kích thước của sản phẩm chịu sự chi phối bởikích thước và trạng thái tư thế hoạt động của con người

Những mối quan hệ gắn liền với các hoạt động ổn định trong thời giandài như: ngồi, nằm, tì mặt, tựa, Được gọi là những mối quan hệ trực tiếp.Những sản phẩm có mối quan hệ trực tiếp như: giường, bàn, ghế,

Trong mối quan hệ trực tiếp, các kích thước của sản phẩm thường córàng buộc tương đối chặt chẽ với kích thước con người hơn rất nhiều so với

Trang 19

mối quan hệ gián tiếp Ví dụ: Kích thước chiều cao mặt ngồi luôn gắn liền vớikích thước từ đầu gối tới gót chân và tư thế ngồi của con người.

b Mối quan hệ gián tiếp:

Mối quan hệ gián tiếp là những mối quan hệ không phải trực tiếp Lànhững sản phẩm mộc không có công dụng là lưng tựa, đỡ trực tiếp cơ thểngười nhưng nó giúp con người cất giữ đồ đạc như các sản phẩm mộc thunạp, cất đựng: tủ áo, tủ bếp,

Trong mối quan hệ gián tiếp kích thước của sản phẩm ít chịu sự ràngbuộc hơn bởi kích thước của con người, tất nhiên nó vẫn chịu sự chi phối nhấtđịnh Ví dụ: Chiều rộng của tủ có rộng hay hẹp một chút cũng không ảnhhưởng đến trạng thái ổn định của con người

Trang 20

Chương 3.

SƯU TẬP VÀ PHÂN LOẠI SẢN PHẨM GHẾ BĂNG NGOÀI TRỜI

3.1 Khái quát chung về loại hình sản phẩm ghế ngồi

Ghế là hình thức kết cấu của sản phẩm mộc với chức năng chung là để

đỡ cơ thể người ở các tư thế ngồi hoặc nằm Như vậy bản chất chức năng củaghế là đỡ trọng lượng và hình dáng người ở tư thế ngồi hoặc nằm Với chứcnăng như vậy nên kết cấu của ghế ngồi là một kết cấu chịu lực, các chi tiết ởmặt ngồi và lưng tựa chủ yếu chịu lực uốn và kéo Cấu trúc của ghế phải đảmbảo đủ bền trong trường hợp tải trọng động lớn nhất do người sử dụng tạo ra(ở đây đề cập tới tải trọng của cơ thể người chứ không phải của vật nào khác)

Chức năng của ghế là để ngồi với nhiều mục đích khác nhau cho nêncấu tạo của ghế hết sức đa dạng, kết cấu chung của ghế là kết cấu giá đỡ.Theo đặc thù sử dụng chúng ta có thể phân ra làm nhiều loại ghế khác nhau:

- Ghế tựa: Là loại ghế có kết cấu và kích thước phù hợp với trạng tháingồi thẳng hay có thể ngồi tựa nhẹ lưng vào bộ phận tựa lưng của ghế nhằmphục vụ cho các mục đích sử dụng như ngồi, viết, đọc, ăn uống hay các hoạtđộng làm việc khác ở trên bàn

- Ghế đẩu: Là loại ghế ngồi ở trạng thái tương tự như ghế tựa nhưngkhông có phần tựa lưng, vì yêu cầu của trạng thái làm việc đặc biệt hoặc đơngiản hoá cho các trường hợp ngồi không lâu

- Ghế Salông: Là các kiểu ghế có tay tựa nhằm phục vụ các mục đích

sử dụng để ngồi ở trạng thái nghỉ ngơi, lịch sự, thoải mái (tiếp khách, uốngtrà, đọc báo) Ghế Salông cũng có cấu tạo rất đa dạng phụ thuộc vào các kiểutay tựa và chân ghế

- Các kiểu ghế đặc biệt khác (như ghế hội trường, ghế xích đu và nhiềuloại ghế khác)

Đối tượng sử dụng của ghế ngồi là con người do vậy đặc điểm củangười ngồi sử dụng ghế khác nhau liên quan tới các thông số của ghế Do con

Trang 21

người hoạt động đa chức năng cho nên yêu cầu ghế ngồi cũng phải đa chứcnăng Tuy nhiên tuỳ thuộc vào mục tiêu hoạt động cụ thể của con người màghế ngồi có hình dạng và thông số khác nhau đó là do đặc điểm của từng đốitượng sử dụng Mỗi loại ghế thiết kế phải theo yêu cầu công năng của từngđối tượng sử dụng.

Xu thế hiện nay đối với ghế ngồi là tăng cường phong phú về hình thức

và đa dạng về kết cấu, gỗ và các vật liệu thay thế gỗ được kết hợp sử dụng đểtạo nên ghế ngồi Xu hướng là sử dụng vật liệu mới và công nghệ mới, cácsản phẩm ép định hình và kim loại được đưa vào sản xuất ra ghế ngồi rất phổbiến và được ưa chuộng Mặt khác xu thế còn đi sâu vào việc khai thác vềkhía cạnh đa dạng hình thức và kết cấu đơn giản

3.2 Giới thiệu các mô hình ghế băng.

3.2.1 Khái niệm về ghế băng.

Ghế băng là một hình thức ghế dài (bench) của sản phẩm mộc có chứcnăng chung là để đỡ trọng lượng cơ thể người khi nằm hoặc ngồi Ghế băng

có nhiều hình dáng kiểu loại khác nhau được dùng trong nhà hoặc ngoài trờinhưng chủ yếu là dùng ngoài trời như: công viên, vườn,

Đối tượng sử dụng của sản phẩm:

Sản phẩm là ghế băng, sử dụng ngoài trời như: ngoài vườn, công viênnơi công cộng Ghế dùng cho từ 2-3 người có thể ngồi cùng một lúc Saunhững giờ làm việc vất vả căng thẳng chúng ta có thể ngồi uống trà, đọc báo,thư giãn ngắm cảnh thiên nhiên, Do vậy ghế được thiết kế nhằm đáp ứngnhu cầu nghỉ ngơi thư giãn của người sử dụng

Dưới đây là một số sản phẩm đặc trưng mà trong quá trình khảo sát thuthập được: (thể hiện trong phụ biểu 3, trang 76)

Trang 22

3.2.2 Giới thiệu một số sản phẩm ghế băng tiêu biểu:

a Giới thiệu mô hình ghế băng Lutchen Bench:

Đây là một loại ghế băng được sử dụng cho từ hai đến ba người ngồi,ghế có thể đặt ở trong nhà hoặc ngoài vườn để ngồi uống nước, thư giãn, Với mục đích sử dụng như vậy cho nên hình dáng của nó chủ yếu phục vụviệc đỡ tải trọng của cơ thể người nhằm đạt hiệu quả thoải mái nhất cho người

sử dụng

Kết cấu và tạo dáng mỹ thuật, đa chức năng, mang lại cho người ngồicảm giác quý phái, sang trọng Loại ghế này phù hợp với việc bày ngoài vườn

để uống trà, ngắm cảnh mùa hè, nó có kết cấu đơn giản và thoáng đoãng

Nhìn vào chiếc ghế ấn tượng đầu tiên của chúng ta là phần lưng tựa vàhai tay tựa, với những đường nét cong điển hình đối xứng nhau qua phần tâmcủa ghế làm cho chiếc ghế có vẻ sang trọng và cổ kính Chiếc ghế này làm

Trang 23

chúng ta liên tưởng tới chiếc ghế của những bậc quan gia, nho sỹ ngày xưahay sử dụng để đọc sách làm thơ Lưng tựa được chia làm ba phần: Phần giữa

và hai phần bên Tại phần giữa thì ở trên là hình cung kiểu mặt trăng Hai bên

có cảm giác như hình hai con rồng đang vươn mình lên trên vòng cung củaphần giữa, đó là sự độc đáo của chiếc ghế này

Sự kết hợp giữa màu sắc và hình dáng làm cho chiếc ghế thêm phần nổibật về phong cách tạo dáng cũng như vị thế của ghế Đó là sự sang trọng và

uy nghi Một cảm giác tự tin khi sử dụng, với kiểu ghế có đường cong như thếnày rất được người phương đông ưa chuộng

b Giới thiệu mô hình ghế Bibury Bench:

Mô hình ghế băng Bibury Bench:

Đây cũng là loại ghế băng sử dụng cho 2-3 người ngồi, ghế có thể đặt ởcông viên, trong vườn, phục vụ cho việc nghỉ ngơi thư giãn của con người

Cảm giác khi ta đầu tiên khi ta nhìn vào chiếc ghế này đó là đơn giản,tiện nghi nhưng không kém phần hiện đại

Phần lưng tựa nghiêng về sau có tác dụng làm cho con người thoải máithư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng

Trang 24

c Giới thiệu mô hình ghế Garden Bench:

Trang 25

d Giới thiệu mô hình ghế San Francisco Bench:

Mô hình sản phẩm:

Đây là loại sản phẩm có kiểu dáng là một ghế băng sofa Ghế này cóthể đặt trong nhà hoặc ngoài vườn Kiểu dáng và kết cấu của sản phẩm đemlại cho người ngồi một cảm giác an toàn và thoả mái

e Giới thiệu mô hình ghế băng dạng Sofa

Mô hình sản phẩm:

Trang 26

Đây cũng là một trong những sản phẩm có kiểu dáng ghế sofa, nhưng

nó có thể đặt ngoài vườn và có thể đặt thêm đệm để ngồi khi cần thiết, tuỳ theo sở thích của người sử dụng Sản phẩm này rất lý tưởng cho một không gian thoáng mát ngoài vườn có mái che, kết hợp với các sản phẩm mộc ngoài trời khác

3.2.3 Phân loại sản phẩm

a Lựa chọn phương pháp phân loại.

Nói chung một sản phẩm mộc được tạo thành từ nhiều yếu tố kế hợpvới nhau Mỗi yếu tố đều góp phần xây dựng nên sản phẩm, nó có những tácdụng riêng của nó, tổng hợp các yếu tố cần thiết để tạo nên một sản phẩm sẽtạo ra một sản phẩm hoàn hảo

Ví dụ như một chiếc ghế được tạo nên từ những yếu tố sau:

- Thiết kế chức năng công dụng cho ghế, yếu tố này xây dựng lên côngdụng của ghế, nó nhằm vào mục đích là dùng vào việc gì hay công dụng của

Thiết kế thẩm mỹ như tạo màu, ánh sáng, vân thớ, đường nét,

Và còn rất nhiều yếu tố nữa sẽ góp phần phân loại mẫu như tính dântộc, tính hiện đại, giá thành sản phẩm, Đây cũng là các yếu tố góp phần xâydựng lên một sản phẩm hoàn hảo hơn, có giá trị, chất lượng cao hơn,

Từ đó ta có thể lập ra sơ đồ phân loại theo các cách như sau:

Sản phẩm

Chức

năng

Chất liệu

Kết cấu Tạo

dáng

Màu sắc

Giá thành

Trang 27

Nhưng ở đây trong phạm vi nghiên cứu của đề tài em chọn cách phânloại theo tạo dáng sản phẩm Theo các quan điểm thiết kế khác nhau, cách tạodáng khác nhau do vậy có rất nhiều cách tạo dáng cho sản phẩm Mỗi cáchtạo dáng cho sản phẩm sẽ làm cho sản phẩm trở lên độc đáo hơn so với cácsản phẩm khác, dễ phân biệt với các sản phẩm khác.

Phân loại theo cách tạo dáng sản phẩm thì nó cũng có nhiều cách đểphân loại Đó là những cách mà ta dựa vào từng sản phẩm, dựa vào tổng thểsản phẩm hoặc dựa vào từng bộ phận hay một bộ phận của sản phẩm đểphân loại ra các kiểu loại sản phẩm khác nhau Nói riêng về ghế băng, việctạo dáng cho sản phẩm thì các nhà thiết kế đi sâu vào thiết kế tạo dáng cholưng tựa

Mỗi kiểu dáng của ghế băng có một phong cách riêng sẽ tạo lên nhữnggiá trị thẩm mỹ khác nhau, gợi lên những ý tưởng cảm xúc riêng đối với từngngười sử dụng

Trang 28

Dưới đây là sơ đồ phân loại ghế băng theo tạo dáng sản phẩm:

Mặt ngồi

Kết hợp giữa các yếu tố

Loại có lưng tựa (hình 1 đến 30)

Loại không có lưng tựa (hình 31,32,33,34)

Tạo dáng hiện đại (không đục chạm (hình 1,2,3,4,5,6,11,12, )

Tạo dáng truyền thốnghình 27

Trang 29

4.1 Vài nét về cấu tạo ghế

Như đã nói ở trên ghế là một sản phẩm mộc sử dụng rộng rãi trong đờisống hàng ngày Chức năng của ghế là để ngồi với nhiều mục đích khác nhaucho nên cấu tạo của ghế hết sức đa dạng Kết cấu chung của ghế là kết cấu giáđỡ

Ghế băng là loại ghế có kết cấu và kích thước phù hợp với trạng tháicon người ngồi nghỉ ngơi thư giãn hoặc làm những việc nhẹ

Dựa vào những quan điểm cũng như bản chất chung của ghế ngồi, ta cóthể phân cấu tạo của ghế băng thành các bộ phận:

Ghế băng là một loại đồ mộc có chức năng là để ngồi thư giãn và được

để ngoài trời hoặc trong nhà Nó rất đa dạng và phong phú về kiểu dáng, kếtcấu cũng như chất liệu Để lựa chọn được sản phẩm tiêu biểu ta phải dựa vàocác yếu tố:

- Mức độ đáp ứng được chức năng của sản phẩm

- Kết cấu và sức bền của ghế phải đảm bảo được chức năng sử dụng

- Kiểu dáng phải đẹp hợp với nhu cầu thị hiếu, hợp với thời đại

- Giá thành của sản phẩm phải phù hợp với người tiêu dùng

- Sử dụng nguyên vật liệu hợp lý

- Sản phẩm phải có tính công nghệ, nghĩa là áp dụng được công nghêhiện đại vào việc sản xuất sẩn phẩm đó

- Và một số yếu tố khác như: màu sắc, cấu tạo,

Từ những yếu tố trên tôi đi đến lựa chọn hai sản phẩm trong nhóm sản

Trang 30

chính cấu tạo nên sản phẩm là gỗ Tếch , liên kết giữa các chi tiết bằng mộng

và keo, đinh vít, chất liệu trang sức là sơn PU, véc ny

Trang 31

Hình 4.3: Hình vẽ phác sản phẩm lựa chọn 1

4.3.1 Liệt kê các chi tiết

Theo thứ tự đánh số trên hình vẽ ta thấy:

1: Chi tiết chân trước 7: Chi tiết nan tựa ngang

2: Chi tiết chân sau 8: Chi tiết tay tựa

3: Chi tiết thanh giằng dài 9: Chi tiết giằng bên

4: Chi tiết nan tựa dọc 10: Chi tiết xà dìm

5: Chi tiết vai tựa 11: Thanh mặt ngồi

6: Chi tiết thanh đỡ nan tựa dọc

4.3.2 Các liên kết cơ bản và lựa chọn liên kết

9 10 11

Trang 32

Từ hình vẽ trên ta thấy ghế có kết cấu dạng khung, liên kết cơ bản ởđây là liên kết mộng Các vị trí liên kết chủ lực như tại A, B, C, D, E, F.

Tại A là liên kết giữa tay tựa và chân sau với lưng tựa Khi có trọng tải

và có lực tựa vào lưng tựa thì sẽ tạo cho liên kết tại đây chịu một lực kéo đẩytay tựa ra khỏi chân ghế, do vậy tại đây ta chọn là liên kết mộng nhưng đầumộng vát nghiêng một góc thích hợp để giữ chặt với chân ghế Cụ thể nhưhình vẽ sau:

Tại B là liên kết giữa chân trước ghế và tay tựa liên kết bằng mộng đơnbình thường, mặt cắt mộng là hình ôvan Tại C là liên kết giữa thanh giằngdài trước và chân trước ghế cũng bằng mộng Liên kết tại đay sẽ tạo ra khung

đỡ mặt ngồi của ghế Liên kết tại D là liên kết giữa vai tựa và chân sau ghếtạo thành lưng tựa của ghế, liên kết bằng mộng đơn Liên kết tại E là liên kếtgiữa xà dìm và chân sau, liên kết này sẽ tạo sự liên kết giữa chân trước vàchân sau ghế, đồng thời để đỡ thanh mặt ngồi.Tại đây cũng là liên kết mộngôvan Tại F là liên kết giữa chân trước và thanh giằng bên bằng liên kết mộng.Liên kết tại đây sẽ tạo lên sự vững chắc cho khung ghế khi đỡ tải trọng

Ngoài ra liên kết giữa các thanh mặt ngồi và xà dìm ta có thể dùngthêm liên kết đinh vít Và tại các liên kết mộng ta dùng thêm keo dán gỗ đểtạo liên kết vững khít của mộng

b Các liên kết cụ thể của sản phẩm 1:

- Liên kết giữa chân sau và tay tựa bằng liên kết mộng:

Trang 33

- Liên kết giữa giữa chân sau với vai tựa và liên kết giữa các nan tựa với vai tựa:

- Liên kết giữa chân trước với chân sau, và liên kết giữa chân sau với xà dìm, với thanh giằng bên:

- Liên kết giữa các nan tựa với thanh đỡ :

- Các liên kết khác của sản phẩm:

Trang 34

7

8 9

10

Hình 4.4: Hình vẽ phác sản phẩm lựa chọn 2

4.4.1.Liệt kê các chi tiết

Theo thứ tự đánh số trên hình vẽ ta có:

Trang 35

2: Chi tiết chân sau 7: Chi tiết tay tựa dài

3: Chi tiết thanh giằng dài 8: Chi tiết mặt ngồi

4: Chi tiết thanh giằng bên 9: Chi tiết thanh giằng giữa

5: Chi tiết tay tựa bên 10: Chi tiết tai ghế

4.4.2 Các liên kết cơ bản của sản phẩm 2

Trong sản phẩm 2 các liên kết cơ bản là liên kết mộng vuông Các liênkết chịu lực cơ bản của ghế tại các điểm A, B, C, D, E, F như hình vẽ trên

Liên kết tại A và F, trước và sau là liên kết mộng, tại đây để tăng thêm

sự vững chắc của mộng ta dùng thêm chốt gỗ và keo

- Liên kết giữa chân trước và chân sau với thanh giằng bên và các nan dọcbằng mộng vuông và chốt như hình vẽ:

- Liên kết giữa các thanh giằng dài với các nan dọc:

Trang 36

- Các liên kết khác của các chi tiết khác trong sản phẩm 2:

Chương 5.

THIẾT KẾ SƠ BỘ MỘT SỐ MẪU GHẾ ĐƯỢC LỰA CHỌN

5.1 Xác lập bản vẽ tạo dáng và cấu tạo

Những cơ sở để tạo dáng và xác định kích thước cho sản phẩm:

Sản phẩm tạo ra phải đáp ứng được những yêu cầu, chức năng của nó

và liên quan chặt chẽ tới đối tượng sử dụng Do vậy mà kích thước của người

sử dụng cũng như đặc điểm sử dụng liên quan chặt chẽ đến các thông số kíchthước của ghế Ở đây ta thiết kế với đối tượng sử dụng là người Việt Nam, dovậy phải dựa vào số liệu, kích thước cơ thể của người Việt Nam Dựa trên cơ

sở đó và các phụ biểu trong chương 2 ta xác định một số thông số kích thướcchính của ghế như sau:

+ Chiều cao mặt ngồi dựa vào chiều cao từ bàn chân lên tới đầu gốichân Mục đích là có thể đặt chân ở vị trí thoải mái, chân được nghỉ ngơi trênmặt sàn, khi ngồi tránh hiện tượng ép khoeo gối Theo phụ biểu 1 chiều caotới khoeo là 416 với nữ, và 469 với nam, nhưng theo tài liệu về Ergonomicsthì chiều cao ngồi là 380 Vậy với sản phẩm 1 (hình 4 trong phụ biểu 3) Tôichọn kích thước chiều cao mặt ngồi là 420 mm

Trang 37

Sản phẩm 2 (hình 20 trong phu biểu 3) chiều cao mặt ngồi là 310 mm (kiểughế salông).

+ Chiều sâu mặt ngồi dựa vào kích thước của đùi Với sản phẩm 1 là

+ Chiều cao tay tựa dựa vào kích thước từ mông đến khuỷu tay Chiềucao trước tay tựa 260-290, chiều cao sau tay tựa 230-260 (mm)

+ Chiều cao lưng tựa dựa vào kích thước chiều cao từ mông tới chỏmđầu Với nam là 460-480 mm, với nữ: 450-470 mm Vì là ghế băng ngoài trờinên ít khi dựa và để tạo dáng nên phần lưng tựa ta có thể dài hơn Với sảnphẩm 1 là 680 mm, sản phẩm 2 là 480 mm

Ngoài ra ta tôi còn tham khảo một số kích thước trong tài liệu

“Ergonomics trong thiết kế đồ gia dụng” của Lý Văn Lâm, nhà xuất bản Lâmnghiệp Trung Quốc Và một vài kích thước sản phẩm trên các trang Website

5.1.1 Xác định kích thước cho sản phẩm 1.

Từ những cơ sở trên ta có các quyết định chung cho sản phẩm 1:

Kích thước bao của sản phẩm theo mô hình:

Chiều dài x chiều rộng x chiều cao: 1680 x 657 x 840 mm

Trang 38

+ Tâm chân trước tới mép ngoài tay tựa : 100 mm

+ Mép ngoài mặt ngồi thụt vào so với tay tựa : 75 mm

Ngoài ra còn các kích thước khác thể hiện trên bản vẽ cấu tạo

5.1.2 Xác định kích thước cho sản phẩm 2

Kích thước bao của sản phẩm theo mô hình:

Chiều dài x chiều rộng x chiều cao: 1891 x 749 x 925 mm

+ Tâm chân trước tới mép ngoài tay tựa : 55 mm

+ Mép ngoài mặt ngồi thụt vào so với tay tựa : 30 mm

Ngoài ra còn các kích thước khác thể hiện trên các bản vẽ

5.2 Danh mục các bản vẽ sản phẩm 1

(1) Bản vẽ tổng thể sản phẩm 1, trang 40, kí hiệu bản vẽ 01.(2) Bản vẽ cấu tạo sản phẩm 1, trang 41, kí hiệu bản vẽ 02.(3) Bản vẽ phối cảnh sản phẩm 1, trang 42, kí hiệu bản vẽ 03

5.3 Danh mục các bản vẽ sản phẩm 2

(1) Bản vẽ tổng thể sản phẩm 2, trang 43, kí hiệu bản vẽ 04.(2) Bản vẽ cấu tạo sản phẩm 2, trang 44, kí hiệu bản vẽ 05.(3) Bản vẽ phối cảnh sản phẩm 2, trang 45, kí hiệu bản vẽ 06

Ngày đăng: 27/08/2014, 23:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Xuân Tình (1998), Giáo trình khoa học gỗ, trường Đại học Lâm nghiệp, NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình khoa học gỗ
Tác giả: Lê Xuân Tình
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 1998
2. Trần Ngọc Thiệp – Võ Thành Minh - Đặng Đình Bôi (1992), Giáo trình công nghệ xẻ mộc - tập I, II, trường Đại học Lâm nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình công nghệ xẻ mộc - tập I, II
Tác giả: Trần Ngọc Thiệp – Võ Thành Minh - Đặng Đình Bôi
Năm: 1992
3. Trần Hữu Quế (1970), Vẽ kỹ thuật cơ khí, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vẽ kỹ thuật cơ khí
Tác giả: Trần Hữu Quế
Nhà XB: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1970
4. Lý Văn Lâm (2001), Ergonomics trong thiết kế kiến trúc nội thất và đồ mộc, NXB Lâm nghiệp Trung Quốc - Bắc Kinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ergonomics trong thiết kế kiến trúc nội thất và đồ mộc
Tác giả: Lý Văn Lâm
Nhà XB: NXB Lâm nghiệp Trung Quốc - Bắc Kinh
Năm: 2001
5. Một số luận văn tốt nghiệp của trường Đại học Lâm nghiệp Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 4.2: Sản phẩm 2 - Sưu tập một số mô hình sản phẩm mộc ghế băng ngoài trời và thiết kế mô phỏng các mẫu sản phẩm được lựa chọn
Hình 4.2 Sản phẩm 2 (Trang 30)
Hình 4.1: Sản phẩm 1 - Sưu tập một số mô hình sản phẩm mộc ghế băng ngoài trời và thiết kế mô phỏng các mẫu sản phẩm được lựa chọn
Hình 4.1 Sản phẩm 1 (Trang 30)
Hình 4.3: Hình vẽ phác sản phẩm lựa chọn 1 - Sưu tập một số mô hình sản phẩm mộc ghế băng ngoài trời và thiết kế mô phỏng các mẫu sản phẩm được lựa chọn
Hình 4.3 Hình vẽ phác sản phẩm lựa chọn 1 (Trang 31)
Hình 4.4: Hình vẽ phác sản phẩm lựa chọn 2 - Sưu tập một số mô hình sản phẩm mộc ghế băng ngoài trời và thiết kế mô phỏng các mẫu sản phẩm được lựa chọn
Hình 4.4 Hình vẽ phác sản phẩm lựa chọn 2 (Trang 35)
Hình 6.3 Bước 4: Lắp vai tựa như hình 6.4: - Sưu tập một số mô hình sản phẩm mộc ghế băng ngoài trời và thiết kế mô phỏng các mẫu sản phẩm được lựa chọn
Hình 6.3 Bước 4: Lắp vai tựa như hình 6.4: (Trang 48)
Hình 6.4 Bước 5: Lắp các thanh mặt ngồi như hình 6.5: - Sưu tập một số mô hình sản phẩm mộc ghế băng ngoài trời và thiết kế mô phỏng các mẫu sản phẩm được lựa chọn
Hình 6.4 Bước 5: Lắp các thanh mặt ngồi như hình 6.5: (Trang 48)
Bảng 1: Lưu trình công nghệ các chi tiết của sản phẩm - Sưu tập một số mô hình sản phẩm mộc ghế băng ngoài trời và thiết kế mô phỏng các mẫu sản phẩm được lựa chọn
Bảng 1 Lưu trình công nghệ các chi tiết của sản phẩm (Trang 62)
Bảng 2: Lượng dư gia công và thể tích gỗ cần thiết - Sưu tập một số mô hình sản phẩm mộc ghế băng ngoài trời và thiết kế mô phỏng các mẫu sản phẩm được lựa chọn
Bảng 2 Lượng dư gia công và thể tích gỗ cần thiết (Trang 64)
Hình 1 Hình 2 - Sưu tập một số mô hình sản phẩm mộc ghế băng ngoài trời và thiết kế mô phỏng các mẫu sản phẩm được lựa chọn
Hình 1 Hình 2 (Trang 75)
Hình 5 Hình 6 - Sưu tập một số mô hình sản phẩm mộc ghế băng ngoài trời và thiết kế mô phỏng các mẫu sản phẩm được lựa chọn
Hình 5 Hình 6 (Trang 76)
Hình 11 Hình 12 - Sưu tập một số mô hình sản phẩm mộc ghế băng ngoài trời và thiết kế mô phỏng các mẫu sản phẩm được lựa chọn
Hình 11 Hình 12 (Trang 77)
Hình 19 Hình 20 - Sưu tập một số mô hình sản phẩm mộc ghế băng ngoài trời và thiết kế mô phỏng các mẫu sản phẩm được lựa chọn
Hình 19 Hình 20 (Trang 78)
Hình 17                                              Hình 18 - Sưu tập một số mô hình sản phẩm mộc ghế băng ngoài trời và thiết kế mô phỏng các mẫu sản phẩm được lựa chọn
Hình 17 Hình 18 (Trang 78)
Hình 23 Hình 24 - Sưu tập một số mô hình sản phẩm mộc ghế băng ngoài trời và thiết kế mô phỏng các mẫu sản phẩm được lựa chọn
Hình 23 Hình 24 (Trang 79)
Hình 29 Hình 30 - Sưu tập một số mô hình sản phẩm mộc ghế băng ngoài trời và thiết kế mô phỏng các mẫu sản phẩm được lựa chọn
Hình 29 Hình 30 (Trang 80)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w