1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề thi và hướng dẫn chấm học sinh giỏi các tỉnh lớp 10 tham khảo (13)

5 3,8K 110

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 101 KB

Nội dung

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ NĂM 2010 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ CỦA TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG Môn: SINH HỌC – Lớp 10 Thời gian: 180 phút (Đề thi gồm 02 trang) Câu 1: (2,5 điểm) a. Ađrênalin là một loại hoocmôn gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicôgen thành glucôzơ, còn hoocmôn testôsterôn hoạt hóa các gen quy định tổng hợp enzim gây phát triển các tính trạng sinh dục thứ cấp ở nam giới. Cơ chế thu nhận và truyền đạt thông tin qua màng tế bào đích đối với hai hoocmôn này có gì khác nhau? b. Mục đích của sự tạo thành các chất trung gian (chất truyền tin thứ hai) trong cơ chế truyền tin qua màng là gì? Câu 2 : (2,5 điểm) a. Giải thích 3 sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp NST khác nhau trong các giao tử. b. Khi quan sát tế bào của một loài đang trong quá trình giảm phân tạo giao tử, người ta thấy có 8 nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Cho rằng các cặp nhiễm sắc thể tương đồng đều có cấu trúc khác nhau, quá trình giảm phân không xảy ra trao đổi chéo và đột biến. - Tính tỉ lệ giao tử mang 2 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ bố. - Có 10 tế bào sinh dục sơ khai của loài đó cùng nguyên phân 5 đợt liên tiếp rồi tất cả các TB con sinh ra đều thực hiện giảm phân tạo giao tử. Môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn để hoàn tất quá trình trên? Câu 3: (2,5 điểm) a. Thực nghiệm chứng tỏ rằng khi tách ti thể ra khỏi tế bào, nó vẫn có thể tổng hợp được ATP trong điều kiện invitro thích hợp. Làm thế nào để ti thể tổng hợp được ATP trong ống nghiệm? Giải thích. b. Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự nhiên duy trì ở các tế bào cơ của người? Câu 4: (2,5 điểm) a. Hãy viết phương trình pha sáng, pha tối và phương trình chung của quang hợp. Giải thích các phương trình. b. Nước được hình thành trong quang hợp ở pha sáng hay pha tối? Câu 5: (2,0 điểm) a. Viết sơ đồ quá trình lên men rượu và lên men axit lactic, trong đó thể hiện chất nhận điện tử cuối cùng là chất hữu cơ nội sinh. b. Tại sao sữa chua là thực phẩm ưa thích của nhiều người? Giải thích sự thay đổi trạng thái, hương vị của sữa trong quá trình lên men axit lactic. Câu 6: (2,0 điểm) Hệ vi sinh vật trong muối chua rau quả thay đổi theo thời gian như thế nào? Câu 7: (2,0 điểm) Dựa vào nhu cầu ôxi người ta chia vi sinh vật thành những nhóm nào? Giải thích. Câu 8: (2,0 điểm) 1 a. Nêu các hình thức sinh sản của vi khuẩn? b. Nội bào tử là gì? Nội bào tử có phải là bào tử sinh sản không ? Giải thích. c. Từ 1 tế bào phẩy khuẩn tả ban đầu sau 48 giờ tạo được 64 24 tế bào. Tính thời gian thế hệ (g) của vi khuẩn trên. Câu 9: (2,0 điểm) a. Nhiều người cùng tiếp xúc với một loại virut gây bệnh, tuy nhiên có người mắc bệnh, có người không mắc bệnh. Giả sử rằng những người không mắc bệnh là do có các gen kháng virut. Hãy cho biết gen kháng virut ở những người không mắc bệnh quy định tổng hợp những loại prôtêin nào? b. Một loại virut gây bệnh ở động vật có vật chất di truyền là ARN. Giải thích tại sao khi sử dụng văcxin phòng chống thì hiệu quả rất thấp? Hết Duyệt của BGH nhà trường Hiệu trưởng Duyệt của tổ chuyên môn Tổ trưởng HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ 2010 Câu Nội dung Điểm 1. (2,5đ) a. - Đối với hoocmôn ađrênalin: + Không trực tiếp qua màng, được tế bào đích thu nhận nhờ các thụ quan đặc trưng định vị trên màng tế bào -> phức hệ ađrênalin – thụ quan 0,5 + Phức hệ ađrênalin – thụ quan hoạt hóa prôtêin Gs màng -> hoạt hóa enzim ađêninxiclaza. Enzim này xúc tác chuyển hóa ATP -> cAMP. cAMP kích hoạt các enzim phân giải glicôgen thành glucôzơ. 0,5 - Đối với hoocmôn testôsterôn: + Thuộc loại hoocmôn sterôit, được vận chuyển qua màng vào trong TBC của tế bào, liên kết với các prôtêin thụ quan nội bào -> phức hệ testôsterôn – thụ quan. 0,5 + Phức hệ testôsterôn – thụ quan đi vào nhân tế bào và có tác động hoạt hóa các gen quy định tổng hợp các enzim và prôtêin gây phát triển các tính trạng sinh dục thứ cấp ở nam giới. 0,5 b. - Mục đích: Khuếch đại lượng thông tin làm tăng các phản ứng chức năng lên làm nhiều lần. - VD: 1 phân tử ađrênalin sẽ kích thích sản sinh 10 4 phân tử cAMP, qua đó sản sinh 10 8 phân tử glucôzơ. 0,5 2. (2,5đ) a. Giải thích 3 sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp NST khác nhau trong các giao tử. - Ở kì đầu giảm phân I: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo các crômatit không chị em dẫn đến hình thành các NST có tổ hợp mới của các alen ở nhiều gen -> các crômatit chị em có 0,5 2 các alen khác nhau. - Ở kì sau giảm phân I : Do cách sắp xếp ngẫu nhiên thành từ cặp NST trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc ở kì giữa thì khi sang đến kì sau I, sự phân li độc lập của các cặp NST có nguồn gốc từ bố và mẹ về hai nhân con dẫn đến tổ hợp NST khác nhau của các NST có nguồn gốc từ bố và mẹ. 0,5 - Ở kì sau của giảm phân II : Phân li ngẫu nhiên của các crômatit chị em của từng NST kép (lúc này không còn giống nhau hoàn toàn do trao đổi chéo xảy ra ở kì đầu I) 0,5 b. TB đang ở kì giữa giảm phân II có n NST kép -> 2n = 16 - Tỉ lệ giao tử mang 2 NST có nguồn gốc từ bố: 8 2 8 2 C = 64 7 0,5 - Số NST đơn mà môi trường cung cấp : 10 (2 5 -1).16 + 10. 2 5 .16 = 10080 NST đơn. 0,5 3. (2,5đ) a. - Tạo ra chênh lệch về nồng độ H + giữa hai phía màng trong của ti thể. 0,5 - Ban đầu, cho ti thể vào trong dung dịch có pH cao (VD pH = 8) sau đó lại chuyển ti thể vào dung dịch có pH thấp (VD pH = 4). Khi có sự chênh lệch nồng độ H + giữa hai phía màng trong của ti thể, ATP được tổng hợp qua phức hệ ATP- syntêtaza. 1,0 b. - Vì hình thức hô hấp này không tiêu tốn ôxi. 0,5 - Khi cơ thể vận động mạnh như chạy, nâng vật nặng các cơ trong mô cơ co cùng một lúc thì hệ tuần hoàn chưa kịp cung cấp đủ lượng ôxi cho hô hấp hiếu khí. Khi đó hô hấp kị khí vừa đáp ứng nhu cầu năng lượng ATP mà lại không cần đến ôxi. 0,5 4. (2,5đ) a. * Phương trình pha sáng: 12H 2 O + 12NADP + 18ADP + 18P vc -> 12NADPH + 18ATP + 6O 2 - Bản chất của pha sáng là pha ôxi hóa nước để hình thành ATP và NADPH. 0,5 * Phương trình pha tối: 6CO 2 + 12NADPH + 18ATP -> C 6 H 12 O 6 + 6H 2 O + 12NADP + 18ADP + 18P vc - Bản chất của pha tối là pha khử CO 2 bằng các sản phẩm của pha sáng (ATP và NADPH) để hình thành C 6 H 12 O 6 . 0,5 - Về số lượng: 12NADPH và 18ATP xuất phát từ nhu cầu ATP và NADPH cho việc hình thành 1 phân tử C 6 H 12 O 6 . 0,5 * Phương trình chung: 6CO 2 + 12H 2 O -> C 6 H 12 O 6 + 6H 2 O + 6O 2 0,5 b. Nước được hình thành trong pha tối của quang hợp. 0,5 5. (2,0đ) a. Vẽ sơ đồ - Quá trình lên men rượu: 0,5 3 C 6 H 12 O 6 (Glucôzơ) 2 C 2 H 5 OH (Rượu etylic) 2CH 3 CHO (Axêtalđêhyt) 2CH 3 COCOOH (Axit piruvic) 2 CO 2 2 NAD + 2 NADH - Quá trình lên men axit lactic 0,5 b. Vì sữa chua là một loại thực phẩm bổ dưỡng: - Có hương vị thơm ngon tự nhiên. 0,25 - Dễ tiêu, bổ dưỡng chứa đường đơn, vitamin, axit amin 0,25 * Giải thích sự thay đổi trạng thái, hương vị của sữa trong quá trình lên men: - Vi khuẩn lactic đã biến đường trong sữa thành axit lăctic làm giảm độ pH cùng với lượng nhiệt sinh ra -> Sữa chua có vị ngọt thấp hơn so với sữa nguyên liệu, vị chua tăng lên và ở dạng đông tụ. 0,5 - Các sản phẩm phụ este, axit hữu cơ làm cho sữa có hương thơm. 0,5 6. (2,0đ) - Ban đầu vi khuẩn lactic và vi khuẩn gây thối có thể cùng phát triển. Vi khuẩn lactic lên men axit lactic làm giảm độ pH của dung dịch, ức chế hoạt động của vi khuẩn thối. 0,5 - Dưa chua dần lên, độ pH tiếp tục giảm, ức chế hoạt động của vi khuẩn lactic. 0,5 - Nấm men phát triển vì có thể sinh trưởng trong môi trường có độ pH thấp -> xuất hiện lớp váng trắng. Nấm men ôxi hóa axit lactic thành CO 2 và nước làm dưa giảm dần độ chua. 0,5 - Vi khuẩn gây thối lại bắt đầu phát triển làm cho dưa bị hỏng. 0,5 7. (2,0đ) - Hiếu khí bắt buộc: Chỉ có thể sinh trưởng được khi có oxi, vì ôxi làm nguyên tố thiết yếu dùng làm chất nhận e cuối cùng trong chuỗi vận chuyển e, con đường sản sinh nhiều ATP nhất (nấm, tảo, ĐVNS) 0,5 - Kị khí bắt buộc: Chỉ có thể sinh trưởng được trong môi trường không có ôxi. Đối với các vi sinh vật này, ôxi là chất độc gây chết tế bào. Trong tế bào không có các enzim SOD (superôxit dismutaza), catalaza nên không có khả năng loại bỏ các sản phẩm ôxi hóa độc hại của tế bào H 2 O 2 và các ion superôxit (O 2 - ) (VSV sống trong bùn sông, dạ dày ĐV ăn cỏ, ruột mối ) 0,5 - Kị khí không bắt buộc: Có thể sử dụng ôxi để hô hấp hiếu khí còn khi không có ôxi thì chúng lên men hoặc hô hấp kị khí. 0,5 - Vi hiếu khí: Đó là các vi sinh vật hiếu khí nhưng ở môi trường có nồng độ ôxi thấp (2 – 10%). Nếu nồng độ ôxi lớn hơn 20% chúng sẽ chết (Vi khuẩn giang mai, vi khuẩn tả) 0,5 8. (2,0đ) a. Các hình thức sinh sản của vi khuẩn: - Sinh sản bằng phân đôi - Nảy chồi và tạo thành bào tử 0,25 0,25 b. Nội bào tử vi khuẩn là cấu trúc đặc biệt được biệt hóa từ tế bào, có cấu trúc gồm nhiều lớp màng dày, khó thấm có khả năng đề kháng cao với các tác nhân 0,5 C 6 H 12 O 6 (Glucôzơ) 2 CH 3 CHOHCOOH (Axit lactic) 2CH 3 COCOOH (Axit piruvic) 2 NAD + 2 NADH 4 vật lí, hóa học; rất bền nhiệt. - Nội bào tử không phải là bào tử sinh sản vì mỗi tế bào chỉ hình thành 1 nội bào tử, không tăng số lượng tế bào. 0,25 c. Gọi n là số lần phân chia trong 48 giờ 2 n = 64 24 = 2 144 => n = 144 0,25 Số lần phân chia trong 1 giờ: 144/48 = 3 Thời gian phân chia 1 lần: 20 phút 0,5 9. (2,0đ) a. Gen kháng virut có thể thuộc một trong các loại gen sau: - Gen quy định tổng hợp một số kháng thể. 0,5 - Gen quy định tổng hợp các loại prôtêin thụ thể trên bề mặt tế bào (không tương thích với các gai glicôprôtêin của virut). 0,5 b. - Do ARN có cấu trúc mạch đơn, kém bền vững hơn nên tần số phát sinh đột biến cao vì vậy đặc tính kháng nguyên dễ thay đổi. 0,5 - Trong khi đó, quy trình nghiên cứu và sản xuất văcxin cần thời gian nhất định và chỉ có tác dụng khi đặc tính kháng nguyên của virut không thay đổi. 0,5 Duyệt của BGH nhà trường Hiệu trưởng Duyệt của tổ chuyên môn Tổ trưởng 5 . KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ NĂM 2 010 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ CỦA TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG Môn: SINH HỌC – Lớp 10 Thời gian: 180 phút (Đề thi gồm 02 trang) Câu. nhà trường Hiệu trưởng Duyệt của tổ chuyên môn Tổ trưởng HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ 2 010 Câu Nội dung Điểm 1. (2,5đ) a. - Đối với hoocmôn ađrênalin:. 0,5 + Phức hệ testôsterôn – thụ quan đi vào nhân tế bào và có tác động hoạt hóa các gen quy định tổng hợp các enzim và prôtêin gây phát triển các tính trạng sinh dục thứ cấp ở nam giới. 0,5 b. -

Ngày đăng: 27/08/2014, 19:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w