1.1. Khái niệm Là các thông lệ hay thủ tục do CP quy định để quyết định về lượng tiền chi ra cân đối giữa thu và chi ngân sách, và phân bổ ngân sách đã cân đối cho các hoạt động và tổ chức công cộng. 1.2. Quy trình soạn lập Ngân sách Từ trên xuống: (i) xác định tổng nguồn lực có thể chi tiêu trong kỳ ngân sách; (ii) xác định các hạn mức chi tiêu theo thứ tự ưu tiên của CP Từ dưới lên: Các ngành và địa phương hoạch định, dự trù kinh phí cho các chương trình chi tiêu của mình trong kỳ ngân sách và trong hạn mức chi tiêu đã được phân bổ.
Trang 1TÀI CHÍNH CÔNG
NHÓM 1
1 Nguyễn Thị Tú Anh
2 Đào Thị Thu Hiền
3 Bùi Thị Thu Hường
4 Lê Thị Ngọc
5 Đỗ Minh Quân
Lập Ngân sách truyền thống chưa đáp ứng được ba mục tiêu và bốn yêu cầu của quản
lý chi tiêu công hiện đại
Trang 21.1 Khái niệm
- Là các thông lệ hay thủ tục do CP quy định để quyết định về lượng tiền chi ra cân đối giữa thu và chi ngân sách, và phân bổ ngân sách đã cân đối cho các hoạt động và tổ chức công cộng
1.2 Quy trình soạn lập Ngân sách
- Từ trên xuống: (i) xác định tổng nguồn lực có thể chi tiêu trong kỳ ngân sách; (ii) xác định các hạn mức chi tiêu theo thứ
tự ưu tiên của CP
- Từ dưới lên: Các ngành và địa phương hoạch định, dự trù kinh phí cho các chương trình chi tiêu của mình trong kỳ ngân sách
và trong hạn mức chi tiêu đã được phân bổ
1.LẬP NGÂN SÁCH TRUYỀN THỐNG
Trang 31.3 Trình tự soạn lập Ngân sách
- Xây dựng một khuôn khổ kinh tế vĩ mô;
- Soạn thảo thông tư hay thông báo về ngân sách, trong đó quy định
rõ các mức trần chi tiêu cho từng ngành và hướng dẫn việc soạn lập ngân sách của ngành;
- Các bộ, ngành và địa phương dự thảo ngân sách dựa trên văn bản hướng dẫn đó;
- Đàm phán ngân sách giữa các bộ, ngành và địa phương với Bộ Tài Chính;
- Chính phủ và các cơ quan chức năng ở trung ương hoàn tất lần cuối
dự thảo ngân sách và trình Quốc hội;
1.LẬP NGÂN SÁCH TRUYỀN THỐNG
Trang 42.1 Kỷ luật tài khóa tổng thể
- Việc quản lý các nhu cầu có tính cạnh tranh lẫn nhau, và thường là vượt quá giới hạn ngân sách cho phép, nhằm ổn định
kinh tế vĩ mô, tức là không bị thâm hụt lớn đến mức không bền vững.
- Thể hiện qua:
+ Trần ngân sách: chỉ được phép chi tiêu trong giới hạn
ngân sách đó
+ Vẫn được phép thâm hụt nhưng phải có tỉ lệ khống chế nhất định, không để rơi vào ngưỡng mất an toàn
2 MỤC TIÊU CỦA QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG HIỆN ĐẠI
Trang 52.2 Hiệu quả phân bổ nguồn lực
- Chính phủ phải xác định được thứ tự ưu tiên trong phân bổ nguồn lực và phù hợp với các chiến lược quốc gia, các bộ ngành và các tỉnh
2.3 Hiệu quả hoạt động
- Làm thế nào để các cơ quan cung ứng dịch vụ có thể cung cấp được hàng hóa và dịch vụ công có kết quả cao nhất trong phạm vị ngân sách cho trước, hoặc có thể đạt được những kết quả cho trước với chi phí thấp nhất
2 MỤC TIÊU CỦA QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG HIỆN ĐẠI
Trang 63.1 Tính trách nhiệm
- Các cq cung ứng dịch vụ và công chức nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ nằm trong bổn phận của mình
và giải trình những hậu quả do quyết định mà mình đưa ra
- Theo quá trình hoạch định chính sách
- Trách nhiệm trước
- Trách nhiệm sau (Trách nhiệm giải trình)
- Theo đối tượng
- Trách nhiệm đối nội
- Trách nhiệm đối ngoại
3 YÊU CẦU CỦA QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG HIỆN ĐẠI
Trang 73.2 Tính minh bạch
- Mọi thông tin đều công khai hóa Các thông tin được công bố kịp thời, đáng tin cậy và dễ hiểu nhằm đảm bảo mọi tầng lớp dân cư đều có thể tham gia theo dõi và giảm sát chi tiêu công cộng
3.3 Tính tiên liệu
Mọi luật lệ hay quy định về chi tiêu công cộng đều phải rõ ràng, có báo cáo trước và được thực thi một cách thống nhất, có hiệu lực Thiếu khả năng tiên liệu thì các cq công quyền rất khó XD kế hoạch chi tiêu phù hợp với chiến lược quốc gia, và khu vực tư nhân cũng thiếu một chỉ báo quan trọng về ý đồ và chiến lược phát triển của Chính phủ để điều chỉnh các quyết định sản xuất và đầu
tư của mình
3 YÊU CẦU CỦA QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG HIỆN ĐẠI
Trang 83.4 Sự tham gia của xã hội
- Tất cả mọi đối tượng chịu tác động hoặc có liên quan đến các chương trình chi tiêu đều phải được sử dụng những kênh để có tiếng nói của mình trong việc xây dựng, thực hiện và giám sát đánh giá các chương trình chi tiêu
- Có như vậy mới đảm bảo các chương trình chi tiêu đó thực sự đáp ứng được mong đợi của những người thụ hưởng và đảm bảo dân được biết, được bàn và được kiểm tra hoạt động của chính phủ
3 YÊU CẦU CỦA QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG HIỆN ĐẠI
Trang 94.1 Lập ngân sách truyền thống tách rời giữa chính sách, việc lập kế hoạch và lập ngân sách
- Các chính sách do CP đề ra thường có tác dụng kéo dài nhiều năm thì ngân sách lại chỉ được xây dựng cho từng năm một
- Khi lập kế hoạch ngân sách, các cq kế hoạch thường đưa ra những mục tiêu, kế hoạch lớn nhưng không tính toán cân đối xem Việt Nam có đủ tài chính thực hiện hay không
- Khi không đủ ngân sách, kế hoạch sẽ bị treo, chính sách bị bóp méo, ngân sách thực hiện không đúng quy định
Điều này vi phạm mục tiêu đầu tiên của quản lý chi tiêu công,
đó là đảm bảo kỷ luật tài khóa tổng thể và vi phạm yêu cầu về đảm bảo tính trách nhiệm đối với quản lý chi tiêu công hiện đại.
4 CHỨNG MINH CÁCH LẬP NSTT CHƯA ĐÁP ỨNG ĐƯỢC BA MỤC TIÊU VÀ BỐN YÊU CẦU CỦA QUẢN
LÝ CHI TIÊU CÔNG HIỆN ĐẠI
Trang 104.2 Lập ngân sách truyền thống không đảm bảo được tính kế thừa giữa kế hoạch và ngân sách các năm
- Kế hoạch trung hạn mang tính định kỳ 5 năm (hết thời kỳ 5 năm này thì chuyển sang XD kế hoạch 5 năm kế tiếp) Trong khi đó, ngân sách là hàng năm nhưng các công trình thường kéo dài nhiều năm Độ rủi ro của công trình rất lớn
- Khi phê duyệt vốn để nó khởi công, các nhà lập ngân sách đã không dự đoán trước được những biến động của nền kinh tế, nên khi công trình bị kéo dài đã không đủ vốn để hoàn thành dẫn đến công trình bị dở dang
Vi phạm về mục tiêu đảm bảo hiệu quả phân bổ nguồn lực
và tính tiên liệu trong quản lý chi tiêu công hiện đại
4 CHỨNG MINH CÁCH LẬP NSTT CHƯA ĐÁP ỨNG ĐƯỢC BA MỤC TIÊU VÀ BỐN YÊU CẦU CỦA QUẢN
LÝ CHI TIÊU CÔNG HIỆN ĐẠI
Trang 114.3 Lập ngân sách truyền thống thường phát sinh hiện tượng dự toán theo kiểu điều chỉnh tăng dần, không đảm bảo hiệu quả phân bổ nguồn lực
- Thay vì tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực hay nâng cao mức đầu ra có được thì các nhà lập ngân sách lại chỉ hướng tới việc điều chỉnh số liệu dự toán năm sau lên chút ít so với số liệu năm trước.
- Khi dự toán chi vượt tổng mức chi tiêu dự kiến thì việc cắt giảm ngân sách cho các ngành, các vùng diễn ra rất tùy tiện.
- Do đó, phân bổ chỉ tiêu theo các ưu tiên chiến lược không được đảm bảo, và sự dàn trải trong chi tiêu là không thể tránh khỏi.
4 CHỨNG MINH CÁCH LẬP NSTT CHƯA ĐÁP ỨNG ĐƯỢC BA MỤC TIÊU VÀ BỐN YÊU CẦU CỦA QUẢN
LÝ CHI TIÊU CÔNG HIỆN ĐẠI
Trang 124.4 Việc đàm phán ngân sách giữa các Bộ, ngành, địa phương với Bộ tài chính thiếu một cơ sở minh bạch
- Cơ sở đàm phán ngân sách giữa các đơn vị chi tiêu công và Bộ tài chính là cơ chế “xin – cho” Việc phân bổ ngân sách sẽ
bị chi phối rất lớn bởi các đơn vị chi tiêu công có nhiều ảnh hưởng và sự tùy tiện của cơ quan chức năng trung ương
- Cơ chế này đã làm tổn hại rất lớn đến sự công khai và minh bạch, là mầm mồng cho sự tham nhũng, hối lộ
Điều này vi phạm tính minh bạch và tính tiên liệu trong
4 yêu cầu của quản lý chi tiêu công hiện đại.
4 CHỨNG MINH CÁCH LẬP NSTT CHƯA ĐÁP ỨNG ĐƯỢC BA MỤC TIÊU VÀ BỐN YÊU CẦU CỦA QUẢN
LÝ CHI TIÊU CÔNG HIỆN ĐẠI
Trang 134.5 Ngân sách truyền thống đã tách rời giữa chi thường xuyên và chi đầu tư
- Với cách lập ngân sách truyền thống, hai loại chỉ tiêu này được xây dựng một cách độc lập với nhau Chi đầu tư thường kéo dài do công trình bị chậm tiến độ, còn chi thường xuyên thường không thể lường trước được các khoản chi Hai khoản chi không xuất hiện cùng một lúc trong bảng kế hoạch ngân sách hàng năm
- Bộ KHĐT chịu trách nhiệm quản lý và phân bổ các chương trình đầu tư còn công cộng thì chi thường xuyên lại do Bộ Tài chính đảm nhận Việc phối hợp giữa các
cơ quan chức năng ở Việt Nam thường kém nên càng làm cho chi đầu tư và chi thường xuyên tách rời nhau Kết quả là, trong các khoản chi thường xuyên hàng năm thiếu hẳn phần dự toán chi vận hành và bảo dưỡng cho những công trình công cộng đã và đang được đưa vào hoạt động
Điều này vi phạm mục tiêu về đảm bảo hiệu quả hoạt động, đảm bảo hiệu quả phân bổ nguồn lực và yêu cầu sự tham gia của xã hội trong quản lý chi tiêu công hiện đại.
4.CHỨNG MINH CÁCH LẬP NSTT CHƯA ĐÁP ỨNG ĐƯỢC BA MỤC TIÊU VÀ BỐN YÊU CẦU CỦA QUẢN
LÝ CHI TIÊU CÔNG HIỆN ĐẠI
Trang 145.1 Khuôn khổ pháp lý
- Luật NSNN có hiệu lực từ năm tài khóa 2004 củng cố nền tảng
pháp lý cho các hoạt động quản lý ngân sách trên bốn khía cạnh quan trọng:
- Làm rõ thẩm quyền và trách nhiệm
- Tăng cường phân cấp
- Thúc đẩy cải cách hành chính
- Tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm giải trình
5.THỰC TRẠNG LẬP NGÂN SÁCH VÀ QUẢN LÝ CHI
TIÊU CÔNG TẠI VIỆT NAM
Trang 155.2 Lập Ngân sách
- Bộ TC là cq đầu mối chịu trách nhiệm về lập và phân bổ ngân sách Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn còn tồn tại hệ thống “lập ngân sách kép”, trong đó Bộ Tài chính (và cq Tài chính địa phương) chuẩn bị khung KHTC chung và dự toán ngân sách thường xuyên, còn Bộ KHĐT (và cq KHĐT địa phương) lập chương trình đầu tư công và ngân sách đầu tư, bao gồm chi đầu tư phát triển và các dự án được viện trợ
- Để cho một hệ thống “ngân sách kép” được triển khai bền vững, Việt Nam cần củng cố cơ chế phối hợp giữa kế hoạch và ngân sách: giữa ngân sách thường xuyên và ngân sách đầu tư phát triển và giữa các chức năng tài chính và chức năng kế hoạch – đầu tư tại mỗi cấp chính quyền
5.THỰC TRẠNG LẬP NGÂN SÁCH VÀ QUẢN LÝ CHI
TIÊU CÔNG TẠI VIỆT NAM
Trang 165.3 Quản lý chi tiêu công
- Luật NSNN năm 2002 mở rộng nguyên tắc chủ động ngân sách chi thường xuyên ra tất cả các đơn vị thụ hưởng ngân sách Cụ thể là số lượng các khoản chi ngân sách được kiểm soát đã giảm
từ 9 mục xuống còn 4 nhóm mục, trong đó có 3 nhóm mục chi thường xuyên là "chi cho con người" "chi hoạt động và bảo dưỡng" và "chi khác"
- Hơn thế nữa, hệ thống định mức phân bổ ngân sách đã được thay đổi (mặc dù các định mức cơ sở vật chất vẫn còn tồn tại) Qua đó, Luật NSNN mới đã quy định thêm quyền chủ động ngân sách cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách trên phạm vi rộng hơn
5.THỰC TRẠNG LẬP NGÂN SÁCH VÀ QUẢN LÝ CHI
TIÊU CÔNG TẠI VIỆT NAM
Trang 175.4 Những tồn tại trong lập ngân sách và quản lý chi tiêu công
- Quản lý NS dựa theo phương thực lập NS theo khoản mục đầu vào, không chú trọng đến các đầu ra và kết quả trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược ưu tiền của quốc gia.
- Soạn lập NS thiếu mối liên kết chặt chẽ giữa KH PT KTXH trung hạn với nguồn lực trong một khuôn khổ kinh tế vĩ mô được dự báo.
- Khuôn khổ ngân sách chỉ trong một năm, lập ngân sách tập trung vào các vấn
đề vĩ mô ngắn hạn.
- Tính minh bạch và trách nhiệm không thực hiện nghiêm túc, một số khoản mục chỉ được đưa vào thực hiện mà không công bố, đồng thời hạn chế sự tham gia của xã hội vào quy trình ngân sách.
- Còn có sự chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ giữa Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong lập dự toán NSNN.
- Cơ chế phân bổ nguồn lực còn kém hiệu quả
5.THỰC TRẠNG LẬP NGÂN SÁCH VÀ QUẢN LÝ CHI
TIÊU CÔNG TẠI VIỆT NAM
Trang 18Thanks for your listening!
Group 1
The end