1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những bất ổn thường gặp hiện nay trong hệ thống ngân hàng thương mại trên thế giới và cách ứng phó của ngân hàng trung ương

50 436 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Theo Đạo luật Ngân hàng1941 của Pháp: "NH là một doanh nghiệp với nghiệp vụ thường xuyên là nhận tiền của dân chúng dưới hình thức ký thác hay dưới hình thức khác và sử dụng nguồn lực đó

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

================

TIỂU LUẬN

NHỮNG BẤT ỔN THƯỜNG GẶP HIỆN NAY TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI VÀ CÁCH ỨNG PHÓ CỦA

NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

Bộ Môn : Tài chính tiền tệ

Giảng viên : TS Nguyễn Thị Lan

Nhóm thực hiện: Anh2- Kinh Doanh Quốc Tế - K51

Hà Nội, Tháng 9 năm 2013

Trang 2

DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN

1 Nguyễn Thị Quỳnh Anh MSSV:1211510004 STT: 09 (Phần II, Tổng quát chung )

2 Trần Ái Linh MSSV: 1211510040 STT: 72 (Lời mở đầu, phần I, Kết luận)

3 Nguyễn Hải Yến MSSV: 1211510075 STT: 141( Phần III, IV)

Trang 3

MỤC LỤC

I Khái quát về ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương và mối quan hệ

giữa chúng 8

1 Ngân hàng thương mại (NHTM) 8

a Định nghĩa 8

b Các chức năng cơ bản của NHTM 9

2 Ngân hàng trung ương (NHTW) 10

a Khái niệm 10

b Các chức năng của NHTW 11

3 Mối quan hệ giữa NHTM và NHTW 13

a Quan hệ quyền lực 13

b Quan hệ trợ giúp: 14

II Những bất ổn thường gặp của hệ thống ngân hàng thương mại trên Thế giới .14

1 Rủi ro tín dụng 15

a Khái niệm rủi ro tín dụng 15

b Biểu hiện của rủi ro tín dụng 15

c Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 16

d Hậu quả của rủi ro tín dụng 19

e Ví dụ về rủi ro tín dụng 20

2 Rủi ro thanh khoản 21

a Khái niệm rủi ro thanh khoản 21 Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền, hoặc

Trang 4

không có khả năng vay mượn để đáp ứng các nhu cầu của các hợp đồng

thanh toán 21

b Nguyên nhân rủi ro thanh khoản 21

c Hậu quả của rủi ro thanh khoản 22

d Ví dụ về rủi ro thanh khoản 23

3 Rủi ro lãi suất 24

a Khái niệm rủi ro lãi suất 24

b Nguyên nhân của rủi ro lãi suất 24

c Ví dụ về rủi ro lãi suất 26

4 Một số rủi ro khác 27

a Nợ xấu 27

b Rủi ro tỷ giá hối đoái 28

c Rủi ro thiếu vốn khả dụng 29

d Sở hữu chéo 29

e Rửa tiền qua ngân hàng 32

f Rủi ro công nghệ thông tin 34

III Ứng phó của NHTW trước những bất ổn thường gặp của hệ thống NHTM trên thế giới: 34

1 Đối với bất ổn về tín dụng và bất ổn về tính thanh khoản: 35

2 Đối với các loại rủi ro khác: 38

Về chính sách tiền tệ 38

Về chính sách tỷ giá 39

Về chính sách quản lý ngoại hối 39

IV Mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng ngân hàng - Đề xuất giải pháp áp dụng ở Việt Nam 40

Trang 5

1 Qui trình xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng ngân hàng 41

a Xác định các giai đoạn xảy ra khủng hoảng ngành ngân hàng 41

b Lựa chọn các chỉ số cảnh báo 44

c Ước lượng xác suất xảy ra khủng hoảng 44

2 Áp dụng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng tại Việt Nam 45

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 6

Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng bậc nhất trong mỗi quốcgia Ngân hàng bao gồm nhiều loại nhưng nổi bật nhất là Ngân hàng trung ương (NHTW ) vàNgân hàng thương mại (NHTM) Nếu NHTW là có vai trò quyết định trong việc điều tiết nềnkinh tế vĩ mô qua chính sách tiền tệ thì NHTM là "dầu bôi trơn" giúp cho bộ máy kinh tế hoạtđộng thật sự hiệu quả Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống ngân hàng vẫn tồn tại những rủi ro vàbất ổn Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới từ năm 2008 kéo dài đến hiện tại đã bóc trầnnhững rủi ro của hệ thống ngân hàng Việc cho vay dưới chuẩn của các NHTM Mỹ đã tạo nêncuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử loài người Vì vậy, đối với các quốc gia nóichung và Việt Nam nói riêng, việc nghiên cứu và phối hợp các hoạt động của NHTM vàNHTW là hết sức quan trọng và cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững chomỗi quốc gia.

Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và Việt Nam đã gia nhập Tổ chứcthương mại thế giới WTO hơn 6 năm qua, tình hình kinh tế thế giới ảnh hưởng trực tiếp và sâusắc đến kinh tế trong nước Việc nghiên cứu ngành ngân hàng là động lực cho nền kinh tếcàng trở nên bức thiết Vì vậy, nhóm tác giả quyết định lực chọn chủ đề "Những bát ổn trong

hệ thống các ngân hàng thương mại hiện nay của các nước trên thế giới và cách ứng phó củangân hàng trung ương" làm đề tài tiểu luận của mình

Bài tiểu luận được chia làm 4 phần Ở phần đầu, nhóm tác giả tập trung làm rõ các khái niệm

về ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương đồng thời nêu lên mối quan hệ mật thiết giữachúng tạo nên cái nhìn tổng quan của hệ thống ngân hàng trong mỗi quốc gia Phần 2 của bàitiểu luận, nhóm tác giả đề cập đến những bất ổn của hệ thống các ngân hàng thương mại hiệnnay Trong phần 3, nhóm tác giả đề cập đến các giải phát của ngân hàng trung ương nhằm ứngphó với những bất ổn của hệ thống ngân hàng thương mại Mô hình cảnh báo sớm khủnghoảng kinh tế và đề xuất cụ thể để áp dụng mô hình đó vào thực tiễn hệ thống tài chính ViệtNam được trình bày chi tiết vào phần cuối của bài tiểu luận

Dù đã rất cố gắng nhưng bài tiểu luận không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, vì vậy, nhómtác giả rất mong nhận được sự góp ý từ phía các thầy cô và các bạn sinh viên để bài tiểu luậnđược hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Lan đã giúp chúng emhoàn thành bài tiểu luận này!

Trang 7

NỘI DUNG

Trang 8

I Khái quát về ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương và mối quan hệ giữa chúng

1 Ngân hàng thương mại (NHTM)

a. Định nghĩa

Trên thế giới tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về ngân hàng thương mại tùy thuộc vào góc

độ nhìn nhận, luật pháp, thể chế của từng quốc gia Vì thế, định nghĩa về NHTM là khônggiống nhau tại các quốc gia khác nhau Theo định nghĩa của Mỹ :

“NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính”

Theo Đạo luật Ngân hàng(1941) của Pháp:

"NH là một doanh nghiệp với nghiệp vụ thường xuyên là nhận tiền của dân chúng dưới

hình thức ký thác hay dưới hình thức khác và sử dụng nguồn lực đó trong các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng và tài chính"

Theo pháp lệnh ngân hàng năm 1990 của Việt Nam :

“NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền

gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”

Theo Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì :

"NHTM là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng"Trong đó, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh cung cấp thường xuyên hoặc một sốnghiệp vụ sau đây:

- Nhận tiền gửi

- Cấp tín dụng

- Cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản

Trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm cũng như hoạt động của hệ thống NHTM, có thể hiểutổng quát về ngân NHTM như sau:

NHTM là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vưc tiền tệ với mục đích kiếm lời, cung cấp đadạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch

Trang 9

vụ thanh toán Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhucầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.

b.Các chức năng cơ bản của NHTM

Chức năng trung gian tín dụng

Chức năng trung gian tin dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của NHTM Với chứcnăng này, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa hai đối tượng: người tiết kiệm và người đầu tư.Nói cách khác, NHTM đóng vai trò là người đi vay đối với những người tiết kiệm và ngườiđầu tư

Đối với ngân hàng, họ sẽ tìm được lợi nhuận cho bản thân mình từ chênh lệch giữa lãi suấtcho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới, 80% lợi nhuận của Ngân hàng Côngthương - Ngân hàng thương mại Quốc Doanh là thông qua hoạt động cho vay Lợi nhuận nàychính là cơ sở cho Ngân hàng thương mại tồn tại và phát triển Đối với nền kinh tế, chức năngnày có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn đểđảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất Với chứcnăng này, Ngân hàng đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thíchquá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

Sở dĩ đây là chức năng quan trọng nhất là bởi nó phản ánh được bản chất của NHTM là đi vay

để cho vay, quyết định sự thành công hay suy tàn của một NHTM và là cơ sở hình thành nêncác chức năng khác

Chức năng trung gian thanh toán

Chức năng trung gian thanh toán có nghĩa là ngân hàng đứng ra thanh toán hộ cho khách hàngbằng cách chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác theo yêu cầu của họ

Trang 10

Với chức năng này, NHTM đóng vai trò như một thủ quỹ cho các doanh nghiệp và các cá nhântham gia gửi tiền, giúp họ thực hiện các hoạt động thanh toán thông qua việc trích tiền từ tàikhoản tiền gửi của họ để chi trả cho hoạt động mua sắm cũng như cập nhật các khoản thu vàotài khoản tiền gửi đó Các NHTM cũng cung cấp nhiều công cụ thanh toán đa dạng và tiện lợinhư séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng,…tùy theo nhucầu, điều kiện của từng khách hàng giúp cho các chủ thể kinh tế tiết kiệm đáng kể thời gian,chi phí thanh toán, lại đảm bảo quá trình thanh toán của họ diễn ra an toàn do không phải giữquá nhiều tiền mặt.

Chức năng này đã mang lại thuận lợi cho các chủ thể kinh tế, góp phần phát triển kinh tế vàtăng thêm lợi nhuận cho NHTM từ việc thu phí thanh toán

Chức năng tạo tiền

Chức năng tạo tiền là hệ quả của hai chức năng trên trong hoạt động ngân hàng Từ một số dữliệu ban đầu, thông qua quá trình cho vay và thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng thìlượng tiền gửi mới được tạo ra và nó lớn hơn so với lượng dự trữ ban đầu gấp nhiều lần Đógọi là quá trình tạo tiền

Một ngân hàng sau khi nhận một món tiền gửi, trên tài khoản tiền gửi sẽ có số dư Với số tiềnnày sau khi đã để lại một khoản dự trữ bắt buộc, ngân hàng sẽ đem đầu tư, cho vay từ đó sẽchuyern sang vốn tiền gửi của ngân hàng khác Với vòng quay vốn thông qua chức năng tíndụng và thanh toán của ngân hàng NHTM đã thực hiện được chức năng tạo tiền

Qua đây, ta có thể thấy các chức năng của NHTM gắn bó chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhautrong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản, là cơ sở cho sự phát triển của haichức năng còn lại

2 Ngân hàng trung ương (NHTW)

a. Khái niệm

NHTW là một định chế công cộng, có thể độc lập hoặc trực thuộc chính phủ; thực hiện chứcnăng độc quyền phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng của Chính phủ vàchịu trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước và các hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng.Khác với NHTM, nhiệm vụ cơ bản của NHTW là phát hành tiền tệ, đảm bạo sựa an toàn hoạt

Trang 11

b. Các chức năng của NHTW

Chức năng độc quyền phát hành tiền:

NHTW là cơ quan duy nhất có quyền in và phát hành tiền mặt theo các quy định trong luậthoặc được Chính phủ phê duyệt với mục đích đảm bảo tính thống nhất và an toàn cho hệ thốngtiền tệ của quốc gia Tiền do NHTW phát hành tiền hợp pháp, mang tính cưỡng chế lưu hành,được chấp nhận trong toàn bộ các giao dịch của nền kinh tế

NHTW phát hành tiền dựa trên 2 nguyên tắc: phát hành tiền dựa vào dự trữ vàng đảm bảo;phát hành tiền có đảm bảo bằng hàng hóa Kênh phát hành tiền của NHTW bao gồm : cho Nhànước vay; qua nghiệp vụ thị trường mở; qua các NHTM và TCTD; qua thị trường vàng vàngoại tệ

Là ngân hàng của các ngân hàng:

NHTW không tham gia vào kinh doanh tiền tệ- tín dụng một cách trực tiếp với các chủ thểtrong nền kinh tế mà chỉ thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng với các ngân hàng trung gian.Những nghiệp vụ ấy bao gồm:

* Mở tài khoản và nhận tiền gửi của các NHTM

NHTW nhận tiền gửi của NHTM dưới hai hình thức, đó là tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửithanh toán

Dự trữ bắt buộc là một quy định của NHTW về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các NHTM

bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản và sự an toàn của hệ thống ngân hàng.Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng dự trự bắt buộc nhưng không được phépgiữ tiền mặt ít hơn dự trữ bắt buộc Nếu thiếu hụt tiền mặt, các NHTM phải vay thêm tiềnmặt, thường là từ NHTW để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc Đây cũng là một trong những công

cụ của NHTW nhằm thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách thay đổi số nhân tiền tệ

Tuy nhiên, vai trò thực sự của tỷ lệ dự trữ bắt buộc thật sự đang dần phai mờ bởi hệ thốngNHTM đã tăng tính thanh khoản của lượng tiền tín dụng, nhờ sự phát triển của thị trường tàichính những năm gần đây và xu hướng chứng khoán hóa trong hoạt động ngân hàng; ngoài racòn có hình thức bảo hiểm tiền gửi ra đời, làm giảm thiểu khả năng xảy ra nhu cầu rút tiền mặtbất thường của khách hàng

Trang 12

Ngày nay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được nhắc đến như một công cụ để điều hành chính sách tiền

tệ Khi lạm phát cao, NHTW nâng tiền gửi dự trự bắt buộc, khả năng vho vay và khả năngthanh khoản của của các NHTM bị thu hẹp (do số nhân tiền tệ giảm), khối lượng tín dụngtrong nền kinh tế giảm (cung tiền giảm) dẫn tới lãi suất tăng, đầu tư giảm do đó, tổng cầu giảm

và làm cho giá giảm (tỷ lệ lạm phát giảm) Ngược lại , nếu NHTW hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắtbuộc tức là tăng khả năng tạo tiền , thì cung về tín dụng của các NHTM cũng tăng lên, khốilượng tín dụng và khối lượng thanh toán có xu hướng tăng, đồng thời mở rộng khối lượng tiền.Tăng cung tiền sẽ dẫn tới tăng giá Công cụ dự trữ bắt buộc giúp cắt "cơn sốt" lạm phát, khôiphục hoạt động kinh tế trong trường hợp kinh tế chưa ổn định và khi các công cụ thị trường

mở tái chiết khấu chưa đủ mạnh để có thể đảm trách điều hòa mức cung tiền tệ cho nền kinh

tế Nhưng công cụ dự trự bắt buộc cũng rất nhạy cảm, vì chỉ một sự thay đổi nhỏ trong tỷ lệ dựtrữ bắt buộc đã làm cho khối lượng tiền tăng lên rất lớn, khó khiển soát Mặt khác, một điềubất lợi nữa là khi sử dụng công cụ dự trữ bắt cuộ để kiểm soát cung ứng tiền tệ sẽ gây nên vấn

đề khả năng thanh khoản đối với các NHTM có dự trữ vượt mức quá thấp, thay đổi tỷ lệ dự trữbắt buộc có thể gây nên tình trạng bất ổn trong hệ thống NHTM Chính vị vậy, cần phải cânnhắc cẩn thận khi sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc

* Cho vay đối với các NHTM

Quản lý vốn khả dụng cho NHTM: Vốn khả dụng của NHTM tại NHTW cso vai trò rất quan

trọng, một mặt giúp cho các NHTM sử dụng vốn an toàn, có hiệu quả, tăng quay vòng vốntrong nền kinh tế; mặt khác, tạo điều kiện cho NHTW điều hành chính sách tiền tệ đã định

Theo Quyết định số 37\200\QĐ- NHNN ngày 24\01\2000 : "Quản lý vốn khả dụng của NHTM

tại NHNN là sự kiểm soát của NHNN đối với sự thay đổi tiền gửi của các NHTM tại NHNN

và thoogn qua sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ, đặc biệt là nghiệp vụ thị trường mở

để tác động vào khả năng thanh toán của các NHTM nhằm đạt được mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ"

Cứu nguy cho các NHTM : NHTW đảm nhận trách nhiệm người cho vay cuối cùng để cứ các

NHTM khỏi ngay cơ phá sản dẫn đến sự đổ vỡ của toàn bộ hệ thống ngân hàng Hơn nữa,NHTW là ngân hàng duy nhất có tiềm lực tại chính đủ mạnh để cứu các NHTM

* Là tổ chức thanh toán bù trừ giữa các NHTM

Trang 13

Vì toàn bộ hệ thống NHTM đều phải tham gia gửi tiền tại NHTW nên chúng có thể thực hiệnthanh toán thông qua chuyển khoản thông qua NHTW Điều này góp phần tiết kiệm chi phíthanh toán cho các NHTM và toàn xã hội Mặt khác, nhờ hoạt động này mà NHTW có thểkiểm tra sự biến động vốn khả dụng của từng ngân hàng trung gian, cơ sở để có biện pháp kiếnnghị kịp thời…

Là ngân hàng của chính phủ:

Với chức năng là ngân hàng của Chính phủ, NHTW có nhiệm vụ nhận tiền từ kho bạc và choChính phủ vay khi cần thiết Bên cạnh đó, NHTW có nhiệm vụ tở chức các đợt phát hành tráiphiếu, bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ

Chức năng quản lí nhà nước về lĩnh vực tiền tệ và tín dụng.

Với chức năng quản lí nhà nước về lĩnh vực tiền tệ và tín dụng, NHTW có nhiệm vụ xây dựng

và thực thi chính sách tiền tệ; phê duyệt, cấp giấy phép và quy định quy chế hoạt động chocác NHTM Đồng thời, NHTW cũng phải đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng vàthanh tra, kiểm tra hoạt động của hệ thống ngân hàng

Bên cạnh đó, NHTW cố vấn cho Chính phủ về chính sách tiền tệ và làm đại diện cho Chínhphủ trong các mối quan hệ đôi ngoại về tiền tệ

3 Mối quan hệ giữa NHTM và NHTW

Qua những phân tích trên, có thể thấy tầm quan trọng của NHTM và NHTW và mối quan hệchặt chẽ giữa NHTM và NHTW Có thể nói, NHTW là đầu não điề khiển mọi hoạt động củacác NHTM Vậy nên, chính phủ cần hiểu rõ mối quan hệ giữa NHTM và NHTW để có nhữngđiều chỉnh kịp thời, đồng thời giúp bộ máy ngân hàng vận hành trơn tru

a. Quan hệ quyền lực

Thứ nhất, NHTM có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia nên NHTW các nước đều

được luật pháp cho phép có nhiều thẩm quyền đối với các NHTM, nhằm mục đích thực thichính sách tiền tệ, giữ cho hệ thống ngân hàng lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của các thànhphần kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển

Trang 14

NHTW có quyền yều cầu các NHTM phải ký gửi một phần tổng tiền gửi mà họ nhận được từmọi giới theo một tỷ dự trữ bắt buộc NHTW ấn định lượng tiền gửi bắt cuộ và tăng giảm tùytheo tình hình kinh tế, chính sách tiền tệ.

Thứ hai, NHTW được quyền kiểm soát các đơn xin thành lập NHTM, đưa ra các tiêu chuẩn để

thành lập một NHTM và chế tài các vụ việc vi phạm luật ngân hàng

Thứ ba, NHTW có nhiệm vụ thanh tra, kiểm soát quá trình hoạt động của các ngân hàng trung

gian nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động lành mạnh, đề phòng rủi ro có thể xảy ra, dẫn tới đổ

vỡ chung của hệ thống ngân hàng

Cuối cùng, NHTW được quyền ấn định mức lãi suất, lệ phí hoa hồng áp dụng cho NHTM, các

thể lệ điều hành các nghiệp vụ ngân hàng…

Không chỉ có quan hệ về mặt quyền lực, các NHTM còn được sự hậu thuẫn của NHTW vềnhiều mặt để giải quyết những bất ổn thường thấy trong hệ thống NHTM

b Quan hệ trợ giúp:

NHTW là ngân hàng của các ngân hàng, do đó NHTW có nghĩa vụ giúp đỡ, sử dụng quyềnhạn của mình để tạo điều kiện giúp đỡ, thúc đẩy sự phát triển của các NHTM sao cho cácNHTM hoạt động hiệu quả nhất Các hình thức trợ giúp có thể bao gồm:

− NHTW cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian dưới nhiều hình thức như cho vay, muabán, chiết khấu, tái chiết khấu đối với giấy tờ có giá của NHTM Để ngăn ngờ nguy cơ vỡ

nợ cho các NHTM và đảm bảo sự an toàn cho hệ thống ngân hàng, NHTW đã trở thànhngười cho vay cuối cùng, cung cấp tín dụng , góp phần đưa hoạt động của NHTM này ổnđịnh trở lại Mức lãi suất cho vay khi đó thường là lãi suất phạt và ngân hàng nhận hỗ trợtín dụng phải chịu nhiều điều kiện ngặt nghèo của NHTW

− Cung cấp những tiện nghi ngân hàng cho các ngân hàng trung gian

− Giúp các ngân hàng thanh toán các món nợ với nhau mà không phải di chuyển tiền bạcbằng cách thiết lập phòng giao dịch bán tại trụ sở của mình

− NHTW thành lập những trung tâm rủi ro ngân hàng, trong đó có trung tâm séc không tiềnbảo chứng

II Những bất ổn thường gặp của hệ thống ngân hàng thương mại trên Thế giới.

Trang 15

1 Rủi ro tín dụng

a Khái niệm rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện được các nghĩa

vụ tài chính với ngân hàng; hay nói cách khác, đó là khả năng không chi trả được nợ của người

đi vay đối với người cho vay khi đến hạn phải thanh toán

Ngoài ra, khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi ngân hàng cấp tín dụng cũng được coi làrủi ro tín dụng Ngày nay, nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến trang thiếtbị kỹ thuật, nâng cao công nghệ và các nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh luôn tăng lên Đểđáp ứng nhu cầu này, các NHTM cũng phải luôn mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, điêu đó

có nghĩa là rủi ro tín dụng cũng phát sinh nhiều hơn

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phức tạp nhất, việc quản lý và phòng ngừa nó rất khó khăn, nó cóthể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào Rủi ro tín dụng nếu không được phát hiện và xử lý kịpthời sẽ nảy sinh các rủi ro khác

Trên thực tế, hoạt động cho vay là hoạt động lớn nhất và chủ yếu của ngân hàng thương mại.Thông thường ở các nước, nghiệp vụ này mang lại 2/3 thu nhập cho ngân hàng, còn ở ViệtNam trong giai đoạn hiện nay thu nhập từ hoạt động tín dụng mang lại thường chiếm 90%tổng thu nhập của mỗi ngân hàng Thêm vào đó, các khoản tiền vay bao giờ cũng có xác suất

vỡ nợ cao hơn với những tài sản có khác nên rủi ro tín dụng đối với NHTM là rất lớn

b.Biểu hiện của rủi ro tín dụng

Khi tiến hành cấp tín dụng các ngân hàng thương mại đều mong muốn khoản tín dụng đượchoàn trả đầy đủ và đúng thời hạn như đã thoả thuận Chính vì thế, sau khi cấp tín dụng chokhách hang, NHTM thực hiện theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay của họ Nếu thấy cóbiểu hiện sử dụng vốn sai mục đích hoặc có sự khác thường có thể dán đến việc không hoàntrả được vốn vay của khách hàng, NHTM phải tìm biện pháp ngăn ngừa, can thiệp kịp thời.Các biểu hiện thường gặp là:

+ Khách hàng trì hoãn nộp báo cáo tài chính hoặc không cung cấp được những thông tin màngân hàng yêu cầu

Trang 16

+ Sử dụng tín dụng sai mục đích ban đầu

+ Số tiền gửi giảm sút

+ Lưỡng lự chậm chễ khi dàn xếp những cuộc viếng thăm cơ sở sản xuất kinh doanh của cán

bộ ngân hàng, có sự suy giảm trong bầu không khí tin cậy và hợp tác, có sự lạnh nhạt với ngânhàng ngay sau khi nhận được vốn vay

+ Khách hàng có ý xin hoãn nợ hoặc khất nợ, gia hạn nợ, chậm chễ trong việc thanh toán lãihàng kỳ, hoàn trả nợ vay ngân hàng chậm hoặc quá kỳ hạn, không được trả như cam kết

→ Các dấu hiệu trên đây là biểu hiện của những khó khăn về mặt tài chính từ phía người đivay, các dấu hiệu này xuất hiện là có khả năng khách hàng khó hoàn trả các món vay Vì vậy,chúng là cơ sở để ngân hàng tìm hiểu biện pháp điều chỉnh và ngăn chặn kịp thời, tránh nhữngkhoản nợ quá hạn có thể gây rủi ro tín dụng

c. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

Nguyên nhân khách quan

* Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định

Hiện nay, thị trường thế giới đang phải đối mặt với sự biến động quá nhanh, thất thường vàkhó dự đoán trước

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2007 (xuất phát từ sự kiện “bong bóngbất động sản” trên thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp tại Mỹ) đã dẫn tới sự đổ vỡ hàng loạt của

hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệquy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới Nền kinh tế của nhiều quốc gia đã rơi vào suy thoái vàcho tới nay vẫn chưa thể thoát ra được

Từ đầu năm 2012 tới nay, một vài quốc gia đã có dấu hiệu dần dần giải quyết được hậu quảcủa suy thoái như : Pháp và Đức đã đạt tốc độ tăng trưởng 0,2% trong quý III; GDP của Mỹtăng trưởng 1,3% trong quý II và 2,7% trong quý III; GDP của Vương quốc Anh tăng 1,0%trong quý III, mức tăng mạnh nhất trong vòng năm qua … Tuy nhiên tổng quan tình hìnhkinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn Mới đây, các chuyên gia kinh tế đã dự báo khả năngquay lại vòng xoáy khủng hoảng của các nước trong khối EU trong quý IV này Tình hình

Trang 17

khủng hoảng kéo dài và khó dứt này khiến cho hoạt động kinh doanh nói chung gặp rủi ro rấtlớn và khả năng vỡ nợ, nợ xấu tăng cao.

Ngoài ra, cũng cần kể tới những nguyên nhân bất khả kháng dẫn tới sự bất ổn của nền kinh tếnhư thiên tai, chiến tranh, các biến động chính trị … đang có xu hướng gia tăng Hay sự thayđổi về chính sách của Nhà nước, các chính sách về ngoại tệ, xuất nhập khẩu, ngoại hối

* Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi tại các quốc gia đang và chậm phát triển

Hiện nay tại các quốc gia đang và chậm phát triển mạnh, các bộ luật về tài chính và kinhdoanh vẫn còn chưa được xây dựng một cách rõ ràng, kịp thời và thiếu đồng bộ, thường xuyênphải thay đổi, chỉnh sửa Điều này khiến cho các quy định và công tác xử lý vi phạm chưađược triệt để, còn nhiều lỗ hổng và sai sót

* Rủi ro do sự bất cân xứng về thông tin trên thị trường

Trên thị trường cạnh tranh không hoàn hảo như hiện nay, việc ngân hàng không được cungcấp các thông tin cần thiết về khách hàng và ngược lại, việc khách hàng không có đủ thông tin

về các ngân hàng sẽ dẫn tới những hiện tượng sau :

− Sự lựa chọn đối nghịch: Do thông tin bị che đậy, bóp méo, ngân hàng quyết định cho vayvới khách hàng không đủ khả năng trả nợ ( VD: doanh nghiệp sắp phá sản, người đang bịsiết sợ, … )

− Rủi ro đạo đức: Do thiếu thông tin dẫn tới giám sát không đầu đủ, ngân hàng không biếtđược khách hàng đã có những hành động vi phạm thoả thuận với ngân hàng như sử dụngtiền vay sai mục đích, trốn nợ …

Nguyên nhân chủ quan

* Nguyên nhân từ phía khách hàng

− Đối với khách hàng là cá nhân:

+ Người vay bị thất nghiệp (có thể tạm thời hay kéo dài) dẫn đến không có thu nhập vàkhông đảm bảo được khả năng trả nợ

+ Những biến cố bất thường trong cuộc sống gây khó khăn tài chính cho khách hàng như:

ốm đau, tai nạn, chết, li dị

+ Người đi vay hoạch định ngân quỹ không chính xác

Trang 18

− Đối với khách hàng là doanh nghiệp:

+ Rủi ro do thị trường cung cấp: Thị trường cung cấp không có khả năng thỏa mãn sốlượng và chất lượng nguyên vật liệu mà doanh nghiệp yêu cầu

→ Thiệt hại về giá cả khi nguyên vật liệu cung cấp cho doanh nghiệp không đáp ứng được

các yêu cầu, phẩm chất, quy cách Doanh nghiệp không đạt được chỉ tiêu sản xuất, sốlượng tiêu thụ và doanh thu như dự tính

+ Rủi ro do thị trường tiêu thụ : Sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra có số lượng quálớn vượt nhu cầu thị trường hoặc có chất lượng không đáp ứng được yêu cầu của thịtrường (Do khâu nghiên cứu thị trường thực hiện chưa tốt) nên số lượng hàng hoá lớnlàm ứ đọng sản phẩm trong kho ; Thiệt hại về giá: Doanh nghiệp buộc phải giảm giábán sản phẩm hàng hoá thấp hơn mức giá dự kiến ban đầu

→ Thiệt hại về giá: Doanh nghiệp buộc phải giảm giá bán để tiêu thụ sản phẩm, khiếndoanh thu giảm sút so với dự kiến

→ Thiệt hại về chất lượng sản phẩm hàng hoá do doanh nghiệp cung cấp không đáp ứngđược yêu cầu thị trường Do công nghệ không phù hợp, do khâu bảo quản không tốt, dohao mòn vô hình, do người tiêu dùng thay đổi thị hiếu làm cho sản phẩm không bánđược, hoặc khó bán Vì thế doanh nghiệp khó có khả năng trả nợ

+ Rủi ro do yếu kém về tài chính: doanh nghiệp không thể đối phó với các nghĩa vụ trả nợgốc và lãi tiền vay cho chủ nợ

* Nguyên nhân từ phía ngân hàng

− Do chính sách cho vay của ngân hàng không hợp lý, quá chú trọng về mục tiêu lợi nhuậnnên bỏ qua những khoản cho vay lành mạnh

− Do ngân hàng không thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện không chính xác việc phân tích đánhgiá khả năng tín dụng của người vay

− Do ngân hàng không thường xuyên thực hiện việc kiểm tra giám sát khách hàng trong quátrình sử dụng tiền vay

Trang 19

− Do ngân hàng thực hiện việc đánh giá, đảm bảo tín dụng không tốt hoặc không đầy đủ

theo các quy định của pháp luật (tài sản có đủ điều kiện pháp lý, phải có tính thị trường,

có giá trị ổn định)

− Do cán bộ tín dụng thiếu trình độ chuyên môn cần thiết, thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc

có tư cách phẩm chất không tốt cố tình làm sai nguyên tắc trong quá trình thực hiện chovay

− Ngân hàng đã quyết định cho vay chỉ dựa trên cơ sở quy mô hoạt động của doanh nghiệp

mà không căn cứ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp

Do giá trị của tài sản biến động giảm quá mức dự kiến của ngân hàng

d. Hậu quả của rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, đa dạng và phức tạp nhất, thường xuyên xảy ra vàthường gây hậu quả nặng nề nhất bởi nó làm phát sinh những rủi ro khác đối với hệ thốngNHTM Từ khái niệm về rủi ro tín dụng ta thấy rằng rủi ro tín dụng là kết quả của mối quan hệtín dụng không hoàn hảo, vi phạm các đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự hoàn trả và tính thờihạn

− Gây nên sự đổ vỡ lòng tin của người cấp tín dụng với người nhận tín dụng

− Về bản chất, đây là loại rủi ro đa dạng và phức tạp, rất khó quản lý và thường xuyên lànguyên nhân dẫn đến rủi ro khác, rủi ro tín dụng của một ngân hàng thể hiện ra bên ngoàichính là khối lượng nợ quá hạn mà ngân hàng đó phải gánh chịu

− Khi rủi ro tín dụng nảy sinh, tuỳ theo mức độ mà nó gây ra những tác hại nghiêm trọngkhông chỉ với hệ thống ngân hàng, với người vay và còn cả với nền kinh tế và xã hội

+ Đối với ngân hàng thương mại Ở mức độ thấp rủi ro tín dụng là mất đi cơ hội, khả năngtích luỹ vốn, làm giảm sức mạnh của ngân hang, ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh lâu dài củangân hàng

+ Đối với người đi vay Thông thường rủi ro tín dụng là hệ quả của rủi ro kinh doanh củakhách hàng Với nợ quá hạn người đi vay hoàn toàn mất nguồn tài trợ từ các ngân hàng, cơ hội

Trang 20

kinh doanh sẽ tuột mất, tài sản sẽ bị tịch thu hoặc phát mại, người đi vay sẽ đứng trước nguy

cơ phá sản

+ Đối với nền kinh tế xã hội Rủi ro tín dụng chứng tỏ người vay vốn đã không thực hiệnđược hiệu quả đầu tư như đặt ra khi vay vốn tín dụng từ ngân hàng thương mại Do đó lợi íchkinh tế xã hội dự kiến nhận được đã không có, sản xuất và lưu thông hàng hoá sẽ đình trệ,chức năng làm công cụ điều tiết nền kinh tế sẽ bị suy yếu Quyền lợi của người gửi tiền sẽkhông được đảm bảo

Lịch sử hoạt động của các ngân hàng thương mại trên thế giới đã chứng kiến không ít cácNgân hàng lớn bị phá sản và hậu quả của nó thậm chí không giới hạn trong một quốc gia màcòn lan ra nhiều nước trong khu vực thậm chí là cả châu lục

e. Ví dụ về rủi ro tín dụng

Một trong những ví dụ nổi bật và gần đây nhất về rủi ro tín dụng là hiện tượng “bong bóng bấtđộng sản” trên thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp tại Mỹ năm 2007 Nhằm cứu nền kinh tế nước

khỏi cuộc suy thoái kéo dài suốt 3 năm từ 2001 – 2003, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã hạ lãi

suất cho vay qua đêm liên ngân hàng khiến cho tín dụng thứ cấp cũng giảm lãi suất theo Điềunày kích thích sự phát triển của khu vực bất động sản và ngành xây dựng làm động lực chotăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, trong môi trường tín dụng dễ dãi, những tổ chức tài chính đã

có xu hướng cho vay mạo hiểm, thậm chí cho những người nhập cư bất hợp pháp vay Hệ quả

là hiện tượng cho vay và đi vay ồ ạt nhằm mục đích đầu cơ dẫn tới hình thành bong bóng nhà

ở Tới đầu năm 2007, bong bóng nhà ở này phát triển đến mức cực đại và vỡ, khiến cho các cánhân đi vay không trả được nợ, kéo theo đó là tổ chức tín dụng cho vay mua nhà không đòiđược nợ, xếp hạng tín dụng tụt hạng và cổ phiếu bị mất giá mạnh Nhiều người gửi tiền ở các

tổ chức tín dụng này đã lo sợ và đến rút tiền, gây ra hiện tượng đột biến rút tiền gửi khiến chocác tổ chức đó càng lún sâu vào khủng hoảng và dẫn tới sự phá sản hàng loạt

Trang 21

2 Rủi ro thanh khoản

a Khái niệm rủi ro thanh khoản

+ Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chitrả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền, hoặc không có khả năng vay mượn để đápứng các nhu cầu của các hợp đồng thanh toán

+ Rủi ro thanh khoản xảy ra khi cung về tiền ít hơn cầu về tiền Rủi ro thanh khoản liên quanđến khả năng chuyển các tài sản chính thành tiền một cách nhanh chóng mà không chịu thấtthoát về giá cả

→ Như vậy, nói một cách khác rủi ro thanh khoản là rủi ro khi ngân hàng không đủ tiềnđáp ứng các khoản phải trả khi đến hạn thanh toán, hoặc lượng tiền được rút đột ngột tăng dobiến cố kinh tế - chính trị nào đó

b Nguyên nhân rủi ro thanh khoản

Dòng vốn tiền gửi của các thành phần kinh tế trong xã hội vào các NHTM bị hạn chế do tácđộng của lạm phát và lòng tin Về phía các NHTM, điều kiện kinh doanh thuận lợi trongnhững năm gần đây đã làm nảy sinh tư tưởng chủ quan, tăng trưởng tín dụng quá nóng trongkhi lại buông lỏng chính sách quản lý rủi ro làm mất cân đối một số tương quan cơ bản trong

cơ cấu tài sản, không đảm bảo đúng các tỷ lệ an toàn theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam Trong bối cảnh đó, khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặtmột cách quyết liệt nhằm thu về một khối lượng tiền mặt đồng Việt Nam khá lớn từ lưu thôngthì một số NHTM không thể xoay chuyển kịp thời, bị mất thanh khoản do cơ cấu đầu tư

Nguyên nhân khách quan:

− Thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN thông qua các công cụ như tỷ lệ dựtrữ bắt buộc, các loại lãi suất như lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất thịtrường mở…

− Thay đổi lựa chọn kênh đầu tư của các nhà đầu tư

− Do tình trạng khủng hoảng của nền kinh tế, khủng hoảng khu vực tài chính,

Trang 22

− Các tin đồn thất thiệt gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong nhân dân, từ đó dẫn tới hiệntượng lượng tiền rút khỏi ngân hàng tăng đột biến.

Nguyên nhân chủ quan từ nội bộ ngân hàng

− Ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân và định chếtài chính khác, sau đó chuyển hoá chúng thành những tài sản đầu tư dài hạn Cho nên, đã xãy

ra tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, mà thường gặp là dòng

tiền thu về từ tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền chi ra để trả các khoản tiền gửi đến hạn

Tác động của sự thay đổi của lãi suất đến người gửi tiền và người vay vốn Khi lãi suất

giả, một số người gửi tiền rút vốn khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi caohơn, còn những người đi vay tích cực tiếp cận các khoản tín dụng vì lãi suất đã thấp hơntrước Như vậy, rốt cuộc lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng trạng thái thanh khoản của ngânhàng

Do ngân hàng đưa ra những chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không phù hợp và kém hiệu quả như : các chứng khoán đang sở hữu có tính thanh khoản thấp, dự trữ

của ngân hàng không đủ cho nhu cầu chi trả

Ngoài ra, rủi ro thanh khoản có thể xảy ra do các nguyên nhân chủ quan khác như :

− Ngân hàng không dự tính trước nhu cầu tài trợ khoản cho vay, không đáp ứng được nhucầu rút tiền ngay của khách hàng

− Thiếu đa dạng hóa các loại hình tài trợ, các loại tiền sử dụng trong giao dịch

− Sự mất cân đối về thời gian đáo hạn

− Sự suy giảm uy tín đối với công chúng

c Hậu quả của rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro nguy hiểm nhất và liên quan đến sự sống còn củangân hàng Nếu không đáp ứng được các nhu cầu thanh toán, ngân hàng có thể bị mất khảnăng thanh toán và có nguy cơ phá sản

Rủi ro thanh khoản làm giảm tính thanh khoản hay tính linh động của ngân hàng, từ đó gây rủi

ro đối với tài sản tài chính của cá nhân và doanh nghiệp và ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận

Trang 23

nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, gây khó khăn cho hoạt động vay và chovay vốn tín dụng, đẩy mức lãi suất trong ngắn hạn lên cao ( thậm chí xấp xỉ mức lãi suất tiềngửi dài hạn như trường hợp của thị trường liên ngân hàng Việt Nam những tháng đầu năm

2011 ), buộc ngân hàng phải đi vay để tài trợ cho các khoản tín dụng do lượng vốn huy độngđược giảm trong khi chỉ số tín dụng trên tổng huy động lại tăng Khi những ngân hàng đi vaytrên thị trường liên ngân hàng đó không còn tiền mặt để cho vay và trả nợ đến hạn sẽ dẫn tớikhủng hoảng thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng và gián tiếp gây ra các cuộc khủnghoảng kinh tế khác (khủng hoảng tài chính, khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng nợ …)

d Ví dụ về rủi ro thanh khoản

Một trong những ví dụ điển hình về rủi ro thanh khoản là “ Thảm họa Northern Rock” ,

sự sụp đổ của một đơn vị tài chính được tin tưởng và nhiều người mơ ước nhất nước Anh

Mô hình kinh doanh của Northern Rock như mọi ngân hàng khác là thu hút tiền gửi vào vàdùng số tiền đó cho vay thế chấp Theo nhận định của Northern Rock thị trường cho vay thếchấp là khá lành mạnh Vì thế Northern Rock áp dụng chiến lược huy động vốn là 25% lấy từkhoản tiền gửi tiết kiệm, 25% từ thị trường tiền tệ bán buôn (vay liên ngân hàng) và 50% từviệc chứng khoán hóa (bán những khoản thu nhập tương lai từ khoản vay thế chấp cho các nhàđầu tư dài hạn) Mô hình huy động vốn này có nghĩa là Northern Rock bán một nửa hợp đồngcho vay cho các nhà đầu tư hơn là nắm giữ nó cho tới khi đáo hạn Và đây chính là mô hìnhkinh doanh hoạt động hiệu quả của Northern Rock trong rất nhiều năm

Cho tới năm 2007, sau khi tỷ lệ lãi suất liên ngân hàng tăng cao 3 lần liên tục, ngân hàng nàygặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn cho vay và buộc phải tìm kiếm đối tác để bánbớt những bộ phận kinh doanh nhỏ của mình Northern Rock thậm chí đã liên lạc với các cơquan tài chính của chính phủ cũng như Ngân hàng Trung ương Anh ( BoE ) để nhờ trợ giúp.Tuy nhiên, những thông tin bí mật về các cuộc trao đổi này bị giới truyền thông biết được Báochí dồn dập đưa ra những dự đoán về nguy cơ vỡ nợ, cũng như nguy cơ với người gửi tiềnkhiến cố phiếu của Northern Rock rớt không phanh, các nhà đầu tư tức giận và từng đoànngười nườm nượp kéo đến các chi nhánh của Northern Rock rút tiền gây nên cảnh hỗn loạn.Trong 3 ngày 14, 15 và 17/9/2007 khoảng 3 tỷ bảng Anh đã được rút ra BoE đã phải hỗ trợbằng cách bơm một lượng lớn tiền mặt cho Northern Rock song vẫn không cứu vãn được tìnhhình

Trang 24

Sau thất bại của Chính phủ Anh trong những nỗ lực đàm phán với các thể chế tài chính lớntrên thế giới nhằm giải cứu Northern Rock, ngày 21 tháng 2 năm 2008 Northern Rock chínhthức bị quốc hữu hóa.

3 Rủi ro lãi suất

a Khái niệm rủi ro lãi suất

−Rủi ro lãi suất là rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất trên thị trường hoặc củanhững yếu tố có liên quan đến lãi suất, dẫn đến tổn thất về mặt tài sản hoặc làm giảm thu nhậpcủa ngân hàng

−Rủi ro lãi suất trong huy động vốn và trong hoạt động cho vay là những nhân tố gây ảnhhưởng lớn và khá thường xuyên đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng bởi nó tác độngtới giá trị đầu tư, lợi nhuận của và giá của chứng khoán lợi tức cố định

−Rủi ro này là hậu quả của những thay đổi lãi suất Trong nền kinh tế, lãi suất là yếu tố rấtnhạy cảm đối với biến động của nền kinh tế; hơn nữa, nó là công cụ trong việc thực hiệnchính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ Vì vậy, rủi ro lãi suất là rủi ro xuất hiện thườngxuyên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

b Nguyên nhân của rủi ro lãi suất

Nguyên nhân chủ quan

* Sự không cân xứng giữa các kỳ hạn của tài sản nợ và tài sản có của NHTM

Sự không phù hợp về kì hạn của nguồn ( tài sản nợ ) và tài sản được đo bằng khe hở lãi suất :

Khe hở lãi suất = Tài sản nhạy cảm lãi suất – Nguồn nhạy cảm lãi suất

− Các tài sản và nguồn nhạy cảm thường là các tài sản mà số dư nhanh chóng chuyểnsang lãi suất mới khi lãi suất thay đổi, ví dụ như khoản tiền gửi ngắn hạn , các khoản cho vay

và đi vay trên thi trường liên ngân hàng, chứng khoán ngắn hạn của chính phủ, các khoản chovay ngắn hạn … Các loại tài sản ít nhạy cảm hơn là tài sản và nguồn trung và dài hạn với lãisuất cố định

Ví dụ, một khoản tiền gửi tiết kiệm 3 tháng (100 tỷ) với lãi suất 10%/năm Khi lãi suất thịtrường thay dổi ( tăng hoặc giảm) , thì khoản tiền này ( 100 tỷ )sẽ nhanh chóng chuyển sang lãi

Trang 25

suất mới Ngược lại, với khoản tiết kiệm 3 năm, khi lãi suất thị trường thay đổi, chỉ một phầnnhỏ sắp đến hạn, hoặc mới gửi có khả năng chuyển sang lãi suất mới

Ngân hàng có khe hở dương nếu tài sản nhạy cảm lớn hơn nguồn nhạy cảm (kì hạn huy độngdài hơn sử dụng)

Nguyên nhân khách quan

* Sự biến động của lãi suất thị trường

Lãi suất thị trường thường xuyên thay đổi, do đó ngân hàng luôn phải nghiên cứu và dự báolãi suất Tuy nhiên , trong nhiều trường hợp ngân hàng không thể dự báo chính xác mức độthay đổi của lãi suất nên không điều chỉnh kịp thời khe hở lãi suất

* Những nhân tố làm biến đổi lãi suất

Ngày đăng: 27/08/2014, 11:15

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w