1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự phối hợp can thiệp của ngân hàng Trung Ương các nước phát triển trong giai đoạn khủng hoảng 2007 2008

17 368 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

Trang 1

MUC LUC Trang PHAN MO DAU 2 NOI DUNG Chương I: Đặc điểm của các cuộc khủng hoảng 1997, 2007 So sánh và rút ra nhận xét 4 1.1 Khủng hoảng 1997 4 1.2 Khủng hoảng 2007-2008 5

1.3 So sánh nét tương đồng giữa hai cuộc khủng hoảng 7

1.4 Rút ra bài học cho Việt Nam 8

Chương II: Hợp tác chống khủng hoảng giữa các nước 11

Trang 2

PHAN MO DAU

1 Lido chon dé tai

Từ khi xuất hiện cuối năm 2007 đến nay, cuộc khủng hoảng tài chính tồn

cầu đã làm khơng ít nền kinh tế lâm vào tình trạng cực kỳ khó khăn, một loạt các

tổ chức kinh tế lớn của các nước trên thế giới như Northern Rock của Anh,

Lehman Brothers của Mỹ IndyMac Federal Bank, sụp đồ Tuy nhiên không vì

thế mà nền kinh tế thế giới đã sụp đồ hoàn toàn, dần dần các nước đã vượt qua

khủng hoảng, và cho đến nay tình tình kinh tế thực tế tại các nước đã khả quan hơn rất nhiều

Vậy thì, nguồn gốc của kủng hoảng là do đâu? Có giống như các cuộc khủng hoảng đã xảy ra trong thời gian trước không? Do đâu mà các nước có được kết quả như vậy?

Để trả lời cho các câu hỏi trên, nhóm em đã chọn đề tài: “ Sự phối hợp can thiệp của ngân hàng trung ương các nước phát triển trong giai đoạn khủng hoảng 2007 — 2008”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài có các mục tiêu chủ yếu sau: tìm hiểu nguyên nhân của cuộc khủng hoảng năm 2007, vì sao cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ Mỹ lại có khả năng lây

lan sang các nước trên thế giới, so sánh các điểm tương đồng giữa cuộc khủng

hoảng này với cuộc khủng hoảng năm 1997, và cuối cùng là các nước đã hành

Trang 3

Đề tài nghiên cứu chủ yếu về cuộc khủng hoảng năm 2007, điểm sơ về cuộc

khủng hoảng năm 1997 để so sánh với nhau và một vài biện pháp đã được các

Trang 4

NOI DUNG

CHUONG 1 DAC DIEM CUA CAC CUOC KHUNG

HOANG 1997, 2007 SO SANH VA RUT RA NHAN XET

1.1 Khủng hoảng 1997

Cuộc khủng hoảng tài chính tại Châu Á(còn gọi là khủng hoảng tiền tệ Châu Á) bắt đầu từ tháng 07 năm 2007 tại Thái Lan, sau đó lan ra một số quốc gia ở Châu Á Các quốc gia bị ảnh hưởng năng nhất của cuộc khủng hoảng này gồm:

Inđônêsia, Hàn Quốc và Thái Lan Đại Lục Trung Hoa, Đài Loan, Singapore và

Việt Nam không bị ảnh hưởng Các quốc gia còn lai bị ảnh hưởng một phần như: Hồng Kông, Malaysia, Lào, Philippines Khủng hoảng đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, gồm mất giá tiền tệ, sụp đồ thị trường chứng khoán, giảm giá tài sản ở một số nước châu Á Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, dẫn đến hàng triệu người bị đây xuống dưới ngưỡng nghèo trong các năm 1997-1998 Nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng này:

Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém Cac dong von nước ngoài kéo vào

Những thay đổi bất lợi của nền kinh tế thế giới

- _ Tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt

Nguyên nhân đầu tiên gây ra cuộc khủng hoảng này là do Thái Lan và một số nước Đông Nam Á là việc vừa có định giá trị đồng tiền của mình vào Dollar Mỹ

vừa cho phép tự do hóa tài khoản vốn và sự nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng Trung ương để bảo vệ tỉ giá có định Kết quả là cung tiền tăng gây ra

sức ép lạm phát, và chính sách vô hiệu quá đã được sử dụng đề chống lạm phát và

Trang 5

Trong thời gian này, tại Mỹ, châu Âu và nhật Bản nới lỏng chính sách tiền tệ

cùng với việc tự đo hóa tài chính đã làm cho tính thanh khoản toàn cấu ở mức cao, các nhà đầu tư ở các nước này tìm cách thay đổi danh mục tài sản bằng cách

chuyển vốn ra nước ngoài Khi đó, dòng tiền đã chảy vào các nước Châu Á đo lãi

suât cơ bản của các nước này cao và đang thực hiện tự do hóa tài khoản vôn

Sau đó vào năm 1994, đồng Nhân dân Tệ của Tung Quốc được định giá thấp

so với đồng Dollar Mỹ và Mỹ nâng lãi suất cơ bản lên do nền kinh tế Mỹ đã được

khôi phục sau suy thoái đầu những năm 1990 làm cho xuất khẩu của các nước Đông Á kho khăn hơn và thị trường tại những nước này không còn hấp dẫn các

nhà đầu tư

Và sau khi thị trường bất động sản của Thái Lan bị vỡ,một số thể chế tài

chính bị phá sản, các nhà đầu tư không còn tin vào thị trường ở các nước Đông Á nữa, và kết quả là tình trạng rút vốn hàng loạt tạo thành cuộc khủng hoảng tại các nước Đông Á cuối năm 1997

1.2 Khủng hoảng 2007

Vì sao cuộc khủng hoảng da xay ra?

Nguyên nhân trực tiếp châm ngòi cho cuộc khủng hoảng là sự nỗ tung của

bong bóng nhà đất Mỹ Tỷ lệ quá hạn cao đối với các khoản vay dưới chuẩn và các

khoản vay thế chấp lãi suất linh hoạt, bắt đầu tăng lên sau đó Sự gia tăng những ưu đãi vay vốn như điều kiện vay vốn ban đầu đễ dàng và khuynh hướng gia tăng giá nhà trong dài hạn đã khuyến khính người vay giả định những khoản vay thế

chấp khó khăn có thế nhanh chóng được cơ cấu sang những kỳ hạn phù hợp Tuy

nhiên, ngay khi lãi suất bắt đầu tăng lên và giá nhà bắt đầu giảm dần trong năm

Trang 6

hạn đầu, giá nhà không tăng như dự đoán, và lãi suất các khoản vay lãi suất linh

hoạt xác lập mức cao hơn

Vào những năm liền trước khi cuộc khủng hoảng nổ ra năm 2007, lượng

ngoại tệ lớn chảy vào Mỹ từ những nước phát triển nhanh ở Châu Á và các nước

sản xuất đầu mỏ Dòng tiền này khiến cho Fed dễ dàng giữ lãi suất quá thấp từ

năm 2002 đến 2006 đã góp phần cho các điều kiện tín dụng đễ dàng, dẫn đến bong

bóng nhà đất ở Mỹ Nhiều khoản vay (nhà đất, thé tin dung, mua xe) rat dé đãi và

người tiêu dùng thì vay vô tội vạ Khi nhà đất và tín dụng tăng lên, số lượng các hơp đồng tài chính gọi là chứng khoán bảo đảm bằng nhà đất (mortgage-backed

securities-MBS) và nghĩa vụ nợ được bảo đảm (collateralized debt obligations-

CDO) tăng lên nhanh chóng Những sáng tạo tài chính như vậy đã làm cho các

định chế và nhà đầu tư trên thế giới đầu tư vào thị trường nhà đất Hoa Kỳ Khi giá

nhà đất giảm, các định chế tài chính lớn mà đã vay mượn và đầu tư mạnh vào MBS thứ cấp báo cáo những khoản lỗ không lồ Giá nhà giảm cũng dẫn đến giá trị

căn nhà trở nên thấp hơn giá trị khoản vay, là điều kiện dẫn đến việc xiết nợ Việc

xiết nợ cứ tiếp tục tăng bắt đầu từ cuối năm 2006 ở Mỹ và làm giảm tài sản của

người dân và bào mòn sức mạnh tài chính của các định chế ngân hàng Nợ quá hạn và khoản lỗ đối với loại cho vay khác tăng mạnh khi cuộc khủng hoảng lan rộng từ

thị trường nhà đất đến các bộ phận khác của nền kinh tế Tổng lỗ được ước đoán

lên đến hàng nghìn tỷ đơ la Mỹ trên tồn cầu

Trong khi bong bóng nhà đất và tín dụng hình thành, hàng loạt yếu tố làm

cho hệ thống tài chính vừa mở rộng vừa trở nên dễ bị tốn thương Các nhà hoạch

định chính sách đã không nhận ra vai trò quan trọng ngày càng tăng của các định

chế tài chính như các ngân hàng đầu tư và quỹ tương hỗ, được biết đến như là hệ

Trang 7

về các khoán nợ lớn trong khi cho vay các khoản vay đã nêu ở trên và không có đủ

tắm đệm tài chính để chịu đựng các khoản vay quá hạn hay các khoán lỗ MBS Sự thua lỗ này tác động đến khả năng của các định chế tài chính để cho vay, làm

chậm các hoạt động kinh tế Những quan ngại liên quan đến sự ổn định của các

đỉnh chế tài chính quan trọng khiến các ngân hàng trung ương phải cung cấp tài chính để khuyến khích việc cho vay và khôi phục lòng tin vào thị trường thương

phiếu Các chính phủ cũng cứu trợ các định chế tài chính lớn và thực hiện các

chương trình kích thích kinh tế dựa trên những cam kết tài chính lớn tăng thêm

Các nguyên nhân chính :

— Tăng trưởng bong bóng nhà đất

Điều kiện tín dung dé dai

Cho vay dưới chuẩn Cho vay kiểu lợi dụng Buông lỏng quản lý Nợ vay gia tăng hay việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá mức Phát minh tài chính và sự phức tạp Định giá rủi ro không chính xác Co ON DN FW NY Sự phat triển và sụp đồ của hệ thống ngân hàng ảo 10 Bong bóng hàng hoá vật chất

1.3 So sánh nét tương đồng giữa hai cuộc khủng hoảng

Cả hai cuộc khủng hoảng này đều đã xảy ra và làm ảnh hưởng đến nền kinh tế các nước trên thế giới

Cả hai cuộc khủng hoảng này đều xuất phát từ một nước trung tâm của một khu vực sau đó lan rộng ra các nước lân cận và các nước trên thế giới Nó có một

phần liên quan đến thị trường nhà đất ở cả hai cuộc khủng hoảng

Trang 8

- Cuộc khủng hoảng 1997 có quy mô nhỏ và sức công phá của nó đối với nền kinh

tế các nước trên thế giới không lớn, chủ yếu ở các nước Đông Á: Thái Lan

Indonesia và Hàn Quốc, và đặc biệt không ảnh hưởng đến Việt Nam Còn cuộc

khủng hoảng năm 2007 ảnh hưởng đến gần như tắt cả các nên kinh tế của các quốc

gia trên thế giới

- Cuộc khủng hoảng 1997 là cuộc khủng hoảng tiền tệ, chủ yếu do sự điều hành

chính sách tiền tệ tại các quốc gia không phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tế

tại nước mình như : tình trạng tự do hóa tài khoản vốn không hiệu quả, khi mới bị

tấn công tiền tệ, các nước châu Á phải lập tức thả nổi đồng tiền của mình mà

không nên cố sức bảo vệ tỷ giá để đến nói cạn kiệt cả dự trữ ngoại hối nhà nước và

càng làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài Còn vào năm 2007, cộc khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực tài chính: tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán .bắt nguồn từ sự sụp đồ của thị trường nhà đất làm cho bong bóng nhà đất đồ vỡ, kéo theo việc các nhà đầu tư mất vốn khi đồ vào thị trường này, các khoản vay không có tiền trả, ngân hàng ,quỹ tài chính suy sụp, tại Mỹ rồi lây lan ra các nước

- Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng 2007 rất nhiều trong khi năm 1997 không hề bị ảnh hưởng so nước ta thời gian đó nền kinh tế chưa phát triển và

chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi kinh tế các nước khác trên thế giới

1.4 Rút ra bài học cho Việt Nam

1.4.1 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năm 2007 đối với nên kinh tế Việt Nam

Kể từ năm 2006, sau khi chính thức gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam đã có

mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế thế giới, do đó cuộc khủng hoảng tài chính

toàn cầu bắt đầu từ năm 2007 tại Mỹ đã không bỏ qua sự ảnh hưởng đến nền kinh

tế Việt Nam Những ảnh hưởng đó thê hiện qua: Tăng trưởng GDP trong quý I-

Trang 9

giam khoang 70% trong nam 2009, do hai ly đo chính là các nhà đầu tư khó huy

động vốn và kinh tế khó khăn nên các nhà đầu tư áp dụng các chính sách đầu tư

thận trọng hơn

1.4.2 Bài học kinh nghiêm cho Việt Nam

Từ nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng 2007 tại Mỹ, ảnh hưởng của nó

đối với nền kinh tế nước ta và những gì đã, đang diễn ra cho nền kinh tế Việt Nam,

theo ý kiến của nhóm có thể rút ra một số bài học đối phó khủng hoảng cho nước ta như sau:

s* Cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ, bắt nguồn tình trạng bong bóng nhà đất,

từ những khoản cho vay thế chấp bất động sản (BĐS) dưới chuẩn, Phát minh tài

chính và sự phức tạp, điều này cho thấy Việt Nam cần phải thận trọng và

phải có những chính sách tín dụng rõ ràng, hợp lí để không xảng ra tình trạng

bong bóng nhà đất như tại Mỹ

s* Để đối phó khủng hoảng, Bộ Tài chính Mỹ đã ráo riết xúc tiến kế hoạch

giải cứu ngành tài chính của nước này với khoản kinh phí khổng lồ 700 tỷ USD, từ

tháng 9/2007 đến tháng 3/2008, FED liên tiếp thực hiện 6 lần điều chỉnh giảm lãi

suất, từ 4,75% xuống còn 2,25%, tài trợ 30 tỷ USD cho các khoản cho vay có tính thanh khoản thấp của Ngân hàng Bear Stearns cho thấy rang, cho du là nền kinh tế tự do và phát triển như Mỹ vẫn cần phải có sự can thiệp của chính phủ tùy

theo liêu lượng, phương pháp và từng thời điểm cụ thê Kinh tế thị trường là sự lựa

chọn hợp lý và đã được công nhận Tuy nhiên, kinh tế thị trường theo mô hình laissez-faire (để thị trường điều tiết hoàn tồn, khơng có sự can thiệp của Nhà

nước) không phù hợp cần nhận thức đầy đủ kinh tế thị trường, xây dựng cơ chế

phản ứng và điều hành với liều lượng can thiệp kiểm soát thích hợp Đây là quá

trình đòi hỏi phải có thời gian cần sự trợ giúp và tham mưu của các cơ quan

nghiên cứu có năng lực đầy đủ và tham mưu của các cơ quan điều hành có năng

Trang 10

10

s* Một bài học nữa cho Việt Nam là bảo đảm độc lập, tự chủ trong điều hành

kinh tế vĩ mô Các định chế tài chính thé gidi va khu vuc (IMF, WB, ADB )

thường đưa ra những lời khuyên rất khác nhau khi xảy ra biến cố, và mỗi thời

điểm một khác, đề có thê xử lí tốt được van đề, quan trọng là ta phải biết lắng ghe

và áp dụng cụ thể vào điều kiện của nước mình đề vượt khủng hoảng

+* Cơ cấu kinh tế là vấn đề cần được xem xét Cơ cấu kinh tế của ta cần được

ồn định sớm Nên tiến hành công nghiệp hóa ra sao để vừa bảo đảm được hiệu

quả, vừa hài hòa với phát triển nông nghiệp, nông thôn Đồng thời, cuộc khủng hoảng kinh tế này cho thấy chiến lược hướng ngoại quá mạnh sẽ không bền vững Nền kinh tế phải vừa dựa vào tiềm năng nội địa vừa sử dụng ưu thế cạnh tranh của

nước mình trên thị trường thế giới để khi kinh tế thế giới có biến động thì vấn có

thể vuoẹt qua khó khăn nhờ vàothị trường nội địa vững chắc Trong bối cảnh tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu, các giải pháp mở rộng thị trường nội

địa, nhất là thị trường nông thôn, đây mạnh tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước,

Trang 11

11 CHUONG 2 : HOP TAC CHONG KHUNG HOANG GIUA CAC NUOC 2.1 Vì sao cuộc khủng hoảng 2007 xuất phát tại Mỹ và ảnh hướng các nước trên thế giới

Các sản phẩm chứng khoán hóa xuất hiện từ đầu thập niên 1970 và phát triển

mạnh trong môi trường chính sách tiền tệ được nới lỏng từ năm 2001

Chứng khoán hóa và việc ra đời các sản phâm như chứng khoán đảm bảo

bằng tài sản thế chấp (MBS), giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO) và các loại

tương tự là một phát minh lớn về công cụ tài chính.; sự xuất hiện của bảo hiểm

cho các sản pham chứng khoán hóa như hợp đồng hoán đổi tốn thất tín dụng

(CDS); sự ra đời của các thể chế như các thể chế mục đích đặc biệt (SPV) và

những công cụ đầu tư kết cấu (SIV) để mua bán MBS và CDO đã làm tổn tại những rủi ro hệ thống bao gồm cả rủi ro đạo đức và lựa chọn trái ý và mô hình giám sát tài chính của Hoa Kỳ không đủ năng lực giám át những rủi ro đó

Khi bong bóng thị trường tài sản sụp đồ cũng là lúc lòng tin của các bên liên quan bị phá vỡ, một ngân hàng đã phá sản thì cả một hệ thống ngân hàng ở các nước cũng lung lay theo do tình trạng các ngân hàng ở các nước ngoài Mỹ đầu tư vào loại hình chứng khoán này và tạo ra dây chuyền khủng hoảng tại hàng loạt các

nước

Rui ro mang tinh hệ thống đã làm cho khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ

ra vào tháng 5 năm 2006 khi mà nhiều tổ chức phát hành MBS và CDO cũng như

một số tổ chức tài chính mà trong danh mục tài sản của mình có nhiều MBS va

CDO sụp đồ Tiếp theo đó, khủng hoảng tài chính nổ ra vào tháng § năm 2007 khi

đến lượt cả các SPV và SIV cũng sụp đồ, rồi phát triển thành khủng hoảng tài

chính toàn cầu từ tháng 9/2008 khi cả những tổ chức tài chính khổng lồ như

Trang 12

12

2.2 Các nước hợp tác chống khủng hoảng

2.2.1 Hành động của ngân hàng Trung ương các nước tiêu biểu trước những biến động của tình hình kinh tế thế giới

s* Phản ứng khân cấp và trong ngắn hạn

Fed và các ngân hàng trung ương trên thế giới đã thực hiện các bước nhằm

mớ rộng lượng cung tiền để tránh rủi ro của vòng xoáy giảm phát mà trong đó

lương thấp và tý lệ thất nghiệp cao làm suy giảm nội lực tiêu dùng trên toàn cau

Bên cạnh đó, các chính phủ đã kích hoạt các gói kích thích tài chính rộng lớn bằng

cách vay mượn và chi tiêu nhằm bù lại sự sụt giảm trong sức cầu của khu vực tư

nhân gây ra bởi cuộc khủng hoảng Nước Mỹ đã sử dụng 2 gói kích thích tống cộng gần 1000 tỷ USD trong 2 năm 2008 và 20009

Đóng băng tín dụng làm cho hệ thống tài chính toàn cầu bên bờ sụp đồ Phản ứng của Fed và Ngân hàng Trung ương Châu Âu là tức thời và quyết liệt Trong quý 4 năm 2008 các ngân hàng Trung ương này đã mua 2,5 nghìn tỷ USD nợ chính phủ và các tài sản tư nhân có vấn đề khác từ các ngân hàng Đây là đợt bơm

thanh khoản lớn nhất vào thị trường tín dụng, đợt thực thi chính sách tiền tệ lớn

nhất trong lịch sử thế giới Chính phủ các nước Châu Âu và Mỹ đã tăng vốn cho các ngân hàng với con số 1,5 nghìn tỷ USD bằng cách mua cô phần ưu đãi phát hành mới ở các ngân hàng hàng đầu

s* Các đề xuất về mặt pháp lý và biện pháp dài hạn

Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nhà tư vấn đã giới thiệu nhiều đề xuất pháp

lý trong tháng 7/2009 Các đề xuất hướng đến bảo vệ người tiêu dùng, trả lương

cho quản lý cấp cao, tắm đệm tài chính cho các ngân hàng hoặc các yêu cầu về vốn, tăng cường quản lý hệ thống ngân hàng ảo và các đạng phái sinh khác, tăng thâm quyền cho Fed Một số ý kiến của những chuyên gia có ảnh hưởng lớn:

Ben Bernanke: Thiết lập thủ tục giải thể cho việc đóng cửa các định chế tài chính

khó khăn trong hệ thống ngân hàng ảo bao gồm các ngân hàng đầu tư và quỹ cân

Trang 13

13

Paul Krugman: Quan ly cac định chế “hoạt động như ngân hàng” như quản lý các

ngân hàng

Alan Greenspan: Ngân hàng nên có tắm đệm tài chính mạnh hơn với yêu cầu bắt buộc về vốn, không khuyến khích chúng trở nên quá lớn

A“,

Simon Johnson: Chia cac dinh ché “qua lớn không thẻ sụp” để hạn chế rủi ro hệ

thống

2.2.2S kiên phối hợp

Sự kiện phối hợp can thiệp lần thứ nhất

- Ngày 10/08/2007, lần đầu tiên kể từ sau cuộc khủng bố ngày 11/09/2001

các ngân hàng Trung ương đã phối hợp các nỗ lực đề gia tăng thanh khoản cho thị

trường tài chính quốc tế Fed đã bơm kết hợp 43 tỷ USD, ECB bơm 156 tỷ Euro

(214.6 tỷ USD), và Nhật Bản bơm 1000 tỷ Yen (8,4 ty USD) Sau đó một số nước

phát triển như Australia, Canada, Hồng Công cũng gia nhập đợt phối hợp này Thanh khoản của các ngân hàng trong giai đoạn này bị suy giảm là do các khoản vay thế chấp nhà dưới chuẩn bắt đầu quá hạn hàng loạt.Tháng 4/2007 CNN Money đưa tin các công ty tài chính và quỹ cân bằng có thể đã sở hữu hơn 1000 tỷ USD chứng khoán có bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp Lúc này khoảng 13%

các khoản cho vay thế chấp nhà dưới chuẩn bị quá hạn

Sự kiện phối hợp can thiệp lần thứ hai

Ngày 08/10/2008, Ngan hàng trung ương của Mỹ, Anh, Trung Quốc, Canada, Thuy Điển, Thuy Sỹ và ngân hàng trung ương Châu Âu đã phối hợp cắt

giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế thế giới

Vào ngày 8/10/2008, 6 ngân hàng trung ương, bao gồm Fed, Ngân hàng trung ương Anh, ngân hàng trung ương Châu âu đã đi một bước chưa có tiền lệ là phối

hợp công bố cắt giảm lãi suất cho vay, với hầu hết mức cắt giảm là nửa điểm phần

Trang 14

14

Khi chính phủ các nước Châu âu đang có gắng hỗ trợ niềm tin, ECB tiếp

tục tăng cung tiền, tuyên bố rằng các ngân hàng muốn vay bao nhiêu tiền sẽ cung

ứng bấy nhiêu với lãi suất cơ bản đã công bố kế từ ngày 15/10/2008 Vào ngày 07/10/2008, lần đầu tiền trong lịch sử, Fed đã cho vay không có bảo đảm đối với

các công ty, và một ngày sau, Anh đã công bố một nỗ lực tham vọng nhất chưa

từng có đề cứu hệ thống ngân hàng quốc gia SWAP LINE

Vào ngày 21/12/2007, FOMC thông báo rằng đã cho phép thực hiện các

thoả thuận tiền tệ mang tính chất hỗ trợ tạm thời (chuỗi hoán đổi thanh khoản cho

các ngân hàng trung ương) với ECB và Ngân hàng quốc gia Thuy Sỹ để cung cấp thanh khoản dưới dạng USD cho các thị trường ngoài nước Mỹ Sau đó, FOMC cho phép chuỗi hoán đổi thanh khoản với các ngân hàng trung ương khác Chuỗi

hoán đổi được thiết ké dé cải thiện điều kiện thanh khoản ở Mỹ và các thị trường

tài chính ngoài Hoa Kỳ bằng cách cung cấp cho các ngân hàng Trung ương khả năng tung ra USD đề cho các định chế thuộc quyền kiểm soát trong thời gian căng thắng của thị trường

Đến tháng 4/2009, swap lines đã được phép thực hiện với các định chế sau:

the Reserve Bank of Australia, the Banco Central do Brasil, the Bank of Canada, Danmarks Nationalbank, the Bank of England, the European Central Bank, the Bank of Japan, the Bank of Korea, the Banco de Mexico, the Reserve Bank of New Zealand, Norges Bank, the Monetary Authority of Singapore, Sveriges

Riksbank, and the Swiss National Bank FOMC đã cho phép chuỗi hoán đổi thanh

khoan dén 30/10/2009

Fed thuc hién swap lines theo quyén của Mục 14 Luật dự trữ liên bang và phù hợp với quyền hạn, chính sách va thủ tục do FOMC ban hành

Các hoán đối này liên quan đến 2 giao dịch Khi một ngân hàng trung ương

Trang 15

15

một số lượng tiền tệ nhất định của nó cho Fed đề lấy USD tại tỷ giá thị trường ưu tiên Fed giữ ngoại tệ đó trong tài khoản của ngân hàng trung ương đó USD mà Fed cung cấp được để trong tài khoản mà ngân hàng trung ương đó duy trì tại Fed Cùng lúc, Fed và ngân hàng trung ương đó ký kết hợp đồng ràng buộc cho một giao địch thứ 2 mà buộc ngân hàng trung ương đó mua lại lượng tiền tệ của nó vào

một ngày cụ thể trong tương lai với cùng tỷ giá như lúc đầu Giao dịch thứ 2 sẽ

chấm dứt giao dịch thứ nhất Tại mục kết thúc của giao dịch thứ 2, ngân hàng

trung ương nước ngồi thanh tốn lãi suất cho Fed, tại mức lãi suất thị trường Khi ngân hàng trung ương nước ngoài cho vay USD nó nhận được bằng cách sử dung swap line cho các tổ chức thuộc nó quản lý, USD được chuyên từ tài khoản của ngân hàng trung ương nước ngoài tại Fed đến tài khoản của ngân hàng mà định chế vay sử dụng đề hạch toán bù trừ giao dịch USD của nó Ngân hàng trung ương nước ngoài duy trì việc hoàn trả USD cho Fed theo điều khoản của hợp đồng, và Fed không là bên trung gian trong khoản vay do ngân hàng trung ương

Trang 16

16

KET LUAN

Cuộc khủng hoảng năm 2007 đã có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến

nền kinh tế thế giới và đến ngày hôm nay cả thế giới vẫn còn đang khắc phục

những hậu quả của nó

Trong thời điểm khó khăn nhất thì sự hợp tác rất quan trọng, nó vừa giúp

các nước vượt qua được khó khăn, khống chế được khủng hoảng vừa mang lại

kinh nghiệm lãnh đạo cho các nhà kinh tế Chắc chắn rằng cuộc khủng hoảng năm

2007 đã làm cho các nhà lãnh đạo phải suy ngẫm rất nhiều về các biến đổi kinh tế

không lường trước được và đã để lại bài học rất bé ich cho các thế hệ các nhà kinh tế sau

Trang 17

Naw

PF

YN

17

TAI LIEU THAM KHAO

LÊ VINH DANH, Chính sách tiền tệ và sự điều tiết vĩ mô của ngân

hàng trung ương, NXB Chính Trị Quốc Gia, 1996

Ngày đăng: 29/07/2014, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w