tóm tắt luận án tiến sĩ bi kịch trong văn học việt nam hiện đại

27 1.4K 0
tóm tắt luận án tiến sĩ bi kịch trong văn học việt nam hiện đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Vào đầu thế kỷ XX, sự ra đời của kịch được xem là sản phẩm mới của lịch sử văn học, khẳng định mạnh mẽ ảnh hưởng của văn hóa phương Tây vào nước ta. Kịch tỏ ra có ưu thế đặc biệt, thích ứng kịp với với cuộc sống đang thay đổi, với xã hội Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Với kịch nói, văn học nghệ thuật nước ta có thêm một thể loại mới, làm cho đời sống văn học phong phú hơn, hòa nhập tích cực vào tiến trình văn học hiện đại của thế giới. Kịch nói là sản phẩm của nền văn minh đô thị, tác phẩm kịch do lớp trí thức Tây học và tiểu tư sản sáng tác để đáp ứng nhu cầu tinh thần, tâm lí, thị hiếu của tầng lớp thị dân. Kịch nói từ thú chơi tài tử của những trí thức tân học, dần dần trở thành một bộ môn kịch nghệ thu hút cả những nghệ sĩ, những nhà văn có tên tuổi, chiếm số đông khán giả thành thị, tạo thiết cả một phong trào làm thay đổi hẳn tập quán thưởng thức, mang đến cho đời sống đô thị một sinh hoạt văn hóa nghệ thuật mới.Vì vậy, ngoài giá trị tạo nên một thể loại mới, kịch đã tạo nên một lớp nhà văn, nghệ sỹ và công chúng mới có thẩm mĩ của xu hướng Âu hóa. Một thế kỷ hình thành và phát triển, thể loại kịch đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao cho trong việc tiên phong thể hiện thực tiễn xã hội đa dạng và phức tạp, miêu tả được những mâu thuẫn của đời sống xã hội và cảm thức con người hiện đại trong từng thời kì. 1.2. Về bi kịch, từ thời cổ đại, thể loại này đã được nghiên cứu khá sâu và có tầm ảnh hưởng cho tới tận ngày nay (tiêu biểu là Aristote). Về sau, nhiều học giả nổi tiếng (Gorasi, Shakespeare, Lessing, Rousseau …) đã có những bàn luận sâu sắc về kịch nói chung, bi kịch nói riêng ở nhiều góc độ khác nhau. Ở Việt Nam, thể loại kịch nói chung đã có chiều hướng phát triển và ngày càng được chú ý cả về phương diện sáng tác và nghiên cứu phê bình. Trong xu hướng chung của văn học thế giới, Kịch nói Việt Nam cùng với Thơ mới và Tiểu thuyết là những thể loại mới, trong đó bi kịch là một nhánh quan trọng cần nhiều tìm tòi tâm huyết để tìm ra những đặc điểm chung mang tính thời đại cũng như những đặc trưng mang tính dân tộc của thể loại văn học đặc thù này. Tuy vậy, thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam còn khá mới mẻ và trong một thời gian dài bị chìm lắng hoặc quên lãng cả trong nghiên cứu cũng như sáng tác. Thành tựu của bi kịch Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với các thể loại khác hoặc ngay với các chủng loại khác của kịch. Những vấn đề lý thuyết bi kịch, bản chất và thi pháp của thể loại bi kịch tuy đã được đề cập và bàn luận ít nhiều nhưng vẫn còn nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, cần phải tìm hiểu, nghiên cứu một cách chuyên sâu hơn. 1.3. Với những tiền đề lí luận và thực tiễn trên, Luận án mong muốn góp phần tìm hiểu thể loại bi kịch, nhằm minh định các đặc trưng của thể loại, làm rõ thêm những giá trị về nội dung, nghệ thuật của bi kịch. Từ đó, khẳng định sự tồn tại của thể loại bi kịch như một thể loại trong nền văn học Việt Nam hiện đại với những đặc điểm về xung đột bi kịch, về nhân vật, về biểu 1 hiện của sự thanh lọc trong cấu trúc hình tượng nhân vật và hiệu ứng thanh lọc trong nhận thức của khán giả trong quá trình tiếp nhận tác phẩm. Những kết quả đạt được sẽ là cơ sở lý luận cho nghiên cứu cũng như là giảng dạy về thể loại này. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng Đối tượng của đề tài là nghiên cứu bi kịch từ góc độ thi pháp thể loại qua khảo sát các tác phẩm kịch trong văn học Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm bi kịch thuộc văn học nước ngoài, kịch bản sân khấu truyền thống Việt Nam như tuồng, chèo, cải lương… không thuộc đối tượng nghiên cứu trong đề tài này. 2.2. Phạm vi: Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp. Kịch vừa để biểu diễn đồng thời vừa để đọc. Sân khấu là không gian sinh tồn của một vở diễn. Tuy vậy, trong giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu tác phẩm kịch ở phương diện kịch bản văn học. Một thế kỷ bi kịch ra đời và trưởng thành có nhiều tác phẩm, tác giả góp phần làm nên diện mạo nền văn học kịch, nhưng do đối tượng và phạm vi của luận án, chúng tôi chỉ khảo sát những tác phẩm bi kịch tiêu biểu, cụ thể là: Kim tiền (Vi Huyền Đắc), Yêu Ly (Lưu Quang Thuận), Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng), Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ). Ngoài ra, nhằm làm sáng rõ hơn các đặc trưng của bi kịch trong văn học Việt Nam, luận án mở rộng diện khảo sát các tác phẩm có chứa đựng yếu tố bi kịch trong một số vở kịch của Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Thiệp 3. Mục đích nghiên cứu Luận án nhằm đạt những mục đích sau đây: 3.1. Bước đầu khái quát được tiến trình phát triển bi kịch Việt Nam thế kỷ XX, qua việc tìm hiểu đánh giá một số tác phẩm tiêu biểu. 3.2. Rút ra được hệ thống nhận định, đánh giá về thi pháp thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam thế kỷ XX trên các phương diện cơ bản: Xung đột, nhân vật kịch và sự thanh lọc. 3.3. Góp phần tìm hiểu vấn đề bi kịch trong văn học Việt Nam, nhằm minh định các đặc trưng của thể loại, làm rõ thêm những giá trị về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm bi kịch tiêu biểu trong văn học hiện đại 4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý thuyết a) Về cơ sở lý thuyết, luận án vận dụng những cơ sở lý thuyết Thi pháp học thể loại để tìm hiểu bi kịch thể hiện trong các tác phẩm kịch trong văn học Việt Nam hiện đại. Đặc trưng thể loại bi kịch được xác định gồm: Xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch, hành động bi kịch, ngôn ngữ bi kịch…trong sự khu biệt với hài kịch và chính kịch. 2 b) Về giả thuyết nghiên cứu: Với đề tài về Bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại, Luận án nhằm giải đáp những vấn đề sau: - Trong văn học Việt Nam có tồn tại thể loại bi kịch không? Hay chỉ là tác phẩm kịch có yếu tố cái bi? - Nếu văn học Việt Nam có thể loại bi kịch thì bi kịch mang những đặc trưng gì? - Thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam có gì độc đáo, mang bản sắc riêng? 4.2. Phương pháp nghiên cứu Về mặt phương pháp luận, để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng hướng tiếp cận từ góc độ thi pháp để làm rõ đặc trưng thể loại, đó là xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch và sự thanh lọc. Để triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê phân loại: Phương pháp này là để có được các dẫn liệu có tính thuyết phục cao qua việc khảo sát thống kê và sắp xếp các dẫn liệu, tổng hợp thành những luận điểm lớn, tạo cơ sở đáng tin cậy cho việc nghiên cứu. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này nhằm làm rõ sự giống nhau và khác nhau giữa các tác phẩm bi kịch từ đó khái quát được những đóng góp và hạn chế của mỗi vở bi kịch. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này để đánh giá các hiện tượng và rút ra được các nhận định trên các phương diện là xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch và sự thanh lọc. - Phương pháp hệ thống: Phương pháp này nhằm chỉ ra các đặc điểm về là xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch và sự thanh lọc là những yếu tố trong mối quan hệ với hệ thống các yếu tố khác của thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại. Ngoài ra, luận án còn vận dụng phương pháp tiếp cận liên nghành (Mỹ học, Văn hóa học, Sân khấu học) và các thủ pháp nghiên cứu (miêu tả, diễn dịch, quy nạp) để làm rõ đặc trưng thi pháp thể loại bi kịch. 5. Những đóng góp mới của luận án Trên phương diện lí luận, từ trước đến nay tình hình nghiên cứu vấn đề bi kịch mới chỉ dừng lại ở việc dịch thuật các tài liệu nước ngoài phục vụ cho nghiên cứu giảng dạy, mà chưa có công trình lí luận riêng biệt và hoàn thiện về vấn đề này. Luận án là công trình chuyên biệt đầu tiên nghiên cứu về bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại. Luận án có những đóng góp mới như sau: - Bước đầu đã chỉ ra được sự tồn tại của bi kịch, với tư cách là một thể loại, trong văn học Việt Nam. - Nghiên cứu đặc điểm xung đột bi kịch ở các phương diện: Các kiểu xung đột bi kịch, cách giải quyết xung đột trong thể loại bi kịch; đặc điểm về nhân vật bi kịch, phân loại các kiểu nhân vật. 3 - Mặt khác, đề tài đã chứng minh được vấn đề tính dân chủ trong một thể loại xem trọng tính giai tầng ở phương diện nhân vật. Vấn đề về con người bình dân, tồn tại trong hầu hết các tác phẩm bi kịch Việt Nam lí giải cho một quan niệm nghệ thuật về con người trong thể loại bi kịch được nới rộng và mới mẻ. - Nghiên cứu vấn đề thanh lọc trong bi kịch ở trên hai phương diện : sự thanh lọc diễn ra ở quá trình tiếp nhận của khán giả qua sự lo sợ và thương cảm; sự thanh lọc diễn ra ngay trong chính cấu trúc tác phẩm, tức là sự thanh lọc ở nhân vật bi kịch. 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án gồm có bốn chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại Chương 2. Những vấn đề lý thuyết liên quan đến bi kịch. Khái quát về bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại Chương 3. Vấn đề xung đột qua các tác phẩm bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại Chương 4. Nhân vật và sự thanh lọc qua các tác phẩm bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BI KỊCH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Ở Việt Nam,bi kịch là vấn đề mới, đang còn nhiều tranh cãi. Cho đến nay ý kiến nghiên cứu bàn bạc chưa nhiều và chưa hệ thống. Trong số các tác giả nghiên cứu về vấn đề bi kịch chúng ta thấy có hai xu hướng trái ngược nhau. Xu hướng thứ nhất, cho rằng trong văn học Việt Nam bi kịch chưa phải là một thể loại mà các tác phẩm kịch chỉ có yếu tố bi kịch. Xu hướng thứ hai khẳng định bi kịch là một thể loại tồn tại độc lập bên cạnh hài kịch và chính kịch. Ở xu hướng này, các nhà nghiên cứu ngoài việc chỉ ra sự tồn tại của bi kịch như một thể loại còn khẳng định trong văn học Việt Nam hiện đại có tác phẩm xứng đáng là bi kịch đích thực có thể sánh tầm với những bi kịch cổ điển trên thế giới. Như vậy, khi bàn đến vấn đề bi kịch trong Văn học Việt Nam hiện đại có hai xu hướng. Ở xu hướng phủ nhận chỉ có một nhóm tác giả đưa ra ý kiến và chưa được bàn luận sâu, về sau cũng không phát triển thêm. Còn xu hướng khẳng định sự tồn tại thể loại bi kịch vẫn chiếm đa số. Xu hướng này có tính chất khẳng định rõ ràng bi kịch là một thể loại tồn tại độc lập và đóng góp vào tiến trình phát triển văn học dân tộc. Qua việc lược thuật các bài nghiên cứu về vấn đề bi kịch trong văn học Việt Nam, có thể thấy: Thứ nhất, các tác giả đã xác định rõ danh tính thể loại bi kịch; nghiên cứu đặc trưng bi kịch trong từng tác phẩm. Riêng tác giả Phạm Vĩnh Cư ngoài việc xác định đặc trưng trong tác phẩm còn nghiên cứu tiến trình phát triển thể loại bi kịch ở Việt Nam 4 thế kỷ XX. Đó là những đóng góp to lớn của các tác giả đối với mảng nghiên cứu bi kịch, và đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi tham khảo, tiếp thu và phát triển quan điểm về sự tồn tại thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại. Thứ hai, những vấn đề mà các nhà nghiên cứu chưa giải quyết, bàn luận thấu đáo gồm: các vấn đề xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch, ngôn ngữ bi kịch, hành động bi kịch, hiệu ứng bi kịch ở các vở Kim tiền (Vi Huyền Đắc) và Yêu Ly (Lưu Quang Thuận); Đối với các vở như Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng) và Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) Con nai đen, Cái bóng trên tường, Người đàn bà hóa đá, Trương Chi của Nguyễn Đình Thi, vở Quỷ ở với người của Nguyễn Huy Thiệp đã có bàn bạc nhưng cần thiết phải có sự nghiên cứu hệ thống. Các nhà nghiên cứu còn chưa giải quyết vấn đề bản sắc của thể loại bi kịch ở Việt Nam có gì độc đáo khác biệt so với các nền văn học khác. Mà cội nguồn của nét bản sắc ấy chính là sự tiếp thu tinh hoa từ nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Những vấn đề mà các nghiên cứu trước còn bỏ ngỏ, đó chính là nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này. CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN BI KỊCH. KHÁI QUÁT VỀ BI KỊCH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 2.1. Giới thuyết về bi kịch 2.1.1. Quan niệm về bi kịch qua các thời kỳ từ cổ đại đến thế kỷ XX Thời kỳ Hy Lạp cổ đại (Aristote) trong cuốn Nghệ thuật thi ca Về bản chất của bi kịch, xác định: đó là sự diễn tả nỗi đau khổ bất hạnh lớn của con người. Nhân vật bi kịch, là người cao cả mắc lỗi lầm bi kịch. Bàn về lỗi lầm (hamartia) bi kịch, Aristote cho rằng, người anh hùng của bi kịch sẽ chỉ là bi kịch bởi vì anh ta đã mắc lỗi lầm nào đó, và lỗi lầm ấy có thể thông cảm được, gây cho người ta tuy có giận nhưng vẫn thương. Yếu tố nhận biết là cơ sở của toàn bộ sự phát triển hành động bi kịch.Sự thanh lọc (Catharsic) là hiệu quả bi kịch đối với người xem. Bi kịch làm nảy sinh ở khán giả sự lo sợ và thương cảm để rồi thanh lọc, giải toả khán giả ra khỏi những tình cảm đó. Với Aristote sự thanh lọc nằm ngoài bi kịch. Quan điểm nghiên cứu bi kịch của Aristote là cơ sở để phát triển lý luận bi kịch nhân loại ở các nhà bi kịch các thời kỳ sau,như : Gorasi (Thời kỳ La Mã cổ đại);Balbis , Đante Aligheri (Thời kỳ trung cổ); Thời kỳ Phục hưng đến Ba Rốc thế kỷ 14 – 16 có các đại diện của Chủ nghĩa nhân văn Phục hưng và Chủ nghĩa kiểu cách như: Bokkatso, Scalighe, Shakespeare và Ben Jonson, Tsintsio, Kastelvetro; Corneille, Racine (Thời kỳ chủ nghĩa cổ điển thế kỷ 17); Stilo, Lillo (Anh),Voltaire, Banis Didero, Rousseau, Mersie (Pháp), Lessing, Goeth và Schiller (Đức), (Thời kỳ khai sáng thế kỷ 18). Thời kỳ hiện đại, thế kỷ 19 có hai 5 trường phái lí luận quan trọng đó là Chủ nghĩa lãng mạn và Chủ nghĩa hiện thực.Chủ nghĩa lãng mạn, tiêu biểu là V.Hugo.Chủ nghĩa hiện thực, với các đại diện như Stendhal, George, Bernard Shaw, Turgenniev, Ostovski, Chekhov Chủ nghĩa hiện đại thế kỷ XX gồm các trường phái kịch: Siêu thực, Tượng trưng, Phi lý, Hiện sinh, kịch Tự sự biện chứng, Kịch hiện thực … đóng góp nhiều tư tưởng mới cho lí luận kịch. 2.1.2. Bi kịch trong tương quan với chính kịch và hài kịch 2.1.2.1. Bi kịch trong tương quan với chính kịch Bi kịch,hài kịch,chính kịch là ba thể loại quan trọng của văn học kịch.Trong đó, chính kịch là thể loại nghiêm túc trong vai trò tiếp cận cuộc sống xã hội, diễn tả nội dung mới của xã hội. Nếu bi kịch và hài kịch là hai đối cực thì giữa hai đối kịch ấy sẽ có một khoảng trống ở giữa. Vì thế sự có mặt của chính kịch là bù lấp cái khoảng trống kia, đó là một thể loại trung gian. Tuy nhiên, chính kịch không phải là sự cộng lại bi kịch và hài kịch mà nó tồn tại độc lập với những đặc trưng riêng. Tại đây, chúng tôi nêu lên những đặc trưng của chính kịch trong so sánh với bi kịch với múc đích là qua sự phân biệt giữa hai thể loại để thấy rõ đặc trưng của bi kịch. Chúng ta phân biệt bi kịch với chính kịch trên các bình diện: cốt truyện, hành động, xung đột, đề tài, phong cách, cấu trúc. Sự tương quan giữa bi kịch với chính kịch tô đậm hơn đặc trưng của bi kịch. 2.1.2.2. Bi kịch trong tương quan với hài kịch Chúng tôi xác định có 6 đặc điểm cơ bản để phân biệt thể loại hài kịch và bi kịch, về nhân vật, về tác động đối với khán giả, hành động kịch, phương pháp sáng tác, ngôn ngữ, đề tài. Mặt khác, với so sánh này chúng ta nhận thấy rõ được đặc điểm của thể loại bi kịch: nhân vật bi kịch là con người tương đối tốt; thanh lọc khán giả bằng nỗi lo sợ và thương cảm; hành động kịch đột biến từ tốt đến xấu; phương pháp thi ca dựa trên sự tưởng tưởng; ngôn ngữ có phong cách lớn lao khoa trương; đề tài cho cốt truyện xây dựng trên sự thật lịch sử. Như vậy sự phân biệt thể loại bi kịch với hài kịch trên các đặc trưng cơ bản cho chúng ta thấy rõ những yếu tố độc đáo riêng biệt của bi kịch trong sự đối sánh với hài kịch, và qua đó cũng xác định được những biểu hiện bản chất của bi kịch, như nhân vật, hành động, ngôn ngữ, không gian, thời gian, đề tài, hiệu ứng bi kịch… 2.1.3. Khái niệm bi kịch 2.1.3.1. Trước hết, để hiểu khái niệm bi kịch chúng ta phải làm sáng rõ một khái niệm gần gũi là khái niệm về cái bi, một phạm trù quan trọng trong tư tưởng mĩ học. “Cái bi (Tragique) là phạm trù mĩ học phản ánh một hiện tượng có tính quy luật của thực tế đời sống xã hội thường diễn ra trong cuộc đấu tranh không cân sức giữa cái thiện và cái ác, cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái phản động trong điều kiện những cái sau còn mạnh hơn những cái trước. Đó là sự trả giá tự nguyện cho những chiến thắng và bất tử về tinh thần bằng nỗi đau và cái chết của nhân vật chính diện. Cái bi tạo ra một cảm xúc thẩm mĩ phức hợp bao hàm cả nỗi xót đau, niềm hân hoan lẫn nỗi sợ hãi khủng khiếp. Cái bi thường đi liền với nỗi đau và cái chết, song bản thân nỗi 6 đau và cái chết chưa phải là cái bi. Chúng chỉ trở thành cái bi khi hướng tới và khẳng định cái bất tử về mặt tinh thần của con người ” [31, Tr37]. Cái bi bao trùm một phạm vi rộng lớn những hiện tượng của cuộc sống, nhận thức của con người và nội dung diễn tả trình bày thể hiện cảm hứng sáng tạo của nhiều loại hình văn học nghệ thuật. Nhưng duy chỉ bi kịch là thể loại gắn bó sinh tử với phạm trù cái bi, mà không có thể loại nào thể hiện nổi bật hơn thế. Vì mối quan hệ chặt chẽ giữa bi kịch và cái bi cho nên nhà nghiên cứu Tất Thắng định nghĩa ngắn gọn về bi kịch đó là kịch về cái bi. 2.1.3.2. Một số khái niệm về bi kịch trong các từ điển và sách chuyên khảo Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam: Bi kịch có nội dung bi thương, thường kết thúc bằng sự thất bại, hoặc sự hi sinh của nhân vật chính diện. Giáo trình Mĩ học đại cương trình bày các vấn đề về bi kịch như Khái niệm bi kịch; Các loại bi kịch; Nghệ thuật bi kịch. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Bi kịch (Tragedie) là một thể của loại hình kịch thường được coi như là độc lập với hài kịch, bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính. 2.1.3.3. Một số đặc trưng thi pháp của bi kịch Thể loại bi kịch cũng có những đặc trưng về thi pháp thể loại giống với các loại kịch chủng khác về xung đột, hành động, nhân vật, ngôn ngữ; ngoài ra, bi kịch có những đặc điểm riêng biệt mang đậm dấu ấn thể loại như lỗi lầm bi kịch, sự nhận biết, sự trả giá và sự thanh lọc Đây là các yếu tố cơ bản làm nên chỉnh thể cấu trúc của một tác phẩm bi kịch. Nếu một vở kịch đạt được tất cả hoặc hầu hết các yếu tố thì đó là bi kịch đích thực, còn một vở kịch chỉ đạt được một hoặc một số ít các yếu tố trên thì không phải bi kịch hiểu theo nghĩa chặt chẽ khái niệm thể loại này, trường hợp này ta gọi đó là các vở kịch có yếu tố bi kịch. 2.1.3.4. Một số đặc điểm tiêu biểu của bi kịch trong văn học Việt Nam Trên cơ sở tổng hợp lí thuyết về thể loại bi kịch của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước và thực tiễn sáng tác bi kịch Việt Nam thế kỷ XX chúng tôi rút ra một số đặc điểm tiêu biểu bi kịch Việt Nam, 1. Bi kịch trong văn học Việt Nam có đặc điểm giống với lí luận bi kịch thế giới ở các biểu hiện chung nhất về xung đột, hành động, nhân vật và sự thanh lọc. Kết luận này khẳng định bi kịch trong văn học Việt Nam là một thể loại độc lập tồn tại bên cạnh các kịch chủng khác như hài kịch và chính kịch… 2. Mặt khác, chúng ta cũng nhìn thấy những khác biệt của bi kịch Việt Nam so với bi kịch thế giới ở một số phương diện như về vấn đề con người bình dân trong bi kịch. Ở đây thể hiện sáng tạo cách tân của một nền bi kịch non trẻ, nhưng đã có những thành tựu bước đầu. 7 3. Trong luận án này chúng tôi chỉ nghiên cứu ba vấn đề cơ bản đó là xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch và sự thanh lọc. Các vấn đề này sẽ được nghiên cứu cụ thể ở chương 2 và 3 trong luận án. Trên tinh thần chứng minh sự tồn tại của thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam và hơn nữa là những cách tân, đổi mới thể loại này ở trong thực tiễn sáng tác kịch của nước ta, chúng tôi cố gắng tìm sự “lệch chuẩn” về đặc trưng thi pháp bi kịch và lí giải căn nguyên của sự biến đổi phát triển đó. Những vấn đề như hành động bi kịch, ngôn ngữ bi kịch, không gian, thời gian… mặc dù không được tìm hiểu như là đối tượng nghiên cứu cơ bản nhưng luôn có sự so sánh và lồng ghép trong từng vấn đề. 2.2. Khái quát về bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại 2.2.1. Lược sử quá trình hình thành và phát triển văn học kịch Kịch nói ra đời là kết quả của tiếp xúc giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và văn hoá nghệ thuật phương Tây. Dưới thời Pháp thuộc, sân khấu tuồng và sân khấu chèo không thể đáp ứng những nhu cầu đa dạng của công chúng ở các thành phố và nhất là khán giả trong giới trí thức và thanh niên, là những khán giả đã chịu ảnh hưởng lớn của nền văn hoá phương Tây. Như vậy, có thể nói vào thời kỳ đó trong nghệ thuật sân khấu đã xuất hiện một khoảng trống, và chính bộ môn nghệ thuật mới đã bộc lộ khả năng thể hiện một nội dung nghệ thuật và xã hội mới có thể lấp đầy được các khoảng cách trống nói trên. Cùng với tiểu thuyết hiện đại và phong trào thơ mới, văn học kịch góp phần quan trọng trong việc biến đổi tính cách và bộ mặt của văn học dân tộc Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XX, làm cho văn học phong phú hơn, thúc đẩy văn học nước nhà hội nhập vào quá trình phát triển của văn học thế giới. Vở kịch Chén thuốc độc của Vũ Đình Long, được công diễn lần đầu tiên trên sân khấu Nhà hát thành phố Hà Nội (22/11/1921) . Sự kiện này đánh dấu sự ra đời của kịch nói – một nghệ thuật sân khấu mới ở Việt Nam. Quá trình phát triển của kịch nói Việt Nam th ế k ỷ XX được chia thành ba giai đoạn: Giai đoạn 1920 – 1945; Giai đoạn 1945 – 1975; Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX 2.2.2. Các tác phẩm bi kịch tiêu biểu trong văn học Việt Nam hiện đại Trong luận án này chúng tôi xác định các tác phẩm bi kịch tiêu biểu trong văn học Việt Nam hiện đại bao gồm: Kim tiền của Vi Huyền Đắc, Yêu Ly của Lưu Quang Thuận, Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. Qua các giai đoạn khác nhau lịch sử sân khấu và lịch sử văn học đều thừa nhận vị trí quan trọng của những vở kịch nêu trên. Kim tiền có vị trí “mở đầu thể nghiệm bi kịch”, Vũ Như Tô là đỉnh cao nghệ thuật bi kịch, đó là “bi kịch đích thực”, Yêu Ly bi kịch của lựa chọn giá trị đối nghịch, Hồn Trương Ba, da hàng thịt là “bi kịch muôn đời”. Các giải thưởng uy tín đã được trao như: giải thưởng của Tự Lực văn đoàn 1937, vở Kim tiền; Huy chương vàng tại Hội diễn Sân khấu toàn quốc năm 1990, vở 8 Hồn Trương Ba, da hàng thịt… Nhưng tiêu chí quan trọng nhất chính là các vở kịch trên đáp ứng khá toàn hảo các yêu cầu về đặc điểm thi pháp thể loại qua các vấn đề về xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch, sự thanh lọc… Ngoài ra, chúng tôi bổ sung thêm các tác phẩm kịch có chứa đựng yếu tố cái bi để khảo sát nhằm làm phong phú và sáng rõ hơn thành tựu của bi kịch trong văn học Việt Nam. Đồng thời những vở kịch này là dẫn liệu quan trọng để so sánh với các tác phẩm bi kịch đích thực. Qua sự so sánh đó chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi tại sao với vở kịch này là bi kịch đích thực còn với vở kịch khác lại không phải là bi kịch. Các tác phẩm sau đây chỉ mang yếu tố bi kịch chứ không phải là những vở kịch mang đặc trưng thể loại theo nghĩa chặt chẽ của khái niệm thể loại bi kịch. Đó là các tác phẩm Con nai đen, Cái bóng trên tường, Người đàn bà hóa đá, Trương Chi của Nguyễn Đình Thi, vở Quỷ ở với người của Nguyễn Huy Thiệp. Các vở kịch trên là dẫn liệu nghiên cứu vấn đề thi pháp thể loại bi kịch đặc biệt là các vấn đề về xung đột, nhân vật và thanh lọc trong thể loại bi kịch ở phương diện tiếp nhận của khán giả và cấu trúc tác phẩm. 2.2.2.1. VI HUYỀN ĐẮC: Kim Tiền - Sự mở đầu thể nghiệm bi kịch Xung đột chính của vở kịch là xung đột giữa đạo đức và phú quý; lòng nhân và tiền bạc. Như người xưa nói “Vi phú bất nhân, vi nhân bất phú”. Để giữ một tâm hồn lành sạch Trần Thiết Chung biết khinh khi đồng tiền, nhưng khi nhận ra đạo lý về lẽ sinh tồn trong xã hội kim tiền là không thể đứng ngoài cuộc mưu sinh và kiếm tiền bằng mọi giá chiếm hữu các giá trị tích luỹ của cải càng nhiều thì con người lại xói mòn tình cảm và đạo đức. Trần Thiết Chung là nhân vật điển hình cho kiểu nhân vật tha hóa, vì tiền vì lợi ích vật chất đã bỏ mất lương tri làm người. Xét ở phương diện thi pháp bi kịch thì Trần Thiết Chung chưa phải là nhân vật bi kịch đích thực. Ý đồ của nhà văn khi xây dựng tiền thân nhà văn của tên tư sản không thực sự làm nổi bật phẩm chất cao cả như một dòng chủ lưu trong quan điểm xây dựng nhân vật. Những hạn chế của tác phẩm làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của một vở kịch có vị trí khá quan trọng trong lịch sử văn học, tác phẩm bi kịch đầu tiên. Vì thế các học giả có lý khi cho rằng Kim tiền chưa thực sự là một vở bi kịch đích thực mà chỉ là một thể nghiệm bi kịch. 2.2.2.2. LƯU QUANG THUẬN: Yêu Ly - Sự đụng độ khốc liệt của các giá trị Xung đột bi kịch trong kịch bản này là xung đột giữa mục đích và phương tiện trong hoạt động của con người, xung đột giữa những giá trị này bị hy sinh vì những giá trị kia, xung đột giữa lòng tận tụy tuyệt đối phục vụ một sự nghiệp nhất định với tính chính nghĩa rất tương đối của sự nghiệp ấy. Về nhân vật, ở đầu tác phẩm, Yêu Ly có đầy đủ phẩm chất của một dũng sỹ trung đại, có trí, có nhân, có tín. Yêu ly là một nhân vật mang đầy đủ các yếu tố để trở thành nhân vật bi kịch đích thực, một dũng sĩ tính cách cao cả, mắc phải lỗi lầm khủng khiếp là sự nhầm lẫn lý tưởng mình theo đuổi, cuối cùng nhận ra tội lỗi của mình và tự trừng phạt bằng cái chết chuộc tội. 9 Sự thanh lọc, với Yêu Ly, người xem sửng sốt nhận ra sự hư vô của danh lợi, và chân lý có sự biến đổi không bao giờ là mãi mãi, thần tượng và lí tưởng mình tôn thờ mục đích mà mình đã chọn sẽ có lúc phản thùng lại chính mình. Sự vĩnh cư bền vững của lí tưởng là không thể. "Nhân vật nhận ra tính khả nghi của cái sự nghiệp mà mình theo đuổi, tính vô luân bất nghĩa của nhiệm vụ mà y đã cam kết thực hiện" [8;tr101]. Con người bất hạnh ngay trong chính thành đạt của mình. Tuy vậy, sự hướng thiện và biết nhận ra lỗi lầm, đặc biệt là chấp nhận sự thật triệt tiêu cái ác lại là giải pháp, cái chết của Yêu Ly đem lại sự xót xa thương cảm cho người xem, và vẫn giữ cho chàng ở bên này bờ thiện. Tác phẩm có những hạn chế sơ lược trong xây dựng nhân vật, cốt truyện vay mượn từ nước ngoài nên chưa vượt thoát khỏi văn bản gốc để trở thành sáng tạo độc lập của nhà văn. Nếu vở kịch khắc phục được những hạn chế này thì Yêu Ly là một vở bi kịch có giá trị nghệ thuật đặc sắc. 2.2.2 3. NGUYỄN HUY TƯỞNG: Vũ Như Tô," trái chín sớm tuyệt vời", là "bi kịch đích thực" Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng được xem là một “bi kịch đích thực” (Phạm Vĩnh Cư). Cốt truyện kịch được xây dựng từ câu chuyện lịch sử về người kiến trúc sự tài ba với khát vọng xây dựng cho nước Việt một kì đài hoa lệ, nhưng kết cục đã bị giết trong cuộc bạo loạn của nhân dân nghèo đói nổi dậy chống lại vua Lê Tương Dực hung ác, hoang dâm. Trong tác phẩm Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng đã dụng công xây dựng những biểu tượng cái đẹp và cái thiện. Thông thường hai phạm trù này phải song hành, cùng tồn tại và tôn vinh lẫn nhau để cuộc sống toàn vẹn và mang đầy đủ vẻ đẹp nhân sinh. Tuy nhiên, trong vở kịch này, tác giả đã xây dựng hai phạm trù này trong thế đối lập gay gắt, căng thẳng, và đương nhiên nhân vật chỉ được chọn một. Với tư cách nghệ sỹ Vũ Như Tô phải chọn cái đẹp và tiêu diệt cái thiện, ngược lại với tư cách công dân Vũ chọn cái thiện và triệt tiêu cái đẹp. Dù ở vị trí nào, chọn phạm trù nào Vũ cũng sẽ rơi vào kết cục bi thảm khi đối nghịch các giá trị. Vũ Như Tô là một nhân vật bi kịch, ngay mở đầu tình huống lựa chọn xây hay không xây Cửu Trùng Đài cũng đã cho ta thấy tính chất bi thảm của Vũ. Mặc dù nếu Vũ không lựa chọn xây đài Vũ có thể bị giết nhưng sẽ không đau dớn bằng việc người nghệ sĩ không làm được kỳ đài mong ước để sánh với tạo hóa, một kẻ tài hoa không được thi thố tài năng thực hiện hoài bão đó cũng là một bi kịch lớn. Biểu hiện bi kịch nữa ở Vũ chính là kết thúc bi thảm, Vũ Như Tô với kết cục bị kéo ra pháp trường trong tiếng lửa cháy Cửu Trùng Đài thành tro bụi và đặc biệt là tiếng hò reo sung sướng thắng lợi của binh lính và đoàn thợ đói khổ đốt thành, là kết cục tất yếu của sự bại vong cái đẹp cao viễn xa rời cuộc sống. Cái chết của Vũ khẳng định một sự thực cái đẹp trở thành vô nghĩa trước cái thiện, lâu đài trở thành tai họa với cuộc sống đói khổ và sinh mệnh luôn có nguy cơ bị cướp đi trong cuộc xây dựng điểm tô cái đẹp. 2.2.2.4. LƯU QUANG VŨ: Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Bi kịch của mọi thời đại. 10 [...]... dựng luận chứng trong luận án, chúng tôi khẳng định trong văn học Việt Nam hiện đại bi kịch đã xuất hiện và tồn tại với tư cách là một thể loại độc lập bên cạnh chính kịch và hài kịch Sự ra đời, phát triển thể loại bi kịch ở Việt Nam góp phần thúc đẩy nhanh qúa trình hiện đại hoá văn học, đưa văn học Việt Nam nhanh chóng giao lưu hoà nhập với văn học thế giới bằng cách du nhập một thể loại văn học có... bi kịch thể hiện trong các tác phẩm kịch của văn học Việt Nam hiện đại trên cả hai bi u hiện, thể loại bi kịch và yếu tố bi kịch Thể loại bi kịch khẳng định sự tồn tại của mình qua sự vận động trong một thế kỷ hiện đại hóa văn học đặt ra như một nhu cầu bức thiết tất yếu Trong suốt thế kỷ XX, các tác phẩm 26 bi kịch thực sự góp phần làm hoàn thiện các thể loại văn học trong diện mạo chung của nền văn. .. văn học Việt Nam hiện đại, hơn thế thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam đã không trở thành sự bắt chước mô phỏng mà nhanh chóng được Việt hóa, viết về người Việt Nam và viết cho người Việt Nam xem Bên cạnh vấn đề thể loại bi kịch, trong đề tài chúng tôi có mở rộng nghiên cứu thêm vấn đề yếu tố bi kịch trong các tác phẩm kịch của văn học Việt Nam hiện đại Một mặt thấy được sự phong phú đa dạng của bi. .. ngàn đời 20 Qua việc nghiên cứu vấn đề con người bình dân trong bi kịch chúng ta khẳng định sự mới mẻ độc đáo của thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam so với nền bi kịch của nhân loại Chúng minh sức sống văn học Việt trong bối cảnh giao lưu, hội nhập với văn học thế giới 4.3 Vấn đề thanh lọc trong các tác phẩm bi kịch văn học Việt Nam hiện đại 4.3.1 Khái niệm về sự thanh lọc 4.3.1.1 Thanh lọc là... kịch (hay các yếu tố làm nên một bi kịch) trong văn học Việt Nam hiện đại Ở phương diện này, chúng tôi nghiên cứu đặc trưng bi kịch với các bi u hiện như: xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch và sự thanh lọc… 2.1 Xung đột là yếu tố quan trọng bậc nhất trong tác phẩm bi kịch Sự khác bi t giữa xung đột bi kịch với xung đột hài kịch và xung đột chính kịch ở chỗ xung đột bi kịch mang tính chất lưỡng tính,... góc độ thi pháp thể loại, có thể thấy bi kịch là thể loại kịch ra đời sớm, có nội dung bi thương, thường kết thúc bằng sự thất bại, hoặc sự hi sinh của nhân vật chính diện Bi kịch được xây dựng trên các đặc trưng như: Xung đột bi kịch, Nhân vật bi kịch, Ngôn ngữ bi kịch, Hành động bi kịch, Không gian- thời gian Các tác phẩm bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại, trong phạm vi khảo sát của đề tài, đều... riêng của bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại Các tác phẩm thuộc thể loại bi kịch (và cả những tác phẩm kịch có chứa yếu tố bi kịch) trong văn học Việt Nam có bản sắc riêng, đó chính là sự tiếp thu nền nghệ thuật sân khấu truyền thống, ở các phương diện như nghệ thuật xây dựng mảng miếng, nhân vật con người bình dân trong bi kịch, ngôn ngữ đời sống dân dã thay cho ngôn ngữ bác học diễm lệ… Đặc bi t... với các nhân vật bi kịch trong văn học thế giới, như vị thần Promete của Eschyle, vua Edipe và Antigone của Sophocle, Hamlet, Macbet, của Sechkspia… Đối sánh như vậy chúng ta dễ dàng thấy được sự khác bi t thể loại bi kịch của văn học Việt Nam với bi kịch của các dân tộc khác trên thế giới trong việc xây dựng nhân vật, tuyệt nhiên thể loại bi kịch trong văn học Việt không từng có bóng dáng của giai cấp... lầm (hamartia) bi kịch; sự mù quáng; sự nhận bi t Các kiểu nhân vật bi kịch: Kiểu nhân vật cao cả mang lỗi lầm bi kịch; Bi kịch con người không được là chính mình; Kiểu nhân vật đam mê ; Kiểu nhân vật chấp nhận hi sinh, " đối nghịch hóa các giá trị"; Con người bình dân trong bi kịch Đặc bi t vấn đề con người bình dân trong bi kịch là một đóng góp về mặt thực tiễn sáng tạo của nền bi kịch, khẳng định... qua bốn chương của luận án, chúng tôi đi đến những kết luận như sau: 1 Vấn đề thứ nhất, về sự tồn tại bi kịch: Qua các công trình đề cập đến vấn đề bi kịch trong Văn học Việt Nam, hiện vẫn có hai loại ý kiến: một số nhà nghiên cứu cho rằng không có bi kịch tồn tại như một thể loại mà chỉ có tác phẩm kịch mang yếu tố bi kịch; khuynh hướng thứ hai khẳng định sự tồn tại của thể loại bi kịch Về khung lý . XX 2.2.2. Các tác phẩm bi kịch tiêu bi u trong văn học Việt Nam hiện đại Trong luận án này chúng tôi xác định các tác phẩm bi kịch tiêu bi u trong văn học Việt Nam hiện đại bao gồm: Kim tiền của. sáng tác bi kịch Việt Nam thế kỷ XX chúng tôi rút ra một số đặc điểm tiêu bi u bi kịch Việt Nam, 1. Bi kịch trong văn học Việt Nam có đặc điểm giống với lí luận bi kịch thế giới ở các bi u hiện. trong văn học Việt Nam hiện đại Chương 3. Vấn đề xung đột qua các tác phẩm bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại Chương 4. Nhân vật và sự thanh lọc qua các tác phẩm bi kịch trong văn học Việt Nam

Ngày đăng: 27/08/2014, 11:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan