LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, nền kinh tế các nước đều có sự tham gia tích cực của Chính phủ, vai trò của chính phủ là không thể phủ nhận trong hoạt động kinh tế. Không dừng lại ở mục tiêu kinh tế nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực hữu hạn của quốc gia, Chính phủ các nước còn phải giải quyết đồng thời nhiều mục tiêu– công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường… Do đó để đánh giá một cách toàn diện một chính sách, một quyết định của Chính phủ về một vấn đề liên quan đến hoạt động kinh tế, không phải là một việc đơn giản. Để làm được điều đó phải có hiểu biết cơ bản về kinh tế công cộng, mục tiêu kinh tế của nhà nước, tình hình kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng… Đồng thời, về mặt lý thuyết trong hoạt động kinh tế, hoàn toàn có thể chỉ ra rằng: nhiều khi, Chính phủ không cần phải đánh đổi giữa mục tiêu này và mục tiêu kia, giữa mục tiêu hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội không có mâu thuẫn. Trong việc đưa ra các quyết định, Chính phủ vẫn có thể cùng lúc đạt được cả hai mục tiêu, đảm bảo phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo. Trên cơ sở lý thuyết môn Kinh tế Công cộng được giảng dạy cho hệ cao học kinh tế, Nhóm 3 sẽ đưa ra các dẫn chứng chứng minh việc Chính phủ lựa chọn việc đầu tư nhà máy lọc dầu dung quất là việc nên làm. Kết cấu về bài viết cơ bản được trình bày theo bố cục như sau: Phần 1: Khung lý thuyết; Phần 2: Dẫn chứng chứng minh. Bài viết được thực hiện bởi các thành viên nhóm 3 dưới sự hướng dẫn của giảng viên môn Kinh tế công cộng TS. Nguyễn Thị Hoa. Do thời gian và vốn kiến thức có hạn, các thành viên nhóm 3 mong giảng viên hướng dẫn và những người quan tâm bổ sung cho nhóm những thiếu sót. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn PHẦN I: KHUNG LÝ THUYẾT Chính phủ ngoài chức năng xây dựng vào bảo vệ khuôn khổ pháp luật, chính phủ còn can thiệp một cách tích cực vào nền kinh tế để thực hiện đồng thời nhiều mục tiêu, không chỉ tăng trưởng kinh tế mà còn phát triển kinh tế bền vững. Chính phủ có bốn chức năng kinh tế cơ bản sau: Thứ nhất: Chính phủ phân phối nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế; Thứ hai: Chính phủ phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội; Thứ ba: Ổn định hóa kinh tế vĩ mô; Thứ tư: Đại diện cho quốc gia trên trường quốc tế. Trong đó, chức năng phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội là một trong những chức năng quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế bên vững của quốc gia, đồng thời đạt được hai mục tiêu quan trọng, tăng trưởng kinh tế đi đôi với nâng cao mức sống của dân cư. Lý do can thiệp của chính phủ nhằm đảm bảo công bằng xã hội: Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thị trường có thể tác động đến phân bổ nguồn lực để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực xã hội, nhưng nó lại không có tác động gì để xã hội công bằng hơn, trong khi đó thì công bằng và hiệu quả là hai mục tiêu cao nhất trong suốt quá trình phát triển. Thứ hai, phân phối lại thu nhập tuy không làm tăng mức của cải
Trờng đại học kinh tế quốc dân *** Bài tập nhóm kinh tế công cộng Đề tài: chính phủ lựa chọn việc đầu t nhà máy lọc dầu dung quất là việc nên làm Nhóm học viên : Lê Văn Dũng Lê Việt Hồng Bùi Thị Thu Hờng Đỗ Minh Quân Vũ Thị Huyền Trang Lớp : cao học k19a Giáo viên hớng dẫn : TS. Nguyễn Thị Hoa hµ néi - 03/2011 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, nền kinh tế các nước đều có sự tham gia tích cực của Chính phủ, vai trò của chính phủ là không thể phủ nhận trong hoạt động kinh tế. Không dừng lại ở mục tiêu kinh tế - nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực hữu hạn của quốc gia, Chính phủ các nước còn phải giải quyết đồng thời nhiều mục tiêu– công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường… Do đó để đánh giá một cách toàn diện một chính sách, một quyết định của Chính phủ về một vấn đề liên quan đến hoạt động kinh tế, không phải là một việc đơn giản. Để làm được điều đó phải có hiểu biết cơ bản về kinh tế công cộng, mục tiêu kinh tế của nhà nước, tình hình kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng… Đồng thời, về mặt lý thuyết trong hoạt động kinh tế, hoàn toàn có thể chỉ ra rằng: nhiều khi, Chính phủ không cần phải đánh đổi giữa mục tiêu này và mục tiêu kia, giữa mục tiêu hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội không có mâu thuẫn. Trong việc đưa ra các quyết định, Chính phủ vẫn có thể cùng lúc đạt được cả hai mục tiêu, đảm bảo phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo. Trên cơ sở lý thuyết môn Kinh tế Công cộng được giảng dạy cho hệ cao học kinh tế, Nhóm 3 sẽ đưa ra các dẫn chứng chứng minh việc Chính phủ lựa chọn việc đầu tư nhà máy lọc dầu dung quất là việc nên làm. Kết cấu về bài viết cơ bản được trình bày theo bố cục như sau: Phần 1: Khung lý thuyết; Phần 2: Dẫn chứng chứng minh. Bài viết được thực hiện bởi các thành viên nhóm 3 dưới sự hướng dẫn của giảng viên môn Kinh tế công cộng TS. Nguyễn Thị Hoa. Do thời gian và vốn kiến thức có hạn, các thành viên nhóm 3 mong giảng viên hướng dẫn và những người quan tâm bổ sung cho nhóm những thiếu sót. 2 Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! PHẦN I: KHUNG LÝ THUYẾT Chính phủ ngoài chức năng xây dựng vào bảo vệ khuôn khổ pháp luật, chính phủ còn can thiệp một cách tích cực vào nền kinh tế để thực hiện đồng thời nhiều mục tiêu, không chỉ tăng trưởng kinh tế mà còn phát triển kinh tế bền vững. Chính phủ có bốn chức năng kinh tế cơ bản sau: - Thứ nhất: Chính phủ phân phối nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế; - Thứ hai: Chính phủ phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội; - Thứ ba: Ổn định hóa kinh tế vĩ mô; - Thứ tư: Đại diện cho quốc gia trên trường quốc tế. Trong đó, chức năng phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội là một trong những chức năng quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế bên vững của quốc gia, đồng thời đạt được hai mục tiêu quan trọng, tăng trưởng kinh tế đi đôi với nâng cao mức sống của dân cư. Lý do can thiệp của chính phủ nhằm đảm bảo công bằng xã hội: - Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thị trường có thể tác động đến phân bổ nguồn lực để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực xã hội, nhưng nó lại không có tác động gì để xã hội công bằng hơn, trong khi đó thì công bằng và hiệu quả là hai mục tiêu cao nhất trong suốt quá trình phát triển. - Thứ hai, phân phối lại thu nhập tuy không làm tăng mức của cải chung của xã hội nhưng nó có khả năng làm tăng mức phúc lợi xã hội; - Thứ ba, phân phối lại thu nhập có tác dụng động viên giúp đỡ người nghèo, qua đó giải tỏa tâm lý bất mãn, nghi ngờ chính phủ và giảm bớt các tệ 3 nạn xã hội. Do đó, mà phân phối thu nhập coi như tạo ra một ngoại ứng tích cực. Ngoài việc chính phủ can thiệp để đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập, một vai trò quan trọng là chính phủ phải xóa đói giảm nghèo, mà mục tiêu là phải giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập của người dân, tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và y tế, giáo dục tối thiểu, giảm nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro; nâng cao tiếng nói và quyền lực của người nghèo. Để thực hiện chức năng trên chính phủ tập trung vào những mảng giải pháp chính sau: - Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để xóa đói giảm nghèo trên diện rộng; - Phát triển kết cấu hạ tầng tạo cơ hội cho các xã nghèo, vùng nghèo, người nghèo tiếp cận các dịch vụ công cộng; - Xây dựng nền giáo dục công bằng hơn, chú trọng nâng cáo chất lượng giáo dục cho người nghèo; - Phát triển mạng lưới an sinh xã hội giúp đỡ người nghèo. Một trong việc cụ thể hóa giải pháp của chính phủ đó là chính phủ đầu tư xây dựng các dự án tại các vùng khó khăn kém phát triển nhằm phát triển kết cấu hạ tầng tại địa phương đó, làm tăng hiệu quả kinh tế - xã hội, đây là một giải pháp có tính dài hạn mà hiệu quả kinh tế xã hội của nó được phát huy trong một thời gian tương đối dài. Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của một dự án: Đối với mọi quốc gia , mục tiêu chủ yếu của nền sản xuất xã hội là tối đa hóa phúc lợi xã hội. Mục tiêu này thường được thể hiện qua các chủ trương chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước. Các kế hoạch dài hạn đề ra phương hướng chỉ đạo, mục tiêu chiến lược trong thời gian dài (từ 10 năm trở lên). Các kế hoạch trung dài hạn nêu lên các bước đi tương đối cụ thể trong thời gian từ 5 năm đến 10 năm. Các kế hoạch hay 4 chương trình kinh tế ngắn hạn được đưa ra nhằm điều chỉnh kịp thời các sai lệch cũng như bổ sung các khiếm khuyết phát hiện trong quá trình thực hiện kế hoạch. Ở các nước đang phát triển, các mục tiêu chủ yếu được đề cập trong kế hoạch phát triển dài hạn được đo lường bằng các tiêu chuẩn sau: Nâng cao mức sống của dân cư: được thể hiện gián tiếp thông qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc dân, mức gia tăng thu nhập, tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Phân phối thu nhập và công bằng xã hội: thể hiện qua sự đóng góp vào công cuộc đầu tư và việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển và đẩy nhanh công bằng xã hội; Gia tăng số lượng lao động có việc làm: Đây là một trong những mục tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các nước thừa lao động, thiếu việc làm; Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ: Những nước đang phát triển không chỉ nghèo mà còn là nước nhập siêu. Do đó đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu là những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế tại các quốc gia này; Các mục tiêu kế hoạch kinh tế quốc dân khác đó là: Tận dụng hay khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới được phát hiện; Nâng cao năng suất lao động, đào tạo lao động có trình độ tay nghề cao, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật để hoàn thiện cơ cấu sản xuất của nền kinh tế; Phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo có tác dụng gây phản ứng dây chuyền thúc đẩy phát triển các ngành nghề khác; Phát triển kinh tế – xã hội ở các địa phương nghèo, các vùng xa xôi, dân cư thưa thớt nhưng có nhiều triển vọng về phát triển tài nguyên đề phát triển kinh tế. 5 PHÂN II: DẪN CHỨNG CHỨNG MINH ĐẦU TƯ DỰ ÁN NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT KHÔNG PHẢI LÀ QUYẾT ĐỊNH SAI LẦM 1. Khái quát về NMLD Dung Quất Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất là NMLD đầu tiên của Việt Nam được xây dựng ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất được chính thức khởi công ngày 28/11/2005, với tổng mức đầu tư là hơn 3 tỉ USD (khoảng 40.000 tỉ VND) với tên dự án là Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất của chủ đầu tư là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Đây là một trong những dự án kinh tế lớn, trọng điểm quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ 21. Nhà máy chiếm diện tích khoảng 810 ha, trong đó 345 ha mặt đất và 471 ha mặt biển. Ngày 22/02/2009, cả nước vui mừng chào đón dòng dầu đầu tiên Made in Vietnam ra đời, đây được xem là dấu mốc đáng ghi nhớ trong lịch sử phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam. Ngày 06/01/2011, Nhà máy lọc dầu Dung Quất chính thức được khánh thành, với công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, dự kiến đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam. 2. Các dẫn chứng chứng minh đầu tư dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất không phải là quyết định sai lầm Đã có rất nhiều ý kiến cho rằng “Việc đầu tư dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất có phải là quyết định sai lầm?”. Ý kiến này đúng hay sai, vẫn còn rất nhiều quan điểm trái chiều. Tuy nhiên, nhìn từ phía các chức năng chính của Chính phủ, và đánh giá tính hiệu quả của dự án NMLD Dung Quất, chúng ta có thể khẳng định được rằng: Việc đầu tư dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất không phải là quyết định sai lầm. NMLD Dung Quất được xây dựng nhằm giúp Việt Nam chế biến dầu thô trong nước, đảm bảo từng bước về mặt an ninh năng lượng, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp xăng dầu từ 6 bên ngoài, tại nền tảng phát triển KKT Dung Quất, cùng với KKT Chu Lai từng bước trở thành những hạt nhân tăng trưởng, trung tâm đô thị- công nghiệp- dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước. Ngoài ra đây sẽ là một đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng, góp phần mở rộng thị trường khu vực miền Trung và Tây Nguyên và trở thành cầu nối với thị trường Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan. Việc xây dựng Nhà máy góp phần tạo việc làm, thúc đẩy đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong vùng, góp phần tạo ra những sản phẩm có thương hiệu, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao. Khai thác có hiệu quả các lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và chính trị trong giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước để thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, tạo sự lan tỏa ra các vùng xung quanh, tiến tới thu hẹp khoảng cách phát triển với các vùng khác trong cả nước. ● Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Kể từ khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất bắt đầu khởi công xây dựng, nền kinh tế Quảng Ngãi cũng đã bắt nhịp theo với tốc độ tăng trưởng ấn tượng liên tiếp. Quảng Ngãi nay được cả nước biết đến là 1 tỉnh có sự tăng trưởng kinh tế nhanh, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Thống kê từ UBND tỉnh cho thấy, sau 4 năm kể từ ngày dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất được chính thức khởi công xây dựng (2005- 2009), tăng trưởng kinh tế tại Quảng Ngãi đã đạt được những kết quả vượt bậc. Cụ thể GDP của toàn tỉnh năm 2005 đạt 11,7%, nhưng tới 2009 khi Nhà máy lọc dầu đi vào hoạt động đã tăng vọt lên 21%. 7 GDP tỉnh Quảng Ngãi từ 2006-2010 (Nguồn: Báo cáo Kinh tế Xã hội tỉnh Quảng Ngãi 2006- 2010) Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Giá trị Sản xuất Công nghiệp 2,0 95 5,50 5 2,833 6,93 0 17, 740 Giá trị Sản xuất Nông nghiệp 2,3 99 2,50 2 2,602 1,67 5 1, 754 Tổng mức bán lẻ Hàng hóa, Dịch vụ tiêu dùng 6,5 30 8,28 7 10,713 13,40 0 17, 230 Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng năm 2005 đạt 3.415 tỷ đồng, tăng 20,4% thì đến 2009 đạt 6.930 tỷ đồng, tăng 144,7%. Đơn vị: % Cơ cấu kinh tế 2006 2007 2008 2009 2010 Nông lâm, Ngư nghiệp 32 30 31 27 18 Công nghiệp, Xây dựng 33 36 36 45 59 Dịch vụ 35 34 33 28 23 8 Cơ cấu Kinh tê tỉnh Quảng Ngãi từ 2006-2010 (Nguồn: Báo cáo Kinh tế Xã hội tỉnh Quảng Ngãi 2006- 2010) Điều này đã được ông Nguyễn Hòa Bình, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi khẳng định: “NMLD Dung Quất đã góp phần làm tăng đột biến GDP Quảng Ngãi, thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng hiện đại, biến 1 tỉnh thuần nông thành tỉnh có nền công nghiệp tiên tiến”. Phát biểu trong lễ khánh thành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định:”việc đưa NMLD Dung Quất vào hoạt động có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội và quốc phòng an ninh trong chiến lược phát triển nhanh của Quảng Ngãi, miền Trung và cả nước ta. Hiện nay, NMLD Dung Quất đang là hạt nhân công nghiệp tại khu vực miền Trung, tạo đà cho sự phát triển toàn diện các ngành công nghiệp và kinh tế khu vực, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế cân đối giữa các vùng miền của đất nước.” ● Đóng góp Ngân sách Nhà nước Ở Dung Quất có sự đổi thay kỳ diệu khi NMLD Dung Quất đi vào vận hành, đó là sự thay da đổi thịt của một vùng quê nghèo, là sự đổi mới tư duy kinh tế của chính quyền và nhân dân địa phương. Quảng Ngãi trước năm 9 2000 luôn nằm trong danh sách những tỉnh nghèo của cả nước, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh không vượt quá ngưỡng 500 tỷ đồng, nông nghiệp được xem là ngành kinh tế chủ lực của tỉnh. Nếu năm 2004, thu ngân sách của tỉnh Quãng Ngãi chỉ là 376 tỷ đồng thì đến hết năm 2008, thời điểm trước khi Nhà máy đi vào hoạt động được 1 tháng, thu ngân sách của tỉnh chỉ đạt 1.600 tỷ đồng. Cuối năm 2009, thu ngân sách của tỉnh đã đạt con số gấn hơn 6 lần năm 2008, đạt 6.432 tỷ đồng. Ngày 19/2/2009, Nhà máy lọc dầu Dung Quất chính thức đi vào hoạt động đã thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế tỉnh Quãng Ngãi. Đây cũng chính là nguyên nhân lý giải vì sao ngân sách tỉnh Quảng Ngãi có sự “đại nhảy vọt” đến thế. Với doanh số hàng năm dự kiến đạt trên 75.000 tỷ đồng, tính từ khi NMLD Dung Quất cho ra dòng sản phẩm đầu tiên (tháng 02/2009), đến hết năm 2010 đã có tổng doanh thu trên 108 nghìn tỷ và đóng góp ngân sách cho tỉnh Quảng Ngãi trên 17 nghìn tỷ đồng. Trong đó, riêng năm 2010 đã đóng góp 15.000 tỷ đồng trong tổng số 16.000 tỷ đồng ngân sách của tỉnh (chiếm hơn 90% nguồn thu của tỉnh). Tính riêng 07 tháng đầu năm 2011, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã chế biến, xuất bán hơn 3,3 triệu tấn xăng dầu các loại, nộp ngân sách đạt gần 8.830 tỷ đồng, đạt gần 60% kế hoạch năm. Đơn vị: Tỷ đồng Thu- Chi Ngân sách Nhà nước 2006 2007 2008 2009 2010 Thu Ngân sách 925 1,48 4 1,60 0 6,432 16,00 0 Chi Ngân sách 1,9 03 3,37 2 3,42 4 4,083 5,60 1 Chênh lệch Thu- Chi (9 78) (1,88 8) (1,82 4) (3 6) 8,89 9 Thu- Chi NSNN Quảng Ngãi từ 2006-2010 (Nguồn: Báo cáo Kinh tế Xã hội tỉnh Quảng Ngãi 2006- 2010) 10 [...]... nhà máy lọc dầu Dung Quất là việc nên làm, cần thiết TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ môn Kinh tế Công cộng, Giáo trình Kinh tế Công cộng (tập I), NXB Thống kê 2004 2 Bộ môn Kinh tế Đầu tư, Giáo trình Kinh tế đầu tư- NXB ĐH Kinh tế Quốc dân 3 Bộ môn Kinh tế Phát triển, Giáo trình Kinh tế phát triển- NXB ĐH Kinh tế Quốc dân 26 4 Bộ Tài chính, Dự án Việt Nam – Canada (2001): Những bài giảng về tài chính công, ... lên khu kinh tế dung quất với rất nhiều nhà máy quy mô lớn đang được triển khai xây dựng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được xây dựng với tổng mức đầu tư là hơn 3 tỉ USD (khoảng 40.000 tỉ đồng) với tên dự án là Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất của chủ đầu tư là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN - Cơ sở hạ tầng quy mô rộng lớn + Nhà máy chính : 110 ha + Khu bể chứa dầu thô... đầu tư: Nhà máy lọc dầu Dung Quất nhìn chung đã tạo nền tảng phát triển KKT Dung Quất, cùng với KKT mở Chu Lai từng bước trở thành hạt nhân tăng trưởng, trung tâm đô thị - công nghiệp – dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, làm động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực miền Trung và cả nước Đồng thời, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã góp phần khá lớn vào việc thu hút đầu. .. công nhân nhà máy đều được đưa đón bằng xe buýt đầy đủ tiện nghi, đúng giờ và đảm bảo an toàn Hiện tại hơn một nửa công nhân nhà máy lọc dầu Dung Quất đang sinh sống ở khu tập thể”.Chị Trần Thị Hồng Thọ, 29 tuổi, cựu sinh viên trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, hiện đang làm ở Phòng kỹ thuật cho biết: Công việc hàng ngày của tôi là Quản lý tổn thất năng lượng cho nhà máy Tôi vào nhà máy làm việc từ năm 2007... và phục vụ cho công tác bảo dưỡng tàu dầu sau này Song hành cùng lọc dầu, Dung Quất đã và sẽ có hàng loạt dự án với số vốn trên 10 tỷ USD, lớn gấp 4 lần vốn của nhà máy lọc dầu hiện nay (2,5 tỷ USD) Tính ra đến đầu năm 2009 Khu kinh tế Dung Quất có khoảng 160 dự án, với tổng số vốn đăng ký tư ng đương 10,3 tỷ USD Với cơ chế thông thoáng để thu hút vốn đầu tư, ngoài dự án nhà máy lọc dầu, đến nay nhiều... khu nhà ở cao tầng, song lập đều xây dựng vườn hoa và trồng cây xanh thoáng mát Chỗ ở mới này đã phục vụ cho hơn 1.000 cán bộ, công nhân viên của Nhà máy lọc dầu Dung Quất có chỗ ở ổn định và yên tâm công tác Công nhân nhà máy được đưa đón sau tan ca Đi từ nhà máy đến khu tập thể của cán bộ công nhân viên dài khoảng 5km Ông Phạm Ngọc Lâm – cán bộ truyền thông của nhà máy cho biết: “Tất cả công nhân nhà. .. vốn đầu tư khoảng 369 triệu USD Trong số các dự án đầu tư nước ngoài tại Quảng Ngãi, phải kể đến các dự án quy mô lớn đang hoạt động tại KKT Dung Quất như Công ty Công nghiệp nặng Doosan, Dự án Nhà máy thép Guanglian,… Ngoài ra có nhiều nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ… đã khảo sát, tìm hiểu thông tin và cơ hội đầu tư tại tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua Như vậy, nhà máy lọc dầu Dung Quất. .. các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu trong nước Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã sản xuất ra nhiều sản phẩm quan trọng cho nền kinh tế, cụ thể vào ngày 17/7 năm nay tàu PV Oil Alpha của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (VINAPCO) đã cập cảng xuất sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất để tiếp nhận 3.000 khối xăng máy bay Jet A1 của nhà máy cung cấp cho các chuyến bay quốc tế và nội địa của Hãng hàng không... Nhà máy lọc dầu Dung Quất Tăng trưởng GDP bình quân tăng lên nhanh chóng qua các năm; 25 Như vậy, trong thời gian ngắn, nhà máy lọc dầu đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội, nhưng lợi ích xã hội này sẽ còn phát huy trong thời gian dài đi kèm với sự phát triển của dự án Trong dài hạn hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả kinh tế của dự án sẽ được phát huy toàn diện hơn, do vậy việc Chính phủ đầu tư nhà. .. đồng (192 USD) Đến năm 2005, sau 4 năm kể từ ngày dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất được chính thức khởi công xây dựng, GDP bình quân đầu ngườ khoảng 5,139 triệu đồng (325 USD; KH đến năm 2005 từ 280-300 USD), tăng Như vậy, trong giai đoạn đầu của việc khởi công xây dựng, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã có tác động rất tích cực tới việc tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của ngưởi dân tỉnh Quảng Ngãi . CHỨNG MINH ĐẦU TƯ DỰ ÁN NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT KHÔNG PHẢI LÀ QUYẾT ĐỊNH SAI LẦM 1. Khái quát về NMLD Dung Quất Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất là NMLD đầu tiên của Việt Nam được xây dựng. giá tính hiệu quả của dự án NMLD Dung Quất, chúng ta có thể khẳng định được rằng: Việc đầu tư dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất không phải là quyết định sai lầm. NMLD Dung Quất được xây dựng nhằm. tầng thay đổi rõ rệt NMLD dung quất đã góp phần to lớn để tạo lên khu kinh tế dung quất với rất nhiều nhà máy quy mô lớn đang được triển khai xây dựng .Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được xây dựng