Sử dụng một số chế phẩm thảo dược bổ sung vào thức ăn phòng bệnh đường ruột và đường hô hấp cho heo thịt

25 898 2
Sử dụng một số chế phẩm thảo dược bổ sung vào thức ăn phòng bệnh đường ruột và đường hô hấp cho heo thịt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Viện khkt nông nghiệp miền nam Báo cáo tổng kết đề tài nhánh Sử dụng một số chế phẩm thảo dợc bổ sung vào thức ăn phòng bệnh đờng ruột Và đờng hô hấp cho heo thịt _____________________________________ thuộc đề tài cấp nhà nớc mã số kc 06.06 nghiên cứu một số giải pháp khoa học công nghệ và thị trờng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn Chủ nhiệm đề tài: ts . đỗ văn quang 6482-9 27/8/2007 hà nội - 2007 1 BÁO CÁO KHOA HỌC SỬ DỤNG MỘT SỐ CHẾ PHẨM THẢO DƯC BỔ SUNG VÀO THỨC ĂN ĐỂ PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG RUỘT, ĐƯỜNG HÔ HẤP VÀ KÍCH THÍCH TĂNG TRƯỞNG CHO HEO THỊT Phạm Tất Thắng, Lã Văn Kính Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (Thuộc đề tài cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số giải pháp Khoa học công nghệ và thò trường nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thòt lợn”, Mã số KC.06.06.NN do TS. Đỗ Văn Quang làm chủ nhiệm) I. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm để kích thích tăng trưởng đối với heo, gà con bắt đầu từ năm 1949 và phổ biến khắp nơi trên thế giới vào những năm 1950 (Đào Huyên, 2000). Sử dụng kháng sinh bổ sung vào thức ăn cho gia súc vừa có tác dụng kích thích sinh trưởng, vừa có tác dụng phòng ngừa bệnh tật, giảm tỷ lệ hao hụt, nâng cao hiệu quả kinh tế. Song mặt trái của nó là sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn rất phổ biến, có nguy cơ lây lan cho người và gia súc. Đồng thời khả năng tồn dư kháng sinh trong thòt gia súc, gia cầm là rất cao, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, không đáp ứng được tiêu chuẩn “thòt sạch” theo quy đònh. Theo kết quả điều tra của các cơ quan kiểm tra dư lượng hóa chất ở các nước đều phát hiện có tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi. Năm 1997, cơ quan kiểm tra tồn dư hóa chất Hàn Quốc cho biết có 6% số mẫu trong tổng số 45.000 mẫu thòt bò, heo, gia cầm có tồn dư tetracyclin, sulfonamid. Năm 2000, Úc phát hiện phần lớn số mẫu thòt bò, heo, gà được kiểm tra có tồn dư sulfonamid (Đào Huyên, 2002). Theo tiêu chuẩn của Úc và khối EEC thì hầu hết các kháng sinh chỉ cho phép tồn dư ở mức < 0.01 ppm, tiêu chuẩn của Mỹ là < 0.1 ppm. Ở Việt Nam, theo điều tra của Lã Văn Kính và ctv. (2001) thì số mẫu tồn dư kháng sinh trong thòt heo chiếm 75%, trong gan heo chiếm 66,7% trong tổng số mẫu điều tra, lượng tồn dư từ 3,67 đến 122 ppm, cao gấp hàng chục đến hàng chục nghìn lần tiêu chuẩn quốc tế. Theo Đinh Thiện Thuận và ctv. (2002) thì tỷ lệ tồn dư chloramphenicol chiếm 65,62%, chlotetracyline chiếm 60%, norfloxacin chiếm 29,11%, tylosin chiếm 28,57% và oxytetracylin chiếm 21,21% trong các mẫu gan, thận và cơ của heo, lượng tồn dư cao hơn 2,5 đến 166 lần so với tiêu chuẩn của Malaysia. 2 Năm 1954, Smith phát hiện chủng E.coli ở bê kháng sulfamid, streptomycin, chloramphenicol. Năm 1957 Smith và Crabb phát hiện những vùng không dùng tetracyclin làm thức ăn bổ sung thì không có hiện tượng kháng thuốc. Theo thông báo của Bộ Y tế (tháng 7/2003), tình trạng lờn thuốc kháng sinh hiện nay rất trầm trọng, có tới 97,9% vi khuẩn lờn penicilline, 71% lờn tetracycline, 61,6% lờn erythromycine, ngay cả một loại kháng sinh mới dùng trò nhiễm trùng đường ruột là norfloxacin cũng đã có 20% vi khuẩn lờn loại kháng sinh này. Theo nghiên cứu của Viện Pasteur –TP.Hồ Chí Minh cho biết có tới 70% vi khuẩn S. Pneumoniae kháng co-trimoxazole, 66% kháng erythromycine, 32% kháng penicilline G, 24% kháng chloramphenicol; với vi khuẩn Hinflienzae thì có 58% kháng co-trimoxazole , 42% kháng chloramphenicol, 36% kháng ampicilline; với vi khuẩn S.aureus thì có 98% kháng penicilline G, 80% kháng erythromycine, 8% kháng gentamycine; còn đối với vi khuẩn E.coli thì 48% kháng co-trimoxazole, 46% kháng ampicilline và 26% kháng chloramphenicol (theo báo Sài gòn giải phóng số ra ngày 5/11/2001).Theo nghiên cứu của Dương Thanh Liêm và Kevin Liu (2001) một trong những loài vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất trong chăn nuôi là E.coli, nó có rất nhiều typ gây bệnh và luôn biến đổi đến mức người ta khó có thể chế được vaccin để phòng ngừa một cách hữu hiệu. E.coli vừa biến đổi DNA trong nhân tế bào, vừa truyền đạt rất nhanh các Plasmide chống lại kháng sinh để tạo ra thế hệ sau kháng thuốc nhanh chóng hơn. Theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Nông – Lâm thành phố Hồ Chí Minh ở Tiền Giang và Vũng Tàu cho biết E.coli kháng lại tất cả các loại kháng sinh thường sử dụng trong chăn nuôi như penicillin, erothromycin, tetracyclin, lincomycin, ampicillin, baxitracin, amoxilin, chloramphenicol, flumequin, neomycin, kanamycin, colistin, gentamycin, norfloxacin (Đào Huyên, 2002). Hệ quả quan trọng nhất của việc dùng kháng sinh trong chăn nuôi là làm phát triển tính đa dạng kháng thuốc của vi sinh vật gây bệnh. Trong nhiều thập kỷ qua, việc sử dụng kháng sinh như là chất kích thích sinh trưởng đã không thể thiếu được trong ngành sản xuất thức ăn gia súc trên thế giới. Đến nay nhiều nước trên thế giới đã cấm hoặc hạn chế việc sử dụng kháng sinh như chất kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi. Anh cấm sử dụng tetracycline và các kháng sinh khác như chất kích thích sinh trưởng từ năm 1971, Thụy Điển cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn từ cuối những năm 1980, Đan Mạch cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn cho heo vỗ béo từ tháng 3 năm 1998, đến tháng giêng năm 2000 thì họ cũng không dùng kháng sinh trong thức ăn cho heo con. Hiện nay các nước trong Cộng đồng Châu Âu thường xuyên kiểm soát chặt chẽ việc bổ sung kháng sinh trong thức ăn. Để khắc phục tình trạng giảm trọng lượng heo khi không dùng kháng sinh, nhiều nước đã và đang sử dụng các chế phẩm thay thế kháng sinh như probiotic, các axit hữu cơ, 3 enzyme, các chất chiết từ thảo mộc, …. Các chất thay thế kháng sinh này đã và đang dần được các nhà sản xuất thức ăn cũng như các nhà chăn nuôi tin tưởng và áp dụng có hiệu quả. Việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi ở nước ta cũng rất phổ biến và có tính lạm dụng ở một số nơi. Nhiều vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, bệnh đường ruột cho heo đã đề kháng kháng sinh. Một trong những nguyên nhân gây ra sự đề kháng ngày càng mạnh của các vi khuẩn gây bệnh trên người chính là việc sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi để trò bệnh cho ngừơi và không khoa học trong việc phòng và trò bệnh cho gia súc. Kháng sinh sử dụng trong thức ăn gia súc và những tồn dư của nó trong sản phẩm chăn nuôi sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh của con người khi con người sử dụng các sản phẩm này; nguyên nhân là do khả năng kháng thuốc của các dòng vi khuẩn gây bệnh ở động vật cũng có khả năng lan truyền sang con người và kết quả là khi con người bò nhiễm bệnh sẽ làm cho khả năng chữa trò khó, lâu dài và phức tạp hơn (ERS, 1996b., IOM, 1998). Việc tồn dư kháng sinh trong thòt heo cũng là một trong những nguyên nhân mà sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam không xuất khẩu được vì không đạt tiêu chuẩn “thòt sạch”. Theo Robert (1997) thì hầu hết thực vật đều có chứa chất bảo vệ để bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của vi khuẩn, nấm mốc; tương tự như ở động vật có khả năng đáp ứng miễn dòch để bảo vệ bản thân chúng. Những chất chiết xuất từ thảo mộc có nhiều dạng phân tử khác nhau nhưng sau khi được tách chiết và cô lập thì chúng đều thể hiện khả năng kháng khuẩn tốt. Nước ta có nhiều cây thuốc có tính kháng khuẩn đã được dùng để chữa bệnh cho người đạt hiệu quả cao, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu sâu rộng để sản xuất những chế phẩm cung cấp cho ngành chăn nuôi nhằm thay thế phần nào thuốc kháng sinh như xu hướng đã có trên thế giới. Mặt khác nhiều cây cỏ có tác dụng kích thích tiêu hóa ở người đã dùng trong Y học cổ truyền có thể dùng để kích thích tăng trọng của heo. Do vậy, nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm của y học chữa bệnh cho người với việc dùng các loại thảo dược có tính kháng khuẩn thay thế kháng sinh trong phòng bệnh, kích thích tăng trưởng cho heo là việc làm rất cần thiết và là một hướng có triển vọng đối với ngành chăn nuôi ở nước ta. Xuất phát từ thực tế đó; chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “sử dụng một số chế phẩm thảo dược bổ sung vào thức ăn để phòng bệnh đường ruột, đường hô hấp và kích thích tăng trưởng cho heo thòt”. Mục đích thí nghiệm Đánh giá hiệu quả kháng khuẩn, diệt khuẩn và kích thích tiêu hóa của các chế phẩm thảo dược đối với heo thòt nhằm thay thế kháng sinh để hạn chế tối đa sự tồn dư 4 kháng sinh trong thực phẩm và tránh hiện tượng lờn thuốc, kháng thuốc của các loại vi khuẩn gây bệnh. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.1 Vật liệu thí nghiệm a/ Các chế phẩm thảo dược sử dụng trong thí nghiệm là sản phẩm của đề tài nhánh “Sử dụng nguồn dược liệu thiên nhiên để bào chế một số chế phẩm phòng trò bệnh đường ruột, đường hô hấp và kích thích tăng trưởng heo” thuộc đề tài cấp Nhà nước KC0606. do Thạc sỹ Lê Văn Lăng và ctv., Khoa Dược – Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu bào chế với mục đích sử dụng cho heo. * Thuốc sát khuẩn – Phòng bệnh đường ruột (Ký hiệu là R) - Dạng trình bày: Cốm khô đóng gói trong giấy nhôm, 5 gam/gói - Thành phần: Vàng đắng, cỏ sữa lá lớn, tô mộc, vỏ măng cụt, phụ gia. - Thành phần hóa học: Đònh lượng alkaloid tính theo Berberin ≥ 200 mg/gói - Công dụng: Thuốc có tác dụng kháng khuẩn trên một số chủng vi khuẩn thử nghiệm như: E.coli, Shigella dysenteriae và Vibrio cholerae. Dùng phòng trò bệnh đường ruột của heo do nhiễm khuẩn, tiêu chảy. * Thuốc sát khuẩn – Phòng bệnh đường hô hấp (Ký hiệu là H) - Dạng trình bày : Cốm khô đóng trong gói giấy nhôm , 5 gam / gói. - Thành phần: Tinh dầu tràm, xuyên tâm liên, gừng, chất phụ gia. - Thành phần hóa học: Đònh lượng tinh đầu tràm theo Cineol ≥ 0,15 gam/ gói - Công dụng: Thuốc có tác dụng kháng khuẩn trên một số chủng vi khuẩn thử nghiệm như: Streptococcus haemolyticus, Staphylococcus aureus, Klebsiella sp. Staphylococcus aureus MASA. Dùng phòng trò bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cho heo. * Thuốc kích thích ăn uống, giúp heo tăng trưởng nhanh (Ký hiệu là T) - Dạng trình bày: Cốm khô đóng trong giấy nhôm, 3,5 gam/gói - Thành phần: Nghệ, trần bì, thần khúc, mật động vật, phụ gia. - Thành phần hóa học: Đònh tính Curcumin của nghệ và axit glycocholic của mật heo - Công dụng: Thuốc có tác dụng lợi mật, tăng tiết dòch vò, kích thích ăn uống và tăng cường hấp thu dưỡng chất. Ngoài ra thuốc còn có khả năng tăng cường miễn dòch, tăng sức đề kháng, giúp heo tăng trưởng tốt. * Các thuốc kháng sinh khác - Chlortetracycline 15% - Thường dùng phòng trò bệnh tiêu chảy cho heo. - Tiamulin – Thường dùng phòng trò bệnh đường hô hấp cho heo. 5 b/ Các nguyên liệu sử dụng phối trộn thức ăn như tấm, đậu nành, khô đậu nành, bắp, khoai mỳ, cám mỳ, bột cá…. c/ Heo dùng trong thí nghiệm là heo lai (Duroc x Yorshire x Landrace) 60 ngày tuổi, trọng lượng trung bình khoảng 20 kg. 2.2 Phương pháp thí nghiệm 2.2.1 Yêu cầu của thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trên heo lai ba máu (Duroc x Yorshire x Landrace), đồng đều về tuổi, trọng lượng, tính biệt. Số lượng heo ở mỗi lô thí nghiệm là ngang nhau. Heo thí nghiệm được nuôi trong cùng một điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, thành phần dinh dưỡng thức ăn của các lô thí nghiệm là như nhau. Kết thúc thí nghiệm sẽ lựa chọn ở mỗi lô thí nghiệm 2 heo (1 đực thiến và 1 cái) có trọng lượng trung bình để mổ khảo sát và đánh giá một số chỉ tiêu về chất lượng thòt. 2.2.2 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm 1 Nghiên cứu ảnh hưởng và xác đònh liều lượng thích hợp chế phẩm thảo dược “R” bổ sung vào thức ăn để phòng bệnh tiêu chảy cho heo thòt Thí nghiệm tiến hành từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2003 tại Trại Chăn nuôi Thống Nhất, Thái Mỹ, Củ Chi. Thí nghiệm gồm 5 lô - Lô 1: Đối chứng âm, không bổ sung chế phẩm - Lô 2: Đối chứng dương, bổ sung chlotetracyclin 15% với liều 400 ppm - Lô 3: Bổ sung chế phẩm R – tỷ lệ 0,20% - Lô 4: Bổ sung chế phẩm R – tỷ lệ 0,30% (tỷ lệ khuyến cáo của ĐH Y Dược) - Lô 5: Bổ sung chế phẩm R – tỷ lệ 0,40% Mỗi lô thí nghiệm được lặp lại 4 lần, mỗi lần 12 con. Tổng số heo của thí nghiệm này là 240 con (5lô x 4 lần x 12 con). Thí nghiệm 2 Nghiên cứu ảnh hưởng và xác đònh liều lượng thích hợp chế phẩm thảo dược “H” bổ sung vào thức ăn để phòng bệnh hô hấp cho heo thòt Thí nghiệm tiến hành từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2003 tại Trại Chăn nuôi Thống Nhất, Thái Mỹ, Củ Chi. Thí nghiệm gồm 5 lô - Lô 1: Đối chứng, không bổ sung chế phẩm - Lô 2: Đối chứng dương, bổ sung tiamuline với liều 200 ppm - Lô 3: Bổ sung chế phẩm H – tỷ lệ 0,20% - Lô 4: Bổ sung chế phẩm H – tỷ lệ 0,30% (tỷ lệ khuyến cáo của ĐH Y Dược) - Lô 5: Bổ sung chế phẩm H – tỷ lệ 0,40% 6 Mỗi lô thí nghiệm được lặp lại 4 lần, mỗi lần 12 con. Tổng số heo của thí nghiệm này là 240 con (5lô x 4 lần x 12 con). Thí nghiệm 3 Nghiên cứu ảnh hưởng và xác đònh liều lượng thích hợp chế phẩm thảo dược “T” bổ sung vào thức ăn nhằm kích thích tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng cho heo thòt Thí nghiệm gồm 4 lô - Lô 1: Đối chứng, không bổ sung chế phẩm - Lô 2: Bổ sung chế phẩm T – tỷ lệ 0,10% - Lô 3: Bổ sung chế phẩm T – tỷ lệ 0,20% (tỷ lệ khuyến cáo của ĐH Y Dược) - Lô 4: Bổ sung chế phẩm T – tỷ lệ 0,30% Mỗi lô thí nghiệm được lặp lại 4 lần, mỗi lần 12 con. Tổng số heo cần cho thí nghiệm này là 192 con (4lô x 4 lần x 12 con). Thí nghiệm 4 Xác đònh ảnh hưởng của việc bổ sung đồng thời hai chế phẩm “R” và “T” vào thức ăn đến tăng trưởng heo thòt Thí nghiệm gồm 3 lô - Lô 1: Đối chứng, không bổ sung chế phẩm - Lô 2: Bổ sung chlotetracyclin 15% với liều 400 ppm - Lô 3: Bổ sung đồng thời hai chế phẩm “R” và “T” với liều tốt nhất đã xác đònh ở các thí nghiệm trên Mỗi lô thí nghiệm được lặp lại 4 lần, mỗi lần 12 con. Tổng số heo cần cho thí nghiệm này là 144 con (3 lô x 4 lần x 12 con). Tổng số heo cần cho cả 4 thí nghiệm là 816 con Các chỉ tiêu theo dõi của các thí nghiệm Các chỉ tiêu theo dõi được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn 1: từ 60 ngày tuổi đến 116 ngày tuổi; giai đoạn 2: từ 116 ngày tuổi đến 172 ngày tuổi. - Trọng lượng ban đầu (60 ngày tuổi) - Trọng lượng sau 8 tuần thí nghiệm (116 ngày tuổi) - Trọng lượng sau 16 tuần thí nghiệm (172 ngày tuổi) - Tăng trọng qua từng giai đoạn - Số ngày tiêu chảy/con – Tỷ lệ % - Số con ho – Tỷ lệ % - Khả năng thu nhận thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn - Chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng của heo. - Đánh giá một số chỉ tiêu về chất lượng thòt 7 2.3 Đòa điểm và thời gian thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành tại Trại chăn nuôi Thống Nhất, Thái Mỹ, Củ Chi Thí nghiệm tiến hành từ tháng 6 năm 2003 đến tháng 4 năm 2004 Toàn bộ số liệu được thu thập và xử lý thống kê theo ANOVA trên phần mềm MINITAB 12.2 III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả thí nghiệm 1 - Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm thảo dược phòng bệnh tiêu chảy “R” vào thức ăn cho heo thòt Kết quả thí nghiệm cho thấy các chỉ tiêu về trọng lượng và tăng trọng sau 8 tuần thí nghiệm đã có sự khác biệt có ý nghóa giữa các lô thí nghiệm. Lô bổ sung chlotetracyclin có trọng lượng ở 56 ngày thí nghiệm là cao nhất. Trọng lượng heo cuối giai đoạn 1 tăng dần từ lô bổ sung 0,2% lên đến 0,3% rồi lại giảm dần ở lô 0,4% chế phẩm thảo dược “R”. Lô bổ sung 0,3% chế phẩm “R” tương đương với lô bổ sung 400 ppm chlotetracyclin và cao khác biệt có ý nghóa thống kê (P < 0,01) so với lô đối chứng, mặc dù trọng lượng cuối giai đoạn 1 của heo ở các lô bổ sung 0,2% và 0,4% chế phẩm “R” cao hơn lô đối chứng nhưng sự khác biệt này không có ý nghóa thống kê. Bảng 3.1 Các chỉ tiêu trọng lượng heo thí nghiệm 1 Chỉ tiêu Lô 1: ĐC Lô 2: KS Lô 3: 0,2%R Lô 4: 0,3%R Lô 5: 0,4% R P P ban đầu (Kg) 21,16 ± 0,24 21,11 ± 0,23 21,16 ± 0,11 21,11 ± 0,11 21,10 ± 0,03 0,625 P 56 ngày (Kg) 51,56 ± 0,67 b 53,53 ± 0,72 a 52,61 ± 0,34 ab 53,02 ± 0,12 a 52,55 ± 0,38 ab 0,001 P tăng g/đ 1 (Kg) 30,41 ± 0,85 b 32,43 ± 0,90 a 31,45 ± 0,23 ab 31,91 ± 0,08 a 31,55 ± 0,38 ab 0,004 DWG 1 (g/ngày) 543 ± 15,2 b 579 ± 16,1 a 562 ± 5,0 ab 570 ± 1,38 a 563 ± 6,8 ab 0,004 P kết thúc (Kg) 94,05 ± 0,35 b 96,14 ± 0,52 a 95,03 ± 0,57 ab 96,01 ± 0,48 a 95,07 ± 0,72 ab 0,001 P tăng g/đ 2 (Kg) 42,49 ± 0,82 42,60 ± 0,91 42,43 ± 0,66 42,99 ± 0,55 42,52 ± 0,36 0,793 DWG 2 (g/ngày) 759 ± 14,7 761 ± 16,1 758 ± 11,8 768 ± 9,8 759 ± 6,5 0,791 P tăng cả kỳ(Kg) 72,89 ± 0,27 b 75,03 ± 0,67 a 73,88 ± 0,57 ab 74,90 ± 0,52 a 74,07 ± 0,72 ab 0,001 DWG (g/ngày) 651 ± 2,4 b 670 ± 6 a 660 ± 5,1 ab 669 ± 4,6 a 661 ± 6,4 ab 0,001 * ĐC = đối chứng; KS = kháng sinh chlotetracyclin liều 400 ppm; P = tăng trọng; DWG = tăng trọng/ngày; g/đ = giai đoạn; * Các chữ khác nhau trong cùng một hàng biểu thò sự khác nhau có ý nghóa thống kê P<0,01. Trọng lượng heo khi kết thúc thí nghiệm ở lô bổ sung kháng sinh và lô bổ sung 0,3% chế phẩm “R” tương đương nhau và cao hơn có ý nghóa (P < 0.001) so với lô đối chứng, trọng lượng cuối kỳ của heo ở lô bổ sung 0,2% và 0,4% chế phẩm “R” không có sự kháng biệt so với đối chứng và các lô khác. Như vậy rõ ràng chỉ ở mức bổ sung 0,3% chế phẩm “R” mới có hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên tăng trọng bình quân của heo ở giai 8 đoạn 2 không có sự khác biệt thống kê giữa các lô thí nghiệm so với đối chứng, theo nhận xét của chúng tôi thì ở giai đoạn này heo ở các lô rất ít bò tiêu chảy, khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng là như nhau, vì thế các chỉ tiêu về tăng trọng ở giai đoạn này là không có sự khác biệt. Tăng trọng bình quân cả kỳ thí nghiệm ở lô bổ sung kháng sinh và lô bổ sung 0,3% chế phẩm thảo dược “R” tương đương nhau và cao hơn có ý nghóa thống kê (P < 0,001) so với đối chứng, lô bổ sung 0,2% và 0,4% chế phẩm “R” không có sự khác biệt so với đối chứng. Như vậy việc bổ sung kháng sinh chlotetracyclin với tỷ lệ 400 ppm và chế phẩm thảo dược phòng bệnh tiêu chảy “R” với tỷ lệ 0,3% vào thức ăn cho heo thòt đã có tác dụng cải thiện tăng trọng 6,62% và 4,97% ở giai đoạn sinh trưởng so với đối chứng. Tính chung cả kỳ thí nghiệm thì bổ sung chlotetracyclin với tỷ lệ 400 ppm và chế phẩm thảo dược phòng bệnh tiêu chảy “R” với tỷ lệ 0,3% đã có tác dụng cải thiện 2,9% và 2,76% tăng trọng so với không bổ sung. Việc bổ sung kháng sinh cũng như chế phẩm thảo dược “R” có tác dụng tốt đối với heo ở giai đoạn sinh trưởng nhưng hiệu quả đối với gia súc trưởng thành không cao. Đối với chế phẩm thảo dược phòng bệnh tiêu chảy “R” thì mức bổ sung 0,3% là hợp lý. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả tóm tắt của Zimmerman (1986) từ 1194 thí nghiệm trên 32555 heo cho thấy khi bổ sung chất kháng khuẩn vào thức ăn đã có tác dụng cải thiện tăng trọng 16,4% đối với heo sau cai sữa, 10,6% đối với heo choai và 4,25% đối với heo vỗ béo. Các nghiên cứu của Wheeler và Wilson (1996); Franz, Mathe và Buchbauer (1997) cho rằng các chất bào chế từ thảo mộc (Andrographis paniculata; Boerhaavia diffusa; Terminalia arjuna; Citrusllus colocynthis; Eclipta alba; Terminalia chebula; Aphanamixis rohituka; ….) có tác dụng kiểm soát bệnh lỵ, kích thích sinh trưởng, giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm tỷ lệ hao hụt và cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn trên heo. Kết quả tiêu thụ thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn cho thấy lượng thức ăn tiêu thụ của heo ở giai đoạn 1 của lô có bổ sung kháng sinh cao hơn so với đối chứng (P< 0,01) nhưng lượng thức ăn tiêu thụ ở các lô có bổ sung chế phẩm “R” không có khác biệt đáng kể so với các lô khác. Ở giai đoạn 2, lượng thức ăn ăn vào là ngang nhau ở tất cả các lô thí nghiệm và đối chứng. Có thể ở giai đoạn này, heo ít bò tiêu chảy và công tác phòng ngừa dòch bệnh ở cơ sở thực hiện tốt, vì thế heo mạnh khoẻ và việc bổ sung kháng sinh hay chế phẩm thảo dược đều không ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn vào của heo. Hệ số chuyển hóa thức ăn ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 cũng như bình quân cả kỳ thí nghiệm ở lô bổ sung kháng sinh thấp nhất hơn có ý nghóa thống kê (P < 0,01) so với đối chứng, các lô bổ sung chế phẩm thảo dược với các tỷ lệ khác nhau không có sự khác biệt thống kê so với lô đối chứng và lô bổ sung chlotetracyclin về hệ số chuyển hoá thức ăn. 9 Bảng 3.2 Các chỉ tiêu về thức ăn và chi phí thức ăn heo thí nghiệm 1 Chỉ tiêu Lô 1: ĐC Lô 2: KS Lô 3: 0,2%R Lô 4:0,3%R Lô 5:0,4%R P TTTĂ g/đ 1 (kg) 83,5 ± 0,58 b 85,0 ± 0,0 a 84,5 ± 0,58 ab 84,5 ± 0,58 ab 84,5 ± 0,58 ab 0,014 FCR g/đ1 (kg/kg) 2,75 ± 0,09 a 2,62 ± 0,07 b 2,69 ± 0,03 ab 2,65 ± 0,02 ab 2,68 ± 0,04 ab 0,074 TTTĂ g/đ 2 (kg) 127 ± 5,23 121 ± 3,46 124,5 ± 0,58 123,5 ± 1,00 123,8 ± 275 0,159 FCR g/đ 2 (kg/kg) 2,99 ± 0,07 a 2,84 ± 0,08 b 2,94 ± 0,06 ab 2,87 ± 0,06 ab 2,91 ± 0,07 ab 0,064 TTTĂ tổng số -kg 210,5 ± 5,8 206 ± 3,5 209 ± 0,0 208 ± 0,8 208 ± 2,6 0,436 FCR b/q (kg/kg) 2,89 ± 0,08 a 2,75 ± 0,06 b 2,83 ± 0,02 ab 2,78 ± 0,03 ab 2,81 ± 0,06 ab 0,024 Chi phí TĂ/kg TT 7483 ± 199 a 7125 ± 160 b 7336 ± 55 ab 7203 ± 74 ab 7293 ± 140 ab 0,021 * TTTĂ = tiêu thụ thức ăn; FCR = hệ số chuyển hóa thức ăn; b/q = bình quân; TĂ/kgTT = thức ăn/kg tăng trọng; * Các chữ khác nhau trong cùng một hàng biểu thò sự khác nhau có ý nghóa thống kê P<0,05. Tính chung cả kỳ thí nghiệm thì hệ số chuyển hóa thức ăn ở lô có bổ sung kháng sinh thấp hơn so đối chứng là 3,8% nhưng không có sự khác biệt thống kê so với các lô bổ sung chế phẩm thảo dược. Tương tự như hệ số chuyển hóa thức ăn, chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng ở lô bổ sung 400 ppm chlotetracyclin thấp hơn có ý nghóa thống kê (P < 0,05) so với lô đối chứng nhưng không có sự khác biệt thống kê so với các lô bổ sung các chế phẩm thảo dược “R”. Như vậy việc bổ sung chế phẩm thảo dược phòng bệnh tiêu chảy “R” chưa thực sự có tác dụng cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn và tiết kiệm chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng so với không bổ sung. Bảng 3.3 Số ngày con tiêu chảy và tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm 1 Chỉ tiêu Lô 1: ĐC Lô 2: KS Lô 3: 0,2%R Lô 4:0,3%R Lô 5: 0,4% R P Số ngày T/C g/đ 1 28,5 ± 3,4 a 12,5 ± 1,3 c 17,0 ± 2,6 bc 18,8 ± 1,0 b 19,0 ± 2,6 b 0,001 Tỷ lệ (%) 4,24 ± 0,51 a 1,86 ± 0,19 c 2,53 ± 0,39 bc 2,79 ± 0,14 b 2,83 ± 0,38 b 0,001 Số ngày T/C g/đ 2 9,0 ± 1,41 6,3 ± 1,7 7,0 ± 0,80 6,3 ± 1,71 7,8 ± 1,30 0,073 Tỷ lệ (%) 1,34 ± 0,21 0,93 ± 0,25 1,04 ± 0,12 0,93 ± 0,25 1,15 0,19 0,072 Tổng số ngày T/C 37,5 ± 2,38 a 18,75 ± 2,5 c 25,75 ± 1,71 b 23,25 ± 2,75 bc 26,75 ± 2,22 b 0,001 Tỷ lệ (%) 2,79 ± 0,18 a 1,40 0,19 c 1,92 ± 0,12 b 1,73 0,2 bc 1,99 ± 0,16 b 0,001 * T/C = tiêu chảy; g/đ = giai đoạn; * các chữ khác nhau trong cùng một hàng biểu thò sự khác nhau có ý nghóa thống kê P<0,001. [...]... Bổ sung chế phẩm thảo dược vào thức ăn ở giai đoạn sinh trưởng có hiệu quả hơn ở giai đoạn vỗ béo 17 - Bổ sung chế phẩm thảo dược phòng bệnh đường hô hấp “H” với các tỷ lệ từ 0,2% - 0,4% vào thức ăn cho heo thòt không ảnh hưởng gì đến các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng thòt heo - Bổ sung chế phẩm thảo dược kích thích tăng trưởng “T” với các tỷ lệ từ 0,1% 0,3% vào thức ăn cho heo thòt không ảnh... thụ thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn (bảng 3.6) cho thấy không có sự khác biệt thống kê giữa đối chứng và các lô thí nghiệm, chứng tỏ việc bổ sung chế phẩm thảo dược phòng bệnh hô hấp “H” không có ảnh hưởng gì đến lượng thức ăn ăn vào cũng như hệ số chuyển hóa thức ăn của heo Mặc dù hệ số chuyển hóa thức ăn và chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng của heo ở lô bổ sung 11 kháng sinh tiamuline có thấp... phẩm thảo dược “R” bổ sung vào thức ăn cho heo thòt thay thế cho kháng sinh, đặc biệt ở giai đoạn sinh trưởng của heo Giữa ba lô bổ sung chế phẩm thảo dược “R” thì ở lô bổ sung 0,3% - có các kết quả cải thiện về tăng trọng, chuyển hóa thức ăn và chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng 10 tốt hơn các lô bổ sung 0,2% và 0,4% chế phẩm Như vậy mức bổ sung 0,3% chế phẩm thảo dược phòng bệnh tiêu chảy “R” là hợp... Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm thảo dược phòng bệnh hô hấp “H” vào thức ăn cho heo thòt Kết quả về trọng lượng và tăng trọng của heo ở thí nghiệm 2 cho thấy trọng lượng giữa kỳ ở lô bổ sung kháng sinh cao hơn rõ rệt (P < 0,05) so với đối chứng, trọng lượng giữa kỳ ở các lô bổ sung chế phẩm phòng bệnh đường hô hấp “H” không có sự khác biệt về thống kê so với lô đối chứng và lô bổ sung 200 ppm tiamuline... và kích thích tăng trưởng vào thức ăn cho heo thòt Tuy nhiên việc bổ sung kháng sinh hay chế phẩm thảo dược chỉ có tác dụng tốt ở giai đoạn sinh trưởng mà ít có hiệu quả ở giai đoạn vỗ béo IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận - Bổ sung chế phẩm thảo dược phòng bệnh tiêu chảy “R” với tỷ lệ 0,3% vào thức ăn cho heo thòt đã có tác dụng cải thiện 2,76% tăng trọng, giảm tỷ lệ tiêu chảy 28,67% - 37,99% Bổ sung. .. không có sự khác biệt thống kê giữa lô bổ sung kháng sinh với lô bổ sung kết hợp các chế phẩm thảo dược - Việc bổ sung kháng sinh hay các chế phẩm thảo dược chỉ có tác dụng tốt đối với heo ở giai đoạn sinh trưởng mà ít có tác dụng ở giai đoạn vỗ béo 2 Đề nghò - Khuyến cáo áp dụng bổ sung kết hợp 0,3% chế phẩm thảo dược phòng bệnh tiêu chảy “R” với 0,2% chế phẩm kích thích tăng trưởng “T” vào thức ăn. .. thòt không ảnh hưởng gì đến các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng thòt heo - Bổ sung đồng thời 0,3% chế phẩm thảo dược phòng bệnh tiêu chảy “R” với 0,2% chế phẩm thảo dược kích thích tăng trưởng “T” vào thức ăn cho heo thòt đã có tác dụng cải thiện 2,6% tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn cho mỗi kg tăng trọng giảm 2,11%, chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng giảm 5,14%, tỷ lệ tiêu chảy giảm 26,7%... chứng và các lô thí nghiệm không có sự khác biệt thống kê Như vậy việc bổ sung kháng sinh hay các chế phẩm thảo dược không ảnh hưởng đến chất lượng của thòt heo Kết quả thí nghiệm 2 cho thấy chưa có ảnh hưởng rõ rệt của chế phẩm thảo dược phòng bệnh hô hấp “H” đối với heo thòt Cần tiếp tục nghiên cứu sâu rộng hơn nữa để tìm ra công thức bào chế chế phẩm thảo dược phòng bệnh hô hấp có tác động tốt cho heo. .. của heo ở thí nghiệm này thấp hơn tỷ lệ tiêu chảy của heo ở thí nghiệm 2 Có thể do chế phẩm “T” đã có tác động đến tiêu hoá và hấp thu thức ăn làm giảm sự phát triển của các vi sinh vật bất lợi, vì thế số heo bò tiêu chảy thấp hơn Như vậy, việc bổ sung chế phẩm thảo dược kích thích tăng trưởng “T” vào thức ăn cho heo thòt tuy có khuynh hướng cải thiện tăng trọng và chuyển hóa thức ăn nhưng hiệu quả không... của việc bổ sung đồng thời các chế phẩm thảo dược phòng bệnh tiêu chảy “R” và kích thích tăng trưởng “T” vào thức ăn cho heo thòt Xuất phát từ kết quả của các thí nghiệm trên đây, chúng tôi tiến hành thí nghiệm bổ sung đồng thời hai chế phẩm “R” và “T” nhằm đánh giá ảnh hưởng kết hợp của chúng đến khả năng tăng trưởng của heo, đồng thời so sánh với việc bổ sung kháng sinh trong thức ăn cho heo thòt . chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài sử dụng một số chế phẩm thảo dược bổ sung vào thức ăn để phòng bệnh đường ruột, đường hô hấp và kích thích tăng trưởng cho heo thòt”. Mục đích thí nghiệm . Bổ sung chế phẩm thảo dược phòng bệnh đường hô hấp “H” với các tỷ lệ từ 0,2% - 0,4% vào thức ăn cho heo thòt không ảnh hưởng gì đến các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng thòt heo. - Bổ sung. của việc bổ sung chế phẩm thảo dược phòng bệnh hô hấp “H” vào thức ăn cho heo thòt Kết quả về trọng lượng và tăng trọng của heo ở thí nghiệm 2 cho thấy trọng lượng giữa kỳ ở lô bổ sung kháng

Ngày đăng: 24/08/2014, 19:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Dat van de

  • Vat lieu va phuong phap thi nghiem

  • Ket qua va thao luan

  • Ket luan va de nghi

  • Phu luc

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan