Do đó, đề tài “Đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin từ phía nhà tuyển dụng Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Phương pháp nghiên cứu 3
3.1 Câu hỏi nghiên cứu 3
3.2 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
3.3 Phương pháp nghiên cứu 4
3.4 Phạm vi và thời gian nghiên cứu 5
4 Cấu trúc của luận văn 5
PHẦN NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN 7
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 7
1.2 Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài 13
1.3 Khung lý thuyết của đề tài 20
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1 Xây dựng công cụ đo lường 24
2.2 Tổng thể và mẫu nghiên cứu 25
2.3 Kiểm tra độ tin cậy của công cụ đo lường 27
2.4 Kiểm tra độ hiệu lực của công cụ đo lường 32
Trang 2CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1 Vị trí việc làm sau khi được tuyển dụng của sinh viên mới tốt nghiệp37 3.2 Tổ chức đào tạo sau khi tuyển dụng cho sinh viên mới tốt nghiệp 41
3.3 Đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng, và thái độ 48
3.4 Đánh giá chung về mức độ đáp ứng đối với công việc 52
PHẦN KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 PHỤ LỤC
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Hệ số Cronbach’s Alpha trên mẫu điều tra thử nghiệm 29Bảng 2.2: Hệ số Cronbach’s Alpha trên mẫu điều tra chính thức 31Bảng 2.3: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức độ đáp ứng về kiến thức của phiếu khảo sát nhà tuyển dụng 33Bảng 2.4: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức độ đáp ứng về kỹ năng của phiếu khảo sát nhà tuyển dụng 33Bảng 2.5: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức độ đáp ứng về thái độ của phiếu khảo sát nhà tuyển dụng 34Bảng 2.6: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức độ đáp ứng về kiến thức của phiếu khảo sát sinh viên 34Bảng 2.7: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức độ đáp ứng về kỹ năng của phiếu khảo sát sinh viên 35Bảng 2.8: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức độ đáp ứng về thái độ của phiếu khảo sát sinh viên 35Bảng 3.1: Vị trí việc làm sau khi được tuyển dụng 38Bảng 3.2: Phép thử Chi-Square về mối quan hệ giữa loại hình doanh nghiệp
và vị trí việc làm 40Bảng 3.3: Phép thử Chi-Square về mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và
vị trí việc làm 41Bảng 3.4: Tổ chức đào tạo sinh viên mới tốt nghiệp 42Bảng 3.5: Phép thử Chi-Square về mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và đào tạo bổ sung 43
Trang 4Bảng 3.6: Tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và đào tạo bổ sung 44
Bảng 3.7: Thời gian đào tạo sinh viên mới tốt nghiệp sau khi tuyển dụng 45
Bảng 3.8: Nội dung đào tạo sinh viên mới tốt nghiệp sau khi tuyển dụng 46
Bảng 3.9: Đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức 48
Bảng 3.10: Đánh giá mức độ đáp ứng về kỹ năng 50
Bảng 3.11: Đánh giá mức độ đáp ứng về thái độ 51
Bảng 3.12: Đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp 52
Bảng 3.13: Thời gian tìm việc làm của sinh viên mới tốt nghiệp 55
Bảng 3.14: Phép thử Chi-Square về mối quan hệ giữa loại hình doanh nghiệp và mức độ đáp ứng 57
Bảng 3.15: Phép thử Chi-Square về mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và mức độ đáp ứng 57
Bảng 3.16: Tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và mức độ đáp ứng đối với công việc 58
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tam giác đào tạo nhân lực "trường - sinh viên - doanh nghiệp" 21
Hình 1.2: Tam giác năng lực sinh viên cần có để làm việc cho các doanh nghiệp.21 Hình 1.3: Trường đào tạo năng lực cho sinh viên phù hợp yêu cầu doanh nghiệp.22 Hình 2.1: Số lượng doanh nghiệp được khảo sát 26
Hình 3.1: Vị trí việc làm sau khi được tuyển dụng 38
Hình 3.2: Tổ chức đào tạo sinh viên mới tốt nghiệp 42
Hình 3.3: Tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và đào tạo bổ sung 44
Hình 3.4: Thời gian đào tạo sinh viên mới tốt nghiệp sau khi tuyển dụng 45
Hình 3.5: Nội dung đào tạo sinh viên mới tốt nghiệp sau khi tuyển dụng 47
Hình 3.6: Đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp 52
Hình 3.7: Thời gian tìm việc làm của sinh viên mới tốt nghiệp 56
Hình 3.8: Tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và mức độ đáp ứng đối với công việc 59
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, khi sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt thì nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò rất quan trọng Do đó, thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đang rất quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực vì đó
là chìa khóa để tăng trưởng, phát triển bền vững, cạnh tranh hiệu quả trong kỷnguyên của kinh tế tri thức và toàn cầu hóa kinh tế
Thị trường lao động khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, chủ lực là Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu nhân lực cao về số lượng và chất lượng Theo thống kê và dự báo của Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực,
Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong giai đoạn 2010 - 2015, với tốc độ tăng chỗ làm việc mới là 3-3,5%/năm, thành phố sẽ có nhu cầu chung về nhân lực là 280.000 - 300.000 chỗ làm việc/năm (Trần Anh Tuấn, 2010) Ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành có nhu cầu nhân lực lớn Theo dữliệu của Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay, mỗi năm, các cơ sởđào tạo công nghệ thông tin trên cả nước đào tạo được 10.000 sinh viên với tốc độ tăng trưởng khoảng 10%, trong khi đó nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin hiện tại là 30.000 người (Trần Anh Tuấn, 2010) Do đó, các doanh nghiệp công nghệ thông tin đang thiếu lao động một cách trầm trọng Quyết định 1755/QĐ-TTg, ngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin
và truyền thông” đã chỉ ra rằng công nghệ thông tin là một ngành mũi nhọn của quốc gia, ngành có khả năng đem lại nhiều lợi nhuận và thúc đẩy tăng
Trang 7trưởng quốc gia Quyết định cũng chỉ ra rằng để đạt yêu cầu tăng trưởng, nhu cầu lao động ngành công nghệ thông tin hàng năm là rất cao, đến năm 2020
“80% sinh viên công nghệ thông tin và truyền thông tốt nghiệp ở các trường đại học đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế Tổng số nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin đạt một triệu người”
Trong khi đó, những năm gần đây, tình trạng sinh viên công nghệ thông tin sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc việc làm không phù hợpchuyên môn vẫn còn nhiều Theo số liệu khảo sát của dự án giáo dục đạihọc về việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp, chỉ có 30% đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng trong khoảng 200.000 sinh viên tốt nghiệp đại họchàng năm (Dự án Giáo dục Đại học 2, 2005) Trong đó, sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin cũng không thoát khỏi tình trạng này Như vậy, sốlượng sinh viên tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin được tuyển dụng vào các doanh nghiệp công nghệ thông tin quá ít
Thực trạng trên cho thấy hiện trạng công tác đào tạo của trường đại họcchưa đồng bộ với yêu cầu của nhà tuyển dụng Do đó, mức độ đáp ứng của sản phẩm đào tạo theo nhu cầu xã hội và doanh nghiệp đã và đang được cáclãnh đạo, nhà khoa học, nhà giáo và các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đào tạo phân tích, trao đổi và bàn bạc Điển hình có các nghiên cứu của Nguyễn Kim Dung (2005), Bùi Mạnh Nhị (2006), Trần Anh Tài (2009), Lê Văn Hảo (2010) Ngoài ra, các nghiên cứu, phát biểu về đánh giá nhằm tìm biện pháp nâng cao và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học còn được trình bày trong các hội thảo, hội nghị
Trang 8Cho đến nay, có rất nhiều bình luận liên quan đến mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng chưa có nhiều nghiên cứu chuyên biệt cho sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin Do đó,
đề tài “Đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin từ phía nhà tuyển dụng (Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh)” được đặt ra nhằm nghiên cứu, phân tích các đánh giá của doanh nghiệp, cụ thể là nhà tuyển dụng của các doanh nghiệp, về mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận văn là đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin
Mục tiêu cụ thể của luận văn là khảo sát các đánh giá của nhà tuyển dụng về mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp đạihọc ngành công nghệ thông tin, xét trên các phương diện kiến thức, kỹ năng,
và thái độ của sinh viên
3 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm giải đáp các câu hỏi sau đây:
- Sinh viên mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin thường được bố trí vào vị trí nào sau khi được tuyển dụng?
- Sinh viên mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin được tuyển dụng vào doanh nghiệp có cần đào tạo bổ sung không, nếu cần thì đào tạo nội dung
gì, và thời gian đào tạo là bao lâu?
Trang 9- Những kiến thức, kỹ năng, và thái độ của sinh viên hệ chính quy ngành công nghệ thông tin được nhà trường trang bị đáp ứng ở mức độ nào trước những yêu cầu của công việc trong doanh nghiệp công nghệ thông tin?
- Các nhà tuyển dụng đánh giá chung về mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin như thếnào?
3.2 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.2.1 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của luận văn là nhà tuyển dụng trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin và sinh viên mới tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành công nghệ thông tin
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành công nghệ thông tin
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tra cứu tài liệu: được áp dụng để đọc và nghiên cứu các bài viết của những nhà khoa học và nhà giáo dục học liên quan đến tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng
Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng trong nghiên cứu này
để phân tích và tổng hợp những câu hỏi khảo sát nhà tuyển dụng và sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin
Trang 10Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi để khảo sát ý kiến đánh giá của nhà tuyển dụng và sinh viên công nghệ thông tin đang làm việc tại doanh nghiệpcông nghệ thông tin.
Phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc để phỏng vấn các nhà tuyển dụng và sinh viên công nghệ thông tin đang làm việc tại doanh nghiệp để thuthập thông tin nhằm khẳng định thêm kết quả của phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
3.4 Phạm vi và thời gian nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là khảo sát doanh nghiệp công nghệthông tin trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian khảo sát của đề tài từ tháng 9/2012 đến tháng 01/2013
4 Cấu trúc của luận văn
Nội dung luận văn được cấu trúc thành ba chương và phần mở đầu, phần kết luận Trong chương một, các quan điểm của các nhà giáo dục học, nhà giáo lão thành về khái niệm "đào tạo theo nhu cầu xã hội" được hệ thống hóa
và trình bày theo từng chủ đề Từ những công trình nghiên cứu này, ba thực thể có quan hệ với nhau trong tiến trình đào tạo nhân lực bậc đại học là
"trường - sinh viên - doanh nghiệp" được nhận dạng một cách đầy đủ hơn và tam giác đào tạo nhân lực được đề xuất để trực quan hóa các quan hệ giữa các thực thể, và làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo Trong chương hai, các phương pháp thu thập thông tin, các công cụ đo lường, các phương pháp kiểm tra độ tin cậy, độ hiệu lực của công cụ đo lường được trình bày như là những phương pháp nghiên cứu chính của luận văn Chương ba trình bày kết quả xử
lý dữ liệu theo các câu hỏi mục tiêu như vị trí việc làm, đào tạo bổ sung cho
Trang 11sinh viên mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, và đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng, và thái độ của sinh viên mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin đối với doanh nghiệp Trong phần kết luận, luận văn tóm tắt lại những kết quả nghiên cứu một cách cô đọng, súc tích, gồm tam giác đào tạo nhân lực, kết quả đánh giá mức độ đáp ứng của sinh viên mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin đối với nhà tuyển dụng về vị trí công tác, về đào tạo bổ sung, về mức độ đáp ứng kiến thức, kỹ năng, và thái độ.
Trang 12PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
Mục tiêu chính của luận văn là phân tích các đánh giá của nhà tuyển dụng về mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin Trong đó, "đáp ứng" được hiểu là phản hồi lại đúng với một đòi hỏi, một yêu cầu xác định; "mức độ" được hiểu là một mức nào đó trên một thang độ đo được xác định rõ ràng; "công việc" là việc cụ thểphải bỏ công sức ra để làm (Từ điển Tiếng Việt phổ thông, 2002) Một cách tổng quát, “mức độ đáp ứng đối với công việc” là thuật ngữ được dùng để xác định sự hoàn thành các yêu cầu, các đòi hỏi của công việc đạt đến mức nào trên thang đánh giá Trong luận văn này, mức độ đáp ứng đối với công việc chỉ định mức độ thích hợp của sinh viên đối với yêu cầu của nhà tuyển dụng Năng lực là khả năng, là điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có đểthực hiện một hoạt động nào đó Năng lực cũng được hiểu là phẩm chất tâm
lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào
đó với chất lượng cao (Từ điển Tiếng Việt phổ thông, 2002) Nói cách khác, năng lực được hiểu là toàn bộ khả năng của con người, tổ chức và xã hội đểthực hiện thành công công việc (OECD/DAC, 2006) Tháp năng lực được xây dựng bởi Potter và Brough chỉ ra rằng nhu cầu năng lực gồm bốn lĩnh vực lớn
là công cụ, kỹ năng, nhân viên và cơ sở vật chất, vai trò cấu trúc và hệ thống (Potter C va Brough R, 2004) Một cách tổng quát, năng lực là khả năng của
Trang 13các cá nhân, tổ chức và xã hội để thực hiện chức năng, giải quyết vấn đề, thiết lập và đạt được những mục tiêu lâu dài (UNDP, 2006) Trong nghiên cứu này, thuật ngữ "năng lực" được dùng ở mức cá nhân để chỉ kiến thức, kỹ năng, và thái độ của mỗi sinh viên
Kiến thức là một hợp phần của năng lực, kiến thức liên quan đến sự hiểu biết, ý nghĩa, thông tin, giảng dạy, giáo dục, giao tiếp, diễn tả, học hỏi, suy luận, nhận thức và kích thích trí óc Kiến thức được định nghĩa là những điều hiểu biết có được do từng trải, hoặc do học tập, gồm ba tiêu chí khả tín, xác thực, và chứng minh được (Từ điển Tiếng Việt phổ thông, 2002) Nói cách khác, định lượng kiến thức được tính bằng “biết điều gì”, có bốn phạm trù là thực tế, khái niệm, tiến trình, và siêu nhận thức Kiến thức thực tế gồm những kiến thức riêng biệt và kiến thức về những chi tiết cụ thể Kiến thức thuộc vềkhái niệm bao hàm hệ thống thông tin, như những sự phân loại và những phạm trù Kiến thức tiến trình bao gồm những thuật toán, phương pháp giải quyết vấn đề bằng rút kinh nghiệm (hay là dựa trên kinh nghiệm), công nghệ,
và những phương pháp cũng như những kiến thức về việc khi nào chúng ta nên sử dụng tiến trình này Kiến thức siêu nhận thức là những kiến thức trong quá trình tư duy và những thông tin về cách vận dụng quá trình này một cách
có hiệu quả (Lorin Anderson, 1999) Trong nghiên cứu này, kiến thức được hiểu là những điều hiểu biết có được trong học tập hoặc trong cuộc sống.Một trong ba hợp phần của năng lực cá nhân là kỹ năng Kỹ năng là khảnăng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế (Từ điển Tiếng Việt phổ thông, 2002) Kỹ năng của một cá nhân giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống và được biểu hiện rất đa dạng, phức tạp, phong phú Kỹ năng bao gồm cử động thể chất, sự hợp tác và sử dụng
Trang 14các lĩnh vực thuộc kỹ năng động cơ, sự phát triển các kỹ năng này đòi hỏiphải có sự thực hành và được đo lường trên khía cạnh tốc độ, sự chính xác,khoảng cách, quy trình hoặc các kỹ thuật thực hiện Năm hạng mục chínhđược liệt kê từ hành vi đơn giản nhất tới hành vi phức tạp nhất: Sự tự nhiênhóa, sự ăn khớp, sự chính xác, sự thao tác, sự bắt chước (Dave, 1975) Nhiều nhà khoa học đã định nghĩa kỹ năng từ những góc nhìn khác nhau như “kỹnăng là các phương thức thực hiện hoạt động – cái mà con người lĩnh hội được” (V.A.Kruteski, 1980), “kỹ năng là khả năng sử dụng tri thức và các kỹxảo của mình một cách có mục đích và sáng tạo trong quá trình của hoạt động thực tiễn Kỹ năng là khả năng tự tạo của con người” (A.V.Barabasicoov, 1963) Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ kỹ năng như là sựvận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện công việc một cách hiệu quả.
Thái độ được dùng ở đây như là một hợp phần xác định năng lực cá nhân Thái độ là một hiện tượng tâm lý phức tạp, tồn tại, diễn biến, biểu hiện dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau trong đời sống của con người Thái
độ bao gồm hành vi mà ở đó chúng ta giải quyết mọi chuyện trên cơ sở tìnhcảm, chẳng hạn như cảm xúc, các giá trị, sự trân trọng, lòng nhiệt tình, độnglực và thái độ, Năm lĩnh vực hoạt động chính được liệt kê bắt nguồn từ hành
vi đơn giản nhất tới phức tạp nhất: Tiếp thu các giá trị, tổ chức, đánh giá,phản hồi, đón nhận (Krathwohl, Bloom, Masia, 1973) Các nhà nghiên cứu nhìn nhận thái độ như là một thành phần của nhân cách, có mối quan hệ với các thuộc tính của nhân cách Thái độ được hiểu là những biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động) của ý nghĩ, tình cảm đối với người hoặc việc, hay nói cách khác đó là cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình (Từ điển Tiếng
Trang 15Việt phổ thông, 2002) Từ những nhãn quan, những yêu cầu khác nhau, các nhà nghiên cứu đã cho những khái niệm về "thái độ" như sau: “thái độ là những cử chỉ, phong thái, ý nghĩ liên quan đến những hoàn cảnh xã hội” (Guilford, 1964), “mỗi người thường có những phản ứng riêng biệt của mình đối với những tác động của cuộc sống xung quanh, nhưng phản ứng ấy là thái
độ đặc trưng của từng người đối với những tác động đó Thái độ và hành vi tương ứng với nó, tương đối ổn định và bền vững gọi là nét tính cách” (Phạm Minh Hạc, 1998) Trong nghiên cứu này, chúng tôi hiểu thái độ là tính cách của con người thể hiện qua công việc
Như vậy, năng lực của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành công nghệthông tin là kiến thức, kỹ năng và thái độ giúp sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin tại các trường đại học có thểthích nghi tốt và hoạt động hiệu quả trong công việc Nghiên cứu mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin là nghiên cứu mức độ hoàn thành các yêu cầu, đòi hỏi của công việc, hay nói cách khác là kiểm chứng mức độ thành công của sinh viên sau khi tốt nghiệp Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng thang đo Likert năm mức độ: Rất tốt, tốt, trung bình, kém, rất kém để đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin Mức độđáp ứng rất tốt nghĩa là với những kiến thức, kỹ năng, và thái độ được đào tạo thì sinh viên đáp ứng một cách xuất sắc các yêu cầu công việc được giao.Mức độ đáp ứng tốt là với những kiến thức, kỹ năng, thái độ được đào tạo thì sinh viên hoàn thành tốt các yêu cầu công việc Mức độ đáp ứng trung bìnhnghĩa là việc ứng dụng các kiến thức, kỹ năng, thái độ khi được đào tạo trong trường đã giúp sinh viên hoàn thành tương đối các công việc được giao Mức
Trang 16đáp ứng rất kém là sinh viên hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu công việc.
1.1.2 Giới thiệu chung về ngành công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông
- nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và
xã hội Công nghệ thông tin phục vụ trực tiếp cho việc cải tiến quản lý Nhà nước, nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Công nghệ thông tin được phát triển trên nền tảng phát triển của các công nghệ Điện tử - Tin học - Viễn thông và tự động hoá (Nghị quyết 49/CP, 04-08-1993)
Các lĩnh vực chính của công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu,
xử lý, lưu trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin sốbởi các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông Một vài lĩnh vực hiện đại và nổi bật của công nghệ thông tin như: các tiêu chuẩn Webthế hệ tiếp theo, sinh tin, điện toán đám mây, hệ thống thông tin toàn cầu, tri thức quy mô lớn và nhiều lĩnh vực khác Các nghiên cứu phát triển chủ yếu trong ngành khoa học máy tính
Ngành công nghệ thông tin trong các trường đại học được chia thành nhiều chuyên ngành như hệ thống thông tin, công nghệ phần mềm, khoa học máy tính, mạng và truyền thông máy tính,…
Mục tiêu chung của chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để phát
Trang 17triển toàn diện, có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn tốt, đáp ứng nhu cầu nhân lực phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Về năng lực, sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin có khả năng tham mưu tư vấn và có khả năng thực hiện nhiệm vụ với tư cách như một chuyên viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đáp ứng các yêu cầu vềnghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu và phát triển ngành công nghệ thông tin trong tương lai
Về kiến thức, sinh viên ngành công nghệ thông tin được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về công nghệ thông tin, cũng như được định hướng một số vấn đề hiện đại tiệm cận với kiến thức chung về công nghệ thông tin của thế giới
Về kỹ năng, sinh viên ngành công nghệ thông tin được đào tạo kỹ năng thực hành cao trong hầu hết các lĩnh vực của công nghệ thông tin, cho phép sinh viên tốt nghiệp dễ dàng hòa nhập và phát triển trong môi trường làm việc mới Ngoài ra, sinh viên ngành công nghệ thông tin cũng được trang bị kỹnăng tự học tập, nghiên cứu, làm việc theo nhóm và kỹ năng giao tiếp
Về thái độ, sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin có phẩm chất chính trị tốt, nhiệt tình trong công việc, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, có đạo đức nghề nghiệp
Chương trình đào tạo gồm các kiến thức cơ bản của ngành công nghệthông tin và một số định hướng chuyên sâu ứng dụng công nghệ thông tintrong những lĩnh vực cụ thể, có bổ sung thêm các kỹ năng mềm, giúp nâng
Trang 18Phương pháp đào tạo phát huy tính chủ động của sinh viên, chú trọng thực hành, cùng với học lý thuyết trên giảng đường, sinh viên được thực tập, làm quen với thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh, tự tin khi ra trường bắt đầu sự nghiệp.
1.2 Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm qua, với vai trò là quốc sách, với mục tiêu là đào tạo nhân lực phục vụ tiến trình phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hiện đại, giáo dục được đầu tư mạnh mẽ từ nhiều nguồn, của ngân sách nhà nước
và của xã hội Tuy nhiên, tiến trình phát triển công nghiệp diễn ra quá nhanh làm cho tiến trình phát triển giáo dục không đuổi theo kịp Thật vậy, không khó lắm để nhận ra rằng trên con đường phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại, Việt Nam đang được đặt trong một bối cảnh phải phát triển "kép" Thứ nhất là vì đây là một thời kỳ mà thế giới có tốc độ phát triển công nghiệp rất nhanh với nền công nghiệp dựa trên tri thức; thứ hai là nước ta chuyển từnền kinh tế kế hoạch hóa với trình độ công nghiệp rất thấp chuyển sang nền kinh tế thị trường với đòi hỏi trình độ công nghiệp ngang tầm thế giới để đủsức cạnh tranh và hội nhập Do đó, hơn lúc nào hết, đất nước chúng ta đang cần một một lực lượng lao động trình độ cao Nhu cầu này đã và đang tạo nên một sức ép rất lớn đối với nền giáo dục vốn không thể phát triển nhanh như công nghiệp Sự thiếu đồng bộ giữa yêu cầu của nền kinh tế cần có một lực lượng lao động trình độ cao, số lượng nhiều với một sự tăng trưởng giáo dục khá chậm chạp không những đã làm chậm tốc độ phát triển kinh tế, mà còn đưa nền giáo dục đến nhiều bất cập Nhiều chương trình đào tạo đại học chưa kịp chuyển từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường, sản phẩm đào tạo là sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng hoặc đáp ứng không đầy đủ các yêu
Trang 19cầu của nhà tuyển dụng Từ đó phát sinh ra tình trạng thừa người tốt nghiệp đại học, thiếu kỹ sư trong các nhà máy Đó là một sự lãng phí vô cùng lớn vì các đầu tư không nhỏ của xã hội và cá nhân cho việc học đại học của sinh viên không được sử dụng hiệu quả.
Trước những bất cập đó, một bức tranh toàn cảnh giáo dục – đào tạo cần được phát họa đầy đủ từ nhiều góc nhìn khác nhau để có thể nhận dạng vị trí của nền giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học Việt Nam trên bản đồ giáo dục của thế giới Bức tranh “Toàn cảnh giáo dục – đào tạo Việt Nam” (Vietnam Education Discovery) do nhiều nhà giáo lâu năm, những nhà giáo dục học kinh nghiệm nghiên cứu từ nhiều góc nhìn phong phú không những đã mô tả
vị trí của nền giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục thế giới, mà còn chỉ ra những khiếm khuyết, bất cập của nền giáo dục Đối với giáo dục đại học, bức tranh cho thấy sự không liện tục trong tiến trình tạo ra và cung ứng nhân lực, nghĩa là có một độ vênh đáng kể giữa bên cung ứng nhân lực là các trường đại học và bên sử dụng nhân lực là doanh nghiệp
Tiến trình chuyển hóa từ hệ thống giáo dục phục vụ nền kinh tế kế hoạch hóa sang hệ thống giáo dục phục vụ nền kinh tế thị trường, hội nhập vào tiến trình phát triển công nghiệp của thế giới, đã làm những giá trị giáo dục cũ không còn được áp dụng trong khi những giá trị mới chưa được xác lập, chất lượng giáo dục bị thách thức nghiêm trọng Do đó, hệ thống giáo dục phải vừa đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao cho một xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại, vừa đáp ứng những tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng để giáo dục đại học Việt Nam có thể hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa Do đó, những yêu cầu, những cơ hội và thách thức của công tácđảm bảo chất lượng của giáo dục đại học Việt Nam cũng là một quá trình kép
Trang 20(Nguyễn Văn Hiệu, 2012) Hội nhập vào thị trường cạnh tranh quốc tế, hệthống giáo dục cần phải cấp tốc nâng cao chất lượng của giáo dục đại học đểbảo đảm nhân lực được đào tạo ngang tầm thế giới Từ nhận thức đó, các trường đại học đã từng bước tham gia các chương trình đánh giá chất lượng giáo dục đại học theo các chuẩn mực quốc tế bởi các chuyên gia, tổ chức quốc
tế, đặc biệt là Mạng lưới chất lượng châu Á - Thái bình dương với những hội nghị hàng năm để thúc đẩy và giúp đỡ các trường đại học tham gia đánh giá
và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ngang tầm thế giới
Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa chuyển sang một nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế một cách sâu rộng, giáo dục học đại học cần phải đổi mới để
đủ sức đảm nhận vai trò cung ứng nhân lực Đổi mới của giáo dục đại học là khâu then chốt trong đổi mới giáo dục vì đổi mới giáo dục đại học không chỉthay đổi cách thức và chất lượng tạo ra nhân lực cung ứng cho nền kinh tế, mà còn thúc đẩy sự đổi mới chuỗi giáo dục trước đại học, giáo dục phổ thông Nhận ra những yêu cầu cấp bách của giáo dục đại học, Thủ tướng đã ra chỉ thị
số 296/CT-TTg ngày 27/2/2010 về đổi mới giáo dục đại học, trong đó nhấn mạnh khâu đột phá để tạo ra sự đổi mới toàn diện của giáo dục đại học là đổi mới quản lý giáo dục đại học, bao gồm quản lý nhà nước về giáo dục đại học
và quản lý của các cơ sở đào tạo, để từ đó đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học một cách bền vững
Thực hiện mục tiêu đào tạo nhân lực của Luật giáo dục Việt Nam, trước hết đổi mới giáo dục đại học phải hướng đến đảm bảo cung ứng nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu đa dạng của nền kinh tế đang phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại Từ nhu cầu thực tiễn đó, chủ trương “Nhà trường gắn liền với xã hội” (Nghị quyết số 14-NQ/TW, 1979) được một số tác
Trang 21giả đã phân tích làm rõ hơn khái niệm "nhu cầu xã hội" để giúp cho các trường đại học, cao đẳng nhận thức và thực hiện một cách đầy đủ nhu cầu xã hội (Lê Văn Hảo, 2010) Trong tiến trình nhận dạng "nhu cầu xã hội", các nhà giáo dục đã nhận ra các thực thể xã hội là nhà trường, sinh viên, và nhu cầu xã hội, trong đó sự quan hệ của nhà trường và sinh viên với nhu cầu xã hội là cung cấp thông tin và yêu cầu để xây dựng mục tiêu, các giải pháp đổi mới công tác đào tạo của nhà trường (Trần Đình Mai, 2009) Khi nhận dạng "nhu cầu xã hội", hầu hết các tác giả đồng tình với quan niệm sức lao động là hàng hóa và cho rằng tại Việt Nam đã hình thành một thị trường lao động
Đến đây, các nhà khoa học đã nhận dạng "nhu cầu xã hội" là thị trường lao động và cho rằng đào tạo phải phục vụ thị trường lao động, nói khác đi đầu ra của giáo dục đại học là thị trường lao động Trong quan hệ giữa đào tạo
và thị trường lao động, thì thị trường lao động quyết định mức độ chất lượng đào tạo vì thị trường lao động là khách hàng của trường Các hội thảo quốc gia "Đào tạo theo nhu cầu xã hội" do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức vào các năm 2005 và 2007 đã nhấn mạnh đến sự đồng bộ giữa nhà trường với thịtrường lao động Tại đây, những nhà giáo dục học, nhà giáo lão thành đã nêu lên mối quan tâm sâu sắc về khả năng đáp ứng với yêu cầu thực tế của sinh viên tốt nghiệp Cùng với sự quan tâm đó, cùng với quan điểm đặt giáo dục đại học trong quan hệ với thị trường lao động, các tác giả Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Kim Dung (2006) đã làm khảo sát và báo cáo về chất lượng sinh viên tốt nghiệp đại học dựa trên kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bài viết “Chất lượng sản phẩm đào tạo của các trường đại học Việt Nam” Từ đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị về giải pháp nâng cao chất lượng sinh viên tốt nghiệp
Trang 22Cuối cùng, nhu cầu xã hội được nhận dạng một cách cụ thể hơn đó là nhu cầu của doanh nghiệp Đến đây, một quan hệ mới được cho là cần thiết là quan hệ "trường - doanh nghiệp" Nhiều tác giả đã cố gắng xây dựng những
mô hình chung cho quan hệ này như hợp tác cùng có lợi Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhờ tiếp cận nguồn nhân lực phù hợp yêu cầu cho doanh nghiệp, trường có một đích đến định sẵn để thiết kế nội dung đào tạo, lựa chọn giáo viên tối ưu và giảm bớt khó khăn kinh phí cho trường (Phùng Xuân Nhạ, 2009) Một số tác giả khác đi xa hơn trong tiến trình xích lại gần nhau của trường và doanh nghiệp khi phân tích những nguyên nhân chưa có sự gắn kết giữa trường và doanh nghiệp Trên cơ sở phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan của sự lỏng lẻo, chưa gắn chặt của mối quan hệ này xuất phát từhai phía, trường và doanh nghiệp, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần làm cho sản phẩm đào tạo của các trường đại học đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu (Trần Anh Tài, 2009)
Đồng thời với tiến trình nhận dạng "nhu cầu xã hội", nhiều nhà giáo dục học thảo luận những vấn đề liên quan đến chất lượng giáo dục để tìm ra những giải pháp chung cho việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học Các tác giả làm rõ hơn khái niệm chất lượng giáo dục, thảo luận về các quan điểm, phương pháp nhìn nhận, đánh giá chất lượng giáo dục đại học, hoặc để chia sẻkinh nghiệm đảm bảo chất lượng Một số trường như đi sâu hơn trong các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục đại học như sắp xếp thời khóa biểu học hợp lý hơn, định kỳ tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở các tổ bộmôn, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ kỉ luật của giảng viên ở trên lớp, tổ chức
ra đề thi, kiểm tra bài và chấm bài độc lập với việc giảng dạy môn học…, được đưa ra tại hội thảo “Đảm bảo chất lượng năm 2012” tổ chức tại trường
Trang 23Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, có một vài nghiên cứu đánh giá chất lượng đào tạo của trường
và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng theo hướng tiếp cận cựu sinh viên Hướng nghiên cứu này thường do các trường đại học thực hiện Các nghiên cứu chủ yếu quan tâm đến việc đánh giá sản phẩm đầu ra hay nói cách khác là kiểm chứng mức độ đáp ứng đối với công việc của những sinh viên đã tốt nghiệp Năm 2002, Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã đánh giá chất lượng đào tạo từ góc nhìn của cựu sinh viên ở các khía cạnh chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và kết quả đào tạo đểđưa ra những mặt mạnh và mặt yếu trong công tác đào tạo của nhà trường và
đề xuất một số cải tiến để nâng cao chất lượng đào tạo Trường Đại học Cần Thơ năm 2010 đã công bố kết quả đánh giá của sinh viên và cựu sinh viên vềkết quả đào tạo giáo viên của khoa sư phạm về kiến thức chuyên môn, nghiệp
vụ sư phạm, việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực, hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên và việc phát triển các kỹ năng sống và học tập suốt đời cho người học Các trường Đại học Nha Trang, trường Đại học Quốc
tế, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường Đại học Khoa học
Tự nhiên, trường Đại học Kinh tế, trường Đại học Ngoại thương,… có kếhoạch định kỳ khảo sát lấy ý kiến của cựu sinh viên về các mặt hoạt động, qua
đó giúp nhà trường điều chỉnh và nâng cao chất lượng đào tạo Cách tiếp cận này rất hiệu quả để các trường đại học nhận được phản hồi trực tiếp về những
kỹ năng và kiến thức cần thiết trong thực tế công việc nhằm điều chỉnh chương trình giảng dạy Tuy nhiên, hướng nghiên cứu này ít quan tâm đến ý kiến của nhà tuyển dụng
Trang 24Bên cạnh đó, một số tác giả đặt yêu cầu của nhà tuyển dụng như một mặt tham chiếu để đánh giá chất lượng đào tạo và làm căn cứ để các trường điểu chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy của mình Bài viết “Các tiêu chí cơ bản để chọn sinh viên tốt nghiệp đối với các nhà tuyển dụng” của tác giảNguyễn Kim Dung đã trình bày các yêu cầu cơ bản đối với sinh viên tốt nghiệp đại học theo quan điểm nhà tuyển dụng Nghiên cứu “Đánh giá mức
độ đáp ứng chất lượng nguồn nhân lực theo yêu cầu doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long được đào tạo bậc đại học trở lên” (tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2012) công bố kết quả đo lường mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về chất lượng nhân lực đào tạo từ các trường đại học”
Những công trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu xã hội trên đây đã đặt nền tảng rất cơ bản, định hướng rõ ràng cho công cuộc đổi mới giáo dục đại học Các công trình đã làm tường minh các khái niệm "nhu cầu xã hội", đã chỉ ra những thực thể trong quy trình đào tạo nhân lực và tác động của nhân lực đến sự phát triển kinh tế xã hội, hội nhập thị trường thế giới Một số công trình cũng đi sâu nghiên cứu và triển khai những biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đào tạo Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu ở mức vĩ mô, còn rất ít công trình mang tính đặc thù của ngành nghề Khoa Quản lý công nghiệp trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu “Yêu cầu của nhà tuyển dụng vềnhững kỹ năng đối với sinh viên mới tốt nghiệp các ngành quản lý - kinh tế : Ứng dụng phương pháp phân tích nội dung” Bằng phương pháp phân tích nội dung (content analysis), các tác giả đã phân tích nội dung của hơn ba trămmẫu quảng cáo tuyển dụng trên các báo tuyển dụng lớn của Việt Nam đối với
Trang 25các ứng viên mới tốt nghiệp đại học để tìm hiểu các yêu cầu của nhà tuyển dụng về các kỹ năng cần có của nhóm nhân viên này.
Tóm lại, khái niệm "đào tạo theo nhu cầu xã hội" đã chỉ ra quan hệ của các thực thể: trường, sinh viên, doanh nghiệp Trong đó, đại diện cho doanh nghiệp là nhà tuyển dụng Trong thực tế, có thể có những tính chất chung cho quan hệ giữa trường và doanh nghiệp đối với những ngành nghề khác nhau, nhưng với mỗi ngành nghề có những đặc thù riêng Trong luận văn này, chúng tôi chọn công nghệ thông tin làm ngành nghề nghiên cứu để đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên theo quan điểm của nhà tuyển dụng, xét trên các phương diện kiến thức, kỹ năng, và thái độ của sinh viên
1.3 Khung lý thuyết của đề tài
Khái niệm "đào tạo theo nhu cầu xã hội" đã được nhiều nhà giáo dục học chỉ ra ba thực thể tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội là "trường, sinh viên, doanh nghiệp" Sự quan hệ giữa ba thực thể này trong quy trình đào tạo nhân lực được biểu diễn trong tam giác đào tạo nhân lực "trường - sinh viên - doanh nghiệp" (Hình 1.1)
Trong tam giác đào tạo nhân lực "trường - sinh viên - doanh nghiệp", quan hệ từ trường đến sinh viên là "đào tạo", trường "đào tạo" sinh viên; quan
hệ từ sinh viên đến doanh nghiệp là "làm việc", sinh viên "làm việc" cho doanh nghiệp; quan hệ giữa trường và doanh nghiệp là quan hệ 2 chiều, "cung ứng" và "tiêu thụ", trường "cung ứng" lao động cho doanh nghiệp, doanh nghiệp "tiêu thụ" sản phẩm đào tạo của trường
Trang 26Hình 1.1: Tam giác đào tạo nhân lực "trường - sinh viên - doanh nghiệp"
Sinh viên được tuyển dụng vào làm việc cho một doanh nghiệp cần có một năng lực phù hợp với doanh nghiệp Năng lực của sinh viên là một tập hợp của kiến thức, kỹ năng, và thái độ, được biểu diễn trong tam giác năng lực sinh viên "kiến thức - kỹ năng - thái độ" (Hình 1.2)
Hình 1.2: Tam giác năng lực sinh viên cần có để làm việc cho các doanh nghiệp
Trang 27Với tam giác năng lực sinh viên, mô hình tam giác đào tạo nhân lực
"trường - sinh viên - doanh nghiệp" được cụ thể hơn với những yêu cầu sinh viên cần được trang bị để làm việc cho các doanh nghiệp (Hình 1.3) Để có năng lực này, sinh viên phải được học trong chương trình đào tạo hoặc tự học,
tự rèn luyện Do đó, chương trình đào tạo của trường cần trang bị cho sinh viên năng lực phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp Trong thực tế, yêu cầu của nhiều doanh nghiệp khác nhau rất đa dạng, chương trình và tổ chức đào tạo của trường được đặt trên nền tảng những yêu cầu chung của các doanh nghiệp trong từng lĩnh vực ngành nghề
Hình 1.3: Trường đào tạo năng lực cho sinh viên phù hợp yêu cầu doanh nghiệp
Trang 28Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy thực tế nước ta, quan hệ "trường doanh nghiệp" chưa được xác lập rõ ràng, nhiều trường vẫn chưa nhận thức một cách đầy đủ sứ mệnh cung ứng nhân lực cho doanh nghiệp, và nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến công tác đào tạo của trường, chưa có trách nhiệm với trường Do đó, sự thiếu đồng bộ giữa chương trình đào tạo của trường và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp là không thể tránh khỏi.
Trang 29-CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Xây dựng công cụ đo lường
Bảng hỏi và phỏng vấn sâu bán cấu trúc là hai công cụ đo lường đượcthiết kế để đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốtnghiệp đại học ngành công nghệ thông tin
Hai mẫu bảng hỏi được thiết kế để khảo sát nhà tuyển dụng trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin và sinh viên mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin đang làm việc tại doanh nghiệp Hai mẫu bảng hỏi có nội dung và cấu trúc tương tự, gồm năm phần chính là thông tin chung về đối tượng khảo sát, vị trí việc làm, đào tạo bổ sung cho sinh viên mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, đánh giá chung về mức độ đáp ứng đối với công việc, và đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng, và thái độ của sinh viên mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin đối với doanh nghiệp
Để tăng tính hiệu quả cho bộ công cụ đo lường, đề tài sử dụng thang đo định danh và thang đo Likert năm mức độ Trong bảng hỏi, thang đo địnhdanh được dùng để phân chia các lớp đối tượng, các đặc trưng của từng đốitượng như: loại hình hoạt động, quy mô doanh nghiệp, vị trí việc làm, thời gian đào tạo, kiến thức đào tạo
Thang đo Likert dùng khảo sát mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên, gồm các câu hỏi đóng đưa ra các phương án trả lời sẵn để ngườiđược hỏi lựa chọn với năm mức độ trả lời từ khả năng đáp ứng rất tốt đếnkhả năng đáp ứng rất kém Ngoài ra, các câu hỏi mở cũng được đưa ra trong bảng hỏi để người được hỏi đưa ra các quan điểm về vấn đề cần nghiên cứu
Trang 30Các câu hỏi khảo sát được chia thành ba mảng chính Mảng thứ nhất là đánh giá mức độ đáp ứng về mặt kiến thức của sinh viên ngành công nghệ thông tinchia thành bốn tiêu chí: kiến thức chuyên môn cơ bản, kiến thức chuyên sâu trong từng lĩnh vực chuyên môn hẹp, kiến thức xã hội, và kiến thức ngoại ngữ Mảng thứ hai là đánh giá mức độ đáp ứng về mặt kỹ năng của sinh viên ngành công nghệ thông tin chia thành chín tiêu chí: kỹ năng giải quyết vấn đề,
kỹ năng tự triển khai công việc, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin, kỹ năng tự nâng cao trình độchuyên môn, kỹ năng tự kiểm tra và đánh giá công việc bản thân, khả năng sáng tạo, và khả năng chịu áp lực công việc Mảng thứ ba là đánh giá mức độđáp ứng về mặt thái độ của sinh viên ngành công nghệ thông tin chia thành hai tiêu chí: nhiệt tình trong công việc, và tuân thủ nội quy
Phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc được thực hiện với nhà tuyển dụng trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin và sinh viên mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin đang làm việc tại doanh nghiệp để thu thập thông tin nhằm khẳng định thêm kết quả của phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi Các câu hỏi phỏng vấn xoay quanh năm vấn đề chính là thông tin chung
về đối tượng khảo sát, vị trí việc làm, đào tạo bổ sung cho sinh viên mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, đánh giá chung về mức độ đáp ứng đối với công việc, và đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng, và thái độ của sinh viên mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin đối với doanh nghiệp
2.2 Tổng thể và mẫu nghiên cứu
Theo số liệu thống kê của Niên giám Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt Nam do Tạp chí Thế Giới Vi Tính – PC World Việt Nam kết hợp với Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, tính đến thời điểm
Trang 3131/12/2011, trên địa bàn Thành ph
nghệ thông tin Trong đó có kho
nghiệp có vốn nước ngoài, 50% công ty trách nhi
cổ phần
Nghiên cứu thực hi
trên tiêu chí loại hình doanh nghi
có vốn nước ngoài, công ty trách nhi
Mẫu nghiên cứu g
doanh nghiệp công ngh
doanh nghiệp có vốn nư
ty cổ phần
Hình
Trong mỗi doanh nghi
nhà tuyển dụng và ba sinh viên đ
35%
a bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 805 doanh nghithông tin Trong đó có khoảng 5% doanh nghiệp Nhà nướ
c ngoài, 50% công ty trách nhiệm hữu hạn và
c hiện phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân t
i hình doanh nghiệp (doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghi
c ngoài, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phầ
u gồm 85 doanh nghiệp, chiếm khoảng 10% trên t
p công nghệ thông tin, trong đó có 05 doanh nghiệp Nhà nư
n nước ngoài, 40 công ty trách nhiệm hữu hạ
Hình 2.1: Số lượng doanh nghiệp được khảo sát
i doanh nghiệp, khảo sát bằng bảng hỏi được thự
sinh viên đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành công
50%
Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp có vốn nước ngoài Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty cổ phần
Minh có 805 doanh nghiệp công
ớc, 10% doanh
n và 35% công ty
u nhiên phân tầng dựa
c, doanh nghiệp ần)
10% trên tổng số
p Nhà nước, 10
ạn, và 30 công
ực hiện với một chính quy ngành công
Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp có vốn nước ngoài Công ty trách nhiệm hữu hạn
Trang 32nghệ thông tin trong vòng ba năm trở lại đây Như vậy, tổng cộng có 85 nhà tuyển dụng và 255 sinh viên được khảo sát.
Trong 85 doanh nghiệp đã khảo sát bằng bảng hỏi, chọn ngẫu nhiên 12 doanh nghiệp để phỏng vấn, chiếm khoảng 15% tổng số khảo sát Trong mỗi doanh nghiệp, phỏng vấn một nhà tuyển dụng và một sinh viên Như vậy, tổng cộng có 12 nhà tuyển dụng và 12 sinh viên được phỏng vấn
2.3 Kiểm tra độ tin cậy của công cụ đo lường
Để đánh giá độ tin cậy của bảng hỏi hay nói cách khác là kiểm tra mức
độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau, nghiên cứu
sử dụng phép kiểm định thống kê hệ số Alpha của Cronbach bằng phần mềm SPSS Mô hình tương quan Alpha của Cronbach (Cronbach's Coefficient Alpha) đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phương sai của từng câu hỏi trong từng thang đo, toàn bộ phép đo và tính tương quan điểm của từng câu hỏi với điểm của các câu hỏi còn lại trên từng thang đo và của cảphép đo Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
2.3.1 Điều tra thử nghiệm
Điều tra thử nghiệm được thực hiện với 30 doanh nghiệp, trong đó có 02 doanh nghiệp Nhà nước, 03 doanh nghiệp có vốn nước ngoài, 15 công ty trách nhiệm hữu hạn và 10 công ty cổ phần Trong mỗi doanh nghiệp, khảo sát bằng bảng hỏi được thực hiện với một nhà tuyển dụng và một sinh viên đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành công nghệ thông tin trong vòng ba nămtrở lại đây Như vậy, tổng cộng có 30 nhà tuyển dụng và 30 sinh viên được điều tra thử nghiệm
Trang 33Sau khi sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định hệ số Cronbach's Alphacủa kết quả điều tra thử nghiệm, kết quả cho thấy hệ số Cronbach's Alphatoàn bộ thang đo của cả hai mẫu bảng hỏi đều tốt, đạt mức độ cao (Nhà tuyển dụng: 0.978; Sinh viên: 0.981) Trong 15 tiêu chí, không có tiêu chí nào trong
cả hai bảng hỏi có hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn hệ số Cronbach's Alphatoàn bộ thang đo Điều này chứng tỏ các câu hỏi có tính đồng hướng, đo được đúng cái cần đo, các câu hỏi được thiết kế đều có chất lượng tốt (Bảng 2.1)
Trang 34Bảng 2.1: Hệ số Cronbach’s Alpha trên mẫu điều tra thử nghiệm
Nhà tuyển dụng Sinh viên Kiến thức
Kỹ năng
6 Kỹ năng tự triển khai công việc 0.974 0.932
9 Kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin 0.975 0.954
10 Kỹ năng tự nâng cao trình độ chuyên môn 0.976 0.932
11 Kỹ năng tự kiểm tra và đánh giá công việc bản thân 0.978 0.954
Thái độ
Trang 352.3.2 Điều tra chính thức
Điều tra chính thức được thực hiện với 85 doanh nghiệp, trong đó có 05 doanh nghiệp Nhà nước, 10 doanh nghiệp có vốn nước ngoài, 40 công ty trách nhiệm hữu hạn và 30 công ty cổ phần Trong mỗi doanh nghiệp, khảo sát bằng bảng hỏi được thực hiện với một nhà tuyển dụng và ba sinh viên đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành công nghệ thông tin trong vòng ba nămtrở lại đây Như vậy, tổng cộng có 85 nhà tuyển dụng và 255 sinh viên được điều tra chính thức
Sau khi sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định hệ số Cronbach's Alphacủa kết quả điều tra chính thức, kết quả cho thấy hệ số Cronbach's Alpha toàn
bộ thang đo của cả hai mẫu bảng hỏi đều tốt, đạt mức độ cao (Nhà tuyển dụng: 0.936; Sinh viên: 0.816) Trong 15 tiêu chí của cả hai bảng hỏi, tiêu chí
kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin có hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn hệ
số Cronbach's Alpha toàn bộ thang đo nên cần loại bỏ (Bảng 2.2)
Trang 36Bảng 2.2: Hệ số Cronbach’s Alpha trên mẫu điều tra chính thức
Nhà tuyển dụng Sinh viên Kiến thức
Kỹ năng
6 Kỹ năng tự triển khai công việc 0.929 0.801
9 Kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin 0.940 0.846
10 Kỹ năng tự nâng cao trình độ chuyên môn 0.934 0.783
11 Kỹ năng tự kiểm tra và đánh giá công việc bản thân 0.933 0.784
Thái độ
Trang 37Tóm lại, sau khi sử dụng phần mềm SPSS để kiểm tra độ tin cậy của hai mẫu bảng hỏi khảo sát nhà tuyển dụng và khảo sát sinh viên, kết quả cho thấy thang đo lường trong cả hai mẫu bảng hỏi đều tốt, các câu hỏi được sử dụng trong hai phiếu khảo sát đã đo đúng cái cần đo, các thông tin về mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệthông tin là hoàn toàn có thể tin cậy được Nhóm câu hỏi chính đo lường mức
độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin còn lại 14 tiêu chí, tiêu chí kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin được loại bỏ
2.4 Kiểm tra độ hiệu lực của công cụ đo lường
Một công cụ đo lường tốt, ngoài độ tin cậy tốt, cần phải có độ hiệu lựctốt Có nhiều kiểu hiệu lực khác nhau như hiệu lực nội dung, hiệu lực cấutrúc, hiệu lực tiêu chuẩn, hiệu lực dự báo… Và cũng có nhiều phương phápkhác nhau để đánh giá các kiểu hiệu lực Để đánh giá độ hiệu lực cấu trúc của bảng hỏi, đề tài dùng phương pháp phân tích nhân tố
2.4.1 Kiểm tra độ hiệu lực của phiếu khảo sát nhà tuyển dụng
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy phiếu khảo sát nhà tuyển dụng có độhiệu lực cấu trúc khá tốt Điểm số của các tiểu thang đo có tương quan thuận,trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) lớn (KMO=0.816), và phép kiểm địnhBartlett’s Test of Sphericity có ý nghĩa rất cao (giá trị P-Value = 0,000) chophép kết luận mô hình nhân tố áp dụng ở đây là thích hợp (Bảng 2.3, bảng 2.4, bảng 2.5)
Trang 38Bảng 2.3: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức độ đáp ứng về
kiến thức của phiếu khảo sát nhà tuyển dụng
Kiến thức
cơ bản
Kiến thức chuyên sâu
Kiến thức
xã hội
Kiến thức ngoại ngữ
Bảng 2.4: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức độ đáp ứng về
kỹ năng của phiếu khảo sát nhà tuyển dụng
Giải
quyết
vấn đề
Triển khai công việc
Làm việc nhóm
Làm việc độc lập
Nâng cao trình độ
Đánh giá công việc bản thân
Sáng tạo
Chịu
áp lực công việc Giải
Trang 39Bảng 2.5: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức độ đáp ứng về
thái độ của phiếu khảo sát nhà tuyển dụng
Nhiệt tình trong công việc Tuân thủ nội quy
2.4.2 Kiểm tra độ hiệu lực của phiếu khảo sát sinh viên
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy phiếu khảo sát sinh viên có độ hiệulực cấu trúc khá tốt Điểm số của các tiểu thang đo có tương quan thuận, trị
số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) lớn (KMO=0.584), phép kiểm định Bartlett’s Test of Sphericity có ý nghĩa rất cao (giá trị P-Value = 0,000) cho phép kếtluận mô hình nhân tố áp dụng ở đây là thích hợp (Bảng 2.6, bảng 2.7, bảng 2.8)
Bảng 2.6: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức độ đáp ứng về
kiến thức của phiếu khảo sát sinh viên
Kiến thức
cơ bản
Kiến thức chuyên sâu
Kiến thức
xã hội
Kiến thức ngoại ngữ
Trang 40Bảng 2.7: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức độ đáp ứng về
kỹ năng của phiếu khảo sát sinh viên
Giải
quyết
vấn đề
Triển khai công việc
Làm việc nhóm Làm việc độc lập Nâng cao trình độ
Đánh giá công việc bản thân
Sáng tạo
Chịu
áp lực công việc Giải
Bảng 2.8: Tương quan điểm giữa các tiểu thang đo mức độ đáp ứng về
thái độ của phiếu khảo sát sinh viên
Nhiệt tình trong công việc Tuân thủ nội quy