Vì thế, để chủ động hơn nguồn thức ăn cho cá mà đề tài “Thử nghiệm nuôi tép trấu” được thực hiện nhằm làm đa dạng them nguồn thức ăn cho ương nuôi các loài cá có tính ăn động vật.. DANH
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
Bộ môn: Kỹ Thuật Nuôi Thuỷ Sản Nước Ngọt
NGUYỄN THỊ HUỲNH NHI
THỬ NGHIỆM NUÔI TÉP TRẤU
(Macrobrachium lanchesteri)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
2009
Trang 21
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
Bộ môn: Kỹ Thuật Nuôi Thuỷ Sản Nước Ngọt
NGUYỄN THỊ HUỲNH NHI
THỬ NGHIỆM NUÔI TÉP TRẤU
Trang 5TÓM TẮT
Đồng Bằng Sông Cửu Long ( ĐBSCL) rất giàu tiềm năng phát triển thuỷsản đối tượng nuôi ngày càng đa dạng Do đó, việc ương nuôi ngày càng nhiều
mà đặc biệt là các loài cá có giá trị kinh tế như: cá lóc, cá rô đồng, cá tra, basa,
có bống tượng, cá leo, Các đối tượng này có tính ăn động vật, nên khi ươngnuôi thì cần thức ăn tươi sống để cho tỉ lệ sống cao Ngày nay, Tép là đốitượng được nhiều người nuôi chú ý, vì nó là loài có dinh dưỡng cao, rẻ tiền, cóthể tận dụng địa phương Vì thế, để chủ động hơn nguồn thức ăn cho cá mà đề
tài “Thử nghiệm nuôi tép trấu” được thực hiện nhằm làm đa dạng them
nguồn thức ăn cho ương nuôi các loài cá có tính ăn động vật Đề tài được thựchiện gồm có hai thí nghiệm mỗi thí nghiệm gồm hai hệ thống nuôi là xô nhựa
và bể sành.Mỗi thí nghiệm gồm có 3 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức đượclặp lại 3 lần
Thí nghiệm 1 là thử nghiệm nuôi tép bằng 3 loại thức ăn là cám gạo, thức
ăn viên 40% đạm, tảo với mật độ là 20 con/ lít Kết quả thu được nuôi tép ở xônhựa cho ăn bằng thức ăn viên 40% đạm cho kết quả về tăng trưởng đạt
(0,14g/ con) và tỉ lệ sống cao nhất đạt (28,11%)
Thí nghiệm 2 là thử nghiệm nuôi tép ở ba mật độ 10, 15, 20 con/ lít chokết quả nuôi tép với mật độ 10 con/ lít ở hệ thống xô nhựa cho kết quả về tăngtrưởng và tỉ lệ sống cao nhất đạt (98,44%)
Tóm lại, khi nuôi tép với mật độ 10 con/ lít ở hệ thống xô nhựa sử dụngthức ăn viên 40% đạm nuôi tép thì cho tăng trưởng và tỉ lệ sống của tép caonhất
Trang 6MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ 1
TÓM TẮT 4
DANH SÁCH BẢNG………5
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ……… …6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……… 7
PHẦN I GIỚI THIỆU 8
1.1 Giới thiệu 8
1.2 Mục tiêu của đề tài 10
1.3 Nội dung của đề tài 8
1.4 Thời gian và địa điểm thực hiện 9
PHẦN II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 10
2.1 Đặc điểm sinh học của tép trấu ( Macrobrachium lanchesteri) 10
2.1.1 Phân loại 10
2.1.2 Hình thái 10
2.1.3 Phân bố 13
2.1.4 Chu kỳ sống 13
2.1.5 Dinh dưỡng 13
2.1.6 Sinh sản 13
2.1.7 Môi trường sống 13
2.2 Tình hình ương và nuôi cá và việc sử dụng thức ăn tươi sống cho ương và nuôi cá 13
PHẦN III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Vật liệu thí nghiệm 16
3.2 Phương pháp nghiên cứu 17
3.2.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm 17
3.2.3.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tăng trưởng và tỉ lệ 18
Trang 7Hệ thống xô nhựa 18
Hệ thống bể sành 18
3.2.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của tép… 19
Hệ thống xô nhựa 19
Hệ thống bể sành 20
3.2.4 Phương pháp thu và phân tích mẫu……….18
3.3 Phương pháp xử lý số liệu: 20
PHẦN IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN 23
4.1 Định loại tép giống sử dụng để nuôi 23
4.2 Xác định thành phần thức ăn có trong ống tiêu hoá của tép trấu 23
4.3 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của tép trấu 24
4.3.1 Các yếu tố môi trường 24
4.3.2 Thuỷ sinh vật 27
4.3.3 Thí nghiệm 1.1: Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tăng trọng và tỉ lệ sống của tép nuôi trong xô nhựa 28
4.3.4 Thí nghịêm 1.2: Tăng trọng và tỉ lệ sống của tép nuôi trong bể sành 28
4.4 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của tép trấu 29
4.4.1.Các yếu tố môi trường 29
4.4.2 Thí nghiệm 2.1: Tăng trưởng và tỉ lệ sống của tép nuôi trong xô nhựa 34
4.4.3 Thí nghiệm 2.2: Tăng trưởng và tỉ lệ sống của tép nuôi trong hệ thống bể sành ………32
So sánh tỉ lệ sống của hai hệ thống nuôi xô nhựa và bể sành 35
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 37
5.1 Kết luận 37
5.2 Đề xuất 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
Trang 8DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Số loài tép hiện diện qua lần phân loại 23
Bảng 4.2: Tần suất xuất hiện của các loại thức ăn trong ống tiêu hoá của tép 24
Bảng 4.3: Biến động NO2- qua các đợt thu mẫu 25
Bảng 4.4: Thành phần giống loài Phytoplankton qua các đợt thu mẫu ở nghiệm thức cho ăn tảo 26
Bảng 4.5: Mật độ Phytoplankton qua các đợt thu mẫu ở NT III (cá thể/ lít) 27
Bảng 4.6: Tăng trọng và tỉ lệ sống của tép trong hệ thống xô nhựa 28
Bảng 4.7: Tăng trọng và tỉ lệ sống của tép trong hệ thống bể sành 28
Bảng 4.8: Tăng trưởng và tỉ lệ sống của tép trong hệ thống xô nhựa 34
Bảng 4.9: Tăng trưởng và tỉ lệ sống của tép trong hệ thống bể sành 35
Trang 9DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Biến động của nhiệt độ qua các đợt thu mẫu trong hệ thống xônhựa………22Biểu đồ 4.2: Biến động của nhiệt độ qua các đợt thu mẫu trong hệ thống bểsành………23Biểu đồ 4.3: Biến động của pH qua các đợt thu mẫu trong hệ thống xônhựa………23Biểu đồ 4.4: Biến động của pH qua các đợt thu mẫu trong hệ thống bểsành………24Biểu đồ 4.5: Biến động thành phần phần trăm các loài Phytoplankton quacác đợt thu mẫu 28Biểu đồ 4.6 Biến động mật độ giữa các ngành Phytoplankton qua các đợtthu mẫu 27Biểu đồ 4.7 Biến động của nhiệt độ qua các đợt thu mẫu trong hệ thống xônhựa 30Biểu đồ 4.8 Biến động của nhiệt độ qua các đợt thu mẫu trong hệ thống bểsành 30Biểu đồ 4.9 Biến động của pH qua các đợt thu mẫu trong hệ thống xô nhựa 31Biểu đồ 4.10 Biến động của pH qua các đợt thu mẫu trong hệ thống bểsành 33Biểu đồ 4.11 So sánh tỉ lệ sống của tép ở hai hệ thống xô nhựa và bể sành
……….34
Trang 10DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
NTTS: Nuôi trồng thuỷ sản
NT: Nghiệm thức
KLTB: Khối lượng trung bình
TKL: Tăng khối lượng
TLS: Tỉ lệ sống
HT: Hệ thống
Trang 11PHẦN I GIỚI THIỆU 1.1 Giới thiệu
Nghề nuôi thuỷ sản xuất hiện khá lâu ở nước ta Ban đầu, chủ yếu là nuôi
tự phát với quy mô nhỏ mục đích để cải thiện bửa ăn gia đình là chính, ít ápdụng các biện pháp kỹ thuật mà chỉ dựa vào kinh nghiệm nên năng suất khôngcao và không ổn định Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thuỷ sản(NTTS) thế giới nói chung và ngành thuỷ sản nước ta nói riêng đã phát triểnkhá nhanh chóng Sản lượng thuỷ sản không ngừng tăng và đối tượng nuôingày càng đa dạng Tuy nhiên, do sự phát triển quá mức của nghề nuôi, cácgiống loài thuỷ sản đã suy giảm đáng kể mà nhu cầu nuôi ngày càng tăng thìcần một lượng nguồn con giống chủ động và chất lượng hơn Vì thế, việc chosinh sản nhân tạo và ương nuôi các giống loài cá cần phải được chú trọng đặcbiệt là các giống loài có giá trị kinh tế như cá tra, cá basa, cá lóc, cá rô đồng,
cá trê, cá bống tượng, cá leo,…Hiện nay, các giống loài này ăn thức ăn cónguồn gốc động vật, nên khi ương giống cần thức ăn tươi sống để mang lại tỉ
lệ sống cao Thức ăn tự nhiên có giá trị dinh dưỡng cao, ít ô nhiễm môi trườngphù hợp với tính ăn của loài, sẽ góp phần nâng cao tỉ lệ sống của các loài cáương Tép trấu là một loại thức ăn đang được nhiều người nuôi chú ý, vì nó làloài có dinh dưỡng cao, rẽ tiền, có thể tận dụng nguồn lợi địa phương để ươngmột số loài cá ăn động vật Để chủ động hơn nguồn thức ăn cho cá thì đề tài
“Thử nghiệm nuôi Tép trấu” được thực hiện nhằm làm đa dạng nguồn thức
ăn cho việc ương nuôi một số loài cá có tính ăn động vật
1.2 Mục tiêu của đề tài
Nhằm tìm ra loại thức ăn và mật độ nuôi tép thích hợp để từ đó nhằm làmphong phú thêm nguồn thức ăn tự nhiên cung cấp cho các loài cá ăn động vậtgóp phần chủ động nguồn thức ăn cho cá
1.3 Nội dung của đề tài
Định loại tép nuôi
Xác định thành phần thức ăn có trong ống tiêu hoá của tép trấu
Theo dõi một số yếu tố môi trường nước nuôi tép
Trang 12Theo dõi tăng trưởng và tỉ lệ sống của tép khi nuôi sử dụng các loại thức
Trang 13PHẦN II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của tép trấu (Macrobrachium lanchesteri)
2.1.1 Phân loại
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: MalacostracaBộ: DecapodaHọ: PalaemonidaeGiống: Macrobrachium
Loài: Macrobrachium lanchesteri, de Man (1911).
Tép trấu có thể nói là người bạn đồng hành của những người nông thôn nghèocủa các trẻ nhỏ ở miền quê, loài này đã cải thiện bửa cơm cho nhiều gia đình.Loài này đã được cung cấp cho các cửa hàng bán cá cảnh ở TP Hồ Chí Minh
để làm thức ăn sống Trong mùa lũ tép trấu có sản lượng lớn ở vùng Tri Tôn,
An Giang vào khoảng 1,5 tấn mỗi ngày chưa kể sản lượng của hai loài
Macrobrachium sintangense và Macrobrachium mirabel (Nguyễn Văn Xuân,
2003)
2.1.2 Hình thái
Tép có kích thước nhỏ, vỏ mỏng, màu trắng trong, độ dài cơ thể 40 – 50
mm, chủy thẳng, hẹp, đầu ngọn vuốt nhọn, dài tới hoặc vượt quá đầu vẩy râu
Trang 14II Cạnh trên có 6 – 8 răng (thường là 7), có hai răng trên vỏ đầu ngực, răngcuối áp ngọn chủy Cạnh dưới có 3 – 5 răng (thường là 4) Chân ngực II rấtmảnh, hình que, nhẵn Đốt merus hơi ngắn hơn carpus, đốt này dài gấp 1,5 - 2lần đốt bàn Phần gốc cạnh sắc ngón có mấu răng nhỏ Telson có mũi nhọn ởđầu ngọn dạng gai dài Cơ thể gồm hai phần phần đầu ngực và phần bụng, kíchthước tương đối nhỏ, kích cỡ tối đa con đực đạt 65 mm, con cái đạt 60 mm(Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, 2001).
2.1.3 Phân bố
Tép trấu phân bố ở Thái Lan, Malaysia, Singapore, Việt Nam,…Chúngsống chủ yếu ở thuỷ vực nước ngọt như sông, kênh rạch, mương vườn, một ítloài phân bố ở thuỷ vực nước tĩnh như ao, ruộng lúa Một số ít phân bố ởsuối.Tuy nhiên chúng tăng trưởng tốt ở thuỷ vực nước nong (Nguyễn VănXuân, 2003)
2.1.4 Chu kỳ sống
Sống hoàn toàn ở thuỷ vực nước ngọt, gồm có 7 giai đoạn zoea và 1 giaiđoạn hậu ấu trùng được diễn ra từ 28 - 30 ngày, nhiệt độ của nước là 27 - 28oC(Nguyễn Văn Xuân, 1980)
2.1.7 Môi trường sống
Nhiệt độ thích hợp từ 25,5 - 36oC (khi nhiệt độ lên đến 40- 45oC thì tépchết), chúng có thể chịu đựng được hàm lượng oxy thấp hơn 10% oxy bão hoà,chúng có thể chịu đựng được môi trường có hàm lượng ammonia cao hơn4ppm, pH từ 6 - 7,5 (Nguyễn Văn Xuân, 2003)
2.2 Tình hình ương và nuôi cá và việc sử dụng thức ăn tươi sống cho ương
và nuôi cá
Trang 15Thức ăn tươi sống đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành côngtrong ương nuôi nhiều loài thuỷ sản đặc biệt là ở giai đoạn còn nhỏ sẽ nângcao được tỉ lệ sống Trần Thị Phương Thảo và ctv (1992), ương cá trê lai giaiđoạn từ bột lên giống bằng trùn chỉ, cá tép đạt tỉ lệ sống 85,83% trong khi đóvới thức ăn là nhuyễn thể tỉ lệ sống chỉ đạt 56,93% Sử dụng Moina trongương cá hú giai đoạn bột lên giống đạt 93,25 (Trần Thị Phương Lan, 2002).Điều này cho thấy thức ăn tươi sống đóng vai trò rất quan trọng trong ươngnuôi cá nói riêng và ngành nuôi trồng thuỷ sản nói chung.
Trong những năm gần đây nghề nuôi thuỷ sản phát triển khá mạnh ở một
số tỉnh trong đó có Đồng Tháp với nhiều mô hình nuôi phong phú như: nuôi cá
bè, cá ao, cá hầm, mương vườn,…Các đối tượng nuôi phổ biến như tôm, cábống tượng, cá lóc bông, cá lóc, cá tra, cá basa, cá rô phi, cá trê lai,…Toàntỉnh đã có 13.000 ha diện tích nuôi tôm, cá, diện tích nuôi thuỷ sản phát triểnngày càng mạnh và đi vào ổn định, có khả năng mở rộng đến 30.000 ha trongtương lai Nghề nuôi cá bè ở tỉnh Đồng Tháp phát triển mạnh trên các vùngsông rạch ở huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Cao Lãnh, thị xã SaĐéc, Với hơn 2000 bè nuôi các loại cá có giá trị (Nguyễn Văn Hoàng, 2002)
Ở tỉnh Hậu Giang nhiều hộ nuôi cá Bống Tượng (Oxyeleotris
marmoratus) với mật độ thả trung bình 1 con/ m2 dao động từ 0,2 - 4,2 con/
m2 Nguồn thức ăn là 100% cá tạp trong suốt quá trình nuôi như (cá, tép, cua,ốc,…) Cá tạp rửa sạch xử lý muối và cắt nhỏ vừa cỡ miệng trộn thêm men tiêuhoá và vitamin C thời gian nuôi từ 8 - 24 tháng thì thu hoạch đạt tỉ lệ sốngtrung bình là 64,4% năng suất bình quân khoảng 2,5 tấn /ha (Nguyễn VănNhủ, 2008)
Cá Ngát ương từ bột lên hương cho ăn cá tạp, tép thì cho tốc độ tăngtrưởng và tỉ lệ sống cao nhất (84 - 94 %), cho ăn bằng thức ăn công nghiệp chỉđạt (51 - 64 %) (Nguyễn Văn Thôi, 2008)
Nuôi vỗ thành thục cá chạch lấu bằng 3 loại thức ăn khác nhau như: tép,
cá tạp, thức ăn chế biến thì cho kết quả là tép có khả năng nuôi vỗ thành thụctốt nhất (Nguyễn Văn Khải, 2008)
Theo Dương Tấn Lộc, 2005 Cá Bống Tượng nuôi trong ao cho ăn thức
ăn là tôm, tép, cá nhỏ, trùn, ốc, cua, Cho ăn trực tiếp sau 5 - 7 tháng nuôi cáđạt kích cỡ trên 400 g/ con
Cá Lóc Bông (Channa micropelltes) là loài cá ăn động vật, đã được nuôi
vỗ thành thục sinh dục bằng các loại thức ăn cá tạp, và thức ăn chế biến (35%)đạm, thức ăn chế biến 35% đạm cho kết quả tốt khi cho cá ăn cá tạp hoặc cátạp + thức ăn chế biến khi nuôi vỗ (Võ Minh Khôi, 2007)
Trang 16Cá Thát Lát Còm (Chitala chitala) là loài cá ăn động vật, đã được thí
nghiệm nuôi vỗ thành thục sinh dục bằng thức ăn như cá tạp, ốc bưu vàng Kếtquả nuôi vỗ đều thành thục 100% (Lâm Thị Kim Quyên, 2007)
Giai đoạn nuôi vỗ của một số loài cá đẻ trứng dính có tính ăn thiên vềđộng vật như cá tra, cá trê, cá chép thì thức ăn nuôi vỗ có hàm lượng protêincao trên 30% (Nguyễn Văn Kiểm, 2004)
Cá chạch Sông (Macrognathus siamensis) ưa thích thức ăn là động vật
như cá con, giun, giáp xác Kết quả phân tích cho thấy thức ăn là động vậtchiếm 70% trong phổ dinh dưỡng của cá chạch sông (Huỳnh Nha Trang,2006)
Trang 17PHẦN III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu thí nghiệm
3.1.1 Dung cụ và trang thiết bị
9 xô nhựa (50 lít / xô)
9 bể sành (15 lít / bể)
Nhiệt kế
Máy đo pH
Chai nhựa 1 lít, chai nhựa 110 ml
Lưới phiêu sinh kích thước mắt lưới 30 µm
Kính hiển vi, lame, lamella
Buồng đếm phiêu sinh Sedgwick Rafter
Cân điện tử, thau, lưới đậy bể, hệ thống sục khí
Các dụng cụ khác…
3.1.2 Hoá chất
Bộ Test kit N-NO2-, Oxy
Formaline dùng cố định mẫu thuỷ sinh vật
3.1.3 Con giống: thu gom từ các ao xung quanh trại cá thực nghiệm, kích cỡ
tép (0,15 ± 0,001 g/con)
3.1.4 Nguồn nước: Sử dụng nguồn nước ao ở trại cá Bón phân URE, DAP,
phân gà để gây màu 3- 5 ngày thấy lên màu thì cấp cho thí nghiệm khi cấpphải qua lưới lọc
Gây nuôi tảo: bể nuôi tảo được đặt ở ngoài trời với thể tích là 100 lít/bể, bể
được cấp nước vào và sau đó cho vào bể 100 g (2: URE + 1: DAP) + 50 gphân gà/ bể Hoà tan cho vào bể sau 3 - 5 ngày tảo lên màu xanh thì cấp tảocho ăn Hàng ngày theo dõi màu nước tảo nếu thấy màu nhạt thì tiến hành bónthêm phân để duy trì nguồn dinh dưỡng cho tảo phát triển
Trang 18Đầu ngọn chủy không có răng.
Theo Nguyễn Văn Thường (2000) Qua đó nhằm để chọn ra đúng loài
Macrabrachium lanchesteri thả nuôi.
3.2.2 Xác định thành phần thức ăn có trong ống tiêu hoá của tép
Thu 10 mẫu quan sát xem trong ruột có những loại thức ăn gì và ghi nhậnlại số lần xuất hiện của loại thức ăn đó
Số lượng ruột tép hiện diện từng loại thức ăn riêng biệt được quy đổi raphần trăm (%) trên tổng số ruột đem quan sát (Hynes,1950) Phương pháp nàyđược tiến hành theo hai bước:
Bước 1: Tất cả các loại thức ăn hiện diện trong các mẫu quan sát sẽ đượcliệt kê ra thành một danh sách Sau đó sự hiện diện hay không có mặt của mỗiloại thức ăn trong từng ruột sẽ được ghi lại
Bước 2: Số ruột (cái) trong đó có sự hiện diện của mỗi loại thức ăn sẽđược cộng lại và cách tính tương tự cho tất cả các loại thức ăn khác còn lại,sau đó sẽ tính ra phần trăm trên tổng số mẫu quan sát
3.2.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Trang 19Gồm có hai thí nghiệm, mỗi thí nghiệm có hai hệ thống gồm 9 xô nhựa
có mái che Thời gian thí nghiệm là 4 tuần Thí nghiệm được bố trí theo kiểungẫu nhiên với 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần Mật độ bốtrí là 20 con/ lít cho tất cả các nghiệm thức
Nghiệm thức 1.1: Cho ăn cám gạo
Nghiệm thức 1.2: Cho ăn thức ăn viên mảnh 40% đạm
Nghiệm thức 1.3: Cho ăn Tảo
• Hệ thống bể sành
Trang 20Hệ thống bể sành nuôi tépThí nghiệm được bố trí trong bể sành có hệ thống sục khí và có dâynylon làm giá thể, bên trên có lưới đậy để ngăn không cho tép thoát ra ngoài.Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và mỗi nghiệmthức được lặp lại 3 lần Mật độ tép bố trí là 20 con/ lít cho tất cả các nghiệmthức.
Nghiệm thức 2.1: Cho ăn cám gạo
Nghiệm thức 2.2: Cho ăn thức ăn viên mảnh 40% đạm
Nghiệm thức 2.3: Cho ăn Tảo
Chăm sóc và quản lý
Cho ăn: Hàng ngày cho tép ăn cám và thức ăn viên 2 lần/ ngày (Sáng:
8- 9h, chiều: 4- 5h) ở hai hệ thống, cho ăn theo nhu cầu của tép đến khi nàoquan sát thấy tép ngưng bắt mồi thì thôi Đối với NT 1.3 và NT 2.3 cho ăn tảo,tảo được nuôi từ một bể đặt ngoài trời, dùng lưới phiêu sinh vớt tảo ra và cấpvào bể cho ăn, tuy nhiên nghiệm thức này hàng ngày quan sát thấy bể cò màuxanh nhạt thì cấp thêm tảo Quản lý nước khi kiểm tra bể nếu thấy nước dơ thìsiphon thay nước
3.2.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của tép
• Hệ thống xô nhựa
Thí nghiệm được tiến hành trong xô nhựa 50 lít có bố trí hệ thống và giáthể bể thí nghiệm được đặt trong nhà có mái che Nguồn nước dùng cho thínghiệm được lấy từ ao lắng qua bể chứa rồi cấp lên dung cho thí nghiệm Thời
Trang 21gian bố trí thí nghiệm là 4 tuần Thí nghiệm được bố trí theo liểu ngẫu nhiênvới 3 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
Nghiệm thức 3.1: mật độ 10con/ lít
Nghiệm thức 3.2: mật độ 15con/ lít
Nghiệm thức 3.3: mật độ 20con/ lít
• Hệ thống bể sành
Thí nghiệm được tiến hành trong bể sành 15 lít, có bố trí hệ thống sục khí
và có dây nylon làm giá thể, bên trên có lưới đậy để ngăn không cho tép thoát
ra ngoài Thời gian thí nghiệm là 4 tuần Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiênvới 3 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần
3.2.4 Phương pháp thu và phân tích mẫu
Trước khi bố trí thí nghiệm, tép được xác định khối lượng ban đầu bằng cáchcân tổng số tép để tính khối lượng trung bình của từng nghiệm thức, đếm tổng
số con để tính tỉ lệ sống của tép Khi kết thúc thí nghiệm tép được cân tổng đểtính khối lượng trung bình từng con của từng nghiệm thức và tính tốc độ tăngtrưởng từng con trên từng nghiệm thức, đếm số tép còn lại trong bể để xácđịnh tỉ lệ sống của tép
Các chỉ tiêu theo dõi và tính toán
• Các yếu tố thuỷ lý hoá
Nhiệt độ: Đo định kỳ bằng nhiệt kế (1 tuần/ lần)
pH: Đo bằng pH kế (1tuần/ lần)
N-NO2-: Kiểm tra bằng bộ Test (1 tuần/ lần)
O2: Kiểm tra bằng bộ Test (1 tuần/ lần)
Định kỳ thu mẫu Phytoplankton phân tích (2 tuần/ lần) ở nghiệm thứccho ăn tảo Phương pháp thu và phân tích mẫu Phytoplankton:
Trang 22Thu định tính: Mẫu định tính được thu bằng lưới phiêu sinh thực vật cókích thước mắt lưới là 30 µm thu phía trên mặt theo hình số 8 Mẫu thu chovào chai nhựa 110ml cố định bằng formol 2-4% Sau đó tiến hành phân tíchmẫu khi phân tích mẫu được lắc nhẹ, đều sau đó dùng ống nhỏ giọt hút một ítmẫu để lên lam, đem quan sát dưới kính hiển vi Sau đó dựa vào các đặc điểmhình thái, cấu tạo để xác định tên giống hoặc tên loài của Phytoplankton, theotài liệu tham khảo phân loại của Shitora , 1966 Trong quá trình quan sát ghinhận lại tên giống loài quan sát được.
Thu định lượng: Thu lắng sao cho thể tích nước qua lưới càng nhiều càngtốt và thu bằng chai nhựa 1lít đem cố định bằng formol 2-4% Mẫu thu xong24h đem quan sát, trước khi quan sát ta đem mẫu cô đặc còn lại một ít mẫunước bằng ống hút có bịt một lớp lưới phiêu sinh thực vật để rút bớt nước ra,dùng ống hút nhỏ giọt lấy một ít mẫu lên buồng đếm Sedgwick Rafter để đếm
số lượng cá thể Phytoplankton theo từng nhóm ngành Số lượng cá thể đếmđược, tính bằng công thức sau:
T x Vcđ x 1000
A x N x VmTrong đó:
A: diện tích ô đếm (mm2)
N: số ô đếm
T: số cá thể đếm được theo ngành
Vcđ: thể tích mẫu cô đặc (ml)
Vm: thể tích mẫu thu qua lưới lọc (lít)
Tăng trưởng của tép
Từ khi bố trí thí nghiệm sau mỗi tháng thu và tính sinh khối của tép 1lần Khi thu cân trọng lượng và đếm số con trong từng bể
Tăng trưởng (g):
TTTC = Wc- W đ
Trong đ ó:
Wc: khối lượng trên 1 con thu được sau khi kết thúc thí nghiệm
W đ: khối lượng trên 1 con khi bố trí
Trang 23Số tép đem cânTăng trọng khối lượng (TKL) (g/con) = Wc – Wđ
Trong đó:
Wđ: khối lượng trung bình từng con ban đầu
Wc: khối lượng trung bình từng con sau khi thu
3.3 Phương pháp xử lý số liệu: Tất cả các số liệu được xử lý theo thống kê sử
dụng SPSS 10.0 for Windows
Trang 24PHẦI IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Định loại tép giống sử dụng để nuôi
Thu 30 mẫu tép đem cố định formol 10 % sau đó tiến hành định loạichúng theo công thức răng chuỷ, đốt bụng 5 và đốt bụng 6 để tìm ra đúng
Macrobrachium lanchesteri cần nuôi, kết quả thu được ở bảng sau:
Bảng 4.1: Số loài tép hiện diện qua lần phân loại
Qua kết quả trên cho thấy Macrobrachium lanchesteri chiếm 93,33%
trong tổng số mẫu qua sát vì theo đúng các chỉ tiêu phân loại của loài
Macrobrachium lanchesteri (Nguyễn Văn Thường, 2000).
4.2 Xác định thành phần thức ăn có trong ống tiêu hoá của tép trấu
Kết quả quan sát thức ăn trong ống tiêu hoá của tép theo phương pháptần số xuất hiện của 10 mẫu thu ngoài tự nhiên được trình bày ở bảng 4.2
Trang 25Bảng 4.2: Tần suất xuất hiện của các loại thức ăn trong ống tiêu hoá của tép
Số lần xuất Tần số xuất hiệnLoại thức ăn
là chiếm đa số (90%) trong tổng số mẫu quan sát Vậy qua đó cho thấy thức ănchủ yếu của tép kà mùn bả và mảnh vụn hữu cơ
4.3 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tăng
trưởng và tỉ lệ sống của tép trấu
4.3.1 Các yếu tố môi trường
Trang 27Biểu đồ 4.4 : Biến động pH qua các đợt thu mẫu trong hệ thống bể sành
Qua đồ thị ta thấy pH ít có sự biến động ở cả hai hệ thống của các đợt thumẫu và nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của tép
4.3.1.3 N-NO
2-Qua quá trình thu mẫu của hai hệ thống ta thu được kết quả sau
Trang 28Bảng 4.3: Biến động N-NO2- qua các đợt thu mẫu
4.3.1.4 Oxy
Qua các đợt thu mẫu ở cả hai hệ thống có biến động dao động từ 6ppm Đối với NT 1.3 và NT 2.3 thì hàm lượng Oxy tương đối thấp 3ppm donghiệm thức này cho ăn tảo nên làm cho Oxy biến động nhiều
3-4.3.2 Thuỷ sinh vật
4.3.2.1 Phiêu sinh thực vật (Phytoplankton)
Qua các đợt thu mẫu ta có kết quả sau:
Định tính
Trang 29Bảng 4.4: Thành phần giống loài Phytoplankton qua các đợt thu mẫu ở nghiệmthức cho ăn tảo
% 66,67 80 37,5
Số loài 3 1 4
% 25 10 50
Số loài 1 1 1
% 8,33 10 12,5
Biểu đồ 4.5: Biến động thành phần phần trăm các loài Phytoplankton qua cácđợt thu mẫu
Qua kết quả trên cho thấy, thành phần giống loài tảo qua các đợt thu mẫurất ít chỉ có 3 nhóm ngành là Diatom, Cyanophyta, Chlorophyta, trong đóDiatom chiếm số lượng lớn 80% ở lần thu 1, kế đến là Cyanophyta chiếm 50%
ở lần thu 2, thấp nhất là Chlorophyta chiếm chỉ có 1 giống loài là Chlorella chỉ
có một giống loài là Chlorella qua ba đợt thu mẫu
Định lượng
Trang 30Bảng 4.5: Mật độ Phytoplankton qua các đợt thu mẫu ở nghiệm thức cho ăn
Dựa vào biểu đồ 4.6 ta thấy số lượng tảo thuộc ngành Diatom qua các
đợt thu mẫu đều chiếm số lượng lớn 155.000 cá thể/lit ở lần thu ban đầu Qua
các lần thu sau số lượng tảo giảm chỉ còn 99160 cá thể/lít Nhưng mật độ tổnggiữa các lần thu là 280.000 cá thể/lít vào lần thu ban đầu, 173310 cá thể/ lít ở
lần thu 1, 193600 cá thể/lít ở lần thu 2 Vậy qua đó cho thấy tép ăn Diatom là
chính Do đó các lần thu sau mật độ tảo tương đối ít điều này ảnh hưởng đến tỉ
lệ sống của tép thấp
Với số lượng tảo như vậy rất ít thức ăn cho tép nên tỉ lệ sống rất thấp ở
cả hai hệ thống đạt giá trị trung bình là: 2,67 ± 1,34 % ở hệ thống xô nhựa; đạt0,00 ± 0,00 % ở hệ thống bể sành
Trang 314.3.3 Thí nghiệm 1.1: Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tăng trọng và tỉ
lệ sống của tép nuôi trong xô nhựa.
Qua thử nghiệm 3 loại thức ăn ta thu được kết quả trình bày trong bảng 4.6
Bảng 4.6: Tăng trọng và tỉ lệ sống của tép trong hệ thống xô nhựa
Nghiệm Thức
KLTB ban đầu(g/con)
KLTB khi thu (g/con)
Tăng trưởng (g/con)
Ghi chú: Các giá trị trên cùng một hàng có các ký tự khác nhau để chỉ sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p<0,05).
Qua bảng 4.6 nhận thấy sau 4 tuần nuôi, sự tăng trọng trên từng con củatừng nghiệm thức thì cao nhất là ở NT TA Viên đạt (0,14 g/con), kế đến là NTCám (0,12 g/con), thấp nhất là NT Tảo (0,10 g/con) Sự khác biệt giữa các
nghiệm thức NT Cám; NT TA Viên; NT Tảo là khác biệt không có ý nghĩa
thống kê ở mức p>0,05 Tỉ lệ sống đạt giá trị cao nhất là NT TA Viên
(28,11%), thấp nhất là NT Tảo đạt (2,67%) Sự khác biệt giữa các nghiệm thức
NT Cám; NT TA Viên; NT Tảo có ý nghĩa thống kê ở mức p< 0,05
4.3.4 Thí nghịêm 1.2: Tăng trọng và tỉ lệ sống của tép nuôi trong bể sành với các loại thức ăn khác nhau
Bảng 4.7: Tăng trọng và tỉ lệ sống của tép trong hệ thống bể sành
Nghiệm Thức
KLTB ban đầu (g/con)
KLTB sau 4 tuần (g/con)
Tăng trưởng (g/con)
Ghi chú: Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác
biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05.
Trang 32Sau 4 tuần thí nghiệm, tốc độ tăng trưởng của tép đạt cao nhất là NT TA
Viên (0,37 g/con), kế đến là NT Cám (0,13 g/con), thấp nhất là NT Tảo (0,00g/con) sự khác biệt giữa các nghiệm thức này là có ý nghĩa thống kê ở mức
p<0,05 Tỉ lệ sống giữa các nghiệm thức ở hai hệ thống có sự chênh lệch khá
rõ ở NT TA Viên đạt giá trị cao nhất là (25%), kế đến là NT Cám đạt (22,5%)
và thấp nhất là NT Tảo đạt (0%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức
p<0,05
Qua đó cho thấy việc thử nghiệm 3 loại thức ăn cám gạo, thức ăn viên,
tảo có sự khác biệt, hai nghiệm thức NT Tảo ở hai hệ thống sử dụng tảo cho ăn
đạt tỉ lệ sống rất thấp có thể là do tảo không phải là thức ăn cho sự tăng trưởng
của tép, hay là thức ăn khó tiêu đối với chúng, do tép là loài ăn không chọn lọc
nó lọc tất cả những gì có trong nước kể cả các loài tảo độc, do đó không tránh
khỏi hiện tượng ăn lẫn nhau vì không đủ thức ăn hay cũng một phần có thể là
sử dụng tảo cho ăn nên khó kiểm soát được có thể có lẫn tảo độc Microcystic ở
ba lần thu nên khi tép ăn vào gây độc và chết làm tỉ lệ sống thấp Một số giống
loài tảo khi phát triển mạnh sẽ lấn các loài tảo khác, chúng tiết ra các chất độc
cho tôm, cá như: Microcystic, Anabaena, Nodularia,…(Dương Thị Hoàng
Oanh, 2005) Bên cạnh đó NO2 ở nghiệm thức Tảo lên đến 3 ở hệ thống xô
nhựa và 2 ở hệ thống bể sành nên làm ảnh hưởng đến sức khỏe của tép dẩn đến
tỉ lệ sống thấp
Qua kết quả cho thấy, ở hệ thống bể sành tép tăng trưởng nhanh hơn hệ
thống xô nhựa ở cả 3 nghiệm thức nhưng tỉ lệ sống lại thấp hơn xô nhựa do tỉ
lệ sống thấp, mật độ thưa nên tăng trưởng nhanh hạn chế hiện tượng ăn lẫn
nhau nên ở hệ thống bể sành cho tăng trưởng nhanh
Tóm lại, nuôi tép bằng thức ăn viên ở hệ thống xô nhựa là cho kết quả về
tỉ lệ sống cao nhất vì thức ăn viên có đầy đủ dinh dưỡng, hàm lượng đạm cao
(40%) nên đó là loại thức ăn tốt cho tép tăng trưởng
4.4 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng và tỉ lệ
sống của tép trấu.
4.4.1.Các yếu tố môi trường
4.4.1.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ ở thí nghiệm 2 có sự chênh lệch giữa các nghiệm thức giá trị
trung bình ở HT xô nhựa là 27,67 ± 0,61 giá trị cao nhất là 28,08 ± 1,02 ở đợt
thu thứ 4 HT bể sành: có giá trị trung bình là 27,50 ± 0,55 ở đợt thu thứ 4
Do thời tiết có mưa nên nhiệt độ xuống thấp nhưng cũng nằm trong
khoảng thích hợp cho sự phát triển của tép