1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp lập giá dự thầu cho một gói thầu

211 4,2K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 211
Dung lượng 4,38 MB

Nội dung

Phương pháp lập giá dự thầu cho một gói thầu Phương pháp lập giá dự thầu cho một gói thầu Phương pháp lập giá dự thầu cho một gói thầu Phương pháp lập giá dự thầu cho một gói thầu Phương pháp lập giá dự thầu cho một gói thầu Phương pháp lập giá dự thầu cho một gói thầu Phương pháp lập giá dự thầu cho một gói thầu Phương pháp lập giá dự thầu cho một gói thầu Phương pháp lập giá dự thầu cho một gói thầu Phương pháp lập giá dự thầu cho một gói thầu Phương pháp lập giá dự thầu cho một gói thầu Phương pháp lập giá dự thầu cho một gói thầu Phương pháp lập giá dự thầu cho một gói thầu Phương pháp lập giá dự thầu cho một gói thầu Phương pháp lập giá dự thầu cho một gói thầu

Trang 1

Phương pháp lập giá dự thầu

cho một gói thầu

Trang 2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU VÀ HỒ SƠ DỰ THẦU

1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU

1.1.1 Khái niệm về đấu thầu.

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của Bên mời thầu

để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật Đấu thầu trên

cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế

(Trích: Khoản 2/ Điều 4/ Luật đấu thầu/ Luật 61 /2005/QH11)

1.1.2 Tác dụng của đấu thầu

- Chủ đầu tư và các nhà thầu đều phải tính toán hiệu quả kinh tế cho việc xâydựng công trình trước khi ký kết hợp đồng kinh tế, nhằm tiết kiệm vốn đầu tư, đảmbảo chất lượng công trình và thời gian xây dựng

- Lựa chọn được nhà thầu có năng lực đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư vềmặt kỹ thuật, trình độ thi công nhằm:

+ Đảm bảo kế hoạch của tiến độ và giá cả hợp lý, kích thích cạnh tranh giữacác nhà thầu, vì vậy thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển

+ Mang lại lợi ích quan trọng cho nhà thầu, đảm bảo tính công bằng tronglựa chọn nhà thầu

1.1.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong đấu thầu.

1.1.3.1 Trách nhiệm của người có thẩm quyền

- Phê duyệt kế hoạch đấu thầu

- Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu

- Phê duyệt hoặc uỷ quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu

- Quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu

- Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu

- Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định và các quy định khác của pháp luật có liên quan

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình

2

Trang 3

1.1.3.2 Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư

- Quyết định nội dung liên quan đến công việc sơ tuyển nhà thầu

- Phê duyệt danh sách các nhà thầu tham gia đấu thầu

- Thành lập tổ chuyên gia đấu thầu; lựa chọn một tổ chức tư vấn hoặc một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp theo quy định của Luật đấu thầu để thay mình làm bên mời thầu

- Phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật và danh sách xếp hạng nhà thầu

- Phê duyệt kết quả chỉ định thầu đối với các trường hợp sau:

+ Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chỉ định ngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó phải cùng với nhà thầu được chỉ định tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không quá mười lăm ngày kể từ ngày chỉ định thầu

+ Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới năm trăm triệu đồng, góithầu mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá gói thầu dưới một tỷ đồng thuộc dự án đầu

tư phát triển; gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu dưới một trăm triệu đồngthuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổchức đấu thầu

- Chịu trách nhiệm về việc đưa ra yêu cầu đối với gói thầu chỉ định thầu

- Chịu trách nhiệm về nội dung hợp đồng, ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn và thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đã ký kết với nhà thầu

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này

- Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật

- Cung cấp các thông tin cho tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu

- Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu

- Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định

1.1.3.3 Quyền và nghĩa vụ của bên mời thầu

Trang 4

- Chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định

- Yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu

- Tổng hợp quá trình lựa chọn nhà thầu và báo cáo chủ đầu tư về kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu

- Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà thầu đượcduyệt

- Chuẩn bị nội dung hợp đồng để chủ đầu tư xem xét và ký kết hợp đồng

- Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình đấu thầu

- Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật

- Cung cấp các thông tin cho tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu

- Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu

- Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật đấu thầu

1.1.3.4 Quyền và nghĩa vụ của tổ chuyên gia đấu thầu

- Đánh giá hồ sơ dự thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời thầu

- Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật đấu thầu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

- Bảo lưu ý kiến của mình

- Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu vàbáo cáo kết quả đánh giá

- Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

1.1.3.5 Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu

- Tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc nhà thầu liên danh

- Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời thầu

- Thực hiện các cam kết theo hợp đồng với chủ đầu tư và cam kết với nhà thầuphụ (nếu có)

- Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu

4

Trang 5

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.

- Bảo đảm trung thực, chính xác trong quá trình tham gia đấu thầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu

- Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật

1.1.3.6 Quyền và nghĩa vụ của cơ quan tổ chức thẩm định

- Hoạt động độc lập, tuân theo quy định của Luật đấu thầu và quy định của pháp luật có liên quan khi tiến hành thẩm định

- Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan

- Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình thẩm định

- Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thẩm định

- Bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm về báo cáo thẩm định của mình

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

1.1.4 Điều kiện tham dự đấu thầu

Nhà thầu tham gia đấu thầu đối với một gói thầu phải có đủ các điều kiện sau:

1.1.4.1 Có đầy đủ các tư cách hợp lệ gồm:

a Tư cách hợp lệ của nhà thầu là tổ chức

Nhà thầu là tổ chức có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư được cấp theo quy định của pháp luật hoặc có quyết định thành lập đối với các tổ chức không có đăng ký kinh doanh trong trường hợp là nhà thầu trong nước; có đăng ký hoạt động

do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu mang quốc tịch cấp trong trường hợp là nhà thầu nước ngoài;

- Hạch toán kinh tế độc lập

- Không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về tình hình tài chính không lành mạnh, đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ đọng không có khả năng chi trả; đang trong quá trình giải thể

b Tư cách hợp lệ của nhà thầu là cá nhân

Nhà thầu là cá nhân có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân

đó là công dân

Trang 6

- Đăng ký hoạt động hợp pháp hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp do cơ quan

có thẩm quyền cấp

- Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

1.1.4.2 Chỉ được tham gia trong một hồ sơ dự thầu đối với một gói thầu với tư

cách là nhà thầu độc lập hoặc là nhà thầu liên danh Trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ người đứng đầu của liên danh, trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên đối với công việc thuộc gói thầu

1.1.4.3 Đáp ứng yêu cầu nêu trong thông báo mời thầu hoặc thư mời thầu của

bên mời thầu

1.1.5 Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

- Nhà thầu khi tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án quy định tại Điều 1 của Luật đấu thầu phải bảo đảm các yêu cầu về tính cạnh tranh sau đây:

+ Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi không được tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập thiết kế kỹ thuật của dự án, nhà thầu tư vấn đã tham gia thiết kế kỹ thuật của dự án không được tham gia đấu thầu các bước tiếp theo, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC

+ Nhà thầu tham gia đấu thầu phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu;

+ Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về tổ chức, khôngcùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng;

+ Nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với chủ đầu tư của dự án

- Các quy định tại trên phải được thực hiện chậm nhất là ba năm theo lộ trình do Chính phủ quy định

Chính phủ quy định chi tiết về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

1.1.6 Các phương thức đấu thầu

1.1.6.1 Phương thức đấu thầu 1 túi hồ sơ

6

Trang 7

Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Việc mở thầu được tiến hành một lần

1.1.6.2 Phương thức đấu thầu 2 túi hồ sơ

Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn Nhà thầu nộp đề xuất về

kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Việc

mở thầu được tiến hành hai lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước để đánh giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánhgiá là đáp ứng yêu cầu được mở sau để đánh giá tổng hợp Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì đề xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở để xem xét, thương thảo

1.1.6.3 Phương thức đấu thầu 2 giai đoạn

Phương thức này áp dụng cho những trường hợp sau:

+ Các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá từ 500 tỷ đồng trở lên + Các gói thầu mua sắm hàng hóa có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp

+ Dự án thực hiện theo hợp đồng chìa khóa trao tay

Hai giai đoạn đó bao gồm:

a Giai đoạn sơ tuyển lựa chọn nhà thầu- Tùy theo quy mô, tính chất gói

thầu,chủ đầu tư thông báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặcgửi thư mời thầu Chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp cho các nhà thầu tham dự

hồ sơ mời dự thầu bao gồm các thông tin sơ bộ về gói thầu và các nội dung chính của hồ sơ mời dự thầu Nhà thầu tham dự sơ tuyển phải nộp hồ sơ dự thầu kèm theo bảo lãnh dự thầu nhằm bảo đảm nhà thầu đã qua giai đoạn sơ tuyển phải tham dự đấu thầu Mức bảo lãnh dự thầu do chủ đầu tư quyết định nhưng không vượt quá 1% giá gói thầu

Tiêu chuẩn đánh giá ở vòng sơ tuyển bao gồm:

Năng lực kỹ thuật

Năng lực tài chính

Trang 8

Kinh nghiệm

b Giai đoạn đấu thầu - Chủ đầu tư cung cấp hồ sơ mời đấu thầu cho các nhà

thầu được lựa chọn vào giai đoạn đấu thầu Nhà thầu tham dự đấu thầu phải nộp hồ

sơ đấu thầu kèm theo bảo lãnh đấu thầu nhằm đảm bảo nhà thầu đàm phán ký kết hợp đồng sau khi được tuyên bố trúng thầu Mức bảo lãnh dự thầu do chủ đầu tư quyết định nhưng không vượt quá 3% giá gói thầu

Tiêu chuẩn đánh giá ở vòng đấu thầu bao gồm:

1.1.7.1 Đấu thầu rộng rãi

Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi phát hành hồ sơ mời thầu Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu Hình thức đấuthầu này có ưu điểm nổi bật là tính cạnh tranh trong đấu thầu cao, hạn chế tiêu cực trong đấu thầu, kích thích các nhà thầu phải thường xuyên nâng cao năng lực cạnh tranh, mang lại hiệu quả cao cho dự án

Đối với đấu thầu rộng rãi:

Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ mời quan tâm bao gồm các nội dung sau đây để yêu cầu nhà thầu quan tâm cung cấp:

+ Về năng lực và số lượng chuyên gia

Trang 9

- Thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm phải được đăng tải trên tờ báo về đấu thầu

3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu; đối với đấu thầu quốc tế thì còn phải đăng tải đồng thời trên một tờ báo tiếng Anh được phát hành rộng rãi trong nước Sau khi đăng tải theo quy định trên có thể đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng khác

- Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày đăng tải đầu tiên thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, bên mời thầu phát hành miễn phí hồ sơ mời quan tâm cho các nhà thầu

có nhu cầu tham dự thầu

- Thời gian để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ quan tâm tối thiểu là 5 ngày đối với đấu thầu trong nước và 10 ngày đối với đấu thầu quốc tế

- Bên mời thầu đánh giá hồ sơ quan tâm do nhà thầu nộp theo tiêu chuẩn đánh giá, trình chủ đầu tư phê duyệt danh sách nhà thầu mời tham gia đấu thầu

1.1.7.2 Đấu thầu hạn chế

Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham dự Danh sách nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận là đấu thầu công khai, phải minh bạch

Đối với đấu thầu hạn chế:

a Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

- Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng chogói thầu;

- Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu cótính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu

b Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu năm nhà thầu được xác

định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác

Trang 10

- Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thìchủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chỉđịnh ngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư hoặc cơ quanchịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó phải cùng với nhà thầu được chỉđịnh tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không quá mườilăm ngày kể từ ngày chỉ định thầu.

- Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài

- Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia,

an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết

- Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộngcông suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từmột nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phảibảo đảm tính tương thích của thiết bị, công nghệ

- Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới năm trăm triệu đồng, gói thầumua sắm hàng hóa, xây lắp có giá gói thầu dưới một tỷ đồng thuộc dự án đầu tưphát triển; gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu dưới một trăm triệu đồngthuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổchức đấu thầu

b Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có

đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quytrình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định

c Trước khi thực hiện chỉ định thầu theo quy định thì dự toán đối với gói thầu

đó phải được phê duyệt theo quy định

Trang 11

- Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói thầu tương tự thuộc cùngmột dự án hoặc thuộc dự án khác

1.1.7.5 Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá

a Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp có đủ các điều kiện

sau đây:

- Gói thầu có giá gói thầu dưới hai tỷ đồng;

- Nội dung mua sắm là những hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trườngvới đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng

b Khi thực hiện chào hàng cạnh tranh, phải gửi yêu cầu chào hàng cho các

nhà thầu Nhà thầu gửi báo giá đến bên mời thầu một cách trực tiếp, bằng fax hoặcqua đường bưu điện Đối với mỗi gói thầu phải có tối thiểu ba báo giá từ ba nhàthầu khác nhau

Gói thầu áp dụng hình thức này thường có sản phẩm cụ thể, đơn vị trúng thầu thường là đơn vị đưa ra giá có giá trị thấp nhất, không thương thảo về giá

1.1.7.6 Tự thực hiện

a Hình thức tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà

thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mìnhquản lý và sử dụng

b Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải được phê

duyệt theo quy định Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủđầu tư về tổ chức và tài chính

1.1.7.7 Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu thì chủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định

1.1.8 Các hình thức hợp đồng

1.1.8.1 Hình thức trọn gói

- Hình thức trọn gói được áp dụng cho những phần công việc được xác định

rõ về số lượng, khối lượng

Trang 12

- Giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu bằng đúng giá ghi trong hợp đồng khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng.

1.1.8.2 Hình thức theo đơn giá

- Hình thức theo đơn giá được áp dụng cho những phần công việc chưa đủđiều kiện xác định chính xác về số lượng hoặc khối lượng

- Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo khối lượng, số lượng thực tế thựchiện trên cơ sở đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá được chấp nhận điều chỉnhnhư sau :

+ Trường hợp Nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởngtrực tiếp đến giá hợp đồng thì được điều chỉnh theo các chính sách này kể từ thờiđiểm các chính sách này có hiệu lực

+ Trường hợp có khối lượng, số lượng tăng hoặc giảm trong quá trình thựchiện hợp đồng nhưng trong phạm vi của hồ sơ mời thầu và không do lỗi của nhàthầu gây ra thì việc tính giá trị tăng hoặc giảm phải căn cứ vào đơn giá của hợpđồng

+ Trường hợp giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị nêu trong hợp đồng do Nhànước kiểm soát có biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồngthì phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định

+ Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợpđồng theo hợp đồng đã ký và phải được người có thẩm quyền xem xét, quyết định.Giá hợp đồng sau điều chỉnh không được vượt dự toán, tổng dự toán hoặc giá góithầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt, trừ trường hợp được người có thẩmquyền cho phép

+ Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hồ sơ mời thầu thì chủ đầu tư thoả thuận với nhà thầu đã ký hợp đồng để tính toán bổ sungcác công việc phát sinh và báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định Trường hợp thoả thuận không thành thì nội dung công việc phát sinh đó hình thành một gói thầu mới và tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu Thầu

1.1.8.3 Hình thức theo thời gian

12

Trang 13

- Hình thức theo thời gian được áp dụng cho những phần công việc nghiêncứu phức tạp, tư vấn thiết kế, giám sát xây dựng, đào tạo, huấn luyện.

- Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo tháng, tuần, ngày, giờ làm việc thực tế trên cơ sở mức thù lao cho chuyên gia nêu trong hợp đồng hoặc mức thù lao được chấp nhận điều chỉnh như cách điều chỉnh trong Hình thức theo đơn giá

1.1.9 Trình tự thực hiện đấu thầu:

1.1.9.1 Chuẩn bị đấu thầu

a Sơ tuyển nhà thầu

Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện theo quy định sau đây:

- Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện trước khi tổ chức đấu thầu nhằm chọn được các nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu; đối với các gói thầu mua sắm hàng hoá, gói thầu EPC có giá gói thầu từ ba trăm tỷ đồng trở lên, gói thầu xây lắp có giá gói thầu từ hai trăm

tỷ đồng trở lên phải được tiến hành sơ tuyển

- Trình tự thực hiện sơ tuyển bao gồm lập hồ sơ mời sơ tuyển; thông báo mời sơ tuyển; tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển; trình và phê duyệt kết quả sơ tuyển; thông báo kết quả sơ tuyển

- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển phải được nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển theo mẫu hồ sơ mời sơ tuyển do Chính phủ quy định bao gồm tiêu chuẩn về năng lực kỹ thuật, tiêu chuẩn về năng lực tài chính và tiêu chuẩn về kinh nghiệm

b Lập hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu do Chính phủ quy định và bao gồm các nội dung sau đây:

- Yêu cầu về mặt kỹ thuật:

Trang 14

Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, bao gồm các yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn đối với chuyên gia (điều khoản tham chiếu).

Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hoá được xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường và các yêu cầu cần thiết khác

Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bảng tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác

- Yêu cầu về mặt tài chính, thương mại, bao gồm các chi phí để thực hiện gói thầu, giá chào và biểu giá chi tiết, điều kiện giao hàng, phương thức và điều kiện thanh toán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng

- Tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu quan trọng, điều kiện ưu đãi (nếu có), thuế, bảohiểm và các yêu cầu khác

c Mời thầu

Việc mời thầu được thực hiện theo quy định sau đây:

- Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi

- Gửi thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế hoặc đối với đấu thầu rộng rãi có

sơ tuyển

1.1.9.2 Tổ chức đấu thầu

a.Phát hành hồ sơ mời thầu

- Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi,cho các nhà thầu theo danh sách được mời tham gia đấu thầu hạn chế hoặc cho các nhà thầu đã vượt qua bước sơ tuyển

- Trường hợp hồ sơ mời thầu cần sửa đổi sau khi phát hành thì phải thông báo đến các nhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu tối thiểu mười ngày trước thời điểm đóng thầu

b Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu

- Các hồ sơ dự thầu nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu phải được bên mời thầu tiếp nhận và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ "Mật"

c Mở thầu

14

Trang 15

- Việc mở thầu phải được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu đối với các hồ sơ dự thầu được nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

- Thông tin chính nêu trong hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu phải được công bốtrong buổi mở thầu, được ghi lại trong biên bản mở thầu có chữ ký xác nhận của đại diện bên mời thầu, đại diện nhà thầu và đại diện cơ quan liên quan tham dự

1.1.9.3 Làm rõ hồ sơ mời thầu

a Trường hợp nhà thầu cần làm rõ hồ sơ mời thầu thì phải gửi văn bản đề

nghị đến bên mời thầu để xem xét và xử lý

b Việc làm rõ hồ sơ mời thầu được bên mời thầu thực hiện theo một hoặc các

c Văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu quy định tại khoản b Điều này là một phần

của hồ sơ mời thầu

1.1.9.4 Trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu

a Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu để loại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợp lệ,

không bảo đảm yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu

b Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định sau đây:

- Đánh giá về mặt kỹ thuật để xác định các hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu của hồ sơ mời thầu

- Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC thì xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạngcác hồ sơ dự thầu Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn thì đánh giá tổng hợp để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu; riêng gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuậtcao thì xem xét đề xuất về mặt tài chính đối với nhà thầu xếp thứ nhất về mặt kỹ thuật

1.1.9.5 Làm rõ hồ sơ dự thầu

Trang 16

- Nhà thầu không được thay đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu

- Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của bên mời thầu Việc làm rõ hồ sơ dự thầu được thực hiện dưới hình thức trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng phải bảo đảm không làm thay đổi nội dung

cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu Nội dung làm rõ hồ

sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu

- Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu

có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ

1.1.9.6 Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn

Nhà thầu tư vấn được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điềukiện sau đây:

- Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt

1.1.9.7 Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp

và EPC

Nhà thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp hoặc thực hiện gói thầu EPC sẽ được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Có hồ sơ dự thầu hợp lệ

- Được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm

- Có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo hệ thống điểm hoặc theo tiêu chí "đạt", "không đạt"

- Có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng

- Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt

1.1.9.8 Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu

16

Trang 17

- Bên mời thầu phải lập báo cáo về kết quả đấu thầu để chủ đầu tư trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định và gửi đến cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thẩm định

- Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thẩm định có trách nhiệm lập báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo của chủ đầu tư để trình người cóthẩm quyền xem xét, quyết định

1.1.9.9 Phê duyệt kết quả đấu thầu

- Người có thẩm quyền chịu trách nhiệm xem xét, phê duyệt kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo về kết quả đấu thầu và báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu

- Trường hợp có nhà thầu trúng thầu thì văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu phải có các nội dung sau đây:

+ Tên nhà thầu trúng thầu

+ Giá trúng thầu

+ Hình thức hợp đồng

+ Thời gian thực hiện hợp đồng

+ Các nội dung cần lưu ý (nếu có)

- Trường hợp không có nhà thầu trúng thầu, trong văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu phải nêu rõ không có nhà thầu nào trúng thầu và hủy đấu thầu để thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu

1.1.9.10 Thông báo kết quả đấu thầu

- Việc thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của người có thẩm quyền

- Trong thông báo kết quả đấu thầu không phải giải thích lý do đối với nhà thầu không trúng thầu

1.1.9.11 Thương thảo,hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng

- Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu phải dựa trên cơ sở sau đây:

+ Kết quả đấu thầu được duyệt

+ Mẫu hợp đồng đã điền đủ các thông tin cụ thể của gói thầu

+ Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu

+ Các nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu và giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu trúng thầu (nếu có)

Trang 18

+ Các nội dung cần được thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu.

- Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầutiến hành ký kết hợp đồng

- Trường hợp việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành thì chủ đầu

tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét việc lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếptheo Trường hợp các nhà thầu xếp hạng tiếp theo cũng không đáp ứng yêu cầu thì báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định

1.1.10 Các hành vi bị cấm trong đấu thầu

- Đưa, nhận hoặc đòi hỏi bất cứ thứ gì có giá trị của cá nhân và tổ chức có liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng dẫn đến những hành động thiếu trung thực, không khách quan trong việc quyết định lựa chọn nhà thầu,

ký kết, thực hiện hợp đồng

- Dùng ảnh hưởng cá nhân để tác động, can thiệp hoặc cố ý báo cáo sai hoặc không trung thực về các thông tin làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng

- Cấu kết, thông đồng giữa bên mời thầu với nhà thầu, giữa cơ quan quản lý nhànước với bên mời thầu và với nhà thầu để thay đổi hồ sơ dự thầu, thông đồng với

cơ quan thẩm định, thanh tra làm ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể, lợi ích của quốc gia

- Tổ chức hoặc cá nhân vừa tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu vừa thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với cùng một gói thầu

- Nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá cụ thể trong hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp hoặc gói thầu EPC

- Tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu đối với gói thầu do mình làm bên mời thầu

- Chia dự án thành các gói thầu trái với quy định sau: Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án và có quy mô gói thầu hợp lý Mỗi gói thầu chỉ có một hồ

sơ mời thầu và được tiến hành đấu thầu một lần Một gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng; trường hợp gói thầu gồm nhiều phần độc lập thì được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng

18

Trang 19

- Nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp hàng hoá, xây lắp cho gói thầu do mìnhcung cấp dịch vụ tư vấn, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC.

- Tiết lộ những tài liệu, thông tin về đấu thầu sau đây:

+ Nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành theo quy định

+ Nội dung các hồ sơ dự thầu, các sổ tay ghi chép, các biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá của chuyên gia hoặc nhà thầu tư vấn đối với từng hồ sơ dự thầu trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu

+ Các yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu của bên mời thầu và trả lời của nhà thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu

+ Báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo của nhà thầu

tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình đấu thầu, xét thầu và thẩm định trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu

+ Kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi được phép công bố theo quy định

+ Các tài liệu đấu thầu có liên quan khác được đóng dấu bảo mật theo quy định của pháp luật về bảo mật

- Sắp đặt để cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột tham gia các gói thầu mà mình làm bên mời thầu hoặc là thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, tổ chuyên gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc là người phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu

- Làm trái quy định quản lý vốn, gây khó khăn trong thủ tục cấp phát, thanh quyết toán theo hợp đồng đã ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu

- Dàn xếp, thông đồng giữa hai hay nhiều nhà thầu để một nhà thầu trúng thầutrong cùng một gói thầu, giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện, giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ nghiệm thu kết quả thực hiện

- Đứng tên tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án do cơ quan, tổ chức mà mình đã công tác trong thời hạn một năm kể từ khi thôi việc tại cơ quan,

tổ chức đó

- Cho nhà thầu khác sử dụng tư cách của mình để tham gia đấu thầu hoặc chuyển nhượng cho nhà thầu khác thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu

Trang 20

- Lợi dụng việc kiến nghị trong đấu thầu để cản trở quá trình đấu thầu và ký kết hợp đồng, cản trở các nhà thầu khác tham gia đấu thầu.

- Tổ chức đấu thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu

1.2 LẬP HỒ SƠ DỰ THẦU

1.2.1 Khái niệm Hồ sơ dự thầu

Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời

thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu

( Trích: Khoản 25/ Điều 4/ Luật Đấu thầu/ Luật số 61/ 2005/ QH11)

1.2.2 Chuẩn bị lập Hồ sơ dự thầu

Hồ sơ dự thầu được lập bởi các chuyên gia, kỹ sư, cử nhân kinh tế của nhà thầu Đây phải là những người có đủ năng lực, trình độ am hiểu về chuyên môn thuộc các lĩnh vực mà mình tham gia thực hiện

Để việc lập Hồ sơ dự thầu đạt yêu cầu của chủ đầu tư:

- Nghiên cứu thật kỹ lưỡng các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu (đặc biệt yêu cầu về tính hợp lệ, kinh nghiệm và năng lực) Những điểm nêu chưa rõ trong

hồ sơ mời thầu cần được hỏi lại bên mời thầu để làm rõ

- Nắm chắc các tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời thầu để về mặt kỹ thuật cần phải đáp ứng ít nhất là tối thiểu các yêu cầu đó

- Đưa ra giá dự thầu phù hợp với các yêu cầu của phần kỹ thuật với mức giá cạnh tranh (mức giá đó tuỳ thuộc vào khả năng và điều kiện của từng nhà thầu về chi phí trực tiếp, chi phí chung, lãi định mức, các giải pháp kỹ thuật…)

- Không đưa ra các nội dung vô nghĩa, không cần thiết

- Tránh không vi phạm các điều kiện tiên quyết hoặc các quy định của Luật đấu thầu

1.2.3 Nội dung chính trong HSDT

1.2.3.1 Đơn dự thầu

Đơn dự thầu do nhà thầu chuẩn bị phải được ghi đầy đủ theo ( Mẫu số 1,chương

IV/Thông tư 01/2010/ Bộ KH&ĐT )có chữ kí của người đại diện hợp pháp của nhàthầu (là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu hoặc người được ủy quyền kèm

20

Trang 21

theo giấy ủy quyền hợp lệ theo mẫu số 2, chương IV/Thông tư 01/2010/ Bộ

KH&ĐT) Trường hợp ủy quyền, nhà thầu gửi kèm theo các tài liệu, giấy tờ theo quy định trong Bảng dữ liệu để chứng minh tư cách hợp lệ của người được ủy quyền.Đối với nhà thầu liên danh,đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh kí,trừ trường hợp trong văn bản thỏa thuận liên danh có quy định các thành viên trong liên danh thỏa thuận cho thành viên đứng đầu liên danh

kí đơn dự thầu.Trong trường hợp từng thành viên liên danh có ủy quyền thì thực hiện như đối với nhà thầu độc lập

1.2.3.2 Giá dự thầu và biểu giá

- Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu sau khi trừ đi phần giảm giá (nếu có) Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm toàn

bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu

- Nhà thầu phải điền đơn giá và thành tiền cho tất cả các hạng mục chi tiết của công trình nêu trong Bảng tiên lượng Đơn giá dự thầu phải bao gồm các yếu tố quy định tại Bảng dữ liệu

Trường hợp nhà thầu phát hiện ra tiên lượng chưa chính xác so với thiết kế, nhà thầu có thể lập một bảng riêng cho phần khối lượng sai khác này làm cơ sở thương thảo Hợp đồng khi nhà thầu trúng thầu Nhà thầu không được tính toán phần khối lượng sai khác này vào giá dự thầu

- Nhà thầu có thể tham khảo định mức do cơ quan có thẩm quyền công bố để lập giá dự thầu theo khả năng của mình Đơn giá dự thầu phải phù hợp với Biện pháp thi công

- Trường hợp Nhà thầu có thư giảm giá thì có thể nộp cùng với Hồ sơ dự thầu hoặc nộp riêng song phải đảm bảo nộp trước thời điểm đóng thầu Hoặc nộp riêng

và phải đảm bảo trước thời điểm đóng thầu

Trong thư giảm giá có nêu rõ nội dung và cách thức giảm giá vào các hạng mục cụ thể nêu lên trong Bảng tiên lượng Trường hợp không nêu rõ cách thức giảm giá thìđược hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho từng hạng mục nêu trong Bảng tiên lượng

- Đơn giá và giá dự thầu do nhà thầu chào là giá cố định và sẽ không được điều chỉnh trong quá trình thực hiện Hợp đồng, trừ khi có quy định khác tại Bảng

dữ liệu

Trang 22

- Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần và cho phép dự thầu theo từng phần quy định trong Bảng dữ liệu thì nhà thầu có thể chào cho một hoặc nhiều phần của gói thầu.

1.2.3.3 Hồ sơ pháp lý, năng lực, kinh nghiệm.

a Hồ sơ pháp lý

- Quyết định thành lập doanh nghiệp

- Giấy phép đăng ký kinh doanh

- Quyết định điều chỉnh vốn, bổ sung ngành nghề (nếu có)

- Các giấy tờ pháp lý khác có liên quan

b Hồ sơ năng lực

- Các thông tin chung về doanh nghiệp

- Các số liệu về tài chính và danh mục các công trình đang thực hiện

- Giới thiệu các thiết bị thi công của doanh nghiệp

- Đội ngũ công nhân và cán bộ kỹ thuật

- Danh sách các cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp tham gia thực hiện công trình tại văn phòng và hiện trường

c Hồ sơ kinh nghiệm

Giới thiệu các hợp đồng tương tự gói thầu mà doanh nghiệp đã thực hiện (bản sao Hợp đồng kinh tế, Biên bản nghiệp thu thanh lý hợp đồng…)

d Hồ sơ tài chính

Báo cáo quyết toán được phê duyệt trong 3 năm gần nhất

1.2.3.4Tài liệu chứng minh tính hợp lệ vật tư, thiết bị.

- Nhà thầu phải nêu rõ xuất xứ của vật tư, thiết bị, ký mã hiệu, nhãn mác của sản phẩm và các tài liệu chứng minh kèm theo dể chứng minh tính hợp lệ của vật

Trang 23

hơn, không nộp theo đúng địa chỉ, thời gian quy định trong Hồ sơ mời thầu, không đúng tên nhà thầu, không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ.

1.2.3.6 Đề xuất mặt kỹ thuật

- Phương án, biện pháp thi công tổng thể

- Biện pháp thi công chi tiết các hạng mục (bản vẽ, thuyết minh)

- Sơ đồ tổ chức thi công

- Biểu đồ tiến độ thi công

- Biểu đồ huy động thiết bị,vật tư

1.3 PHƯƠNG PHÁP LẬP GIÁ DỰ THẦU

1.3.1 Một số chú ý khi lập giá dự thầu:

- Chủ đầu tư của dự án sẽ mời thầu và lựa chọn ra nhà thầu Tùy theo điều kiện, hồ sơ mời dự thầu xây dựng chỉ có thể gửi cho một số nhà thầu (đấu thầu hạnchế) hoặc công bố trên phương tiện thông tin đại chúng (đấu thầu rộng rãi)

- Một trong những tiêu chuẩn quan trọng xét trúng thầu đó là giá dự thầu

- Để tham gia đấu thầu một công trình xây dựng, các doanh nghiệp xây dựng lập dự toán chi phí xây dựng chi tiết cho công trình đó nhằm xác định đúng đắn giá

dự thầu công trình theo khả năng tổ chức và trình độ kỹ thuật thi công của đơn vị mình

- Phương pháp xác định giá dự thầu đối với hạng mục công trình

- Muốn thắng thầu, nhà thầu phải xây dựng được giá dự thầu của đơn vị mình sao cho có khả năng cạnh tranh cao, đồng thời đảm bảo các yêu cầu khác đối với việc thi công công trình theo quy định

- Đơn vị dự thầu phải có trình độ chức xây lắp tốt, có biện pháp kỹ thuật tiên tiến, có phương tiện thi công hiện đại, tổ chức và quản lý và sử dụng lao động hợp

lý, khoa học… để có hiệu quả sản xuất cao nhất, từ đó xây dựng được các định mức, đơn giá nội bộ, tiên tiến cho đơn vị mình, mặt khác nghiên cứu và tìm biện pháp giảm thấp các chi phí ở mọi khâu trong quá trình chuẩn bị và thi công công trình

- Xác định các khối lượng công tác xây dựng một cách tỷ mỷ, chính xác, phù hợp với định mức, đơn giá nội bộ của chính đơn vị mình, phù hợp với việc giao khoán cho từng đội ,tổ xây dựng hay cho từng công nhân

Trang 24

- Với những cơ sở nêu trên, nội dung lập dự toán đấu thầu xây dựng cơ bản giống như phương pháp lập dự toán chi phí xây dựng.

1.3.2 Giá dự thầu được xác định theo công thức tổng quát sau:

G DT = QixĐGi

Trong đó :

Q i - Khối lượng công việc xây dựng thứ i do bên mời thầu cung cấp trên cơ

sở tiên lượng được bóc từ các bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công

ĐG i - Đơn giá dự thầu công tác xây dựng thứ i do nhà thầu lập theo hướng dẫn chung của nhà nước về lập giá xây dựng, trên cơ sở điều kiện cụ thể của mình

và theo mặt bằng giá đươc ấn định trong hồ sơ mời thầu

Giá dự thầu được tổng hợp theo bảng:

TT Các bộ phận và tên CV xây

dựng

Đơn vị Khối

lượng(Qi)

Đơn giá dự thầu

(ĐGi)

Thành tiền

1.3.3 Các thành phần chi phí tạo nên đơn giá dự thầu :

Đơn giá dự thầu tính cho từng bộ phận công trình hoặc từng loại công việc xây dựng bao gồm các khoản chi phí sau:

24

Trang 25

STT Khoản mục chi phí KH Cách tính

Chi phí vật liệu trực tiếp

Gdt G x (1+TGTGT)+L

Ngoài ra :

Có thể tính thêm hệ số trượt giá Ktrg

Có thể xem xét đến yếu tố rủi ro Krr

Trang 26

Đơn giá dự thầu tính theo công thức:

- Ngoài số lượng vật liệu chính theo định mức của doanh nghiệp, còn phảItính thêm chi phí cho các loại vật liệu phụ (tuỳ theo từng loại sản phẩm), thôngthường người ta tính bằng tỷ lệ % so với vật liệu chính (khoảng từ 5 – 10%)

- Vật liệu luân chuyển như ván khuôn đà giáo… Đặc điểm của vật liệu luânchuyển là được sử dụng nhiều lần và giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị sảnphẩm dưới dạng khấu trừ dần Có thể xác định phần giá trị của vật liệu luân chuyểnchuyển vào giá trị sản phẩm qua mỗi lần luân chuyển theo công thức kinh nghiệmsau :

h: tỷ lệ bù hao hụt từ lần thứ 2 trở đi tính bằng %

26

Trang 27

Vậy chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu được tính bình quân theo côngthức sau:

DMvli : định mức vật liệu của nhà thầu đối với loại vật liệu chính i

gvli : giá 1 đơn vị tính loại vật liệu chính i đến hiện trường do nhà thầu tựxác định (hoặc giá vật liệu theo mặt bằng thống nhất trong hồ sơ mời thầu) giá nàychưa bao gồm thuế VAT

n: số loại vật liệu chính sử dụng cho công tác xây lắp đó

m: số loại vật liệu luân chuyển dùng cho công tác xây lắp

Cvllci : tiền mua vật liệu luân chuyển loại j (đ)

Klci : hệ số chuyển giá trị vào sản phẩm qua 1 lần sử dụng vật liệu luânchuyển loại j

1.3.4.2 Chi phí nhân công

- Chi phí nhân công trong đơn giá dự thầu được xác định dựa vào định mức hao hụt sức lao động, cấp bậc thợ (trình độ tay nghề) và giá nhân công trên thị trường

- Chi phí nhân công trong đơn giá dự thầu theo công thức:

NC i = B i x TL

Trong đó:

Bi: Định mức lao động bằng ngày công trực tiếp xây lắp theo cấp bậc bình quân xác định theo định mức nội bộ thì có thể lấy theo định mức dự toán của Nhà nước ban hành và điều chỉnh cho phù hợp với doanh nghiệp của mình (ngày công) TL: Tiền công trực tiếp xây lắp tương ứng với cấp bậc thợ bình quân ngày công mà cấp bậc thợ trả

- Xác định cấp bậc thợ bình quân cho từng loại công việc dựa vào biên chế

tổ thợ đã được đúc kết qua nhiều công trình xây dựng và giá nhân công trên thị trường lao động

Trang 28

Cấp thợ bình quân của tổ thợ được xác định theo công thức :

ni

Ci ni Cbq

k Số bậc tương ứng với số bậc lương trong các thang lương,

Nếu thang lương 7 bậc thì k=7

Nếu thang lương 6 bậc thì k=6

Tiền công bình quân cho 1 giờ làm việc (1 giờ công)

ni x x

Li ni TCbq

1

1

26 8

k Số bậc trong 1 thang lương

1.3.4.3 Chi phí máy thi công

a Nội dung chi phí trong giá ca máy

Giá ca máy là mức chi phí dự tính cần thiết cho máy và thiết bị thi công làmviệc trong một ca

Các khoản mục chi phí được tính vào giá ca máy bao gồm: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, tiền lương thợ điều khiển máy và chi phí khác của máy

b Phương pháp xây dựng giá ca máy

28

Trang 29

Công thức tổng quát xây dựng giá ca máy (CCM):

CCM = CKH + CSC + CNL + CTL + CCPK (đ/ca)

Trong đó:

CKH : Chi phí khấu hao (đ/ca)

CSC : Chi phí sửa chữa (đ/ca)

CNL : Chi phí nhiên liệu - năng lượng (đ/ca)

CTL : Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy (đ/ca)

CCPK: Chi phí khác (đ/ca)

1.3.4.4 Chi phí trực tiếp khác

- Chi phí trực tiếp khác là những chi phí cho những công tác cần thiết phục vụtrực tiếp cho việc thi công xây dựng công trình như di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động

và môi trường xung quanh, chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu xây dựng….không xác định được khối lượng từ thiết kế

- Chi phí trực tiếp khác được tính bằng 1.5% trên tổng chi phí vật liệu, chi phínhân công, chi phí máy thi công Riêng các công tác xây dựng trông hầm giao thông, hầm thủy điện, hầm lò thì chi phí trực tiếp khác (kể cả chi phí vận hành, chi phí sửa chữa thường xuyên hệ thống cấp thoát nước, cấp gió, cấp điện phục vụ thi công trong hầm) được tính bằng 6.5% tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công

- Trường hợp nếu chi phí trực tiếp khác tính theo tỷ lệ quy định không phù hợp thì căn cứ vào điều kiện thực tế để xem xét điều chỉnh mức tỷ lệ cho phù hợp

1.3.4.5 Chi phí chung

- Chi phí chung bao gồm chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm % trên chi phí trực tiếp hoặc bằng tỷ lệ phần trăm % trên chi phí nhân công trong dự toán theo quy định đối với từng loại công trình

Trang 30

- Đối với các hạng mục công trình tương ứng với từng loại công trình thì mỗihạng mục công trình đó được coi như công trình độc lập và được áp dụng định mức tỷ lệ chi phí chung theo từng loại công trình phù hợp.

1.3.4.6 Thuế và lãi

- Hiện nay các doanh nghiệp xây dựng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

và thuế giá trị gia tăng.Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, người mua hàng phải chịu thông qua thuế gộp vào giá bán Thuế VAT về xây dựng là 10% Thuế giá trị gia tăng đầu ra được sử dụng để trả số thuế giá trị gia tăng đầu vào mà doanh nghiệp xây dựng đã trả trước khi mua các loại vật tư, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng …Còn lãi khi xác định giá dự thầu, do sản phẩm xây dựng được sản xuất ra theo đơn đặt hàng, nên sản phẩm làm xong coi như là đã bán sản phẩm Nên khi đấu thầu thường giảm lãi để tăng khả năng trúng thầu vì giá sản phẩm rất lớn nên chỉ cần một tỷ lệ lãi nhỏ thì về giá trị thu được cũng rất lớn

1.3.4.7 Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công:

- Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được tính bằng 2% trên tổng chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước đối với các công trình đi theo tuyến ngoài đô thị và vùng dân cư như đường dây tải điện, đường dây thông tin bưu điện, đường giao thông, kênh mương, đườngống, các công trình thi công dạng tuyến khác và bằng 1% đối với các công trình còn lại

- Đối với các trường hợp đặc biệt khác ( ví dụ như công trình có quy mô lớn, phức tạp, các công trình ngoài hải đảo,…) nếu theo khoản mục chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công tính theo tỷ lệ trên không phù hợp thì chủ đầu tư căn cứ điều kiện thực tế, lập dự toán xác định chi phí này cho phù hợp và chịu trách nhiệm về quyết định của mình

- Đối với trường hợp đấu thầu thì khoản mục chi phí này phải tính trong giá gói thầu, giá dự thầu được thanh toán theo giá hợp đồng đã được ký kết

- Nhà thầu thi công xây dựng công trình có thể dùng khoản chi phí này để xâydựng mới, thuê nhà tại hiện trường hoặc thuê xe đưa đón cán bộ công nhân

30

Trang 31

CHƯƠNG II : LẬP GIÁ GÓI THẦU

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY

2.1.1 Giới thiệu về công ty

Tên gọi: CÔNG TY CỔ PHẦN XD&TM KIÊN CƯỜNG

Tên giao dịch quốc tế : Kiencuong construction consulting&trading co.,ltd

Trụ sở chính: TT Chi Đông – Mê Linh - Hà Nội -Việt Nam Điện thoại: (84.4) 04.352.505.19

Fax: (84.4 ).3.586.01.30

Email : kiencuongcoltd@ yahoo com.vn

Ngày thành lập: 17 tháng 11 năm 2004 mang tên công ty CỔ PHẦN TM&XD Kiên Cường

Giám đốc Công ty :

Ông Nguyễn Mạnh Cường

Điện thoại cơ quan: 04 352.505.19Điện thoại di động: 0913.026.254

Các Phó Giám đốc :

Ông Nguyễn Văn Tuyến

Điện thoại cơ quan: 04 352.505.19 Điện thoại di động: 0912.646.092

Ông Ngô Văn Hùng

Điện thoại cơ quan: 04 352.505.19

Trang 32

Điện thoại cơ quan: 04 352.505.19

- Công nhân kỹ thuật bậc cao từ 4/7 120 người

- Công nhân bậc 3/7 trở xuống 105 người

Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chủ yếu:

- Mua bán vật liệu xây dựng

- Xây dựng công trình dân dụng

- Dịch vụ bãi xe, bãi đỗ xe

- Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ bằng xe tải liên tỉnh

- San lấp mặt bằng, làm đường giao thông nội bộ trong mặt bằng xâydựng

- Xây dựng công trình giao thông (cầu đường, hệ thống thoát nước)

TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

QUẢN LÍ XÂY LẮP

C ông trường,tổ đội Sản xuất

PHÓ GIÁM ĐỐC

Trang 34

2.1.2 Hồ sơ kinh nghiệm

* Tổng số năm có kinh nghiệm trong công việc xây dựng dân dụng: 5 năm * Tổng số năm có kinh nghiệm trong công tác xây dựng chuyên dụng: 5 năm

NGHIỆM

6 Kinh doanh các thiết bị và vật liệu xây dựng 5

8 Xây dựng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị 5

DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH ĐANG THỰC HIỆN

- Công trình công ty sợi Vinh Phát 2,563 tỷ đồng

- Công trình công ty Thuốc thú y Việt Nam 2,139 tỷ đồng

- Công trình nhà máy may công ty KANGAROO 1,250 tỷ đồng

- San lấp mặt bằng công ty nhựa Hàn Quốc 1,553 tỷ đồng

- Công trình công ty Jimex 3,742 tỷ đồng

- Công trình công ty Đinh Lê 3,295 tỷ đồng

- San lấp mặt bằng, nhà xưởng công ty Woodsland 7,983 tỷ đồng

- Nhà xưởng, hệ thống sân đường công ty Thuận Hưng 4,312 tỷ đồng

- Xây dựng nhà xưởng, kho, đường công ty sợi Vinh Phát 3,075 tỷ đồng

- San lấp mặt bằng, hệ thống sân đường công ty Phú Hà 4,750 tỷ đồng

- Công trình nhà ở công nhân công ty Linh Sơn 2,400 tỷ đồng

- Công trình công ty cổ phần Xây dựng Toàn Phát 7,052 tỷ đồng

- Công trình công ty đầu tư phát triển châu á 7,140 tỷ đồng

34

Trang 35

- San lấp mặt bằng, thi công tường rào công ty Dương Nguyên 1,600 tỷđồng

2.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH

- Công trình : Xưởng số 2 ,Công Ty CP May BTM KCN- Mê Linh -Hà Nội

- Công trình được xây dựng trong khu đất của Công Ty CP May BTM

- Công trình công nghiệp sử dụng kết cấu thép và tấm lợp kim loại bao che kếthợp khối văn phòng hai tầng bê tông cốt thép , Diện tích xây dựng 2160m2

- Công trình nằm tại KCN Quang minh – Mê Linh – Hà Nội xung quanh đều

có các công trinh khác của chủ đầu tư và của các công ty khác đang hoạt độngsản xuất

2.3 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG

2.3 1 Trình tự thi công, phương án xây dựng biện pháp tổ chức thi công và

các công tác phục vụ thi công.

a Trình tự thi công

Căn cứ vào yêu cầu công việc và các điều kiện thi công nêu trên, quá trình thicông đòi hỏi phải thật hợp lý, trình tự thực hiện các bước công việc phải hết sứckhoa học đảm bảo không chồng chéo gây mất an toàn trong quá trình thi công

Để thoả mãn các yêu cầu này, về mặt tổng thể Công ty lập phương án và trình tựthi công các hạng mục công trình như sau:

Trang 36

- Sơn bả trong trong và ngoài nhà.

- Lắp đặt thiết bị hệ thống điện, nước trong và ngoài nhà

b Xây dựng biện pháp tổ chức thi công

Trên cơ sở các số liệu điều tra, khảo sát, tổ chức nhân sự, tiến độ thi công côngtrình và trình tự thi công Công ty đã đề ra biện pháp tổ chức thi công bao gồmnhững nội dung cụ thể sau:

- Công tác vận chuyển và đường tạm trong tổ chức thi công

- Tổ chức cung cấp điện, nước thi công

- Vật tư, vật liệu sử dụng trong công trình, tổ chức cung ứng và kho bãi

- Tổ chức nhà tạm ở công trường

- Tổng mặt bằng thi công

- Thiết bị sử dụng thi công xây dựng công trình

2.3.1.1 Công tác vận chuyển và đường tạm trong tổ chức thi công:

Phải xác định và lựa chọn các số liệu sau:

36

Trang 37

- Xác định tổng khối lượng vật tư, vật liệu phải chuyên chở.

- Xác định lượng vật tư, vật liệu lưu thông hàng ngày trên từng tuyến đườngvận chuyện

- Chọn lựa phương tiện vận chuyển

- Tính sức kéo của xe, khả năng lưu thông của đường và số lượng xe cầnthiết

- Chỉnh lý các tuyến đường, bố trí các kho bãi và nơi bốc xếp các loại hànghoá chủ yếu

- Tổ chức bộ phận quản lý vận tải

- Thiết kế kho bãi tập kết vật tư, vật liệu

Nguồn vữa bê tông

Nguồn vữa bê tông được sử dụng vào các kết cấu công trình được trộn tại côngtrình bằng máy

Đối với hạng mục bê tông đổ lót, Công ty sử dụng nguồn vữa bê tông đượccung cấp bởi các máy trộn bê tông di động có dung tích 250L – 350L đặt ngay tạicông trường Ưu điểm của việc sử dụng nguồn cấp tại chỗ là Công ty sẽ luôn chủđộng về thời gian thi công, không phụ thuộc vào các Nhà cung cấp cũng nhưnhững bất trắc xẩy ra trong quá trình lưu thông vận chuyển

Phương án vận chuyển hỗn hợp vữa bê tông trong công trường.

+ Trong trường hợp vữa bê tông đổ lót được cấp từ các máy trộn đặt tại côngtrường sẽ được xả trực tiếp vào phễu chứa hoặc xe cải tiến rồi vận chuyển đến vịtrí kết cấu

Phương án vận chuyển phế thải rắn, đất đào:

+ Do mặt bằng thi công chật hẹp nên toàn bộ lượng đất đào móng sẽ được vậnchuyển hết ra ngoài mặt bằng công trường

Phương án tập kết vật tư, thiết bị thi công:

Trang 38

Vị trí thi công công trình nằm trong Khu công nghiệp có 2 mặt giáp đườngnhựa 2 mặt giáp nhà xưởng đang hoạt động sản xuất nên công tác cung ứng vật tưvật liệu là rất quan trọng Để giải quyết vấn đề trên,Công ty đã có phương án giảiquyết như sau:

+ Công ty sẽ hợp đồng với các bạn hàng thường xuyên cung cấp vật tư, vật liệucho các công trình đang thi công Đây là các bạn hàng có uy tín, có đội ngũ bốcxếp chuyên nghiệp có lực lượng xe ô tô vận chuyển đông đảo, vật liệu với chủngloại phong phú với tiến độ nhanh nhất đáp ứng được các yêu cầu của việc xâydựng công trình tới tận kho của Công ty tại công trường

+ Đơn vị lập kế hoạch cung ứng vật tư phù hợp với kế hoạch và tiến độ thicông, trên cơ sở đó Công ty cử người chuyên trách điều phối tránh giờ cao điểmcũng như hạn chế số lượng sao cho phù hợp vơi diện tích sân bãi

2.3.1.2 Tổ chức cung cấp điện nước thi công.

a Hệ thống cấp điện tạm cho công trình

- Hệ thống điện được lấy từ trạm biến áp chung trong khu dẫn đến cầu dao tổngbằng dây bọc 3 pha, từ cầu dao tổng dẫn đến cầu dao phụ lắp riêng cho từng máymóc thi công Tất cả thiết bị điện ( Cầu dao, Aptômát, dây dẫn, ) được tính toándựa trên các máy móc thi công đảm bảo đủ công suất và an toàn

b Hệ thống cấp nước thi công cho Công trình

- Để đảm bảo nược sạch phục vụ thi công, đơn vị sẽ lắp đặt các đường ốngđến các vị trí xây dựng và bố trí các bể chứa nước để dự trữ nước

- Khi thi công lên cao, đơn vị sử dụng 02 bơm áp lực để bơm nước từ bểchứa lên các tầng phục vụ cho công tác xây trát, đổ bê tông lanh tô và cáccông việc khác

2.3.1.3 Vật tư, vật liệu sử dụng trong công trường, tổ chức cung ứng và kho bãi.

Vật tư, vật liệu và tổ chức cung ứng:

38

Trang 39

- Tất cả các loại vật tư, vật liệu, thiết bị sử dụng cho Công trình đều phảituân theo chỉ định trong hồ sơ thiết kế được duyệt Trước khi đưa vào thicông Xí nghiệp kiểm tra theo tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước.

- Danh sách cụ thể các chủng loại vật tư, vật liệu được sử dụng cho Côngtrình này được mô tả như sau:

a Nguồn cát, đá

- Công ty sử dụng nguồn cát đen sông Hồng, cát vàng Sông Lô được mua từcác bạn hàng quen đã hợp tác với đơn vị trong việc thực hiện những dự án lớn.Nguồn cát này có chất lượng tốt theo tiêu chuẩn BS882

- Đá dăm được mua từ các bạn hàng quen Trước khi sử dụng đơn vị đem thínghiệm để xác định độ ẩm, cường độ, đảm bảo không có tính kiềm và tuântheo tiêu chuẩn BS882

b Nguồn Xi măng

- Xi măng sử dụng cho công trình là xi măng trung ương có đầy đủ xácnhận của nơi sản xuất và theo đúng tiêu chuẩn BS12 có kiểm định của Nhànước Xi măng được mua của Tổng công ty xi măng Việt Nam

Kho bãi thi công:

- Kho xi măng và vật liệu phụ: Được bố trí trong nhà cấp IV

- Kho vật liệu khác: Được bố trí trong công trường có che chắn và biển báo Khi thi công đến phần thân, đơn vị cho chuyển toàn bộ kho tàng và văn phòngcùng lán trại tạm cho công nhân vào bên trong công trình

2.3.1.4 Tổ chức nhà tạm ở công trường.

- Văn phòng tạm có diện tích 20m2: Điều hành trực tiếp tất cả các hoạt độngcủa quá trình thi công trên công trình Văn phòng được trang bị máy vi tính,điện thoại, máy fax, tủ và giá đựng tài liệu, tủ thuốc y tế,

- Nhà ở tạm công nhân có diện tích 45m2: Do mặt bằng tương đối chật hẹplên nhà tạm chỉ làm đủ cho khoảng 38 công nhân trực tiếp ở tại công trường,

Trang 40

số còn lại thuê nhà gần công trình để thuận lợi cho việc thi công và khôngảnh hưởng đến mặt bằng thi công.

2.3.1.5 Tổng mặt bằng thi công.

Toàn bộ công việc thuộc công trình này được tiến hành trên khuôn viên đấtnằm trong Công ty Cổ phần may BTM nên trong quá trình thi công phải tuyệt đốikhông được làm ảnh hưởng đến hoạt động của các xưởng xung quanh Với mặtbằng thi công xen kẽ, thời gian thi công gấp rút thi việc bố trí tổ chức thi côngphải thật hợp lý và khoa học Chi tiết cách bố trí này bao gồm việc lắp đặt máymóc thiết bị phục vụ thi công, hàng rào tạm, văn phòng tạm, kho bãi, nhà vệ sinh,

2.3.2 Biện pháp tổ chức thi công chi tiết

2.3.2.1 Thi công đào đất móng

Căn cứ vào giải pháp kết cấu công trình, công trình có móng đơn do đó đơn vịthi công chọn giải pháp dùng máy đào cần dài đào từng hố móng đất đào đượcgọn thành đống xúc lên ô tô vận chuyển ra khỏi công trình

Cao độ của đáy hố đào được kiểm tra bằng máy thuỷ bình trong suốt thời gianđào và đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Kỹ sư phụ trách trắc đạc

Những phần đất đào lên được xúc đổ lên ô tô vận chuyển ra ngoài mặt bằngcông trình để thi công các công việc tiếp theo

Đặc biệt việc xử lý nước ngầm trong hố móng bằng việc khi thi công đào đấtmóng, đơn vị cho đào những hố ga thu nước ở dưới đáy móng và luôn bố trí máybơm chuyên dụng bơm nước ra ngoài hệ thống thoát nước chung của khu vực.Đối với trường hợp thời tiết có mưa lớn, để trách nước mặt chẩy xuống hố móngđơn vị có bao cát dự trữ xếp xung quanh mặt bằng hố móng công trình

Thiết bị thi công: Máy xúc bánh xích HITACHI-EX 200, ô tô vận chuyển đấtKARMZ, Huyndai

Biện pháp thi công cụ thể:

40

Ngày đăng: 23/08/2014, 08:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w