1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực tập tại viện chiến lược phát triển thuộc bộ kế hoạch và đầu tư

15 449 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 2,41 MB

Nội dung

IL LỊCHSỬHÌNH THÀNH Viện chiến lược phát triển ngày nay được thành lập trên cơ sở tiền thân từ hai Vụ của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Vụ Tổng hợp kế hoạch kinh

Trang 1

Lol Mo DAU

Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư có chức năng nghiên cứu khoa học và tổng hợp; tham mưu về lĩnh vực chiến lược và quy hoạch

phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và vùng lãnh thổ Viện có một quá trình phát triển gắn liên với lịch sử phát triển của công tác kế hoạch hoá và với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Theo kế hoạch của Khoa sau thời gian 2 tuần thực tập ở Viện em đã được các cô, chú, anh, chị trong Ban Tổng hợp giúp đỡ như: cho mượn một số tài liệu,

Và đến nay em cũng đã được hiểu phần nào về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, tình hình hoạt động, những tồn tại về Viện Chiến lược phát triển và

những nội dung này em xin được thể hiện ở bản Báo cáo thực tập tổng hợp để

báo cáo với thây

Em rất mong thầy xem xét và góp ý cho em, đặc biệt là mong thầy giúp đỡ

em trong việc chọn ra một vấn đề nghiên cứu phù hợp, cũng như những nội

dung, yêu cầu cụ thể để em có thể hoàn thành tốt quá trình thực tập này

Em xin chân thành cảm ơn thầy !

Sinh viên Nguyễn Tiến Cương

Trang 2

IL LỊCHSỬHÌNH THÀNH

Viện chiến lược phát triển ngày nay được thành lập trên cơ sở tiền thân từ hai Vụ của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Vụ Tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn (a) và Vụ Kế hoạch phân vùng kinh tế (b) Quá trình hình thành và phát triển từ hai Vụ nêu trên cho đến Viện chiến lược phát triển hiện nay như sau:

- Năm 1964:

a Thành lập Vụ Tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn

b Thành lập Vụ Kế hoạch phân vùng kinh tế

- Nam 1974:

b Thành lập Vụ Phân vùng và quy hoạch

- Năm 1983:

a Thành lập Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn Do vị trí và chức năng, nhiệm vụ của Viện, bố trí cán bộ phụ trách Viện tương đương cấp Tổng cục và các cán bộ tương đương cấp Vụ phụ trách các ban và văn phòng Viện

- Nam 1986:

b Viện đổi tên Viện Phân vùng và quy hoạch thành Viện Phân bố lực lượng sản xuất

- Nam 1988:

Sap nhập Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn và Viện Phân bố lực lượng sản xuất thành Viện Kế hoạch dài hạn và Phân bố lực lượng sản xuất thuộc Uỷ ban kế hoạch Nhà nước

- Nam 1994:

Đổi tên Viện Kế hoạch dài hạn và Phân bố lực lượng sản xuất thành

Viện chiến lược phát triển (có vị trí tương đương Tổng cục loại I)

Il CHỨC NĂNG, NHIEM VU CUA VIEN

Viện có chức năng nghiên cứu khoa học và tổng hợp, tham mưu về lĩnh vực chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quy hoạch đầu

tư, quy hoạch phát triển các vùng Tham gia xây dựng quy hoạch các ngành,

tỉnh, thành phố, các chương trình phát triển, các dự án lớn của Nhà nước và thẩm

định các quy hoạch, dự án; tham gia xây dựng, định hướng kế hoạch 5 năm

Trang 3

Trực tiếp chủ trì một số dự án quy hoạch và dự án hợp tác quốc tế, phù hợp

với chức năng của Viện Tổ chức việc phân tích và nghiên cứu dự báo phát triển

kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế phục vụ cho nghiên cứu và quản lý kinh tế, nghiên cứu lý luận và phương pháp xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Viện

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu chiến lược, chính sách, quy

hoạch phát triển kinh tế - xã hội

IH BAN LÃNH ĐẠO:

Viện trưởng : Dr Lưu Bích Hồ

Phó Viện trưởng : Dr Lê Anh Sơn

Phó Viện trưởng : Prof Dr Nguyễn Quang Thái

Phó Viện trưởng : Prof Dr Ngô Doãn Vịnh

Hội đông Khoa học:

Giúp viện trưởng xây dựng các chương trình khoa học của Viện, đánh giá các kết quả nghiên cứu khoa học và các dự án

Ban Tong hop:

Nghiên cứu, tổng hợp hệ thống quan điểm và định hướng chiến lược, quy

hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và nghiên cứu một số vấn đề kinh tế tổng hợp, khoa học - công nghệ, tài nguyên và môi trường

Ban phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô:

Phân tích và dự báo sự phát triển kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô cả nước; theo dõi các dự án phát triển kinh tế của cả nước, trong khu vực và các trung tâm phát triển trên thế giới để phục vụ cho công tác hoạch định chiến lược, quy hoạch

tổng thể và quản lý kinh tế

Tổ chức tiêm lực:

Viện phó có Hội đồng khoa học và 8 ban nghiên cứu: Tổng hợp; Phân tích

và dự báo kinh tế vĩ mô vùng và lãnh thổ; Công nghiệp; Thương mại và dịch vụ; Nông nghiệp và nông thôn; Kết cấu hạ tầng và đô thị; Nguồn nhân lực và xã hội; Kinh tế thế giới và Văn phòng Viện

Trang 4

Lực lượng cán bộ: 90 người, trong đó có 02 phó giáo sư, 01 tiến sỹ, 23 phó tiến sỹ, 06 thạc sỹ, 50 kỹ sư, cử nhân kinh tế và một số cán bộ làm việc theo hợp

đồng

- Ban vùng và lãnh thổ: nghiên cứu, tổng hợp kết quả nghiên cứu quy hoạch

phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các cùng lãnh thổ Đầu mối nghiên cứu

cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp để hướng dẫn triển khai công

tác quy hoạch

- Ban công nghiệp, thương mại và dịch vụ: nghiên cứu chiến lược và quy

hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và một số lĩnh vực thương mại, dịch vụ

trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ Tham gia nghiên cứu xây dựng và

triển khai thực hiện các dự án cụ thể hoá chiến lược và quy hoạch phát triển công

nghiệp

- Ban nông nghiệp và nông thôn: nghiên cứu chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, phát triển kinh tế nông thôn Tham gia cùng với các ngành, địa phương xây dựng

và triển khai thực hiện các dự án phát triển theo chiến lược và quy hoạch

- Ban kết cấu hạ tâng và đô thị: nghiên cứu, tổng hợp chiến lược, quy hoạch

tổng thể phát triển các ngành giao thông, bưu điện, cấp điện, cấp thoát nước và phát triển đô thị Tham gia xây dựng và triển khai thực hiện các dự án phát triển

kết cấu hạ tầng và đô thị

- Ban nguồn nhân lực và xã hội: nghiên cứu, tổng hợp chiến lược và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội Tham gia xây dựng và triển khai thực hiện các dự án liên quan đến giáo dục - đào tạo, văn hoá - thông

tin, y tế, thể dục, thể thao và các vấn đề xã hội khác trong phát triển kinh tế xã hội

- Ban kinh tế thế giới: nghiên cứu, tổng hợp chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta, tình hình kinh tế thế giới, khu vực và các trung tâm phát triển

Dự báo sự tác động của bên ngoài đối với nền kinh tế trong nước qua đầu tư và thương mại

- Văn phòng Viện: đảm bảo điều kiện vật chất và tài chính cho Viện hoạt động thực hiện các công tác hành chính văn thư, lưu trữ, tổ chức cán bộ và đào tạo, xử lý thông tin đầu vào, đầu ra và quản lý tư liệu chung của Viện Theo dõi, quản lý hoạt động khoa học và các hoạt động hợp tác quốc tế

Trang 5

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện chiến lược phát triển

Các Phó Viện trưởng

Các Ban nghiên cứu

Ban Ban Ban Ban Ban Ban kết Ban Ban Văn

Tổng phân | | vùng và || công nông cấu hạ || nguồn | | kinh tế phòng

hợp tích và | |lãnh thổ | | nghiệp | | nghiệp | | tầng và | [nhân lực| | thế giới Viện

dự báo thương | | và nông || đô thị và

kinh tế mại và thôn xã hội

IV HOẠT DONG CUA VIEN

Viện Chiến lược phát triển được hình thành trên cơ sở tiền thân là hai Vụ của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (Vụ Tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn và Vụ Kế hoạch phân vùng kinh tế), hai Vụ này được thành lập theo Quyết định số 47-CP ngày 09 tháng 3 năm 1964 của Hội đồng Chính phủ hoạt động liên tục trên hai hướng lớn về xây dựng kế hoạch dài hạn và về phân bố lực lượng sản xuất, cho đến năm 1988 được tổ chức thành Viện Kế hoạch dài hạn và Phân

bố lực lượng sản xuất Đến năm 1994 được đổi tên thành Viện Chiến lược phát

triển Viện chiến lược phát triển trải qua nhiều giai đoạn phát triển và ở từng giai

đoạn tuy mang tên gọi khác nhau nhưng nhiệm vụ bao trùm các chặng đường lịch sử phát triển của Viện là nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh

tế - xã hội của cả nước, các ngành và các vùng lãnh thổ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm

Trong 35 năm hoạt động, được sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ nhiệm Uỷ ban

Kế hoạch Nhà nước, Chủ nhiệm Uỷ ban Phân vùng kinh tế Trung ương trước đây

là của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch va Dau tu hiện nay, với sự phấn đấu liên tục của nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiên cứu khoa học và nhân viên phục vụ, Viện Chiến lược phát triển đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao Tóm tắt

Trang 6

thành tích của Viện Chiến lược phát triển có thể chia làm hai giai đoạn chính như sau:

1 Giai đoạn 1964 - 1988

Giai đoạn này tồn tại hai đơn vị thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, công việc được thực hiện theo chức năng của hai đơn vị, những kết quả chính là:

1.1 Về mặt nghiên cứu phân vùng kinh tế, phân bố lực lượng sản xuất

- 1964 - 1975: Trong tình hình đất nước bị chia cắt, có chiến tranh, nhiệm

vụ kinh tế lớn lúc này là tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất mới, từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa

xã hội ở miền Bắc, làm hậu phương lớn vững chắc chi viện cuộc kháng chiến

chống Mỹ cứu nước ở miền Nam, công tác phân vùng quy hoạch chủ yếu nghiên cứu, triển khai ở miền Bắc Trong giai đoạn này trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, ứng dụng lý luận của Liên Xô về phân vùng vào điều kiện miền Bắc Việt Nam,

đã triển khai nghiên cứu một số vùng cây trồng (vùng dâu Ba Vì, vùng mía Vạn Điểm, vùng cói Kim Sơn, ) Cùng với các ngành, các Viện và một số trường đại học, được chuyên gia Liên Xô hướng dẫn, triển khai giới thiệu và nghiên cứu những công trình ban đầu về khoa học kinh tế vùng, đồng thời đề xuất một số dự

án về phân vùng kinh tế, miền Bắc được chia thành 4 vùng nông nghiệp lớn gồm

46 tiểu vùng, năm 1969 đã trình Thường vụ Chính phủ xem xét kết quả nghiên cứu này

Các dự án phân vùng kể trên là bước thử nghiệm đầu tiên nhằm đưa ra một

sơ đồ tổ chức sản xuất trên lãnh thổ ở phạm vi một số ngành kinh tế chủ yếu

Qua công tác này đã hiểu biết thêm các điều kiện tự nhiên, kinh tế của đất nước,

có một cách nhìn tổng hợp và toàn diện hơn để phác ra một số vùng nông

nghiệp, lâm nghiệp, những nơi có khả năng khai hoang mở rộng diện tích và một

số địa điểm cho những khu công nghiệp quan trọng Đồng thời đã tích luỹ một

số kinh nghiệm ban đầu về công tác điều tra cơ bản, phân vùng quy hoạch, đào tạo được một lớp cán bộ đầu tiên về công tác này ở Trung ương và địa phương

Năm 1970 bắt đầu triển khai quy hoạch phát triển kinh tế ở 30 huyện Việc

làm quy hoạch các vùng nhỏ, các huyện điểm đã phục vụ việc lập kế hoạch kinh

tế quốc dân và kế hoạch ngành ở Trung ương và địa phương Việc tiến hành quy hoạch các huyện điểm và quy hoạch các vùng kinh tế mới để làm cơ sở cho việc

tổ chức lại sản xuất ở đơn vị cơ sở đã cho chúng ta một số kinh nghiệm bước đầu

để sau này thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng huyện Đã

bắt đầu tiến hành xử lý tổng hợp liên ngành, nghiên cứu và đề xuất những quan

Trang 7

điểm về phương pháp luận sát tình hình Việt Nam hơn, quan điểm kết hợp nông nghiệp và lâm nghiệp, quan điểm tổ chức các phức hợp kinh tế lãnh thổ, yếu tố

quốc phòng được xem trọng Đã bắt đầu thử nghiệm dùng toán kinh tế trong một

số đề tài nhỏ như chọn địa điểm cho các nhà máy xi măng, tính cơ cấu một phức hợp công nghiệp

Năm 1976 triển khai công tác phân vùng quy hoạch kinh tế trên phạm vi cả

nước, theo một quan điểm tổng hợp chung - kết hợp ngành và lãnh thổ, đã có

những tiến bộ mới trong công tác phân vùng quy hoạch, đánh dấu bằng việc hoàn thành xây dựng một số dự án phân vùng nông, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến và dự án phân bố một số ngành công nghiệp

Đi đôi với phân vùng nông, lâm nghiệp, công tác phân bố công nghiệp cũng

được triển khai đồng đều hơn và có thêm tiến bộ về mặt nhận thức cũng như

cách làm Từ chỗ chủ yếu tìm địa điểm cho từng nhà máy, công trình riêng lẻ, đã bắt đầu nghiên cứu bố trí một hệ thống các nhà máy có tính chất liên ngành thành các khu, cụm công nghiệp Nhiều ngành công nghiệp đã nghiên cứu quy

hoạch như các ngành điện, than, cơ khí, luyện kim, hoá chất, giao thông vận tải,

vật liệu xây dựng, Quy hoạch các thành phố cũng đã được triển khai nghiên cứu song song với việc bố trí công nghiệp Nhìn chung, quy hoạch ngành đã có tác dụng nhất định phục vụ cho công tác kế hoạch hoá của ngành Các phương

án quy hoạch đã đề cập được một cách tổng hợp các yếu tố kinh tế, kỹ thuật của ngành, đã đi vào nghiên cứu các khu, cụm công nghiệp theo quan điểm tổng hợp Vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng cũng được coi trọng trong quá trình nghiên cứu bố trí công nghiệp

Một nhiệm vụ lớn của công tác phân vùng quy hoạch kinh tế giai đoạn này

nhằm thực hiện đường lối phát triển kinh tế của Đại hội IV đề ra là quy hoạch

huyện, 227 huyện trong tổng số 390 huyện của cả nước (không tính các quận xã) đã được xây dựng quy hoạch tổng thể Qua công tác quy hoạch, từng huyện

đã hiểu sâu thêm các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện mình, xác

định được phương hướng sản xuất, các trung tâm kinh tế kỹ thuật, bố trí hệ thống dân cư, mạng lưới đường sá và các vùng mở mang mới, bước đầu xây dựng được phương án phát triển dân số và sử dụng lao động trên địa bàn huyện

- 1978 - 1988: Nhận thức được yêu cầu quy hoạch tổng thể phát triển kinh

tế - xã hội, với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô trước đây, đã tiến hành xây dựng "Tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất trên phạm vi cả nước thời kỳ 1986- 2000" Lan đầu tiên ở Việt Nam, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì triển khai nghiên cứu quy hoạch một cách hệ thống, toàn diện từ Trung ương đến địa

Trang 8

phương Thực hiện Chỉ thị 212/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Viện đã chủ trì tổ chức thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước 70.01 gồm

nhiều đề tài, kết quả nghiên cứu khoa học đã xác định phân chia nước ta thành 4

vùng, 7 á vùng và đã xây dựng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất cho cả 4 vùng Tất cả các ngành, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đã được xây dựng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất 1986 - 2000

Về mặt tổ chức cán bộ, đã xây dựng được một hệ thóng từ Trung ương đến địa phương chuyên nghiên cứu về phân vùng quy hoạch

1.2 Về mặt nghiên cứu kế hoạch dài hạn

Ngay từ đầu, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước đã chăm lo công tác nghiên cứu

kế hoạch dài hạn, triển khai xây dựng kế hoạch 5 năm đầu tiên 1961-1965 mở đầu công cuộc công nghiệp hoá đất nước theo Nghị quyết Đại hội lần thứ II của Đảng

- Năm 1964: ngay sau khi thành lập Vụ Tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn, đã triển khai mạnh mẽ công tác điều tra cơ bản, dự báo dân số và nguồn lao động, xây dựng các quy hoạch ngành và dự kiến các công trình đầu tư xây dựng cơ bản trọng điểm Trong điều kiện có chiến tranh phá hoại của Mỹ

đối với miền Bắc, đã triển khai hàng loạt nghiên cứu về triển vọng dài hạn và kế

hoạch khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh

- 1976 - 1982: trên cơ sở tiến hành các điều tra cơ bản, dự báo các nguồn

lực và nghiên cứu quy hoạch phát triển các ngành, vùng kinh tế, đã chủ trì tổ

chức xây dựng kế hoạch 5 năm 1976 - 1980, phục vụ quá trình khôi phục và phát triển đất nước trong điều kiện cả nước thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội, đã được Chính phủ trình lên Đại hội lần thứ IV của Đảng

Tiếp theo đó, trong quá trình điều chỉnh chính sách kinh tế và các thử

nghiệm bước đầu cơ chế mới trong nông nghiệp, công nghiệp khắc phục các khó

khăn do thiên tai và chiến tranh ở biên giới Tây Nam và phía Bắc, đã chủ trì tổ

chức xây dựng kế hoạch 5 năm 1981 - 1985, được trình lên Đại hội lần thứ V của Đảng

1983 - 1988: Trong thời kỳ này, Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn đã triển khai hàng loạt các nghiên cứu đánh giá các nguồn lực phát triển, các dự báo dài hạn và tham gia xây dựng kế hoạch 5 năm 1986 - 1990, phục vụ chuẩn bị Đại hội VI của Đảng

Trang 9

2 Giai đoạn 1988 đến nay:

Do yêu cầu phải cải tiến bộ máy của Chính phủ và thực tế đòi hỏi kết hợp việc nghiên cứu kế hoạch dài hạn với nghiên cứu phân bố lực lượng sản xuất nên hai nhiệm vụ này đã được thu về một mối do một Viện đảm nhiệm - đó là Viện

Kế hoạch dài hạn và Phân bố lực lượng sản xuất thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, nay là Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Ở giai đoạn này, tập trung nghiên cứu để đáp ứng việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn trong điều kiện nên kinh tế chuyển đổi, từ kinh

tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước Do đó, Viện đã triển khai thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học

cấp Nhà nước 70A, gồm nhiều đề tài cấp Nhà nước, bước đầu đi vào nghiên cứu

lý luận và thực tiễn đất nước trong mô hình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nghiên cứu cơ sở khoa học của định hướng phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, đô thị, dân số, lao động, việc làm và phân bố dân cư, phát triển vùng, Nhờ đó, một số vấn đề lý luận và thực tiễn được làm rõ hơn, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,

Nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 1991-2000 Lần đầu tiên, Viện là một trong sáu cơ quan triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu

và giúp Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Tiểu ban xây dựng Chiến lược của Hội

đồng Bộ trưởng tổ chức việc nghiên cứu xây dựng Chiến lược ổn định và phát

triển kinh tế - xã hội nước ta thời kỳ 1991-2000 trình Đại hội Đảng lần thứ VII Qua việc này, Viện đã có sự đóng góp tích cực đối với việc xây dựng chiến lược

và cũng thu nhận được nhiều bài học bổ ích: quan niệm về chiến lược, nội dung

và phương pháp xây dựng chiến lược phát triể kinh tế xã hội Viện cũng đã tham gia soạn thảo các văn kiện của các Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII và một số Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng

Triển khai nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cả theo chiều

rộng và chiều sâu trên phạm vi cả nước Do công tác nghiên cứu lý luận và phương pháp luận được coi trọng bằng việc triển khai hàng chục đề tài khoa học

về những vấn đề cơ sở khoa học phục vụ phát triển ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ đóng góp cho công tác quy hoạch được tiến hành tương đối có bài bản

- Đối với nông nghiệp: Viện đã tham gia cùng các Bộ chuyên ngành nghiên cứu: Chiến lược phát triển nông nghiệp đến năm 2000; "Định hướng và quy hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đến năm 2000”, trên cơ sở chiến lược nông nghiệp, đã nghiên cứu quy hoạch một số

chuyên ngành lớn như Tổng quan về sản xuất lương thực, thực phẩm, cao su,

Trang 10

chè, cà phê, dâu tằm, mía đường, cây ăn quả và chăn nuôi, và phục vụ việc xây dựng kế hoạch 5 năm (1996 - 2000)

- Đối với lâm nghiệp: Viện đã tham gia xây dựng báo cáo tổng quan phát triển lâm nghiệp (chủ yếu phục vụ triển khai chương trình 327) và chương trình trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010

- Đối với thuỷ sản: Viện đã tham gia cùng Bộ Thủy sản xây dựng chiến lược

phát triển ngành thuỷ sản thời kỳ 1996 - 2010 và chiến lược xuất khẩu thuỷ sản thời kỳ 1996 - 2000 và đến 2010

- Đối với công nghiệp và kết cấu hạ tầng: Viện đã tham gia cùng Bộ Công nghiệp xây dựng quy hoạch 9 ngành sản phẩm đến năm 2000 và 2010 Đồng thời

đã chủ trì xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng của cả nước thời kỳ 1996-2010 và quy hoạch này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (năm 1996) Các dự án quy hoạch công nghiệp đã làm rõ được tiềm năng,

thế mạnh, khó khăn, phương hướng phát triển và đề xuất trọng điểm ưu tiên đầu

tư, ; đã đưa ra những định hướng chung cho phát triển công nghiệp và kết cấu

hạ tầng, là cơ sở tốt cho việc xây dựng các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

xã hội nói chung và quy hoạch chỉ tiết cho các ngành, các địa phương, tạo thêm căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm Đã phối hợp cùng các ngành chức năng triển khai nhiều dự án quy hoạch phát triển kết cấu hạ tần trong các năm 1994, 1995 và năm 1996 Trong đó nổi bật là các ngành: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, điện, cấp nước đô thị và hạ tầng đô thị, trong đó có xác định được danh mục các dự án đầu tư trong 5 năm, và quy hoạch phát triển khu công nghiệp

- Về dân số, lao động và xã hội: Viện đã phối hợp cùng với các ngành chức năng triển khai nghiên cứu dự báo dân số - lao động trong cả nước, các vùng, các tỉnh, định hướng chung cho phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, phân

bố dân cư, xoá đói giảm nghèo, công bằng xã hội, góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc xây dựng các chương trình Quốc gia giải quyết việc làm, xoá đói giảm

nghèo, phát triển miền núi các vùng khó khăn, và quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội các vùng, các tỉnh

- Viện đã phối hợp với các đơn vị trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư và với các

ngành Trung ương triển khai lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội đến năm 2010 cho 8 vùng kinh tế lớn, 3 vùng trọng điểm, quy hoạch kinh tế biển, và hướng dẫn, hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai

xây dựng dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010,

đóng góp thiết thực vào việc phục vụ sự chỉ đạo kinh tế theo lãnh thổ của Chính

10

Ngày đăng: 23/08/2014, 08:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w