Đánh giá vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế MỤC LỤC 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG NỀN KINH TẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 3 1.1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI: 3 1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI: 3 1.1.2. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI: 3 1.1.3. CÁC LOẠI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CƠ BẢN: 3 1.1.3.1.Phân theo đối tượng xác định: 4 1.1.3.2. Phân loại theo kỹ thuật giao dịch: 4 1.1.3.3. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá hối đoái thực: 4 1.2. VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ: 5 1.2.1. CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG: 6 1.2.2. CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT SỰ DỊCH CHUYỂN CÁC DÒNG VỐN: 6 1.2.3. CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA. 8 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỐI VƠI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 10 2.1. ĐỐI VỚI NGOẠI THƯƠNG 10 Bảng 2.1. Tỷ giá hối đoái và xuất nhập khẩu giai đoạn 19861989 11 2.1.2. TỪ NĂM 19891991 : “THẢ NỔI” TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 12 Bảng 2.2. Tỷ giá hối đoái và xuất nhập khẩu giai đoạn 19891991 13 2.1.3. TỪ NĂM 1992 – 1999 14 Bảng 2.3. Xuấtnhập khẩu Việt Nam trong tương quan với tỷ giá 16 giai đoạn 19921999 16 Hình 2.1 : Diễn biến tỷ giá USDVND giai đoạn 1992 1999 17 2.1.4. TỪ NĂM 2000NAY: THẢ NỔI CÓ SỰ ĐIỀU TIẾT CỦA NHÀ NƯỚC 18 Bảng 2.4. Xuấtnhập khẩu Việt Nam trong tương quan với tỷ giá 20 giai đoạn 20006 tháng đầu 2013 20 2.2. ĐỐI VỚI SỰ CHUYỂN DỊCH DÒNG VỐN. 22 Hình 2.2. Tỷ lệ vốn đầu tưGDP 23 Bảng 2.5. Tỷ lệ đầu tư giá thực tế năm 2004 và GDP trong nước qua các năm: 23 Hình 2.3. Giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài 25 2.3. ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ. 26 2.3.1. CÔNG CỤ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI HIỆN NAY 26 2.3.1. CÔNG CỤ LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI HIỆN NAY 26 2.4. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM 27 2.4.1. THÀNH CÔNG ĐẠT ĐƯỢC 27 2.4.2. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ 28 2.5. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN 29 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 31 3.1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỐI VỚI NGOẠI THƯƠNG. 31 3.1.1. GIẢI PHÁP MANG TÍNH VĨ MÔ. 31 3.1.1.1. Phương pháp xác định và điều chỉnh tỷ giá. 31 3.1.1.2. Xây dựng và hoàn thiện thị trường ngoại hối ở Việt Nam. 31 3.1.1.3. Kết hợp các chính sách tiền tệ khác. 32 3.1.1.4. Một số giải pháp vĩ mô khác. 32 3.1.2. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 33 3.1.2.1. Các giải pháp nghiệp vụ trong quá trình ký kết hợp đồng ngoại thương 33 3.1.2.2. Các chiến lược tự bảo hiểm của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. 33 3.1.2.3. Các giải pháp trong quá trình sản xuất và chuẩn bị nguồn hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu 33 3.1.2.4. Sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp rủi ro hối đoái 34 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 34 3.2.1. ĐỐI VỚI CÔNG CỤ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP ĐIỀU CHỈNH TGHĐ HIỆN NAY 34 3.2.2. ĐỐI VỚI CÔNG CỤ LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP ĐIỀU CHỈNH TGHĐ HIỆN NAY 35 3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỐI VỜI NỀN KINH TÊ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CHUNG Ở VIỆT NAM. 36 3.3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THUỘC TẦM VĨ MÔ NHẰM ỔN ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁÍ. 36 3.3.1.1.Giải pháp cân bằng vĩ mô trong ngắn hạn: 36 3.3.1.2.Tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn, xác lập tỷ giá theo rổ tiền tệ chủ chốt. 36 3.3.1.3.Điều chỉnh giảm giá VND trên cơ sở tham khảo tỷ giá thực hiệu dụng REER. 37 3.3.1.4.Nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và phát triển mở rộng thị trường ngoại hối. Tự do hóa trong quản lý ngoại hối theo hướng hội nhập quốc tế. 37
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG NỀN KINH TẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 3
1.1 T Ỷ GIÁ HỐI ĐOÁI : 3
1.1.1 KHÁI NIỆM VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI: 3
1.1.2 CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI: 3
1.1.3 CÁC LOẠI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CƠ BẢN: 3
1.1.3.1.Phân theo đối tượng xác định: 4
1.1.3.2 Phân loại theo kỹ thuật giao dịch: 4
1.1.3.3 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá hối đoái thực: 4
1.2 VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ:.5 1.2.1 CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG: 6
1.2.2 CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT SỰ DỊCH CHUYỂN CÁC DÒNG VỐN: 6
1.2.3 CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA 8
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỐI VƠI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 10
2.1 Đ ỐI VỚI NGOẠI THƯƠNG 10
Bảng 2.1 Tỷ giá hối đoái và xuất nhập khẩu giai đoạn 1986-1989 11
2.1.2 TỪ NĂM 1989-1991 : “THẢ NỔI” TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 12
Bảng 2.2 Tỷ giá hối đoái và xuất nhập khẩu giai đoạn 1989-1991 13
2.1.3 TỪ NĂM 1992 – 1999 14
Bảng 2.3 Xuất-nhập khẩu Việt Nam trong tương quan với tỷ giá 16
giai đoạn 1992-1999 16
Hình 2.1 : Diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn 1992 -1999 17
2.1.4 TỪ NĂM 2000-NAY: THẢ NỔI CÓ SỰ ĐIỀU TIẾT CỦA NHÀ NƯỚC 18
Bảng 2.4 Xuất-nhập khẩu Việt Nam trong tương quan với tỷ giá 20
giai đoạn 2000-6 tháng đầu 2013 20
2.2 Đ ỐI VỚI SỰ CHUYỂN DỊCH DÒNG VỐN 22
Hình 2.2 Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP 23
Bảng 2.5 Tỷ lệ đầu tư giá thực tế năm 2004 và GDP trong nước qua các năm: 23
Hình 2.3 Giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài 25
2.3 ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 26
2.3.1 CÔNG CỤ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI HIỆN NAY 26
Trang 22.3.1 CÔNG CỤ LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI HIỆN
NAY 26
2.4 M ỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở V IỆT N AM 27
2.4.1 THÀNH CÔNG ĐẠT ĐƯỢC 27
2.4.2 MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ 28
2.5 MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN 29
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 31
3.1 GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỐI VỚI NGOẠI THƯƠNG 31
3.1.1 GIẢI PHÁP MANG TÍNH VĨ MÔ 31
3.1.1.1 Phương pháp xác định và điều chỉnh tỷ giá 31
3.1.1.2 Xây dựng và hoàn thiện thị trường ngoại hối ở Việt Nam 31
3.1.1.3 Kết hợp các chính sách tiền tệ khác 32
3.1.1.4 Một số giải pháp vĩ mô khác 32
3.1.2 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 33
3.1.2.1 Các giải pháp nghiệp vụ trong quá trình ký kết hợp đồng ngoại thương 33
3.1.2.2 Các chiến lược tự bảo hiểm của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 33
3.1.2.3 Các giải pháp trong quá trình sản xuất và chuẩn bị nguồn hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu 33
3.1.2.4 Sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp rủi ro hối đoái 34
3.2 G IẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 34 3.2.1 ĐỐI VỚI CÔNG CỤ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP ĐIỀU CHỈNH TGHĐ HIỆN NAY 34
3.2.2 ĐỐI VỚI CÔNG CỤ LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP ĐIỀU CHỈNH TGHĐ HIỆN NAY 35
3.3 G IẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỐI VỜI NỀN KINH TÊ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CHUNG Ở VIỆT NAM 36
3.3.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THUỘC TẦM VĨ MÔ NHẰM ỔN ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁÍ 36
3.3.1.1.Giải pháp cân bằng vĩ mô trong ngắn hạn: 36
3.3.1.2.Tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn, xác lập tỷ giá theo rổ tiền tệ chủ chốt 36
3.3.1.3.Điều chỉnh giảm giá VND trên cơ sở tham khảo tỷ giá thực hiệu dụng REER 37
3.3.1.4.Nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và phát triển mở rộng thị trường ngoại hối - Tự do hóa trong quản lý ngoại hối theo hướng hội nhập quốc tế 37
3.3.1.5.Sử dụng hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ 37
3.3.1.6.Gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia 38
3.3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÁNG CHÚ Ý ĐỂ ỔN ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
Trang 4CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG NỀN KINH TẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1.1 Tỷ giá hối đoái:
1.1.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái (Exchange rate) là tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ so sánh từ đơn vị tiền tệ nàysang đơn vị tiền tệ khác Tỷ giá hối đoái được xác định bởi mối quan hệ cung – cầu ngoại tệtrên thị trường ngoại hối
Trong tài chính, tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ) giữa hai tiền
tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác Nó cũngđược coi là giá trị đồng tiền của một quốc gia đối với một tiền tệ khác Ví dụ, một tỷ giá hốiđoái liên ngân hàng của đồng Việt Nam (VND) với đô la Hoa Kỳ (USD) là 22000, có nghĩa là
22000 đồng Việt Nam sẽ được trao đổi cho mỗi 1 USD hoặc 1 USD sẽ được trao đổi cho mỗi
22000 VND
1.1.2 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái:
Trong mối quan hệ với tỷ giá hối đoái có nhiều yếu tố tác động đến tỷ giá, cụ thể là:
- Tốc độ lạm phát trong nước và nước ngoài
- Trạng thái cán cân thanh toán quốc tế tác động đến sự dao động của tỷ giá
- Chênh lệch lãi suất giữa nội tệ và ngoại tệ liên quan đến sự dịch chuyển các luồng vốn đầutư
- Độ mở nền kinh tế
- Chính sách can thiệp tỷ giá của Nhà nước
- Ảnh hưởng yếu tố tâm lý trước việc điều chỉnh tỷ giá dẫn đến việc găm giữ ngoại tệ, đầu cơ
1.1.3 Các loại tỷ giá hối đoái cơ bản:
Trong nền kinh tế thị trường tồn tại đồng thời nhiều loại tỷ giá khác nhau, trong quátrình theo dõi sự vận động của tỷ giá, tùy theo mục đích, tiêu thức phân loại người ta đưa ranhiều khái niệm về các loại tỷ giá hối đoái như sau:
Trang 51.1.3.1.Phân theo đối tượng xác định:
- Tỷ giá chính thức tại Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước quy định là tỷ giá bình quân
liên ngân hàng Dựa vào tỷ giá chính thức cộng thêm biên độ giao dịch do Thống đốc NHNNquy định, các tổ chức tín dụng Việt Nam sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, muabán ngoại tệ có kỳ hạn, hoán đổi Ở một số nước (Pháp, Bỉ), tỷ giá hối đoái chính thức được
ấn định thông qua phiên giao dịch vào thời điểm được quy định trong ngày
- Tỷ giá thị trường là tỷ giá hình thành theo quan hệ cung - cầu trên thị trường hối đoái.
Nếu tỷ giá hình thành theo quan hệ cung cầu trên thị trường tự do không được nhà nước thừanhận chính thức thì gọi là tỷ giá thị trường tự do
1.1.3.2 Phân loại theo kỹ thuật giao dịch:
- Tỷ giá giao ngay (Spot rate) là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao
dịch Việc thanh toán giữa các bên mua bán phải được thực hiện trong vòng 2 ngày làm việctiếp theo sau ngày cam kết mua bán
- Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (Forward rate) là tỷ giá giao dịch do ngân hàng thương mại,
ngân hàng đầu tư & phát triển yết giá, là tỷ giá được dùng cho các giao dịch kỳ hạn, thời giangiữa ngày ký hợp đồng và ngày giao tiền thường kéo dài từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 thánghay 1 năm Hai bên sẽ cam kết mua bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giáxác định và việc thanh toán sẽ diễn ra trong tương lai
Ngoài ra còn có tỷ giá mua vào (Bid rate); Tỷ giá bán (Ask rate); Tỷ giá tiền mặt(Bank note rate); Tỷ giá chuyển khoản (Transfer rate); Tỷ giá mở cửa (Opening rate); Tỷ giáđóng cửa ((Closing rate)
1.1.3.3 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá hối đoái thực:
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (Nominal exchange rate – NER hay E) là tỷ giá song
phương mà chưa tính đến những thay đổi trong mức giá giữa hai quốc gia
- Tỷ giá hối đoái thực (Real exchange rate – RER hay e) là tỷ giá song phương đã tính
đến sự thay đổi trong mức giá giữa hai quốc gia Như vậy RER là NER được điều chỉnh theogiá tương đối của hàng hóa trong nước và nước ngoài RER biểu thị giá của hàng hoá trongnước tính theo đồng tiền nước ngoài so sánh với giá hàng hoá nước ngoài (P*) RER tăngbiểu thị sự mất giá thực và RER giảm biểu thị sự lên giá thực
E x P
Tỷ giá thực e =
P*
Trang 6Đặc tính quan trọng nhất của tỷ giá thực là nó đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tếcủa một quốc gia.
1.2 Vai trò của tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập đối với nền kinh tế:
Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ: tự do hoá thươngmại, đầu tư và tài chính Sự hội nhập quốc tế của kinh tế quốc gia là nhu cầu khách quan cótính quy luật tất yếu Các quốc gia trên thế giới đều ý thức được rằng tỷ giá hối đoái sẽ là mộtcông cụ hữu hiệu, một liều thuốc cứu cánh cho thương mại các quốc gia nói chung cũng nhưngoại thương nói riêng
Tỷ giá hối đoái cũng được xem là vô cùng nhạy cảm, hấp thu mọi tác động từ các biến
số kinh tế vĩ mô khác trong quá trình hội nhập quốc tế, các nhà hoạch định do đó cần phải rấtthận trọng khi điều chỉnh tỷ giá hối đoái, phải cân nhắc tới mọi động thái, mọi nhân tố tácđộng để có thể đạt được mục tiêu hiệu quả trên tổng thể toàn bộ nền kinh tế
Hội nhập quốc tế là việc chủ động phát triển nền kinh tế đất nước theo xu thế thời đại,tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới nhằm tạo liên kết nhiều mặt giữa cácnước thành viên trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc, luật lệ của tổ chức
Hội nhập quốc tế là quá trình tất yếu của các nước có nền kinh tế mở cửa, mở rộnggiao thương với các nước trên thế giới, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn lựctrong và ngoài nước, thực hiện cam kết quốc tế đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia, thúcđẩy thương mại quốc tế, cải tổ toàn diện các mặt hoạt động của nền kinh tế phù hợp với yêucầu hội nhập
Hội nhập quốc tế là quá trình tất yếu của các nước có nền kinh tế mở cửa, mở rộnggiao thương với các nước trên thế giới, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn lựctrong và ngoài nước, thực hiện cam kết quốc tế đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia, thúcđẩy thương mại quốc tế, cải tổ toàn diện các mặt hoạt động của nền kinh tế phù hợp với yêucầu hội nhập Hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng nóiriêng là xu hướng tất yếu khách quan để cạnh tranh bình đẳng và cùng phát triển; đòi hỏichính phủ các nước phải biết tận dụng cơ hội và lường trước những thách thức để luôn chủđộng trong quá trình hội nhập quốc tế Chi phí sử dụng vốn trong nước trước khi hội nhậpthường rất cao so với chi phí sử dụng vốn quốc tế Sau khi hội nhập, vốn sẽ chảy vào cơ hộiđầu tư có tỷ suất sinh lợi cao nhất, làm hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao Hội nhập quốc
tế đã thúc đẩy luân chuyển và điều tiết vốn trên phạm vi toàn cầu
Trong nền kinh tế hiện nay, khi kinh tế càng “hướng ngoại” bao nhiêu thì qui mô và vịtrí của nền kinh tế đó càng mở rộng và tăng trưởng bấy nhiêu, do đó vị trí của đồng tiền nước
đó và sức mua của nó trên thị trường quốc tế càng lớn bấy nhiêu tỷ giá hối đoái là một công
Trang 7cụ hết sức quan trọng trong chính sách quản lý ngoại hối Vì thế không thể không thừa nhậnvai trò trên của tỷ giá, vấn đề là ở chỗ phải có một chế độ tỷ giá phù hợp để đảm bảo thựchiện.
Việc nâng cao vai trò tỷ giá hối đoái trong hội nhập quốc tế là cần thiết, sử dụng công
cụ tỷ giá điều tiết thị trường nhằm tạo sự thông thoáng cho quá trình lưu thông vốn, hấp thuhiệu quả các nguồn vốn từ nước ngoài để phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu kinh tế
Tỷ giá hối đoái có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế là:
1.2.1 Công cụ điều tiết các hoạt động ngoại thương:
Một nền kinh tế mở, tiến tới hội nhập với thị trường thế giới đòi hỏi phải xác định một
tỷ giá hối đoái thích hợp để có thể khuyến khích, tận dụng nguồn lực sản xuất trong nước và
cả bên ngoài nhằm mở rộng nền kinh tế hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu, từ đó mở rộng quan
hệ kinh tế đối ngoại Tỷ giá hối đoái phản ánh cung cầu ngoại tệ và điều tiết hoạt động ngoạithương và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước
Tỷ giá hối đoái đóng vai trò chính trong thương mại quốc tế khi hội nhập, nó cho phépchúng ta so sánh giá cả của các hàng hoá và dịch vụ sản xuất trên các nước khác nhau Giáhàng xuất khẩu của một nước sẽ được tính theo giá của nước nhập khẩu nếu biết tỷ giá hốiđoái giữa đồng tiền của hai nước Khi đồng tiền của một nước mất giá, người nước ngoàinhận ra rằng hàng xuất khẩu của nước đó rẻ đi nên sẽ mua nhiều hơn làm tăng xuất khẩu,trong khi người dân trong nước nhận thấy hàng nhập khẩu từ nước ngoài đắt hơn, điều đó làmcho người dân trong nước dùng hàng nhập khẩu ít hơn nên nhập khẩu giảm Vì vậy tỷ giá hốiđoái được sử dụng để điều tiết hoạt động xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hoá của một nước cónền kinh tế mở cửa hội nhập
1.2.2 Công cụ điều tiết sự dịch chuyển các dòng vốn:
Một tỷ giá phù hợp sẽ góp phần thu hút đầu tư từ bên ngoài, kể cả đầu tư trực tiếp vàđầu tư gián tiếp, sẽ tạo hiệu ứng trong việc điều chỉnh sự dịch chuyển các dòng vốn
Thị trường tài chính của một quốc gia khi hội nhập ngày càng sâu vào thị trường quốc
tế, các luồng vốn đầu tư sẽ liên tục gia tăng đổ vào trong nước đặc biệt là vốn đầu tư giántiếp, ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu ngoại tệ và điều hành tỷ giá; không thể điều hành tỷ giácứng nhắc cố định mà phải theo hướng linh hoạt trong mối quan hệ với quy luật thị trường đểthu hút vốn đầu tư
Nâng cao vai trò của tỷ giá có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì tỷ giá hối đoái là một loạibiến số trong nền kinh tế mở, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái sẽ có tác động đến cả hai nhómmục tiêu của nền kinh tế là mục tiêu cân bằng ngoại (cân bằng ngoại thương) và mục
Trang 8tiêu cân bằng nội (sản lượng, công ăn việc làm và lạm phát) Nhận thức việc nâng cao vai tròcủa tỷ giá hối đoái sẽ giúp cho việc điều hành cơ chế tỷ giá được hoàn thiện và phù hợp vớiquy luật thị trường, tạo điều kiện cho nền kinh tế hấp thụ có hiệu quả luồng vốn đầu tưnước ngoài mà vẫn đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
Việc nâng cao vai trò tỷ giá hối đoái trong hội nhập quốc tế là cần thiết, sử dụng công
cụ tỷ giá điều tiết thị trường nhằm tạo sự thông thoáng cho quá trình lưu thông vốn, hấp thuhiệu quả các nguồn vốn từ nước ngoài để phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu kinh tế
Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi phải có một nguồn vốn rất lớnphục vụ nhu cầu đầu tư Nhu cầu này thường vượt xa số tiền tiết kiệm có được và tạo ra sựmất cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư Thêm vào đó, sự thâm hụt về mậu dịch ngoại thương
đã gây ảnh hưởng không nhỏ đối với sự ổn định của nền kinh tế Để thiết lập lại trạng thái cânbằng vĩ mô, bổ sung vào sự thiếu hụt đó, nền kinh tế cần thiết phải huy động một lượng vốnrất lớn từ bên ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp không nhỏ cho ngành công nghiệp sản xuất, tăngkim ngạch xuất khẩu và tạo công ăn việc làm, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệmạnh mẽ Bên cạnh đó, đầu tư gián tiếp nước ngoài có thể giúp vốn cho các doanh nghiệptrong nước, giúp bản thân doanh nghiệp tự mình có thể tăng trưởng và nâng cao năng lựccạnh tranh Chính vì thế, đầu tư gián tiếp nước ngoài rất quan trọng đối với các doanh nghiệptrong nước đang thiếu vốn Ngoài việc tiếp cận được các nguồn vốn mới thì doanh nghiệp còntiếp cận được với kỹ thuật điều hành tiên tiến để thúc đẩy sự phát triển kinh doanh Ngoài ra,việc thu hút vốn đầu tư gián tiếp làm cho thị trường tài chính phát triển đồng đều và có chiềusâu hơn Thu hút được nhiều vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chứng tỏ thị trường tài chínhthực sự ổn định và có một cơ sở vững chắc Khi đó, các doanh nghiệp trong nước cũng nhưnước ngoài có nhiều cơ hội để tiếp cận được với những nguồn vốn đa dạng, phong phú trêntoàn thế giới
Cơ chế điều hành tỷ giá có thể gây ra những hậu quả bất lợi như bản tệ mất giá gâynguy cơ lạm phát, ''chảy máu'' ngoại tệ, đầu cơ tiền tệ, hạn chế nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Vì vậy, trong quản lý vĩ mô, chính sách tỷ giá phải được xử lý một cách đồng bộ và phù hợpvới thực trạng của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định như quy định lượng ngoại tệ đượcphép chuyển ra nước ngoài trong một thời gian xác định; ngăn việc chuyển nhượng từ tàikhoản ngoại tệ này sang tài khoản ngoại tệ khác; quy định hạn chế việc sử dụng ngoại tệ trongcác giao dịch thanh toán trong nước; quy định không cho phép hoặc khống chế hạn mức tíndụng ngoại tệ mà NHTM được phép cho khách hàng vay; các giao dịch ngoại hối chỉ đượcphép khi có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền …
Trang 9Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến các quyết định của những người sản xuất, người tiêudùng, các nhà đầu tư và đến giá cả trong một quốc gia Việc phân tích về tỷ giá phải được đặttrong các mô hình kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế mở mới thấy được mối quan hệ của tỷgiá và các biến số vĩ mô khác.
1.2.3 Công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia.
Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và cácgiao dịch khác giữa trong nước với nước ngoài Sử dụng TGHĐ như là một công cụ để thựcthi chính sách tiền tệ quốc gia là việc mà nhiều nước đã làm, trong đó Trung Quốc là một điểnhình
Ở Việt Nam, NHNN là cơ quan xác định và công bố TGHĐ của đồng Việt Nam.NHNN một mặt vận dụng cơ chế quản lý TGHĐ phù hợp kinh tế thị trường, mặt khác theodõi nắm bắt thực tế và dự báo tương lai để công bố tỷ giá hối đoái đồng Việt Nam nhằm đạtđược những mục tiêu cụ thể của chính sách tiền tệ quốc gia
NHTW xác định tỷ giá hối đoái và vận dụng cơ chế quản lý tỷ giá phù hợp với kinh tếthị trường còn góp phần đảm bảo một chính sách tiền tệ độc lập, một chính sách tài chínhvững mạnh, giải quyết một cách chủ động và hiệu quả các vấn đề khác như: ổn định ngânsách, ổn định tiền tệ, nợ nước ngoài…Việc xác định một tỷ giá hối đoái phù hợp với sức muacủa nội tệ và quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại tệ sẽ giúp quốc gia chủ động được trongviệc can thiệp vào tỷ giá khi có biến động bất thường để giữ cân bằng mà tránh cho nền kinh
tế thoát khỏi những cú sốc Từ đó, giúp ổn định giá cả, ổn định tiền tệ, thu hút đầu tư, kiểmsoát được lạm phát, hạn chế thất nghiệp, tạo được lòng tin của người dân vào nội tệ, vàochính sách kinh tế
Đồng tiền ổn định và tỷ giá hối đoái hợp lý có vai trò quan trọng trong chính sách tiền
tệ, sẽ tạo điều kiện cho việc duy trì, mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế trong nước
và quốc tế, giúp cho nền kinh tế trong nước có điều kiện hội nhập khu vực và thế giới ngàycàng mạnh mẽ hơn
Tỷ giá hối đoái là một công cụ của chính sách tiền tệ, do đó nâng cao vai trò của tỷ giáhối đoái trong hội nhập kinh tế sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định đặc biệt trong lĩnhvực xuất nhập khẩu và bảo vệ giá trị nội tệ, kích thích tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng caotính chuyển đổi của đồng tiền quốc gia
Không ngừng hướng tới việc nâng cao uy tín của nội tệ trên cơ sở ổn định giá trị đồngtiền, duy trì sự tương đồng hợp lý giữa giá trị đối nội và đối ngoại Hướng dần tới việc nội tệ
có khả năng chuyển đổi Sở dĩ vấn đề uy tín của nội tệ đựơc nhấn mạnh bởi nó có ý nghĩa hết
Trang 10hàng loạt vấn đề mang tầm chiến lược Trên phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn sự mất uy tíncủa nội tệ ở bất kỳ quốc gia nào bao giờ cũng là nguyên nhân của các biến động kinh tế- tàichính và để lại nhiều hậu quả tiêu cực khó lường Rõ ràng một đồng tiền mất uy tín tất yếu sẽlàm tổn thương đến tích luỹ, đầu tư nội địa, loại bỏ sự hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài, tăngnguy cơ lạm phát, chi phí huy động vốn cao, nếu trầm trọng có thể bị tước bỏ chức năng, bịđẩy ra khỏi hệ thống lưu thông - thanh toán, tạo điều kiện cho hội chứng đôla hoá Các nước
có nền kinh tế đang phát triển, uy tín của nội tệ trong dân chúng chưa cao Do đó, việc nhậnthức đầy đủ vấn đề nâng cao vai trò tỷ giá hối đoái chính là nâng cao uy tín của đồng tiềnquốc gia cũng chính là một tác nhân trực tiếp vào chiến lược vốn, chiến lược tăng trưởng kinh
tế nhanh, bền vững
Trang 11CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỐI VƠI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
2.1 Đối với ngoại thương
Việt Nam thành công trong việc điều chỉnh tỷ giá ngân hàng công bố và tỷ giá trên thịtrường tự do gần sát nhau và thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt với biên độ được điều chỉnhtrong từng thời kỳ2.1.1 Trước năm 1989: Cố định và đa tỷ giá
Ngày 20/10/1988 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính phủ ) ra quyếtđịnh số 271/CT cho phép Ngân hàng Nhà nước được phép điều chỉnh tỷ giá phù hợp với sựbiến động giá cả trong nước theo nguyên tắc thời giá trừ lùi 10% đến 30% cá biệt đến 50%.Nghị định 53/HĐBT ra đời, qui định về việc tách hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấpthành hai cấp, bao gồm ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô và hệ thống
ngân hàng thương mại thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và tín dụng Tỷ giá mua bán của các ngân hàng được phép dựa trên cơ sở tỷ giá chính thức do NHNN công bố cộng trừ 5%.
Quá trình xóa bỏ chế độ tỷ giá kết toán nội bộ diễn ta cùng lúc với việc điều chỉnhgiảm giá mạnh nội tệ Để giảm bớt chênh lệch tỷ giá nhằm tiến tới điều hành tỷ giá dựa chủyếu vào quan hệ cung cầu trên thị trường, nhà nước đã thông qua chính sách tỷ giá linh hoạthơn – điều chỉnh tỷ giá chính thức theo tỷ giá trên thị trường tự do sao cho mức chênh lệchnhỏ hơn 20% Kết quả là mức chênh lệch tỷ giá được thu hẹp
Trang 12Bảng 2.1 Tỷ giá hối đoái và xuất nhập khẩu giai đoạn 1986-1989
Kim ngạch (triệu USD)
% Tăng, giảm
Kim ngạch (triệu USD)
% Tăng, giảm
Giá trị (triệu USD)
% Tăng, giảm
Mức
tỷ giá (đồng)
% Tăng, giảm
1987 368 360 854,2 8.25 2,455 13.92 -1,601 -17.20 1,270 198.82
1988 3,000 715.21 1038,4 21.56 2,756 12.29 -1,718 -7.31 5,000 293.70
(Nguồn : Tính toán dựa trên số liệu Tổng Cục Thống Kê)
Có thể dễ dàng nhận thấy trước thời điểm 1989, khi Nhà nước càng cố gắng hạ giáđồng nội tệ thì nhập siêu lại càng nặng Nếu nhập siêu năm 1987 khoảng 1,6 tỷ USD thì sangnăm 1988, khi tỷ giá bị hạ xuống thấp hơn so với năm trước đó 8 lần thì nhập siêu lại lên đếnhơn 1,7 tỷ Điều này cho thấy việc hạ giá đồng Việt Nam trong bối cảnh vẫn áp dụng tỷ giákết toán nội bộ không những không kích thích được ngoại thương mà còn đẩy hoạt động nàyđến tình cảnh nhập siêu trầm trọng hơn
Năm 1989, sau khi xóa bỏ tỷ giá kết toán nội bộ, thực hiện thống nhất tỷ giá, bộ mặtngoại thương lập tức có biến chuyển rõ nét Mặc dù mức giá đồng ngoại tệ chỉ tăng 30% ( íthơn so với giai đoạn trước đó) song nhập khẩu đã giảm xuống chỉ bằng 93% so với nămtrước, xuất khẩu được kích thích tăng trưởng nên kim ngạch đã đạt được 1,3 tỷ đô la, thu hẹpkhoảng cách nhập siêu xuống còn 1,2 tỷ đô la (so với mức 1,7 tỷ đô la năm 1988)
Thời kỳ 1986-1989, tổng độ co giãn xuất nhập khẩu chỉ đạt 0,003 một chỉ số quá thấpthể hiện nền kinh tế tăng trưởng không bền vững hay đúng hơn là không tăng trưởng Trungbình giá đồng nội tệ giảm 1 đồng thì xuất khẩu chỉ tăng có 0,195 đồng và nhập khẩu giảm0,192 đồng Nhưng do lượng hàng xuất đi luôn nhỏ hơn lượng hàng nhập về nên tình trạngkim ngạch nhập khẩu lớn gấp hai, ba lần kim ngạch xuất khẩu diễn ra liên tục trong 3 năm1986-1989 Lý do cơ bản giải thích cho vấn đề này chính là trong khi sản xuất hàng xuất khẩusụt giảm, động lực xuất khẩu bị thủ tiêu do tính cứng nhắc của tỷ giá, thì nhập khẩu lại tăng
Trang 13lên để phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, nhu cầu mà sản xuất trong nước chưa thể đáp ứngnổi
2.1.2 Từ năm 1989-1991 : “Thả nổi” tỷ giá hối đoái
Thời kỳ này đánh dấu sự sụp đổ của hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu Quan hệngoại thương với các thị trường truyền thống bị gián đoạn, khiến chúng ta phải chuyển sangbuôn bán với khu vực thanh toán bằng đồng Đô-la Mỹ
Quá trình đổi mới kinh tế thực sự diễn ra mạnh mẽ bắt đầu từ năm 1989 Chính phủcam kết và thực thi chiến lược ổn định hóa nền kinh tế - tài chính – tiền tệ, trong đó vấn đề tỷgiá được coi là khâu đột phá, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình cải cách, chuyểnđổi cơ chế và mở cửa kinh tế
Chính phủ đã có những bước đi mới để tỷ giá đồng VND được linh hoạt hơn theo nhucầu thị trường và điều này đã tạo nên những chuyển biến trong tình hình xuất nhập khẩu củaViệt Nam
Trang 14tỷ giá
(đồng)
%Tăng, giảm
Kim ngạch (triệu USD)
% Tăng, giảm
Kim ngạch (triệu USD)
% Tăng, giảm
Giá trị (triệu USD)
% Tăng , giảm
Mức tỷ giá (đồng)
% Tăng, giảm
1990 6,300 61.54 2,404 82.12 2,752 7.27 -348 27.96 6,500 58.54
1991 9,767 55.03 2,087 -13.19 2,338 -15.04 -251 72.13 11,975 84.23
Bảng 2.2 Tỷ giá hối đoái và xuất nhập khẩu giai đoạn 1989-1991
(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu Tổng Cục Thống Kê)
Bảng 2.2 cho thấy giá trị danh nghĩa đồng Việt Nam sụt giảm mạnh và liên tiếp trongsuốt giai đoạn 89-92 Từ mức tỷ giá 1USD = 3000VND năm 1989, đồng nội tệ đã giảmxuống 9767 đồng/đôla năm 1991; trong vòng 3 năm, tỷ giá đã sụt giảm gần 3 lần Sự sụt giảmnày đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động ngoại thương Việt Nam, đặc biệt là trên phươngdiện kim ngạch xuất-nhập khẩu trong quan hệ buôn bán với các quốc gia bao gồm cả nhữngnước tư bản phương Tây
Do tỷ giá chính thức được điều chỉnh tiến sát với tỷ giá thị trường, hình thành theo quyluật cung cầu nên vai trò của tỷ giá đến hoạt động thương mại- xuất nhập khẩu trở nên rõ néthơn, chính xác hơn
Giá đồng nội tệ giảm xuống thực sự kích thích tăng trưởng xuất khẩu, hạn chế nhậpkhẩu Năm 1989 nếu tỷ giá giảm 1 đồng, xuất khẩu lập tức tăng lên 0,97 đồng, thì bước sangnăm 1990 sau khi giảm tỷ giá xuống trên 60% thì 1 đồng giảm của tỷ giá lại khiến xuất khẩutăng những 1,13 đồng, một mức tăng khá, thể hiện xuất khẩu co giãn hoàn toàn với tỷ giá do
đó có tác động tích cực lên hoạt động xuất khẩu Trong ba năm 1989-1991 yếu tố nổi bậttrong tác động của tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu là mức giảm giá đồng nội tệ càng lớn thìmức tăng nhập khẩu càng giảm Đơn cử như năm 1989, mức giảm giá 30%, trong đó 1 đồnggiảm giá kéo theo mức tăng 0,71 đồng thì bước sang năm 1990, tỷ giá giảm đến 60% đã lậptức thu hẹp mức tăng nhập khẩu xuống còn 0,66 đồng
Trang 15Xét về tác động của tỷ giá lên cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giai đoạn 1989-1991,cùng với sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trên cơ sở giảm giá đồng nội tệ, nền kinh tế đãtích lũy được một số vốn sử dụng trong việc đầu tư, mở rộng sản xuất Sản xuất lương thựctrong nước đối với một số mặt hàng nhờ có vốn đã bắt đầu đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùngtrong nước Số lượng gạo nhập khẩu giảm, thay vào đó là các mặt hàng thuộc danh mục tưliệu sản xuất, nguyên nhiên vật liệu Cơ cấu xuất khẩu cũng có sự thay đổi, danh mục các mặthàng xuất khẩu được mở rộng Năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô với sản lượng1,5 triệu tấn, đó là chưa kể đến hàng loạt các nhà máy cũ được đổi mới, các nhà máy mớiđược xây dựng nhằm phục vụ công tác xuất khẩu Ngoại thương được đa dạng hóa ở mứccao, tạo ra được gần 10 mặt hàng chủ lực có kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD Bêncạnh đó, việc tỷ giá giảm mạnh kéo theo sự tăng lên đáng kể trong đầu tư nước ngoài đặc biệt
là đầu tư trực tiếp đã làm phong phú hơn danh mục xuất nhập khẩu của Việt Nam Việc liêndoanh thường dẫn đến tình trạng góp vốn thông qua công nghệ và thế là Việt Nam bắt đầunhập về những công nghệ mới như công nghệ dán da, công nghệ xử lý chất thải những côngnghệ từ trước tới nay chưa từng có trong danh mục nhập khẩu để rồi đi đến sản xuất nhữngchủng loại hàng có thể cũng chưa bao giờ xuất hiện trong danh mục xuất khẩu
Về thị trường xuất nhập khẩu, do tỷ giá hối đoái neo với đồng đô la được xem là chuẩnmực nên khu vực thị trường xuất nhập khẩu cũng có xu thế chuyển hướng sang những khuvực sử dụng đồng đô la trong thanh toán Tỷ trọng xuất nhập khẩu từ khu vực đồng Rúp giảmhẳn, chỉ còn khoảng 15% năm 1989 so với 85% năm 1987 Thị trường Đông Âu không còngiữ vai trò chủ đạo, thay vào đó là sự lên ngôi của thị trường Châu Á trong hợp tác thươngmại với Việt Nam trên cả lĩnh vực xuất khẩu lẫn nhập khẩu
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, thời kỳ này do có lợi thế về giá cộng với rủi ro tỷgiá hoàn toàn không có nên đã yên tâm phát triển sản xuất, mạnh bạo hơn trong vấn đề vayvốn và bước đầu sản xuất hàng xuất khẩu có hiệu quả
Có thể nói, việc mở rộng hoạt động ngoại thương sang khu vực đồng USD là một
bước đi quan trọng, tỷ giá đồng VND được điều chỉnh bởi thị trường đã góp phần thay đổi bộmặt xuất nhập khẩu của Việt Nam, vai trò của tỷ giá hối đoái đối với hoạt động ngoại thươngđược thể hiện rõ nét hơn
2.1.3 Từ năm 1992 – 1999
Nhìn vào bảng 2.2 trên có thể thấy trong các năm từ 1992 – 1999, duy chỉ có năm 1992
là Việt Nam đạt xuất siêu Tuy nhiên, thành tích xuất siêu kéo dài không được bao lâu Ngaytrong năm 1992, trong khi 6 tháng đầu năm xuất siêu do tỷ giá diễn biến có lợi cho xuất khẩuthì 6 tháng cuối năm, nhập siêu liên tục diễn ra
Trang 16Những năm 90, có ý kiến cho rằng tỷ giá không hề có vai trò gì đến hoạt động nhập khẩu nói riêng cũng như ngoại thương nói chung, rằng hoạt động này chịu sự chi phốihoàn toàn của các chiến lược phát triển ngoại thương, cách quản lý hạn ngạch, cách áp đặtthuế suất và nhất là chất lượng sản phẩm Song thực tế cho thấy trong khi Bộ Thương Mạicùng các cơ quan chức năng đang ra sức củng cố, mở rộng thị trường xuất khẩu, đầu tư mớidây chuyền-công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu thì mức tăng kimngạch xuất khẩu lại sụt giảm Năm 1994, nếu mức tăng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 36%
xuất-ở mức giảm giá danh nghĩa nội tệ 2,96% thì sang năm 1995, mức tăng xuất khẩu chỉ đạtkhoảng 34% bởi tỷ giá giảm rất thấp, ở mức 0,14%
Trang 17tỷ giá
(VND)
% Tăng, giảm
Kim ngạch (triệu USD)
% Tăng, giảm
Kim ngạch (triệu USD)
% Tăng, giảm
Giá trị (triệu USD)
% Tăng, giảm
Xuất khẩu (η x )
Nhập khẩu (η n )
(Nguồn: Tính toán theo số liệu WB, Tổng Cục thống kê, Vụ ngoại hối-Ngân hàng nhà nước)
Căn cứ vào số liệu ở Bảng 2.3 trên, có thể thấy việc tỷ giá luẩn quẩn quanh biên độgiao động +/- 0,5% giai đoạn 93-96 đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhậpkhẩu Nhập siêu tăng gần gấp đôi trong năm 93, 94 Đặc biệt năm 1996, khi tỷ giá danh nghĩa
bị ấn định so với tỷ giá thực ở mức cao nhất 28% thì nhập siêu cũng đạt mức kỷ lục: 3,8 tỷ đô
la Trung bình giai đoạn 94-96, cứ 1 đồng tăng giá nội tệ kéo theo hàng nhập khẩu rẻ đi 1,4đồng trong khi xuất khẩu sụt giảm 1,3 đồng Điều này cho thấy tác động của tỷ giá hối đoáilên ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh tỷ giá hối đoái nội tệ bị định cao hơn so với giá trịthực của nó vận động rất đúng theo xu thế lí luận chung Tỷ giá tăng đã kéo lùi tốc độ tăngxuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ nhập siêu và thực sự gây tổn hại đến sản xuất trong nước
Đối với cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu, việc tăng tỷ giá dường như ưu ái cho các mặt
Trang 18nhập khẩu cũng được rẻ đi bấy nhiêu Giá đô la hạ xuống 12,5% từ khoảng 12.000 tháng1/1993 xuống 10.600 cuối năm khiến hàng nhập theo giá đô la cũng được rẻ đi 12,5% Nếulấy năm 1992 làm mốc, đồng Việt Nam đã lên giá 24% trong 3 năm 1993 – 1995 và theo đógiá hàng xuất khẩu cũng bị đẩy đắt lên 24% trên các thị trường ngoại quốc.
0 2,000
Hìn h 2.1 : Diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn 1992 - 1999
Ngoài ra, việc đồng Việt Nam tăng giá so với đồng Đô la cũng đã phần nào khiến đồngViệt Nam tăng giá so với các đồng tiền khác như Nhân dân tệ, Yên Nhật Điều này cũngkhiến công tác mở rộng thị trường trở nên khó khăn Tuy nhiên do công tác xúc tiến thịtrường giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại thị trường nước ngoài bắt đầu được tiến hành rầm rộnên qui mô thị trường không những không bị thu hẹp mà ngày càng được mở rộng hay nóicách khác, thời kỳ này tỷ giá không ảnh hưởng mấy đến vấn đề thị trường xuất-nhập khẩu
Khủng hoảng giai đoạn 1997 – 1998 đã thay đổi toàn bộ quan điểm điều hành tỷ giácủa Việt Nam Xét thấy việc cố định tỷ giá ở mức cao là không thể được, ngân hàng TrungƯơng đã tiến hành điều chỉnh ngay tỷ giá đồng Việt Nam Cơ chế điều hành tỷ giá tỏ ra hoạtđộng có hiệu quả khi chỉ trong vòng 1 năm (1997 so với 1996 ) đồng Việt Nam đã giảm giá16%, khoảng cách giữa tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa được thu hẹp, tác động tích cực đếnngoại thương Việt Nam Rõ nét nhất là kim ngạch nhập khẩu tăng chậm, chỉ dừng ở mức 4%,đưa mức nhập siêu xuống 2,4 tỷ so với 3,8 tỷ năm 1997 so với 1996 Và đặc biệt năm 1999,mức nhập siêu chỉ còn khoảng 200 triệu đô la
Trang 19Mặc dầu vậy, khi đặt đồng Việt Nam trong tương quan với giá tiền tệ các quốc gia chịuảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng thì giá đồng Việt Nam vẫn còn ở mức cao Trung bình,
tỷ lệ mất giá so với đô la của các đồng tiền thuộc khu vực khủng hoảng là 30-40%, cao nhất làđồng Rupiah của Indonesia với độ mất giá đến hơn 80%, ngay cả đồng đô la Singapore cũng
bị sụt giá 16% trong khi đó đồng Việt Nam chỉ được giảm giá trung bình 8,25% Thực tế này
đã không mang lại điều kiện về giá cho hàng hóa Việt Nam để có thể cạnh tranh được trên thịtrường các nước Đông Nam Á Đây cũng là nguyên nhân giải thích tại sao lượng xuất khẩucủa Việt Nam không tăng mấy trong năm 1998, kéo theo kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăngxuất khẩu đứng ở mức thấp 1,9%
Tóm lại, có thể nói vai trò của tỷ giá lên hoạt động ngoại thương thời kỳ này được thể
hiện khá rõ Lần đầu tiên chúng ta đã dung hòa được mối quan hệ vốn mâu thuẫn giữa xuấtkhẩu-tỷ giá-nhập khẩu Nhập khẩu được kiểm soát còn xuất khẩu trở nên chủ động hơn trênnhững thị trường mới và thời kỳ 1997-1999 có thể xem là thời kỳ thành công trong điều hành
tỷ giá ở Việt Nam
2.1.4 Từ năm 2000-nay: Thả nổi có sự điều tiết của nhà nước
Hình 2.2 Biến động tỷ giá 2000-2012
Trang 20Hình 2.3 Biến động tỷ giá 2008-6 tháng đầu năm 2013
Cùng với việc tự do hóa thương mại, kim ngạch hàng hóa trao đổi tăng lên cũng là lúc chínhphủ cần thận trọng hơn trong chính sách quản lý tỷ giá theo hướng không chủ thúc đẩy kimngạch xuất nhập khẩu mà còn phải đảm bảo cân bằng cán cân thương mại
Tổng hợp bảng số liệu về tỷ giá hối đoái của Việt Nam và tình hình xuất nhập khẩu giai đoạn2000-6 tháng đầu 2013: