Đối với công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong hoạt động can thiệp điều chỉnh TGHĐ hiện nay

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 33 - 34)

- Điều hành chính sách tỷ giá vẫn chưa theo kịp những tín hiệu thị trường: Có thể tóm lược cơ chế tỷ giá trên 2 phương diện : một mặt tỷ giá có xu hướng khuyến khích xuất khẩu,

3.2.1.Đối với công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong hoạt động can thiệp điều chỉnh TGHĐ hiện nay

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT

3.2.1.Đối với công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong hoạt động can thiệp điều chỉnh TGHĐ hiện nay

TGHĐ hiện nay

Đối với công cụ nghiệp vụ thị trường mở: Theo lý thuyết, đây là công cụ mang tính kinh tế thuần tuý,là công cụ can thiệp cơ bản của NHTW vào tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, đối với Việt Nam như đã phân tích thì do dự trữ ngoại tệ còn quá thấp nên công cụ này chưa có đủ sức mạnh cần thiết trong thời gian trước mắt để có thể giữ vai trò chủ đạo của mình trong can thiệp điều hành tỷ giá hối đoái.V ì thế chúng ta phải hoàn thiện một số vấn đề sau:

-Trước tiên, phải tranh thủ đến mức tối đa có thể được để gia tăng tích luỹ ngoại tệ.Dự trữ ngoại tệ phải tăng tương xứng với tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu. Tập trung quản lý ngoại tệ vào một đầu mối duy nhất là NHTW.Trong thời gian trước mắt,khi dự trữ ngoại tệ chưa đủ mạnh thì phải có biện pháp cụ thể làm tăng hiệu quả khi sử dụng dự trữ ngoại tệ để tác động vào tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường.

- Từng bước xây dựng cơ chế hành lang pháp lý, môi trường hoạt động nhằm từng bước đưa công cụ nghiệp vụ thị trường mở lên đúng vị trí của nó trong việc can thiệp điêù chỉnh tỷ giá hối đoái.

- Xem xét, lựa chọn cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý. Trong số các đồng tiền mạnh hiện nay trên thế giới,chúng ta thấy nổi lên ba đồng tiền chính :thứ nhất là Dollar Mỹ, kế đến là đồng Euro mới ra đời và cuối cùng là đồng Yên Nhật. Xu hướng vận động của ba đồng tiền này có thể tóm lược như sau:

- Đối với đồng Dollar Mỹ :là đồng tiền rất gần gũi với nền kinh tế Việt Nam. Hơn 90% giao dịch đối ngoại được thực hiện bởi chính đồng tiền này.Bên cạnh đó,tình hình kinh tế thế giới cho thấy hiện tượng Dollar hoá là thực trạng chung của hầu hết các nước đang phát triển và Dollar luôn có sự tăng giá đối với các đồng tiền yếu khác.Nền kinh tế Mỹ dù có biến động như thế nào nhưng vẫn sẽ là một nền kinh tế hùng mạnh nhất.

- Đối với đồng euro: là đồng tiền mang tính quốc tế hoá sau đồng Dollar Mỹ,nhưng đồng tiền này khó đảm bảo về tính ổn định của nó do tính non trẻ cũng như cơ sở hình thành.Đối với Việt Nam thực tế cho thấy các giao dịch bằng đồng Euro còn rất hạn chế.Vì thế cần một thời gian dài để người Việt Nam làm quen và chủ động trong làm ăn với đồng Euro.

- Đối với đồng Yên Nhật cho đến nay chưa thực sự là một đồng tiền quốc tế và nước Nhật đang nỗ lực quốc tế hoá đồng tiền của mình,tuy nhiên công cuộc khó thành công do nền kinh tế Nhật đang gặp nhiều khó khăn và do sức manh cuả đồng Dollar Mỹ.Từ việc phân tích trên cho thấy trong thời gian trước mắt,đồng Dollar Mỹ vẫn nên giữ vị trí quan trọng trong dự trữ ngoại tệ của Việt Nam,nó cũng ủng hộ cho quan điểm chỉ nên gắn đồng tiền Việt Nam với đồng Dollar Mỹ. Tuy nhiên phải luôn theo dõi sự biến động kinh tế thế giới để có những giải pháp thích ứng,linh hoạt.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 33 - 34)