Một số giải pháp thuộc tầm vĩ mô nhằm ổn định tỷ giá hối đoáí.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 35 - 36)

- Điều hành chính sách tỷ giá vẫn chưa theo kịp những tín hiệu thị trường: Có thể tóm lược cơ chế tỷ giá trên 2 phương diện : một mặt tỷ giá có xu hướng khuyến khích xuất khẩu,

3.3.1.Một số giải pháp thuộc tầm vĩ mô nhằm ổn định tỷ giá hối đoáí.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT

3.3.1.Một số giải pháp thuộc tầm vĩ mô nhằm ổn định tỷ giá hối đoáí.

3.3.1.1.Giải pháp cân bằng vĩ mô trong ngắn hạn:

- Về các giao dịch trong tài khoản vãng lai: Trong chiến lược hướng vào xuất khẩu, Chính

phủ nên thực hiện các chính sách ưu đãi về tài chính và tín dụng để hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu dựa trên cơ cấu hợp lý. Tái cấu trúc cơ cấu kinh tế hợp lý phù hợp với hiện trạng nền kinh tế. Lựa chọn đúng cơ cấu ngành không những phát huy được lợi thế cạnh tranh mà còn nuôi dưỡng tiềm năng xuất khẩu dài hạn của nền kinh tế. Cần ưu tiên phát triển nhóm ngành xuất khẩu chủ lực.

-Về các giao dịch trong tài khoản vốn: trong thời gian trước mắt, các dòng vốn chủ yếu để tạo nên thặng dư trong tài khoản vốn sẽ xuất phát từ các dòng vốn đầu tư. Thực hiện khuyến khích đầu tư theo hình thức BOT, BTO và BT cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhằm khuyến khích đầu tư xây dựng, phát triển các công trình kết cấu hạ tầng tại Việt Nam. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đi đôi với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế, tạo động lực cho sự phát triển.

- Về ngân sách Nhà nước: Chính phủ hướng đến việc kiên quyết không chi ngân sách trực tiếp cho các hoạt động nhập khẩu bất cứ lý do gì. Bên cạnh đó, để bù đắp tình trạng thâm hụt ngân sách, về cơ bản đứng trên phương diện mục tiêu cân bằng trong dài hạn thì vốn vay từ các tầng lớp dân cư, vay ở hệ thống tín dụng và thị trường trong nước phải là giải pháp đầu tiên. Còn vay ở ngân hàng Nhà nước và vay ở nước ngoài phải được hạn chế và có tính toán kỹ càng vì vay ở ngân hàng Nhà nước sẽ tăng áp lực lạm phát còn vay nước ngoài sẽ dể dẫn đến thực trạng suy giảm trong mục tiêu cân bằng dài hạn.

- Thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu: chú trọng tới các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sử dụng nguyên liệu sẵn có nhằm hạn chế nhập siêu, hướng tới xuất siêu và từ đó giải tỏa áp lực lên tỷ giá.

3.3.1.2.Tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn, xác lập tỷ giá theo rổ tiền tệ chủ chốt.

Nới lỏng biên độ tỷ giá hối đoái. Với biên độ tương đối rộng vừa giảm sức ép lạm phát, vừa giảm mức độ cần phải can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện cho thị trường tự điều chỉnh theo quan hệ cung cầu ngoại tệ. Muốn tỷ giá không biến động gây sốc, thì bình thường mức thay đổi của tỷ giá không được quá hẹp, nếu không, đến lúc có cú sốc bên ngoài tác động vào, tất yếu khó có thể duy trì tỷ giá ổn định. Điều hành chính sách tỷ giá phải linh hoạt hơn và được thực hiện từng bước theo từng giai đoạn.

3.3.1.3.Điều chỉnh giảm giá VND trên cơ sở tham khảo tỷ giá thực hiệu dụng REER.

Ước lượng và hoàn thiện phương pháp ước lượng tỷ giá thực hiệu dụng (real effective

hiện và dần dần thể chế hóa trong các hoạt động của NHNN. Đây là thông tin hữu ích có thể giúp các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách sử dụng trong việc phân tích, ra quyết định, đánh giá các biện pháp chính sách liên quan đến tỷ giá, thương mại.

3.3.1.4.Nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và phát triển mở rộng thị trường ngoại hối. - Tự do hóa trong quản lý ngoại hối theo hướng hội nhập quốc tế.

Nới lỏng tiến tới tự do hóa trong quản lý ngoại hối, hoạt động này bao gồm việc giảm dần, tiến đến loại bỏ sự can thiệp trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước trong việc xác định tỷ giá, xóa bỏ các qui định mang tính hành chính trong kiểm soát ngoại hối, thiết lập tính chuyển đổi cho đồng tiền Việt Nam, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các công cụ quản lý tỷ giá, nâng cao tính chủ động trong kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng thương mại …

- Hoàn thiện thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng: Hoàn chỉnh thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, điều kiện cần thiết để qua đó nhà nước có thể nắm được mối quan hệ cung cầu về ngoại tệ, đồng thời qua đó thực hiện biện pháp can thiệp của nhà nước khi cần thiết để cung ứng hay hút bớt lượng ngoại tệ chênh lệch sau đó dùng công cụ nghiệp vụ thị trường mở để trung hoà với lượng thay đổi của VND nhằm thúc đẩy thị trường sôi động, gia tăng quy mô giao dịch. Triển khai nghiệp vụ hợp đồng tương lai đối với giao dịch trên thị trường ngoại tệ nhằm tạo thêm công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 35 - 36)