1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Chăm sóc em bé mới sinh

99 404 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 671 KB

Nội dung

Trẻ sơ sinh rất non yếu và nhạy cảm, cần có sự chăm sóc đặc biệt. Để chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, cần có những kiến thức nhất định về các hiện tượng, các bệnh thường gặp ở trẻ để có cách xử trí thích hợp.

HAI TIẾNG ĐẦU TIÊN SAU KHI LỌT LÒNG Nếu sức khoẻ của cả mẹ và con đều tốt thì những tiếp xúc đầu tiên giữa hai mẹ con trong vòng 2 tiếng sau khi bé lọt lòng đóng vai trò rất quan trọng. 1. Những vuốt ve đầu tiên: Vuốt ve bé từ trán xuống cổ 6-8 lần. Tiếp theo vuốt ve nhẹ nhàng với nhịp điệu từ 12-15 động tác trong một phút từ đầu đến chân, từ giữa thân bé ra hai bên. 2. Mút ngón tay: phản xạ tự nhiên của bé sau khi sinh ra là sẽ tìm cách đút ngón tay vào miệng và …mút! nếu bé quá vụng về ko tự làm được thì bạn nên giúp bé. Việc mút ngón tay ko những giúp bé cảm thấy yên lành, thoả mãn nhu cầu mút tay của bé (vì bé đã biết mút ngón tay từ 6 tháng tuổi khi còn là 1 thai nhi trong bụng mẹ) , mà còn giúp điều hoà hô hấp và tăng cường hoạt động của hàm và má bé. 3. Cho bú lần đầu: sữa non tiết ra trong những ngày đầu sau sinh rất giàu protein và muối khoáng, kháng thể và chất chống viêm nhiễm. Thêm nữa, trong khoảng thời gian 2 tiếng đầu sau khi được sinh ra, phản xạ mút sữa của bé là tốt nhất. 4. Tắm nước ấm: các bác sĩ nhi của Pháp khuyên nên cho bé tắm nước ấm ngay sau khi lọt lòng. Nhiệt độ nước khoảng 37oC giống như môi trường nước ối quen thuộc của bé sẽ làm bé rất thích thú. Nhưng bạn phải ôm bé ít nhất 5’ trước khi cho bé vào chậu nước. Bạn sẽ thấy bé thư giãn trong chậu nước, đôi mắt sáng lên, da hồng hào. Nói chuyện nhẹ nhàng với bé trong khi bé tắm. nhẹ nhàng nhấc bé ra khỏi chậu nước, quấn bé trong khăn. (Việc này có vẻ ko khả thi ở VN). 5. Ủ ấm cho bé: cố gắng giúp bé cân bằng sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường cũ của bé (khoảng 37oC) và nhiệt độ phòng hiện tại (khoảng 20 -25oC) và sự tự điều chỉnh thân nhiệt của bé (hạ thêm khoảng 1-1,5oC nữa) bằng cách bảo đảm bé luôn đủ ấm, đội mũ bằng cotton mềm cho bé trong suốt 24 tiếng đồng hồ đầu tiên hoặc cho đến khi bé đã hoàn toàn thích nghi với nhiệt độ của môi trường mới. HAI NGÀY ĐẦU TIÊN SAU KHI LỌT LÒNG Thiết lập mối liên hệ mẹ con: nên bắt đầu trước giờ cho bé bú khoảng 15’. KHỞI ĐỘNG Bạn cần chuẩn bị cho bé thật thoải mái khi tiếp nhận các tác động của mình- nghĩa là bé cảm thấy thích thú với việc tiếp xúc với mẹ chứ không phải cảm thấy bị quấy rầy. 1. Khi bé thức giấc, thử thay đổi tư thế nằm của bé và quan sát màu sắc da của bé xem sao: nếu da bé chuyển sang đỏ hoặc tái hơn bình thường thì có nghĩa là bé chưa sẵn sàng cho việc tiếp nhận các tác động từ bên ngoài. nếu sắc da bé không thay đổi, nhẹ nhàng đặt tay bạn lên bụng bé, để yên, ko vuốt ve, ko nhúc nhích. Quan sát xem phản ứng của bé thế nào, nếu bé giật mình, hoặc có vẻ bứt rứt, khó chịu thì ngừng ngay mọi tiếp xúc với bé. 2. Chưa nói gì với bé vội, bạn hãy cúi mình xuống gần bé, để khuôn mặt mình gần mặt bé cho bé thấy. Chú ý với những biểu hiện khó chịu của bé (nếu có thì ngừng). 3. Bắt đầu vuốt ve bé bằng bàn tay đang để trên bụng bé. Chú ý quan sát hai tay hai chân bé. Đừng lo lắng nếu bé hơi giật mình, đó chỉ là phản xạ tự nhiên của bé thể hiện rằng bé nhận ra sự thay đổi của môi trường quanh bé. Chờ khoảng 30 giây. Nếu bé trở lại thư giãn, tiếp tục. nếu bé khó chịu, từ từ ngưng dần các vuốt ve, từ từ đưa khuôn mặt mẹ xa dần bé ra. 1 4. nếu bé tiếp nậhn 4 bước trên, tiếp tục vuốt ve bé, gọi tên bé thật trìu mến trong khoảng 30 đến 60 giây. Luôn luôn để ý đến phản ứng của bé với các động tác của bạn. 5. Từ từ ngưng tiếp xúc với bé: gọi tên bé thưa dần, vuốt ve chậm dần, nhẹ nhàng rút tay ra khỏi bụng bé. Bế bé trong tay. LÀM QUEN: 1. Thị giác: Để mặt bạn cách mặt bé trong tầm 25cm trở lại, nhìn sâu vào mắt bé. Bé sẽ nhận biết được ánh mắt của mẹ là âu yếm, trìu mến hay giận dữ, lạnh nhạt. bé sẽ quen dần với khuôn mặt của mẹ. 2. Thính giác: khi bắt đầu nói chuyện với bé, nên gọi tên bé 3 lần để bé dần có phản xạ biết tên mình. Nói với bé rõ ràng là “bố” hay “mẹ” đang nói chuyện với bé. 3. Xúc giác: bé cũng cần tiếp xúc để “biết rõ” bố mẹ thông qua xúc giác. - Đặt tay bạn lên bụng bé để bé quen với nhiệt độ cơ thể bố mẹ. - Mỗi khi ôm bé trong tay, hãy xoa đầu bé từ đầu xuống gáy khoảng chục lần, sau đó vuốt ve bé từ đầu đến chân. - Cắt móng tay cho bé thường xuyên. - Tận dụng các dịp bé được tiếp xúc với da thịt của bố mẹ. - Để bé áp má vào cổ bố mẹ. 4. Khứu giác: vì thị giác còn chưa phát triển lắm nên bé sử dụng khứu giác để nậhn ra bố mẹ là chính. - Buộc cái khăn mà bạn hay quàng (quàng trong nhiều ngày, chưa giặt)vào bên cạnh nôi của bé. - Vắt vài giọt sữa mẹ vào miếng vải mỏng, cho bé ngửi trước khi cho bé bú. Bé có khả năng phân biệt rất tốt mùi sữa mẹ và mùi sữa của người khác. 5. Vị giác: - Việc cho bé bú mẹ là cách tốt nhất để củng cố mối liên hệ mẹ con. 6. Chuyển động: đừng ngại việc ôm ẵm bé sẽ làm bé hư, quấn mẹ. Cách tốt nhất để bé thấy an toàn và gắn bó với mẹ là ôm ấp bé. - Bế bé nằm ngang trong tay mẹ. Cho bé ngồi thẳng trên đầu gối mẹ. - Đu đưa bé trên tay. - Địu bé bằng khăn trước bụng mẹ. Phải kiểm tra cẩn thận xem bé có nằm ở tư thế thật thoải mái hay không. NHỮNG THÓI QUEN ĐẦU TIÊN CỦA BÉ Việc ăn kiêng sẽ là việc đầu tiên các bà mẹ nghĩ tới khi trở về nhà, soi gương và nhìn thấy hình ảnh của mình trong gương. Lời khuyên là không nên áp dụng chế độ ăn kiêng trong thời gian cho con bú, vì bạn phải tiêu tốn 750 calories/ ngày để có thể “sản xuất” ra 250ml sữa cho bé! Việc thiết lập cho bé một nhịp sống điều độ cần thiết để bé cảm thấy an toàn trong môi trường mới. Thói quen mẹ cần tập: 2 - Phản ứng nhanh khi bé khóc - Cho bé bú theo nhu cầu, không theo thời gian biểu cố định - Thay tã cho bé thường xuyên để bé luôn sạch sẽ - Luôn khởi động cho bé trước mỗi lần “làm quen” với bé (xem lại các bước khởi động ở bài trước). - Chơi với bé (theo bài trước) 5’ trước hoặc sau giờ bú buổi sáng, buổi trưa và buổi tối. - Tôn trọng giấc ngủ của bé Bé sẽ hình thành phản xạ: Mình khóc. - Mẹ sẽ đến. - Mẹ sẽ bế mình. - Sau đó sẽ được bú! - Được thay tã. - Mẹ con mình chơi với nhau. - Mẹ cho mình nằm nôi. Các hoạt động này lặp đi lặp lại thành “đường mòn” sẽ giúp bé phát triển nhận thức và đoán trứơc được việc tiếp theo sẽ là gì (sau khi được mẹ cho bú thì sẽ được thay tã…). Đồng thời, sự lặp đi lặp lại này cũng tạo cho bé nậhn thức được về “quyền” của mình đối với môi trường quanh bé. Bé đã “biết” rằng, khi bé khóc, mẹ sẽ đến bên! GIẤC NGỦ CỦA BÉ Bạn dễ dàng giúp bé nhanh ngủ bằng cách cho bé nghe băng cassette thu âm lại nhịp tim của bạn, hoặc nhạc classique mà bé đã từng nghe khi còn trong bụng mẹ, cho bé nằm cạnh mẹ trong giấc ngủ trưa. Chọn cho bé một đồ chơi thân thiết (gấu bông –chú ý xem kỹ chất liệu vì có loại không an toàn cho sức khoẻ của trẻ con). Dạy cho bé biết cách tự chơi một mình bằng cách mút tay. Dạy cho bé biết giờ ngủ đêm bằng cách chúc bé ngủ ngon hằng đêm trước giờ đi ngủ, bằng một câu chúc quen thuộc (vd: bé cưng, ngủ ngoan nhé con nhé!). CÁC LOẠI ĐỒ CHƠI/ VẬT DỤNG SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH CHƠI VỚI BÉ Trước khi giới thiệu tiếp các hoạt động vui chơi với bé, mình giới thiệu một số loại đồ chơi cần thiết mà các bạn có thể tự làm hoặc mua những thứ tương tự ở các cửa hàng đồ chơi cho bé. Trong quá trình tiến hành các trò chơi, các bạn có thể linh động sáng tác thêm các loại đồ chơi cho con mình. Các loại đồ chơi này các bà mẹ có thể tự làm cho con mình. Tuy nhiên, khi “chế tác” nên chú ý những điểm sau vì sự an toàn của con: - Không sử dụng nút để làm mắt cho đồ chơi (vì bé có thể bứt ra và nuốt!) - Chỉ dùng các loại sợi polyester để nhồi đồ chơi - Các chuông nhỏ phải giấu trong lớp bông nhồi - Không sử dụng các loại dây dài vì bé có thể quấn quanh cổ MẶT NGƯỜI BẰNG CARTON Miêu tả: Mặt người vẽ trên carton tròn, dán vào que. Đối tượng: Cho bé từ sơ sinh đến 6 tuần. Mục đích sử dụng: kích thích thị giác. 3 GẤU TRÚC Miêu tả: gấu trúc bằng bông. Đối tượng: Cho bé từ sơ sinh. Mục đích sử dụng: kích thích thị giác (tương phản trắng đen) và kích thích xúc giác. BẢNG DẠ Miêu tả: bảng dạ vuông mỗi cạnh 80cm, các hình mặt người (với các trạng thái khác nhau: cười, khóc, ngáp, bực mình, ngạc nhiên, mỉm cười, buồn, đói, buồn ngủ….) có dán velcro phái sau để dán lên bảng dạ. Đối tượng: Cho bé từ 2 tháng trở lên. Mục đích sử dụng: kích thích thị giác, dạy cho bé về giao tiếp không lời GỐI Miêu tả: gối mềm đường kính 15cm màu trắng, một mặt thêu mặt người phụ nữ, mặt kia thêu mặt người nam bằng chỉ đen, có chuông nhỏ bên trong. Đối tượng: Cho bé từ sơ sinh đến 6 tháng. Mục đích sử dụng: kích thích thị giác, xúc giác, thính giác, tập cầm nắm. CON RẮN Miêu tả: hình trụ tròn bằng vải nhồi bông mềm dài khoảng 1m, đường kính khoảng 10cm. Đầu: dài khoảng 10cm, màu trắng, mắt màu đen, miệng màu đỏ. Thân: 9 khoanh dài 8-10cm bằng các loại chất liệu và màu sắc khác nhau (nhung, cotton, lụa, nhung kẻ, satin, flanelle…) CHUÔNG NHỎ GIẤU TRONG THÂN. Đối tượng: Cho bé từ sơ sinh. Mục đích sử dụng: kích thích thị giác, thính giác và xúc giác. VẢI BỌC QUANH THÀNH NÔI Miêu tả: một mặt bằng vải carô, mặt kia bằng màu tươi. Đối tượng: Cho bé từ sơ sinh đến 2 tuổi. Mục đích sử dụng: kích thích thị giác. 4 THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP ĐỂ CHƠI VỚI BÉ THEO “CHƯƠNG TRÌNH KÍCH THÍCH BÉ PHÁT TRIỂN” (PROGRAMME DE STIMULATION INFANTILE –PSI) Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ có những trạng thái sau: 1. Không hoạt động -tỉnh táo (Inactivite eveillee): bé rất tỉnh, nhưng nằm im, chăm chú chơi một mình hoặc tập trung vào một đồ vật nào đó. 2. Lờ đờ, buồn ngủ 3. Ngủ nông: mi mắt máy nhẹ 4. Ngủ sâu: hơi thở đều 5. Khóc 6. Hoạt động -tỉnh táo (Activite eveilee): bé hoạt động luôn tay luôn chân KHI NÀO NÊN CHƠI Ở trạng thái (1) bé sẵn sàng tiếp thu những gì bạn dạy bé. Dù khả năng tập trung của trẻ sơ sinh chỉ giới hạn ở mức 10 giây hưng nếu bạn kiên trì, bạn sẽ giúp bé tăng dần thời gian tập trung lên nhiều hơn. Chơi với bé khi bé đang trong trạng thái này, ngoài việc bé tiếp thu tốt, bé còn có được cảm giác hài lòng vì mẹ hiểu bé, hiểu được bé cần gì vào thời điểm nào… Ở trạng thái (4): ngược lại với những gì ta thường nghĩ, thời điểm trước khi bé rơi vào giấc ngủ sâu lại là thời điểm nhạy cảm và bé dễ tiếp thu nhất. nếu trứơc khi bé ngủ sâu, bạn cho bé xem ảnh con vịt và lặp đi lặp lại “con vịt” “con vịt”… thì thông tin về hình ảnh và ngôn ngữ này sẽ đi vào não bé dễ dàng. KHI NÀO KHÔNG NÊN Các trạng thái còn lại. THÁNG ĐẦU TIÊN: LUYỆN CHO BÉ TỈNH TÁO Phần 1:Các hoạt động giúp luyện cho bé sự tỉnh táo 1.1 Xúc giác: tập cho bé cầm nắm đồ chơi. Lúc đầu bé sẽ chưa có phản xạ nắm và thường xuyên bỏ rơi đồ chơi. Nhưng dần dần bé sẽ biết cách sử dụng các cơ của mình để cầm lấy đồ chơi và thả đồ chơi ra khi bé muốn. 1.2 Vận động: - cởi hết quần áo của bé, cho bé nằm chơi trong phòng ấm, kín gió khoảng 5 phút. - mỗi ngày cho bé nằm sấp 15 phút. Tư thế này bắt buộc bé phải tìm cách vận động để ngẩng đầu lên, quan sát những đồ chơi quanh giường (tấm phủ nôi carô, các đồ chơi đã hướng dẫn ở mục trước). - khi di chuyển nên dùng địu địu bé phía trước ngực mẹ để bé thường xuyên nghe được tiếng tim, mùi hương, hơi ấm của mẹ. Chú ý giữ đầu bé ở tư thế tốt vì cổ bé còn rất yếu. 1.3 Thị giác: bế vác bé trên vai để bé có thể nhìn thấy các đồ vật trong phòng, các loại đồ chơi dành cho bé (màu sắc tương phản trắng đen rất quan trọng cho việc phát triển thị giác của bé trong giai đoạn này) bất cứ khi nào muốn giao tiếp với bé, bạn cũng phải đến gần bé trong phạm vi bé có thể nhận ra được bạn 5 (20-30cm). Sự gần gũi này giúp bé làm quen với giao tiếp không lời (ánh mắt âu yếm, cái gật đầu tán thưởng…) và giúp bé kết hợp được hình ảnh của bạn với giọng nói của bạn để nhận biết người thân quanh bé. Thay đổi vị trí của nôi 1 tuần 1 lần, thay đổi hướng nằm của bé trong nôi để bé khám phá sự đa dạng của không gian quanh bé. Trong tháng đầu tiên này, bé sẽ thích nhìn (ở khoảng cách 25cm so với mắt bé): • 2 tuần đầu tiên: - khuôn mặt mẹ - đôi mắt mẹ - ti mẹ (vào lúc đựơc cho bú) - hình vẽ mặt người (vẽ bằng mực đen, nét to trên nền trắng) - kẻ sọc màu đen hoặc màu đỏ (21 cm x 5 cm) trên nền carton A4. - khăn carô đen trắng (4 ô vuông màu đen cạnh 8 cm trên nền trắng) - hình tròn màu đen đường kính 8cm trên nền trắng A4. • 2 tuần tiếp theo: những thứ trên cộng với: - mặt người bằng carton - gối (một mặt vẽ khuôn mặt phụ nữ, một mặt vẽ khuôn mặt đàn ông) - khăn caro gồm 4 hoặc 6 ô màu đen cạnh 6,5 cm. - kẻ sọc màu đen hoặc màu đỏ (8 cm x 4 cm) trên nền carton A4. - 2 hình tròn màu đen đường kính 8 cm trên nền trắng giấy A4. - Bia đen trắng: vòng tròn tâm đường kính 8cm màu đen, tiếp theo là 5cm màu trắng, ngoài cùng là 2,5cm màu đen. 1.4 Vị giác và khứu giác: tiếp tục cho bé ngửi mùi sữa mẹ, mùi người của mẹ để bé biết bé “thuộc về” ai. CHỌN TRÒ CHƠI KÍCH THÍCH BÉ Vì bạn không thể thực hiện tất cả các trò chơi kích thích sự phát triển của bé trong vòng 15’- và vì mức độ tập trung của bé có hạn; bạn nên chọn một vài trò chơi cho mỗi buổi chơi với bé cho mỗi ngày (chia làm 3 lần sáng, trưa, tối trước giờ cho bú vì lúc này bé tỉnh táo nhất). Để tăng cường tác dụng của các trò chơi này, khi chơi với bé, bạn nên cho bé nghe các bài nhạc cổ điển mà bé đã từng được nghe khi còn trong bụng mẹ. Khi đã chọn trò chơi để chơi rồi, bạn cũng phải chú ý đến phản ứng của bé đối với trò chơi, tránh tình trạng bé bị kích thích quá độ (phải…học quá nhiều trong cùng một thời điểm). BA KIỂU TRÒ CHƠI KÍCH THÍCH BÉ PHÁT TRIỂN 1. Ngẫu nhiên: bé quơ tay quơ chân, đụng vào đồ chơi, đồ chơi chuyển động, phát ra âm thanh khiến bé thích thú…Lợi dụng các cử động của bé để giúp bé thiết lập được mối quan hệ giữa “nhân” và “quả”: khi bé quơ tay, bé sẽ được nghe đồ chơi kêu rung reng – bé sẽ dần hiểu ra là muốn được nghe âm thanh thú vị đó thì mình phải đụng vào cái đồ chơi đấy… 2. Tương tác: mẹ giúp bé chơi với các đồ chơi để bé khám phá ra được rằng cùng 1 loại đồ chơi, nhưng sẽ có nhiều cách tác động để có những hiệu quả khác nhau. 3. Quan sát: khi bé ngửi mùi nước hoa của mẹ, nhìn ngắm đồ chơi có màu sắc tương phản hoặc tươi sáng, đó chính là bé đang quan sát, khám phá thế giới quanh mình. 6 Chú ý: để tránh tình trạng bé mất hứng thú với các đồ chơi mang tính giáo dục mà ta sử dụng trong 15’ mỗi ngày này, ngoài 15’ chơi với bé thì nên cất các đồ chơi này xa khuất tầm mắt bé. 2.1 TRÒ CHƠI GIÚP PHÁT TRIỂN THỊ GIÁC Trò chơi 1 Mục đích: kích thích thị giác. Vật dụng: bia đen trắng. Thời gian:1 phút. Tư thế của bé: quấn bé trong khăn, ngồi thẳng trên đầu gối bạn, tay chân thoải mái (theo tư thế gập như trong bụng mẹ). Cách chơi: - Cầm đồ chơi cách mắt bé 20 -30cm. - Chầm chậm di chuyển đồ chơi theo hình vòng tròn 3 lần, sau đó dừng lại, đếm đến 5. - Di chuyển đồ chơi sang phải khoảng 10cm, dừng lại đếm đến 5; chầm chậm di chuyển đồ chơi theo hình vòng tròn 2 lần, sau đó dừng lại, đếm đến 5. - Di chuyển đồ chơi về lại vị trí ban đầu; chầm chậm di chuyển đồ chơi theo hình vòng tròn 3 lần, sau đó dừng lại, đếm đến 5. - Di chuyển đồ chơi sang trái khoảng 10cm, dừng lại đếm đến 5; chầm chậm di chuyển đồ chơi theo hình vòng tròn 2 lần, sau đó ừng lại, đếm đến 5. Nếu bé vẫn còn tập trung thì tiếp tục trò chơi. Cần quan sát: chuyển động của mắt và đầu bé theo dõi đồ chơi di chuyển. Trò chơi 2 Mục đích: kích thích phát triển thị giác, học về khuôn mặt người. Vật dụng: mặt người bằng carton, khăm tắm mềm. Thời gian:2 phút Tư thế của bé: quấn bé trong khăn, ngồi thẳng trên đầu gối bạn, tay chân thoải mái (theo tư thế gập như trong bụng mẹ). Cách chơi: - cho bé nhìn mặt mẹ (khoảng cách 20 -30cm). - cho bé nhìn mặt người bằng carton (các chuyển động giống như trong trò chơi 1) trong vòng 1 phút. - Cho bé nằm sấp, dùng khăn tắm cuộn lại kê dưới cằm bé sao cho bé có thể hơi ngẩng đầu lên được. - Cho bé xem cái mặt người bằng carton, từ từ nhấc cao lên khoảng 10cm, sau đó trả về vị trí cũ. Cần quan sát: chuyển động của mắt và đầu bé theo dõi đồ chơi di chuyển. Trò chơi 3 Mục đích: kích thích phát triển thị giác. Vật dụng: tờ giấy có các kẻ sọc đen. Thời gian:1 phút. Tư thế của bé: nằm sấp- bạn nằm đối diện với bé. Cách chơi: 7 - lấy ngón tay dò theo các đường sọc, hỏi bé “con có thấy các đường sọc này không? Nhìn các đường sọc này nhé! Con có thấy ngón tay mẹ di chuyển ko? Nhìn theo nhé, quay đầu theo nhé! Giỏi lắm, bé cưng, con nhìn theo được rồi đấy!” Cần quan sát: sự tỉnh táo của bé, mức độ chăm chú của mắt bé. Trò chơi 4 Mục đích: kích thích phát triển thị giác, phát triển cơ cổ, tự nhận dạng. Vật dụng: gương soi không vỡ. Thời gian: 30 giây. Tư thế của bé: quấn bé trong khăn, ngồi thẳng trên đầu gối bạn, tay chân thoải mái (theo tư thế gập như trong bụng mẹ). Cách chơi: - cho bé soi gương, dùng tay chỉ các bộ phận trên mặt bé, gọi tên các bộ phận (mắt, mũi, miệng…) - di chuyển gương lên cao khoảng 10 cm, trở lại vị trí cũ. Cần quan sát: sự tỉnh táo của bé, chuyển động của đầu bé. 2.2 TRÒ CHƠI KÍCH THÍCH PHÁT TRIỂN XÚC GIÁC Trò chơi 1 Mục đích: kích thích phát triển xúc giác. Vật dụng: ko cần. Thời gian: 2 phút. Tư thế của bé: cởi hết quần áo, cho bé nằm trên giường hoặc trong lòng bạn, phòng kín gió, đủ ấm. Cách chơi: - massage toàn thân cho bé trong vòng 2 phút (12 cử động/ phút), vừa massage vừa gọi tên các bộ phận cơ thể đang được massage. Cần quan sát: sự thư giãn của bé. Trò chơi 2 Mục đích: kích thích phát triển xúc giác. Vật dụng: bông phấn mềm (không dùng phấn) Thời gian: 1 phút, 30 giây. Tư thế của bé: cởi hết quần áo, cho bé nằm trên giường hoặc trong lòng bạn, phòng kín gió, đủ ấm. Cách chơi: - dùng bông phấn lướt nhẹ 3 lần trên trán bé. - lướt 3 lần trên lưng bé theo chiều từ trên xuống. - lướt nhẹ trên toàn thân bé, lướt đến đâu gọi tên bộ phận cơ thể bé đến đấy. Cần quan sát: sự thư giãn của bé. Trò chơi 3: Mục đích: kích thích phát triển xúc giác, phản xạ cầm nắm. Vật dụng: 2 mẩu vải chất liệu khác nhau (bằng nhung sọc và bằng satin chẳng hạn) Thời gian: 1 phút. Tư thế của bé: ngồi thẳng trên đầu gối bạn, tay chân thoải mái. 8 Cách chơi: - cho bé cầm mẩu vải, nói cho bé nghe tính chất của loại chất liệu đó (xù xì, láng mướt, mát, ấm…) - để bé nắm chặt lấy mẩu vải đó, sau đó từ từ gỡ tay bé ra. - Cù cù mẩu vải đó trong lòng bàn tay bé để bé cảm nhận rõ hơn chất liệu. - Thực hiện 3 lần các thao tác trên. - Làm tương tự với 2 bàn chân bé. Cần quan sát: sự tỉnh táo của bé và phản xạ cầm nắm của bé. Trò chơi 4 Mục đích: kích thích phát triển xúc giác, phản xạ cầm nắm. Vật dụng: con rắn Thời gian:1 phút Tư thế của bé: cởi hết quần áo, cho bé nằm trên giường hoặc trong lòng bạn, phòng kín gió, đủ ấm. Cách chơi: - cho các khoanh bằng các chất liệu khác nhau của con rắn tiếp xúc với da thịt bé (xen kẽ: xù xì, trơn láng, thô ráp, êm mượt…), gọi tên bộ phận cơ thể bé kèm theo tính chất của chất liệu (à, đây là chân bé này, chân bé đang cọ cọ vào miếng vải nhung êm êm này …) Cần quan sát: sự tỉnh táo của bé và phản xạ cầm nắm của bé. 2.3 TRÒ CHƠI KÍCH THÍCH PHÁT TRIỂN KHỨU GIÁC Trò chơi 1 Mục đích: kích thích phát triển khứu giác. Vật dụng: nước hoa mẹ thường dùng. Thời gian: 30 giây Tư thế của bé: thoải mái trong lòng mẹ Cách chơi: lướt khăn có tẩm nước hoa mẹ thường dùng (hoặc đưa lọ nước hoa đã mở nắp) qua mũi bé 3 lần. Cần quan sát: sự tỉnh táo của bé Trò chơi 2 Mục đích: kích thích phát triển khứu giác. Vật dụng: lotion after shave của bố Thời gian: 30 giây Tư thế của bé: thoải mái trong lòng mẹ Cách chơi: lướt khăn có tẩm after-shave bố thường dùng (hoặc đưa lọ nước hoa đã mở nắp) qua mũi bé 3 lần. Cần quan sát: sự tỉnh táo của bé Trò chơi 3 Mục đích: kích thích phát triển khứu giác. Vật dụng: vỏ cam, vani Thời gian:1 phút Tư thế của bé: thoải mái trong lòng mẹ 9 Cách chơi: cho mỗi loại lướt qua mũi bé 3 lần, mỗi lần đếm chậm chậm từ 1 đến 10. Cần quan sát: sự tỉnh táo của bé, phản ứng của bé (thích hoặc không đối với mỗi mùi). 2.4 TRÒ CHƠI KÍCH THÍCH PHÁT TRIỂN THÍNH GIÁC Trò chơi 1 Mục đích: kích thích phát triển thính giác. Vật dụng: không cần. Thời gian:30 giây. Tư thế của bé: mẹ bế trên tay. Cách chơi: hát một, hai câu hát lặp đi lặp lại của một bài hát trẻ con. Cần quan sát: độ chăm chú của bé. Trò chơi 2 Mục đích: kích thích phát triển thính giác, định vị âm thanh, khả năng cầm nắm. Vật dụng: cái xúc xắc. Thời gian:30 giây. Tư thế của bé: ngồi thẳng trên đầu gối mẹ. Cách chơi: - lúc lắc cái xúc xắc trước mặt bé. - Quan sát xem bé có nhìn xúc xắc không. - nếu bé giơ tay muốn cầm xúc xắx, đưa cho bé cầm. - lắc cánh tay bé để xúc xắc kêu. - nếu bé thả xúc xắc ra, lúc lắc xúc xắc trước mặt bé lần nữa. - nhẹ nhàng di chuyển xúc xắc lên, xuống, qua trái, qua phải. Cần quan sát: sự theo dõi âm thanh của bé, khả năng cầm nắm. Trò chơi 3 Mục đích: kích thích phát triển thính giác, định vị âm thanh. Vật dụng: xúc xắc. Thời gian: 1 phút. Tư thế của bé: nằm ngửa. Cách chơi: - lắc xúc xắc 3 lần bên phía phải của bé. - Quan sát xem bé có quay đầu sang không. - lặp lại 2 lần nữa. - chuyển sang làm tương tự bên phía trái. Cần quan sát: chuyển động của đầu bé theo vị trí âm thanh phát ra. Trò chơi 4 Mục đích: kích thích phát triển thính giác, định vị âm thanh. Vật dụng: báo, sách. Thời gian:1 phút. Tư thế của bé: nằm thoải mái. Cách chơi: - bố và mẹ lần lượt mỗi người đọc một câu trong tờ báo với giọng diễn cảm, có ngữ điệu. Cần quan sát: sự chăm chú của bé. 10 [...]... thích phát triển thị giác, giúp bé tự nhận diện đôi tay mình Vật dụng: ko cần Thời gian:1 phút Tư thế của bé: nằm ngửa Cách chơi: - đưa hai tay bé chạm vào thân người bé - vỗ 2 tay bé vào nhau 3 lần - xoa 2 tay bé vào nhau 3 lần - cho bé sờ lòng tay phải vào cánh tay, cùi chỏ, vai, cổ bên trái bé - Cho bé sờ vào miệng bé và làm tiếng hôn gió “chụt” khi tay bé chạm vào miệng bé - Làm tương tự với tay trái... kích thích sự hpát triển cơ cổ của bé Vật dụng: bia tròn Thời gian: 1 phút Tư thế của bé: ngồi thẳng trên đầu gối mẹ Cách chơi: - để bia 20cm sau vai phải bé, từ từ đưa cái bia vào tầm nhìn của bé Khi bia đã ở vào khoảng giữa mặt bé, đưa bia lên cao 20cm trên đầu bé, rồi lại hạ xuống giữa mặt bé Nói với bé: Bé cưng, đây là cái bia!” Kéo tay bé thẳng ra chạm vào bia, cho bé sờ vào các vòng màu đen của... gian: 2 phút Tư thế của bé: nằm ngửa Cách chơi: - Đeo bao tay vào cho bé, dán hình vẽ mặt người phụ nữ vào một bên - Chỉ cho bé xem và bảo bé “à, đây là hình mẹ, bé có sờ được ko nào? À, được rồi hả? bây giờ bé xé ra đi!” - Bóc ra cho bé nghe tiếng miếng dán kêu - Làm tương tự với tay bên kia, hình người đàn ông - Khen ngợi bé khi bé làm được Cần quan sát: cố gắng cầm nắm của bé Trò chơi 3 Mục đích:... bé xem cái đồ chơi (khoảng cách trong tầm tay của bé) - Cho bé nắm lấy - Kéo đồ chơi về phía bạn, bảo bé “đẩy đi con!” - Đẩy đồ chơi về phía bé, bảo bé “kéo đi con!” - Giúp bé mở tay ra để thả đồ chơi ra - Cần quan sát: khả năng cầm nắm, phản xạ kéo đẩy của bé Trò chơi 3 Mục đích: kích thích xúc giác Vật dụng: con rắn Thời gian: 1 phút Tư thế của bé: ngồi trong lòng mẹ Cách chơi: - chỉ cho bé xem những... thích thú của bé Trò chơi 4 Mục đích: kích thích vận động, phát triển cơ Vật dụng: không cần Thời gian: 2 phút Tư thế của bé: luồn hai tay dưới nách bé, giữ bé đứng thẳng Cách chơi: 16 - cho bé đứng thẳng, sau đó cho bé nhún xuống, gập đầu gối, 5 lần cho bé ngồi, đưa bé nghiêng người qua phải, qua trái, 5 lần Vẫn tư thế ngồi, cho bé nghiêng người về trước gần chạm đất, trở về vị trí cũ Cho bé nằm ngửa... bàn chân bé để bé di chuyển vài cm Trò chơi 5 Mục đích: kích thích vận động Vật dụng: không cần Thời gian: 2 phút Tư thế của bé: nằm nghiêng, luồn tay vào người bé sao cho đầu bé tựa vào hõm cùi chỏ bạn Cách chơi: - nâng bé lên khoảng 2cm, đu đưa bé nhẹ nhàng về phía trước, phía sau, lên cao, xuống thấp, quay vòng - vừa di chuyển bé vừa nói cho bé biết vị trí Cần quan sát: sự thích thú của bé THÁNG... tư thế nằm (chú ý giữ cổ bé ko ngật ra sau) - bế bé lên tay, đu đưa bé từ trái sang phải Trò chơi 4 Mục đích: kích thích phát triển vận động Vật dụng: không cần gì cả Thời gian:1 phút Tư thế của bé: bé ngồi torng lòng mẹ Cách chơi: - cho bé gối đầu lên hai bàn tay mẹ, thân tựa vào cánh tay mẹ, nhẹ nhàng nâng bé lên, hạ bé xuống - Thay đổi tư thế: đầu bé gối lên bụng mẹ, chân bé thả lỏng trên đầu gối... massage bé, vừa làm vừa gọi tên bộ phận cơ thể bé - cầm tay phải của bé, cho bé sờ vào đầu, tay, cánh tay, bàn tay kia, bụng, đùi, chân của bé, vừa làm vừa gọi tên các bộ phận 18 - tương tự với tay trái của bé Cần quan sát: sự thư giãn của bé Trò chơi 2 Mục đích: kích thích phát triển xúc giác, trương lực của cơ Vật dụng: đồ chơi dễ cầm Thời gian:2 phút Tư thế của bé: cho bé nằm ngửa Cách chơi: - đưa cho bé. .. mắt bé, đầu bé khi theo dõi đồ chơi, sự chăm chú của bé vào đồ chơi Trò chơi 2 Mục đích: kích thích phát triển thị giác Vật dụng: đồ chơi treo nôi Thời gian:1 phút Tư thế của bé: ngồi thẳng trên đầu gối mẹ Cách chơi: - quay các đồ chơi treo nôi để bé nhìn thấy được hết tất cả các hình - để đồ chơi treo nôi vào giữa tầm nhìn của bé Cần quan sát: sự theo dõi chăm chú của bé, phản xạ muốn cầm nắm của bé. .. thích của bé, các đồ vật quen thuộc Thời gian: 1 phút Tư thế của bé: ngồi trong lòng mẹ Cách chơi: - Cho bé ngồi trước gương sao cho bé có thể sờ được hình của mình trong gương - Cho bé cầm các đồ chơi, đồ vật (từng cái một) - Giúp bé buông rơi đồ chơi, chỉ cho bé xem trong gương xem đồ vật rơi như thế nào Trò chơi 2 25 Mục đích: kích thích phát triển thị giác Vật dụng: đồ chơi yêu thích của bé Thời . 12-15 động tác trong một phút từ đầu đến chân, từ giữa thân bé ra hai bên. 2. Mút ngón tay: phản xạ tự nhiên của bé sau khi sinh ra là sẽ tìm cách đút ngón tay vào miệng và …mút! nếu bé quá vụng. 6 tháng tu i khi còn là 1 thai nhi trong bụng mẹ) , mà còn giúp điều hoà hô hấp và tăng cường hoạt động của hàm và má bé. 3. Cho bú lần đầu: sữa non tiết ra trong những ngày đầu sau sinh rất. khoảng thời gian 2 tiếng đầu sau khi được sinh ra, phản xạ mút sữa của bé là tốt nhất. 4. Tắm nước ấm: các bác sĩ nhi của Pháp khuyên nên cho bé tắm nước ấm ngay sau khi lọt lòng. Nhiệt độ nước khoảng

Ngày đăng: 20/08/2014, 16:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w