1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Thai nghén, sinh đẻ và chăm sóc em bé

90 204 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 142,15 KB

Nội dung

Dinh dưỡng cho thai nhi - mẹ ăn hôm nay con khỏe ngày mai Phần I : Sản phụ và vấn đề dinh dưỡng Chế độ ăn uống của “người mẹ tương lai” trong thời gian mang thai, thậm chí ngay cả trước đó có tính quyết định đến sức khoẻ của bé khi sinh ra và thậm chí đến khi bé bước vào tuổi thành niên. Chất dinh dưỡng của thai nhi trở thành một vấn đề ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học bởi nếu thai nhi bị thiếu chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây ra một số căn bệnh thường gặp ở người lớn. Ngày nay có nhiều công trình nghiên cứu mang tầm vóc lớn đã đưa ra những phương pháp giúp con người biết cách phòng ngừa các căn bệnh thường gặp đó trong thời gian sớm nhất, nhanh nhất và có hiệu quả nhất. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi Nếu cơ thể người mẹ thiếu chất dinh dưỡng khi mang thai, trẻ sinh ra sẽ ít cân và thai nhi có sức đề kháng kém và rất dễ bị đẻ non. Hơn thế nữa, phần lớn những đứa trẻ khi sinh ra bị ít cân thì thời gian sau dễ mắc một số bệnh như: bệnh tim mạch, đái tháo… thậm chí những căn bệnh này có thể di truyền đến thế hệ sau. Chính vì lý do trên mà người mẹ cần phải biết giữ gìn sức khoẻ và chăm sóc thai nhi để khi sinh ra bé có trọng lượng cơ thể bình thường, có đầy đủ chất đề kháng tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ trong thời gian sau. Chế độ ăn uống không tốt của người mẹ thật sự là mối nguy hiểm cho trẻ Ngày nay các bác sĩ đã lên tiếng cảnh báo: Nếu những "người mẹ tương lai" có ý định " hạn chế ăn" để giữ vòng eo nhỏ như mong muốn sau khi sinh con, hoặc đơn giản là những người phụ nữ có thói quen ăn kiêng để "giữ dáng" và vẫn giữ thói quen đó khi mang thai thì con của họ sau này rất dễ bị suy dinh dưỡng. Trong thời gian mang thai, việc tăng cân quả không phải là "ước nguyện" cho phụ nữ, nhưng dù sao thì "người mẹ tương lai" cũng cần phải tăng đủ cân nhất là những người gầy, yếu. Ngược lại, với phụ nữ đã nặng cân trước khi mang thai cũng phải thận trọng hơn với chế độ ăn uống, đặc biệt là trong suốt thời gian mang thai, nên tránh ăn quá nhiều đường, mỡ, và các chất béo vì những đồ ăn này tạo điều kiện hơn cho bệnh béo phì, các biến chứng khi mang thai, về lâu dài dễ mắc bệnh đái tháo đường và cao huyết áp. Thai phụ còn có thể bị thiếu máu do thiếu folat Các thai phụ còn có thể bị thiếu máu do thiếu folat. Ðây là nguyên nhân quan trọng thứ hai sau thiếu sắt. Folat là gì? Ai bị thiếu folat? Phần lớn máu trong cơ thể con người được tạo ra từ tủy và xương. Có nhiều yếu tố tham gia vào quá trình tạo máu này. Acid folic là một trong những yếu tố quan trọng, với phụ nữ mang thai thì nó càng tham gia tích cực hơn trong việc tạo máu. Folat là dạng muối của acid folic. Thiếu folat chiếm tỷ lệ 1% trong các bà mẹ mang thai và chịu trách nhiệm cho khoảng 10% việc thiếu máu trong thai kỳ. Thiếu máu do thiếu folat thường gặp trong những trường hợp đa thai do sự gia tăng nhu cầu của thai nhi và kèm theo tình trạng tán huyết do tăng sự tổng hợp hồng cầu. Những thai phụ phải dùng hydantoin (nhóm thuốc chống động kinh) cũng bị thiếu folat do thuốc ức chế việc sử dụng folat. Sự dự trữ folat ở gan chỉ đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể trong khoảng 4 - 6 tuần. Vì thế, một khẩu phần ăn thiếu folat làm giảm mức folat trong huyết thanh sau ba tuần. Thiếu folat gây hậu quả gì? - Hậu quả đầu tiên là mẹ thiếu máu. - Thiếu folat trong thai nhi rất hiếm và thiếu folat ở mẹ không làm gia tăng tỷ lệ bệnh tật và chết chu sinh. Nhưng có những báo cáo cho rằng có mối liên quan giữa thiếu folat và nhau bong non. - Ngoài ra, từ một số nghiên cứu gần đây, thực nghiệm trên chuột hay dịch tễ học của người, người ta ghi nhận rằng một khẩu phần ăn mất cân bằng, đặc biệt là thiếu acid folic hay một số vitamin khác, có thể đóng một vai trò trong những bất thường của hệ thống thần kinh trung ương như: - Vô não (không có não): tùy theo vùng mà tỷ lệ khác nhau. Tỷ lệ tái phát cho những lần sinh sau là 2% khi có một người trong gia đình mắc phải, 2 - 5% sau khi sinh một bé vô não, 10% sau khi sinh hai bé bị vô não. - Thoát vị não, màng não và hở cột sống (Spina bifida). Ðến bác sĩ đế bổ sung folat Mức folat trong máu phụ nữ có thai thường là 4 - 10 mg/ml. Những thầy thuốc kinh nghiệm thường cho dùng acid folic như là một cách điều trị ngăn ngừa triệu chứng bị thiếu folat. Mỗi phụ nữ được bổ sung 5 mg acid folic/ngày, khoảng 30 - 60 ngày trước khi thụ thai và tiếp tục trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ có kết quả rất tốt. Ðể biết chắc chắn có thiếu máu do thiếu folat hay không, chẩn đoán xác định cho cùng là xét nghiệm tủy xương, nhưng người ta ít sử dụng xét nghiệm này. Thường người ta đo lượng folat, làm xét nghiệm phết máu ngoại biên. Nhiều bệnh nhân thiếu máu do thiếu folat có tình trạng giảm tiểu cầu và bạch cầu. Cần bổ sung cho những phụ nữ có thai khoảng 0,5 - 1mg mỗi ngày, lượng này thường có sẵn trong những loại đa sinh tố được cho uống trước sinh. Những bệnh có nguy cơ cao thì nhu cầu cao hơn. Folat có nhiều trong rau củ Ðiều tốt nhất cho những thai phụ trẻ là đi khám thai khám sức khỏe đều đặn. Ðừng ngại ngần, cứ hỏi bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, cách ăn uống sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe mình. - Folat có trong các loại rau củ như: nấm, bông cải Ðà Lạt (búp lơ), củ cải đậu và trái cây như chuối, dưa tây. Việc đun nấu làm phá hủy chất folat. Vì thế, nếu có thể, cần ăn trái cây và rau củ tươi là tốt nhất. Lạc (đậu phộng) cũng có nhiều folat. - Folat cũng có nhiều trong các thực phẩm như gan, thận, não, lách nhưng do nấu nướng nên lượng folat giảm đi rất nhiều. X Thai phụ còn có thể bị thiếu máu do thiếu folat Khi có thai nên thận trọng với các loại rau củ Đó là lời khuyên của các nhà khoa học Úc, sau khi họ phát hiện ra rằng phụ nữ mang thai ăn nhiều rau củ, đặc biệt là khoai tây, có thể khiến đứa trẻ sau này dễ bị mắc bệnh tiểu đường type 1. Thủ phạm chính là một độc tố có tên là Bafilomycin gây bệnh vẩy nấm thông thường ở các loại rau củ, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Monash khẳng định. Chất này gây tổn thương cho tuyến tụy của bào thai và "châm ngòi" cho sự phát triển bệnh tiểu đường type 1 sau này. Điều đáng lo ngại là Bafilomycin không bị phân huỷ trong khâu chế biến. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành nhiều thử nghiệm trên chuột và nhận thấy, 100% những con có mẹ được cho ăn chất Bafilomycin khi mang thai đều mắc các bệnh tiểu đường sau 20 tuần tuổi. "Điều này chứng tỏ mầm bệnh đã xuất hiện từ trong bào thai. Vì thế, lời khuyên cho các thai phụ ở đây là hãy thận trọng khi ăn rau củ nếu trong gia đình có tiền sử về bệnh tiểu đường", tiến sĩ Paul Zimmet, trưởng nhóm, nhận định. Ở Úc, nhóm bệnh tiểu đường type 1, hay còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin, có ảnh hưởng tới 15% dân số. Bệnh phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi 5-7 và tuổi dậy thì. Phụ nữ có thai không nên ăn đậu nành Đó là khuyến cáo mà các nhà khoa học Mỹ vừa đưa ra, sau khi nhận thấy rằng, chế độ ăn giàu đậu nành ở chuột mang thai có thể dẫn tới những thay đổi lâu dài trong sự phát triển giới tính của thế hệ sau. Cụ thể là chuột đực con sẽ có tuyến tiền liệt to hơn và tinh hoàn nhỏ hơn. Trong thử nghiệm của mình, các nhà khoa học tại Trường Y công cộng Johns Hopkins Bloomberg (bang Maryland) cho những con chuột mang bầu dùng chế độ ăn chứa nhiều genistein - hoóc môn thực vật chính có trong đậu nành. Họ nhận thấy có những biến đổi rõ rệt ở cơ quan sinh dục của chuột đực con: tuyến tiền liệt và tinh hoàn bị thay đổi kích thước, khả năng xuất tinh bị mất tuy số lượng tinh trùng vẫn bình thường. Cắt genistein khỏi khẩu phần ăn của chuột đực cũng không làm thay đổi được tình hình. Điều này chứng tỏ, những biến đổi nói trên chỉ liên quan tới việc tiếp xúc với hàm lượng lớn hoóc môn trong thời kỳ bào thai và bú mẹ. Theo các nhà nghiên cứu, những hậu quả trầm trọng này không hề được ghi nhận ở phụ nữ ăn chay và phụ nữ châu Á (nơi đậu nành đóng vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn). Tuy nhiên, cũng có một nghiên cứu cho rằng, các bà bầu ăn chay thường hay sinh con bị dị tật lỗ tiểu. Nhóm tác giả khuyến cáo, mặc dù còn cần thêm nhiều nghiên cứu mới, nhưng trước mắt các thai phụ vẫn không nên dùng đậu nành. Các hóa chất kiểu oestrogen tổng hợp có trong mỹ phẩm, đồ nhựa và thuốc viên tránh thai đã bị kết tội làm thay đổi giới tính của cá sống ở những khúc sông bị ô nhiễm và làm giảm số lượng tinh trùng ở nam giới. Người ta cũng lo ngại rằng, hoóc môn tương tự ở thực vật là phytoestrogen có thể gây hại cho con người. Genistein có trong đậu nành chính là một loại phytoestrogen. Hàm lượng lớn chất này được tìm thấy ở một số sữa bột dành cho trẻ nhỏ làm từ đậu nành và các thuốc dùng trong liệu pháp hoóc môn thay thế. Một ban cố vấn khoa học của Anh đã cảnh báo về nguy cơ đối với sức khỏe của sữa công thức (sữa bột) từ đậu nành. Thiếu Iốt gây hại cho thai phụ và thai nhi Những phụ nữ có thai có thể đặt con họ trước nguy cơ thiểu năng trí tuệ, chết khi sinh ra, hoặc bản thân họ bị sẩy thai, nếu tiêu thụ quá ít iốt. Đó là kết luận của một nghiên cứu trên 400 phụ nữ, do Viện Sức khỏe trẻ em Tayside (Anh) tiến hành. Giáo sư Hume, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết, chất iốt cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của bào thai. Nhiều cuộc nghiên cứu khác đã chứng minh rằng, đứa trẻ thiếu iốt sẽ có chỉ số thông minh thấp và phát triển trí tuệ chậm hơn so với những trẻ khác. Cá, rong biển, sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp iốt rất tốt. Ở Việt Nam, iốt cũng được bổ sung trong một số loại muối. Món ăn và bài thuốc cho bà mẹ thiếu sữa Lạc nhân 50g, gạo tẻ 100g, đường phèn lượng vừa đủ. Lạc nhân rửa sạch, giã nhỏ, nấu cháo cùng gạo tẻ; khi cháo chín cho thêm đường phèn vừa ăn. Có thể hầm lạc nhân cùng móng giò lợn. Theo y học cổ truyền, sữa mẹ từ huyết hóa thành, nhờ động lực của khí mà vận hóa, lưu thông. Do vậy, việc sữa nhiều hay ít liên quan mật thiết đến sự thịnh suy của khí huyết. Cuộc sinh nở khiến khí huyết người phụ nữ bị tổn thương, cơ thể hư nhược nên nguồn sữa bị ảnh hưởng (nhất là những người cơ thể đã sẵn hư nhược hoặc mất máu, mất sức nhiều khi sinh). Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục khí huyết của sản phụ. Cần chú ý: - Đảm bảo cung cấp 3.400-3.600 calo/ngày (phụ nữ bình thường chỉ cần 2.500-2.600 calo/ngày). Vì vậy, khẩu phần ăn trong giai đoạn này phải đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất. - Ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, hấp thu. - Thay đổi món ăn thường xuyên để tăng khẩu vị. - Ăn làm nhiều bữa, không nên ăn quá no một lúc. - Không kiêng khem quá mức. Cần ăn các thực phẩm vừa có tính ấm vừa lợi sữa như thịt dê, thịt gà, móng giò lợn, trứng, lạc, các loại đậu - Kiêng các đồ sống lạnh (như hải sản, gỏi cá), các chất tanh (như cua, sò, ốc, hến, trai, cá mè). Hạn chế các gia vị cay nóng (như ớt, hạt tiêu, mù tạt), các chất kích thích (như chè, cà phê, thuốc lá) vì chúng gây mất ngủ, ức chế quá trình tạo sữa. Để tăng sữa, có thể sử dụng một số món ăn bài thuốc sau: - Móng giò lợn 2 cái (rửa sạch, cạo hết lông), thông thảo 30 g (cho vào túi vải bọc kỹ), hành hoa 3 nhánh. Tất cả cho vào nồi, đổ nước, hầm nhừ, bỏ bã thuốc, nêm gia vị. Ăn thịt, uống nước hầm; có thể dùng thường xuyên. Nếu người khí huyết hư nhiều, mệt mỏi, có thể thêm đương quy, hoàng kỳ mỗi thứ 50 g để tăng cường khí huyết. - Đương quy 100 g, thịt dê 200 g (rửa sạch, thái miếng), gừng tươi 5 lát, hành hoa 3 nhánh. Tất cả cho vào nồi hầm nhỏ lửa, tới khi thịt dê chín nhừ, thêm gia vị vừa đủ. Ăn thịt, uống nước hầm (chia nhiều bữa). Món này thích dụng với người sau đẻ mất máu nhiều, gầy còm, kém ăn, người lạnh, ít sữa. Người táo bón không nên dùng. - Vừng đen 30 g (giã nhỏ), gạo tẻ 50 g, nấu cháo. Món này vừa lợi sữa vừa nhuận tràng, thích hợp với những sản phụ sau đẻ huyết hư, táo bón, ít sữa. Ngoài chế độ ăn uống, người mẹ cần nghỉ ngơi nhiều, tránh mọi căng thẳng thần kinh và cáu giận, tự tạo cho mình sự thoải mái vì sự căng thẳng tinh thần ảnh hưởng rất xấu tới quá trình tạo sữa. Mẹ thiếu sắt con chậm phát triển Nghiên cứu mới đây của Anh cho thấy, tình trạng thiếu sắt trong thai kỳ có thể khiến trẻ bị thua kém bạn bè về kỹ năng ngôn ngữ và vận động khi đến tuổi đi học. Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên về mối liên hệ giữa nồng độ sắt của phụ nữ có thai và sự phát triển sau này của trẻ. Bác sĩ Tsunenobu Tamura và cộng sự ở Đại học Alabama tại Birmingham (Anh) đã đo nồng độ sắt trong máu cuống rốn của 278 trẻ sơ sinh. Sau đó họ tiến hành các thử nghiệm đánh giá khả năng ngôn ngữ, kỹ năng vận động, độ tập trung và trí thông minh của những trẻ này khi lên 5 tuổi. Kết quả cho thấy, ở nhóm trẻ có nồng độ sắt thấp nhất, điểm của thử nghiệm đo kỹ năng vận động tinh xảo thấp hơn 5 lần so với nhóm có nồng độ sắt ở mức trung bình. Điểm về khả năng ngôn ngữ của những trẻ này cũng thấp hơn. Một điều lạ là những trẻ có nồng độ sắt cao nhất lại ghi được số điểm thấp nhất về độ thông minh. Hiện vẫn chưa có lời giải đáp cho hiện tượng này. Nghiên cứu nói trên ủng hộ kết quả của nhiều công trình trước đó cho rằng cung cấp đủ sắt là điều rất quan trọng đối với sự phát triển của não ở bào thai. Theo bác sĩ Tamuara, hiện còn chưa rõ việc bổ sung sắt trong thai kỳ có làm tăng kỹ năng tinh thần và vận động của trẻ không, nhưng nếu những nghiên cứu tiếp theo cho kết quả dương tính thì việc bổ sung sắt để phòng ngừa sự kém phát triển của trẻ sẽ là một ưu tiên đặc biệt của y tế cộng đồng. Bác sĩ Robert E. Fleming, Đại học Saint Louis bang Missouri (Mỹ) thì cho rằng tất cả phụ nữ có thai cần tuân thủ khuyến cáo bổ sung sắt trong thai kỳ hoặc đi kiểm tra máu để phát hiện tình trạng thiếu sắt. Sắt là chất khoáng thiết yếu cho sự phát triển bình thường của bào thai và trẻ em. Tình trạng thiếu sắt trong thời kỳ đầu của tuổi thơ liên quan tới sự chậm trễ trong phát triển trí tuệ và vận động của trẻ. Hiện còn chưa rõ là bằng cách nào mà sắt lại kích thích hoạt động của não, nhưng thí nghiệm trên động vật cho thấy thiếu sắt có thể gây gián đoạn quá trình dẫn truyền giữa các nơron thần kinh ở não. Phụ nữ mang thai không nên dùng quá nhiều cafein Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Anh (FSA) cho biết, nguy cơ sẩy thai hoặc sinh con thiếu cân sẽ tăng cao đối với những phụ nữ tiêu thụ quá 300 mg cafein/ngày trong thời gian mang thai. 300 mg cafein tương đương với 4 tách nhỏ cà phê tan hoặc 3 tách nhỏ cà phê pha bằng phin (pha loãng). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là phụ nữ có thai có thể hoàn toàn yên tâm khi uống lượng cà phê kể trên, vì cafein còn có trong một số loại thực phẩm, thức uống hoặc thuốc cảm mà họ có thể đang tiêu thụ. 300 mg cafein cũng tương đương với 6 tách trà, 8 lon coca cola, 8 lon nước uống tăng lực hoặc 400 g chocolate loại thường. Theo tài liệu nghiên cứu mới đây khẳng định rằng cà phê không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Việc phụ nữ tiêu thụ một lượng cà phê vừa phải trong khi mang thai không gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi và trọng lượng của trẻ sơ sinh sau này, cũng không kéo dài thời gian mang thai. Tuy nhiên, phụ nữ nên tránh dùng cà phê trong giai đoạn đầu mang thai. Đây là kết luận của một nghiên cứu mới do các nhà khoa học Thụy Điển tiến hành. Theo nghiên cứu này, các yếu tố sau đây có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai: tình trạng nôn mửa và mệt mỏi của người phụ nữ trong thời gian mang thai, số giờ làm việc của họ mỗi tuần. Phụ nữ có thai không nên ăn nhiều gan Gan rất giàu chất dinh dưỡng, nhất là vitamin A. Tuy nhiên, ăn nhiều gan lại có hại vì đó là cơ quan khử độc của cơ thể, còn chứa nhiều chất độc chưa được thải hết ra ngoài. Phụ nữ mang thai không nên dùng nhiều gan động vật vì hàm lượng vitamin A trong gan cao sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây quái thai. Lượng vitamin A cần cho các bà bầu là 8.000-10.000 UI/ngày, tương đương với lượng vitamin A có trong 100 g gan. Nếu dùng quá lượng cho phép trong thời gian dài thì hậu quả rất khó lường. Đứa trẻ sinh ra có thể bị dị dạng hoặc não úng thuỷ (ứ nước trong não), biến dạng tai, mắt, bộ phận sinh dục, hoặc mắc bệnh tim bẩm sinh, bị bít lỗ tai ngoài…Người bình thường ăn gan thường xuyên cũng dễ bị ngộ độc do thừa vitamin A. Hãy cẩn thận khi dùng vitamin Các nhà khoa học Nga đã phát hiện ra rằng việc dùng quá nhiều vitamin sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thai nhi. Theo Giáo sư Komanikov, Trưởng Khoa Phụ sản, Viện nghiên cứu Y học Matxcơva (Nga), 12 tuần đầu tiên của thai kỳ là thời điểm các cơ quan của bào thai phát triển mạnh nhất. Khi này, việc uống nhiều thuốc, đặc biệt là vitamin, sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi. Chẳng hạn: - Dùng quá liều vitamin A sẽ khiến cho thai nhi bị dị dạng, hệ thống bài tiết dễ bị tổn thương. - Dùng liên tục vitamin C sẽ dẫn tới đẻ non. - Vitamin D dùng quá liều sẽ ảnh hưởng tới các động mạch lớn và sự phát triển răng của thai nhi. - Uống nhiều vitamin E làm cho bộ não thai nhi phát triển không bình thường. Vitamin C làm giảm biến chứng của thai kỳ Nghiên cứu mới của Mexico cho thấy, việc bổ sung vitamin C trong thời gian mang bầu có thể làm giảm tỷ lệ sinh non ở phụ nữ. Hóa chất này giúp làm tăng sức bền của màng ối và nhờ đó giảm nguy cơ vỡ ối sớm - thủ phạm khiến nhiều trẻ bị đẻ non. Vitamin C thuộc nhóm tan trong nước. Nó không có khả năng tồn tại lâu trong cơ thể, lượng vitamin thừa sẽ được thải ra ngoài ngay. Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu về chất này tăng cao nên hàm lượng của nó trong máu thường giảm. Những nghiên cứu trước đây cho thấy: - Vitamin C rất quan trọng đối với cấu trúc của các màng làm từ collagen. - Ở phụ nữ có thai, hàm lượng vitamin C trong máu và trong bạch cầu (kho dự trữ chất này) thường giảm. - Người không dùng đủ vitamin C trước và trong khi có thai dễ bị vỡ màng ối sớm. Các nhà khoa học tại Viện Chu sinh Quốc gia của Mexico cho rằng, bổ sung vitamin C có thể giúp ngăn ngừa việc giảm hàm lượng chất này trong bạch cầu. 52 phụ nữ mang thai ở tháng thứ 5 đã được dùng giả dược hoặc 100 mg vitamin C mỗi ngày trong 3 tháng. Kết quả là: - Hàm lượng vitamin C trong máu giảm ở tất cả phụ nữ. Lượng chất này trong bạch cầu giảm ở nhóm dùng giả dược và tăng ở nhóm dùng thuốc. - Khi kết thúc thai kỳ, dưới 5% phụ nữ nhóm được bổ sung vitamin C bị vỡ màng ối sớm, so với 25% ở nhóm dùng giả dược. Nhóm nghiên cứu đi đến kết luận: Vitamin C tạo điều kiện duy trì nguồn dự trữ chất này trong bạch cầu, và có thể giúp ngăn ngừa tình trạng vỡ màng ối sớm. Viện Y khoa Mỹ gần đây đã khuyên tất cả các phụ nữ có thai dùng 75 mg vitamin C mỗi ngày. Một cốc 250 ml nước cam đóng hộp chứa 100 mg vitamin C. Vitamin C và E có thể ngăn ngừa chứng tiền kinh giật Tiền kinh giật thường xuất hiện vào cuối thai kỳ với các biểu hiện như huyết áp cao, sưng cổ chân và có protein trong nước tiểu. Y học ngày nay chưa tìm ra liệu pháp chữa trị hiệu quả chứng bệnh. Song các nhà khoa học Anh vừa phát hiện ra việc bổ sung vitamin ở những tuần thai đầu có thể giảm nguy cơ mắc bệnh. Nguyên nhân gây tiền kinh giật là do nhau thai sản sinh ra những phân tử có độc tính dưới dạng gốc tự do. Trong trường hợp nghiêm trọng, chúng có thể gây tử vong cho cả người mẹ và bào thai. Hiện nay, phương pháp can thiệp để sinh non được xem là cách duy nhất bảo vệ mạng sống của mẹ và con. Tuy nhiên, phương pháp này để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng ở trẻ như các vấn đề về hô hấp, bệnh mù, điếc Tiến sĩ Lucilla Poston, trưởng nhóm nghiên cứu về chứng tiền kinh giật ở Anh cho biết, các chất chống oxy hóa như vitamin C và E có khả năng “thu dọn” những phân tử độc tố từ nhau thai và ngăn chặn “ý đồ” gây hại của chúng. Để kiểm nghiệm điều này, bà cùng cộng sự tiến hành khảo sát 2.400 thai phụ trong thời kỳ đầu. Tất cả đều đã có dấu hiệu huyết áp cao, tiểu đường và các vấn đề về thận. Sau khi cho họ uống bổ sung vitamin, nhóm nghiên cứu thu được kết quả bước đầu đáng chú ý: Tỷ lệ mắc chứng tiền kinh giật ở những người có nguy cơ cao đã giảm đáng kể ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Theo Poston, kết quả trên có giá trị gợi mở. Song trước khi đi đến một phương pháp tối ưu, nhóm nghiên cứu cần tiến hành đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin cho bào thai. Phần II : Vấn đề cần biết khi mang thai Các nguy cơ chửa ngoài dạ con "Em đã bị mổ chửa ngoài tử cung, vậy có thể bị lại ở lần có thai sau không? Chứng viêm phần phụ có dễ dẫn đến chửa ngoài tử cung không?". Chửa ngoài tử cung thường do vòi trứng bị tắc hoặc lớp liên bào vòi trứng không đưa được trứng đã thụ tinh vào tử cung. Có tới 50% trường hợp chửa ngoài tử cung xảy ra ở những phụ nữ có bệnh viêm phần phụ hay viêm tiểu khung, lạc nội mạc tử cung, dị tật bẩm sinh ở vòi trứng, đã từng bị mổ ở vòi trứng, viêm ruột thừa vỡ gây dính và xoắn vòi trứng Khoảng 85% bệnh nhân đã chửa ngoài tử cung có thể mang thai bình thường sau này, chỉ khoảng 10-20% bị lại, số còn lại không thể có thai nữa hoặc sẩy thai tự nhiên trong 3 tháng đầu. Nguy cơ chửa ngoài tử cung cũng cao ở các đối tượng: - Đã thắt hoặc cắt vòi trứng nhưng vẫn có thai: Nguy cơ trên là 60%. - Đã mổ phục hồi vòi trứng sau khi thắt. - Dùng oestrogen và progesteron: Các hoóc môn này có thể làm thay đổi chuyển động bình thường của lông mao ở liên bào vòi trứng, làm chậm sự di chuyển của trứng đã thụ tinh vào tử cung, khiến nó làm tổ ngay tại vòi trứng. - Uống viên thuốc tránh thai loại chỉ có progesterone, dụng cụ tử cung có bài tiết ra chất progesterone hoặc viên tránh thai khẩn cấp mà vẫn có thai. Không có cách phòng ngừa chửa ngoài tử cung. Tuy nhiên, nên cố gắng tránh những yếu tố nguy cơ. Làm mẹ quá trẻ dễ dẫn đến bệnh loãng xương Những cô gái mới lớn mang thai sẽ gia tăng nguy cơ xương bị yếu đi. Trong một nghiên cứu mới tại Mỹ, 1/3 số bà mẹ ở tuổi thiếu niên có chỉ số điển hình của bệnh loãng xương, hoặc có dấu hiệu báo trước căn bệnh này. "Cần phải đảm bảo rằng những bà mẹ thiếu niên tiêu thụ đủ lượng canxi trong thời gian mang thai - 1.300 milligram mỗi ngày, để đáp ứng nhu cầu canxi của cả mẹ lẫn bào thai", Kimberly O. O'Brien tại Trường sức khoẻ cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg ở Baltimore, phát biểu. Canxi đặc biệt cần thiết trong thời kỳ mang thai do bào thai khi lớn lên cần nhiều chất dinh dưỡng để hình thành xương, trong lúc bản thân các thiếu nữ cũng cần nhiều canxi cho chính mình. Thực tế, 40% lượng xương của con gái được hình thành trong độ tuổi dậy thì. Mặc dù có hơn nửa triệu thiếu nữ sinh con tại Mỹ mỗi năm, chưa có nhiều thông tin về việc mang thai ảnh hưởng thế nào tới xương của người mẹ. O'Brien và cộng sự đã nghiên cứu 23 cô gái mang thai trong độ tuổi 13,5 đến 18,3. Cũng giống như người lớn, lượng tiêu thụ canxi trong thời kỳ mang thai của các cô gái trẻ cao hơn là sau khi sinh. Khoảng 1/3 các bà mẹ trẻ có dấu hiệu xương mỏng đi đáng kể sau khi sinh. Trong số 15 em được đo xương trong 3-4 tháng sau khi sinh, 2 em có đủ dấu hiệu của bệnh loãng xương. 3 em khác có dấu hiệu của tiền loãng xương. Tuy vậy, không phải cứ mang thai ở độ tuổi thiếu niên là có xương bị yếu đi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ nhiều lượng canxi hơn trong thời kỳ mang thai sẽ giúp chống lại tình trạng yếu xương. Phụ nữ hút thuốc khi mang thai Phụ nữ hút thuốc dễ sinh con có ít tinh trùng Những thai phụ đốt trên 10 điếu thuốc mỗi ngày nên từ bỏ thói quen này, nếu không muốn quý tử của mình về sau sẽ có lượng tinh trùng thấp hơn so với những cậu bạn có mẹ không hút. Khói thuốc có thể gây tổn thương cho các tế bào làm nhiệm vụ sản xuất tinh trùng sau này của bào thai. Đây là kết quả điều tra của một nhóm nghiên cứu Đan Mạch, sau khi tiến hành thu thập, theo dõi mẫu tinh dịch và máu của hơn 300 chàng trai trong vòng 7 tháng. Những bà mẹ của số người này cũng được yêu cầu thông báo về số lần hút thuốc khi mang thai họ. Tiến sĩ Lone Storgaard, trưởng nhóm cho biết, lượng chất inhibin B (một hormone liên quan đến sự sản xuất tinh trùng) ở những chàng trai có mẹ "làm bạn" với hơn 10 điếu thuốc mỗi ngày giảm đáng kể so với những trường hợp có mẹ không hút, hoặc hút dưới 10 điếu. Ngoài ra, tổng số và mật độ tinh trùng của những chàng trai nhiễm khói thuốc cũng thấp hơn 48% so với người bình thường. Đan Mạch - một trong những quốc gia có tỷ lệ phụ nữ hút thuốc cao nhất thế giới - đã có sự sụt giảm rõ rệt về mật độ tinh trùng của đàn ông trong vòng 5 thập kỷ gần đây. Tuy nghiên cứu trên chưa đi sâu vào nguyên nhân của hiện tượng này, song giả thuyết đặt ra là có thể các thành phần trong khói thuốc đã làm tổn thương các tế bào đóng vai trò sản xuất tinh trùng sau này của bào thai. Phụ nữ hút thuốc khi mang thai dễ sinh trẻ khó bảo Với 6-7 điếu thuốc mỗi ngày, thai phụ có thể biết trước rằng con của mình sau này sẽ là một đứa trẻ cứng đầu và dễ bị kích động hơn so với những em có mẹ không hút. Theo các nhà khoa học Mỹ, những biểu hiện bất thường trên cho thấy dường như trẻ đang phải trải qua giai đoạn cai nghiện thuốc lá. Theo tiến sĩ Karen Law, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Brown, Rhode Island, liều nicotine càng cao thì dấu hiệu căng thẳng thần kinh ở trẻ càng rõ rệt. Điều đáng nói là tính khí ở trẻ sơ sinh có mẹ hút thuốc khi mang thai giống với những em có mẹ dùng cocaine hoặc heroin trong thai kỳ. Khi tiến hành nghiên cứu, Law cùng cộng sự đã đo lượng cotinine - một chất sinh ra khi các phân tử nicotine bị bẻ gãy - trong nước bọt của những phụ nữ mới sinh được 2 ngày, nhằm xác định ai đã hút thuốc khi mang thai. Nhờ đó, nhóm đã lọc ra được những trẻ sơ sinh đã “hít khói thuốc” trong bụng mẹ và những em không tiếp xúc với chất kích thích này. Sau khi quan sát thái độ của số trẻ này trong một thời gian, họ nhận thấy những em nhiễm nicotine có biểu hiện stress rõ rệt và tính khí thất thường hơn so với những trẻ bình thường. Điều này chứng tỏ những em bé “nicotine” có thể đã nghiện thuốc lá khi còn là bào thai, và trở nên cáu kỉnh bất thường khi không được tiếp xúc với nó ở ngoài bụng mẹ, Law nhận định. Theo Law, những trẻ bị tổn thương về mặt hành vi do thuốc lá rất cần được quan tâm và chăm sóc đặc biệt. Biểu hiện tính khí thất thường có thể chỉ xuất hiện vào giai đoạn đầu đời, song cũng có thể kéo dài và trở nên nghiêm trọng nếu trẻ lớn lên trong môi trường không lành mạnh hay áp lực cuộc sống cao. Trước đây từng có một số nghiên cứu cho thấy, việc hút 10 điếu thuốc mỗi ngày khi mang thai thường dẫn đến hiện tượng trẻ sinh ra bị thiếu cân. Giờ đây, nghiên cứu mới đã chỉ rõ rằng, ở liều nicotine thấp hơn (6-7 điếu mỗi ngày), thai nhi cũng vẫn bị ảnh hưởng xấu. Nghiên cứu được đăng trên báo Pediatrics của Mỹ và được đánh giá là điểm khởi đầu quan trọng. Các nhà khoa học sẽ còn tiếp tục đi tìm lời giải cho những vấn đề như: liệu thai phụ cai thuốc lá trong vòng 6 tháng hoặc hút ở mức thấp hơn 6 điếu mỗi ngày có cải thiện được tình hình hay không. Phụ nữ hút thuốc khi mang thai sinh con dễ bị tiểu đường Việc hút thuốc trong thai kỳ không những đe dọa trực tiếp sức khỏe của thai nhi mà còn làm tăng 4 lần nguy cơ bị bệnh tiểu đường của đứa trẻ khi đến tuổi trưởng thành. Những thay đổi về chuyển hóa của thai nhi chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Người ta đã tiến hành phân tích số liệu của gần 17.000 trẻ Anh sinh từ tháng 3/1958. Hồ sơ của mỗi trẻ đều ghi rõ người mẹ có hút thuốc sau khi mang thai tháng thứ 4 hay không. Theo các tác giả, việc hút thuốc khi mang thai có thể dẫn tới suy dinh dưỡng bào thai. Các em bé sẽ tự thích nghi để chuẩn bị đối phó với một môi trường thiếu thức ăn khi ra đời. Chúng trở nên kháng insulin và có xu hướng tích lũy mỡ. Thế nhưng, chương trình chuyển hóa này hoàn toàn không phù hợp với chế độ ăn giàu calo và sự ít vận động của trẻ sau khi ra đời. Điều này dẫn tới sự thừa cân, một nguy cơ lớn dẫn tới bệnh tiểu đường. Scott Montgomery, chuyên gia nghiên cứu của Viện Dịch tễ Lâm sàng ở Stockholm (Thụy Điển), người đứng đầu nghiên cứu, cho biết đây là nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu mối liên hệ trực tiếp giữa hút thuốc trong thai kỳ với bệnh tiểu đường và chứng béo phì sau này. Trước đây, người ta mới chỉ ra mối liên hệ gián tiếp giữa các hiện tượng: hút thuốc dẫn tới sinh con nhẹ cân, sinh con nhẹ cân lại dẫn tới sự phát triển của bệnh tiểu đường, chứng béo phì và bệnh tim mạch. Điều trị đau dạ dày cho phụ nữ mang thai Ở người mới có thai bị đau dạ dày, tần suất đau nhiều hơn do nôn mửa (dạ dày phải co bóp mạnh, ngược chiều để đẩy thức ăn ra). Khi hết nghén, nhu động cơ dạ dày và ruột do thai nghén giảm, đồng thời vị trí dạ dày bị thay đổi do tử cung to lên chèn ép khiến thức ăn chậm tiêu, dễ ứ đọng dịch vị, làm nặng thêm thương tổn trong niêm mạc dạ dày. Nếu cơn đau dạ dày nhiều, nặng thì cần được điều trị bằng các thuốc thích hợp do các thầy thuốc chuyên khoa tiêu hóa lựa chọn. Ngày nay, người ta đã biết rõ tác nhân gây đau dạ dày là một loại vi khuẩn (helicobacter pylori) gây ra. Vì thế trong điều trị nhất thiết cần có kháng sinh diệt khuẩn, thuộc nhóm Tetracylin, có khi còn phối hợp với cả nhóm Metronidazol. Đây là những thuốc được khuyến cáo không nên dùng cho người có thai. Ngoài ra, một số thuốc khác để chữa bệnh dạ dày cũng được khuyên không nên dùng hoặc nếu dùng phải thận trọng với người mang thai, như thuốc chứa Lansopazol, Cimetidin, Famotidin hoặc Bismuth salicylat… Người có thai khi muốn dùng thuốc để chữa chứng đau dạ dày, thì nhất thiết phải có chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa tiêu hóa. Bệnh nhân cần thông báo tình trạng thai nghén để bác sĩ lựa chọn thuốc thích hợp nhất với hoàn cảnh của mình. Ngoài ra, để chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh, thầy thuốc có thể chỉ định soi hoặc chụp X quang dạ dày. Những việc này chỉ nên tiến hành khi thật sự cần thiết, còn nếu có thể trì hoãn được đến sau sinh thì nên chờ đợi. Thai phụ cần đề phòng bệnh về đường tiết niệu Phụ nữ mang thai bị viêm thận - tiết niệu sẽ có nguy cơ tăng huyết áp, đẻ non, suy thai rất cao. Triệu chứng bệnh lại thất thường và kín đáo nên rất khó phát hiện. [...]... gây sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh non Đa số trẻ sinh ra có dị tật bẩm sinh nhẹ, hiếm khi có dị tật bẩm sinh nặng ở não Trẻ sinh ra dễ bị viêm phổi - Quai bị: Có thể gây sẩy thai và sinh non Trẻ sinh ra có thể nhẹ cân và bị dị tật bẩm sinh b Do vi trùng - Lao: Do mẹ suy kiệt vì bệnh lao nên thai nhi sẽ phát triển chậm Bệnh nặng có thể gây sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh non - Lậu: Đứa trẻ dễ bị lây... sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh non Trẻ sinh ra có thể bị nhẹ cân, sốt, thiếu máu, vàng da, gan và lách to 2 Các bệnh đường hô hấp - Hen: Có thể gây thai chết lưu hoặc sinh non - Bệnh phổi mạn tính: Thai nhi chậm phát triển Cả 2 mẹ con có thể bị khó thở cấp, dẫn đến tử vong 3 Các bệnh tiêu hóa - Viêm loét đại tràng: Có thể dẫn đến sẩy thai - Vàng da ứ mật: Hậu quả thường gặp là thai chết lưu, sinh. .. tê và thuốc mê sử dụng trong mổ đẻ, có thể gây nên những phản ứng như suy hô hấp, ngừng thở ở cả mẹ và thai nhi Riêng đối với thai nhi có những phản ứng bất thình lình ảnh hưởng đến não và thần kinh của bé sau này Chưa nói đến, nếu lần thai đầu mà mổ đẻ thì những lần thai sau cứ nghĩ rằng phải mổ, do đó không dám đẻ theo đường tự nhiên Với những kiến thức về sức khỏe sinh sản nêu trên, sản phụ và gia... nào nên mổ đẻ? Trong một số trường hợp đặc biệt, sản phụ được bác sĩ đề nghị hoặc bắt buộc mổ đẻ vì nếu sinh con theo cách thông thường, cả người mẹ và đứa bé có thể gặp nguy hiểm Đó là: - Suy thai, thai già tháng, ngôi thai bất thường - Có sự bất tương xứng giữa thai nhi và khung xương người mẹ - Rau tiền đạo: Đây là trường hợp phải đẻ khẩn cấp và mổ là chỉ định bắt buộc Bất lợi của việc sinh mổ Tạo... có thai và xung quanh còn có những người luôn sẵn sàng giúp đỡ mình (như gia đình, bạn bè, hàng xóm) Họ sẵn sàng chăm sóc bạn và đứa bé nhưng đôi khi không biết bạn cần gì; vì vậy, đừng ngại tâm sự về những lo âu và yêu cầu giúp đỡ Chứng ngứa khi mang thai Trong thời gian mang thai, nhiều phụ nữ bị ngứa ở các vùng da bụng, ngực, đùi và cơ quan sinh dục Nguyên nhân chính là sự căng giãn da quá mức và. .. xương và mầm răng (Tetracyclin - Oxytetracyclin, Clotetracyclin) - Kháng sinh Aminoglucozid gây điếc Cấm dùng suốt thai kỳ - Captopril gây dị tật và thai chết lưu Không được dùng thuốc này - Phenobarbital gây dị tật ở tim, khe môi và vòm miệng, hệ xương, thần kinh trung ương và ống tiêu hóa - Penicilamin gây dị tật ở mô liên kết và các dị tật khác Thuốc gây bất thường về chức năng ở thai và trẻ sơ sinh. .. hành chẩn đoán trước sinh để phát hiện kịp thời thai bị dị tật Nếu có bất thường nặng thì cần phá thai sớm Bệnh tật của người mẹ có thể gây nguy hiểm cho thai nhi Trong khi mang thai, người mẹ cần chăm sóc mình thật tốt vì các bệnh tật của mẹ dù ít hay nhiều đều ảnh hưởng đến con Chẳng hạn, bệnh viêm phổi nặng do phế cầu (thường gặp trong thai kỳ) sẽ gây sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh non Còn bệnh... các trường hợp trên Chăm sóc ngay từ khi chưa thụ thai – bí quyết thai nghén an toàn Mơ ước muôn thuở của phụ nữ mang thai là sinh nở an toàn và con sinh ra không có khuyết tật bẩm sinh, khỏe mạnh và thông minh Ngày nay, tiến bộ y học đã có thể bảo đảm cho người phụ nữ thực hiện được giấc mơ ấy mà bí quyết chỉ đơn giản là sự chăm sóc ngay từ khi chưa thụ thai một biện pháp có giá trị của y học dự phòng... Một khi đã thụ thai thì không còn phòng ngừa được nữa Thầy thuốc cũng cần biết tiền sử sinh đẻ của bạn (với những người đã từng có thai) , ví dụ số lần bị sẩy thai, đẻ non, khó khăn trong thụ thai hay những vấn đề về sản phụ khoa để có biện pháp phòng ngừa cho những kỳ thai nghén sau Dựa trên những dữ liệu thăm khám và lịch sử sinh nở, bệnh tật, thầy thuốc sẽ giúp bạn có nhiều cơ may sinh con khỏe mạnh... chưa thụ thai không chỉ là tư vấn mà còn là can thiệp tích cực theo hướng dự phòng Nếu chỉ đi đến đơn vị quản lý thai nghén khi đã có thai nhiều khi cũng là quá muộn Lưu ý: Khám thai định kỳ giúp thai nghén an toàn và sinh con khỏe Bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai Một phụ nữ hoàn toàn khỏe mạnh vẫn có thể bị bệnh tiểu đường khi chị ấy mang thai Tiểu đường ảnh hưởng lên thai nhi - Sẩy thai nguy . gây sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Đa số trẻ sinh ra có dị tật bẩm sinh nhẹ, hiếm khi có dị tật bẩm sinh nặng ở não. Trẻ sinh ra dễ bị viêm phổi. - Quai bị: Có thể gây sẩy thai và sinh non nhất và có hiệu quả nhất. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi Nếu cơ thể người mẹ thiếu chất dinh dưỡng khi mang thai, trẻ sinh ra sẽ ít cân và thai nhi có sức đề kháng kém và rất dễ bị đẻ. thể bị sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Trẻ sinh ra có thể bị nhẹ cân, sốt, thiếu máu, vàng da, gan và lách to. 2. Các bệnh đường hô hấp - Hen: Có thể gây thai chết lưu hoặc sinh non. -

Ngày đăng: 17/05/2015, 20:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w