BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC VINH
PHAM THI OANH
XAY DUNG QUY TRINH THIET KE KE HOACH DAY HỌC NHẰM NÂNG CAO CHÁT LƯỢNGGIẢNG DẠY
CHƯƠNG NITƠ - PHOTPHO (HÓA HỌC 11 NÂNG CAO)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Trang 2
BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC VINH
PHẠM THỊ OANH
XÂY DỰNG QUY TRÌNH THIẾT KE KE HOACH DAY HỌC NHẰM NÂNG CAO CHÁT LƯỢNGGIẢNG DẠY
CHƯƠNG NITƠ - PHOTPHO (HÓA HỌC 11 NÂNG CAO)
Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ mơn Hóa học
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học:
TS NGUYÊN THỊ BÍCH HIÈN
VINH - 2013
Trang 3
LOI CAM ON
Đề hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - Cô giáo TS Nguyễn Thị Bích Hiền — Giáng viên Bộ mơn Lí luận và phương pháp đạy học hố học, khoa Hóa trường Đại học Vinh, đã giao đề tài, tận
tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tơi nghiên cứu và hồn
thành luận văn này
- Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hoa Du và PGS TS Cao Cự Giác đã dành
nhiều thời gian đọc và viết nhận xét cho luận văn
- Ban chú nhiệm khoa Sau đại học, Ban chú nhiệm khoa Hoá học cùng các thầy giáo, cô giáo thuộc Bộ môn Lá luận và phương pháp dạy học hoá học khoa Hoá
học trường ĐH Vinh đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tơi hồn thành
luận văn này
Tôi cũng xin cảm ơn tat cả những người thân trong gia đình, Ban giám hiệu Trường THPT Nghi Lộc V, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tơi trong
suốt q trình học tập và thực hiện luận văn này
TP Vinh, tháng 10 năm 2013 Học viên
Trang 4BANG CHU VIET TAT
CHU VIET DAY DU CHU VIET TAT
Hoc sinh HS
Giáo viên GV Trung học phô thông THPT Phương pháp dạy học hóa học PPDHHH
Phương pháp dạy học PPDH Phương tiện dạy học PTDH Nội dung dạy học NDDH Mục tiêu dạy học MTDH Điêu kiện tiêu chuân Dkte
Thuc nghiém su pham TNSP
Thuc nghiém TN Đơi chứng ĐC
Phương trình phản ứng PTPƯ
Bài kiểm tra BKT
Oxihoa OXH
Trang 5MUC LUC
1 Lido chon dé tai
2 Mục đích nghiên cứu 3 Nhiệm vụ nghiên cứu
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5 Phương pháp nghiên cứu:
6 Gia thuyết khoa học
7 Đóng góp mới của dé ta
Chuong 1 : CO SO Li LUAN VA THUC TIEN CUA DE TAI 1.1 Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
1.1.1 Những nét đặc trưng cơ bản của xu hướng đổi mới PPDH hiện nay
1.1.2 Một số định hướng đổi mới và phát triển PPDH ở Việt Nam hiện nay 1.1.3 Một số quan điểm đổi mới PPDH hiện nay ở Việt Nam
1.1.3.1 Dạy học lấy học sinh làm trung tâm 1.1.3.2 Dạy học theo hướng hoạt động hoá người học 1.1.3.3 Dạy học tích cực . 2cc+scccxccscsrexee
1 2 Phương pháp dạy học theo hướng tích cực hố hoạt động nhận thức của học
1.2.1 Khái niệm phương pháp dạy học
1.2.2 Những đặc điểm chủ yêu của Phương pháp dạy học
1.2.3 Phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa nhận thức của học sinh
1.2.3.1 Tính tích cực nhận thức
1.2.3.2 Dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học theo hướng tích cực hố
nhận thức của học sinh
1.2.3.3 Diễu kiện để áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực 1.2.4 Một số phương pháp dạy học tích cực
1.2.4.1 Thí nghiệm hố học
1.2.4.2 Sử dụng phương tiện dạy học
a) Sử dụng mơ hình, hình vẽ, sơ đề -:2:222222E2E22222121215323222222121212121.1112 Xe b) Sử dụng bản trong dùng máy chiếu overhead, trang trình chiếu đùng máy tính và
[21/2/222
1.2.4.3 Bài tốn hoá HỌC +: - + 2 2£ S8 St S8 S858 S8 ÊE£E£E£E£EE92E3235321215159 1811115515511 5153 2x2
1.2.4.4 Sử dụng một số phương pháp dạy học truyền thong theo hướng tích cực 1.5 Tổ chức giờ học hoá học băng sự đa dạng hoá các phương pháp 29 1.5.1 Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp
1.5.2 Một số căn cứ lựa chọn phương pháp dạy học
1.5.3 Tác dụng của dạy học bằng sự đa dạng hoá các phương pháp 1.6 Bài học- hệ toàn vẹn đa cấu trúc
1.6.1 Khái niệm
1.6.2.Bài học hệ toàn vẹn - ve 1.6.2.1 Ba thanh t6 co bản e của a bai học
1.6.2.2 Mục đích của bài học
1.6.2.3 Mục đích dạy học của bài học
1.6.2.4 Phương pháp dạy học của bài học
Trang 61.7 Thực trạng của việc dạy và học mơn hóa học ở trường THPT - -: 33
1.7.1 Mục đích điểu tra
1.7.2 Đối tượng và phương pháp điều tra 1.7.2.L Đối tượng "— 1.7.2.2 Phương pháp điều tra
1.7.3 Nội dung diéu tra 1.74 Két qua diéu tra TIEU KET CHUONG 1
CHUONG 2: DE XUAT QUY TRINH THIET KE KE HOACH DAY HỌC NHAM NANG CAO CHAT LUGNG GIANG DAY MON HOA HOC
2.1 Algorit quy trinh thiét ké ké hoach day hoc
2.1.1 Bước 1: Phân tích đặc điểm nội dung bài dạy, xác định các kiên thức chủ đạo, kiến thức hỗ trợ
2.1.2 Bước 2: Xác định mục đích bài học
2.1.3 Bước 3: Lựa chọn hình thức tơ chức đạy học, phương pháp, kĩ thuật dạy học
trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp 2.2 Vận dụng quy trình trên vào việc thiết kế kế hoạch dạy học chương N- P 2.2.1 Phân tích nội dung cdu tric chương trình hóa hoc 11NC
2.2.2 Vi trí, vai trị và cấu trúc của chương N- P trong chương trình 2.2.2.1.Vi tri, vai trò của chương N-P
2.2.2.2 Cấu trúc chương N-P . -+25cc2cccccccccce
2.2.3 Xây dựng kế hoạch bài 9: Khái quát về nhóm Nitơ
2.2.4 Xây dựng kế hoạh bài 10: Nitơ
2.2.5: Xây dựng kế hoạch bài 11: Amoniac và muối amoni (tiết 1) 2.2.6: Xây dựng kế hoạch bài 11: Amoniac và muối amoni (tiết 2) 2.2.7: Xây dựng kế hoạch bài 12: Axit nitric và muối nitrat (tiết 1) 2.2.8: Xây dựng kế hoạch bài 12: Axit nitric và muối nitrat (tiết 2)
2.2.9: Xây dựng kế hoạch bài 13: Luyện tập tính chất của nitơ và hợp chất của nito 59
2.2.10: Xây dựng kề hoạch bài 14: Photpho
2.2.11: Xây dựng kề hoạch bài 15: Axit photphoric va mudi photpha 2.2.12: Xây dựng kề hoạch bài 16: Phân bón hóa học
2.2.13: Xây dựng kế hoạch bài 17: Luyện tập tính chất của photpho và hợp chất của photpho “
2.3 Thiết kế giáo á án ngiễng dạy
2.3.1 Tiết 14: Bài 9: Khái quát về nhóm Nitơ 2.3.2.Tiét 15: Bai 10: Nitơ
2.3.3 Tiết 16: Bài 11: Amoniae và muối amoni 2.3.4 Tiết 17: Bài 11: Amoniac va mudi amoni
2.3.5 Tiết 18: Bài 12: Axit nitric và mudi nitrat (tiết 1)
2.3.6: Tiết 19: Bài 12: Axit nitric va mudi nitrat (tiét 2)
2.3.7 Tiết 20: Bài 13: Luyện tap: Tinh chất của Niơ và hợp chất của Niơ
2.3.9 Tiết 22: Bài 15: Axit photphorie và muối photphat "
2.3.10 Tiết 23,24: Bài 16: Phân bón hóa học cccz+25ES+2+2EESEttEExetesrrrreerre
2.3.11 Tiết 26: Bài 17: Luyện tập: Tinh chất của photpho và các hợp chất của 222 2015 ốỐốỐốỐốỐẻẼẻẻẺốẻốẻốẻốốốốốẽẽẽẽẽ 114
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .s -2222SVSEEEEEEE22222222222222222521212121211212122 1212121212121 0, 118
Trang 7
Chuong 3: THUC NGHIEM SU PHAM „„ 119
3.1.Mục đích cúa thực nghiệm sư phạm 119
3.2.Nhiệm vụ cúa thực nghiệm sư phạm 119
3.3 Déi tượng thực nghiệm 119
3.3.1 Đối tượng thực nghiệm „119
3.3.1.1 Chọn trường .119
3.3.1.2 Chọn lớp
3.3.2 Bài dạy thực nghiệm 3.4 Phương pháp thực nghiệm 120 3.4.1 Phương pháp tiến hành thực nghiệm „ 120
3.4.2 Nội dung thực nghiệm 121
3.5 Phân tích kết quả thực nghiệm 121
3.5.1 Phân tích định tính 121
3.5.2 Phân tích định lượn, 122
3.6 Kết quá thực nghiệm 123
3.7 Nữ lý kết quả thực nghiệm sư phạm .123 3.8 Phân tích định lượng kết qua thực nghiệm sư phạm 128 3.8.1 Nhận xét về tỉ lệ học sinh yếu, kém, trung bình, khá và giỏi 128 3.8.2 Đường luỹ tích " 128 3.8.3 Giá trị các tham s số ô đặc: trưng 128 3.8.4 Độ tin cậy của số liệu .129
130 119 120 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 131 1 Kết luận 131 2 Đề xuất 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO 134
PHỤ LỤC _ _ Hee 137 PHỤ LỤC 1: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIÊN GIÁO VIÊN 137 PHỤ LỤC 2: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIÊN HỌC SIN 139
PHỤ LỤC 3: CAC DE KIEM TRA THUC NGHIEM
Trang 8MO DAU
1 Lido chon dé tai
Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và đổi mới đánh giá là những phương điện thể hiện sự quyết tâm
cách tân, đem lại những thay đổi về chất lượng và hiệu quá giáo dục Và ở khía
cạnh hoạt động, tất cả những đổi mới này đều được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của người dạy và người học Chính vì thế những câu hỏi
như: Làm thế nào để có một giờ học tốt? Đánh giá một giờ học tốt như thế nào cho chính xác, khách quan, cơng bằng? ln có tính chất thời sự và thu hút sự quan tâm
của tat cá các giáo viên (GV) và cán bộ quản lí giáo dục
Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người đạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp
tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho
người học Ngồi những u cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu
giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học: phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí
lứa tuổi học sinh (HS); giờ học đổi mới PPDH cịn có những u cầu mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin: được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa
GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học cúa người học) Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo
lớp): chú trọng kết hợp học với thực hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các KN, gắn với thực tiễn cuộc sống: phát huy thế mạnh của các PPDH tiên tiến, hiện đại; các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin : chú trọng cả hoạt động đánh giá của GV và tự đánh giá của HS
Ngoài việc nắm vững những định hướng đổi mới PPDH như trên, để có được
những giờ dạy học tốt, người GV cần phải nắm vững các kĩ thuật dạy học đề từ đó
Trang 9Là một người giáo viên trẻ được đào tạo trong giai đoạn giáo dục được sự quan tâm đặc biệt của xã hội bản thân tơi cảm thấy mình được đóng góp một
phần cơng sức nhỏ vào sự phát triển của giáo dục nói riêng và xã hội nói chung Mặc dù có tâm huyết với nghề ln ln có sự học hỏi đồng nghiệp và bạn bè nhưng bản thân tôi vẫn cảm thấy trong q trình làm việc có những điều làm tôi vẫn cảm thay dy nay, băn khoăn Đó chính là việc xác định mục tiêu của bài học
Một bài học bao giờ cũng phải xác định được 3 mục tiêu chính đó là: +Mục tiêu trí dục: Cung cấp nên học vấn trung học về hóa học cho học sinh,
giúp họ hướng nghiệp một cách có hiệu quả
+ Mục tiêu phát triển:Giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, hình thành
nhân cách toàn diện
+ Mục tiêu giáo dục: Giáo dục thế giới quan duy vật khoa học, thái độ xúc
cảm, giá trị, hành vi văn minh
Qua thực tế giảng dạy ban thân tôi nhận thấy đề chuẩn bị một bài lên
lớp đa số giáo viên chủ yếu chú trọng vào nội dung trí đục mà quên đi phương pháp
dé hoc sinh có thể chiếm lĩnh được nội dung bài và ý nghĩa giáo dục trong mỗi bài
dạy Nguyên nhân của hiện tượng này xuất phát cũng từ nhu cầu của xã hội đó là việc các em học với mục đích vượt qua các kỳ thi Nhưng việc làm này chỉ mới giải quyết được vấn đề trước mắt mà quên đi là chặng đường sau này của các em Đó chính là đạy cho các em cách làm chủ cuộc sống của bản thân
Một số công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học chủ yếu đi sâu vào việc lựa chọn các phương pháp dạy học để phù hợp với nội dung dạy học mà
chưa đi sâu vào việc nghiên cứu cách thức, quá trình lựa chọn các bước dạy học để
thiết kế bài lên lớp Xuất phát từ những trăn trở đó tơi chọn đề tài :
“Xây dựng quy trình thiết kế kế hoạch dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy chương NITO-PHOTPHO (Hóa học 11 nâng cao)”
2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng quy trình chung để thiết kế một bài lên lớp nhằm năng cao chất
Trang 103 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài về đổi mới phương pháp dạy học, về hình thức tổ chức dạy học ở trường THPT, về quy trình đề thiết kế một giáo án hoàn chỉnh
- Điều tra thực trạng của việc đổi mới phương pháp dạy học
- Điều tra thực trạng việc thiết kế giáo án trước khi giảng dạy tại trường THPT để từ đó có cái nhìn tổng quát về thực trạng đang xảy ra trong thực tế
- Điều tra về thái độ học của học sinh đối với mơn hóa học
- Đưa ra quy trình cách thức lựa chọn phương pháp, thiết kế kế hoạch dạy học
- Xây dựng kế hoạch cho một số bài dạy cụ thể thuộc chương
* NITƠ - PHOTPHO ” hóa học 11 nâng cao
- Thực nghiệm sư phạm đề đánh giá chất lượng, hiệu quá và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thê nghiên cứu: Quá trình dạy học mơn hóa ở trường THPT
- Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng quy trình thiết kế kế hoạch dạy học cho chương NLTƠ —- PHOTPHO (Hóa học 11 nâng cao)
5 Phương pháp nghiên cứu:
+ Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
° Nghiên cứu các van ban cla Dang, Nha nước, Bộ giáo dục và đào tạo
về đổi mới phương pháp dạy học
° Nghiên cứu về tài liệu lien quan về lý luận dạy học, tâm lý dạy học,
giáo dục học và sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ đê tài Đặc biệt chú trọng đến cơ sở lý luận của các phương pháp dạy học
+ Các phương pháp nghiên cứa thực tiễn
° Điều tra cơ bản về thực trạng dạy và học hóa học ở trường THPT
° Điều tra về thực trạng của việc chuẩn bị một giáo án trước khi lên lớp
của GV phơ thơng
° Thăm dị trao đổi ý kiến về việc chuẩn bị một giáo án với giáo viên phổ thông và hiệu quả của việc chuẩn bị giáo án đó như thế nào khi giảng dạy
° Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Trang 11+ Các phương pháp xir ly sé liéu 6 Giả thuyết khoa học
Nếu đưa ra được một quy trình để thiết kế một giáo án một cách có khoa học thì sẽ góp phần:
° Nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học hóa học ở trường phổ thông nói riêng
° Nâng cao kết quá học tập của học sinh 7 Đóng góp mới của đề tài
Trang 12Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐÈ TÀI 1.1.Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
1.1.1 Những nét đặc trung cơ bản của xu hướng đổi mới PPDH hiện nay
Từ thực tế của ngành Giáo dục nước ta, cùng với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển đất nước chúng ta đang tiến hành đổi mới PPDH chú
trọng đến việc phát huy tính tích cực, chú động của HS, coi HS là chủ thể của quá
trình dạy học Phát huy tính tích cực học tập của HS là nguyên tắc nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học Nguyên tắc này đã được nghiên cứu, phát triển mạnh mẽ trên thế giới và đã được xác định là một trong những phương hướng cái cách giáo dục phô thông Việt Nam Những tư tưởng, quan điểm, những tiếp cận mới thể hiện nguyên tắc trên đã được chúng ta nghiên cứu áp dụng trong
dạy học các môn học và được coi là phương hướng dạy học tích cực
1.1.2 Một số định hướng đổi mới và phát triển PPDH ở Việt Nam hiện
nay
- Tính kế thừa và phát triển: Trong lý luận dạy học truyền thống, những ưu điểm, những yếu tố hợp lý của nó vẫn cịn giá trị Tuy nhiên, vào thời đại phát triển
khoa học kỹ thuật và công nghệ, nếu chí bằng lịng như vậy là sẽ bị tụt hậu, là
khơng có khá năng tiếp cận các nhân tô mới đang vận động và phát triển Do đó, đổi
mới ở đây phải bao gồm những PPDH hiện đại và cả sự lựa chọn những giá trị của PPDH truyền thống có tác dụng tích cực vào việc góp phần phát triển chất lượng giáo dục trong thời đại mới
- Tính khả thi và chất lượng mới: trong đổi mới PPDH cần đưa ra những giải pháp khá thi và giải pháp đó phải đưa ra hiệu quả va chất lượng cao hơn tình trạng
hiện thực
- Áp dụng những phương tiện kỹ thuật hiện đại để tạo ra các tổ hợp PPDH mang tính cơng nghệ: từ phương pháp khoa học kỹ thuật thông qua xử lý sư phạm (cho thích nghi với môi trường dạy học) trở thành PPDH trong nhà trường
- Chuyền đổi chức năng từ thông báo - tái hiện sang tìm tịi — orixtic
- Cải tiến phương pháp kiểm tra, đánh giá HS: Đổi mới PPDH phải song song với đổi mới nội dung, phương pháp kiểm tra, đánh giá, áp dụng kỹ thuật tiên
Trang 13tính khách quan vào kiểm tra, đánh giá
1.1.3 Một số quan điểm đổi mới PPDH hiện nay ở Việt Nam
1.1.3.1 Dạy học lấy học sinh làm trung tâm
Đây là một quan điểm được đánh giá là tích cực vì hướng việc dạy học chú trọng đến người học để tìm ra những PPDH có hiệu quả Quan điểm này đã chú
trọng đến các vấn đề :
a VỀ mục tiêu dạy học:
+ Chuẩn bị cho HS thích ứng với đời sống xã hội
+ Tôn trọng nhu cầu, hứng thú, khả năng và lợi ích của HS
b VỀ nội dung: Chú trọng bồi dưỡng rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dung kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề học tập và thực tiễn, hướng vào sự chuẩn bị
thiết thực cho học sinh hoà nhập với xã hội
c Về phương pháp:
+ Coi trọng rèn luyện cho HS PP tự học, tự khám phá và giải quyết vấn đề,
phát huy sự tìm tịi, tư duy độc lập sáng tạo của HS thông qua các hoạt động học tập HS chủ động tham gia các hoạt động học tập
+ GV là người tổ chức, điều khiển động viên, huy động tối đa vốn hiểu biết, kinh nghiệm của từng HS trong việc tiếp thu kiến thức và xây dựng bài học
+ Giáo án được thiết kế theo nhiều phương án, được GV linh hoạt điều chỉnh
theo diễn biến của tiết học với sự tham gia tích cực của HS, thực hiện giờ học phân
hóa theo trình độ, năng lực của HS, tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân
d Về hình thức tơ chức: Khơng khí lớp học thân mật tự chú, bồ trí lớp học
linh hoạt phù hợp với hoạt động học tập và đặc điểm của từng tiết học Giáo án bài dạy cấu trúc linh hoạt có sự phân hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển năng khiếu của cá nhân
e Về kiểm tra đánh giá:
+ GV đánh giá khách quan, HS tham gia vào quá trình nhận xét đánh giá kết qua học tập của mình (tự đánh giá), đánh giá nhận xét lẫn nhau
+ Nội dung kiểm tra chú ý đến các mức độ: tái hiện, vận dụng, suy luận, sáng
Trang 14Day hoc lay HS làm trung tâm đặt vị trí của người học vừa là chủ thể
vừa là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học, phát huy tối đa tiềm năng của người học Do vậy, vai trị tích cực, chú động, độc lập, sáng tạo của người học được phát huy Người GV đóng vai trị là người tổ chức, hướng dẫn, động viên các hoạt động độc lập của HS, đánh thức các tiềm năng của mỗi HS, giúp họ chuẩn bị tham gia vào cuộc sống
Như vậy, bản chất của việc dạy học lay HS làm trung tâm là đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học, chú trọng đến những phẩm chất,
năng lực riêng của mỗi người, họ vừa là chú thể vừa là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học
1.1.3.2 Dạy học theo hướng hoạt động hoá người học a Bản chất
Là tổ chức cho người học được học tập trong hoạt động và bằng hoạt
động tự giác tích cực sáng tạo, trong đó việc xây dựng phong cách học tập sáng tạo là cốt lõi của việc đổi mới phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp dạy học nói riêng
Vì vậy, phải chuẩn bị rèn luyện một cách có hệ thống cho HS từ khi còn nhỏ để mỗi cá nhân phải tìm được con đường riêng, sáng tạo ra một phương pháp mới phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình Do đó, việc xây dựng phong cách "học tập sáng tạo" là cốt lõi của việc đổi mới PPDH
b Học tập và sáng tạo
Ngày nay, học tập và sáng tạo không phải là hai hoạt động tách biệt mà là hai
mặt của một q trình gắn bó chặt chẽ với nhau Học không phải chỉ là tiếp thu thụ
động kinh nghiệm đã có sẵn của nhân loại mà chính là “sáng tạo lại” cho bản thân
mình Ngay trong bài học đầu tiên của một môn khoa học đã phải đặt HS vào vị trí của người nghiên cứu, khám phá Ngược lại chính nhờ cách học nghiên cứu khám phá đó mà HS nắm vững kiến thức, biết sử dụng kiến thức một cách linh hoạt rồi lại tiếp tục sáng tạo ra cái mới Hầu như mọi người đều tháy sự cần thiết phải chấm dứt
Trang 15đó là “học tập sáng tạo” và coi xây dựng phong cách “học tập sáng tạo” là cốt lõi
của việc đổi mới PPDH
Tâm lí học và Lí luận dạy học hiện đại khẳng định: Con đường có hiệu quả nhất để làm cho IIS nắm vững kiến thức và phát triển được năng lực sáng tạo là phải đưa HS vào vị trí của chủ thể hoạt động nhận thức, thông qua hoạt động tự lực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo và hình thành
quan điểm đạo đức
c Vai trò mới của giáo viên
Sự xác lập vị trí chú thể của người học không hề làm suy giảm mà ngược lại còn nâng cao vai trò, trách nhiệm của người thầy Trong khi khẳng định vai trị của người GV khơng suy giảm cần phải thấy tính chất của vai trò này đã thay đổi:
người GV không phải là nguồn phát thông tin duy nhất, không phải là người làm mọi việc cụ thể ở trên lớp Trách nhiệm của GV bây giờ là ở chồ khác, làm chủ yếu
các việc sau:
- Thiết kế: Lập kế hoạch, chuẩn bị kế hoạch day hoc ca về các mặt: mục đích,
nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tơ chức
- Uy thác, tạo động cơ : Biến ý đỗ dạy học của GV thành nhiệm vụ học tập tự nguyện tự giác của HS, là chuyền giao cho trị khơng phái những tri thức dưới dạng có sẵn mà là những tình huống đề trò hoạt động và thích nghi
- Điêu khiển : Điều khiển và tổ chức cho HS hoạt động theo cá nhân hay
nhóm, kể cả điều khiển về mặt tâm lý, bao gồm sự động viên, trợ giúp và đánh giá - Thể chế hóa : Xác nhận những kiến thức mới phát hiện, đồng nhất hoá
những kiến thức riêng lẻ mang màu sắc cá thể, phụ thuộc hoàn cảnh và thời gian
của từng học sinh thành tri thức khoa học cúa xã hội, tuân thủ chương trình và định
vị tri thức mới trong hệ thống tri thức đã có, hướng dẫn vận dụng và ghi nhớ hoặc giải phóng khỏi trí nhớ nếu khơng cịn cần thiết
Người GV phái tạo ra những điều kiện tốt nhất cho HS hoạt động
sáng tạo có kết quả HS phải tự lực hoạt động để tái tạo ra những kiến thức và năng
lực mà loài người đã tích luỹ được đề biến chúng thành của mình Tuy nhiên HS không đủ thời gian và khơng có khả năng hoàn toàn tự lực thực hiện điều đó như một nhà khoa học Cần phải có sự giúp đỡ, hướng dẫn của GV để HS có thê thực
Trang 16hiện được nhiệm vụ học tập một cach tốt nhất trong một thời gian ngắn nhất Vai trò
của người GV lại càng nặng nề, quan trọng và phức tạp hơn Trước kia, người GV chỉ cần nắm vững nội dung môn học dé giảng day, minh họa rõ ràng mạch lạc là du, VÌ Vậy, hễ có kiến thức là dạy học được Còn bây giờ, theo kiểu đạy học mới, người GV không những phải nắm vững nội dung môn học, mà còn phải am hiểu sâu sắc
HS: GV khơng trình bày những điều mình đã biết, đã chuẩn bị mà là tổ chức hướng
dẫn cho HS hoạt động sáng tạo để họ đạt được những điều mà GV định đem lại cho họ hoặc là họ tự phát hiện thấy là cần thiết và tin tưởng có thể đạt được
1.1.3.3 Dạy học tích cực
a Khái niệm phương pháp dạy học tích cực
PPDH tích cực là khái niệm nói tới những PP giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học Vì vậy, PPDH tích cực thực chất là các PPDH hướng tới việc giúp HS học tập chủ động, tích cực sáng
tạo, chống lại thói quen học tập thụ động
PPDH tích cực chú trọng đến hoạt động hoc, vai tro của người học
theo các quan điểm tiếp cận mới về hoạt động dạy học như : "lấy người học làm trung tâm", "hoạt động hoá người học", "kiến tạo theo mơ hình tương tác"
b Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
- Những PPDH có chú trọng đến việc tổ chức, chi đạo để người học
trở thành chủ thể hoạt động, tự khám phá những kiến thức mà mình chưa biết
Trong giờ học HS được tổ chức, động viên tham gia vào các hoạt động học tập qua đó vừa nắm được kiến thức, kĩ năng mới vừa nắm được phương pháp nhận thức,
học tập Trong PPDH tích cực việc tổ chức để HS học được tri thức, kĩ năng, PP
học tập luôn gắn quyện vào nhau theo quá trình học kiến thức- hoạt động đến biết hoạt động và muốn hoạt động qua đó mà phát triển nhân cách người lao động tự
chú, năng động, sáng tạo
- Những PPDH có chú trọng rèn luyện kĩ năng, PP và thói quen tự
học, từ đó mà tạo cho HS sự hứng thú, lòng ham muốn, khao khát học tập, khơi dậy
những tiềm năng vốn có trong mỗi HS để giúp họ dễ dàng thích ứng với cuộc sống
Trang 17- Những PPDH có chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động học tập của từng
HS, hoạt động học tập hợp tác trong tập thể nhóm, lớp học, thông qua tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS Bằng sự trao đổi, tranh luận, thê hiện quan điểm của từng cá nhân, sự đánh giá nhận xét những quan điểm của bạn mà HS nắm được
kiến thức, cách tư duy, sự phối hợp hoạt động trong một tập thể
- Những PPDH có sự phối hợp sử dụng rộng rãi các phương tiện trực quan nhất là các phương tiện kĩ thuật nghe nhìn, máy vi tính, phần mềm dạy học đáp
ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo năng lực và nhu cầu của mỗi HS,
giúp các em tiếp cận được với các phương tiện hiện đại trong xã hội phát triển - Những PPDH có sử dụng các PP kiểm tra, đánh giá đa dạng, khách quan, tạo điều kiện để HS được tham gia tích cực vào hoạt động tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau Nội dung, PP, hình thức kiêm tra đánh giá phải đa dang, phong phú với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, máy tính và phần mềm kiểm tra để đảm bảo tính khách quan, phản ánh trung thực tình trạng kiến thức của HS và quá trình đào tạo
Sự thay đổi khâu đánh giá sẽ có tác dụng mạnh mẽ đến việc đổi mới PPDH theo
hướng dạy học tích cực
Những nét đặc trưng của PPDH tích cực đã thể hiện được quan điểm, xu hướng đổi mới PPDH hóa học Như vậy khi sử dụng các PPDH trong DH hóa học chúng ta cần khai thác những yếu tó tích cực của từng PPDH đồng thời cũng cần phối hợp các PPDH với phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật, tính đặc thù
của PPDH hóa học để nâng cao tính hiệu quả của quá trình đổi mới PPDH hóa học
c Một số phương pháp dạy học tích cực » Vấn đáp tìm tịi :
Là phương pháp trong đó GV đặt ra những câu hỏi đề HS trả lời, hoặc có thể
tranh luận với nhau Có 3 phương pháp vấn đáp :
+ Vấn đáp tái hiện
+ Vấn đáp giải thích- minh họa
+ Vấn đáp tìm tịi (đàm thoại orixtic)
s Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn dé
Trang 18Bước 1 Nêu vấn đê, xây dựng bài toán nhận thức
+ Tạo tình huống có vấn đề
+ Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh + Phát biểu vấn đề cần giải thích Bước 2 Giải quyết vấn đề + Đề xuất cách giải quyét + Lập kế hoạch giải quyết
+ Thực hiện kế hoạch Bước 3 Kết luận
+ Thảo luận kết quả và đánh giá
+ Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra
+ Phát biểu kết luận
+ Đề xuất van đề mới
Trong dạy học nêu và giải quyết vấn đề gồm có 4 mức độ:
Mức độ 1 : HS giải quyết van dé theo hướng dẫn của GV GV đánh giá
Mức độ 2 : HS giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của GV khi cần GV cùng
HS đánh giá
ức độ 3 : IS phát hiện vấn đề nảy sinh, lựa chọn vấn đề và giải quyết GV cùng HS đánh giá
Mức độ 4: HS tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng lựa chọn vấn đề và giải quyết HS tự đánh giá, có ý kiến bổ sung
của GV khi kết thúc
s Dạy học họp tác trong nhóm nhỏ : Nhóm từ 4 đến 6 người
Cấu tạo của một tiết học theo nhóm có thê như sau :
+ Làm việc chung cả lớp :
- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức ;
- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ ;
- Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm ;
+ Làm việc theo nhóm :
- Phân cơng trong nhóm ;
Trang 19- Cử đại diện (hoặc phân công) trình bày kết quả làm việc theo nhóm + Tổng kết trước lớp :
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả ; - Thảo luận chung :
- GV tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài ¢ Day hoc theo du an :
DH theo du án là một hình thức DH, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, tự thực hiện và đánh giá kết quả
Dạy học dự án có một số đặc điểm sau: + Định hướng vào HS :
- Chú ý đến hứng thú người học, tính tu luc cao ;
- Người học được cộng tác làm việc, lựa chọn nhiệm vụ phù hợp ;
+ Định hướng vào thực tiễn :
- Gắn liền với hoàn cảnh ; - Có ý nghĩa thực tiễn xã hội ;
- Kết hợp giữa lí thuyết và thực hành ; - Dự án mang nội dung tích hợp
+ Định hướng vào sản phẩm : Các sản phẩm được tạo ra không giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết mà còn tạo ra sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn,
thực hành
Trong DH hóa học ở trường THPT, tuỳ vào điều kiện cụ thể về cơ sở vật
chất, khá năng của GV và đối tượng HS mà áp dung PPDH cho phù hợp để đạt
được chất lượng và hiệu quả
1.2 Phương pháp dạy học theo hướng (tích cực hố hoạt động nhận thức của học sinh
1.2.1 Khái niệm phương pháp dạy học
Có nhiều khái niệm về PPDH :
- PPDH là cách thức hoạt động có trình tự, phối hợp, tương tác với nhau của GV và HS nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ dạy học
- PPDH là một hệ thống những hoạt động có chủ đích theo một trình tự
Trang 20nhất định của GV và HS nhằm tổ chức hoạt động nhận thức, hoạt động thực hành của HS nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội NDDH và đạt được MTDH
- PPDH là cách thức, là con đường, là hệ thống và trình tự các hoạt động mà GV sử dụng để tô chức, chỉ đạo và hướng dẫn HS tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức, hình
thành kỹ năng, rèn luyện thái độ đề đạt được mục tiêu bài học
- Theo G§ Nguyễn Ngọc Quang thì : “Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm
làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt được mục đích dạy học”
Qua các khái niệm trên cho thấy, PPDH chính là cách thức để đạt được
MTDH của GV và HS PPDH có cấu trúc phức tạp, bao gồm mục đích được đề ra,
hệ thống những hoạt động, những PTDH cần thiết và kết quả sử dụng PPDH PPDH gồm PP dạy của thầy và PP học của trò
Phương pháp dạy là cách thức GV tổ chức quá trình nhận thức, điều khiển các
hoạt động trí tuệ và thực hành cúa HS trong giờ học
Phương pháp học là cách thức, là con đường nhận thức và rèn luyện để hình
thành hệ thống tri thức và kỹ năng của HS
Phương pháp dạy và phương pháp học tương tác với nhau, liên quan, phụ thuộc lẫn nhau Chúng vừa là mục đích, vừa là nguyên nhân tồn tại của nhau
1.2.2 Những đặc điểm chủ yếu của Phương pháp dạy học
"Theo lý luận dạy học, PPDH có một số đặc điểm cơ bản sau: * Tính khách quan và chủ quan của PPDH:
Sự tổn tại và việc sử dụng PPDH không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người mà phụ thuộc vào quy luật khách quan của đối tượng dạy học, đặc điểm của môn học cũng như điều kiện thực hiện các PPDH Bán thân quy luật khách
quan không trực tiếp tạo nên PPDH nhưng chúng không thể thiếu khi định ra
PPDH
PPDH mang tính chủ quan vì PPDH khơng quyết định hiệu quả sử dụng nó
mà phụ thuộc vào trình độ, năng lực của người sử dụng PPDH Nếu như GV không
hiểu rõ quy luật khách quan chỉ phối hoạt động nhận thức của HS và NDDH thi không đề ra được PPDH phù hợp và cũng không đạt được MTDH
* PPDH được quy định bởi MTDH:
Trang 21PPDH phai xuất xứ từ MTDH và hướng tới việc thực hiện MTDH do MTDH
quy định PPDH Việc lựa chọn và sử dụng PPDH phù hợp với MTDH sẽ giúp cho GV và HS đạt được MTDH một cách thuận lợi, dễ dàng Tuy nhiên, không có một PPDH nào phù hợp và đáp ứng được mọi MTDH nên đề đạt được MTDH phải có sự lựa chọn và phối hợp sử dụng nhiều PPDH một cách hợp lý
* PPDH gắn liền với nội NDDH:
NDDH quyết định sự lựa chọn PPDH Nếu PPDH được lựa chọn sử dụng phù hợp với NDDH sẽ làm tăng hiệu quả của NDDH Ngược lại, dựa vào mức độ đạt
được của NDDH, GV và HS có thể tự điều chỉnh cách thức sử dụng, triển khai
PPDH cho phù hợp đề nâng cao hiệu quả của việc sử dụng PPDH
Để thực hiện được NDDH cần phải có nhiều PPDH khác nhau vì khơng có
một PPDH nào phù hợp với mọi NDDH
PPDH chiu sự chi phối của MTDH và NDDH theo sơ đồ sau:
MTDH # NDDH © PPDH * PPDH gắn liền với phương tiện DH
Để thực hiện PPDH cần phải có PTDH vì PTDH là cái thể hiện của PPDH PTDH phải phù hợp với PPDH và đáp ứng được yêu cầu sử dụng của PPDH Trong
quá trình dạy học, khi lựa chọn PPDH phải tính đến PTDH có thể có được và khả
năng sử dụng PTDH của GV và HS
* PPDH gắn liền với đặc điểm đối tượng và hình thức tổ chức DII
HS vừa là đối tượng tác động của GV, vừa là chủ thể của quá trình dạy học
nên sự tác động của GV phụ thuộc vào hứng thú, nhu cầu, ý chí học tập của
HS.Trong dạy học có thể sử dụng nhiều hình thức đạy học khác nhau như học trong lớp, phòng thí nghiệm, học cá nhân, học theo nhóm Mỗi hình thức dạy học đòi hỏi PPDH khác nhau
1.2.3 Phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa nhận thức của học sinh 1.2.3.1 Tinh tich cực nhận thức
Trang 22Tính tích cực là một phâm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội Hình thành và phát triển tính tích cực là củng có một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo đục nhằm đào tạo những con người năng động thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng Có thể xem tính tích cực như là một điều kiện đồng thời là một kết qua cua sự phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục
*_ Tính tích cực nhận thức trong học tập
Tính tích cực nhận thức trong học tập liên quan trước hết với động cơ học tập
Động cơ học tập là cái mà vì nó khiến người ta học tập (trí tị mò, ham hiểu biết,
muốn làm vừa lòng người thân, muốn được tôn trọng, muốn được khẳng định
minh )
Tính tích cực trong học tập của HS là một trạng thái hoạt động của HS được
xuất hiện khi HS có động cơ, mục đích học tập đúng đắn, rõ ràng: có nhu cầu học
và cảm thầy hứng thú trong học tập
Tính tích cực nhận thức được biểu hiện qua thái độ, hành vi sau: + Hung thu voi nhiệm vụ được giao
+ Sự tập trung chú ý và có gắng cao về hoạt động trí tuệ cũng như hành động trong quá trình chiếm lĩnh tri thức
+ ý chí khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ
+ Khả năng linh hoạt trong giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập + Hang hai tham gia vào các hoạt động học tập như trả lời câu hỏi, phát biểu ý kiến trong thảo luận nhóm, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập Hay nêu
thắc mắc để được GV giải thích
Tính tích cực nhận thức trong học tập có các cấp độ từ thấp đến cao: + Bắt chước: cố gắng là theo các mẫu hành động đã được quan sát
+ Tìm tịi độc lập giải quyết vấn đề, tìm kiếm những cách giải quyết khác nhau
+ Sáng tạo: tìm ra giải pháp mới, độc đáo, hiệu quả
Với những biểu hiện của tính tích cực như vậy, khi đánh giá tính tích cực
của HS cần căn cứ vào:
+ Sự tập trung chú ý vào nhiệm vụ học tập
+ Khả năng định hướng nhanh vào mục tiêu học tập
Trang 23+ Có các biểu hiện của sự hứng thú học tập + Tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Độc lập hành động
+ Hang hái tham gia trao đối, thảo luận: chủ động nêu vấn đề, câu hỏi và sẵn sàng bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình
+ Khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ học tập
+ Suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo
1.232 Dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá nhận thức của học sinh
* Dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS
Theo lý luận giáo dục, nhân cách được hình thành và phát triển thông qua
hoạt động, nghĩa là chỉ trên cơ sở tham gia vào các hoạt động, nhân cách của HS
mới hình thành và phat trién
Mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học là phát triển tư duy, hình thành và phát triển nhân cách HS phải được hoạt động phải được tham gia giái quyết vấn đề Hoạt động là bản chất của quá trình dạy học và quá trình dạy học chính là q trình tổ chức các hoạt động Trong các hoạt động này, GV đóng vai trị là người thiết kế,
tổ chức, chí đạo, hướng dẫn, còn HS là chủ thể hoạt động, đóng vai trị tích cực, chú
động tham gia vào hoạt động để thu nhận những kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng
và hình thành những năng lực, phẩm chất cần thiết
* Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Thực tế cho thấy, phần lớn kinh nghiệm và kiến thức có được ở mỗi người là nhờ tự học Nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin và khoa học công nghệ phát triển cực kỳ nhanh chóng như ngày nay thì phương pháp tự học lại càng trở nên cần thiết vì nó sẽ giúp ta có khả năng đáp ứng tốt với những thay đổi của cơng việc Vì Vậy, trong q trình dạy học phải coi trọng việc rèn luyện phương pháp tự học hơn
là truyền thụ, tiếp thu tri thức, nghĩa là phải coi tri thức là điều kiện, phương tiện
cho việc rèn luyện phương pháp tự học
* Tăng cường học tập cá thê phối hợp với học tập hợp tác
Trong mỗi lớp học, năng lực nhận thức, năng lực hành động của HS rất khác
nhau, có những em nhận thức rất nhanh chóng, dễ dàng, nhưng cũng có những em
Trang 24tiếp thu kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng rất khó khăn do năng lực tư duy,
hành động hạn chế Mặt khác, trong học tập, việc độc lập suy nghĩ và no luc dé
hoàn thành nhiệm vụ học tập của từng cá nhân là yếu tố rất cần thiết để đảm bảo sự phát triển trí tuệ, khả năng tự học và vận dụng kiến thức của mỗi HS Vì vậy, khi tổ chức dạy học phải chú ý đến học tập của từng cá nhân HS trên cơ sở phân hoá về cường độ cũng như tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS Việc áp dụng PPDH tích cực ở mức độ càng cao thì yêu cầu phân hoá càng cao
Trong dạy học ngày nay, xu hướng học tập hợp tác ngày càng được áp dụng
rộng rãi vì thơng qua hoạt động hợp tác như là việc theo nhóm, thảo luận nhóm
khơng những HS có điều kiện học hỏi, trao đôi, giúp đỡ lẫn nhau hiểu biết lẫn nhau mà còn được bộc lộ những ý kiến của bản thân hoặc vận dụng những hiểu biết của
bản thân vào hoạt động nhóm Nhờ đó, HS dần dần hình thành được ý thức hợp tác
trong lao động và quen dân với sự phân công lao động trong xã hội Sự hợp tác được thể hiện qua hoạt động giao tiếp giữa thầy và trò, giữa trò và trị trong q
trình chiếm lĩnh tri thức Điều này cho thấy dạy học tích cực quan tam đến mục tiêu
hợp tác, chung sống với cộng đồng của HS
* Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS
Đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học nhưng có vai trò hết sức quan trọng vì chỉ trên cơ sở đánh giá, GV mới có được những nhận định đúng về
kết quả lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng của HS Từ đó có điều chỉnh hoạt động
dạy của GV và hoạt động học của HS cho phù hợp, kịp thời
Trong dạy học trước đây, chỉ GV có quyền đánh giá kết quả học tập của HS
Vì vậy, khả năng tự đánh giá của HS rất hạn chế Nhưng hiện nay, yêu cầu đánh giá đã có sự thay đổi cơ bản, đó là phải coi trọng việc hình thành và phát triển khả năng
tự đánh giá cho HS để bản thân HS có thể tự đánh giá được kết quả học tập của mình, từ đó điều chỉnh phương pháp học cho phù hợp Muốn vậy, trong giờ học, GV cần tạo điều kiện cho HS được tham gia vào quá trình đánh giá dựa trên sự
hướng dẫn của GV và các tiêu chí đánh giá
Trang 25voi danh gia cua GV Thuc hién duoc yéu cau nay sé lam cho HS luôn tự ý thức, khẳng định được kết quả, mục tiêu hành động của mình và phát triển được
năng lực tự đánh giá
1.233 Điều kiện để áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực
* Điều kiện về mục tiêu, chương trình và sách giáo khoa:
Đây là điều kiện đầu tiên cần được quan tâm khi tổ chức dạy học theo hướng tích cực vì như trên đã nêu, mục tiêu và nội dung chương trình quy định PPDH Để
đổi mới PPDH, mục tiêu và NDDH được đổi mới theo hướng tỉnh giản, thiết thực,
giảm nhẹ khói luợng kiến thức lý thuyết mang tính hàn lâm tăng yêu cầu thực hành và vận dụng kiến thức Nhờ đó, trong q trình dạy, GV khơng cịn phải lo dạy sao cho hết kiến thức nữa mà tập trung vào việc tổ chức các hoạt động nhận thức, hoạt
động hành động để qua đó HS tự lực thu nhận kiến thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành thái độ theo mục tiêu bài học
* Điều kiện về giáo viên
“ GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục GV phải có đủ đức, đủ tài”,
VÌ Vậy muốn đổi mới PPDH thì điều kiện về GV cần được hết sức quan tâm GV khơng chỉ cần có trình độ chun mơn sâu, có hiểu biết đầy đú về mục tiêu nội
dung, PPDH mơn mình đảm nhận mà cần phải thay đổi nhận thức đối với môn học,
thay đổi thói quen dạy học và có tâm huyết đối với đổi mới PPDH, có đủ hiểu biết,
kỹ năng để thực hiện các PPDH tích cực
* Điều kiện về IIS
HS là chủ thể của quá trình nhận thức trong quá trình dạy học Vì vậy,
muốn đổi mới PPDH, cùng với sự nỗ lực của GV, cần phải làm cho HS tích cực, tự giác, hứng thú đối với mơn học và có trách nhiệm đối với kết quả học tập của mình
* Diéu kiện ve PTDH
PTDH gắn liền với PPDH và là cái thể hiện của PPDH PTDH là điều kiện
không thể thiếu được cho việc triển khai chương trình, sách giáo khoa nói chung và
đặc biệt cho việc triển khai đổi mới PPDH hướng vào hoạt động tích cực, chú động,
sáng tạo của HS Đáp ứng yêu cầu này phương tiện, thiết bị dạy học phải tạo điều kiện thuận lợi cho HS thực hiện các hoạt động độc lập, hoạt động nhóm
Trang 26* Điều kiện về kiểm tra đánh giá
Đánh giá là một khâu quan trọng không thê thiếu được trong quá trình giáo dục Đánh giá thường nằm ở giai đoạn cuối cùng của một giai đoạn giáo đục và sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một quá trình giáo dục
Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thơng tin về trình độ,
khả năng thực hiện mục tiêu học tập của HS về tác động và nguyên nhân cua tinh
hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của GV và nhà trường cho
bản thân HS đề HS học tập ngày một tiến bộ hơn
Hướng tới yêu cầu kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan kết quả học tập của HS, bộ công cụ đánh giá sẽ được bơ sung các hình thức đánh giá khác như đưa thêm dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm: chú ý hơn tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội
tri thức của HS, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của HS trong
từng tiết học, kế cả ở tiết tiếp thu tri thức mới lẫn tiết thực hành, thí nghiệm Điều
này đòi hỏi GV đầu tư nhiều công sức hơn cũng như công tâm hơn * Điều kiện về công tác quan ly
Thực hiện PPDH tích cực, địi hỏi GV phải chuẩn bị bài và PTDH công phu, mắt nhiều thời gian hơn so với việc dạy học theo PPDH truyền thống Muốn GV thực hiện PPDH tích cực, cán bộ quản lý cần động viên, khuyến khích, ủng hộ và tạo điều kiện cho GV áp dụng PPDH tích cực Khi đánh giá giờ dạy, bên cạnh các
tiêu chí đánh giá khác cần chú trọng đánh giá việc sử dụng các PPDH tích cực của
GV
1.2.4 Một số phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học hố học có thê hiểu là cách thức hoạt động cộng tác có
mục đích giữa thầy và trị trong đó thống nhất sự điều khiển của thầy với sự bị điều khiển - tự điều khiển của trò nhằm làm cho trò chiếm lĩnh khái niệm hoá học
Cấu trúc của phương pháp dạy học hố học
* Tính chất đặc thà của phương pháp dạy học hoá học - Đặc trưng riêng của phương pháp nhận thức hoá học
Hoá học là một khoa học thực nghiệm và lí thuyết Đặc trưng mà nó quyết
định bản chất của phương pháp nhận thức hoá học: kết hợp thực nghiệm khoa học
Trang 27voi tu duy li thuyét, đề cao vai trò của gia thiét hoc thuyét định luật hoá học, coi
như công cụ tiên đoán khoa học; vận dụng trong sự thống nhát biện chứng quy nạp và diễn địch, phân tích và tổng hợp, mơ hình hố được sử dụng như một dạng đặc biệt của thực nghiệm
Một nét đặc trưng nữa của phương pháp nhận thức hoá học: và sử dụng những phương pháp liên môn đặc biệt của vật lí học, kĩ thuật vi tính, tốn học
chuyền hoá chúng thành những phương pháp đặc thù đề nghiên cứu hoá học - Đặc trưng riêng của phương pháp dạy học hoá học
Những đặc trưng cúa phương pháp nhận thức hoá học phải được phản ánh vào trong phương pháp dạy học hoá học Đó là phương pháp học tập có lập luận trên cơ sở thực nghiệm khách quan nghĩa là kết hợp thống nhất phương pháp thực nghiệm với tư duy khái niệm
Định nghĩa tổng quát của nhận thức về mối liên hệ nhân quả giữa cấu tạo và tính chất của chất phải được sử dụng như một phương pháp dạy học cơ bản trong
mơn hố học
Hố học khơng thê bắt đầu dạy học sớm như nhiều môn KHTN khác vì học
hố học phải bằng mơ hình cụ thể dựa vào dấu hiệu bề ngoài của hiện tượng hoá học để suy ra bản chất hoá học của đối tượng nghiên cứu, điều này đòi hỏi học sinh một trình độ phát triển nhất định của tư duy trừu tượng, một kĩ năng nhất định trong việc sử dụng mơ hình, phương pháp mơ hình hố
'Trên cơ sở thực nghiệm, các nhà hoá học thu nhập từ dữ kiện thực nghiệm về
các dấu hiệu diễn tả tính chất của các chất rồi bằng mơ hình tư duy suy diễn ra cấu
tạo phân tử của chất
Để học tập mơn hố học ở trường THPT phải bằng hệ thống phương pháp
kết hợp biện chứng thí nghiệm- thực hành với tư duy lí luận, vận dụng mơ hình học
thuyết và định luật chủ đạo
Như vậy phương pháp dạy học hoá học thực chất là hình chiếu độc đáo của
phương pháp nhận thức hoá học trên mặt phẳng tâm lí học lĩnh hội của học sinh
Trang 28Pdhhh = Pdh u Psp
Tuy nhiên phương pháp nhận thức hoá học vẫn là hạt nhân cốt lõi của phương pháp dạy học hoá học Càng lên lớp cao thì phương pháp dạy học hoá học càng gần gũi với phương pháp nhận thức hố học
1.241 Thí nghiệm hoá học
Trong dạy học hố học, thí nghiệm hố học thường được sử dụng để chứng
minh, minh hoạ cho những thông báo bằng lời của GV về các kiến thức hố học Thí nghiệm cũng được dùng làm phương tiện đề nghiên cứu tính chất các chát, hình thành các khái niệm hoá học
Sử dụng thí nghiệm trong dạy hoá học được coi là tích cực khi thí nghiệm
hố học được dùng làm nguồn kiến thức đề HS khai thác, tìm kiếm kiến thức hoặc
dùng để kiểm chứng, kiểm tra những dự đoán, suy luận lý thuyết, hình thành khái
niệm Các thí nghiệm dùng trong giờ dạy hoá học chủ yếu cho HS thực hiện nhằm
nghiên cứu kiến thức, kiểm tra giá thuyết, dự đốn Các thí nghiệm phức tạp được
GV biểu diễn và cũng được thực hiện theo hướng nghiên cứu Các dạng sử dụng thí nghiệm hoá học nhằm mục đích minh hoạ, chứng minh cho lời giảng được hạn chế
dần và được đánh giá là ít tích cực Thí nghiệm hoá học được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu do GV biểu diễn hay do HS, nhóm HS tiến hành đều được
đánh giá là có mức độ tích cực cao
Tổ chức cho HS dùng TN nghiên cứu tính chất của các chất chính là q
trình đưa HS tham gia hoạt động nghiên cứu một cách tích cực GV cần hướng dẫn HS tiến hành các hoạt động như:
+ Nhận thức rõ vấn đề học tập và nhiệm vụ đặt ra
+ Phân tích, dự đốn lý thuyết về tính chất của chất cần nghiên cứu
+ Đề xuất các thí nghiệm để xác định các tính chất đã dự đoán + Lựa chọn dụng cụ, hoá chát, đề xuất cách tiền hành thí nghiệm
+ Tiến hành thí nghiệm quan sát, mô tả hiện tượng, xác nhận sự đúng, sai
của những dự đoán
Trang 29Đây là quá trình sử dụng thí nghiệm tổ chức cho HS hoạt động nghiên cứu trong bài dạy truyền thụ kiến thức mới Hình thức này nên áp dụng cho lớp HS khá, lớp chọn thi có hiệu quả cao hơn Trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập GV cần chuẩn bị chu đáo, theo dõi chặt chẽ để hướng dẫn bổ sung chỉnh lý cho HS a) Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm hố học được dùng như là nguồn kiến thức để HS nghiên cứu
tìm tịi, như là phương tiện xác nhận tính đúng đắn của các giả thuyết, dự đoán khoa học đưa ra
Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu sẽ giúp HS hình thành kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề
Khi sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu thì GV đã tổ chức cho HS tập làm người nghiên cứu: HS hiểu mục đích nghiên cứu, vận dụng kiến thức đã có đưa ra các dự đoán và dự kiến các phương án thực hiện việc kiểm
nghiệm các dự đoán đưa ra, tiến hành thí nghiệm khẳng định dự đoán đúng, bác bỏ
dự đốn khơng phù hợp với kết quả thí nghiệm, tìm ra kiến thức cần thu nhận
Bằng cách đó HS vừa thu được kiến thức hoá học qua sự tìm tịi vừa có được
phương pháp nhận thức hoá học cùng các kỹ năng hoá học cơ bản b) Sử dụng thí nghiệm đối chứng
Đề hình thành khái niệm hoá học giúp HS có kết luận đầy đủ, chính xác về
một quy luật, tính chất của chất ta cần hướng dẫn HS sử dụng thí nghiệm hoá học ở
dang DC để làm nổi bật, khắc sâu nội dung kiến thức mà HS cần chú ý
Từ các thí nghiệm ĐC mà HS đã lựa chọn, tiến hành và quan sát thì sẽ rút ra
những nhận xét đúng đắn, xác thực và nắm được phương pháp giải quyết vần dé
học tập bằng TN GV cần chú ý hướng dẫn HS cách chọn thí nghiệm ĐC, cách tiến
hành thí nghiệm DC, dự đoán hiện tượng trong các thí nghiệm
đó rồi tién hành thí nghiệm, quan sát và rút ra kết luận về kiến thức thu được e) Sử dụng thí nghiệm nêu vấn đê
Trong dạy học nêu vấn đề là khâu quan trọng là xây dựng bài toán nhận thức, tạo tình huống có vấn đề Trong dạy học hoá học ta có thể dùng thí nghiệm hoá học
Trang 30bing thi nghiém, tổ chức cho HS dự đoán kết quả thí nghiệm, hiện tượng sẽ xảy ra
trên cơ sở kiến thức đã có của HS, hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm Hiện tượng
thí nghiệm không đúng với điều dự đoán của đa số HS khi đó sẽ tạo ra mâu thuẫn nhận thức, kích thích HS tìm tịi giải quyết vấn đề Kết quá là IS nắm vững kiến thức, tìm ra con đường giải quyết vấn đề và có niềm vui của sự nhận thức
Việc giải quyết các bài tập nhận thức do thí nghiệm hố học tạo ra, giúp HS tìm ra kiến thức mới một cách vững chắc và có niềm vui của người khám phá Trong quá trình giải quyết vấn đề có thể tổ chức cho HS thảo luận đưa ra dự đoán, nêu ra những câu hỏi xuất hiện trong tư duy của HS Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nêu vấn đề được đánh giá có mức độ tích cực cao
1.242 Sử dụng phương tiện dạy học
Ngồi thí nghiệm hoa hoc GV con sử dụng các PTDH hoá học khác như: mơ
hình, sơ đồ, hình vẽ, biểu bảng: phương tiện nghe nhìn: máy chiếu, bản trong, băng hình, máy tính PTDH được sử dụng trong các loại bài dạy hoá học nhưng phổ
biến hơn cả là các bài hình thành khái niệm, nghiên cứu các chất Các bài dạy hoá
học có sử dụng PTDH đều được coi là giờ học tích cực, nhưng nếu GV dùng PTDH là nguồn kiến thức để HS tìm kiếm, phát hiện, kiến tạo kiến thức mới sẽ là các gio học có tính tích cực cao hơn nhiều
Hoạt động của GV bao gồm:
+ Nêu mục đích và phương pháp quan sát phương tiện trực quan + Trưng bày phương tiện trực quan và yêu cầu quan sát
+ Yêu cầu nhận xét, kết luận và giải thích
Hoạt động tương ứng của HS gồm:
+ Nắm được mục đích nghiên cứu qua phương tiện trực quan
+ Quan sát phương tiện trực quan, tìm ra những kiến thức cần tiếp thu
+ Rút ra nhận xét, kết luận về những kiến thức cần lĩnh hội qua các phương tiện trực quan đó
a) Sử dụng mơ hình, hình vẽ, sơ đà
Việc sử dụng mơ hình, hình vẽ nên thực hiện một cách đa dạng dưới các hình
Trang 31- Dùng mô hình, hình vẽ, sơ đồ có đầy đủ chú thích là nguồn kiến thức để
HS khai thác thơng tin, hình thành kiến thức mới Ví dụ như các hình vẽ dụng cụ
điều chế các chất giúp HS nắm được các thông tin về thiết bị, dụng cụ, hoá chất dùng đề điều chế chúng
- Dùng hình vẽ, sơ đồ khơng có đầy đủ chú thích giúp HS kiểm tra các thơng tin cịn thiếu
- Dùng hình vẽ, mơ hình khơng có chú thích nhằm yêu cầu HS phát hiện
kiến thức ở mức độ khái quát hoặc kiểm tra kiến thức, kỹ năng
b) Sử dụng bản trong dùng máy chiếu overhead, trang trình chiếu dùng máp tinh va projector
Thur té day học đã xác định sử dụng bản trong, trang trình chiếu đã trợ giúp tích cực cho quá trình dạy học hố học ở tất các các cấp học, bậc học Việc sử dụng bản trong, máy chiếu rất đa dạng giúp cho GV cụ thể hoá các hoạt động một các rõ
rang va tiết kiệm được thời gian cho các hoạt động của GV và HS Bán trong và trang trình chiếu có thể được sử dụng trong các hoạt động:
+ Đặt câu hồi kiểm tra
+ GV giao nhiệm vụ, điều khiển các hoạt động của HS (qua phiếu hoc tap), GV thiét ké nhiém vu, lam ban trong hoặc trang trình chiếu, chiếu lên và hướng dẫn cho HS thực hiện
+ Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm và nghiên cứu tính chất các chat
+ Giới thiệu mơ hình, hình vẽ và mơ tả thí nghiệm
+ Một số đoạn phim quay thí nghiệm thực, một số mơ phóng thí nghiệm, một
số mô phỏng các hạt vi mơ
+ Tóm tắt nội dung, ghi kết luận, tổng kết một vấn đề học tap, lap so đồ tổng
kết
+ Chữa bài tập, bài kiểm tra: GV thiết kế nội dung bài giải, đáp án
Hoạt động của HS chủ yếu là đọc thông tin trên màn chiếu, tiến hành các
hoạt động học tập và dùng bản trong để viết kết quả hoạt động (câu trả lời, báo cáo kết quả hoạt động, nhận xét, kết luận ) rồi chiếu lên để cho cả lớp
Trang 321.243 Bài toán hoá học
Bản thân bài toán trong hoá học đã là PPDH hố học tích cực song tính tích cực của phương pháp này được nâng cao hơn khi được sử dụng như là nguồn kiến
thức để HS tìm tịi chứ không phải để tái hiện kiến thức Với tính đa đạng của mình
bài tập hoá học là phương tiện để tích cực hố hoạt động của HS trong các bài dạy
hoá học, nhưng hiệu quả của nó cịn phụ thuộc vào việc sử dụng của GV trong quá trình dạy hố học
a) Sử dụng bài tập hoá học đề hình thành khái niệm hố học
Ngồi việc dùng bài tập hoá học để củng có kiến thức, rèn luyện kỹ năng hoá học cho HS, GV có thể dùng bài tập để tổ chức, điều khiển quá trình nhận thức của HS, hình thành khái niệm mới Trong bài đạy hình thành khái niệm HS phải tiếp
thu, lĩnh hội kiến thức mới mà HS chưa biết hoặc chưa biết chính xác rõ ràng GV
có thể xây dựng, lựa chọn hệ thống bài tập phù hợp để giúp HS hình thành khái
niệm mới một cách vững chắc
b) Sử dụng bài tập thực nghiệm hố học
Trong mục tiêu mơn học có nhấn mạnh đến việc tăng cường rèn luyện kỹ năng hoá học cho HS, trong đó chú trọng đến kỹ năng thí nghiệm hoá học và kỹ năng vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn Bài tập TN là một phương tiện có hiệu quả cao trong việc rèn luyện kỹ năng thực hành, phương pháp làm việc khoa
học, độc lập cho HS GV có thể sử dụng bài tập TN khi nghiên cứu, hình thành kiến
thức mới, khi luyện tập rèn luyện kỹ năng cho HS Khi giải bài tập TN, HS phải
biết vận dụng kiến thức đề giải quyết bằng lý thuyết rồi sau đó tiến hành thí nghiệm
dé kiểm nghiệm tính đúng đắn của những bước giải bằng lý thuyết và rút ra kết luận về cách giải GV cần hướng
dẫn HS các bước giải bài tập TN
* Bước I: Giải lý thuyết Hướng dẫn HS phân tích lý thuyết, xây dựng các
bước giải, dự đoán hiện tượng, kết quả thí nghiệm, lựa chọn hoá chat, dụng cu, dự kiến cách tiến hành
* Bước 2: Tiến hành thí nghiệm Chú trọng đến các kỹ năng:
+ Sứ dụng dụng cụ, hoá chất, lắp thiết bị, thao tác thí nghiệm đảm bảo an toàn, thành công
Trang 33+ Mô tả đầy đủ, đúng hiện tượng thí nghiệm và giải thích đúng các hiện tượng đó
+ Đối chiếu kết quả thí nghiệm với việc giải lý thuyết, rút ra nhận xét, kết luận
Với các dạng bài tập khác nhau thì các hoạt động cụ thể của HS cũng có thé
thay đổi cho phù hợp
©) Sử dụng các bài tập thực tiễn
Theo phương hướng dạy học tích cực GV cần tăng cường sử dụng giúp HS
vận dụng kiến thức hoá học giải quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan đến hố
học Thơng qua việc giải bài tập thực tiễn sẽ làm cho việc học hoá học tăng lên, tạo hứng thú, say mê trong học tập ở HS Các bài tập có liên quan đến kiến thức thực tế cịn có thể dùng dé tạo tình huống có vấn đề trong dạy hoá học Các bài tập này có
thể ở dạng bài tập lý thuyết hoặc bài tập TN
1.244 Sử dụng một số phương pháp dạy học truyền thống theo hướng tích cực
Áp dụng PPDH tích cực khơng có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống Những phương pháp thuyết trình, giảng giải, biểu diễn các phương tiện trực quan minh hoạ cho lời giảng vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học Ta cần kế thừa, phát triển các mặt tích cực trong hệ thống các PPDH đã quen thuộc, đồng thời cũng
cần học hỏi, vận dụng một số PPDH mới, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy và
học để tiến lên một cách vững chắc a) Phương pháp thuyết trình
* Khái niệm: Thuyết trình là PPDH trong đó GV dùng lời nói sinh động của
mình để trình bày tài liệu mới hoặc tổng kết những tri thức mà HS đã thu lượm
được một cách có hệ thống
+ GV phải trình bày chính xác, đảm bảo tính tuần tự logic, rõ ràng, dễ hiểu, lời nói rõ, gọn, sáng súa, giàu hình tượng, chuẩn xác, súc tích
+ Trình bày phải thu hút và duy trì sự chú ý, gây được hứng thú, hướng dẫn tư duy của HS thông qua giọng nói, tốc độ nói, âm lượng thay đồi thích hợp qua cách
đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, kết hợp lời nói và điệu bộ, nét mặt, biết đưa lời
trích dẫn đúng chỗ, đúng lúc
Trang 34+ Trình bày phải đảm bảo cho HS ghi chép được những vấn đề cơ bản, qua đó dạy cho họ biết cách vừa ghi vừa tập trung nghe giảng
+ Thuyết trình cần nâng lên thành thuyết trình nêu vấn đề Trên cơ sở đề xuất những mâu thuẫn đề đưa HS vào tình huống nhận thức, tạo ra những khó khăn và những điều hấp dẫn, lôi cuốn HS cùng với GV tháo gỡ từng vấn đề, HS phải tích cực tư duy, theo dõi bài giảng một cách tích cực, khơng còn thụ động nữa
+ Phối hợp thuyết trình với minh hoạ, sử dụng các phương tiện trực quan để
HS quan sát đối tượng cần nhận thức, kết hợp với vấn đáp thảo luận và thực hành
b) Phương pháp vấn đáp (đàm thoại)
* Khái niệm: Vân đáp là phương pháp hỏi và đáp GV tổ chức cho HS học tập
thông qua sử dụng hệ thống câu hỏi và trả lời Câu hỏi được sắp xép theo một chú đề từ đễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp đề dẫn HS đến mục tiêu là nắm vững
kiến thức, hình thành kỹ năng
- Nghệ thuật đặt câu hỏi của GV: Biết đặt câu hỏi và tăng thêm tính phức tạp,
tính khó khăn của câu trả lời là một trong những thói quen sư phạm quan trọng và
cần thiết Nghệ thuật đặt câu hỏi phải đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Trong tình huống học tập nhất định, GV đặt câu hỏi đòi hỏi HS phải tích cực hoá tài liệu đã được lĩnh hội trước đây, vạch ra ý nghĩa cơ bản của kiến thức đã học
+ Câu hỏi không đơn thuần đòi hỏi HS tái hiện tài liệu đã lĩnh hội mà phải
vận dụng những tri thức đã nắm trước đây đề giải quyết vấn đề mới Song có những
trường hợp câu hỏi đòi hỏi tái hiện trực tiếp tài liệu vẫn cần thiết và đúng lúc + Câu hỏi phải hướng trí tuệ của HS vào ban chất của những sự vật, hiện
tượng phải nghiên cứu, hình thành tư duy biện chứng cho HS
+ Câu hỏi đòi hỏi HS xem xét những sự kiện, hiện tượng trong mối liên hệ với nhau, nhìn nhận hiện tượng, sự vật không theo những thành tố, theo từng bộ phận mà còn theo tính chỉnh thể tồn vẹn của chúng
+ Câu hỏi phải đặt ra theo những quy tắc logic
+ Việc biểu đạt câu hỏi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá
nhân và kinh nghiệm của HS Khối lượng khái niệm trong những câu hỏi của GV không vượt quá khả năng tìm ra câu trả lời đúng của HS
Trang 35+ Câu hỏi phải có nội dung chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, thống nhất, không thể
có hai câu trá lời đều đúng Về hình thức phải gọn gàng, sáng sủa c) Phương pháp nghiên cứu trong dạy học
- Khái niệm vấn đề: Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải
quyết chúng chưa có quy luật sẵn cũng như tri thức, kỹ năng sẵn có chưa đủ giải
quyết mà cịn khó khăn, cản trở phải vượt qua
- Một vấn đề được đặc trưng bởi 3 thành phan:
+ Trạng thái xuất phát: không mong muốn + Trạng thái đích: trạng thái mong muốn
+ Su can trở
- Tinh huống có vấn đề: xuất hiện khi một cá nhân đứng trước một mục đích
muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách
nào, chưa đủ phương tiện (tri thức, kỹ năng .) đề giải quyét
- Dạy học giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở lý thuyết nhận thức Giải quyết vấn
đề có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy và nhận thức của con
nguoi
- Dạy học giải quyết van dé là một quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của HS HS được đặt trong một tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp HS lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức
Khâu quan trọng của PPDH này là tạo tình huống có vấn đề, điều chưa biết là yếu tố trung tâm gây ra sự hứng thú nhận thức, kích thích tư duy, tính tự giác tính
tích cực trong hoạt động nhận thức cúa HS Như vậy, trong dạy học nêu và giải
quyết vấn đề GV đưa HS vào các tình huống có vấn đề rồi giúp HS tự lực giải quyết vấn đề đặt ra Bằng cách đó HS vừa nắm được tri thức mới vừa nắm được phương pháp nhận thức tri thức đó, phát triển được tư duy sáng tạo, HS cịn có được khả năng phát triển vấn đề và vận dụng kiến thức vào tình huống mới
Việc áp dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề cần chú ý lựa chọn hình thức,
mức độ cho phù hợp với khả năng nhận thức của HS và nội dung cu thể của mỗi bài học Dạy học nêu và giải quyết vấn đề có các mức độ như:
Trang 36+ GV nêu vấn đề và tổ chức cho HS tham gia giải quyết van dé + GV nêu vấn đề và gợi ý cho HS đề xuất cách giải quyết vần đề
+ GV cung cáp thông tin, tạo tình huống dé HS phát hiện và giải quyết ván đề +HS tự phát hiện vấn đề tự lực giải quyết vấn đề và đánh giá
Tuy vào trình độ nhận thức của HS mà GV áp dụng ở các mức độ cho phù hợp
1.3 Tổ chức giờ học hoá học bằng sự đa dạng hoá các phương pháp
1.3.1 Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp
Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp có nghĩa là sử dụng một cách hợp lí nhiều phương pháp phương tiện hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong một giờ, một buổi lên lớp hay trong một khoá học, dé dat hiệu qua day hoc cao Day hoc bằng sự đa đạng các phương pháp bao hàm các nội dung sau đây:
- Sứ dụng nhiều PPDH khác nhau: thuyết trình, đàm thoại, trực quan, nghiên
cứu
- Sứ dụng đa dạng các PTDH: thí nghiệm, hình vẽ, mơ hình, sơ đồ, sách giáo
khoa kết hợp hoặc luân phiên lời nói của GV, chữ viết bảng, sơ đồ, hình vẽ, mơ
hình, thí nghiệm .: kết hợp hoặc luân phiên hình ánh với âm thanh trong việc trình bày thơng tin Một điều cần phải chú ý là sử dụng các PTDH một cách tối ưu, đòi
hỏi người GV phải biết lựa chọn những phương tiện thích hợp, với một số lượng
vừa phải để đạt kết quả dạy học cao nhất
- Sử dụng đa dạng các hình thức tổ chức day hoc: dạy trên lớp (học bài mới, ôn tập, luyện tập, kiểm tra), trong phịng thí nghiệm, thảo luận, làm việc theo nhóm, tự học, phụ đạo, tham quan Những hình thức dạy học này nếu biết kết hợp một
cách khéo léo có thê thực hiện ngay trong một tiết lên lớp hay trong một budi học
1.32 Một số căn cứ lựa chọn phương pháp dạy học
Mỗi PPDH chỉ phát huy tác dụng cao nhất khi nó được sử dụng phù hợp với
thực tế dạy học Sau đây là một số căn cứ đề lựa chọn PPDH: - Mục đích dạy học chung và mục tiêu của môn học
- Đặc trưng của môn học - Nội dung dạy học
- Đặc điểm lứa tuổi và trình độ HS
- Điều kiện cơ sở vat chat (phòng ốc và trang thiết bị)
Trang 37- Thời gian cho phép và thời điểm dạy học
- Trinh d6 va nang luc cua GV
- Thế mạnh và hạn chế của mỗi phương pháp Có thể trình bày tóm tắt trong sơ đồ sau
NỘI DUNG
Cm) “”
ĐẶC ĐIỂM LỰA CHỌN LỨA TUỔI,TRÌN PHƯƠNG PHÁP
ĐỘ HS DẠY HỌC
HÍCH HỢP
1.3.3 Tác dụng của dạy học bằng sự đa dạng hoá các phương pháp
- Sử dụng PPDH thích hợp với từng hoàn cánh cụ thê sẽ phát huy những mặt mạnh khắc phục mặt yếu của mỗi phương pháp Chúng ta đều biết rằng mỗi một phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng, khơng có phương pháp nào là
vạn năng HS sẽ có điều kiện tiếp thu bài một cách thuận lợi khi GV lựa chọn đúng
PPDH thích hợp với tiến trình bài giảng
- Mỗi khi thay đổi PPDH là đã thay đổi cách thức hoạt động tư duy của HS, thay đổi sự tác động vào các giác quan, giúp cho các em hứng thú hơn trong hoạt động học
- Mỗi HS khác nhau thích ứng với những PPDH khác nhau Sử dụng đa dạng các phương pháp sẽ tạo điều kiện thích ứng cao nhất giữa phương pháp dạy của thầy với phương pháp học của trò, tạo sự tương tác tốt nhất giữa thầy với cả lớp Những dạng HS khác nhau sẽ lần lượt tìm thấy các tình huống có lợi trong các dạng hoạt động thích hợp với bản thân
- Mỗi lần thay đổi phương pháp là một lần GV đã tạo ra “cái mới”, nhờ thé
sẽ tránh được sự đơn điệu nhàm chán
Trang 38tích cực hơn
- Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp góp phần đáng kẻ trong việc nâng cao hiệu quá day hoc, HS tiếp thu bài tốt hơn sẽ thêm u mến mơn học, tình cảm thầy trò ngày càng gắn bó
- Trong xu hướng đổi mới PPDH nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả bài lên lớp hiện nay, dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp có rất nhiều ích lợi với
cả thầy và trò Tuy nhiên để đạt được thành công cần phải mạnh dạn làm thử và rút
kinh nghiệm Người thầy khi dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp sẽ phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm, sẽ không ngừng tự
1.4 Bài học- hệ toàn vẹn đa cấu trúc
1.41 Khái niệm
Trong thực tiễn dạy học, bài học có nhiều tên gọi: bài lên lớp, tiết học, gid hoc
Bài học là hình thức dạy học cơ bản chính yếu ở trường trung học Nó là một quá trình dạy học sơ đăng, trọn vẹn
Bài học có thời lượng xác định, sỉ số giới hạn tập hợp thành lớp những học sinh cùng độ tuổi, cùng trình độ học lực trung bình Ở đây dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên, học sinh trực tiếp lĩnh hội một đoạn trọn vẹn của nội dung
trí dục của mơn học
1.42 Bài học hệ toàn vẹn
1.4.2.1 Ba thành tố cơ bản của bài học
Bài học dù thuộc loại bài gì, dù của môn học nào, bao giờ cũng gồm 3
thành tổ cơ bản: đó là mục đích, nội dung, và phương pháp của bài học Chúng gắn
bó chặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhau làm cho bài học là một hệ toàn vẹn
1.4.2.2 Mục đích của bài học
Đây là yếu tô xuất phát của bài học Nó bao gồm 3 mục đích thành phần gan bó chặt chẽ với nhau, thâm nhập vào nhau và bồ sung cho nhau
Trang 39b) Muc dich phat triển: Trên cơ sở của việc lĩnh hội nội dung khoa học
của bài lên lớp, giúp học sinh phát triền những năng lực và năng lực hành động c) Mục đích giáo dục: Hình thành thê giới quan đạo đức và hành vi văn minh trên cơ sở của bài học
Mục đích là mơ hình tư duy của kết quả dự kiến Do đó trong trường hợp lí
tưởng ta coi như đồng nhất kết quả của bài học với mục đích của nó
Kết quả tích hợp của bài học chính là kết quả lĩnh hội của trò khi kết thúc
bài học: nó cũng chính là mục đích dạy học đã được thực hiện Các nhà tâm lí dạy
học nêu lên 4 trình độ lĩnh hội:
Ki - trình độ tìm hiểu,
K; - trình độ tái hiện,
K: - trình độ kĩ năng,
K¿ - trình độ biến hóa
1.4.2.3 Mục đích dạy học của bài học
Mục đích dạy học quyết định nội dung của baih học Nội dung trí dục của bài học có thể bao gồm bốn kiều nội dung bộ phận như sau:
Na - kiến thức lí thuyết về thế giới, Ng - ki nang, ki xao hanh động cu thé, Nc - kinh nghiệm hoạt động sáng tạo, Np - hé thống những quy phạm đạo đức 1.4.2.4 Phuong phap day hoc cia bai hoc
Phương pháp phụ thuộc vào cả mục đích lẫn nội dung Ở đây khái niệm phương pháp được hiểu theo nghĩa rộng Nó bao gồm 3 thành phần như sau:
a) Phương pháp dạy học theo nghĩa hẹp tức là hành động dạy của thầy và hành động học của trò trong sự phối hợp thống nhất
b) Phương tiện dạy học được đưa vào sử dụng trong bài học
c) Hình thức tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong bài học 1.43 Bài học hệ đa cấu trúc
Trang 40° Tuy nhiên ta phải hiểu rằng bài học là một hệ đa cấu trúc Cấu trúc
của bài học là tổ hợp ba thành tó, ln ln tương tác với nhau và tạo nên tính tồn vẹn của bài học
° Bài học hệ đa cấu trúc: Nó là sự thống nhất của những mặt cấu trúc
sau:
- Trước hết đó là cấu trúc của mục đích dạy học cúa bài hoc - Thứ hai là cấu trúc logic của nội dung trí dục của bài học
- Thứ ba là cầu trúc quy trình các bước của bài học, ta có thể gọi là cấu trúc các bước công nghệ của bài học
- Thứ tư là cầu trúc về phương pháp dạy học của bài học 1.5 Thực trạng của việc dạy và học mơn hóa học ở trường THPT
1.51 Mục đích điều tra
- Tìm hiểu đánh giá thực trạng của việc thiết kế một giáo án giảng dạy trong trường THPT và coi đó là căn cứ đề xác định phương hướng biện pháp và nhiệm vụ tiếp theo của đề tài Qua điều tra để có cơ sở nhận định và đánh giá thực trạng dạy và học hóa học trong chương trình phổ thơng Từ đó bổ sung vào một số nhận định đánh giá đã được nêu ra trước đây và thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học
qua các kì tổng kết của sở giáo dục, các tài liệu sách báo
- Để có cơ sở phân tích các phương pháp dạy học được giáo viên sử dụng trong các giờ dạy hóa học ở phổ thông, việc tổ chức dạy học của giáo viên và việc hoạt động của học sinh trong giờ học Đặc biệt đề nghiên cứu xem quy trình quy trình đề thiết kế một giáo án giảng đạy
Lấy ý kiến của giáo viên về thực trạng dạy và học
1.52 Đấi tượng và phương pháp điều tra
1.5.2.1 Đối tượng
+ Các giáo viên trực tiếp đạy ở các trường phô thông
+ Các giáo viên dạy bộ mơn Hóa ở các trường phô thông trung học
+ Các cán bộ quán lí một số trường PTTH
+ Các em học sinh THPT 1.5.2.2 Phương pháp điều tra
+ Gặp gỡ trao đổi trực tiếp với các giáo viên, cán bộ quản lí