Giới thiệu SLOPEW theo cách trình bầy thứ tự từng bước tínhtoán một bài toán ổn định mái đốc đơn giản. Bằng cách thực hiện từng bước ta có thể định dạng được bài toán, tính hệ số an toàn và xem kết quả. Sau khithực hành bài toán này, ta có thể hiểu nhanh chóng toàn cục mọi chức năng vàcách sử dụng SLOPEW
Trang 1Bài toán ví dụ 3-2
Định dạng bài toán 3-2
Đặt vùng làm việc 3-3
Đặt tỷ lệ 3-3
Đặt kích thước lưới các điểm 3-4 Lưu giữ bài toán 3-5
vẽ bài toán 3-6 Xác định phương pháp tính toán 3-8 Xác định các phương án tính toán 3-9 Xác định tính chất của đất 3-9
Vẽ các đường 3-11
Vẽ đường đo áp 3-13
Vẽ bán kính mặt trượt 3-15
Vẽ lưới các mặt trượt 3-16 Xem những mục cần thiết 3-18
Vẽ trục 3-19 Hiển thị tính chất của đất 3-21
Điền tên và nh∙n đất 3-24 nh∙n định dạng bài toán 3-27 Kiểm tra bài toán 3-30 Ghi bài toán 3-31
Giải bài toán 3-31
Bắt đầu giải 3-32 Thoát khỏi SOLVE 3-33
Xem kết quả 3-33
Vẽ các mặt trượt không phải mặt trượt nhỏ nhất 3-34 xem Phương pháp tính toán 3-35 Xem các lực tác động vào một dải 3-36
Vẽ đường đẳng hệ số an toàn 3-38
điền trị số đường đẳng hệ số an toàn 3-39
Vẽ đồ thị thể hiện kết quả 3-40
In hình vẽ 3-43
Sử dụng các chức năng nâng cao của SLOPE/W 3-44
Đưa vào phương pháp tính toán chi tiết 3-44 Tính toán tần suất 3-45 Nhập một ảnh 3-54
Trang 2Bài toán ví dụ
Chương này giới thiệu SLOPE/W theo cách trình bầy thứ tự từng bước tính toán một bài toán ổn định mái đốc đơn giản Bằng cách thực hiện từng bước
ta có thể định dạng được bài toán, tính hệ số an toàn và xem kết quả Sau khi thực hành bài toán này, ta có thể hiểu nhanh chóng toàn cục mọi chức năng và cách sử dụng SLOPE/W
Hình 3.1 trình bầy sơ đồ của một bài toán ổn định mái Mục đích là tính được
hệ số an toàn nhỏ nhất và xác định được vị trí của mặt trượt tới hạn
Mái dốc này cắt vào 2 loại vật liệu với mái 2 : 1 (ngang : đứng) Lớp trên dầy 5m Tổng chiều cao của mái là 10m Đá gốc nằm sâu 4m kể từ chân dốc áp lực kẽ rỗng hiển thị bằng đường đo áp ở hình 3.1 Các thông số về độ bền của
• Nháy kép vào nút define ở cửa sổ SLOPE/W
Khi cửa sổ define xuất hiện, nhấn vào nút Maximize ở góc phải phía trên của cửa sổ define để cửa sổ define mở rộng ra toàn bộ màn hình để có đủ không gian định dạng bài toán
Ghi chú: Giả sử bạn đã quen với kiến thức cơ bản về môi trường của Windows bạn có thể làm như trên Nếu bạn chưa quen thì trước hết bạn hãy học
Trang 3rồi mới học sử dụng SLOPE/W Sách hướng dẫn sử dụng SLOPE/W không hướng dẫn sử dụng Windows cho nên bạn cần tìm ở các tài liệu khác
Đặt vùng làm việc
Vùng làm việc là khoảng không gian để định dạng bài toán Vùng làm việc có thể nhỏ hơn, bằng hay lớn hơn trang in Nếu vùng làm việc lớn hơn trang in thì bài toán sẽ được in thành nhiều trang khi hệ số thu phóng bằng 1 hoặc lớn hơn 1 Vùng làm việc cần bố trí sao cho bạn làm việc ở một tỷ lệ thích hợp
Đối với ví dụ này, vùng làm việc thích hợp là rộng 260mm và cao 200mm
ắ Cách đặt kích thước vùng làm việc:
1 Chọn Page ở Menu Set Hộp hội thoại Page sẽ xuất hiện như sau:
Hộp Print Page xuất hiện và hiển thị loại máy in đã chọn và kích thước cho một trang in Các thông tin này giúp bạn định dạng vùng làm việc để in ra chuẩn nhất
ở hình vẽ 3.1 mái dốc cao 14m và dài khoảng 40m Góc trái bên dưới sẽ được
vẽ ở (0,0) Phần mở rộng thêm cần lớn hơn kích thước của hình vẽ để tạo thành lề xung quanh hình vẽ Ban đầu ta chọn từ - 4 đến 40m cả 2 hướng Khi phần mở rộng đã lựa chọn thì DEFINE sẽ tính ra tỷ lệ gần đúng Sau đó có thể
Trang 4ắ Cách đặt tỷ lệ:
1 Chọn Set Scale ở menu của DEFINE Hộp hội thoại Scale sẽ xuất hiện:
2 Chọn meters ở hộp Engineering Units
3 Gõ các trị số sau vào hộp Problem Extents
Minimum x : - 4 Minimum y : - 4 Maximum x : 40 Maximum y : 40
ở Horz.1: Scale sẽ chuyển thành 169.23 và Vert.1: Scale thành 220 Chúng ta không muốn dùng tỷ lệ lẻ này Tỷ lệ chẵn 1: 80 ở cả hai hướng có thể chấp nhận được đối với bài toán này
4 Gõ 200 vào hộp Horz.1: và 200 vào hộp Vert.1:
Maximum x sẽ chuyển sang 48 và Maximum y sẽ chuyển sang 36 Điều đó
có nghĩa là ở tỷ lệ 1:200, kích thước cho phép hướng x từ - 4 đến 48m và theo hướng y từ - 4 đến 36m đối với vùng làm việc 260mm x 200mm
5 Chọn OK
Vì bài toán được định dạng bằng mét và kN, nên dung trọng của nước bắt buộc phải là 9,807 kN/m3 và là trị số mặc định khi kích thước tính bằng mét
Trang 51 Chọn Grid ở menu Set Hộp hội thoại Grid xuất hiện như sau:
2 Gõ 1 vào ô X trong hộp Grid Spacing:
3 Gõ 1 vào ô Y
Khoảng cách thực tế giữa các điểm lưới ở trên màn hình vào khoảng 5mm Trị số này được hiển thị ở hộp Actual Grid Spacing
4 Đánh dấu vào Display Grid
5 Đánh dấu vào Snap to Grid
6 Chọn OK
Lưới các điểm sẽ hiển thị ở cửa sổ DEFINE Khi di chuyển con trỏ trong cửa
sổ này, toạ độ của điểm gần nhất (đơn vị thực tế) sẽ biểu thị ở thanh trạng thái
Lưu giữ bài toán
Dữ liệu định dạng bài toán phải được ghi lại thành một file để cho các chương trình SOLVE và CONTOUR có thể lấy được dữ liệu để giải bài toán và biểu thị kết quả
Dữ liệu có thể được ghi vào bất cứ lúc nào trong khi định dạng bài toán Nên ghi thường xuyên trong khi định dạng
ắ Cách ghi dữ liệu thành một file:
1 Chọn Save ở menu có tên File Hộp hội thoại xuất hiện như sau:
Trang 62 Gõ tên file vào hộp File name Ví dụ là LEARN
3 Chọn Save Dữ liệu sẽ được ghi thành file tên là LEARN SLP Khi đã ghi xong, tên file sẽ hiển thị ở cửa sổ DEFINE
Tên file có thể có cả tên ổ đĩa và tên đường dẫn Nếu bạn không gõ tên
đường dẫn thì file sẽ được ghi vào thư mục hiển thị ở cửa sổ Save in Tên file có phần mở rộng là SLP và SLOPE/W sẽ tự động ghi vào nếu bạn không gõ tên phần mở rộng
Từ lần sau nếu bạn chọn Save thì file sẽ tự động ghi vào theo tên cũ vì tên cũ
đã được đưa vào từ trước
Khi thay đổi một file mà vẫn muốn giữ nội dung cũ thì tốt nhất là ghi ra một tên file khác
ắ Cách ghi dữ liệu thành một file có tên khác:
1 Chọn Save as Hộp hội thoại hiện ra như trong cách ghi dữ liệu đã giới thiệu ở trên
2 Gõ vào tên mới của file
Nếu tên mới của file đã có từ trước trong thư mục thì máy sẽ hỏi xem bạn có muốn thay thế file đã có hay không Nếu bạn chọn No bạn sẽ phải gõ lại tên file Nếu bạn chọn yes thì file đã có sẽ bị mất do bị ghi
Trang 72 Chọn Lines ở thanh lệnh Sketch Con trỏ sẽ chuyển từ dạng mũi tên sang dạng chữ thập và thanh Status (trạng thái) sẽ hiển thị cho biết chế
độ hiện tại đang ở “Sketch Lines"
3 Chuyển con trỏ đến gần điểm (0,14) như hiển thị ở thanh Trạng thái ở phía đáy cửa sổ và bấm trái chuột Con trỏ sẽ "bắt" vào điểm (0,14) của lưới Khi bạn di chuyển chuột, đường thẳng sẽ được vẽ từ điểm (0,14)
đến vị trí mới của con trỏ
Vị trí con trỏ (đơn vị hiện tại) luôn hiện ra ở thanh Trạng thái và luôn thay đổi khi bạn thay đổi vị trí con trỏ
4 Chuyển con trỏ đến vị trí gần điểm (10,14) và bấm trái chuột
Đường thẳng sẽ được vẽ từ điểm (0,14) đến điểm (10,14)
5 Di chuyển con trỏ đến gần điểm (30,4) và bấm trái chuột Đường thẳng
13 Chuyển con trỏ đến gần điểm (20,9) và bấm trái chuột Đường thẳng sẽ
được vẽ từ điểm (0,9) đến điểm (20,9) là ranh giới giữa lớp đất trên và lớp đất dưới
14 Bấm phím phải chuột để kết thúc vẽ đường thẳng Con trỏ sẽ chuyển từ dạng chữ thập thành mũi tên Bạn đã trở lại mode "Work"
15 ở thanh công cụ Zoom, bấm vào nút "Zoom Objects" bên trái chuột Hình vẽ sẽ được mở rộng và các đường thẳng bạn vừa vẽ hiện trên cửa
sổ DEFINE
Sau khi bạn đã thực hiện xong các bước trên, màn hình sẽ như sau:
Trang 8Xác định phương pháp tính toán
ắ Cách xác định phương pháp tính:
1 Chọn Analysis Method từ menu lệnh KeyIn Hộp hội thoại sau hiện ra:
2 Chọn Bishop (With Ordinary và Janbu) (đây là mặc định)
3 Chọn OK
Trang 9Xác định các phương án tính toán
ắ Cách xác định phương án tính toán:
1 Chọn Analysis Control ở menu lệnh KeyIn Hộp hội thoại sau hiện ra:
2 Chọn các phương án tính mà trị số mặc định ở hộp KeyIn Analysis Control như sau:
• Không tính toán tần suất (Không đánh dấu vào mục Apply Probabilistic Analysis)
• Những thông tin hội tụ mặc định sẽ được sử dụng
• Hướng chuyển dịch của mặt trượt từ trái sang phải (Trong phần Direction of Movement, đánh dấu vào mục Left to Right)
• Bán kính trượt ( Grid and Radius) sẽ được chọn ở Slip Surface để xác
định mặt trượt bằng cách vẽ một lưới các tâm trượt và bán kính
• Chọn Piezometric Lines/ Ru ở Pore-Water Pressure
• Không có vùng nứt do kéo (chọn (none) ở mục Specify của hộp Tension Crack)
3 Chọn OK
Xác định tính chất của đất
Tính chất của đất của bài toán liệt kê trong Bảng 3.1 Tính chất của đất phải
được xác định cho 3 loại đất
ắ Cách xác định tính chất của đất:
Trang 102 Gõ 1 vào hộp soạn thảo Soil để thể hiện rằng đang xác định lớp đất thứ nhất
3 ấn Tab hai lần để chuyển sang hộp Description (Cột Strength Model không cần chọn, vì trị số mặc định là mô hình Mohr - Côlông)
4 Gõ Upper Soil Layer (lớp đất trên) vào hộp Description
5 Gõ 15 vào hộp Unit Weight
6 Gõ 5 vào hộp Cohesion
7 Gõ 20 vào hộp Phi
8 Chọn Copy Các trị số trong hộp soạn thảo sẽ được chuyển vào hộp danh sách ở trên
9 Lặp lại các bước từ 2 đến 8 đối với loại đất 2, dùng Lower Soil Layer (lớp dưới) ở Description, gõ 18 đối với Unit Weight, gõ 10 đối với Cohesion và gõ 25 đối với Phi
10 Gõ 3 vào hộp soạn thảo Soil
11 Bấm chuột vào mũi tên chỉ xuống ở Strength Model của hộp soạn thảo
và chọn Bedrock (đá gốc) Phần Description đặt là Bedrock và Unit Weight chuyển thành - 1
12 Chọn Copy để copy tính chất của đá gốc vào hộp danh sách Hộp danh sách bây giờ trông như là hộp hội thoại biểu thị ở trên
13 Chọn OK
Trang 111 Chọn Lines ở menu lệnh Draw Hộp hội thoại sau sẽ xuất hiện:
2 Chọn 1 ở hộp Line # để vẽ đường 1 ( đây là trị số mặc định)
3 Chọn phím Draw Con trỏ sẽ chuyển từ dạng mũi tên sang dạng chữ thập và thanh trạng thái sẽ hiển thị rằng chế độ hiện tại là Draw Lines (Vẽ đường)
4 Chuyển con trỏ đến gần điểm (0,14) và bấm trái chuột (toạ độ 0,14 sẽ hiện ra ở thanh trạng thái (status) trước khi bạn bấm) Con trỏ sẽ "bắt" vào điểm (0,14) của lưới và tạo nên một điểm điểm 1 Khi bạn di chuyển con trỏ, một đoạn thẳng sẽ được vẽ từ điểm (0,14) đến vị trí mới của con trỏ
5 Chuyển con trỏ đến đỉnh của dốc (điểm 10,14) và bấm trái chuột Con trỏ sẽ "bắt" vào điểm (10,14) và một điểm mới sẽ được tạo ra (điểm 2)
và một đường mầu đỏ sẽ được vẽ từ điểm 1 đến điểm 2
6 Chuyển con trỏ dọc theo mái dốc đến điểm giữa hai loại đất (20,9) và bấm chuột trái Con trỏ sẽ "bắt" vào điểm (20,9) của lưới và một điểm mới sẽ được tạo nên (điểm 3) và một đoạn thẳng mầu đỏ được vẽ từ
điểm 2 đến điểm 3
7 Chuyển con trỏ đến gần chân mái dốc (30,4) và bấm trái chuột
8 Chuyển con trỏ đến lề phải của hình vẽ, gần điểm (40,4) và bấm trái chuột Sau đó bấm phải chuột (hoặc nhấn phím ESC) để kết thúc vẽ
Trang 129 Bấm vào mũi tên chỉ xuống ở dòng Line # Danh sách các đường (mỗi
đường cho mỗi lớp đất đã định dạng) sẽ xuất hiện như sau:
10 Chọn vào số 2 ở hộp danh sách Sau đó chọn phím Draw để vẽ đường 2 Con trỏ sẽ chuyển từ dạng mũi tên sang dạng chữ thập và thanh trạng thái (Status) sẽ chỉ ra rằng "Draw Lines" là chế độ hiện tại
11 Chuyển con trỏ về phía trái gần điểm giữa lớp trên và lớp dưới (0,9) và bấm trái chuột
12 Bấm trái chuột gần điểm 3 (20,9) (Con trỏ "bắt" vào điểm 3 thay vì tạo thành điểm mới ở (20,9) vì điểm 3 đã có rồi) Sau đó bấm phải chuột để kết thúc vẽ đường 2
Vì điểm cuối đường 2 (điểm 3) nằm ở giữa đường đã vẽ trước (đường 1) nên SLOPE/W sẽ tạo nên đoạn còn lại của đường 2 dọc theo đường 1 từ
điểm 3 đến điểm 5 Đường 2 đã vẽ xuất hiện là đường mầu đỏ và hộp
"Draw Lines" lại xuất hiện
13 Bấm vào mũi tên chỉ xuống ở bên phải mục Line # và chọn số 3
14 Chọn OK để bắt đầu vẽ đường 3 Lớp đất 1 sẽ được tô mầu vàng Con trỏ sẽ chuyển từ dạng mũi tên sang chữ thập và thanh trạng thái (Status) chỉ ra rằng "Draw Lines" là chế độ hiện tại
15 Chuyển con trỏ xuống góc trái phía dưới gần điểm giữa lớp đất dưới và
đá gốc (0,0) và bấm trái chuột
16 Chuyển con trỏ sang góc phải phía dưới gần điểm giữa lớp đất dưới và
đá gốc (40,0) và bấm trái chuột Sau đó bấm phải chuột để kết thúc vẽ
đường 3
17 Chọn Done ở hộp "Draw Lines" để kết thúc vẽ các đường Lớp đất 2 sẽ
được tô mầu xanh nhạt
Trang 13Sau khi hoàn thành các bước trên, màn hình sẽ như sau:
Vẽ đường đo áp
áp lực kẽ rỗng ở cả lớp đất 1 và 2 được xác định bằng một đường đo áp
ắ Cách vẽ đường đo áp:
1 Nếu bạn đã tắt lưới các điểm thì bạn chọn Snap Grid ở thanh công cụ Grid
2 Chọn Pore Water Pressure ở menu "Draw" hộp sau đây sẽ xuất hiện:
Trang 143 Chọn 1 ở hộp danh sách Piez Line # để vẽ 1 đường đo áp (đây là giá trị mặc định)
4 Chọn Soil 1 (đất lớp trên) và Soil 2 (đất lớp dưới) ở hộp Apply To Soil
để vẽ đường đo áp cho lớp đất 1 và 2
5 Chọn Draw Con trỏ sẽ chuyển từ mũi tên sang chữ thập và ở thanh trạng thái (Status) sẽ chỉ thị rằng "Draw P.W.P" là chế độ hiện tại
6 Chuyển con trỏ đến gần điểm (0,11) (bên trái hình vẽ) và bấm trái chuột Con trỏ sẽ "bắt" vào điểm (0,11) của lưới và một điểm mới được tạo nên (điểm 9) Khi bạn di chuyển con trỏ thì một đường chấm chấm
sẽ vẽ từ điểm 9 đến vị trí mới của con trỏ
7 Chuyển con trỏ đến gần điểm (15,8) và bấm trái chuột Con trỏ sẽ "bắt" vào điểm (15,8) của lưới và một điểm mới (điểm 10) sẽ được tạo nên và một đường chấm mầu đỏ sẽ được vẽ từ điểm 9 đến điểm 10
8 Chuyển con trỏ đến gần (30,3) và bấm trái chuột
9 Chuyển con trỏ đến gần (40,3) và bấm trái chuột Sau đó bấm phải chuột để kết thúc vẽ đường đo áp cho đất 1 và 2
Hộp Draw Piez Lines sẽ lại xuất hiện
10 Chọn Done ở hộp Draw Piez Lines để kết thúc vẽ đường đo áp
Vì mặt trượt không đi vào đá gốc nên không cần thiết phải xác định
đường đo áp đối với đá gốc
Sau khi hoàn thành các bước trên, màn hình trông như hình vẽ sau :
Trang 15Vẽ bán kính mặt trượt
Để khống chế vị trí của các mặt trượt cần phải xác định các đường hay các
điểm dùng để tính các bán kính trượt
ắ Để vẽ các bán kính:
1 Nếu bạn tắt các lưới điểm thì bấm vào Snap To Grid ở thanh công cụ Grid
2 Chọn Slip Surface ở menu "Draw" Menu "Slip Surface" sẽ xuất hiện
Chọn Radius ở menu "Slip Surface" Con trỏ sẽ chuyển từ mũi tên sang chữ thập và thanh Status sẽ chỉ thị rằng "Draw Slip Surface Radius" là mode hiện tại
3 Chuyển con trỏ đến gần điểm lưới (15,4) và bấm trái chuột Con trỏ sẽ "bắt" vào điểm lưới ở (15,4) và một điểm được tạo nên (điểm 13) Khi bạn chuyển con trỏ, một đường sẽ được vẽ từ điểm 13 đến vị trí mới của con trỏ
4 Chuyển con trỏ đến gần (15,2) và bấm trái chuột Con trỏ sẽ bắt vào điểm (15,2) của lưới và một điểm mới sẽ được tạo nên (điểm 14) và một đường
đỏ sẽ được vẽ từ điểm 13 đến điểm 14
5 Chuyển con trỏ đến gần (29,2) và bấm trái chuột
6 Chuyển con trỏ đến gần (29,4) và bấm trái chuột
Vùng mà bán kính trượt sẽ được vẽ nên sẽ được định ra
Hộp Draw Slip Surface Radius sẽ xuất hiện:
7 Chấp nhận trị số mặc định là 2 đối với # of Radius Increment (số gia bán kính)
8 Chọn OK để tạo nên các đường bán kính
Ba đường thẳng hiển thị ở cửa sổ DEFINE và SOLVE của SLOPE/W sẽ xác định các cung trượt tiếp tuyến với các đường này
Trang 16Sau khi các bước trên được hoàn thành, màn hình trông như sau:
Vẽ lưới các mặt trượt
Phải xác định được một lưới các tâm trượt để liệt kê và khống chế vị trí các mặt trượt
ắ Vẽ lưới các tâm trượt:
1 Nếu bạn tắt các lưới nền thì hãy bấm nút "Snap to Grid" ở thanh công cụ Grid
2 Chọn Slip Surface ở menu "Draw" Menu " Slip Surface" sẽ xuất hiện
Chọn Grid ở menu " Slip Surface" Con trỏ sẽ chuyển từ mũi tên sang dạng chữ thập và thanh Status sẽ chỉ thị rằng "Draw Slip Surface Grid"
đang là chế độ hiện tại
3 Chuyển con trỏ gần (23, 25) và bấm trái chuột (Bạn có thể cuộn cửa sổ để chuyển đến vị trí này) Con trỏ sẽ "bắt" vào điểm lưới ở (23,25) và một điểm mới được tạo nên (điểm 17) Khi bạn di chuyển con trỏ thì một đường thẳng sẽ
được vẽ từ điểm 17 đến vị trí mới của con trỏ
4 Chuyển con trỏ đến gần (22,19) và bấm trái chuột Con trỏ sẽ "bắt" vào điểm lưới ở (22,19) và một điểm mới được tạo nên (điểm 18) Khi bạn di chuyển con trỏ, một hình bình hành sẽ được vẽ qua điểm 17, điểm 18 và
vị trí mới của con trỏ
5 Chuyển con trỏ gần (26,19) và bấm trái chuột Một hình bình hành được vẽ từ
điểm 17 qua 18 và 19 Vùng mà các tâm trượt nằm trong đó sẽ hiện lên Cửa
sổ "Draw Slip Surface Grid" sẽ xuất hiện:
Trang 17Trị số ở trong # of Increment (gia tăng bán kính) biểu thị số điểm chia theo phương ngang và theo phương đứng của vùng tâm trượt
6 Gõ 2 vào hộp X
7 Gõ 3 vào hộp Y
8 Chọn OK hoặc Apply để xác định lưới tâm trượt
Lưới 12 điểm tâm trượt hiển thị ở cửa sổ DEFiNE
Chương trình SLOVE của SLOPE/W sẽ xác định các cung trượt dựa vào các tâm trượt này
Sau khi bạn đã thực hiện xong các bước trên đây, màn hình của bạn trông giống như hình sau :
Trang 18Xem những mục cần thiết
Có thể không cần hiện các điểm và số hiệu các điểm ở trong cửa sổ DEFINE nữa khi công việc đã hoàn thành
ắ Cách tắt các điểm và số hiệu điểm:
1 Chọn Preferences ở menu "View" Hộp hội thoại sau xuất hiện:
2 Tắt ở hộp "Points" sẽ không hiện một điểm nào trong bản vẽ
3 Tắt ở hộp "Points và Line Number" để không hiện lên số đường hoặc số
điểm ở bản vẽ
4 Chọn OK
Trang 19Hình vẽ bài toán không có điểm, số hiện điểm và đường được vẽ như sau
Ghi chú : Bạn cũng có thể chọn "View Preferences" bằng cách nhấn chuột vào các biểu tượng ở thanh công cụ "View Preferences" Bạn có thể xem chức năng của các biểu tượng này bằng cách đặt con trỏ vào biểu tượng đó Một dòng hướng dẫn sẽ xuất hiện trong vài giây và một dòng mô tả sẽ hiển thị ở thanh Status ở dưới cửa sổ
Vẽ trục
Vẽ trục vào hình vẽ sẽ giúp ích cho việc xem và biên dịch bản vẽ sau khi được
in ra
ắ Vẽ trục:
1 Nếu bạn tắt bắt điểm ở lưới nền, hãy bấm vào "Snap to Grid" ở thanh công
cụ "Grid" để có thể xác định được vùng bố trí trục cân đối về không gian
2 Chọn axes ở menu "Sketch" Hộp sau đây sẽ xuất hiện:
Trang 203 Bấm vào Left Axis, Bottom Axis và Axis Numbers ở hộp "Display" Tắt Top Axis và Right Axis
Làm như vậy thì trục X sẽ được vẽ ở cạnh đáy và trục Y sẽ được vẽ ở phía trái
4 Chọn OK Con trỏ sẽ chuyển từ mũi tên sang chữ thập và thanh Status
sẽ chỉ rằng "Sketch Axes" đang là mode hiện tại
5 Chuyển con trỏ đến gần vị trí (0,0) Giữ chuột phím trái và di chuyển con trỏ, một hình chữ nhật sẽ xuất hiện
6 "Kéo" con trỏ đến gần (40,25) và thả trái chuột ra
Trục x và trục y được vẽ lên trong miền đã chọn
Sau khi các bước trên hoàn thành, màn hình trông như sau:
Trang 21Nếu muốn thay đổi trị số ghi trên trục, vào menu "Set" và chọn Axes Xem thêm phần tài liệu của DEFINE để biết thêm về lệnh Set Axes
Hiển thị tính chất của đất
Bây giờ việc định dạng bài toán đã xong, bạn có thể kiểm tra tính chất của đất
để tin chắc rằng đã đưa vào chính xác Lệnh View Soil Properties cho phép bạn chọn bằng hình ảnh một vùng hay một đường để xem tính chất của đất Bạn cũng có thể hiển thị danh sách các tính chất của các loại đất và có thể in hoặc sao chép vào Clipboard của Windows để chuyển sang các phần mềm khác
ắ Xem tính chất của đất
1 Vào menu "View", chọn Soil Properties Con trỏ sẽ chuyển từ mũi tên sang dạng chữ thập và thanh Status chỉ rằng "View Soil Properties" là mode hiện tại Hộp thoại sau sẽ xuất hiện:
Trang 222 Chuyển con trỏ gần điểm (5,11) (hoặc chỗ nào tuỳ ý bên trong Soil 1 (đất 1) hoặc ở đường Soil Line 1 (đường đất 1) và bấm chuột trái Đất này đã
được chọn bằng các đường gạch chéo và các đường và các điểm sẽ sáng lên Tính chất đất của đất 1 hiển thị trong một hộp đối thoại như sau:
Hộp hội thoại thống kê tên hiệu đất, mô tả đất, mô hình biến dạng và các tính chất đối với mô hình đất này, đường đo áp hoặc trị số ru của đất
5 Để xem danh sách toàn bộ tính chất trong hộp hội thoại, chọn All Soil Loại đất đã chọn sẽ được thay thế bằng một hộp hội thoại trong đó hiển thị toàn bộ tính chất của các loại đất như sau :
Trang 236 Nếu muốn Copy tất cả các tính chất của đất vào Clipboard của Windows, nhấn nút "Copy" Toàn bộ sẽ đ−ợc sao vào Clipboard và bạn
có thể "dán" vào các phần mềm khác của Windows
7 Muốn in toàn bộ tính chất, chọn Print Hộp hội thoại sau xẽ xuất hiện:
Trang 249 Chọn Done hoặc nhấn phải chuột để kết thúc việc xem tính chất đất
Điền tên và nh∙n đất
Bạn không những xem tính chất đất mà bạn còn phải ghi tính chất đất bằng chữ lên hình vẽ để khi in ra bạn có thể xem khi cần thiết Trong thí dụ này chúng ta chỉ đơn giản điền tên đất bằng chữ lên để xác định mỗi loại đất khác nhau
ắ Đề tên nh∙n đất:
1 Vào menu "Sketch", chọn Text Hộp sau đây sẽ xuất hiện:
2 Chọn Soil ở phía trên của hộp thoại Bảng tính chất đất hiển thị trong hộp thoại:
Trang 253 ở cửa sổ SLOPE/W, di chuyển con trỏ vào bên trong lớp đất trên (Chú
ý rằng con trỏ sẽ chuyển thành mũi tên đen khi nằm bên trong một lớp
đất.) Bấm trái chuột gần điểm (2,11) để chọn đất 1 (Soil 1) Lớp đất này
sẽ được đánh dấu bằng gạch chéo và các đường, điểm sáng lên Tính chất đất 1 (Soil 1) hiển thị ở hộp:
Theo mặc định, toàn bộ tính chất đất đã được đánh dấu trong danh sách của "Soil Properties"
4 Vì chỉ muốn ghi mô tả loại đất nên ta xoá tất cả các đánh dấu ở trong danh sách Soil Properties trừ Description Bạn có thể phải cuộn màn hình để làm việc này
5 Chọn Description ở hộp Soil Properties và mô tả sẽ xuất hiện ở hộp Title Nhấn kép trái chuột vào hộp Title và nhấn phím Delete để xoá dòng chữ mô tả
Kết thúc hai bước trên, bảng Soil Properties (tính chất đất) sẽ như sau (chú ý rằng chỉ có thông số Description được đánh dấu và không có gì ở hộp Title):
6 Bấm chuột vào nút Font để chọn kiểu chữ để ghi nhãn cho đất Hộp hội thoại sau đây hiện ra:
Trang 267 Chọn loại font chữ thích hợp (ví dụ Arial) ở hộp font và kiểu chữ ở hộp Font style
8 Chọn kích thước Font (ví dụ 12) ở hộp Size và gõ vào cỡ chữ bạn muốn
9 Chọn OK để quay lại hộp thoại Sketch Text
10 Chuyển con trỏ vào bên trong Soil 1 (lớp đất đã chọn), lúc này con trỏ
có dạng chữ thập Bấm trái chuột gần vị trí (2, 11) để đặt tên nhãn cho
đất
Ghi chú : khi chuyển con trỏ vào trong lớp đất chưa chọn, con trỏ sẽ chuyển sang mũi tên mầu đen Điều đó có nghĩa rằng nhãn của đất sẽ không ghi được vào và nếu ta bấm trái chuột thì sẽ là chọn lớp đất mới
Nhãn tên Upper Soil Layer (lớp đất trên) xuất hiện trên hình vẽ về phía
12 Bấm trái chuột bên trong Soil 2 (đất 2) gần vị trí (2, 4) để gắn nhãn cho
Trang 27thay đổi mô tả đất dùng KeyIn Soil Properties thì nhãn đất sẽ tự động thay đổi theo sự mô tả mới Nếu muốn hiển thị các tính chất khác nữa của đất thì sử dụng lệnh Modify Text và bấm vào nhãn đất
13 Để kết thúc việc dán nhãn, bấm vào Done ở hộp Sketch Text Ta cũng
có thể bấm phải chuột hoặc ấn phím ESC để thoát khỏi hộp Sketch Text Sau khi thực hiện xong các bước trên, màn hình như sau :
nh∙n định dạng bài toán
Có thể dán tên hiệu công trình vào hình vẽ để thuận tiện khi xem sau này Các bước gắn tên công trình cũng tương tự như gắn tên nhãn cho đất, nhưng trước hết phải nhập vào thông tin về công trình
ắ Nhập các thông tin về công trình:
1 Vào menu "KeyIn", chọn Project ID Hộp thoại sau sẽ xuất hiện: