Dân tộc Khmer chủ yếu sống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL, chiếm vị trí thứ 2 về dân số ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với 1.055.000 người, chiếm 6, 36% dân số toàn vùng và chiếm 9
Trang 1VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HUỲNH VĂN CHẨN
TÍNH CÁCH NGƯỜI KHMER
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành : Tâm lý học chuyên ngành
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS LÊ THỊ THANH HƯƠNG
2 PGS.TS LÃ THỊ THU THỦY
HÀ NỘI - 2014
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Hệ thống số liệu và kết quả nghiên cứu trong toàn bộ luận án là trung thực, khách quan và chưa có bất kỳ một công trình nào công bố.
Tác giả luận án
Huỳnh Văn Chẩn
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
*PGS TS Lê Thị Thanh Hương và PGS.TS Lã Thị Thu Thủy, hai
nhà khoa học đã quan tâm sâu sắc,tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và động viên tôi hoàn thành luận án này
* Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến GS TS Vũ Dũng, PGS TS Lê Thị Thanh Hương, những người Thầy, người Cô đầu tiên tôi được học tri thức
chuyên ngành ở trình độ NCS Quý Thầy Cô đã tận tình, truyền đạt tri thức, giúp cho tôi tiếp cận với cách tư duy mới, tạo nền tảng vững chắc cho tôi trong quá trình học tập và suốt thời gian nghiên cứu
*Ban Giám đốc, Ban chủ nhiệm, các thầy, cô giáo Khoa Tâm lý, Phòng đào tạo – quản lý sau đại học Học viện Khoa học xã hội đã tạo những
điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận án
*Ban Giám hiệu, Quý thầy , cô giáo Trường Cao Đẳng Bến Tre đã
quan tâm, động viên, tạo điều kiện trong suốt thời gian tôi học tập
*Các bạn đồng nghiệp cùng lớp NCS khóa 2010-2014 đã nhiệt tình
tham gia, hợp tác, giúp đỡ tôi vào quá trình nghiên cứu và đã cung cấp những ý kiến quý báu, giúp tôi thu thập, xử lý số liệu hiệu quả
*Gia đình, người thân, bạn bè đã luôn cùng tôi chia sẻ những khó khăn,
và hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành luận án
Xin chân thành cám ơn!
Bến Tre, ngày 01 tháng 08 năm 2014
NCS Huỳnh Văn Chẩn
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiện cứu 2
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
5 Gỉa thuyết khoa học 3
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Đóng góp mới của luận án 5
9 Cấu trúc của luận án 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍNH CÁCH DÂN TỘC NGƯỜI KHMER VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 6
1.1 Tổng quan về các công trình nghiên cứu 6
1.2 Một số khái niệm cơ bản 34
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách dân tộc của người Khmer 57
Tiểu kết chương 1 64
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 65
2.1 Tổ chức nghiên cứu 65
2.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 66
2.3 Xử lý dữ liệu và cách đánh giá 74
Tiểu kết chương 2 77
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN MỘT SỐ TÍNH CÁCH CỦA NGƯỜI KHMER VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 78
3.1 Thực trạng một số tính cách người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long 78
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long 116
3.3 Phân tích chân dung tính cách điển hình của người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long 123
Tiểu kết chương 3 136
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 137
1 Kết luận 137
2 Kiến nghị 139
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 142
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 143
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Một số đặc điểm của mẫu khảo sát chính thức là người Khmer tham gia trả lời bảng hỏi 71
Bảng 2.2:
Độ tin cậy của hệ thống bảng hỏi đo biểu hiện tính báo hiếu, tính tôn sùng phật giáo, tính cộng đồng của người Khmer
Bảng 3.2: Tính báo hiếu của người Khmer vùng ĐBSCL thể hiện ở cách ứng xử. 85
Bảng 3.3: Tính báo hiếu của người Khmer (so sánh theo biến
Bảng 3.4:
Hệ số tương quan Pearson giữa Nhận thức, Cảm xúc
và Cách ứng xử thể hiện tính báo hiếu của người Khmer ở ĐBSCL
89
Bảng 3.5:
Tính tôn sùng Phật giáo của người Khmer vùng ĐBSCL thể hiện ở mặt nhận thức
101
Bảng 3.9: Tính cộng đồng của người Khmer vùng ĐBSCL thể
Trang 7Bảng 3.10: Tính cộng đồng của người Khmer vùng ĐBSCL thể
Bảng 3.11: Tính cộng đồng của người Khmer ( so sánh theo các biến số ) 113
Bảng 3.12:
Hệ số tương quan Pearson giữa nhận thức, cảm xúc
và cách ứng xử thể hiện tính cộng đồng của người Khmer ở ĐBSCL
114
Bảng 3.13: Tổng hợp biểu hiện của ba tính cách
được nghiên cứu (Điểm trung bình) 116
Bảng 3.14: Đánh giá của người Khmer về thực trạng dư luận xã
Bảng 3.15: Hệ số tương quan và hồi quy giữa dư luận xã hội và các tính cách. 119
Bảng 3.16: Đánh giá của người Khmer về cách thức tổ chức các
Bảng 3.17: Tương quan giữa cách thức tổ chức hoạt động cộng
Trang 8MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, có 54 dân tộc anh em cùng chung sống Các dân tộc chung sống đoàn kết, gắn bó và cùng phát triển Dân tộc Khmer chủ yếu sống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chiếm vị trí thứ 2 về dân số ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với 1.055.000 người, chiếm 6, 36% dân số toàn vùng và chiếm 97, 2% dân số Khmer toàn quốc [80, tr 13].Người Khmer vùng ĐBSCL có lối sống, tâm lý, phong tục tạp quán có nét đặc trưng riêng, họ cần cù lao động, gắn kết với nhau,một lòng tôn thờ Phật giáo Tiểu thừa, nhưng do trình độ hạn chế, hạn chế ứng dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác mà chỉ kỳ vọng vào quyền năng của Phật pháp và khép kín trong đời sống Phum, Sóc, với lối sống như vậy, có lẽ do tính cách của họ khá ổn định, khó thay đổi để tiếp nhận những giá trị sống hiện đại, điều này ảnh hưởng nhất sđịnh đến sự thích ứng hay không thích ứng với chính sách dân tộc
Đối với các dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng Đặc biệt đối với người Khmer ở vùng ĐBSCL Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện các chính sách kinh tế, văn hoá và xã hội đối với đồng bào người Khmer ở ĐBSCL vẫn còn những tồn tại nhất định mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do chưa nắm được những đặc điểm tâm lý nói chung, tính cách của người Khmer nói riêng, nên trong việc quản lý xã hội dễ nảy sinh bất ổn về trật tự xã hội, dễ phá vỡ khối đoàn kết các dân tộc Việt Nam
Vì vậy, tìm hiểu tính cách dân tộc nói chung, tính cách người Khmer ở vùng ĐBSCL nói riêng, là một trong những vấn đề cấp thiết nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội , văn hoá và xây dựng khối đoàn kết các dân tộc, cũng như
ổn định xã hội khu vực ĐBSCL
Hiện nay ở nước ta còn ít các công trình nghiên cứu về tâm lý dân tộc, nhất
là những nghiên cứu chuyên sâu về tính cách người Khmer vùng ĐBSCL Vì
Trang 9vậy, việc nghiên cứu tính cách người Khmer vùng ĐBSCL có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực Về lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần
bổ sung vào lý luận về tính cách dân tộc trong Tâm lý học dân tộc Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần thực hiện có hiệu quả hơn chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Khmer vùng ĐBSCL
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tính cách người Khmer Vùng ĐBSCL, chỉ ra biểu hiện, các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách người Khmer vùng ĐBSCL, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị góp phần củng cố, duy trì và phát huy những tính cách tích cực của người Khmer vùng ĐBSCL
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Hệ thống và xác định một cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu tính cách người
Khmer vùng ĐBSCL như: các khái niệm cơ bản; biểu hiện của tính cách người Khmer, các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách người Khmer
3.2 Khảo sát thực tiễn nhằm chỉ ra thực trạng biểu hiện của tính cách người
Khmer vùng ĐBSCL và các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách này
3.3 Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số kiến
nghị nhằm củng cố, duy trì và phát huy những tính cách tích cực của người Khmer vùng ĐBSCL
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng biểu hiện một số tính cách của người Khmer vùng ĐBSCL (cụ thể là tính báo hiếu, tính tôn sùng Phật giáo và tính cộng đồng), các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách người Khmer
4.2 Khách thể nghiên cứu
- Người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 498 người
Đề tài khảo sát người Khmer thuộc các dòng họ khác nhau
- Cán bộ quản lý các thôn ấp nơi có người Khmer sinh sống : 50 người
Trang 10Tổng số khách thể khảo sát : 548 người.
5 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
- Các tính cách của người Khmer được biểu hiện trong nhận thức, xúc cảm
và hành vi Tính báo hiếu, tính tôn sùng Phật giáo và tính cộng đồng là những tính cách của người Khmer, trong đó tính cộng đồng của người Khmer được thể hiện rõ nhất
- Tính cách người Khmer vùng ĐBSCL chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố,
song trong những yếu tố được nghiên cứu, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là dư luận xã hội
6 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Giới hạn về nội dung:
Trong phạm vi luận án, chúng tôi tập trung nghiên cứu một số tính cách của
người Khmer là: Tính báo hiếu, tính tôn sùng Phật giáo và tính cộng đồng.
Giới hạn về khách thể nghiên cứu:
Đề tài khảo sát hai nhóm khách thể là nhóm người dân thuộc dân tộc Khmer
và nhóm cán bộ quản lý Phum sóc, thôn ấp nơi có người Khmer sinh sống
Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu tại ba tỉnh vùng ĐBSCL nơi có nhiều đồng bào Khmer sinh sống, bao gồm: An Giang, Trà Vinh và Kiên Giang
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu tính cách người Khmer vùng ĐBSCL được thực hiện theo một
số nguyên tắc mang tính phương pháp luận sau:
Nguyên tắc hoạt động
Tính cách dân tộc được hình thành, phát triển và biểu hiện trong hoạt động thực tiễn của các dân tộc và khi đã hình thành thì tính cách dân tộc lại có ảnh hưởng trở lại hoạt động của các dân tộc Vì vậy, khi nghiên cứu tính cách dân tộc Khmer cần tìm hiểu những hoạt động, hành động khác nhau của người Khmer
Trang 11trong cuộc sống.
Nguyên tắc hệ thống.
Tính cách dân tộc nói riêng và tâm lý dân tộc nói chung phản ánh đậm nét các mặt của đời sống dân tộc, trước hết là lịch sử và văn hóa của một dân tộc Có thể nói tính cách dân tộc là tổng hòa các yếu tố kinh tế, xã hội và văn hóa của dân tộc Do vậy, cần nghiên cứu tính cách dân tộc trong hệ thống các mối quan
hệ của dân tộc đó, trong mối quan hệ biện chứng giữa các lĩnh vực của đời sống
xã hội của dân tộc đó
Nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Tâm lý học xã hội và Tâm lý học dân tộc.
Việc nghiên cứu tính cách dân tộc cần được dựa trên những vấn đề lý luận
cơ bản của tâm lý học xã hội và tâm lý học dân tộc (một phân ngành hẹp của Tâm lý học xã hội)
Nghiên cứu tiếp cận theo hướng khoa học liên ngành.
Nghiên cứu tính cách dân tộc được thực hiện trên cơ sở tiếp cận liên ngành với một số ngành khoa học khác như: Xã hội học, dân tộc học, kinh tế học, văn hóa học, tôn giáo học Đây là cơ sở quan trọng để có cái nhìn sâu sắc hơn về tính cách người Khmer
7.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong nghiên cứu tính cách người Khmer vùng ĐBSCL, các phương pháp
cụ thể sau đã được sử dụng:
Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp quan sát
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp tọa đàm
Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Phương pháp thống kê toán học
Trang 128 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đóng góp về mặt lí luận:
Trên cơ sở phân tích và kế thừa lý thuyết về tính cách dân tộc, luận án đã
bổ sung thêm một số vấn đề lí luận về tính cách dân tộc, tính cách người Khmer: khái niệm tính cách dân tộc, khái niệm tính cách người Khmer
Luận án đã xác định ba mặt biểu hiện trong tính cách người Khmer (nhận thức, xúc cảm và cách ứng xử) và tiêu chí đánh giá tính cách người Khmer, đó là tính bền vững và tính phổ biến, làm cơ sở cho việc nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn Luận án cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới tính cách người Khmer Đây chính là những đóng góp mới góp phần bổ sung cho lí luận của tâm lý học dân tộc
Đóng góp về mặt thực tiễn:
Luận án đã khẳng định tính báo hiếu, tính tôn sùng Phật giáo và tính cộng đồng là 3 tính cách của người Khmer vùng ĐBSCL, đồng thời chỉ ra một số biểu hiện chủ yếu của những tính cách đó
Trong hai yếu tố tác động được nghiên cứu (dư luận xã hội; cách thức tổ chức hoạt động cộng đồng ), luận án đã chỉ ra yếu tố ảnh hưởng nhiều hơn là dư luận xã hội
Những kết quả nghiên cứu nêu trên sẽ góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các Phum sóc người Khmer vùng ĐBSCL, thực hiện có hiệu quả hơn chính sách đoàn kết dân tộc ở vùng này
9 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Nội dung chính của luận án được trình bày trong phần mở đầu; 3 chương trình bày về cơ sở lý luận về tính cách dân tộc, tổ chức, phương pháp nghiên cứu
và kết quả nghiên cứu thực tiễn về tính cách người Khmer vùng ĐBSCL; kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, danh mục các công trình đã công bố Ngoài
ra trong luận án còn có phần phụ lục trình bày các công cụ nghiên cứu (bảng hỏi, bản hướng dẫn phỏng vấn sâu ) và các bảng phân tích một số kết quả nghiên
Trang 13cứu thực tiễn.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU TÍNH CÁCH DÂN TỘC NGƯỜI KHMER VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về tính cách dân tộc được nhiều ngành khoa học quan tâm, cả trên thế giới và ở Việt Nam Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi tìm hiểu một số nghiên cứu về tính cách dân tộc nói chung và tính cách người Khmer vùng ĐBSCL nói riêng
1.1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về tính cách dân tộc
1.1.1.1 Những công trình nghiên cứu về tính cách dân tộc ở nước ngoài
Tính cách dân tộc được các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau nghiên cứu Những nghiên cứu này có thể phân thành các khuynh hướng sau:
a) Những nghiên cứu về tính cách dân tộc và các biểu hiện của tính cách dân tộc
Một số nhà triết học trong những nghiên cứu của mình đã đề cấp đến tính
cách dân tộc hoặc những hiện tượng có liên quan David Hium trong “Luận văn
về bản chất con người” đã bàn đến sự liên kết người – người trong một cấu trúc chính trị sẽ dẫn đến sự tiếp xúc qua lại về vấn đề quốc phòng, thương mại, quản
lý và trong điều kiện ngôn ngữ chung, tất yếu sẽ dẫn đến sự giống nhau về cách thức ứng xử, cũng như có sự kết hợp tính cách dân tộc chung với tính cách cá nhân Theo ông, sự tồn tại tất cả các dạng tính cách là tất yếu, song điều đó không có nghĩa là chúng có mặt với tỷ lệ như nhau
I Kant, với Thuyết nhân chủng học có phân định những cấp độ khác nhau
của tính cách: Tính cách cá nhân, tính cách giới, tính cách sắc tộc (bao gồm cả tính cách dân tộc), tính cách của loài I Kant cho rằng tính cách các dân tộc có thể có tính bẩm sinh, cũng có thể có tính tập nhiễm, được hình thành trong tiến trình phát triển lịch sử của nó trong quá trình sống lâu dài cùng nhau và phủ
Trang 14nhận các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tính cách dân tộc của các tộc người khác nhau
I.A Ilin, nhà triết học Nga, trong cuốn sách “Con đường khôi phục tinh
thần”, khi bàn về chủ nghĩa yêu nước đã nhấn mạnh rằng tình yêu Tổ quốc là sự gắn bó, trung thành với tinh thần dân tộc, với tính cách dân tộc, với tư cách đạo đức và tôn giáo [46 tr 17, 18].Như vậy, tác giả nhìn nhận tính cách dân tộc dưới góc độ của tinh thần yêu nước mà chưa đi sâu vào bản chất của tính cách dân tộc
Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu về tính cách dân tộc từ góc độ của tâm lý học xã hội, tâm lý học dân tộc
Trước hết phải kể đến nghiên cứu của hai tác giả M Lazarus (1824 – 1903) và G.Steinthal (1823 – 1893) với tác phẩm “Suy nghĩ về Tâm lý học dân tộc”
(1859) Theo M.Lazarus và G.Steinthal, tâm hồn dân tộc là “cái chung của hoạt động bên trong” của mỗi thành viên thuộc về một dân tộc và cũng là sự tự ý thức, hay nói cách khác là sự đồng nhất về tộc người Tinh thần dân tộc thể hiện trong ngôn ngữ, phong tục tập quán, truyền thống, cử chỉ và hành vi Tính cách dân tộc được phản ánh trong tinh thần dân tộc Ở đây, đôi khi tính cách dân tộc được đồng nhất với tinh thần dân tộc [46 tr 17, 18]
Trong công trình “Tâm lý học dân tộc” gồm 20 tập, nhà tâm lý học người
Đức W.Wundt (1832 – 1920) đã coi nội dung của tâm hồn dân tộc là những biểu
tượng, những tình cảm, khát vọng của rất nhiều người Tâm hồn dân tộc là biểu hiện của tính cách dân tộc, là cái đặc trưng cho một dân tộc Theo W.Wundt, những biểu tượng chung của nhiều người thể hiện trước hết trong ngôn ngữ, huyền thoại và phong tục, còn những thành phần khác của văn hóa tinh thần chỉ xếp ở vị trí thứ hai [46, tr 22 - 23] Tác giả xem xét tính cách dân tộc gần đồng nhất với tâm lý đám đông và chịu nhiều ảnh hưởng theo thứ bậc mà tác giả sắp xếp, do đó góc nhìn của tác giả về tính cách dân tộc chưa thật rõ nét trên phương
diện của khoa học tâm lý, nhất là tâm lý học dân tộc G.G Spet (1879 – 1940),
trong cuốn ”Nhập môn tâm lí học tộc người” (1927), đã khẳng định, dù con người
Trang 15khác nhau về cá tính, nhưng giữa họ vẫn có những đặc điểm chung mang tính điển hình Cái chung trong đặc điểm mỗi dân tộc không phải sự tổng hòa của những gì giống nhau, mà là một “kiểu loại” thuộc mỗi cộng đồng lịch sử xác định (Kiểu loại người Trung Quốc, kiểu loại thị dân, kiểu loại nông dân) [46 tr 26, 27].
Trường phái Margaret Mead đưa ra hai quan niệm khác nhau của hai mô hình lí thuyết: mô hình nhân học “tính cách văn hóa” và mô hình phân tâm học
“tính cách xã hội” [78 tr 11] Vào những năm từ 1941 – 1947, nhà dân tộc học
nổi tiếng người Mỹ M Mead đã khởi xướng một trường phái hiện đại nghiên
cứu tính cách dân tộc trong những năm Chiến tranh thế giới thứ II [16, tr 213]
Bà là người đầu tiên áp dụng lý thuyết duy văn hóa về nhân cách vào xã hội hiện đại, mở đầu cho những nghiên cứu duy văn hóa về tính cách dân tộc
J.V Bromlej đưa ra quan điểm, tính cách dân tộc là đối tượng đặc biệt của
tâm lí học dân tộc Tính cách cộng đồng dân tộc bao gồm những đặc điểm, thuộc tính mà nó phản ánh ở những phương diện sau: Quan hệ chung nhất với thế giới xung quanh, với những sự kiện xã hội – chính trị; Quan hệ với lao động, với các hoạt động xã hội – lao động; Quan hệ với các dân tộc khác; Quan hệ của những thành viên cộng đồng dân tộc và những người đại diện cho dân tộc; Quan hệ với những hiện vật, đồ dùng hàng ngày [46 tr 28] Ông nhấn mạnh các mối quan hệ được tính cách dân tộc phản ánh như là một yếu tố dẫn đến sự hình thành tính cách dân tộc, tuy nhiên tác giả chưa hệ thống hóa lại để làm nổi bật các nét tính cách của dân tộc Như vậy, theo tác giả này thì tính cách dân tộc được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống con người, đây là cách tiếp cận khá gần gủi với tâm lý học dân tộc
Năm 1942, nghiên cứu của G Batason ủng hộ cho khuynh hướng nghiên
cứu tính cách dân tộc theo phương pháp tiếp cận liên ngành và thiết lập một khoa học về tính cách dân tộc [16 tr 214] Công trình nghiên cứu này kết hợp với các công trình nghiên cứu của Morris Ginberg và Oa Klineberg nhằm xây dựng một phương pháp nghiên cứu liên ngành, khoa học và mới mẻ về tính cách dân tộc
Trang 16Tuy nhiên, các nghiên cứu này lại mang tính kinh nghiệm nhiều là xây dựng một lý thuyết mang tính hàn lâm về lý luận liên quan đến tính cách dân tộc.
Hai tác giả là Erich Fromm và David Riesman ( 1941) đã đưa ra mô hình về
“tính cách xã hội” Ở đây, các tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhân tố
xã hội – lịch sử và vai trò của các nhân tố xã hội – kinh tế trong sự hình thành cá tính tập thể trong xã hội Tính cách tập thể mà các tác giả này nói tới là biểu hiện quan trọng của tính cách dân tộc
Erich Fromm (1941) là người đã áp dụng khái niệm tính cách xã hội để chỉ
đặc điểm tâm lý cơ bản của các cá nhân tham gia cùng một văn hóa Tác giả giải thích sự thống nhất của ý thức xã hội bằng tính cách xã hội: “Để đảm bảo sự vận hành suôn sẻ của một xã hội nhất định, các thành viên của nó phải đạt tới một kiểu tính cách khiến cho họ muốn hành động với tư cách là thành viên của xã hội ấy hay của giai cấp nhất định” Theo nghĩa này, tác giả đã xem tính cách xã hội tạo
ra một tập hợp những nét cá tính và những giá trị văn hóa, được thành viên của nhóm nhập tâm, mà tác giả chưa tách rõ tính cách xã hội và tính cách dân tộc
David Riesman nhà nghiên cứu người Mỹ đã có cách tiếp cận xã hội – lịch
sử về tính cách dân tộc Trong tác phẩm “Đám đông cô đơn” (1950), D.Riesman
đã dùng thuật ngữ “tính cách dân tộc” để chỉ tất cả các thành tố của cá tính mà các
cá nhân đạt tới nhờ quá trình tập luyện trong cuộc đời và đóng một vai trò quyết định trong sự duy trì các cấu trúc xã hội Tác giả phân biệt ba kiểu tính cách xã hội chủ yếu, mỗi kiểu tính cách xã hội quy định một kiểu xã hội, một kiểu cá tính: cá tính truyền thống, cá tính hướng nội và cá tính hướng ngoại [78 tr 22 - 25] Như vậy, tác giả thông qua tính cách xã hội để đề cập đến tính cách dân tộc và chỉ ra vai trò của tính cách dân tộc quy định kiểu xã hội Có thể nói tác giả đã nhấn mạnh vấn đề kiểu xã hội và kiểu cá tính khi đề cập đến tính cách dân tộc
Trường phái nghiên cứu về những hình ảnh dân tộc và “khuôn mẫu dân tộc” có sự phát triển đáng kể vào những năm 1940, 1950 và 1960; Các tác giả thuộc trường phái này cho rằng, các khuôn mẫu xã hội như những ý tưởng nhận được từ các đối tượng xã hội, có xu hướng quyết định các thái độ hoàn toàn có
Trang 17sẵn hay trở thành khuôn mẫu, có liên quan đến các giai cấp xã hội, các đảng phái chính trị, các nhóm dân tộc Các khuôn mẫu dân tộc có ảnh hưởng quyết định tới những liên hệ giữa các dân tộc và tới ứng xử của mỗi nhóm dân tộc [78 tr 35] Ở đây, tác giả đã đề cao khuôn mẫu dân tộc hơn là xác định giá trị hiện hữu của tính cách dân tộc đối với một tộc người hay một nhóm người.
Các nhà tâm lí học xã hội học nghiên cứu tính cách dân tộc dưới góc độ thống kê học Họ đưa ra giả thuyết có nhiều nét cá tính trong mỗi nhóm dân tộc, đối lập với quan niệm tổng thể của các nhà nhân học và phân tâm học duy văn hóa (quan niệm có cá tính chung cho tất cả các thành viên của nhóm dân tộc, có tính đặc thù của nó) Từ đó, họ đề xướng ra khái niệm “cá tính hợp nhất” – nhấn mạnh ý tưởng liên kết của nhiều nét cá tính [78 tr 28] Các tác giả này hợp nhất hay liên kết các nét cá tính lại với nhau, tuy nhiên trong thực tế có nhiều nét tính cách có tính đặc trưng đặc biệt khác nhau nên không thể quy chúng về một sự liên kết đơn điệu được
V.A.Pronnikov và I.D.Ladanov, trong tác phẩm Người Nhật (1985), đã
nhận định tính cách dân tộc là một thực tại khách quan và nó bộc lộ dưới dạng hệ tính đặc trưng Những đặc điểm của tính cách dân tộc được hai ông phân loại theo nguyên tắc “cộng đồng tộc người – nhóm người – cá nhân” [78 tr 316].Các nhà tâm lí học xã hội học đưa ra hai cách tiếp cận tính cách của một nhóm xã hội từ góc độ khách thể và góc độ chủ thể Họ xây dựng hai mô hình phân tích thống kê học về tính cách dân tộc: Mô hình khách thể (cá tính mô thức) và mô hình chủ thể (những khuôn mẫu dân tộc)
Hai nhà tâm lí học xã hội là Alex Inkeles và Danial Levinson đã xây dựng
mô hình khách thể và sử dụng khái niệm “cá tính mô thức” để nghiên cứu những biểu hiện khách thể của cá tính dân tộc Họ cho rằng tính cách dân tộc là toàn bộ nét cá tính và những mô hình ứng xử tương đối ổn định tạo thành các phương thức trong cư dân người lớn của một xã hội và quan niệm mỗi dân tộc đều có nhiều nét
cá tính đặc thù, nhưng để phân biệt tính cách dân tộc giữa các xã hội phải được dựa vào phương thức phân bố những nét cá tính căn bản Nghiên cứu của các tác
Trang 18giả này đã mang lại một nền tảng tâm lí xã hội học cho sự xác định khái niệm cá tính dân tộc và mở ra những triển vọng mới trong nghiên cứu tính cách dân tộc của các xã hội hiện đại ngày nay Trường phái này đưa ra hai loại khuôn mẫu dân tộc là khuôn mẫu bên ngoài (nhìn nhận tính cách dân tộc từ bên ngoài) và khuôn mẫu bên trong (nhìn nhận tính cách dân tộc từ bên trong) Các khuôn mẫu dân tộc
là những biểu tượng tinh thần tập thể có quan hệ với các nhóm dân tộc, được diễn đạt bằng lời hoặc những xét đoán khuôn mẫu; Các tác giả đồng thời đặt ra những trình độ phân tích khác nhau đối với mô hình chủ thể về cá tính dân tộc, đưa ra nhiều phương pháp nghiên cứu khuôn mẫu dân tộc Đối với những khuôn mẫu tập thể lưu hành trong các phương tiện thông tin và truyền thông, họ sử dụng các phương pháp phân tích về nội dung, còn đối với các khuôn mẫu cá nhân được các thành viên của nhóm lưu hành và thể hiện thì họ sử dụng ba phương pháp: phương pháp danh mục về phẩm chất (D.Katz, K Braly; H.Esysenck và B.Crown), phương pháp đối chiếu (W Buchanan và H.Cantrill) và phương pháp các trường ngữ nghĩa) (C.E Osgood) [78 tr 29, 39, 40, 41]
Những vấn đề bản sắc dân tộc, tính cách dân tộc cũng thu hút sự chú ý của
nhiều nhà lí luận Mac xit I.X.Kon cho rằng, nếu hiểutính cách dân tộc là một bản
chất không thay đổi Nó vốn sẵn trong tất cả mọi người của một dân tộc nhất định Bản chất ấy phân biệt họ với tất cả những nhóm tộc người khác và quyết định một cách kín đáo hành vi xã hội của họ, thì theo khoa học đó chỉ có trong huyền thoại [46 tr 77, 78] Tác giả đã phê phán cách nhìn nhận tính cách dân tộc như một cái gì đó bất biến, có sẵn Như vậy, tác giả dã thừa nhận tính cách dân tộc không phải là một yếu tố tâm lý có sẵn nào của một dân tộc
Một nghiên cứu khác về tính cách dân tộc là nghiên cứu của X.B.Luree
(1994) X.B.Luree có quan điểm về vùng trung tâm của tinh thần dân tộc Điều này đã gây ra được sự chú ý và tạo ra tiền đề nghiên cứu liên ngành Luree đề cập đến những vấn đề sau:
– Định khu lòng tốt (Sự định vị nguồn gốc cái thiện)
Trang 19– Định khu ác độc (Sự định vị hình ảnh của cái ác – hình ảnh kẻ thù).
– Biểu tượng về cách thức hành động để lòng tốt chiến thắng độc ác [73 tr 129] Như vậy, phân tích trên cho thấy một số tác giả đồng nhất tính cách dân tộc với tính cách cá nhân dưới sự phát triển nhân cách và các tác giả này đã chú trọng đến cách tiếp cận vấn đề trong nghiên cứu tính cách dân tộc
b) Những nghiên cứu về các điều kiện hình thành, các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách dân tộc
Một số tác giả quan tâm đến môi trường tự nhiên và xem đó là nhân tố chủ
yếu ảnh hưởng đến quá trình hình thành tính cách dân tộc Chẳng hạn, Herodot
(khoảng 484 – 425 trước Công nguyên) được coi là “người cha” của việc ghi chép sử học, dân tộc học Ông đã giải thích những nét đặc trưng văn hóa và tính cách của các dân tộc mà ông quan tâm bởi môi trường tự nhiên xung quanh và so sánh giữa các dân tộc với nhau [73 tr 45] Tác giả chỉ quan tâm đến tính cách dân tộc gắn liền với môi trường tự nhiên để từ đó so sánh giữa các dân tộc Herodot chưa thấy được có những tộc người cùng sống chung một môi trường tự nhiên nhưng tính cách dân tộc vẫn khác nhau
Hypocrate (460 – 377 trước Công nguyên hoặc 356 trước Công nguyên) đã
cho rằng sự khác biệt về tâm lí giữa các dân tộc (hành vi, đạo lí, tập tục) đều có liên quan đến tự nhiên và khí hậu của từng nước [46 tr 14] Các nhà khai sáng Pháp thế kỷ XVIII cũng đã đưa ra khái niệm “tinh thần dân tộc” và muốn giải quyết vấn đề này bằng sự quy định của các yếu tố địa lí [46 tr 15]
Có thể nói, các công trình nghiên cứu trên chưa đề cập nhiều đến tính cách dân tộc mà chỉ nêu một số đặc điểm của tinh thần dân tộc để giải thích sự khác biệt giữa các dân tộc và đề cao yếu tố môi trường tự nhiên trong việc quy định tính cách dân tộc
Ngoài điều kiện tự nhiên, một số tác giả khác đã quan tâm đến nhiều nhân
tố khác có ảnh hưởng đến tính cách dân tộc Có thể nêu ra một số tác giả sau:
Montesquieu Chi (1689 – 1755) cho rằng con người bị quy định bởi vô vàn
Trang 20các hiện tượng và sự vật: Khí hậu, tôn giáo, luật lệ, quản lí, phong tục, tập quán, kinh nghiệm, quá khứ , và từ đó hình thành nên “tinh thần dân tộc” [46 tr 15, 16] Tác giả phát hiện ra đa yếu tố quy định đến tính cách dân tộc, nhưng chưa nhìn nhận được mỗi dân tộc khác nhau chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố đặc trưng khác nhau để hình thành nên tính cách của dân tộc đó.
Nhà triết học Đức J.G.Herder (1744 – 1803), đã đồng nhất các khái niệm
“tinh thần dân tộc”, “tâm hồn dân tộc”, “tính cách dân tộc” với nhau Ông cho rằng, tâm lí dân tộc hòa quyện với văn hóa và hình thành từ trong văn hóa [46, tr 16] Ông nhấn mạnh sự phụ thuộc của thành tố tâm lí vào khí hậu, cảnh quan, nhưng bỏ qua ảnh hưởng của lối sống và giáo dục, cấu trúc xã hội và lịch sử Theo ông, có thể nhận biết tâm hồn dân tộc thông qua tình cảm dân tộc, ngôn ngữ, việc làm [73,
tr 47, 48] Như vậy, Herder cho rằng đạo đức hay tính cách của mọi người trước hết
là sản phẩm của các điều kiện tự nhiên, cũng như của sự tiếp xúc của các dân tộc với nhau, song tác giả đã bỏ qua điều kiện xã hội và yếu tố giáo dục
A Kardiner (1891 – 1981), nhà phân tâm học người Mĩ, nhấn mạnh mối
quan hệ giữa nhân cách và văn hóa, nhưng không đồng nhất chúng Kardiner đưa
ra khái niệm nhân cách cơ bản và định nghĩa nó như là cấu trúc nhân cách chủ yếu được hình thành bởi nền văn hóa cụ thể Tác giả chưa chú ý đến điều kiện địa lý, khí hậu, giáo dục gia đình cũng như những yếu tố tâm lý đặc trưng của từng tộc người
Năm 1953, M Mead cho rằng “Những nghiên cứu về tính cách dân tộc là
một thử nghiệm nhằm tìm ra cách ứng xử văn hóa được nhận biết trong cấu trúc nội tâm của các thành viên thuộc nền văn hóa ấy, bằng cách kết hợp lí thuyết văn hóa và lí thuyết tâm lí thành một lí thuyết tâm lí – văn hóa mới để giải thích cách thức con người chiếm lĩnh văn hóa, học tập và sống với nó” [78, tr 13]
Mặc dù những phân tích của G Batason, G.Gorer, M Mead về tính cách
dân tộc có sự khác nhau, song ba tác giả cho rằng tính cách dân tộc được hình thành do môi truờng xã hội, tâm lý xã hội và niềm tin
Trang 21G Gorer nghiên cứu tính cách dân tộc qua phân tích những thói quen và
vận động tâm lí – văn hóa chung của các thành viên trong một nhóm xã hội thuần nhất về mặt văn hóa Ông còn nhận định tính cách văn hóa là một cấu trúc của một tập hợp hơn là một tổng Đây là cấu trúc văn hóa riêng của một cộng đồng dân tộc [78, tr 15 - 16]
V.I.Kodơlôp, G.V.Selepôp trong tác phẩm “Tính cách dân tộc và những vấn
đề nghiên cứu nó” (1973), cho rằng tính cách dân tộc không phải đơn giản là tổng số những nét tính cách của cá nhân Các yếu tố về giới tính, tuổi và những đặc điểm thiên nhiên mà con người sống trong đó chi phối sự hình thành, phát triển các nét tính cách dân tộc Khi xác định “tính cách dân tộc” phải coi trọng tính độc đáo của hoàn cảnh địa lí [40, tr 10]; phải tính đến những đặc điểm xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách dân tộc như: địa vị xã hội, sự giáo dục đào tạo, đặc điểm thành phần tôn giáo, đặc điểm sinh hoạt văn hóa, nhịp điệu của đời sống chính trị, xã hội, kinh tế và khoa học [42, tr 11]
N.Đơgiandiadin cho rằng: Tính cách dân tộc là tổng thể đặc điểm ít nhiều
vốn là của cộng đồng xã hội – tộc người trong những điều kiện lịch sử – kinh tế, văn hóa và điều kiện tự nhiên của sự phát triển cộng đồng ấy Ông giải thích rằng: “Những yếu tố cơ bản tạo thành tính cách dân tộc là một số đặc điểm độc đáo không lặp lại như: những thói quen và lối cư xử; Phản ứng tâm lí – tình cảm đối với các hiện tượng của hoàn cảnh quen thuộc và không quen thuộc; sự định phương hướng có giá trị.” [42, tr 12].Tác giả khá xem trọng tính độc đáo, riêng biệt của tính cách dân tộc mà chưa đề cập sâu đến các yếu tố ảnh hường khác.Tóm lại, các tác giả nêu trên đã tìm hiểu các điều kiện hình thành và các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách dân tộc Đa số các tác giả đều thừa nhận rằng quá trình hình thành tính cách dân tộc chịu tác động của nhiều nhân tố tác nhau Các nghiên cứu của các tác giả này đặt trên cơ sở cho tâm lý học nhân cách Các tác giả đưa ra các khái niệm về kiểu, đặc điểm chung về nhân cách, lối sống, mô hình, các yếu tố, môi trường tự nhiên, môi truờng xã hội, giáo dục, huyền thoại
Trang 22để nghiên cứu tính cách dân tộc
c) Những nghiên cứu về tính cách dân tộc của các dân tộc khác nhau
Tính cách một số dân tộc như dân tộc Nga, dân tộc Mỹ, Anh, Nhật Bản được một số nhà nghiên cứu quan tâm
Nhà triết học Nga N.A Beliaev cho rằng cơ sở hình thành tâm hồn Nga do
hai nguyên nhân đối lập nhau: Hiện tượng tự phát tự nhiên, ngôn ngữ và chính thống giáo tu luyện khổ hạnh Chính ở hình thức này ông nhìn thấy nguyên nhân của việc dân tộc Nga có sự phân cực ở mức cao và sự pha trộn những yếu tố đối lập: Chủ nghĩa vô chính phủ, tính tàn bạo, thiên hướng bạo lực – lòng tốt, tình người, khiêm tốn – láo xược, trắng trợn, nô lệ – nổi loạn
Các nghiên cứu về tích cách dân tộc Nga chủ yếu tập trung vào vấn đề đồng nhất dân tộc Họ quan tâm những điều kiện, hoàn cảnh thực tế dẫn đến ý nghĩa của sự đồng nhất là khác nhau ở các nhóm người dân khác nhau Sự đồng nhất dân tộc ở Nga cũng có những biến đổi theo biến đổi của xã hội [73, tr 134]
Năm 1942, Mead công bố một công trình nghiên cứu về tính cách dân tộc
Mỹ, đến năm 1944 bà công bố công trình tính cách dân tộc Anh qua phân tích quan hệ giữa các nhóm quân đội Mỹ với người dân Anh và Năm 1946, Mead công bố nghiên cứu của mình về xã hội Nhật Bản Như vậy, tác giả nghiên cứu khá kỹ về tính cách dân tộc của từng quốc gia riêng lẻ, tuy nhiên chưa khái quát cao về tính đặc trưng của tính cách dân tộc dưới góc độ lý luận
R Benedict cũng có những công trình nghiên cứu về dân tộc Nhật và đã giải thích tính cách của dân tộc Nhật trong tác phẩm nổi tiếng “Cây thánh giá và thanh kiếm” Bà cho rằng, một mặt, tồn tại ở người Nhật tình cảm tuyệt vời và
mặt khác, là sự phụng sự, sự hiến dâng cho nhà vua (tôn giáo) Benedict đưa ra ý tưởng về sự tồn tại của bộ phận tích hợp bên trong nền văn hóa và gọi nó là
“Etocom của nền văn hóa” Tác giả cho rằng nhân cách hoàn toàn được thành hình bởi các khuôn khổ văn hóa, còn vấn đề mối liên hệ giữa văn hóa và nhân cách như thế nào thì bà chưa đề cập đến
Trang 23Nhà nhân học Anh G Gorer đã có nhiều công trình được công bố về tính cách
dân tộc trong giai đoạn từ 1945 – 1955 Những công trình của G Gorer được nhiều
người biết đến và cũng gây tranh cãi nhiều nhất là Tính cách dân tộc Nhật Bản (1946), Tính cách dân tộc Mỹ (1948), Tính cách dân tộc Anh (1955) [16, tr 216]
Tóm lại, các tác giả trên đã nghiên cứu tính cách dân tộc của các dân tộc khác nhau Tuy nhiên, về cách tiếp cận và việc sử dung phương pháp còn mang tính mô tả hơn là phân tích có hệ thống
Việc phân tích những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về tính cách dân tộc cho phép rút ra một số nhận xét sau:
- Tính cách dân tộc được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như bản chất của tính cách dân tộc, các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách dân tộc và tính cách của từng quốc gia, từng dân tộc
- Các nghiên cứu đã xác định được điểm chung nhất là tính cách dân tộc là tổ hợp những thuộc tính chung cho các thành viên của một dân tộc Nó là yếu tố tâm
lý đặc trưng của một dân tộc, là dấu hiệu để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác
Nó thể hiện một hệ thống thái độ của dân tộc đối với thế giới xung quanh
- Một số tác giả chưa đề cập đầy đủ hệ thống các thành phần cấu thành nên tính cách dân tộc Khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách dân tộc, một số tác giả chưa đề cập đến lối sống, dư luận cộng đồng và thiết chế tôn giáo
- Những tác giả đã có những cách tiếp cận khác nhau để tìm ra những khía cạnh khác nhau của tính cách dân tộc Do vậy, các nghiên cứu này chưa có cái nhìn tổng thể về tính cách dân tộc
1.1.1.2 Những nghiên cứu tính cách dân tộc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tính cách dân tộc cũng đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là dưới góc độ dân tộc học và văn hóa học, tôn giáo học, tâm lí học dân tộc Các nhà nghiên cứu quan tâm đến những vấn đề như các biểu hiện của tính cách dân tộc , các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách dân tộc và tính cách dân tộc của các dân tộc khác nhau
Trang 24
a) Những nghiên cứu về các biểu hiện của tính cách dân tộc
Năm 1913 – 1914, trên tờ Đông Dương tạp chí xuất hiện một loạt bài viết
của nhà nghiên cứu văn hóa Phan Kế Bính, sau gộp thành cuốn sách “Việt nam
phong tục” [5] Tác giả phân tích về phong tục, tập quán của người Việt kèm theo những bình luận về “tính tình” người Việt, chủ yếu về mặt đạo đức hơn là những phân tích về các đặc điểm tâm lí, nhưng có liên quan ít nhiều đến tính cách dân tộc
Tác giả Đào Duy Anh, trong tác phẩm “Việt Nam văn hóa sử cương”
(1943), có nhận xét về tinh thần người Việt với những nét tính cách cả tốt lẫn xấu như: Lỗi lạc, phi thường, giàu trực giác, thích văn chương phù hoa, chịu khó, chậm chạp, giỏi chịu đau đớn, tính khí hơi nông nổi, ưa hình thức, thường thì nhút nhát nhưng khi ngộ sự cũng biết hy sinh vì đại nghĩa, trọng lễ giáo…[2, tr 23]
Tác giả Trần Trọng Kim, trong cuốn “Việt Nam sử lược”, có bàn luận về
tính tình người Việt với cả những nét tính cách tích cực và hạn chế như cần cù lao động, thông minh sáng tạo, khéo léo, ham học hỏi, tiết kiệm, đoàn kết và tư hửu, du di, nói khích, khoe khoang, khôn vặt… [39.] Tuy nhiên nghiên cứu của tác giả mang nặng tính mô tả các nét tính cách hơn là hệ thống mang tính khẳng định về tính cách của một dân tộc
Tác giả Nguyễn Văn Huyên, trong “Góp phần nghiên cứu Văn hóa Việt
Nam”, nhấn mạnh những đức tính quý báu như: Cần cù, nhẫn nại, nếp nghĩ nặng
về cảm tính, khả năng chịu đựng cao, đầu óc thực tế, dũng cảm, tế nhị, hài hước, yêu chuộng độc lập, tự do, ý thức dân tộc mạnh mẽ Song trong tính cách của người Việt cũng có một số mặt xấu như: Tính tự ái bệnh, sĩ diện, lối học nhồi nhét kiến thức, ưa danh vọng [33]
Các công trình này chủ yếu mô tả các biểu hiện cụ thể nói lên tính cách của người Việt ở các khía cạnh tốt, xấu và các tác giả cũng đã khái quát thành
“tính chất”, “tinh thần” và “tính” – một cách diễn đạt về tính cách theo thuật ngữ hiện đại
Trang 25Tác giả Bùi Quốc Châu, trong bài viết “Suy nghĩ về đặc tính dân tộc Việt
Nam” có liệt kê 46 nét tính cách của người Việt, trong đó có cả nét tính cách tích cực và tiêu cực [8] Theo ông, ngoài những đặc điểm tính cách chung, một dân tộc có cái riêng của chính dân tộc đó Trong tính cách dân tộc có cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực
Tác giả Đỗ Long, trong cuốn :Tâm lí học dân tộc, nghiên cứu và thành
tựu” (2001) [46.], có khái quát một số công trình nghiên cứu tinh thần dân tộc, tính cách dân tộc Ông cũng nêu lên mặt tích cực và tiêu cực trong tính cách người Việt như tình yêu lao động cần cù chăm chỉ, tình yêu thương quý trọng con người, giản dị, chất phát, yêu quê hương và thiển cận, địa phương chủ nghĩa, tùy tiện, thiếu kỹ luật, thiếu tổ chức, ưa nhàn nhã, thích hội hè
Tác giả Trần Hiệp, trong bài “Nét nổi bật bản tính dân tộc Việt Nam”
(2000) có nêu cách hiểu chung về bản tính và dẫn dắt đến cách hiểu bản tính dân tộc [82 tr 46] Ông cho rằng, để hiểu bản tính của một dân tộc, người ta có thể liệt kê hàng loạt đặc điểm khác nhau dựa trên thái độ chung của dân tộc đó đối với các mối quan hệ trong hiện thực Cho thấy tác giả chỉ mới bàn về bản tính dân tộc hơn là một cách hiểu thuần túy về tính cách dân tộc
Trong cuốn sách “Tâm lí cộng đồng làng và di sản” (1992) các tác giả đã phân tích sâu về tính cộng đồng của người Việt Tính cộng đồng được lí giải trên
cơ sở kinh tế, xã hội của làng Việt Nam và được tìm hiểu từ hai khía cạnh: cộng đồng dòng họ và cộng đồng làng xã Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mặt tích cực của tính cộng đồng và những hạn chế của nó đối với sự phát triển của cá nhân cũng như của xã hội [16 tr 221] Một số nhà nghiên cứu đã phân tích về tính cộng đồng như một nét tính cách đặc trưng của người Việt, trong lịch sử và hiện tại (Phan Kế Bính, Nguyễn Đăng Chi, Phan Đại Doãn, Đỗ Long, Vũ Dũng, Đỗ Thanh Hương, Phan Mai Hương, Nguyễn Thị Lan, Lê Văn Hảo, Nguyễn Đăng Thanh, Lã Thu Thủy )
Tác giả Phạm Bích Hợp (1993) trong quyển “Tâm lý học dân tộc tính
cách và bản sắc” cho rằng mỗi thành viên ít nhiều đều mang những đặc tính dân
Trang 26tộc và cho rằng phương pháp nghiên cứu tính cách dân tộc qua phân tích các tác phẩm văn học nghệ thuật là chưa đảm bào tính khách quan và đề xuất phương pháp nghiên cứu “Là một phương cho phép đi tìm những biến thiên trong một lịch sử luôn biến động, tức là tìm cái ít thay đổi qua mọi biến thiên [32 trang 81]
Tác phẩm “Tâm lí học dân tộc” năm 2009 của tác giả Vũ Dũng là một
trong ít cuốn sách của tác giả người Việt viết khá hệ thống và sâu về tâm lí dân tộc Tác giả dành một chương viết về tính cách dân tộc Tác giả đã hệ thống những nghiên cứu của nước ngoài và ở Việt Nam về vấn đề tính cách dân tộc, đồng thời đưa ra khái niệm “tính cách dân tộc là những đặc điểm tâm lí bền vững của một dân tộc, được hình thành biểu hiện trong hoạt động thực tiễn, trong giao tiếp”, [16 tr 211]
Một tác giả nước ngoài nhưng đã có nhiều năm sống ở Việt Nam là
A.Pazzi đã viết một tác phẩm “Người Việt kỳ diệu” [62] Trong cuốn sách này
ông đã phân tích tâm lí người Việt từ những biểu hiện dễ thấy bên ngoài đến đời sống nội tâm trong cõi lòng cá nhân Mặc dù tác giả có đề cập đến những biểu hiện tâm lý của người nhưng tác giả vẫn xoay quanh trục mô tả cụ thể hơn là khái quát về tính cách người Việt
b) Những nghiên cứu về các điều kiện hình thành, các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách dân tộc
Tác giả Nguyễn Hồng Phong, trong tác phẩm “Tìm hiểu tính cách dân
tộc” (1963) đã tiếp cận tính cách dân tộc dưới góc độ văn hóa và lịch sử Tác giả cho rằng, tính cách dân tộc được hình thành dưới ảnh hưởng của lịch sử, đạo đức theo chuẩn mực của chính dân tộc đó và xem xét dưới góc độ đạo đức sẽ không
có cái tốt hay cái xấu trong tính cách dân tộc Ngoài ra, ông phân tích các nét tính cách qua lăng kính của văn học nghệ thuật và lối sống hàng ngày [65]
Tác giả Đoàn Quốc Sĩ trong tác phẩm “Người Việt đáng yêu” (1965) phân
tích tính cách người Việt dưới góc độ thi ca và văn hóa Việt [68 tr 29 – 50] [68,
tr 55 – 57] Theo ông, mối quan hệ làng xã Việt Nam là cơ sở quan trọng trong việc hình thành nên tính cách Việt
Trang 27Nhà văn Sơn Nam, với tác phẩm “Người Việt có dân tộc tính không”
(1969) [56.] đã viết về bản sắc dân tộc Việt và một số tính cách của người Việt Ông phân tích tính cách người Việt từ góc độ lí luận của lịch sử, văn hóa và triết học Đặc biệt, ông chú trọng đến sự giao lưu văn hóa với các nước khác ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách người Việt
Nhà sử học Hà Văn Tấn trong bài “Về sự hình thành bản sắc dân tộc Việt
Nam” phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử đối với sự hình thành, phát triển tâm lý, tính cách dân tộc[71 tr 14] Theo ông, các dân tộc khác nhau cũng có những đặc điểm tính cách chung, nhưng biểu hiện của nó ở mỗi dân tộc có thể sẽ khác nhau
Nhà sử học Trần Quốc Vượng trong bài “Từ sự phát triển văn hóa đến sự
phát triển tâm lí dân tộc”, (1987) có nhấn mạnh tâm lí dân tộc nói chung, tính cách dân tộc nói riêng được hình thành và phát triển trong điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội cụ thể [94 tr 17]
c) Những nghiên cứu về tính cách dân tộc của các dân tộc khác nhau
Tác giả Trần Ngọc Thêm, trong cuốn “Cơ sở Văn hóa Việt Nam” (1997)
[75.] với cách tiếp cận hệ thống đã nhấn mạnh yếu tố văn hóa gốc du mục và văn hóa gốc nông nghiệp chi phối sự hình thành các nét đặc trưng tâm lí khác nhau của các dân tộc Phương Tây và các dân tộc Á Đông Những đặc trưng tâm lí mà ông đề cập đến chính là các tính cách dân tộc Trong bài viết “Vai trò của tính cách dân tộc trong tiến trình phát triển ở Hàn Quốc” (2004), Trần Ngọc Thêm phân tích các điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử ảnh hưởng đến tính cách dân tộc Hàn và so sánh với điều kiện hình thành tính cách dân tộc Việt [77.]
Tác giả Ngô Văn Lệ, Trong quyển “Một số vấn đề về văn hóa tộc người
ở Nam bộ và Đông Nam Á” (2003) cho rằng, khu vực Đông Nam Á có nhiều tộc người, nguồn gốc khác nhau cư trú, cư dân khu vực này có sự khác nhau về mặt văn hóa do thừa hưởng văn minh của Trung Hoa, Ấn Độ và Trung Cận Đông nhưng đó chỉ là tiếp biến văn hóa làm giàu cho bản thân, nhưng lối sống và tính cách con người vẫn giữ được cho từng tộc người, từng quốc gia riêng biệt,như
Trang 28tính cách của người Khmer, người Hoa, người Chăm ở khu vực các nước Đông Nam Á.[ 54, tr 64-67-70 ] Như vậy, tác giả đã xem xét tính bất biến của tính cách dân tộc dưới tác động của giao thoa văn hóa, nhưng tác giả chưa tiên đoán
sự tác động mạnh về giao thoa văn hóa ở một tốc độ nhất định sẽ làm thay đổi tính cách dân tộc ( Như tính thật thà của người Khmer hiện nay có khuynh hướng thay đổi giá trị do tiếp biến văn hóa của các tộc người cùng cộng cư ) Nhiều tác giả trong quyển sách “Người Việt, phẩm chất và thói hư tật xấu” ( 2010 ) đã so sánh những tính cách tiêu cực của người dânTrung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore và nhìn nhận sự thay đổi dần các tính cách tiêu cực này theo xu thế phát triển của xã hội
Tác giả Lê Sĩ Giáo trong quyển “ Dân tộc học đại cương”( 2006 ) cho rằng, các tiêu chí của tộc người như ngôn ngữ, lãnh thổ, cơ sở kinh tế, các sinh hoạt văn hóa và ý thức tự giác của tộc người sẽ là cơ sở cho sự xác định về tính cách giữa các dân tộc như ( Pháp, Đức, ý, Braxin, Thái lan, Lào, Trung Quốc )
Phan An trong bài viết “ Vài khía cạnh dân tộc học về người Khmer ở Việt Nam và người Khmer Campuchia” (1980) đã chỉ ra các mối quan hệ, những tương đồng và dị biệt về tính cách của người Khmer ở Việt Nam và người Khmer ở Campuchia
Tác giả Mạc Đường (1981) trong nghiên cứu “ Quá trình phát triển dân cư
và dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long” đã chỉ ra những đặc trưng riêng về tính cách của người Việt, Hoa, Chăm, Khmer trong vùng sinh thái nhân văn cụ thể Bên cạnh đó còn một số bài viết trình bày tại Hội thảo Tâm lý người Việt Nam nhìn từ nhiều góc độ [82,]: Trần Văn Vĩnh, “Một số đặc điểm tâm lí của tộc người Châuro ở Bà Rịa Vũng Tàu” (2000); Công Kim Thắng “Bản tính dân tộc Tày và Nùng ở Việt Nam” (2000) Đây là những công trình chỉ ra khá rõ về tính cách của các dân tộc ít người ở Việt Nam
Nhìn chung, nhiều nhà nghiên cứu đã liệt kê, mô tả các tính cách cụ thể của người Việt Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được các nhà nghiên cứu sử dụng là quan sát, phân tích tác phẩm Nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã xây
Trang 29dựng được một hệ thống lý luận cho việc nghiên cứu tính cách dân tộc và sử dụng các phương pháp nghiên cứu khách quan để nghiên cứu
1.1.2 Tổng quan những công trình nghiên cứu tính cách dân tộc Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Đã có một số công trình của các tác giả nước ngoài nghiên cứu về tâm lý văn hóa, lịch sử của người Khmer Có thể nêu ra một số nghiên cứu sau:
Nghiên cứu của Georges Maspéro về sinh hoạt, phong tục, tập quán và một
số đặc điểm tâm lý và lối sống của người Khmer, về lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng thần linh của người Khmer rất phong phú
Trường Đại học Keo (Keo University Press, 2008) – Nhật Bản cho ấn hành cuốn “Người Khmer ở Nam Việt Nam – xã hội và văn hóa” có nhiều tác giả Việt
Nam và Nhật Bản tham gia như Ohashi Hisatoshi và Mikami Naomitsu (Chủ biên), Phan An, Phan Thị Yến Tuyết Đã có những bài nghiên cứu sâu về người
Khmer, về đời sống, văn hóa tín ngưỡng, biểu hiện lối sống của người Khmer ở Nam Bộ Song, các tác giả trên chủ yếu tập trung vào vấn đề biên giới hành chánh, nguồn gốc dân tộc Khmer, văn hóa Khmer, tôn giáo và mối liên hệ giữa Khmer vùng ĐBSCL và đất nước Campuchia Một số công trình tập trung giải thích nguồn gốc, giống nòi của tộc người Khmer, hành trình của tộc người qua nhiều biến cố lịch sử Các tác giả này đề cấp rất ít ỏi về về tính cách dân tộc của tộc người Khmer
Trang 301.1.2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
a) Những nghiên cứu về tính cách người Khmer vùng ĐBSCL
Ở Việt Nam đã có một số công trình khi nghiên cứu về tâm lý người Khmer
vùng ĐBSCL Có thể nêu ra một số nghiên cứu sau:
Tác giả Vũ Dũng (2005) chủ nhiệm Đề tài độc lập cấp nhà nước: “Những
đặc điểm tâm lý cơ bản của cộng đồng người Tây nguyên, Tây Nam Bộ và ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển kinh tế- xã hội ở khu vực này” Đề tài được tiến hành trong 2 năm (2005 – 2006) Trong nghiên cứu của mình tác giả đề cập đến các đặc điểm tâm lý của các tộc người, và dân tộc Khmer Tác giả đã chỉ ra một số tính cách của người Khmer là bình dị, chất phát, làm nhiều hơn nói, trọng đạo lý, hướng về một cuộc sống êm đềm nơi trần thế, tìm hạnh phúc trong
họ hàng, phum, sóc, tìm giải tỏa cho bản thân trong văn học, thơ ca, hát múa, song không cố chấp không bảo lưu ý kiến, giữ hòa khí với người Việt, hoa, Chăm”[13.tr202]
Tác giả Lê Hương (1969), tìm hiểu về người Việt gốc Miên đã nghiên cứu
sâu về nguồn gốc, tập tính , lối sống tâm linh, bùa ngãi trong tâm lý của người Khmer và khẳng định: “Tâm lý chung của người Việt gốc Miên là thích sống đơn giản, không thích tranh giành, nghe và tin những gì thấy trước mắt, ghét ba hoa, trừu tượng Họ rất cần cù mộc mạc, giỏi chịu đựng gian khổ Khi họ thương mến và tin cậy người nào thì người đó nói gì họ cũng nghe Họ có tinh thần tự túc và tương tợ đáng khen, những vụ cất nhà, cưới hỏi, tang chế thường được sự giúp đỡ của hàng xóm ” [38, trang 31] Cho thấy tác giả am hiểu về người Khmer ĐBSCL khá sâu săc về lĩnh vực tâm lý cá nhân, tuy nhiên tác giả chưa đề cập đến tính cách của dân tộc này một cách hệ thống
Tác giả Huỳnh Thanh Quang (2011), tìm hiểu về giá trị văn hóa Khmer vùng
ĐBSCL Tác giả đã phân tích các giá trị văn hóa Khmer và vai trò của nó trong đời sống, định hướng phát triển Khi nhận định về lối sống của người Khmer, tác giả đã nhìn nhận: “Người Khmer Vùng ĐBSCL rất nhân ái, ôn hòa, thương người
Trang 31Một nét đẹp của người dân nơi đây là lấy việc làm điều thiện, tránh điều ác làm lẽ sống thường ngày của mình Đồng bào cho rằng “Bố thí, làm phước, cứu giúp đồng loại”, tức là mình dã làm việc thiện và càng làm nhiều việc thiện thì “núi phước” của họ càng cao lên mãi ” [60, tr 47]; “Người Khmer sống rất thực tế (không phải là thực dụng) Họ luôn quan tâm đến những gì mang lại lợi ích trực tiếp cho họ, họ ít “cân , đo, đong , đếm” ít tính toán thiệt hơn, không thích cạnh tranh, tâm lý này khiến cho họ không kiên định về lập trường tư tưởng Người Khmer rất dễ tin , một khi đã tin thì họ cũng không cân nhắc, tính toán Khi tin thì tin tuyệt đối, sẵn sàng hành động theo niềm tin ” [60, tr 144] Như vậy tác giả đã nghiên cứu khá tỉ mỉ về tính tình của người Khmer, nhưng vẫn chưa hệ thống hóa các đặc tính đặc trưng của họ để có thể toát lên được một kiểu tính cách nào đó của người Khmer.
Tác giả Trần Văn Bổn (1999) đã tìm hiểu một số lễ tục dân gian người
Khmer vùng ĐBSCL Qua phân tích các lễ tục, phong tục, tập quán và lối sống của người Khmer tác giả cho rằng: “Người Khmer ĐBSCL là nông dân bình dị, chất phát, làm nhiều hơn nói, trọng đạo lý, theo đạo Phật, nhưng vẫn hướng về một đời sống êm đẹp trên trần thế, tìm hạnh phúc trong quan hệ họ hàng phum sóc.” [6, tr 71]
Các công trình trên đã bước đầu đề cập đến những tính cách đặc trưng nhất của dân tộc Khmer Song, đời sống người dân Khmer vùng ĐBSCL hiện nay có nhiều biến đổi, do kinh tế thị trường phát triển nhanh cùng với quá trình tiếp biến văn hóa vừa rộng vừa nhanh nên tính cách dân tộc cũng có những thay đổi cần được nghiên cứu sâu hơn
Một hướng nghiên cứu khác về tính cách người Khmer vùng đồng bằng
sông Cửu Long là hướng nghiên cứu về lòng báo hiếu, sự tôn sùng Phật giáo và lối sống cộng đồng của dân tộc Khmer, dưới góc độ văn hoá, tôn giáo như :
Viện Văn Hóa, bộ phận thường trú tại TP.HCM đã xuất bản cuốn sách
“Tìm Hiểu Vốn Văn Hóa Dân Tộc Khmer Nam Bộ” Các tác giả đã nghiên cứu
Trang 32vốn văn hóa Khmer, chủ yếu là các nghi lễ tôn giáo và khi đề cập đến lòng báo hiếu, các tác giả đã chỉ ra : “Tu là một cơ hội để họ được học đọc, đọc, viết, học kinh kệ và chính sự giáo dục ở chùa đã làm cho người Khmer có một tinh thần đạo đức, xứng đáng trong gia đình, trong xã hội Ngoài ra người con trai đi tu cũng là một cách để làm phước trả ơn cho cha mẹ và gia đình và cho chính bản thân mình nữa” [92, tr 162].
Tác giả Nguyễn Đăng Duy trong tác phẩm “Văn hoá tâm linh Nam Bộ”
(1977) đã nghiên cứu văn hoá tâm linh của người Khmer vùng ĐBSCL, trong đó
có bàn về lòng báo hiếu của người Khmer: “Khi hỏa thiêu, mời nhà sư chăm lửa tượng trưng Khi đang thiêu xác, các sư sãi tiếp tục cầu kinh, nguyện cho linh hồn người chết siêu thoát Đồng thời diễn ra lễ con hoặc cháu trai người quá cố cạo trọc đầu, mặc áo tu hành, lên chùa tu báo hiếu ”; “Ở người Khmer lẽ sống là rất quan trọng Lẽ sống mong được làm tăng, một trong tam bảo nhà Phật Sống đắp núi phước, cống hiến nhiều cho sư sãi, cho chùa để chết được mát mẻ dưới bóng Phật là lý tưởng thiêng liêng nhất” [18 tr 251- 252]
Tác giả Trường Lưu (1993), trong cuốn “Văn hóa người Khmer vùng
ĐBSCL” đã xem xét lối sống của người Khmer về đạo lý Phật giáo tiểu thừa và
lễ hội, từ đó có nhận xét về lòng báo hiếu: “Có thể nói người Khmer sống để làm phước, cho nên tất cả các lễ hội là những dịp để họ cầu kinh, làm phước theo đúng từ “Bon” mà họ dùng để chỉ các đám lễ của họ “Bon” có nghĩa là đám phước, do đó trong hội lễ đã bao hàm đầy đủ nội dung” làm Phước” [55, tr.71]
Có thể nói, các tác giả trên đã có đề cập đến tính báo hiếu của người Khmer Tuy nhiên, trong các nghiên cứu đó, tính cách này vẫn ẩn sâu bên trong các yếu tố văn hóa, tâm linh, chưa thật để thấy rằng, đó là một tính cách dân tộc thuần túy của người Khmer
Cùng với nghiên cứu tính báo hiếu, một số tác giả còn tìm hiểu chùa chiền
và sinh hoạt Phật giáo của người Khmer dưới góc nhìn văn hóa tâm linh như :
Viện Văn Hóa, bộ phận thường trú tại TP.HCM, trong cuốn sách “Tìm Hiểu
Trang 33Vốn Văn Hóa Dân Tộc Khmer Nam Bộ” (1988), đã nhìn nhận lối sống văn hóa tâm linh người Khmer bị chi phối bởi thế giới quan Phật giáo “Người Khmer với
tư duy phong phú, đa dạng, xuất phát từ thực tế lao động trên cảnh quan đồng bằng và từ thế giới quan Phật giáo tiểu thừa, đã hình thành trong dân gian những truyền thuyết, truyện cổ tích sử liệu (Sastra) nhằm ca ngợi mối tình đoàn kết Kinh – Khmer” [92, tr 66] Các tác giả cũng cho thấy chính Phật giáo tiểu thừa
đã ảnh hưởng đến tính cách của người Khmer trong lối sống hằng ngày: “Một cách sâu sắc Đạo phật tiểu thừa ở đây đã dân tộc hóa và trở thành một đặc điểm của tính cách Khmer khác xa với đạo phật chính thống ở Ấn Độ Đạo phật đã chi phối đời sống của người Khmer một cách trầm trọng Ngôi chùa Phật giáo tiểu thừa của người Khmer, ngoài chức năng tôn giáo, còn gồm cả chức năng giáo dục, chức năng giao lưu văn hóa, phong tục mà đồng bào Khmer đã “ký gởi” cả tâm hồn, tài sản và cả công sức của mình vào đó” [92, tr 72]
Bên cạnh đó các tác giả còn phân tích rõ sự sùng kính Phật giáo thông qua các lễ hội, thể hiện một tinh thần Phật giáo của người dân Khmer: “Ngày lễ tín
đồ đi chùa lại Phật để tỏ lòng kính Phật, trọng tăng, góp phần nuôi sống tăng bằng cách mang cơm và thức ăn đến chung đậu để mời sư sãi Trước khi ăn các
sư sãi tụng kinh làm lễ tạ ơn những người đã làm ra vật thực và cũng để đưa vật thực đến những linh hồn thiếu đói, sau khi ăn, các nhà sư lại tụng chúc phúc cho thí chủ” [92, tr.105]
Tác giả Lê Hương (1969), trong quyển “Người Việt gốc Miên” đã miêu tả
sự kính Phật, trọng Sư trong đời sống hàng ngày thể hiện qua hành vi chăm sóc của người Khmer một cách chu đáo, trang nghiêm và có tổ chức của Phum, Sóc:
“Các tín đồ thay phiên nhau nấu nướng thức ăn dâng quý vị sư sải trong ngôi chùa của Xóm, ấp mình Người ta họp nhau chia làm nhiều phiên gọi là “Wên”, mỗi “wên” gồm gồm 10 đến 12 ngôi nhà, hoặc 4-5 nhà tùy theo nhóm đông hay
ít dân cư Mỗi wên hùn nhau dâng cơm một ngày gồm có buổi điểm tâm sáng, buổi cơm trưa và buổi chiều nước ngọt, trà, sữa” [38.tr 60]
Trang 34Tác giả Trường Lưu (1993) trong cuốn “Văn hóa người Khmer vùng
ĐBSCL”, đã phân tích sự tôn kính Sư sãi và sự gắn bó với Sư sãi hết sức trang nghiêm mà gần gủi của người Khmer: “Gia đình người Khmer có người ốm đau, bệnh tật, thiên tai, hoạn nạn thì họ tìm đến các vị sư sãi để được an ủi, chỉ bảo, đám cưới, đám tang, có thể nói niềm vui, nổi buồn… đều có mặt các vị sư chia bùi sẻ ngọt, tụng kinh làm phước” [55 tr 65;]
Cần phải nói rằng tác giả Trường Lưu khẳng định đời sống của người Khmer là đời sống Phật giáo: “Đời sống tinh thần của người Khmer đã gắn chặt với tôn giáo, với ngôi chùa từ lúc mới lọt lòng đến khi giả từ cuộc đời, nên các sắc thái văn hóa của cộng đồng mang đậm dấu ấn tôn giáo, thể hiện ở phong tục, lối sống phương thức ứng xử, ở nghệ thuật và tư duy” [55 tr 11;] Cho thấy người Khmer đã ý thức được giá trị Phật giáo từ nhỏ và ý niệm đó luôn gắn liền với lối sống của họ trong tâm thức mỗi người
Đồng quan điểm với tác giả về giá trị Phật giáo Tác giả Đinh Lê Thư (2005) trong quyển “Vấn đề giáo dục vùng đồng bào Khmer ĐBSCL” cho thấy vai trò của Phật giáo trong đời sống hằng ngày của người Khmer chịu sự chi phối của Sư sãi bằng chính niềm tin vào Phật pháp của người Khmer:
“Khi có sự xích mích xảy ra kiện tụng giữa các gia đình, sư sải đứng ra phân xử, hòa giải Người bệnh tật hay gặp thiên tai, hoạn nạn cũng tìm đến các vị
sư để được an ủi trao ý kiến Đám cưới, đám ma, niềm vui nổi buồn đều được các vị sư tụng kinh làm phước, các vị sư sãi với triết lý sống làm phước, họ đã đến với dân chúng trong lúc khó khăn nhất mà không cần bất cứ điều kiện nào” [80, tr.287]
Giá trị thiêng liêng của ngôi chùa, nơi hoạt động lễ hội, sinh hoạt Phật giáo diễn ra trong cộng đồng người Khmer cũng được tác giả Ngô Văn Lệ (2003) trong quyển “Một số vấn đề về văn hóa tộc người ở Nam bộ và Đông Nam Á”, chỉ ra rằng, ngôi chùa là nơi học tập văn hóa , sinh hoạt tín ngưỡng, và còn là trung tâm đạo đức để người Khmer soi rọi lại bản thân mình, cũng là nơi bảo lưu
Trang 35giá trị truyền thông của dân tộc: “Từ xa xưa ngôi chùa đã sớm trở thành những trường học và chính sư sãi trong chùa là những thầy giáo làng trong vùng người Khmer Nam Bộ Các ngôi chùa còn là nơi sinh hoạt cộng đồng, nơi bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống” [54.tr.66]
Một số nghiên cứu theo hướng tổ chức xã hội, đã đề cập đến tính cộng đồng của người Khmer Có thể nêu ra một số nghiên cứu sau:
Tác giả Đinh Lê Thư (2005) trong cuốn “Vấn đề giáo dục vùng đồng bào
Khmer ĐBSCL” đã tìm hiểu về lĩnh vực giáo dục, quản lý giáo dục, và vai trò của nhà chùa trong giáo dục, hiệu quả của giáo dục trong đời sống phum sóc Ở đây, tác giả đã nhận định về đời sống cộng đồng như sau: “Trong cộng đồng phum sóc người Khmer ở ĐBSCL cuộc sống khá yên bình, lành mạnh Ở đó thường ít xảy ra tệ nạn xấu như trộm cướp, chửi bới, đánh lộn lẫn nhau Mọi người đều đối xử với nhau rất bình đẳng thân mật và trọng đức hạnh Mọi cá nhân trong cộng đồng đều hết sức thương yêu và sẵn sàng giúp đỡ nhau.Và mỗi
cá nhân lại được tập thể cộng đồng đánh giá, quý trọng thông qua nghĩa cử ấy” [80, tr.287]
Tác giả Nguyễn Đăng Duy (1997) trong cuốn “Văn hóa tâm linh Nam Bộ”
đã giới thiệu chung về đặc điểm tính cách tâm linh của cư dân Nam Bộ, đề cập đến tính cộng đồng trong sinh hoạt hằng ngày của dân tộc Khmer là: “Trong những lễ hội, dù nghèo khó đến đâu, các phật tử cũng không quản tốn kém, mua sắm lễ vật, cúng tiền bạc dâng cúng lên chùa Mỗi dịp lễ là dịp mọi thành viên cộng đồng biểu lộ nhân đức, chan hòa, nhích lại gần nhau trong không gian thiêng liêng ngôi chùa, trước sự chứng giám của Phật, của sư sãi”; “Từ lâu ngôi chùa cũng đã góp phần giải thoát cho những ai lỡ sa vào các tệ nạn xã hội, cải huấn những người lầm đường lạc lối, quay vế sống lương thiện với gia đình phum sóc” [18, tr 242- 244]; “Đóng góp dựng chùa, ngôi chùa coi như khoản ước bảo đảm hạnh phúc nhất cho cuộc đời hiện tại và vĩnh hằng mai sau Bởi thế người Khmer không tiếc công , tiếc của cho xây dựng chùa”[18, tr 233]
Trang 36Tác giả Trịnh Đức Phong (2004) cũng đề cập được đời sống cộng đồng
trong phum sóc: “Quanh năm suốt tháng họ quanh quẩn với ruộng đồng, sông rạch, với ngôi chùa, mặn mà, rộn ràng với lễ hội, tham dự liên hoan sinh hoạt cộng đồng được tổ chức ở chùa, là một cộng đồng sống hòa hợp và đùm bọc lấy nhau trong các phum sóc có từ xa xưa”[59, tr 36]
Tác giả Huỳnh Thanh Quang (2011) Nghiên cứu về giá trị cơ bản của văn
hóa khmer ĐBSCL, sự phát huy giá trị văn hóa đã đề cập:”Nét đẹp truyền thống trong các lễ hội là trên cơ sở tín ngưỡng tôn giáo, quần tụ nơi lễ hội mà tạo nên sự thống nhất và cố kết cộng đồng của không chỉ cư dân Khmer với nhau mà còn tạo nên sự cố kết cộng đồng giữa cư dân Khmer với các dân tộc trong vùng ĐBSCL.”
“Ngày nay tết người Khmer không còn là riêng của người Khmer nữa mà thường có sự tham gia của các dân tộc khác trong vùng, nhất là người Kinh và người Hoa Người kinh và người hoa cũng đi chùa, cũng dự tiệc tùng tại nhà người Khmer mà họ được mời Vào dịp tết người khmer cũng làm bánh trái mang biếu người Kinh và người Hoa Người Kinh và người hoa nhân dịp tết Khmer cũng đến chúc họ bằng những lời chúc tốt đẹp”, [60.tr 37-39]
Tác giả Lê Hương (1969) khi phân tích về tính cộng đồng của người Khmer
đã viết: “Đối với người đi lỡ đường xin vào chùa nghĩ tạm một đêm, thì quý vị Sư
và các tín đồ rất hoan hỉ cho rằng người đó là bà con, thân quyến từ kiếp trước bây giờ gặp dịp lễ tụ họp với mình Đối với người ăn xin cũng vậy, ai cũng vui vẻ bố thí, tiếp đãi nồng hậu và cũng cho đó là bà con từ thưở xa xưa” [38.tr 61]
Tác giả Trường Lưu (1993), viết về tính cộng đồng trong văn hóa người
Kher vùng ĐBSCL, đã đề cập đến tính “mở” hiện nay của dân tộc Khmer Đó là
sự thông thoáng của đời sống ít lệ thuộc bởi những hủ tục khắt khe: “Người Khmer ngày nay, phước cũng làm, cây cũng đốn, thú cũng giết và rượu cũng uống.Nghĩa là lệ của dân tộc Khmer hôm nay cũng không còn nghiêm ngặt như xưa.” [55.tr108]
Những tác giả trên đã khai thác được dấu hiệu các đặc điểm tính cách dân
Trang 37tộc khá nổi bật, tuy nhiên các đặc điểm này còn trình bày chưa sâu, chưa phân tích một cách hệ thống từ góc độ của Tâm lý học dân tộc, chưa chỉ ra một cách đầy đủ các đặc điểm tâm lý dân tộc này với tư cách là những nét tính cách đặc trưng của người Khmer vùng ĐBSCL Chính vì vậy, trong luận án này chúng tôi tập trung nghiên cứu sâu về tính báo hiếu, tính tôn sùng Phật giáo, tính cộng đồng như là những nét tính cách tiêu biểu của người Khmer vùng ĐBSCL
b) Những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành các tính cách người Khmer
Một số tác giả khi nghiên cứu về dân tộc khmer vùng ĐBSCL có đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành các tính cách dân tộc Khmer như sau:
Tác giả Huỳnh Thanh Quang (2011 đã đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng
đến tính cố kết cộng đồng Khmer như: Ý thức dân tộc, điều kiện cư trú, vai trò của ngôi chùa và tính nhân văn: “Ý thức dân tộc và sự bền vững của các giá trị văn hóa của dân tộc Khmer vùng ĐBSCL đã trở thành “chất keo” kết dính đồng bào, tạo nên sự cố kết cộng đồng, đoàn kết dân tộc, là động lực tinh thần to lớn thúc đẩy đồng bào Khmer vươn lên khẳng định mình trong xu thế hội nhập hiện nay” [60.tr 104] Tác giả viết tiếp : “Chính điều kiện cư trú và vai trò của ngôi chùa trong phum sóc đã gắn kết chặt chẻ cộng đồng cư dân trong phum sóc và sự
cố kết cả cộng đồng dân tộc Khmer.”, [60.tr 59]
Viện Văn Hóa, bộ phận thường trú tại TP.HCM đã tìm hiểu yếu tố địa lý và
Phật giáo tiểu thừa có ảnh hưởng sâu sắc đến tính cách tộc người Khmer: “Đồng bằng sông Cửu Long với địa hình đặc biệt hay với khí hậu, thời tiết “nắng sớm mưa chiều đã đi vào tư duy thần thoại của người Khmer [91.trang 69] hay “Một cách sâu sắc Đạo phật tiểu thừa ở đây đã dân tộc hóa và trở thành một đặc điểm của tính cách Khmer khác xa với đạo phật chính thống ở Ấn Độ.” [92 tr 72]
Tác giả Trần Văn Bổn (2002) khi tìm hiểu về phong tục và lễ nghi vòng đời
người Khmer Nam Bộ cho rằng điều kiên sống của cư dân nông nghiệp trên vùng đất hoang hóa làm ảnh hưởng đến tính sùng bái sức mạnh huyền bí: “Họ
Trang 38vẫn là cư dân nông nghiệp, lâu đời an cư lạc nghiệp trên vùng đất khai hoang, nên không ít người Khmer còn có tính ngưỡng thần linh bản địa Bởi vậy, Phật pháp dù muốn hay không, họ vẫn va chạm với may rủi, được thua Nhưng với trình độ nhận thức kỹ thuật canh tác thuở đó, thì việc được hay mất mùa vẫn còn rất bí ẩn, cho nên họ sùng bái, huyền bí hóa.”, [6 tr 39].
Tác giả Trường Lưu (1993) tìm hiểu về văn hóa người Khmer vùng
ĐBSCL, cho rằng dư luận xã hội và thiết chế tôn giáo ảnh hưởng đến tính cách, đến lối sống của tộc người Khmer: “Mọi quy định của cộng đồng tộc người, không phân biệt đẳng cấp, già trẻ, trai gái, mọi thành viên đều có nghĩa vụ tuân theo, ai vi phạm đều bị trừng phạt bằng dư luận phê phán của cộng đồng Trong gia đình Khmer, quan hệ giữa vợ chồng và con cái được xây dựng trên nền tảng triết lý đạo Phật Mọi người đều bình đẳng trước Phật , giá trị thực sự của từng người đều được đánh giá qua việc thịên hay ác” [55, tr116] hay “Đời sống tinh thần của người Khmer đã gắn chặt với tôn giáo, với ngôi chùa từ lúc mới lọt lòng đến khi giã từ cuộc đời, nên các sắc thái văn hóa của cộng đồng mang đậm dấu
ấn tôn giáo, thể hiện ở phong tục, lối sống phương thức ứng xử, ở nghệ thuật và
tư duy” [55, tr11]
Tác giả Nguyễn Đăng Duy (1997) khi nghiên cứu về văn hóa tâm linh Nam
Bộ thì cho rằng yếu tố tự nhiên của môi trường sống giúp cho con người cố kết với nhau để tồn tại và hình thành nên tính cách nông dân nam Bộ: “Đứng trước cái thiên nhiên xa lạ, không ít ác liệt ấy, con người không thể không dựa vào nhau, tin vào nhau, thực lòng với nhau, để cùng tồn tại mưu sống Bởi thế tình tương thân tương ái, thực lòng giúp đỡ lẫn nhau, trọng nghĩa khinh tài, thấy sự bất bình chẳng tha, trong quan hệ đối xử bạn bè làng xóm, lân gia lân ấp đã nhanh chóng nẩy nở ở những lưu dân đầu tiên vào khai phá miền đất Nam Bộ” hay “Bất khuất kiên cường, cứng cỏi trước thiên nhiên, trọng nghĩa khinh tài, thấy sự bất bằng chẳng tha trong quan hệ bạn bè đối xử, tự do khoáng đạt trong nếp nghĩ, nếp sống, tất cả đã hình thành nên tính cách người nông dân Nam bộ.” [18, tr 42]
Trang 39Tác giả Hồ Trọng Hoài (chủ nhiệm) (2003) khi đề cập đến các yếu tố tác
động đến tính cách dân tộc cụ thể là tính cộng đồng thì tác giả cho là ngôi chùa, Phật giáo tiểu thừa là vô cùng quan trọng: “Ngôi chùa Phật giáo đã trở thành trung tâm truyền bá nếp sống văn hóa Phật giáo, chùa là trường học, là nơi hội tụ của người Khmer trong sinh hoạt tinh thần, Sự gắn bó với phật giáo của người Khmer đã làm tăng thêm tính cố kết cộng đồng, làm gia tăng sự khác biệt giữa dân tộc Khmer với các dân tộc khác ở Tây nam Bộ”, ông viết tiếp: “Trong đời sống của đồng bào Khmer Phật giáo tiểu thừa đóng vai trò như chất keo kết dính cộng đồng bởi đức tin, nghi thức và thiết chế tổ chức tồn tại như một yếu tố văn hóa của nền văn hóa cộng đồng Đặc biệt nó trở thành một cơ chế tự giám sát đối với mỗi hành vi cá nhân” [30, tr 88- 90]
Tác giả Huỳnh Lứa trong cuốn “Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ” (1987)
cho rằng con người có mặt ở vùng ĐBSCL khá lâu đời, hình thành cộng đồng dân cư ở vùng ĐBSCL, từ đó nghiên cứu sâu hơn về đời sống Phật giáo ảnh hưởng đến sự sùng bái thần linh trong tinh thần của cộng đồng người Khmer ĐBSCL: “Lối sống nông nghiệp làm hình thành nên một hệ thống đa dạng các vị thần, được chia thành hai dạng thiện và ác Ở người Khmer, quỷ thần có diện mạo rõ ràng và cùng tham gia các hoạt động của con người” [97, tr 115]
Tác giả Phạm Thị Phương Hạnh (2011) khi tìm hiểu về văn hóa Khmer Nam
Bộ, nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam, tác giả trình bày khá đầy đủ về đời sống văn hóa, lễ hội, phong tục tạp quán, ngành nghề truyền thống, tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc Khmer Nam Bộ dưới góc độ văn hóa học, tuy nhiên tác giả cũng
đề cập đến yếu tố tác động đến việc đi tu báo hiếu đó là động cơ đi tu để thành người: “Mặc dù tập tục đi tu hiện có giảm sút do một số nguyên nhân khách quan
và chủ quan, nhưng việc gửi con em của mình vào chùa tu đề học và rèn luyện nhân cách, cũng cố đạo đức vẫn là một nét đẹp truyền thống và có ý nghĩa tích cực trong cộng đồng và trong ý thức người khmer Nam Bộ” [37, tr 93]
Tác giả Trần Dũng và Đặng Tấn Đức (2005 đã tìm hiểu các loại hình tín
Trang 40ngưỡng và lễ hội cũng như các địa danh của người Khmer, và đã khắc họa được yếu tố ảnh hưởng đến sự sợ sệt thần linh đó là do thiên nhiên rộng lớn mà sự hiểu biết của con người nhỏ bé cùng với những may rủi trong đời sống lúa nước:
“Những rủi may, những thành bại trong sản xuất lẫn trong cuộc sống mà sức mạnh, sự hiểu biết của con người dường như quá nhỏ bé trước sức mạnh vô biên của thiên nhiên khiến người nông dân luôn tin rằng tồn tại những thế lực siêu nhiên nào đó có có quyền năng vô tận hằng ngày, hằng giờ chi phối vũ trụ, chi phối mọi lĩnh vực đời sống tự nhiên xã hội, sẵn sàng dang tay ban phúc nhưng cũng sẵn sàng giáng họa đối với con người [18 tr 23] Các tác giả này viết: “Nếu Arak là vị thần của gia đình, dòng tộc, NeakTa là vị thần của phum sóc thì thần mặt trăng là vị thần cai quản và bảo hộ của nền sản xuất nông nghiệp của toàn thể cộng đồng Do vậy, lễ hội cúng trăng là lễ hội mang tính cộng đồng sâu sắc nhất của người Khmer Trà Vinh” [18, tr161]
Tác giả Võ Thanh Hùng (2010) khi nghiên cứu nghi lễ vòng đời người
Khmer Tỉnh Sóc Trăng đã chỉ ra yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hôi, cũng như phong tục tạp quán, các lễ tục của người Khmer dưới góc nhìn diễn ca, nhưng tác giả cũng đề cập được yếu tố chi phối tính cách dân tộc đó là giáo lý phật giáo: “Phật giáo Nam Tông chi phối thế giới quan, nhân sinh quan, nghi lễ và lối sống tộc người Khmer một cách sâu sắc.bản thân đạo Phật phải chấp nhận dung hòa với những yếu tố văn hóa bản địa và tập quán địa phương để tồn tại và phát triển”, ông cho rằng : “Đạo phật Nam Tông ở đây đã tộc người hóa, dân gian hóa và trở thành một đặc điễm tính cách Khmer khác xa với đạo Phật chính thống ở Ấn Độ”
“Nhất là trong nghề trồng lúa nước, phụ thuộc vào thiên nhiên, nhưng với trình độ nhận thức kỹ thuật canh tác thô sơ, thì việc được hay mất mùa vẫn còn rất bí ẩn, cho nên việc sùng bái thần linh hóa các thế lực thiên nhiên thần bí chẳng phải vì lòng thành tín như đối với tôn giáo mà vì nhu cầu nhân sinh cầu lợi” [36.tr 210- 211]
“Thói quen cư trú trong Phum gồm những người họ hàng thân thuộc, có