IV. Thanh tra Nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật về lao động; giải quyết tranh chấp lao động:
1. Thanh tra Nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật về lao động:
động:
1.1 Thanh tra nhà nước về lao động: bao gồm:
- Thanh tra lao động: (thanh tra về việc chấp hành pháp luật lao động). Mục đích của thanh tra lao động là nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng đắn các quy định của pháp luật trong lĩnh vực lao động, tiền lương, bảo đảm lợi ích của nhà nước và các bên quan hệ lao động.
- Thanh tra an toàn lao động: Nhằm xem xét, đánh giá mức độ an toàn trong các dây chuyền sản xuất, các phương tiện lao động, hệ thống máy móc nhà xưởng và các điều kiện kỹ thuật chi phối, liên quan tới quá trình lao động.
- Thanh tra vệ sinh lao động.
Bộ lao động thương binh và xã hội và các cơ quan lao động địa phương thực hiện việc thanh tra lao động và thanh tra an toàn lao động.
- Bộ Y tế và các cơ quan y tế địa phương thực hiện việc thanh tra vệ sinh lao động.
=> Theo bộ luật lao động, Bộ lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương thực hiện thanh tra nhà nước về lao động.
1.2 Xử phạt vi phạm pháp luật về lao động:
Vi phạm pháp luật lao động là một loại vi phạm đặc biệt, nó không hoàn toàn là vi phạm về mặt quản lý mà bản chất là vi phạm những điều kiện đảm bảo cho quá trình lao động và xâm phạm những quyền và lợi ích của người lao động mà pháp luật đã quy định như một chuẩn mực. Vi phạm pháp luật trong lao động không chỉ bị truy cứu trách nhiệm hành chính, kỷ luật mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm dân sự hoặc trách nhiệm hình sự.
* Nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật về lao động
- Xử lý kịp thời, công minh, theo pháp luật;
- Mỗi hành vi vi phạm chỉ có thể bị xử phạt một lần, một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, mỗi người đề bị xử phạt nếu cùng tham gia thực hiện một hành vi.
- Việc xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân và những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để quyết định hình thức và mức phạt thích hợp.
- Nếu có 1 trong những tình tiết giảm nhẹ thì được giảm ½ mức phạt quy định, nếu có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên thì được giảm 2/3 mức phạt quy định cho loại hành vi đó.
- Nếu có 1 trong những tình tiết tăng nặng thì bị phạt gấp đôi mức phạt quy định, nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên thì bị phạt gấp 03 lần mức phạt quy định cho hành vi đó.
* Thẩm quyền xử lý: Thanh tra viên, Chánh Thanh tra lao động, thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước về lao động cấp sở và cấp bộ, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, thanh tra viên, đoàn thanh tra hoặc đoàn kiểm tra liên ngành có quyền lập biên bản kiến nghị các hình thức và các mức xử phạt theo quy định cả pháp luật.
* Thời hiệu xử lý:
- Thời hiệu xử lý vi phạm pháp luật lao động là một năm kể từ ngày vi phạm đó được thực hiện.
- Trường hợp bị khởi tố hoặc bị truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử lý về mặt hành chính nếu có vi phạm hành hính.Trong trường hợp này thời hiệu xử lý là 03 tháng tính từ ngày có một trong các loại quyết định nói trên.
- Không áp dụng thời hiệu nếu cá nhân hoặc tổ chức vi phạm thực hiện vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hay cản trở việc xử phạt.
* Các hình thức xử phạt: - Cảnh cáo
- Phạt tiền
- Các hình thức xử lý khác: Đ187, Đ 192 -BLL Đ