KN Luật dân sự, quan hệ pháp luật dân sự:

Một phần của tài liệu giáo trình môn pháp luật (Trang 36)

IV. Thanh tra Nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật về lao động; giải quyết tranh chấp lao động:

1. KN Luật dân sự, quan hệ pháp luật dân sự:

1.1 KN Luật dân sự:

Luật dân sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ tài sản hoặc quan hệ nhân thân phát sinh giữa các cá nhân hoặc giữa cá nhân với tổ chức trong quá trình sinh hoạt, phân phối lưu thông, tiêu dùng.

Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự:

Là những quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa nhằm thoả mãn các nhu cầu hàng ngày của các thành viên trong xã hội.

Phương pháp điều chỉnh: là phương pháp thỏa thuận, bình đẳng giữa các bên trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

1.2 KN quan hệ pháp luật dân sự:

Là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh, trong đó các bên tham gia độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng về địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia được pháp luật bảo đảm thực hiện thông qua các biện pháp cưỡng chế.

Đặc điểm:

- Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự độc lập với nhau về tổ chức và tài sản, được phép tự định đoạt nhưng không được trái pháp luật.

- Các chủ thể có địa vị pháp lý bình đẳng nhau

- Các biện pháp cưỡng chế đa dạng, không chỉ do pháp luật quy định mà mỗi bên có thể tự yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc bên kia phải thực hiện các nghĩa vụ của mình.

Các biện pháp cưỡng chế trong quan hệ pháp luật dân sự chủ yếu mang tính chất tài sản.

Một phần của tài liệu giáo trình môn pháp luật (Trang 36)