Giải quyết tranh chấp lao động:

Một phần của tài liệu giáo trình môn pháp luật (Trang 33 - 36)

IV. Thanh tra Nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật về lao động; giải quyết tranh chấp lao động:

2. Giải quyết tranh chấp lao động:

* Tranh chấp lao động:

Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập, và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và trong quá trình học nghề. (K1 Đ157)

Tranh chấp lao động được chia thành 02 loại: - Tranh chấp lao động cá nhân

- Tranh chấp lao động tập thể.

* Hệ thống các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động. - Hội đồng hòa giải cơ sở hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp huyện nơi không có hội đồng hòa giải.

- Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh. - Chủ tịch UBND cấp huyện

- Tòa án nhân dân

+ Tòa lao động thuộc Tòa án nhân dân Tối cao + Tòa lao động thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh

+ Các thẩm phán chuyên trách của Tòa án nhân dân cấp huyện. * Thẩm quyền của tòa án theo vụ việc.

Tòa án nhân dân có quyền xét xử sơ thẩm các tranh chấp lao động cá nhân mà hội đồng hoà giải cơ sở hoặc hòa giải viên lao động đã hòa giải nhưng không thành, hoặc hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động không giải quyết trong thời hạn quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hòa giải cơ sở:

- Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấp đứt hợp đồng lao động

- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động.

- Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình và người sử dụng lao động - Tranh chấp về BHXH giữa người lao động đã nghỉ việc với người sử dụng lao động hoặc cơ quan Bảo hiểm XH và giữa người sử dụng lao động với cơ quan BHXH.

- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục csơ thẩm các tranh chấp lao động tập thể đã được hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động.

* Thẩm quyền của tòa án nhân dân các cấp:

- Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các tranh chấp lao động cá nhân, trừ những vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

- Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân có yếu tố nước ngoài, các tranh chấp lao động tập thể và một số tranh chấp lao dộng thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, nhưng nếu thấy cần thiết Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết.

- Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định lao động theo quy định của pháp luật.

* Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:

Tòa án có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm vụ án lao động là tòa án nơi làm việc hoặc nơi cư trú của bị đơn hoặc nơi bị đơn có trụ sở chính (pháp nhân).Các đương sự có quyền thỏa thuận việc yêu cầu tòa án nơi làm việc hoặc nơi cư trú của nguyên đơn giải quyết vụ án lao động./.

CHƯƠNG VII.

PHÁP LUẬT DÂN SỰ VÀ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH.I. Pháp luật Dân sự: I. Pháp luật Dân sự:

Một phần của tài liệu giáo trình môn pháp luật (Trang 33 - 36)