Phụ nữ chiếm trên 50% dân số và hơn 48% lực lượng lao động xã hội, có mặt trong mọi ngành nghề, trên mọi địa bàn. Với đức tính cần cù, sáng tạo, chịu khó, họ đã và đang vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực trong học tập, lao động và công tác, tham gia tích cực vào quá trình hoạch định và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạt nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Họ còn làm tốt vai trò người vợ, người mẹ, người thầy đầu tiên, tổ chức, chăm lo cuộc sống, góp phần rất quan trọng xây dựng tổ ấm gia đình. Những đóng góp bền bỉ, thầm lặng của các thế hệ phụ nữ ngày càng tô thắm thêm truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang và tiếp tục khẳng định lời dạy của Bác Hồ “Non sông gấm vóc Việt Nam, do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng và tác động nhiều bởi tư tưởng Nho giáo, ý thức hệ phong kiến, tư tưởng “trọng nam, khinh nữ ” đã để lại dấu ấn nặng nề và hậu quả đậm nét trong xã hội. Đây là một trong những rào cản lớn trong tiến trình giải phóng phụ nữ. Bên cạnh đó, cũng còn những hạn chế như việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam khá phổ biến. Ở nhiều địa phương cũng như một số ngành chưa tạo điều kiện để phụ nữ vươn lên đóng góp cho sự phát triển. Trong gia đình truyền thống, người chồng là trụ cột của gia đình, mọi quyền lực trong gia đình đều thuộc người đàn ông. Người chồng là người chủ gia đình, người sở hữu tài sản của gia đình, người quyết định các công việc quan trọng của gia đình, kể cả quyền dạy vợ, đánh con. Ly hôn là điều hiếm khi xảy ra, nhưng nếu có thì đó là quyền của người chồng chứ không phải người vợ. Ngoài thiên chức sinh đẻ, nuôi con, làm việc nhà, trong quan hệ vợ chồng, người vợ còn được mong đợi là người biết nhẫn nhục, chịu đựng…Ngày nay, dưới tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra ngày một mãnh mẽ, vai trò giới đã có sự biến đổi rõ nét. Sự hình thành thị trường lao động ở các thành phố lớn kéo theo các dòng di chuyển từ nông thôn ra thành thị trong đó phụ nữ chiếm một tỷ lệ tương đối lớn đã làm biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn. Sự thay đổi vai trò giới đã bắt đầu từ khi phụ nữ tham gia vào thị trường lao động. Nó làm thay đổi căn bản vai trò của người phụ nữ và xác lập vai trò mới của nam và nữ. Sự tác động này đang diễn ra theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực.Nhận thức được tầm quan trọng của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay Đảng ta tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giải phóng phụ nữ, vận động phụ nữ tham gia thực hiện đường lối đổi mới, nghị quyết Đại hội XI của Đảng ta khẳng định: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ. Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các luật pháp, chính sách đối với lao động nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của mình; tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào cấp ủy và bộ máy quản lý nhà nước. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ” 3, tr 243. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện vai trò của mình là công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người; bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, bà mẹ, trẻ em; bổ xung và hoàn chỉnh các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản, chế độ đối với lao động nữ… Nghị quyết 11NQTW của Bộ Chính trị (khoá X) cũng đã chỉ rõ: “Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn vào công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực, đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình. Phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực”. Đô thị hóa là quá trình tất yếu diễn ra không chỉ đối với nước ta mà còn đối với các nước trên thế giới, nhất là các nước châu Á. Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Đô thị hóa góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội của khu vực, nâng cao đời sống nhân dân. Quá trình này tác động làm biến đổi gia đình nông thôn, làm thay đổi sự phân công lao động trong gia đình, vai trò của người chủ gia đình vì thế cũng có những biến đổi. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết. Nếu không có một chiến lược và giải pháp cụ thể, chung ta sẽ gặp nhiều vướng mắc và lúng túng trong quá trình giải quyết, đôi khi làm nảy sinh những vấn đề ngày càng phức tạp. Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa ở nước ta diễn ra khá nhanh. Vì vậy, việc đánh giá những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách cơ bản là việc làm cần thiết. Đó là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay.Từ những phân tích trên, tác giả chọn đề tài: “ Đô thị hóa và biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn hiện nay”. Đề tài nhằm tìm câu trả lời cho các câu hỏi là quá trình đô thị hóa đã tác động như thế nào đến sự biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn?; biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn đã và đang diễn ra như thế nào?. Đề tài được thực hiện trong bối cảnh còn ít các tri thức về vai trò giới trong gia đình ở Việt Nam, các nghiên cứu về chủ đề này còn thưa thớt.
MỤC LỤC 1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………… …6 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài………….………… 9 2.1. Ý nghĩa khoa học……………………………….……………………9 2.2. Ý nghĩa thực tiễn……………………………………………………9 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………… ……………9 3.1. Mục đích nghiên cứu………………………….…………………….9 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………10 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu…………….……………10 5. Câu hỏi và Giả thuyết nghiên cứu……… ………………………11 5.1. Câu hỏi nghiên cứu……………….…………………………………11 5.2.Giả thuyết nghiên cứu………….…….………………………………11 6. Phương pháp nghiên cứu………………….…………………………12 7. Sơ đồ khung lý thuyết…………………………………………………14 8. Dự kiến cấu trúc luận văn……………….……………………………14 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN……… ……………15 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu………………………………………15 1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò giới.……… ……… 20 1.3. Các lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu…………… ………………25 1.3.1. Lý thuyết vai trò… …………………….……………… 25 1.3.2. Lý thuyết biến đổi xã hội………………………………………….27 1.4. Các khái niệm………………………….……………………………30 1.4.1. Khái niệm gia đình……… …………………………………… 30 1.4.2. Khái niệm giới và vai trò giới……………………………………32 1.4.3. Khái niệm biến đổi vai trò giới…….…………………………… 36 1.4.4. Đô thị hoá…… …… ……………………………………………37 1.4.5. Nông thôn…… ………………….……………………………….39 1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu………………………………………40 Chương 2: MỘT SỐ CHIỀU CẠNH BIẾN ĐỔI VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN Ở HÀ NỘI VÀ BẮC NINH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ HIỆN NAY … 47 2.1. Biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn hiện nay…………………………………….…… ……………………… 47 2.1.1. Công việc sản xuất ………………………………………………47 2.1.2. Công việc nội trợ ……………………………………………….…56 2.1.3. Dạy dỗ, chăm sóc con cái…………………………………………64 2.1.4. Chăm sóc người đau ốm, người cao tuổi…………………………73 2.1.5. Quyết định các công việc quan trọng trong gia đình…………….78 2.2. Các yếu tố tác động đến biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn hiện nay 87 2.3. Xu hướng biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn…………100 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ………… …………103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………109 PHỤ LỤC 112 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. CNH,HĐH: BHYT: THPT: THCS: THCN: ĐH,CĐ TTCN: CN: ND: CNVC: LĐTD: KVL: CVK: Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa. Bảo hiểm y tế. Trung học phổ thông. Trung học Cơ sở. Trung học chuyên nghiệp. Đại học. Cao đẳng Tiểu thủ công nghiệp. Công nhân Nông dân. Công nhân viên chức. Lao động tự do. Không việc làm. Công việc khác. Thành phố Hồ Chí Minh. TPHCM: DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Mối liên hệ giữa việc tham gia công việc sản xuất và theo giới tính 48 Bảng 2.2:Mối liên hệ giữa việc tham gia vào công việc sản xuất của phụ nữ và các ngành nghề 50 Bảng 2.3: Mối liên hệ việc tham gia vào công việc sản xuất của phụ nữ và trình độ học vấn 53 Bảng 2.4: Mối liên hệ nhóm tuổivà việc tham gia công việc sản xuất của phụ nữ 55 Bảng 2.5: Mối liên hệ giữa việc tham gia công việc nội trợ của người phụ nữ theo giới tính 59 Bảng 2.6: Mối liên hệ tham gia của phụ nữ vào công việc nội trợ trong các ngành nghề 62 Bảng 2.7: Mối liên hệ giữa việc chăm sóc con cái của người phụ nữ theo giới tính 65 Bảng 2.8: Mối liên hệ giữa việc tham gia chăm sóc, nuôi dậy con cái của phụ nữ trong các ngành nghề 67 Bảng 2.9: Mối liên hệ giữa việc chăm sóc, nuôi dậy con cái của phụ nữ và trình độ học vấn 70 Bảng 2.10: Mối liên hệ giữa việc tham gia dạy dỗ, chăm sóc con cái của phụ nữ theo nhóm tuổi 71 Bảng 2.11: Mối liên hệ giữa việc chăm sóc người đau ốm, người có tuổi của người phụ nữ theo giới tính 73 Bảng 2.12: Mối liên hệ giữa việc tham gia chăm sóc người ốm đau, người có tuổi của phụ nữ trong các ngành nghề 75 Bảng 2.13: Mối liên hệ giữa việc tham gia chăm sóc người đau ốm, người có tuổi của phụ nữ theo nhóm tuổi 77 Bảng 2.14: Tương quan mức độ tham gia vào việc ra các quyết định quan trọng trong gia đình của người phụ nữ theo giới tính 81 Bảng 2.15: Tương quan mức độ ra quyết định công việc quan trọng trong gia đình của phụ nữ và nghề nghiệp 82 Bảng 2.16: Mối liên hệ giữa việc quyết định công việc quan trọng trong gia đình của phụ nữ và trình độ học vấn 84 Bảng 2.17: Chủ hộ gia đình theo giới tính 85 Bảng 2.18: Kiểm định Chi-Square Tests về mối quan hệ giữa mức độ tham gia vào các công việc của phụ nữ và giới tính 88 Bảng 2.19: Kiểm định Chi-Square Tests về mối quan hệ giữa mức độ tham gia vào các công việc của phụ nữ và giới tính 91 Biểu 2.1a : Mức độ tham gia công việc sản xuất của phụ nữ tỉnh Bắc Ninh 51 Biểu 2.1b : Mức độ tham gia công việc sản xuất của phụ nữ TP Hà Nội 52 Biểu 2.2a : Mức độ tham gia dạy dỗ, chăm sóc con cái của phụ nữ tỉnh Bắc Ninh 69 Biểu 2.2b : Mức độ tham gia dạy dỗ, chăm sóc con cái của phụ nữ TP Hà Nội 69 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Phụ nữ chiếm trên 50% dân số và hơn 48% lực lượng lao động xã hội, có mặt trong mọi ngành nghề, trên mọi địa bàn. Với đức tính cần cù, sáng tạo, chịu khó, họ đã và đang vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực trong học tập, lao động và công tác, tham gia tích cực vào quá trình hoạch định và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạt nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Họ còn làm tốt vai trò người vợ, người mẹ, người thầy đầu tiên, tổ chức, chăm lo cuộc sống, góp phần rất quan trọng xây dựng tổ ấm gia đình. Những đóng góp bền bỉ, thầm lặng của các thế hệ phụ nữ ngày càng tô thắm thêm truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang và tiếp tục khẳng định lời dạy của Bác Hồ “Non sông gấm vóc Việt Nam, do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng và tác động nhiều bởi tư tưởng Nho giáo, ý thức hệ phong kiến, tư tưởng “trọng nam, khinh nữ ” đã để lại dấu ấn nặng nề và hậu quả đậm nét trong xã hội. Đây là một trong những rào cản lớn trong tiến trình giải phóng phụ nữ. Bên cạnh đó, cũng còn những hạn chế như việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam khá phổ biến. Ở nhiều địa phương cũng như một số ngành chưa tạo điều kiện để phụ nữ vươn lên đóng góp cho sự phát triển. Trong gia đình truyền thống, người chồng là trụ cột của gia đình, mọi quyền lực trong gia đình đều thuộc người đàn ông. Người chồng là người chủ gia đình, người sở hữu tài sản của gia đình, người quyết định các công việc quan trọng của gia đình, kể cả quyền dạy vợ, đánh con. Ly hôn là điều hiếm khi xảy ra, nhưng nếu có thì đó là quyền của người chồng chứ không phải người vợ. Ngoài thiên chức sinh đẻ, nuôi con, làm việc nhà, trong quan hệ vợ chồng, người vợ còn được mong đợi là người biết nhẫn nhục, chịu đựng… Ngày nay, dưới tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra ngày một mãnh mẽ, vai trò giới đã có sự biến đổi rõ nét. Sự hình thành thị trường lao động ở các thành phố lớn kéo theo các dòng di chuyển từ nông thôn ra thành thị trong đó phụ nữ chiếm một tỷ lệ tương đối lớn đã làm biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn. Sự thay đổi vai trò giới đã bắt đầu từ khi phụ nữ tham gia vào thị trường lao động. Nó làm thay đổi căn bản vai trò của người phụ nữ và xác lập vai trò mới của nam và nữ. Sự tác động này đang diễn ra theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Nhận thức được tầm quan trọng của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay Đảng ta tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giải phóng phụ nữ, vận động phụ nữ tham gia thực hiện đường lối đổi mới, nghị quyết Đại hội XI của Đảng ta khẳng định: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ. Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các luật pháp, chính sách đối với lao động nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của mình; tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào cấp ủy và bộ máy quản lý nhà nước. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ” [3, tr 243]. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện vai trò của mình là công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người; bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, bà mẹ, trẻ em; bổ xung và hoàn chỉnh các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản, chế độ đối với lao động nữ… Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá X) cũng đã chỉ rõ: “Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn vào công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực, đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình. Phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực”. Đô thị hóa là quá trình tất yếu diễn ra không chỉ đối với nước ta mà còn đối với các nước trên thế giới, nhất là các nước châu Á. Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Đô thị hóa góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội của khu vực, nâng cao đời sống nhân dân. Quá trình này tác động làm biến đổi gia đình nông thôn, làm thay đổi sự phân công lao động trong gia đình, vai trò của người chủ gia đình vì thế cũng có những biến đổi. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết. Nếu không có một chiến lược và giải pháp cụ thể, chung ta sẽ gặp nhiều vướng mắc và lúng túng trong quá trình giải quyết, đôi khi làm nảy sinh những vấn đề ngày càng phức tạp. Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa ở nước ta diễn ra khá nhanh. Vì vậy, việc đánh giá những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách cơ bản là việc làm cần thiết. Đó là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay. Từ những phân tích trên, tác giả chọn đề tài: “ Đô thị hóa và biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn hiện nay”. Đề tài nhằm tìm câu trả lời cho các câu hỏi là quá trình đô thị hóa đã tác động như thế nào đến sự biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn?; biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn đã và đang diễn ra như thế nào?. Đề tài được thực hiện trong bối cảnh còn ít các tri thức về vai trò giới trong gia đình ở Việt Nam, các nghiên cứu về chủ đề này còn thưa thớt. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. 2.1. Ý nghĩa khoa học. Đề tài: “Đô thị hóa và biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn hiện nay” hướng đến làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò giới, biến đổi vai trò giới trong quá trình đô thị hóa hiện nay. Trên cơ sở vận dụng quan điểm xã hội học về giới, vai trò giới, qua đó làm sáng tỏ vấn đề lý thuyết xã hội học trong đời sống xã hội hiện thực của xã hội Việt Nam đương đại. Bên cạnh đó luận văn góp phần chỉ ra tính hợp lý của những lý thuyết vai trò và lý thuyết biến đổi được áp dụng trong nghiên cứu đề tài. Luận văn cũng đóng góp một phần quan trọng cho mảng đề tài biến đổi vai trò giới dưới tác động của quá trình đô thị hóa vốn còn hiếm hoi trong nghiên cứu xã hội học. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn. Đề tài hướng đến mô tả đặc điểm của biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn trong quá trình đô thị hóa hiện nay. Những tác động của quá trình đô thị hóa đến biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn ở cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những giải pháp hướng sự biến đổi vai trò giới theo hướng tích cực. Đó là cơ sở khoa học và thực tiễn tốt để các nhà nghiên cứu sử dụng trong quá trình học tập và làm việc cũng như giúp các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam có cơ sở để đưa ra những chính sách thiết thực trong qua trình xây dựng và phát triển đất nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn hiện nay. - Phân tích sự tác động của quá trình đô thị hoá đến sự biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn ở cả khía cạnh tiêu cực và tích cực. [...]... giới trong gia đình ở những chiều cạnh khác nhau Tuy nhiên, khi đề cập đến sự biến đổi vai trò giới trong gia đình cũng còn nhiều điểm trống cần được làm rõ Để tiếp tục có những đóng góp trong lĩnh vực này, đề tài luận văn: Đô thị hoá và biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn hiện nay , nhằm phân tích thực trạng biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn trong quá trình đô thị hóa hiện nay. .. trong gia đình Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học, các bài viết phản ánh nhiều chiều cạnh về biến đổi vai trò giới trong gia đình nói chung và biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn trong quá trình đô thị hóa Trong những nghiên cứu này các nhà nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn ban đầu về biến đổi vai trò giới gia đình và các yếu tố tác động đến biến đổi vai trò giới. .. chung về biến đổi vai trò giới trong quá trình đô thị hóa hiện nay - Tìm hiểu những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn hiện nay - Đưa ra một số kết luận và khuyến nghị về chính sách để giúp quá trình biến đổi vai trò giới dưới tác động của quá trình đô thị hóa diễn ra theo hướng tích cực Đồng thời tạo điều kiện cho phụ nữ nông thôn. .. chiều cạnh biến đổi vai trò giới trong gia đình nông tại Hà Nội và Bắc Ninh thôn dưới tác động của quá trình đô thị hóa hiện nay Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu Mảng nghiên cứu về biến đổi vai trò giới trong gia đình, những tác động của quá trình đô thị hóa đến biến đổi vai trò giới trong gia đình được nhiều nhà nghiên cứu tìm tòi với những phát hiện mới mẻ và thú... định các công việc quan trọng trong gia đình? Những yếu tố nào tác động đến sự biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn hiện nay? Làm thế nào để hướng sự biến đổi vai trò giới theo hướng tích cực, nâng cao vai trò và tạo cơ hội phát triển cho phụ nữ khu vực nông thôn dưới tác động của quá trình đô thị hóa hiện nay? 5.2 Giả thuyết nghiên cứu Trong gia đình nông thôn hiện nay không còn mô hình duy... điểm biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn qua nghiên cứu thực tế tại 4 xã ở khu vực nông thôn thuộc Bắc Ninh và Hà Nội, đồng thời chỉ ra sự tác động của quá trình đô thị hóa đến sự biến đổi vai trò giới Ở đây tác giả tập trung mô tả biến đổi vai trò giới ở 2 khía cạnh phân công lao động và quyền ra quyết định trong gia đình Bên cạnh đó chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi vai trò giới. .. giới trong gia đình nông thôn trong quá trình đô thị hóa hiện nay 5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 5.1 Câu hỏi nghiên cứu Nhận thức, thái độ của người dân nông thôn về vai trò giới, những vấn đề liên quan đến vai trò giới (vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình )? Vai trò giới có sự biến đổi gì trên các khía cạnh: quan niệm về người chủ gia đình, phân công lao động giữa vợ và chồng,... trình đô thị hóa và tác động của nó tới đời sống gia đình (đô thị hóa và quy mô gia đình, vui chơi giải trí trong gia đình) đã đi sâu nghiên cứu tác động của quá trình CNH, đô thị hóa đến đời sống gia đình chủ yếu ở khía cạnh kinh tế (vấn đề thu nhập, biến đổi cơ cấu lao động, chi tiêu trong gia đình và vấn đề vui chơi giải trí trong gia đình) Tác giả cũng chỉ ra: “quá trình CNH,HĐH và đô thị hóa ở... Đối tượng nghiên cứu: Đô thị hóa và biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn hiện nay 4.2 Khách thể nghiên cứu: Gia đình nông thôn trong quá trình đô thị hóa hiện nay 4.4 Phạm vi nghiên cứu: Không gian nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu khảo sát tại 2 xã Hoàn Sơn và Đại Đồng huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh và 2 xã Thụy Lâm và Đại Áng ( thuộc huyện Thanh Trì, Đông Anh, Hà Nội) Thời gian nghiên cứu: 2011... thái đô đối với sự biến đổi vai trò giới và đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hơn chính sách của Đảng, Nhà nước đối với việc nâng cao vai trò giới trong gia đình nông thôn hiện nay 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Thao tác hóa các khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu - Vận dụng các lý thuyết xã hội học liên quan vào nghiên cứu biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn hiện nay - . tài: Đô thị hóa và biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn hiện nay hướng đến làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò giới, biến đổi vai trò giới trong quá trình đô thị hóa hiện nay. . CHIỀU CẠNH BIẾN ĐỔI VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN Ở HÀ NỘI VÀ BẮC NINH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ HIỆN NAY … 47 2.1. Biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn hiện nay ………………………………….……. về biến đổi vai trò giới trong quá trình đô thị hóa hiện nay. - Tìm hiểu những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến biến đổi vai trò giới trong gia đình nông thôn hiện nay.