Nghiên cứu soát xét TCXD 2051998 móng cọc tiêu chuẩn thiết kế

89 3.4K 2
Nghiên cứu soát xét TCXD 2051998 móng cọc tiêu chuẩn thiết kế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn khoa Sau đại học Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Hữu Hà, các thầy cô đã giảng dạy, cơ quan tác giả đang công tác, các bạn đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, động viên tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn. Do trình độ và thời gian có hạn, chắc chắn luận văn còn có những hạn chế cần được hoàn thiện thêm. Tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để hoàn thiện và nâng cao đề tài nghiên cứu này. 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………4 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 4 6. Nội dung của luận văn 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÓNG CỌC VÀ CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ MÓNG CỌC 5 1.1. Móng cọc - sự hình thành và phát triển 5 Khái niệm 5 Lịch sử phát triển 7 Tình hình sử dụng móng cọc ở Việt Nam 8 Một số ưu điểm và phạm vi sử dụng 8 Phân loại cọc, móng cọc 9 1.2. Các tiêu chuẩn hiện hành về thiết kế móng cọc 27 1.2.1. Khái quát về tiêu chuẩn thiết kế móng cọc trên thế giới 27 1.2.2. Các tiêu chuẩn về thiết kế móng cọc do Việt Nam ban hành: 29 1.2.3. Tình hình sử dụng các tiêu chuẩn thiết kế trong lĩnh vực tư vấn xây dựng ở Việt Nam hiện nay 29 1.2.4. Tổng quan về TCXD 205:1998 31 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC 36 2.1. Các quan điểm thiết kế móng cọc 36 2.1.1. Thiết kế cọc theo sức chịu tải cho phép(ASD - Allowable Stress Design )[7] 36 2.1.2. Thiết kế cọc theo hệ số thành phần( LRFD - Load anh Resistance Factor Design) [7] 37 2.2. Sức chịu tải dọc trục của cọc theo đất nền 40 Công thức tổng quát về sức chịu tải dọc trục của cọc[5],[6],[7],[8] 40 2.2.1. Sức kháng mũi của cọc Qp 42 2.2.2. Sức kháng bên của cọc 43 2.2.3. Hiện tượng ma sát âm 45 2.3. Các phương pháp tính toán sức chịu tải dọc trục của cọc từ các thí nghiệm trong phòng 48 2.3.1. Phương pháp tính toán sức chịu tải của theo các chỉ tiêu cường độ đất nền[1],[7], [9] 48 2.4. Sức chịu tải dọc trục của cọc theo vật liệu 58 2.4.1. Sức chịu tải theo vật liệu của cọc đúc sẵn 58 2.4.2. Sức chịu tải theo vật liệu của cọc khoan nhồi 61 2.5. Những nội dung đề nghị điều chỉnh của TCXD 205:1998 62 2.5.1. Về phương pháp xác định sức chịu tải dọc trục của cọc theo vật liệu (điều 3.3.2 của TCXD 205:1998) 62 2.5.2. Về phương pháp xác định sức chịu tải dọc trục của cọc theo đất nền 63 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ VÍ DỤ TÍNH TOÁN 65 3.1. Công trình nhà hành chính hiệu bộ - trường Đại học Kỹ thuật hậu cần CAND - Bộ Công An 65 3.1.1. Giới thiệu chung về công trình 65 3.1.2. Điều kiện địa chất 65 2 3.1.3. Giải pháp kết cấu nền móng: 67 3.1.4. Tính toán sức chịu tải của cọc theo vật liệu 67 3.1.5. Tính toán sức chịu tải của cọc theo đất nền 68 3.2. Công trình Khối nhà ăn - ở -hội trường - Trung đoàn hải quân 962 73 3.2.1. Giới thiệu chung về công trình 73 3.2.2. Điều kiện địa chất 73 3.2.3. Giải pháp kết cấu nền móng: 75 3.2.4. Tính toán sức chịu tải của cọc theo vật liệu 75 3.2.5. Tính toán sức chịu tải của cọc theo đất nền 76 3.3. Công trình tổ hợp khách sạn dầu khí Việt Nam 80 3.3.1. Giới thiệu chung về công trình 80 3.3.2. Điều kiện địa chất 80 3.3.3. Giải pháp kết cấu nền móng: 82 3.3.4. Tính toán sức chịu tải của cọc theo vật liệu 82 3.3.5. Tính toán sức chịu tải của cọc theo đất nền 83 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế, các công trình cao tầng được xây dựng ngày càng nhiều, các công trình này có tải trọng lớn xây dựng trên nền đất yếu nên thường sử dụng móng cọc để truyền tải trọng xuống lớp đất tốt phía dưới, làm giảm biến dạng và lún không đều, làm tăng độ ổn định của công trình, có khả năng chịu tải trọng ngang lớn. Mặt khác, nhu cầu xây dựng thường tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng,TP Hồ Chí Minh , các đô thị này có điều kiện địa chất yếu và phức tạp, vì vậy móng cọc với nhiều phương pháp thi công đa dạng như: cọc đóng, cọc ép, cọc khoan nhồi có thể sử dụng làm móng cho các công trình có điều kiện địa chất địa hình phức tạp mà các loại móng nông không thể đáp ứng được, đã đang và sẽ được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng vừa và lớn. Hiện nay trong thiết kế móng cọc ở Việt Nam các kỹ sư thiết kế thường quen sử dụng Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc TCXD 205:1998. Tiêu chuẩn này có hiệu lực từ năm 1998, đã đáp ứng được cơ sở khoa học và hướng dẫn thiết kế móng cọc, tuy nhiên sau một thời gian dài đưa vào ứng dụng đã phát sinh nhiều bất cập trong việc xác định sức chịu tải của cọc và một số vấn đề liên quan trong 3 tính toán thiết kế do xuất hiện nhiều phương pháp khảo sát cũng như thí nghiệm cọc và thi công cọc nên cần thiết phải có sự nghiên cứu đánh giá soát xét và chỉnh sửa tiêu chuẩn này để đưa vào ứng dụng một cách hiệu quả hơn Vì lý do đó tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu soát xét TCXD 205:1998: móng cọc tiêu chuẩn thiết kế” 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu soát xét TCXD 205:1998 từ đó đưa ra các đề nghị chỉnh sửa một số nội dung của tiêu chuẩn cho phù hợp với thực tiễn xây dựng hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: soát xét các nội dung xác định sức chịu tải của cọc theo TCXD 205:1998. Đối tượng nghiên cứu là cọc bê tông cốt thép có tiết diện đặc và cọc khoan nhồi. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu soát xét TCXD 205:1998 bằng các phương pháp lý thuyết và thực nghiệm, kết hợp với việc so sánh với các tiêu chuẩn nước ngoài và các vấn đề thực tiễn đặt ra từ đó đưa ra các kiến nghị chỉnh sửa một số nội dung của tiêu chuẩn. Dùng các ví dụ trong thiết kế một số công trình cụ thể để so sánh kết quả giữa TCXD 205:1998 và đề xuất chỉnh sửa. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Đề xuất kiến nghị chỉnh sửa TCVN205:1998 trong việc xác định sức chịu tải của cọc Góp phần làm sáng tỏ sức làm việc thực của cọc khi chịu tải, giảm lãng phí khi thiết kế và thi công cọc. Giảm thiểu sự khác biệt giữa sức chịu tải của cọc theo thiết kế và thực tiễn sử dụng. 4 6. Nội dung của luận văn Luận văn được chia làm 3 chương: − Phần mở đầu và phần kết luận kiến nghị − Chương 1: Tổng quan về móng cọc và các tiêu chuẩn móng cọc. − Chương 2: Cở sở khoa học. − Chương 3: Một số ví dụ tính toán PHẦN II - NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÓNG CỌC VÀ CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ MÓNG CỌC. 1.1. Móng cọc - sự hình thành và phát triển Khái niệm Móng cọc là loại móng dùng những cây cọc hạ xuống các tầng đất tốt ở sâu nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải của móng. Móng cọc gồm hai bộ phận 5 chính là cọc và đài cọc. Hình 1.1a Hình 1.1b móng cọc đài thấp móng cọc đài cao Cọc: là kết cấu có chiều dài lớn hơn rất nhiều so với bề rộng của tiết diện được hạ xuống các tầng đất đá sâu hơn phía dưới nhằm mục đích cho công trình bên trên đạt các yêu cầu của các trạng thái giới hạn. Đài cọc: là kết cấu dùng để liên kết các cọc với nhau và truyền tải trọng của công trình xuống cọc. 6 Lịch sử phát triển Móng cọc được sử dụng từ rất sớm, các di tích khảo cổ cho thấy nhiều nơi trên thế giới cho thấy từ mấy trăm năm trước công nguyên loài người đã biết đóng các cọc gỗ cắm xuống hồ để xây dựng nhà trên các mặt hồ, , người ta đóng các cọc gỗ để làm đê quai chắn đất, dùng thân cây, cành cây để làm móng nhà Ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật móng cọc ngày càng được cải tiến, hoàn thiện, đa dạng về chủng loại cũng như phương pháp thi công, phù hợp với yêu cầu cho từng loại công trình xây dựng: Với công trình chịu tải trọng trung bình có thể dùng cọc bê tông cốt thép đúc sẵn trong nhà máy hoặc bãi đúc cọc, thi công bằng phương pháp đóng, rung, hoặc ép xuống độ sâu thiết kế. Loại cọc này có ưu điểm là giá thành rẻ, dễ dàng kiểm tra được chất lượng cọc, máy móc thi công tương đối đơn giản. Tuy nhiên, các chấn động khi thi công bằng phương pháp đóng làm ảnh hưởng đáng kể đến các công trình lân cận, khi gặp địa chất có lớp đất tốt xen kẹp bên trên lớp đất xấu thì thi công khó khăn và có thể không hạ được cọc xuống độ sâu thiết kế. Trường hợp này có thể dùng cọc khoan nhồi tiết diện nhỏ, loại cọc này có ưu điểm là có thể xuyên qua các tầng đất cứng, thiết bị thi công nhỏ gọn nên có thể thi công trong điều kiện xây dựng chật hẹp, không gây ảnh hưởng đối với phần nền móng và kết cấu của các công trình kế cận, tuy nhiên cọc nhồi tiết diện nhỏ cũng có các nhược điểm như công nghệ phức tạp tốn nhiều công đoạn, đòi hỏi bên thi công phải có chuyên môn và kinh nghiệm thi công cọc khoan nhồi, mặt bằng thi công sình lầy do dung dịch sét. Với công trình có chịu tải trọng lớn như các nhà cao tầng, móng trụ cầu, cọc khoan nhồi hoặc cọc barrette là giải pháp thường được lựa chọn. Các cọc này có ưu điểm là sức chịu tải lớn dẫn đến số lượng cọc trong mỗi móng ít, khi thi công không gây chấn động đáng kể nên ít ảnh hưởng đến công trình lân cận. Tuy nhiên khi thi công cọc việc giữ hố khoan có thể rất khó khăn, khi khoan để tạo cọc nhồi đường kính lớn gần móng các công trình lân cận nếu không dùng 7 ống chống vách đầy đủ hay không dùng cọc van để kè neo cẩn thận thì công trình lân cận có thể bị hư hỏng, chất lượng bê tông thấp vì không được đầm và khi đã phát hiện khuyết tật thì xử lý rất khó khăn. Tình hình sử dụng móng cọc ở Việt Nam. Sau chiến tranh, nhiều đô thị bị tàn phá và phải xây dựng lại hoàn toàn. Nhiều công trình lớn đã, đang và sẽ được xây dựng. Địa tầng ở các thành phố lớn ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long rất phức tạp, phía trên là lớp đất yếu có chiều dày lớn, vì vậy móng cọc ngày càng được sử dụng rộng rãi. Công nghệ và và thiết bị thi công móng cọc thời gian qua cũng đã được phát triển. Các thiết bị thi công cọc nhồi, cọc barrette đã được nhập về. Máy ép cọc có lực ép lớn cũng đã có mặt ở Việt Nam. Vật liệu chế tạo cọc thời gian qua cũng đã đáp ứng cơ bản yêu cầu kỹ thuật. Và quan trọng hơn cả là kinh nghiệm về công tác tư vấn, thi công của người Việt Nam đã được nâng cao, chất lượng thi công đã được cải thiện đáng kể. Một số ưu điểm và phạm vi sử dụng. Móng cọc sử dụng hợp lý đối với các công trình chịu tải trọng lớn mà lớp đất tốt nằm ở dưới sâu, giảm được biến dạng và lún không đều. Khi dùng móng cọc lảm tăng độ ổn định của công trình có chiều cao lớn, chịu tải trọng ngang lớn như nhà cao tầng, nhà dạng tháp Móng cọc với nhiều phương pháp thi công đa dạng như: cọc đóng, cọc ép, cọc khoan nhồi nên có thể sử dụng làm móng cho các công trình có điều kiện địa chất địa hình phức tạp mà các loại móng nông không thể đáp ứng được như vùng có đất yếu hoặc công trình trên sông, biển. Sử dụng móng cọc làm giảm chi phí vật liệu, giảm khối lượng công tác đất, giảm được ảnh hưởng của nước ngầm đến công tác thi công. 8 Móng cọc được sử dụng rộng rãi trong các công trình dân dụng và công nghiệp, cầu đường, thủy lợi - thủy điện Phân loại cọc, móng cọc 1.1.1.1.Cọc hạ bằng búa Cọc gỗ: Thường dùng để làm móng của các nhà trên ao hồ, các công trình nhỏ hoặc tạm thời. Chiều dài các cọc gỗ nguyên(không nối, không ghép) thông thường là 5-8m đường kính 20-30cm. Đỉnh cọc gỗ phải được bảo vệ bằng đai thép dày 8mm rộng 5-7cm để khi đóng cọc không bị nứt nẻ. Mũi cọc gỗ được vót nhọn và bịt thép để dễ đóng và không bị tòe. Khi cọc gỗ cần có chiều dài lớn thì có thể nối các cây gỗ lại với nhau. Khi cần có tiết diện lớn thì có thể ghép ba hoặc bốn cây gỗ lại với nhau. Bảng 1.1. Các loại tiết diện của cọc gỗ Loại tiết diện Diện tích tiết diện(cm 2 ) I (cm 4 ) W (cm 3 ) Chu vi cọc(cm) 0.79d 2 0.049d 4 0.1d 3 3.14d 2.25d 2 0.365d 4 0.365d 3 6.28d 2.73d 2 0.540d 4 0.540d 3 6.74d Cọc gỗ có ưu điểm là nhẹ, vận chuyển dễ dàng, chế tạo đơn giản. Tuy nhiên hiện nay ít được sử dụng do hiệu quả kinh tế thấp, sức chịu tải kém, dễ bị mục dưới ảnh hưởng của môi trường, yêu cầu cọc nằm dưới mực nước ngầm để tránh 9 mối mọt và độ tin cậy không cao. Cọc gỗ có thể làm bằng các thân cây nguyên hình hoặc các thanh gỗ xẻ. Cọc tre : Sử dụng loại tre gốc, đặc chắc, khi thi công dùng búa để đóng cọc xuống đất. Cọc tre thường được sử dụng để gia cố nền đất sét yếu bão hòa nước, ưu điểm của cọc tre là giá thành rẻ, thi công đơn giản không đòi hỏi nhiều máy móc phức tạp, tuy nhiên lý thuyết về sử dụng cọc tre để gia cố nền còn chưa hoàn chỉnh và gây nhiều tranh cãi, thực tế có nhiều công trình sau khi xử lý nền bằng cọc tre bị lún quá mức cho phép nên thực tế chỉ sử dụng cho các công trình chịu tải trọng nhỏ, quy mô từ 1-2 tầng và yêu cầu cọc nằm dưới mực nước ngầm để tránh mối mọt. Cọc bê tông cốt thép: Cọc bê tông cốt thép là loại cọc được dùng phổ biến nhất. So với cọc gỗ thì cọc bê tông cốt thép có nhiều ưu điểm rõ rệt như: điều kiện áp dụng không phụ thuộc vào tình hình mực nước ngầm, tiết diện và chiều dài của cọc có thể cấu tạo tủy theo ý muốn, cường độ vật liệu tương đối lớn. Nhược điểm chính của cọc bê tông cốt thép là trọng lượng quá lớn, gây khó khăn cho công tác vận chuyển và hạ cọc. Mặt khác, chính do trọng lượng bản thân quá lớn để phù hợp với sơ đồ chịu lực trong quá trình vận chuyển và treo cọc mà lượng cốt thép trong cọc sẽ không cần nhiều khi cọc ở trong móng, tức là khi công trình đã sử dụng. Thực tế trong quá trình thi công cọc, hiện tượng nứt cọc thường xảy ra ngay cả khi trong những trường hợp đã dùng nhiều cốt thép. Để nâng cao tính ổn định chống nứt, tiết kiệm thép, tăng sức chịu tải và giảm trọng lượng của cọc người ta dùng cọc bê tông cốt thép ứng suất trước.Tiết diện ngang của cọc bê tông cốt thép thường có dạng hình vuông, tròn, tam giác, chữ I, chữ T Loại cọc tiết diên vuông được dùng rộng rãi hơn cả vì nó có ưu điểm chủ yếu là chế tạo đơn giản, không cần những thiết bị phức tạp, có thể chế tạo tại công trường. Kích thước tiết diện của loại cọc này thường là 20x20cm, 25x25cm, 30x30cm, 35x35cm. 10 [...]... Nhà cao tầng - Thiết kế cọc khoan nhồi và TCXD 205:1998 - Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế 1.2.2 Các tiêu chuẩn về thiết kế móng cọc do Việt Nam ban hành: TCXD 205:1998 Móng cọc Tiêu chuẩn thiết kế Tiêu chuẩn được ban hành trên cơ sở 1998 được ban hành năm 1998 trên cơ sở tiêu chuẩn СНиП 2.02.03-85 TCXD 205:1998 đưa ra những quy định khá đầy đủ về các vấn đề liên quan đến thiết kế móng cọc và thường... được các kỹ sư thiết kế Việt Nam sử dụng TCXD 189:1996 Móng cọc tiết diện nhỏ Tiêu chuẩn thiết kế Nội dung của tiêu chuẩn đưa ra các quy định hướng dẫn chi tiết về thiết kế móng cọc tiết diện nhỏ Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn là cho các cọc có chiều rộng tiết diện nhỏ hơn 25cm TCXD 195:1997 - Nhà cao tầng - Thiết kế cọc khoan nhồi Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định cụ thể về thiết kế cọc khoan nhồi... cọc gặp chướng ngại vật khơng thể ép tới độ sâu thiết kế Hình 1.11 Liên kết cọc với đài cọc trong phương pháp ép sau 1.2 Các tiêu chuẩn hiện hành về thiết kế móng cọc 1.2.1 Khái qt về tiêu chuẩn thiết kế móng cọc trên thế giới Tại Nga và một số nước thuộc SNG kế thừa tiêu chuẩn móng cọc của Liên Xơ cũ СНиП 2.02.03-85 trong đó việc tính tốn móng cọc được thực hiện theo trạng thái giới hạn với việc sử... quyết Hiện nay song song tồn tại các tiêu chuẩn thiết kế móng cọc sau: TCXD 205:1998 Móng cọc Tiêu chuẩn thiết kế TCXD 189:1996 Móng cọc tiết diện nhỏ Tiêu chuẩn thiết kế TCXD 195:1997 - Nhà cao tầng - Thiết kế cọc khoan nhồi 31 −TCXDVN 269 - 2002 - Cọc - Phương pháp thí nghiệm hiện trường Các điều khoản trong các tiêu chuẩn này nhiều chỗ trùng lặp, nhiều chỗ mâu thuẫn nhau và có những điều khoản, những... tiêu chuẩn móng cọc trước đó được Việt Nam chuyển dịch thành các tiêu chuẩn quốc gia Tại Liên hiệp Anh khơng có tiêu chuẩn móng cọc riêng mà móng cọc là một chương (chương 7) trong tiêu chuẩn BS 8004:1986 - Tiêu chuẩn thực hành 28 nền móng Giá trị sức chịu tải cực hạn từ thí nghiệm thử tải được định nghĩa là tải trọng tác dụng lên đầu cọc gây nên độ lún 10% đường kính cọc Sức chịu tải cho phép của cọc. .. của TCXD 205:1998 [12] Hiện nay việc thiết kế móng cọc ở Việt Nam các kỹ sư thiết kế thường quen sử dụng Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc TCXD 205:1998 Tiêu chuẩn này sau hơn 10 năm đưa vào sử dụng xuất hiện các bất cập như: Điều 3.3.2[1] quy định ứng suất cho phép trong cọc bê tơng cốt thép là 0.33fc với fc theo điều 1.3 TCXD 205:1998[1] là cường độ chịu nén của bê tơng, nếu tính tốn sức chịu tải của cọc. .. của cọc và một số vấn đề liên quan trong tính tốn thiết kế cần thiết phải có sự nghiên cứu đánh giá sốt xét và chỉnh sửa tiêu chuẩn này để đưa vào ứng dụng một cách hiệu quả hơn Cụ thể: xem xét các cơng thức về xác định sức chịu tải của cọc theo vật liệu, cơng thức xác định sức chịu tải của cọc theo chỉ số SPT C2.2[1] 36 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC 2.1 Các quan điểm thiết kế móng cọc 2.1.1 Thiết kế cọc. .. hạn chế ứng suất trong cọc của TCXD 205:1998 thì kết quả thu được nhỏ hơn đáng kể so với cách tính thường dùng của các kỹ sư thiết kế, tuy nhiên cơng thức 2.1 chỉ được giới thiệu trong các giáo trình nền móng mà chưa được đưa vào tiêu chuẩn thiết kế 35 móng cọc, cơng thức 1.2 thì đã được đưa vào TCXD 195 :1997 - Nhà cao tầng thiết kế cọc khoan nhồi, đáng tiếc là khi biên soạn TCXD 205 :1998 thì lại... trong nước, các kỹ sư thiết kế phải dùng tiêu chuẩn nước ngồi hoặc các cơng thức trong các giáo trình về móng cọc để thiết kế Đó là điều bất cập cần phải xem xét chỉnh sửa kịp thời 1.2.4 Tổng quan về TCXD 205:1998 1.2.4.1.Nội dung chính của TCXD 205:1998 TCXD 205:1998 được ban hành năm 1998 trên cơ sở tiêu chuẩn СНиП 2.02.03-85 và có đưa vào một số cơng thức xác định sức chịu tải của cọc của một số tác... cơ quan nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chun nghiệp, nên việc biên soạn chủ yếu dựa vào chuyển dịch tiêu chuẩn của các nước khác Những năm 90 của thế kỷ XX trở về trước các tiêu chuẩn của nước ta nói chung và tiêu chuẩn móng cọc nói riêng đã được chuyển dịch của các tiêu chuẩn Liên Xơ cũ từ СНиП II-15-74 đến СНиП 2.02.03-85 và có chỉnh sửa rất ít Các 30 phương pháp xác định sức chịu tải của cọc theo . Phân loại cọc, móng cọc 9 1.2. Các tiêu chuẩn hiện hành về thiết kế móng cọc 27 1.2.1. Khái quát về tiêu chuẩn thiết kế móng cọc trên thế giới 27 1.2.2. Các tiêu chuẩn về thiết kế móng cọc do Việt. Nghiên cứu soát xét TCXD 205:1998: móng cọc tiêu chuẩn thiết kế 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu soát xét TCXD 205:1998 từ đó đưa ra các đề nghị chỉnh sửa một số nội dung của tiêu chuẩn cho. trình xây dựng vừa và lớn. Hiện nay trong thiết kế móng cọc ở Việt Nam các kỹ sư thiết kế thường quen sử dụng Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc TCXD 205:1998. Tiêu chuẩn này có hiệu lực từ năm 1998, đã

Ngày đăng: 18/08/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Mục đích nghiên cứu

  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • 4. Phương pháp nghiên cứu

  • 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

  • 6. Nội dung của luận văn

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÓNG CỌC VÀ CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ MÓNG CỌC.

    • 1.1. Móng cọc - sự hình thành và phát triển

      • 1.1.1.1. Cọc hạ bằng búa

      • 1.1.1.2. Cọc hạ bằng phương pháp xoắn.

      • 1.1.1.3. Cọc hạ bằng phương pháp xói nước.

      • 1.1.1.4. Cọc hạ bằng phương pháp rung.

      • 1.1.1.5. Loại cọc đổ tại chỗ.

      • 1.1.1.6. Cọc hạ bằng phương pháp ép tĩnh.

      • 1.2. Các tiêu chuẩn hiện hành về thiết kế móng cọc

        • 1.2.1. Khái quát về tiêu chuẩn thiết kế móng cọc trên thế giới.

        • 1.2.2. Các tiêu chuẩn về thiết kế móng cọc do Việt Nam ban hành:

        • 1.2.3. Tình hình sử dụng các tiêu chuẩn thiết kế trong lĩnh vực tư vấn xây dựng ở Việt Nam hiện nay.

        • 1.2.4. Tổng quan về TCXD 205:1998

          • 1.2.4.1. Nội dung chính của TCXD 205:1998

          • 1.2.4.2. Các bất cập của TCXD 205:1998 [12]

          • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC

            • 2.1. Các quan điểm thiết kế móng cọc.

              • 2.1.1. Thiết kế cọc theo sức chịu tải cho phép(ASD - Allowable Stress Design )[7]

              • 2.1.2. Thiết kế cọc theo hệ số thành phần( LRFD - Load anh Resistance Factor Design)[7].

              • 2.2. Sức chịu tải dọc trục của cọc theo đất nền.

                • (KN) (2.8)

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan