1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn

88 1,5K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 3,2 MB

Nội dung

+ Ô nhiễm môi trường đất: Ô nhiễm đất là sự thay đổi thànhphần, tính chất của đất gây ra bởi những tập quán phản vệ sinh của các hoạtđộng sản xuất nông nghiệp và những phương thức canh t

Trang 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viêt tắt Ý nghĩa

7 VSMT Vệ sinh môi trường

9 UNICEF Qũy nhi đồng liên hiệp Quốc tế (United NationsChildren's Fund)

10 COD lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá họctrong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ

15 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

16 KCN, CCN Khu công nghiệp, cụm công nghiệp

17 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

18 TTYT, BV Trung tâm y tế, bệnh viện

Trang 2

27 GTGT Gía trị gia tăng

Trang 3

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Việt Nam là một nước nông nghiệp hơn 70% dân số đang sống ở khuvực nông thôn và miền núi (2009) Trước thềm hội nhập kinh tế toàn cầu,Việt Nam đang trên đà đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, vànông thôn Việt Nam cũng đang có những bước chuyển đổi từng ngày

Lâu nay trên các phương tiện thông tin đại chúng hầu như chỉ phản ánh

về ô nhiễm môi trường ở các khu đô thị , khu công nghiệp … mà ít khi đề cậpđến tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu vục nông thôn Tình trạng ônhiễm môi trường nông thôn lại đang ở mức báo động Nhiều nơi đã và đangtrở thành nỗi bức xúc của người dân do việc xử lý chất thải, thuốc bảo vệ thựcvật… làm cho nguồn nước, không khí bị ô nhiễm Đây chính là nguyên nhân dẫnđến người dân các vùng ở nông thôn thường xuyên phải đối mặt với dịch bệnh

Do đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, cho nêncác vùng nông thôn ở nước ta có những nét đặc thù riêng và chất lượng môitrường có sự biến đổi khác nhau

Tam Dương là một huyện trung du, nằm ở phía Bắc tỉnh Vĩnh Phúc , dân

số 100,244 người (2012), diện tích 10.821,44ha Huyện Tam Dương có 13 xã,thị trấn ( 3 xã đồng bằng, 6 xã trung du, 1 thị trấn, 3 xã miền núi).Trongnhững năm qua, quá trình phát triển kinh tế của huyện cũng có những biếnđổi tích cực, đời sống cá nhân đã được nâng cao về vật chất và tinh thần Đểđảm bảo cho chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao,huyện đã luôn quan tâm đến sự phát triển kinh tế của các xã đặc biệt với các

xã còn gặp nhiều khó khăn Hoàng Lâu là một trong những xã cũng có nhữngbước phát triển trông thấy trong những năm vừa qua Tuy nhiên đằng saunhững bước phát triển tích cực vẫn còn tồn tại những dấu hiệu bền vững củaquá trình phát triển như: môi trường bị ô nhiễm, nguồn tài nguyên của xãchưa được khai thác hiệu quả, bên vững, nhu cầu sử dụng đất đai trong quátrình phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng mạnh.Vậy phải làm thế nào đểđảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế xã hội và bền vững về môi trường

Xuất phát từ vấn đề đó, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường,Ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo

TS Dư Ngọc Thành tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài :” Điều tra, đánh giá

Trang 4

hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn tại xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.”

1.2.Mục đích, yêu cầu cua đề tài

1.2.1.Mục đích của đề tài

- Điều tra, đánh giá chất lượng môi trường các hộ gia đình trên toàn xã

- Đánh giá tình hình hiểu biết của người dân về môi trường ở nông thôn

- Điều tra tình hình quản lý về môi trường của xã

- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường khu vực tại xãHoàng Lâu - huyện Tam – tỉnh Vĩnh Phúc

1.2.2.Yêu cầu của đề tài.

- Xây dựng phiếu điều tra: dễ hiểu, ngắn gọn và đầy đủ thông tin cânthiết cho việc đánh giá

- Thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại xãHoàng Lâu - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc

- Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực

- Tiến hành điều tra theo bộ câu hỏ, bộ câu hỏi phải dễ hiểu đầy đủ cácthông tin cần thiêt cho việc đánh giá

- Đề xuất các giải pháp cải thiện hiện trạng môi trường

- Chỉ ra hiện trạng môi trường, nguyên nhân và các tác động của môitrường đến sưc khỏe, kinh tế - xã hội và hệ sinh thái khu vực xung quanh xã

- Các kiến nghị được đưa ra phải phù hợp với tình hình địa phương và cótính khả thi cao

1.2.3.Ý nghĩa của đề tài

- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

+ Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ chocông tác sau này

+ Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu

- Ý nghĩa trong thực tiễn

+ Kết quả của chuyên đề sẽ góp phần nâng cao được sự quan tâm củangười dân về bảo vệ môi trường

+ Làm căn cứ để cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyềngiáo dục nhận thức của người dân về môi trường

+ Xác định hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Hoàng Lâu, huyệnTam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

+ Đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường cho khu vực nông thôn thuộctỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và vùng Đông Bắc nói chung

Trang 5

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

*Khái niệm về môi trường:

Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2005 chương 1,

điều 1 xác định: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,phát triển của con người và thiên nhiên”.

* Chức năng của môi trường:

- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinhvật

- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đờisống và sản xuất của con người

- Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra tronghoạt động sống và hoạt động sản xuất

- Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới conngười và sinh vật trên trái đất

- Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người

* Khái niệm về ô nhiễm môi trường:

Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005 thì ô nhiễm

môi trường là: “Ô nhiễm môi trường được hiểu là sự có mặt của các chất hoặc năng lượng với khối lượng lớn trong môi trường mà môi trường khó chấp nhận” ( từ điển OXFORD).

+ Ô nhiễm môi trường đất: Ô nhiễm đất là sự thay đổi thànhphần, tính chất của đất gây ra bởi những tập quán phản vệ sinh của các hoạtđộng sản xuất nông nghiệp và những phương thức canh tác khác nhau và dothải bỏ không hợp lý các chất cặn bã đặc và lỏng vào đất

+ Ô nhiễm môi trường nước: Là sự thay đổi theo chiều hướngxấu đi các tính chất vật lý – hóa học – sinh hoc của nước, với sự xuất hiện cácchất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và

Trang 6

sinh vật Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước ( Hoàng Văn Hùng giáotrình ô nhiễm môi trường – trường ĐH Nông Lâm – Thái Nguyên).

+ Ô nhiễm môi trường không khí: Là hiện tượng làm cho khôngkhí sạch thay đổi thành phần và tính chất dưới bất kỳ hình thức nào, có nguy

cơ gây tác hại tới thực vật và động vật, gây hại đến sưc khỏe con người vàmôi trường xung quanh ( Theo giáo trình Ô nhiễm môi trường – trường ĐHNông Lâm – Thái Nguyên)

+ Ô nhiễm tiếng ồn:

Tiếng ồn là âm thanh không mong muốn hay âm thanh được phát

ra không đúng lúc, đúng chỗ Ô nhiễm tiếng ồn như một âm thanh không mongmuốn bao hàm sự bất lợi làm ảnh hưởng đến con người và môi trường sống củacon người, bao gồm đất đai, công trình xây dựng và động vật nuôi ở trong nhà.( Theo giáo trình Ô nhiễm môi trường – trường ĐH Nông Lâm – Thái Nguyên)

* Suy thoái môi trường:

Là sự suy giảm khả năng đáp ứng các chức năng của môi trường:Mất nơi cư trú an toàn, cạn kiệt tài nguyên, xả thải quá mức, ô nhiễm

* Quản lý môi trường và phòng chống ô nhiễm:” Quản lý môi

trường là một hoạt động trong quản lý xã hội: có tác động điều chỉnh các hoạtđộng của con người dưa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phốithông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người, xuấtphát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp

lý tài nguyên”

* Tiêu chuẩn môi trường:

Theo khoản 5 điều 3 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005: “ Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong chất thải được

cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường”.

* Các khái niệm chất thải rắn:

- Chất thải rắn là toàn bộ các loại tạp chất được con người loại

bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sảnxuất, các hoạt động sống và sự duy trì tồn tại của cộng đồng)

Trang 7

- Chất thải rắn sinh hoạt: chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt

cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng

- Thu gom chất thải rắn: Là hoạt động tập hợp, phân loại, đónggói lưu trữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ

sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận

- Lưu giữ chất thải rắn: Là việc giữ chất thải rắn trong mộtkhoảng thời gian nhất định ở nơi có thẩm quyền chấp thuận trước khi vậnchuyển đến cơ sở xử lý

- Vận chuyển chất thải rắn: Là quá trình chuyên chở chất thải rắn

từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế tái sửdụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng

- Xử lý chất thải rắn: Là quá trình sử dụng các giải pháp côngnghệ, kĩ thuật làm giảm, loại bỏ tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không cóích trong chất thải rắn, thu hồi tái chế tái sử dụng lại các thành phần có ích

- Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh: là hoạt động chôn lấp phùhợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kĩ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp

vệ sinh

2.1.2 Cơ sở pháp lý

- Căn cứ luật bảo vệ môi trường 2005 được quốc hội nước cộng hoà xãhội chủ nghĩa Viêt Nam khoá 11 kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và

có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006

- Luật số 08/1998/ QH 10 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam về Tài nguyên nước

- Nghị định 59/2007/ NĐ – CP ngày 09/04/2007 về quản lí chất thải rắn

- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trườngsửa đổi 2005

- Căn cứ nghị định 80/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 hướng dẫn thựchiện luật BVMT

- Căn cứ nghị định 117/2009/NĐ – CP ngày 31/12/2009 xử phạt viphạm hanh chính trong lĩnh vực BVMT

Trang 8

- Nghị định 149/ 2004/NĐ- CP về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sửdụng tài nguyên nước xả nước thải vào nguồn nước.

- Căn cứ vào Quyết định số 14/2012/QĐ-UBND về Quy định cơ chế

hỗ trợ bảo vệ môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2015

- Quyết định 14/2012/QĐ – UBND tỉnh Vĩnh Phúc Quyết định banhành quy định thực hiện cơ chế hỗ trợ bảo vệ môi trường nông thôn tỉnh VĩnhPhúc giai đoạn 2012 – 2015

- Nghị quyết số 27/2011/NQ – HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về cơ cấu hỗ trợ bảo

vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

- Quyết định số 423/QĐ – BNN – TCTL về việc phê duyệt kế hoạchhành động năm 2011, dự án cấp nước và môi trường nông thôn” do UNICEF

hỗ trợ

- Quyết định số 04/2014/QĐ- UBND ngày 23/01/2014 của UBND TỉnhVĩnh Phúc ban hành quy định về bảo vệ môi trường nông thôn

- Căn cứ Quyết định số 2508/QĐ-CT ngày 21/9/2011 của UBND tỉnh

Vĩnh Phúc về việc phê duyệt đề cương, dự toán Đề án bảo vệ môi trườngVĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020 hướng tới mục tiêu “Thành phố Xanh”

- Chị thỉ số 1270/CT – BNN – TL về việc tăng cường công tác chỉ đảo

và các giải pháp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệsinh môi trường nông thôn

- Chỉ thị số 81/2007/CT- BNN về việc triển khai thực hiện chương trình mụctiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

2.2 Thực trạng về môi trường nông thôn trên thế giới và Việt Nam

2.2.1 Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diên biến môi trường trên thế giới

Ô nhiễm môi trường không chỉ là vấn đề bức xúc mà còn là vấn đềđáng lo ngại hiện nay, nó không chỉ riêng ở Việt Nam mà cả trên Thế giới.Hàng năm trên thế giới phải chịu nhiều thiệt hại về người và của do ô nhiễmmôi trường gây ra Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức của con người chưacao trong vấn đê bảo vệ môi trường Cùng với đó là sự gia tăng dân số dẫnđến nhiều chất thải sinh hoạt thải ra môi trường sống Quá trình đô thị hóacũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.Được biết hàng ngày, môi trường sống của chúng ta phải tiếp nhận hàng trăm

Trang 9

nghìn tấn rác, chất thải, khí thải từ các ngôi nhà hay những công ty, xí nghiệp,khu chế xuất… Ô nhiễm môi trường không chỉ xảy ra ở thành thị, mà cònxảy ra ở nông thôn Ở mỗi nơi, mỗi địa phương có những nguyên nhân khácnhau, nhưng chung quy lại đều do sự chủ quan, thiếu ý thức của mọi người.Nếu như ở thành thị ô nhiễm môi trường xuất phát từ các chất thải của cáckhu công nghiệp, khu chế xuất, thì ở nông thôn lại xuất phát từ ý thức củangười dân chưa cao: phóng uế, vứt rác, xác động vật bừa bãi…Phần lớn ônhiễm môi trường tại các thành thị đều do chưa có hệ thống xử lý chất thảihợp lý Còn ở nông thôn nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường phần lớn docác chất thải của con người và gia súc không được xử lý, hay xử lý chưa thíchhợp Ngoài ra, ô nhiễm môi trường còn chịu nhiều ảnh hưởng bởi những hóachất, thuốc trừ sâu từ việc phun, xịt của người nông dân.

Theo Lê Thạc Cán (1995) [2] Trong những năm đầu thập kỷ 90 của thế

kỷ XX, tình hình môi trường trên thế giới hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cảnhân tố về chất lượng môi trường và tài nguyên thiên nhiên coe những đặcđiểm sau:

- Tăng trưởng dân số nhanh: dân số thế giới đã lên tới 5,769 tỷ người

và sẽ tiếp tục tăng 8,5 tỷ người trong 3 thập kỷ tới Sau năm 2025, tốc độ tăngdân số sẽ chậm lại và lên tới 10 tỷ vào năm 2050

- Suy giảm tài nguyên đất: hậu quả môi trường gắn liền trực tiếp với giatăng dân số và suy giảm tài nguyên đất

- Đô thị hóa mạnh mẽ: dân số đô thị tăng lên nhanh chóng với tốc độ là3% hàng năm cho toàn thế giới và 3 – 5% cho khu vực Châu Á – Thái BìnhDương Dự báo đến 2020, tại các nước đang phát triển trong khu vực 50%dân số sống ở các đô thị và tại các nước phát triển tỷ lệ này là 75%

- Hình thành các siêu đô thị: xu thế đô thị hóa này sẽ dẫn đến sự hìnhthành các siêu đô thị với dân số trên 4 triệu người

Sự hình thành các siêu đô thị tại tất cả các nước đều gây nên những khókhăn và phức tạp về chất lượng môi trường sống: ô nhiễm do công nghiệp,giao thông vận tải, vấn đề rác thải

- Mất cân đối dân số đô thị và nông thôn: sự mất cân đối này diễn raqua việc dân nông thôn di cư một cách vô tổ chức tới các đô thị Với xu thế

Trang 10

này sự phân bố dân cư đô thị và nông thôn ngày càng mất cân bằng, đô thị thìngày càng căng thẳng về chất lượng môi trường, nông thôn do thiếu lực lượnglao động trẻ, khỏe, công tác phục hồi suy thoái vì vấy sẽ gặp nhiều khó khăn.

- Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập không đều: sự không đồngđều về kinh tế, thu nhập và mức sống vật chất giữa các quốc gia ngày càngtăng Do sụ phân bố không đồng đều đó đã tạo nên một áp lực mạnh mẽ đốivới tài nguyên thiên nhiên

- Nhu cầu về lương thực tăng nhanh

- Sản xuất lương thực tăng chậm và bước vào thời kỳ suy giảm

- Gia tăng sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu: Nhìn chung trêntoàn thế giới, lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, diệt cỏ sử dụng vàonông nghiệp đang tiếp tục tăng thêm, tại một số nơi tăng lên theo cấp số nhân

- Gia tăng sa mạc hóa

- Mất rừng

- Suy giảm sản lượng thủy sản

- Tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ dầu khí

- Gỗ củi tiếp tục bị cạn kiệt nhanh chóng

- Chất lượng khí quyển tiếp tục bị suy thoái

- Rác thải rắn cũng tăng lên: Viện Blacksmith, một tổ chức nghiên cứumôi trường quốc tế có trụ sở tại NewYork (Mỹ), công bố danh sách 10 thànhphố thuộc 8 nước được coi là ô nhiễm nhất thế giới năm 2006 Đó là cácnước: Nga, Trung Quốc, Zambia, Cộng hòa Domica, Ấn Độ, Ukraine, Peru,Kyrgzstan

Tại các thành phố này, hơn 10 triệu người có nguy cơ bị nhiễm trùng,ung thư phổi và giảm tuổi thọ Trẻ em bị lở loét do ảnh hưởng của các chấtgây ô nhiễm môi trường

2.2.2 Các vấn đề môi trường nông thôn ở Việt Nam

Kết quả điều tra toàn quốc về vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn

do Bộ y tế và UNICEF thực hiện được công bố ngày 26/03/2008 cho thấyVSMT và vệ sinh cá nhân còn quá kém chỉ có 18% tổng số hộ gia đình,11,7% trường học, 36,6% trạm y tế xã, 21% UBND xã và 2,6% khu chợtuyến xã có nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ y tế (Quyết định 08/2005/ QĐ

Trang 11

– BYT) Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch còn rất thấp,7,8% khu chợ nông thôn, 11,7% dân cư nông thôn, 14,2% trạm y tế xã, 16,1%UBND xã, 26,4% trường học có tiếp cận sử dụng nước máy Ngoài ra, kiếnthức của người dân về vệ sinh cá nhân và VSMT còn hạn chế, thái độ củangười dân còn bang quang về vấn đề này.

Những vấn đề này gây tác động mạnh mẽ và lâu dài đến hệ sinh tháinông nghiệp và nông thôn Nó hạn chế tính năng sản xuất của các thành phầnmôi trường, giảm năng suất cây trồng và vật nuôi, cản trở sự phát triển bềnvững Và quan trọng nhất, hiện trạng trên tác động xấu đến sức khỏe cộngđồng nông thôn và hậu quả là lâu dài, không những đối với thế hệ hiện tại mà

cả thế hệ mai sau

Vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường: Vấn đề này phải kể đến hiệntượng môi trường sống của người dân ở các vùng nông thôn Việt Nam đang

bị tàn phá nghiêm trọng là nước sạch và VSMT nông thôn

Bảng 2.1 Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng

được cấp nước sạch (%)

3 Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung 35 - 36

( Nguồn: Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ (2004), Chuyên đề nông thôn Việt

Nam, trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Hà Nội)

Qua bảng trên, ta thấy rõ rang tình trạng ô nhiễm môi trường nước tácđộng trưc tiếp đến sức khỏe, là nguyên nhân gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả,thương hàn, giun sán… Các bệnh này gây suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếumáu, kém phát triển, gây tử vong nhất là trẻ em Có 88% trường hợp tiêu chảy

là do thiếu nước sạch, VSMT kém Có thể thấy, tình trạng ô nhiễm môitrường và nguồn nước ở nông thôn do các nguyên nhân cơ bản sau:

Trang 12

- Đầu tiên phải kể đến tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp nhưphân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan và không có kiểm soát.

- Còn tồn tại tập tục sử dụng phân bắc, phân chuồng tươi vào canh tác

Ở Đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL), phân tươi được dùng làm thức ăncho cá, đây chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước ảnhhưởng đến sưc khỏe con người

- Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến ô nhiễm môi trường ở nông thôn là dochất thải rắn từ các làng nghề và sinh hoạt của người dân Hiện nay cả nước

có khoảng 2.700 làng nghề, phân bố trên 63 tỉnh thành và đông đúc nhất ở

đồng bằng Sông Hồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hà Tây ( nay thuộc Hà Nội),

Thái Bình, Bắc Ninh… Trong đó các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuấtthấp, thiết bị cũ và công nghệ sản xuât lạc hậu chiếm tỷ lệ lớn (trên 70%) Do đó

đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nông thôn, tác động xấu đến môitrường đất, nước, không khí, sức khỏe của người dân làng nghề

Ô nhiễm không khí: Mặc dù đất nước ta có nền công nghiệp chưa pháttriển nhưng ô nhiễm không khí đã xảy ra đặc biệt ở các nhà máy hóa chất, dân

cư sống ở các vùng nói trên thường mắc các bệnh về đường hô hấp, da và mắt

Ô nhiễm môi trường đất: Tập trung chủ yếu tại các làng nghề tái chếkim loại Bên cạnh đó là do bãi rác tại các huyện, các chợ nông thôn chưa có

cơ quan quản lý và biện pháp xử lý Chủ yếu tập trung để phân hủy tự nhiên

và gây những gánh nặng cho công tác bảo vệ môi trường

- Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự xuống cấp của môi trường nôngthôn là do tổ chức trong lĩnh vực VSMT nông thôn còn phân tán, sự phối hợpgiữa các Bộ, Ngành chưa tốt

Hiện trạng về VSMT nông thôn vẫn còn nhiều vẫn còn nhiều vấn đềbức xúc Ô nhiễm môi trường gây ra do con người trong hoạt động nôngnghiệp, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi và donhững chất thải sinh hoạt các khu vực phân bố dân cư

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gồm: Thuốc trừ sâu, thuốc trừu nấm,thuốc trừ cỏ, thuốc diệt côn trùng Các loại này có đặc điểm là rất độc đói vớimọi sinh vật, tồn dư lâu trong môi trường đất – nước gây ra ô nhiễm có tác

Trang 13

dụng gây độc không phân biệt nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại

và có lợi trong môi trường

Hiện nay nước ta chưa sản xuất được nguyên liệu thuốc BVTV màohair nhập khẩu để gia công hoặc nhập khẩu thuốc thành phẩm bao gói lớn đểsang chai đóng gói nhỏ tại các nhà máy trong nước

Đặc biệt ở rau xanh, sâu bệnh có thể làm tổn thất trung bình từ 10 –40% sản lượng nên việc đầu tư cho thuốc BVTV sẽ mang lại lợi nhuận trên 5lần Chính vì vậy lượng thuốc BVTV sử dụng cho rau thường quá mức chophép Điều này dẫn đến ô nhiễm đất, nước Điều đáng quan tâm là tình hìnhngộ độc thực phẩm do các chất hóa học, trong đó có thuốc BVTV vẫn diễn raphức tạp và có chiều hướng gia tăng không chỉ riêng ở nông thôn mà còn cả ởcác thành phố lớn có sử dụng nông sản có nguốn gốc từ nông thôn

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do việc quản lý thuốc BVTVcòn nhiều bất cập và gặp nhiều khó khăn Hàng năm có khoảng 10% khốilượng thuốc được nhập lậu theo đường tiểu ngạch Số này rất đa dạng vềchủng loại, chất lượng không đảm bảo mà vẫn lưu hành trên thị trường

Thứ hai là việc sử dụng còn tùy tiện, không tuân thủ các yêu cầu kỹthuật về nhãn mác, không đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc

Thứ ba do một lượng lớn thuốc BVTV tồn đọng tại các kho thuốc cũ,hết niên hạn sử dụng còn nằm dải rác tại các tỉnh thành trên cả nước

Theo Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường, Bộ Tư lệnh Hóa học(2004), trong khoảng hơn 300 tấn thuôcs BVTV có nhiều chất nằm trong số

12 chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy

Và cuối cùng việc bảo quản thuốc BVTV còn rất tùy tiện, không có nơibảo quản riêng, nhiều hộ để thuốc BVTV trong nhà, trong bếp và trongchuồng nuôi gia súc ( Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ, 2004) [4]

Ông Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tich Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môitrường Việt Nam cho biết, nếu vào cuối những năm 1960 chỉ có khoảng0,48% diện tích đất canh tác sử dụng thuôc BVTV thì hiện nay là 100% vớitrên 1.000 chủng loại thuốc, có nhiều loại thuốc có độc tính cao

Báo cáo tổng hợp của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên & Môitrường, mỗi năm hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải

Trang 14

nông nghiệp nguy hại, chủ yếu là thuốc BVTV, trong đó không ít loại thuốc

có độ độc cao đã bị cấm sử dụng ( Đào Đức Thắng, 2009) [8]

Ngoài ra, cả nước còn khoảng 50 tấn thuốc BVTV tồn lưu tại hàngchục kho bãi, 37.000 tấn hóa chất dùng trong nông nghiệp bị tịch thu đnagđượ lưu giữ chờ xử lý Môi trường nông thôn đang phải gánh chịu những bấtlợi từ hoạt động sản xuất nông nghiệp

* Chợ nông thôn.

Bên cạnh đó có khoảng 3600 chợ nông thôn, trung bình mỗi người mỗingày thải ra 0,4- 0,5 kg chất thải Việc thu gom rác còn rất thô sơ bằng các xecải tiến nên mới thu gom được khoảng 30% chuyên chở về những nơi tậptrung rác Bãi rác tại các huyện, các chợ nông thôn chưa cơ quan quản lý vàbiện pháp xử lý Chủ yếu là tập trung để phân hủy tự nhiên và gây nên nhữnggánh nặng cho công tác bảo vệ môi trường (Lê Văn Khoa, Hoàng XuânCơ,2004)[5]

Bảng 2.2 Tình hình phát sinh chất thải rắn Các loại chất thải rắn Toàn quốc Đô thị Nông thôn

Tổng lượng phát sinh chất

thải sinh hoạt (tấn/năm) 12.800.000 6.400.000 6.400.000Chất thải nguy hại từ công

Chất thải không nguy hại từ

công nghiệp (tấn/năm) 2.510.000 1.740.000 770.000Chất thải y tế lây nhiễm

Tỷ lệ phát sinh chất thải đô

thị trung bình theo đầu người

(kg/người/ngày)

(Nguồn : Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004 - Chất thải rắn)

Ở hầu hết các cụm chợ xã, chợ lẻ có các đội vệ sinh môi trường thugom rác thải, nhưng hình thức xử lý vẫn chỉ là đốt và tự chôn lấp Tuy nhiên,

ở các chợ xã còn gặp khó khăn vì không có bãi xử lý rác thải, vì vậy rácthường được tập trung vào một bãi góc chợ, hoặc đốt gần khu vực dân cư, gây

Trang 15

ô nhiễm môi trường cũng rất bức xúc cho người dân xung quanh.Mặc dù nhànước đã có nhiều quy định, giải pháp thực hiện các mục tiêu bảo vệ môitrường, nhưng việc bảo vệ môi trường ở nông thôn vẫn còn bị buông lỏng( Thái Bình, 2009)[1].

* Phương thức chăn nuôi

Phương thức chăn nuôi gia súc, gia cầm ở một số vùng nông thôn cònmang tính truyền thống, thiếu khoa học Hiện tại, nông thôn nước ta có số hộ chănnuôi gia suc, gia cầm rất phát triển, khoảng trên 90% tổng số hộ gia đình

Phương thức chăn nuôi chủ yếu là thả rông, làm chuồng tại dưới nhàsàn, phân thải lâu ngày không được xử lý mà xả thẳng vào nguồn nước Ngoài

ra, việc nuôi gia súc gia cầm gần nơi ở đã làm cho môi trường nông thôn ngàycàng ô nhiễm

Ngoài các nguyên nhân trên làm cho môi trường nông thôn bị ô nhiễmthì nguyên nhân cơ bản là do ý thức, nhận thức về BVMT của người dân sinhsống ở nông thôn chưa cao Người dân nông thôn vốn xưa nay còn phải quantâm nhiều hơn đến cuộc sống mưu sinh Khi đời sống chưa thực sự đảm bảothì việc bảo vệ môi trường là thứ yếu (Đào Đức Thắng,2009) [9]

2.3 Hiện trạng môi trường nông thôn tại tỉnh Vĩnh Phúc

2.3.1 Môi trường không khí

Môi trường không khí tại hai khu đô thị lớn nhất của tỉnh Vĩnh Phúc làthành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên đang bị ô nhiễm nặng và mức độ ônhiễm ngày càng tăng theo thời gian Tại Phúc Yên, hàm lượng bụi vượt 4,0 ữ4,8 lần so với TCVN 5937 - 1995, tiếng ồn luôn vượt 1,02 ữ 1,09 lần so vớiTCVN 5949 - 1998

Tại khu công nghiệp Bình Xuyên và thị trấn Hương Canh nồng độ bụivượt từ 7,1 đén 8,1 lần so với TCVN 5937 - 1995

Các khu vực nông thôn (tại thị trấn) và làng nghề cũng đang bị ô nhiễmbụi ở mức độ trung bình (vượt 1,15 - 1,7 lần TCVN 5937 - 1995); tiếng ồn vượt1,03 lần TCVN 5949 - 1998 và có xu hướng ngày càng tăng theo thời gian

Môi trường không khí bị ô nhiễm là do một số nguyên nhân sau:

- Hầu hết các cơ sở sản xuất không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, xảthải trực tiếp ra môi trường xung quanh

Trang 16

- Sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng giao thông trong khi số lượng cácphương tiện tham gia giao thông gia tăng.

- Cả tỉnh Vĩnh Phúc như một đại công trường xây dụng do quá trình đôthị hóa nhanh

2.3.2 Môi trường nước

Phần lớn các hồ thuộc tỉnh Vĩnh Phúc trong đó có Đầm Vạc và hồ ĐạiLải phải tiếp nhân nhiều nguồn thải: sinh hoạt công nghiệp và y tế Cácnguồn thải này đã gây nên sự quá tải đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (

hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống giao thông, hệ thống thu gom, xử lýrác và chất thải sinh hoạt).Nước thải tại khu dân cư, các cơ quan, nhà máy,bệnh viện trên địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn được để trực tiếp vào cácmương thoát nước mưa ven các đường giao thông nội thị, sau đó thải ra các

ao, hồ, đầm

Kết quả phân tích cho thấy: Hồ Đại Lải và Đầm Vạc đang ô nhiễmnặng và xu hướng ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là tại Đầm Vạc, nhiều chỉtiêu vượt tiêu chuẩn loại B của TCVN 5942 - 1995, cụ thể: COD vượt 1,4 lần;BOD vượt 1,5 lần; NH4+ vượt khoảng 5,9 lần; và Cu vượt từ 2,3 - 2,7 lần

Chất lượng nước sông Phan và sông Cà Lồ trên địa bàn tỉnh hiện cũngđang ô nhiễm ở mức độ tương đối năng và có xu thế tăng dần theo thời gian.Các chất hữu cơ, dinh dưỡng và coliform trong nước đều vượt tiêu chuẩn loại

B của TCVN 5942 - 1995 (COD vượt 1,2 lần, coliform vượt 1,2 - 2 lần, NH3vượt 1,6 - 4,3 lần); các kim loại nặng đạt tiêu chuẩn loại B nhưng vượt tiêuchuẩn loại A của TCVN 5942 - 1995

Nước dưới đất tại hai đô thị lớn của tỉnh Vĩnh Phúc đang bị ô nhiễm

Mn và Fe ở mước độ trung binh, cụ thể: hàm lượng Mn vượt từ

Trang 17

Tình trạng ô nhiễm đất do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đang gia tăngnhanh chóng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và môi trường trướcmắt cũng như lâu dài.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường đất là do thuốcBVTV và phân bón hóa học sử dụng không đúng quy cách, bao bì, vỏ chaivứt bừa bãi trên đồng ruộng, trong khi đó phân chuồng từ chăn nuôi lại xảtrực tiếp ra môi trường (điển hình xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc), nhiều nơicòn sử dụng nước thải không qua xử lý để tưới

2.3.4 Đa dạng sinh học

Vĩnh Phúc là tỉnh có hệ thống, thực vật rất phong phú và đa dạng, cógiá trị kinh tê, khoa học cao, tập trung chủ yếu ở vùng Tam Đảo Vườn quốcgia Tam Đảo với sự đa dạng về đất đai và khí hậu nên hệ thống thực vật rừng

ở đây rất phong phú (khoảng 2000 loài thực vật, 840 loài động vât), nhiều loàiđặc hữu và quí hiếm

Trong số động vật ở Tam Đảo hiện có: 8 loài đang nguy cấp, 17 loài sẽnguy câp, 13 loài hiếm có và 18 loài đang bị đe dọa Việc khai thác lâm sản

mà đặc biệt là côn trùng, cây cảnh là một tác nhân làm ảnh hưởng nghiêmtrọng đến đa dạng sinh học ở khu vực Tam Đảo Nhiều loài động, thực vật,đặc biệt là những loài có giá trị kinh tế, đã bị khia thác cạn kiệt, thậm chí cóloài đã bị tuyệt chủng ở khu vực này

2.3.5 Tình hình xả thải

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, tình hình xả thải diễn ra rất bừabãi vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý Nhận xét chung vềmức độ bức xúc của việc xả thải trên các hoạt động của kinh tế xã hội theothứ tự giảm dần sau đây

1.Các KCN, CCN chưa thu gom và xử lý tập trung rác thải rắn, nướcthải sản xuất và sinh hoạt Chỉ có một số ít cơ sở sản xuất có lắp đặt hệ thống

xử lý nước thải và khí thải đạt TCVN, còn lại hầu hêt xử lý sơ bộ hoặc xả trựctiếp ra môi trường

2.Hầu hết các TTYT và BV từ trung ương đến địa phương không lắpđặt hệ thống xử lý nước thải và rác thải nguy hại ( chỉ có bệnh viện quân y

Trang 18

109 và bệnh viện Đa khoa thành phố Vĩnh Yên có hệ thống xử lý rác thảinguy hại đạt TCVN).

3.Tại các trung tâm du lịch, rác thải và nước thải sinh hoạt, không đượcthu gom, xử lý mà thải bừa bãi ra môi trường

4.Một số khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, các chất thảiliên quan đến sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt, làng nghề truyềnthống, hoạt động thương mại) hiện nay không được thu gom xử lý

5.Nguồn tiếp nhận nước thải trực tiếp hoặc gián tiếp là sông Phan, Cà

Lồ, Đầm Vạc, đối với chất thải rắn ở nông thôn là dọc các con đường hoắcsông, hồ

*Vài nét về hiện trạng môi trường huyện Tam Dương

- Môi trường nước:

Chế độ thuỷ văn của Tam Dương chịu ảnh hưởng chính của sông PhóĐáy với hệ thống hồ đập thuỷ lợi tích nước khá lớn và các dòng sông suối nhỏchảy từ khu vực chân núi Tam Đảo chi phối

- Nguồn nước mặt khá dồi dào, chủ yếu từ sông Phó Đáy và hệ thốngcác ao, hồ đập thuỷ lợi, thuận lợi cho nhu cầu cấp nước sinh hoạt và sản xuấtnông nghiệp Do địa hình huyện Tam Dương tương đối phức tạp, vấn đề giữnước đảm bảo tưới tiêu chủ động cho sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản củahuyện vẫn gặp khó khăn nhất là những năm thời tiết có biến động thất thường

về lượng mưa

- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm (chưa có khảo sát để đánh giá về trữlượng cụ thể) Nguồn nước ngầm gần mặt đất do dân tự khoan, đào giếng khaithác có chất lượng khá tốt, trữ lượng ổn định phục vụ trực tiếp cho nhu cầunước sinh hoạt của dân cư các xã trong huyện

- Môi trường đất

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện theo kết quả kiểm kê 2009 là10.718,55 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 60,89%, đất lâm nghiệp chiếm13,29% đất chuyên dùng chiếm 18,83% đất ở chiếm 13,09% và còn lại 3,14%

là đất chưa sử dụng Nhìn chung đất canh tác của huyện có độ màu mỡ kém,đất phù sa phân bố chủ yếu ở xã Hợp Thịnh và các xã có địa hình thấp trũng,thích hợp cho trồng lúa, rau và cây thực phẩm Đất nông nghiệp được sử dụng

Trang 19

theo hướng thâm canh, tăng vụ, chuyển cơ cấu sản xuất, nâng cao hệ số quayvòng đất nhưng do vấn đề thuỷ lợi chưa giải quyết tốt nên một số khu vực còngặp nhiều khó khăn cho sản xuất.

Đất chuyên dùng có xu hướng tăng mạnh, nhất là đất giao thông thủylợi, xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội như: Trường học, bệnh viện, trụ sở, nhàvăn hóa, sân vận động Đất ở, đất đô thị cũng tăng theo xu thế phát triển và

mở rộng thị trấn và các khu dân cư trên địa bàn Đất chưa sử dụng giảm dokhai hoang cải tạo, trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc

-Môi trường không khí.

Tam Dương là vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với đồng bằngChâu thổ sông Hồng, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, sảnxuất nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp chưa phát triển, khí thải chủ yếu là

do hoạt động giao thông vận tải

- Vệ sinh môi trường:

Quá trình sử dụng đất đai chưa hợp lý đã tác động đến môi trường đấtmặt, làm rửa trôi, làm bạc màu tầng đất mặt trong quá trình khai thác Vùngcác xã ở khu vực địa hình đồng bằng và vùng trũng dân cư tập trung, đất đaiđược khai thác với cường độ cao, môi trường, nguồn nước không khí, bị ảnhhưởng xấu một phần

Sản xuất công nghiệp mới thu hút ban đầu chưa tạo ra áp lực về rác thảicông nghiệp Huyện Tam Dương chưa tổ chức được việc thu gom rác thảisinh hoạt dân cư thường xuyên, do dân cư sinh sống chủ yếu ở nông thôn.Việc ô nhiễm môi trường từ rác sinh hoạt của dân cư không bức xúc như một

số địa phương khác

-Tình hình thu gom và xử lý rác thải.

Trên địa bàn toàn huyện mới chỉ có 30% số hộ dân đăng ký thu gom,

xử lý rác thải, 90% các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, trang trại chănnuôi gia súc, gia cầm không chịu đầu tư hệ thống xử lý chất thải

Ô nhiễm môi trường của Tam Dương chủ yếu phát sinh từ các mô hìnhkinh tế gắn liền với sản xuất, chế biến nông sản và đặc biệt là chăn nuôi giasúc, gia cầm Công tác quy hoạch khu vực chứa và sử dụng rác thải còn nhiềubất cập Dịch vụ vệ sinh môi trường còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu xử lý

Trang 20

rác thải tại địa phương Bên cạnh đó, ý thức của người dân về bảo vệ môitrường còn yếu, hiện tượng xả rác thải bừa bãi, xác súc vật chết ra các kênhmương…còn phổ biến.

Trang 21

PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: tại xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề môi trường trên địa bàn xã HoàngLâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

- Địa điểm: xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

- Thời gian: từ ngày 20 tháng 1 năm 2014 đến ngày 30 tháng 4 năm 2014

3.2 Nội dung nghiên cứu

3.2.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã Hoàng Lâu

- Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện kinh tế xã hội

3.2.2 Công tác quản lý môi trường tại xã Hoàng Lâu

- Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường

- Tài chính cho quản lý môi trường

- Công tác tuyên truyền và giáo dục vệ sinh môi trường

- Công tác vệ sinh môi trường tại địa phương

3.2.3 Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Hoàng Lâu

- Đánh giá tình hình sử dụng nước sinh hoạt của dân tại xã Hoàng Lâu

- Hệ thông xử lý nước thải sinh hoạt của dân tại xã Hoàng Lâu

- Hiện trạng các biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt, chất thải chănnuôi của các hộ gia đình tại xã Hoàng Lâu

-Đánh giá hiện trạng nước mặt của xã

-Đánh giá không khí của xã

- Công tác vệ sinh môi trường tại xã Hoàng Lâu

- Tình hình sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật trong sảnxuất nông nghiệp của người dân trong xã Hoàng Lâu

- Nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường

3.2.4 Đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường tại địa phương

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp kế thừa

- Phương pháp thu thập số liệu, số liệu thứ cấp từ: mạng internet, sách,

Trang 22

báo,…; các tài liệu trên thư viện; từ các phòng thuộc UBND xã.

- Phương pháp điều tra phỏng vấn:

+ Xây dựng bộ câu hỏi điều tra phỏng vấn; Bộ câu hỏi gồm 2 phần chính:

Phần 1: Thông tin chung về người được phỏng vấn

Phần 2: Hiện trạng môi trường nông thôn xã Hoàng Lâu - huyện TamDương - tỉnh Vĩnh Phúc: Phần này bao gồm các câu hỏi cụ thể về môi trườngđất ,nước, không khí, vấn đề quản lý chất thải tại địa phương.Các câu hỏi đơngiản, rõ ràng ,đúng nội dung , không gây khó khăn , hiểu lầm cho đối tượngđiều tra

+ Số lượng hộ câu hỏi điều tra : 120 hộ

+ Chọn hộ phỏng vấn: Điều tra ngẫu nhiên các hộ trong thôn, xóm của

xã (Xã Hoàng lâu có12 thôn), ở mọi lứa tuôỉ, công việc…

+ Tiến hành điều tra phỏng vấn

Bảng 3.1 Thông tin vơ bản về số hộ điều tra

Tên

thôn

Số điều tra

N ghỉ hưu

Nghề khác

Trang 23

3.3.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu

- Phương pháp lấy mẫu:

Trước tiên là phải lựa chọn và rửa kỹ trai đựng mẫu Dùng tay cầm chainhúng vào nhúng vào dòng nước cách bề mặt nước khoảng 30- 40 cm Đểmiệng chai lấy mẫu hướng về dòng nước tới đồng thời tránh không cho nhữngchất rắn có kích thước lớn như rác, lá cây vào được chai lấy mẫu Sau đóđậy kín miệng chai và ghi rõ tên mẫu, ngày, giờ lấy mẫu lên vỏ chai Tiếptheo là tiến hành bảo quản mẫu Lấy 03 mẫu ở các địa điểm khác nhau đểphân tích

- Phương pháp bảo quản mẫu

Mẫu được đựng trong chai có dung tích 500ml, đậy kín miệng Chomẫu vào hộp đậy kín, trong hộp có đựng đá để đảm bảo cho mẫu được bảoquản lạnh Sau đó mang mẫu đi phân tích trong vòng 24h để tránh mẫ bị xáotrộn thành phần

- Các chỉ tiêu phân tích: PH, độ cứng, TDS, DO, BOD5, COD ,NO3-, TSS(nước sinh hoạt), PH, TSS, DO, COD, BOD5, NO3-, Zn, Fe( nước thải sinh hoạt)

Trang 24

- Cơ quan thực hiện phân tích: Phòng Thí Nghiệm- Khoa Môi Trường.

Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng nước thải

sinh hoạt, nước ao hồ trên địa bàn xã.

STT Chỉ tiêu Phương pháp phân tích

Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lương nước sinh hoạt

của người dân

STT Chỉ tiêu Phương pháp phân tích

Trang 25

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Hoàng Lâu là xã đồng bằng nằm ở phía Tây Nam của huyện Tam Dương,

có vị trí địa lý rất thuận lợi Phía Đông giáp xã Duy Phiên huyện Tam Dương,Phía Tây giáp xã Kim Xá huyện Vĩnh Tường, phía Nam giáp xã Yên Bìnhhuyện Vĩnh Tường, phía Bắc giáp xã Hoàng Đan huyện Tam Dương Do xãHoàng Lâu nằm tiếp giáp với huyện Vĩnh Tường, là xã có điều kiện tự nhiênkinh tế xã hội tương đối thuận lợi, đất đai thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loạicây trồng, có hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện: Tuyến tỉnh lộ 305 vàtuyến đường Hợp Thịnh Đạo Tú chạy qua, các tuyến đường xã, có cơ sở hạtầng thuật đồng đều, hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất.Ngoài ra xã Hoàng Lâu còn gần một số cụm, khu công nghiệp nên ít nhiềucũng được thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương

4.1.1.2 Địa hình địa mạo

Xã nằm trong khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình không caokhông có đất lâm nghiệp Tại đây về phía Bắc xã có vùng chiêm trũng cóthan bùn dưới lòng đất khoảng 27ha, được khai thác vào thời kỳ bao cấp Cònlại chủ yếu là đất phù sa có nhiều sét Qua quan trắc, thu thập số liệu và cáccông trình đã xây dựng cho thấy: tại đây không có mỏ quặng, mạch nướcngầm, địa chất công trình ôn định, cường độ chju tải của đất tốt

Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam lượng nước tiêu của xã chủ yếu dựavào các kênh, ngòi chảy của sông Phan

4.1.1.3 Khí hậu thủy văn

Hoàng Lâu có khí hậu đặc trưng là nóng, ẩm mưa nhiều vào mùa hè,khô hanh lạnh về mùa đông, nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 22 độ C –

23 độ C, độ ẩm không khí trung bình khoảng 85%, thích hợp với nhiều loạicây trồng tạo điều kiện phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng Song cần

có biện pháp phòng chống úng lụt, khô hạn kịp thời và xác định cơ cấu câytrồng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và mức sống của nhân dân

Trang 26

- Tài nguyên nước

Hệ thống nước mặt chủ yếu được khai thác từ công trình thủy lợi ( kênh LiễnSơn, kênh số 3) và nước mặt ao, hồ trên địa bàn xã

Hệ thống nước ngầm chưa được khai thác đánh giá, điều tra kỹ và hiện tạiđang được khai thác phục vụ sinh hoạt cho nhân dân qua hình thức giếngkhơi, giếng khoan

Trang 27

4.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

Lập hồ sơ xin chuyển đất HTXDV- NN để đấu giá QSDĐ là 0.5ha, xin chủtrương phê duyệt đất dãn dân xen ghép 04 địa điểm ( cây Đa, Vườn Chùa, câyThông, Ao thôn Thương) diện tích 3400m2

Ban chỉ đạo xã đã phối hợp các ngành kiểm tra lập biên bản về vi phạm đấtđai, đến ngày 15/3/2013 toàn xã đã có 78 trường hợp vi phạm ( trường hợp viphạm làm nhà trên đất màu, đồi, ao 29 trường hợp; làm nhà trên đất lúa 11trường hợp; làm chuồng trại chăn nuôi trên đất NN 36 trường hợp, làm quánbán hàng 02 trường hợp)

Trang 28

Bảng 4.1 Hiện trang sử dụng đất của xã Hoàng Lâu, huyện Tam dương, tỉnh

Vĩnh Phúc

STT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha)

664,27

Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự

- Số người trong độ tuổi lao động: 4.112 người

- Số trẻ trong độ tuổi dưới 6 tuổi: 1130 trẻ

- Số trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 10 tuổi: 925 trẻ

- Sổ trẻ trong độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi: 1090 người

Thành phần lao động: Lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngưnghiệp là 4113 người chiếm 56,66% lực lượng lao động của xã, còn lại là

Trang 29

43,34% là lao động trong lĩnh vực TTCN, DV thương mại, lĩnh vực khác,công chức,viên chức nhà nước.

Nhìn chung chất lượng lao động còn hạn chế, người dân chưa áp dụng tiến bộkhoa học kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi nên chất lượng lao động cònthấp

Bảng 4.2 Tình hình dân số của xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh

( Nguồn UBND xã Hoàng Lâu, năm 2013)

Qua số liệu bảng trên ta thấy dân cư phân bố tương đối đồng đều giữa cácthôn trong xã, một số thôn có dân cư thưa thớt là thôn Cây Da, thôn Lau vàthôn Đồng Ké, còn lại dân cư ở các thôn khác phân bố tương đói đồng đều sựchênh lệch ít

4.1.2.3 Cơ sở hạ tầng

* Hệ thống điện

Trang 30

Toàn xã có 5 trạm biến áp với công suất là 1260KVA, trong đó có 1 trạmthuê của công ty cổ phần Apmeco phục vụ điện cho nhân dân, sửa chữa cảitạo hệ thống đường dây, duy trì ổn định điện năng, tăng cường công tác quản

lý giảm tổn thất điện năng.Tỷ lệ giảm tổn thất điện năng bình quân là 17%

* Hệ thống giao thông

Hiện trên địa bàn xã có 18,5km đường các loại, trong đó có 5km đường liên

xã, đường liên thôn là 13,5km Hệ thống đường giao thông trên địa bàn xãtương đối thuận lợi Hầu hết các thôn xóm đều đã có đường bê tông thay chođường đất trước kia nên việc đi lại cũng như tiêu thụ sản phẩm hàng hóa củangười dân dễ dàng hơn

* Hệ thống giáo dục, đào tạo

Về giáo dục

Thực hiện công tác giáo dục đào tạo năm học 2012- 2013 các nhàtrường đã làm tốt công tác dạy và học, nhằm nâng cao chất lượng dạy và họccủa giáo viên và học sinh, tổ chức bồi dưỡng giáo dục mũi nhọn, giáo dục vănhóa kết hợp với giáo dục đạo đức cho học sinh Toàn xã có 3 trường: 1 trườngmầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở Trong đó có 2 trườngđạt chuẩn Quốc gia là trường Mầm non và trường Tiểu học, trường THCSđang phấn đấu

Năm học 2012- 2013 của 3 trường đạt kết quả như sau:

- Giáo dục Mầm non:

Trường Mầm non có 12 lớp, tổng số học sinh có 431 em, học sinh chămngoan có 259 em = 60,1%; giáo viên có 35 người, trong đó giáo viên giỏi cấptrường có 12 người, giỏi cấp huyện có 2 người, chiến sỹ thi đua 4 người, laođộng tiên tiến 9 người, kết thuc năm học trường xếp loại tiên tiến, trường giữvững trường chuẩn Quốc gia mức độ 1

Trang 31

Tổng số giáo viên có 30 người, giáo viên dạy giỏi cấp trường có 4 người,đạt giỏi cấp huyện có 4 người, chiến sỹ thi đua 10 người, lao động tiên tiến 23người, kết thúc năm học trường xếp loại xuất sắc, trường giữ vững chuẩnQuốc gia mức độ 1.

- Giáo dục THCS:

Trường có 11 lớp với tổng số 333 em học sinh, học sinh giỏi có 25 em =7,5%, học sinh tiên tiến có 115 em = 34,53%, học sinh tham gia học sinh giỏi

các cấp có 11 em, đạt giải cấp tỉnh có 1 em, đạt giả cấp huyện có 10 em

Giáo viên có 30 người, giáo viên giỏi cấp trường có 5 người, giáo viên giỏicấp huyện có 5 người, chiến sỹ thi đua 1 người, lao động tiên tiến có 14người, kết thuc năm học nhà trường đạt loại khá

Ngoài việc giáo dục ở nhà trường TTHTCĐ xã đã phối hợp với các ngành

mở được 14 lớp có 1015 lượt người đang tham gia học tập về chính sách,pháp luật, khoa học kỹ thuật, phát triển chăn nuôi, công tác môi trường…nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân

Về đào tạo cán bộ:

Thực hiện công tác chuẩn hóa cán bộ, xã đã cử cán bộ, công chức đi đào tạohọc các lớp đại học, cao đẳng, trung cấp chính trị nhằm nâng cao trình độchuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ có 07 đồng chí đang học đại học,

04 đồng chí đi học trung cấp chính trị, ngoài ra còn có tổ chức bồi dưỡngnghiệp vụ cho đội ngũ công an, quân sự, cán bộ ngành, trưởng thôn, bí thư chi

bộ và cán bộ chi hội ở thôn theo quy định

* Hệ thống y tế- cộng đồng.

Xà Hoàng Lâu có 01 trạm y tế 01 phòng khám, 02 phòng điều trị với 08giường bệnh Đội ngũ y bác sỹ có chuyên môn cao trong công tác khám vàchữa bệnh, có 02 bác sĩ, 5 y sỹ và 2 nữ hộ sinh và 12 cán bộ y tế thôn

Trạm y tế đã làm tốt công tác khám và điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏeban đầu cho nhân dân Trong năm 2013, đã khám bệnh cho 7.345 lượt người,điều trị tại trạm có 76 lượt người, điều trị ngoại trú có 5.528 lượt người,chuyển tuyến trên có 708 lượt người, tổ chức tiêm chủng mở rộng cho 373cháu, tiêm phòng viêm màng não Nhật Bản cho 340 cháu, tiêm phòng uốnván cho phụ nữ có thai và học sinh nữ lớp 9 cho 295 người, đỡ đẻ tại trạm cho

Trang 32

80 ca, tổ chức cho trẻ em trong độ tuổi uống Vitamin A là 748 lượt cháu.Đánh giá trẻ suy dinh dưỡng năm 2013, có 74 cháu suy dinh dưỡng = 9,26%

Công tác kế hoạch hóa gia đình đã làm tốt công tác truyền thông, vậnđộng trẻ em trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện tốt các biện pháp tránh thai, đặtdụng cụ tử cung cho 648 ca, uống thuốc tránh thai 250 người, cấp bao cao sucho 100 người, triệt sản 36 người, các biện pháp khác 106 người Công tácphát triển dân số năm 2013: tỷ lệ sinh còn cao 183 cháu = 2,5%, sinh con thứ

3 là 2 trường hợp = 15,8%, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 2%

* Hệ thống thủy lợi.

Hiện xã có khoảng 63km kênh mương phục vụ việc tưới, tiêu nước cho sảnxuất nông nghiệp, trong đó có 15km kênh cứng, kênh mương cấp 3 là 3.8kmchưa được kiên cố hóa

Hệ thống tưới của xã nhìn chung đã phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp.Toàn xã có 04 trạm bơm phục vụ tốt công tác sản xuất, 12 cống thủy nông đạttiêu chuẩn

Năm 2013 công ty TNHH một thành viên Liễn Sơn đã chỉ đạo tổ thủy lợi xãlàm tốt công tác quản lý các hệ thống thủy lợi, lạo vét kênh mương phục vụtưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, kết quả sản xuất 03 vụ tưới đảm bảo sốdiện tích theo hợp đồng

* Chợ.

Hiện tại toàn xã chưa có chợ trung tâm, chỉ có 01 chợ cóc họp sang chiều tạikhu vực dọc trục đường 305 thôn Vỏ

Bảng 4.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã Hoàng Lâu, huyện

Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013

Trang 33

4 Đường kênh mương nội

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước,chính quyền nhân dân địa phương và sự đóng góp tích cực từ các chươngtrình khuyến nông, chương trình hộ trợ giống cây trồng vật nuôi, năng suất vàsản lượng một số giống cây trồng đã tăng lên đáng kể Năm 2013 tổng diệntích gieo trồng cây lương thực đạt 657,2ha/năm = 90,2% kế hoạch năm, năngsuất bình quân đạt 57 tạ/ha Tổng sản lượng lương thực đạt 3746 tấn, đạt

Trang 34

93,6% so với kế hoạch năm, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2012 Giá trị câylương thục = 26,63 tỷ đồng Diện tích cây rau màu các loại 262 ha ( dưachuột, bí đỏ, ớt, cà chua, ngô, khoai lang và các loại râu màu khác) Giá trịcây rau màu = 18,42 tỷ đồng, bình quân đạt 70,3 triệu đồng/ha.

Doanh thu từ trồng trọt là 44,95 tỷ đồng đạt 93,64% kế hoạch năm

Bảng 4.4 Tình hình phát triển một số giống cây trồng trên địa bàn xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013

Sảnlượng

Sảnlượng

Sảnlượng

Trang 35

(Nguồn UBND xã Hoàng Lâu, năm 2013)

Qua bảng số liệu 4.4 ta thấy cây trồng được sủ dụng chủ yếu của ngườidân trên địa bàn xà Hoàng Lâu vẫn là cây lúa nước với diện tích là 712 hanăm 2011, 715 ha năm 2012 và 710 ha năm 2013 với năng suất trung bình là61,3 tạ/ha Do địa hình khá bằng phẳng, không cao lại có nhiều đồng chiêmtrũng nên cây lúa vẫn là cây trồng chủ yếu của người dân nơi đây Ngoài câylúa thì người dân còn trồng cây ngô với tổng diện tích năm 2011 là 103 ha,năm 2012 là 131 ha và 234 ha năm 2014 với năng suất trung bình đạt 55tạ/ha Trong 3 năm trở lại đây, ngoài việc trồng 2 loại cây trên là cây trồngchính trng nông nghiệp người dân còn trồng thêm một số cây nữa là ớt và bí

đỏ cũng cho năng suất và sản lượng cao Với ớt hàng năm đem lại thu nhậpcho người dân 250 triệu/năm, và 195 triệu/ năm với bí Hiện nay một số thôn,xóm đang thực hiện chính sách chuyển cơ cấu cây trồng, mở rộng thêm diệntích trồng các loại cây hoa màu góp phần làm tăng thu nhập, cải thiện cuộcsống người dân

4.1.2.5 Tình hình chăn nuôi

Hiện tại vật nuôi trên địa bàn xã chủ yếu là gia cầm, lợn, trâu bò Trongthời gian tới xã vẫn tiếp tục đẩy mạnh chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm vàngành thủy sản chủ yếu tập trung nuôi cá thịt và cá giống phục vụ nhu cầutiêu dùng của người dân

Công tác thú y được quan tâm, xã đã có cán bộ chuyên ngành thú y, cótrách nhiệm trong các phòng và chữa bệnh cho gia súc, gia cầm Hàng năm, xã

tổ chức tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm thường xuyên theo định kỳđảm bảo có thể phòng tránh, khắc phục những hậu quả do dịch bệnh gây ra

Tổng thu nhập từ ngành chăn nuôi là 49,8 tỷ đồng đạt 87,36% Tổngthu nhập từ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản: 54,65 tỷ đồng đạt 88,15% sovới kế hoạch năm

Tổng thu nhập từ ngành nông nghiệp: 99,6 tỷ đồng đạt 90,55% so với

kế hoạch năm, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2012

Trang 36

Bảng 4.5 Tình hình chăn nuôi của xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương,

tỉnh Vĩnh Phúc STT Tên vật

( Nguồn UBND xã Hoàng Lâu, năm 2013)

Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng đàn gia súc gia cầm có sự biếnđổi theo từng năm, tuy nhiên sự biến đổi không nhiều Tổng đàn gia cầm năm

2013 giảm 172.000 con so với năm 2012, tổng đàn trâu bò năm 2013 giảm

200 con so với năm 2012 nhưng số lượng đàn lợn năm 2013 lại tăng 200 con

so với năm 2012

Qua kết quả thống kê và bảng số liệu cho thấy:Ngành chăn nuôi vànông nghiệp là hai ngành được chú trọng của xã, doanh thu từ hai ngành trêngóp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế của xã nói riêng và củahuyện Tam Dương nói chung

4.1.2.6 Cơ hội và các thách thức trong quá trình phát triển kinh tế xã hội

* Thách thức

- Thiếu vốn trong sản xuất là vấn đề lớn với xã bởi hiện tại có nhiều chươngtrình khác nhau để vay vốn sản xuất nhưng một thực tế đặt ra đó là nguồn vốn

Trang 37

cho vay là quá thấp, bên cạnh đó còn gặp nhiều rắc rối trong vấn đề thủ tụcvay cũng như thiếu đi phương pháp cách thức sử dụng đồng vốn

- Đầu ra sản phẩm luôn có cạnh tranh thị trường cao

- Dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt phát triển kinh tế luôn chứa đựng rủi rolớn

- Thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai xảy ra với tần suất cao mà chưa cócách đề phòng ứng phó hiệu quả

- Dân số tăng nhanh tạo sức ép lớn tới kinh tế, đời sống nhân dân và môitrường Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hôi trong xã ngày càng khókhăn

4.2 Thực trạng môi trường tại xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

4.2.1 Đánh giá hiện trạng nước mặt của xã (ao, hồ, sông )

Hệ thống nước mặt trên địa bàn xã chủ yếu được khai thác từ hệ thống côngtrình thủy lợi (kênh Liễn Sơn, kênh số 3) và nước mặt ở các ao, hồ trên khắpđịa bàn xã

Với đặc điểm tự nhiên là khu vực trũng chứa nước nên khi mưa to với lượngmưa từ 100 – 200 mm là xảy ra hiện tượng ngập úng với diện tích khoảng130ha ( chiếm ¼ diện tích đất tự nhiên)

Các khu vực thường xuyên bị ngập úng: khu cửa Đê, cửa Miếu, cầu Víp,giếng Chừng, đồng dọc theo song Phan Cống thoát nước đa số là các cốngnhỏ hoặc thoát nước tự nhiên

Bảng 4.6 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong mẫu nước ao hồ trên

Trang 38

6 TSS mg/l 29,7 20 30 50 100

(Nguồn: kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm – khoa Môi Trường)

Mẫu H: mẫu nước ao hồ từ ao nhà Ông Nguyễn Văn Tuấn.

Từ kết quả trên cho thấy hàm lượng của các thông số trong nước dao độngnhư sau:

Hàm lượng pH là 6,78, hàm lượng NO3- là 0,27 Hai thông số này đều nằmtrong giới hạn tiêu chuẩn cho phép đối với nước thải sinh hoạt Riêng với cácchỉ tiêu như: COD, BOD5, DO, TSS, Zn là những chỉ tiêu vượt quá tiêuchuẩn cho phép

- Hàm lượng COD = 51(mg/l) cao hơn tiêu chuẩn 5,1 lần đối với chất lượngnước loại A1; 3,4 lần đối với chất lượng nước loại A2; 1,7 lần đối với chấtlượng nước loại B1; 1,02 lần đối với chất lượng nước loại B2

- Hàm lượng BOD5 = 40,8 (mg/l) cao hơn tiêu chuẩn 10,2 lần đối với chấtlượng nước loại A1; 6,8 lần đối với chất lượng nước loại A2; 2,72 lần đối vớichất lượng nước loại B1; 1,63 lần đối với chất lượng nước loại B2

- Hàm lượng DO = 5,58 ppm thấp hơn tiêu chuẩn 0,93 lần đối với chất lượngnước loại A1, còn với các loại nước thuộc cột A2, B1, B2 thì hàm lượng này

đã đạt tiêu chuẩn quy định

- Hàm lương TSS = 29,7 mg/l với hàm lượng này thì nước chỉ bị ô nhiễm ởmức độ A1, cao hơn tiêu chuẩn 1,49 lần, với chất lượng nước A2, B1, B2 thìhàm lượng này vẫn nằm trong giới hạn cho phép

Trang 39

4.2.2 Đánh giá tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân tại xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

4.2.2.1 Nguồn nước và tình hình sử dụng nước sinh hoạt

Nguồn nước sinh hoạt được người dân trong xã sử dụng chủ yếu từ giếngđào và giếng khoan, hiện tại xã vẫn chưa xây dựng hệ thống cấp nước sạchcho toàn xã Lượng nước dung trong sinh hoạt giữa các ngày trong năm vàgiữa các giờ trong ngày không đồng đều

Bảng 4.7 Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân xã Hoàng Lâu.

( Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua số liệu bảng 4.7 đã tổng hợp ta thấy nguồn nước sinh hoạt được ngườidân sử dụng chủ yếu là giếng khoan chiếm 71,67%, còn lại 28,33% là số hộgia đình sử dụng nước giếng đào Không có hộ gia đình nào sử dụng nguồnnước từ ao, hồ cũng như nước máy.Vì hiện tại xã chưa xây dựng hệ thốngcung cấp nước máy cho toàn nhân dân Mặc dù đa phần số hộ gia đình đượcphỏng vấn đều nói là có sử dụng các phương pháp lọc khác nhau trước khi sửdụng nước, nhưng cũng không thể đảm bảo hoàn toàn về chất lượng củanguồn nước.Để đánh giá chất lượng nước dùng cho sinh hoạt trên địa bàn xãtôi đã tiến hành lấy mẫu phân tích Cách lấy mẫu và bảo quản mẫu được thựchiện theo đúng quy chuẩn hiện hành

Số mẫu 03 mẫu

Thời gian lấy lúc 7h18p ngày 11/03/2014

Mẫu N1 lấy tại nhà ông Nguyễn Văn Cù

Mẫu N2 lấy tại nhà ông Nguyễn Văn Hòa

Mẫu N3 lấy tại nhà ông Nguyễn Hữu Nghi

Trang 40

Bảng 4.8 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nước sinh hoạt sử dụng

hàng ngày của một số hộ dân trên địa bàn xã

( Nguồn:kết quả phân tích)

Kết quả phân tích các chỉ tiêu dao động như sau:

- pH của các mẫu N1, N2, N3 lần lượt như sau : 5,54; 6,51; 6,74

- Hàm lượng TDS của các mẫu N1, N2, N3 lần lượt như sau: 132, 167, 93(mg/l)

- Hàm lượng NO3- của các mẫu N1, N2, N3 lần lượt như sau: 0,21; 0,22 ;0,24 (mg/l)

- Độ cứng của ba mẫu N1, N2, N3 lần lượt như sau: 1,55; 1,1; 0,65 (mg/l)

- Hàm lượng Fe của ba mẫu N1, N2, N3 lần lượt như sau: 0,85; 0,025; 0,0003 Qua bảng kết quả phần tích trên ta thấy:

Hàm lượng TDS, NO3- và độ cứng của ba mẫu N1, N2, N3 đều nằmtrong giới hạn cho phép đối với nước nước sinh hoạt Còn hàm lượng cácthông số khác vượt quá tiêu chuẩn cho phép, cụ thể như sau:

- pH của mẫu N1 thấp hơn 0,85 lần so với quy chuẩn, hai mẫu N2, N3đều nằm trong giới hạn cho phép

- Hàm lượng Fe của mẫu N1 = 0,85 mg/l cao gấp 1,7 lần so với quychuẩn, hai mẫu N2, N3 nằm trong giới hạn cho phép

- Hàm lượng COD của ba mẫu đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, mẫuN1 vượt quá 5,2 lần, mẫu N2 vượt quá 2 lần, mẫu N3 vượt quá 2,4 lần.hầu hết hàm lượng các chỉ tiêu trong ba mẫu nước sinh hoạt đều nằm tronggiới hạn cho phép của tiêu chuẩn đối với chất lượng nước sinh hoạt, chưa códấu hiệu nào của sự ô nhiễm, riêng đối với mẫu N1 có hàm lượng pH thấp

Ngày đăng: 18/08/2014, 13:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2 Tình hình phát sinh chất thải rắn - luận văn điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn
Bảng 2.2 Tình hình phát sinh chất thải rắn (Trang 14)
Bảng 3.1 Thông tin vơ bản về số hộ điều tra - luận văn điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn
Bảng 3.1 Thông tin vơ bản về số hộ điều tra (Trang 21)
Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt, nước ao hồ trên địa bàn xã. - luận văn điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn
Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt, nước ao hồ trên địa bàn xã (Trang 22)
Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lương nước sinh hoạt của người dân. - luận văn điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn
Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lương nước sinh hoạt của người dân (Trang 23)
Bảng 4.1 Hiện trang sử dụng đất của xã Hoàng Lâu, huyện Tam dương, tỉnh Vĩnh Phúc - luận văn điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn
Bảng 4.1 Hiện trang sử dụng đất của xã Hoàng Lâu, huyện Tam dương, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 27)
Bảng 4.2 Tình hình dân số của xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013. - luận văn điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn
Bảng 4.2 Tình hình dân số của xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 (Trang 28)
Bảng 4.4 Tình hình phát triển một số giống cây trồng trên địa bàn xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 - luận văn điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn
Bảng 4.4 Tình hình phát triển một số giống cây trồng trên địa bàn xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 (Trang 33)
Bảng 4.6 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong mẫu nước ao hồ trên địa bàn xã - luận văn điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn
Bảng 4.6 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong mẫu nước ao hồ trên địa bàn xã (Trang 36)
Bảng 4.8 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nước sinh hoạt sử dụng hàng ngày của một số hộ dân trên địa bàn xã - luận văn điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn
Bảng 4.8 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nước sinh hoạt sử dụng hàng ngày của một số hộ dân trên địa bàn xã (Trang 39)
Bảng 4.10 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nước thải sinh hoạt của một số hộ dân trên địa bàn xã - luận văn điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn
Bảng 4.10 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nước thải sinh hoạt của một số hộ dân trên địa bàn xã (Trang 41)
Bảng 4.12 Các hình thức xử lý rác thải rắn tại xã Hoàng Lâu - luận văn điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn
Bảng 4.12 Các hình thức xử lý rác thải rắn tại xã Hoàng Lâu (Trang 44)
Bảng 4.14 Các kiểu chuồng trại chăn nuôi  tại các hộ gia đình - luận văn điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn
Bảng 4.14 Các kiểu chuồng trại chăn nuôi tại các hộ gia đình (Trang 45)
Bảng 4.16 Hiện trạng sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp tại các hộ gia đình - luận văn điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn
Bảng 4.16 Hiện trạng sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp tại các hộ gia đình (Trang 47)
Bảng 4.15 Tình hình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi tại các hộ gia đình - luận văn điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn
Bảng 4.15 Tình hình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi tại các hộ gia đình (Trang 47)
Bảng giới hạn các chỉ tiêu chất lượng: - luận văn điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn
Bảng gi ới hạn các chỉ tiêu chất lượng: (Trang 59)
Bảng 1 - Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho  phép trong nước thải sinh hoạt - luận văn điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn
Bảng 1 Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt (Trang 74)
Bảng 2: Giá trị hệ số K ứng với loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và  chung cư - luận văn điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn
Bảng 2 Giá trị hệ số K ứng với loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư (Trang 75)
Bảng 1: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt - luận văn điều tra, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn
Bảng 1 Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt (Trang 79)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w