1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập luật hình sự tội trộm cắp tài sản

12 3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 27,24 KB

Nội dung

Bài tập luật hình sự tội trộm cắp tài sản Đề bài: K và D cùng là những người mới chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cướp giật tài sản trở về địa phương được 5 tháng nhưng không chịu lao động và cùng là hang xóm của M. Khi đi qua nhà M, thấy chiếc xe máy để bên hè còn cả chìa khóa xe nên chúng đã nảy sinh ý định chiếm đoạt (lúc này cả nhà M đi vắng). K đứng ngoài ngõ canh gác, còn D vào nhà M lấy xe. Khi D dắt chiếc xe máy ra đến giữa sân thì bất ngờ bà N (vợ ông M) về nhà, bà N hỏi D: “Sao chú lại lấy xe máy của nhà tôi?”. D nói: “Tôi đã nói với ông M là cho tôi mượn đi có tí việc”. Bà N tưởng thật nên đã để D dắt xe ra ngõ. Lúc này ông M đi chơi về gặp D đang chuẩn bị nổ máy đã giữ xe lại, D xuống xe và nói: “Bà N vừa cho tôi mượn”. Ông M gọi bà N để hỏi xem có đúng là bà N cho D mượn không, thì bất ngờ D dùng tay phải đẩy ông M ngã đập đầu vào cạnh tường rào, đồng thời chiếc xe máy đổ theo đè lên chân phải của ông M và D bỏ chạy về phía cuối làng. Còn K trước đó đứng chờ ở phía đầu ngõ, sau khi ra hiệu cho D biết là có ông M đang về và đã bỏ chạy khi thấy ông M giữ xe máy cùng với D. Ba ngày sau K và D bị bắt. Trị giá chiếc xe máy 25 triệu đồng. Kết quả giám định thương tích cùng đầu ông M tỷ lệ 32%, thương tích ở chân phải 5%. Tổng tỷ lệ thương tích là 37%. a/ Hãy định tội danh cho hành vi phạm tội của D và K, phân tích rõ cơ sở lý luận cho việc định tội? b/ Theo dữ kiện bài tập đã nêu có xảy ra vụ đồng phạm không? c/ Xác định những tình tiết tăng nặng có trong bài tập. d/ Hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với D và K là là bao nhiêu năm tù? Bài làm Vấn đề 1: Hãy định tội danh cho hành vi phạm tội của D và K, phân tích cơ sở pháp lý? Theo dữ liệu của đề bài đưa ra ta nhận định: - D phạm vào tội trộm cắp tài sản và cố ý gây thương tích. - K phạm vào tội trộm cắp tài sản. * Đối với tội trộm cắp tài sản: - Trước hết tội trộm cắp tài sản của D và K là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ và thuộc vào trường hợp có các tình tiết sau: + Giá trị tài sản chỉ ở khung 1 của tội trộm cắp, tức là tài sản trộm cắp có giá trị trên 500 nghìn đồng và dưới 50 triệu đồng. Theo bài thì tài sản mà D, K trộm cắp ở đây là chiếc xe máy của ông bà M, N có giá trị 25 triệu đồng. Thể hiện ở hành vi lén lút chiếm đoạt khi chiếc xe máy của ông M, khi ông M sơ ý để chiếc xe đó bên hè mà vẫn để chìa khóe trên xe. Như vậy về mặt đối tượng tác động của tội phạm trộm cắp đã thỏa mãn vì là tài sản có chủ. + Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản và chưa được xóa án tích: D và K mới chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cướp giật tài sản và chưa được xóa án tích. + Hành vi chiếm đoạt chiếc xe máy của D, K là hành vi lén lút chiếm đoạt lợi dụng lúc gia đình ông M đi vắng mà chiếc xe còn cả khóa. Và khi có gia đình ông bà M, N về thì để chiếm đoạt cho được chiếc xe và che dấu tội phạm của mình thì D lại có hành động xảo quyệt để thực hiện đó là hành vi lừa dối chủ tài sản, thể hiện ở hành động nói dối đối với bà N “tôi đã nói với ông M là cho tôi mượn đi có việc” và khi ông M đi chơi về gặp D tiếp tục lừa dối “Bà N cho tôi mượn” với mục đích che dấu chủ chiếc xe. - Mặt khách quan: K và D phạm tội trộm cắp tài sản khi thực hiện hành vi phạm tội cũng biết chiếc xe chiếm đoạt có đặc điểm là đã có chủ. - Về mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý vì mục đích vụ lợi. * Đối với tội cố ý gây thương tích: D không chỉ thực hiện tội trộm cắp tài sản mà D còn có hành vi “dùng tay phải đẩy ông M ngã đập đầu vào cạnh tường rào, đồng thời chiếc xe máy đổ theo đè lên chân phải ông M và D bỏ chạy về phía cuối làng”. Như vậy hành vi của D ở đây có thể coi chính một trong những tình tiết định khung tặng nặng quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 138 là hành vi hành hung để tẩu thoát. Tuy nhiên, do tổng tỷ lệ thương tật của ông M lên đến 37%, do vậy trong trường hợp này hành vi của D sẽ bị xét xử về tội cố ý gây thương tích quy định tại Điều 104. Vì dựa trên nguyên tắc chung của pháp luật đó là trong trường hợp phạm nhiều tội thì một hành vi chỉ có thể là tình tiết tăng nặng trong một tội phạm, khi tình tiết đó đã được sử dụng để xét xử cho một tội phạm khác rồi thì không được phép dụng chính tình tiết đó để làm căn cứ tham gia vào việc định một tội khác. Như vậy ở đây, D ngoài phạm tội trộm cắp còn phạm tội cố ý gây thương tích. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của nguời khác dưới dạng thương tích hoặc gây tổn thương khác. Để kết luận về việc D phạm thêm tội cố ý gây thương tích này chúng ta phụ thuộc vào các dấu hiệu sau: - Về mặt khách quan: + Hành vi khách quan: đó là những hành vi có khả năng gây thương tích hoặc gây tổn thương khác làm tổn hại đến sức khỏe của con người . Ở đây D đã có hành động “Bất ngờ D dùng tay phải đẩy ông M ngã đập đầu vào cạnh tường rào, đồng thời chiếc xe máy đổ theo đè lên chân phải của ông M “. Hành động đó đã thỏa mãn là hành vi xô đẩy và dùng chiếc xe máy để ngăn cản nhằm mục đích tẩu thoát. Tức là thông qua công cụ phương tiện để ngăn cản việc cản trở của ông M. + Hậu quả của tội phạm: D đã đẩy ông M vào cạnh tường rào và kết quả giám định thương tích vùng đầu ông M với tỷ lệ 32% đồng thời cùng với hành động chiếc xe máy đổ đè lên chân phải của ông M gây lên thương tích ở chân là 5 %. Tổng tỷ lệ thương tích là 37% . Như vậy với tỷ lệ thương tích là 37% hậu quả thương tích này do chính D gây ra. Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thương tích đó là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. - Về mặt chủ quan: Lỗi của D là lỗi cố ý ,ở đây D đã thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp, D mong hoặc có thể là chấp nhận hậu quả thương tích đó xảy ra. - Về mặt chủ thể: D là người có năng lực trách nhiệm hình sự và chắc chắn là đủ độ tuổi luật định vì họ mới bị xử lý về tội cướp giât tài sản. Như vậy dựa vào những căn cứ pháp lý trên chúng ta có thể kết luận rằng : D phạm tội trộm cắp tài sản và tội cố ý gây thương tích; còn K phạm tội trộm cắp tài sản. Vấn đề 2: Theo các dữ kiện bài tập đã nêu có xảy ra vụ đồng phạm không? Với những tình tiết cụ thể trong tình huống này có thể khẳng định K và D có đồng phạm với nhau. Theo khoản 1 điều 20 BLHS 1999, đồng phạm là trường hợp có 2 người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm. Đây là hình thức phạm tội đặc biệt, thể hiện quy mô và tính chất nguy hiểm hơn của tội phạm như tinh vi hơn, xảo quyệt hơn, táo bạo và liều lĩnh hơn so với trường hợp phạm tội riêng lẻ. Trong trường hợp này, D và K là đồng phạm vì họ đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của đồng phạm. 1/. Những dấu hiệu về mặt khách quan. - Thứ nhất, đồng phạm đòi hỏi phải có ít nhất 2 người và 2 người này phải có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm. Đó là điều kiện có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. + Số lượng người phạm tội là 2 người, K và D. + Tuổi chịu trách nhiệm hình sự: K và D cùng là những người vừa chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cướp giật tài sản trở về địa phương được 5 tháng. Tại thời điểm bắt đầu chấp hành bản án trước đây về tội cướp giật tài sản, K và D đã là những người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (từ đủ 16 tuổi trở lên) thì đương nhiên trong trường hợp phạm tội mới này cả 2 đều đạt độ tuổi luật định và là những người có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ. - Thứ hai, họ phải cùng thực hiện tội phạm, có nghĩa là người đồng phạm phải tham gia vào tội phạm với 1 trong 4 hành vi: hành vi thực hiện tội phạm, hành vi tổ chức thực hiện tội phạm, hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm và hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm. Khi tiến hành hành vi trộm cắp tài sản là chiếc xe máy nhà ông M, K đứng ngoài ngõ canh gác còn D vào nhà M lấy xe. Như vậy: + D là người thực hành, tức là người trực tiếp thực hiện tội phạm bằng hành vi cụ thể của mình: D vào nhà M lấy xe máy ra, bất ngờ gặp bà N là vợ ông M về thì D nói dối là đã hỏi mượn ông M rồi, đến khi gặp ông M thì D lại nói dối là đã hỏi bà N để mượn xe. + K là người giúp sức cho D thực hiện tội phạm. Bằng hành vi của mình K đã tạo ra điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho việc thực hiện tội trộm cắp tài sản của D. Việc K đứng ngoài ngõ canh gác sẽ giúp D yên tâm vào nhà M lấy chiếc xe mà không phải lo lắng gì, nếu có người đến hoặc bị phát hiện thì đã có K ở ngoài báo hiệu cho D biết. Tuy nhiên, D và K chỉ đồng phạm thực hiện tội trộm cắp tài sản. Trong vụ việc này, D đã có hành vi vượt quá và hành vi này đã cấu thành một tội độc lập khác: khi ông M gặp D đang chuẩn bị nổ máy đi đã giữ xe lại, D xuống xe và nói: “bà N cho tôi mượn”. Ông M gọi bà N xem có đúng bà N cho D mượn không thì bất ngờ D dùng tay phải đẩy ông M ngã đập đầu vào cạnh tường rào đồng thời chiếc xe máy đổ theo đè lên chân phải ông M và D bỏ chạy về phía cuối làng. Theo giám định, tổng thương tích mà D gây ra cho ông M là 37%. Hành vi của D đã cấu thành tội cố ý gây thương tích. Đây là hành vi vượt ra ngoài ý định chung ban đầu của K và D bởi vì mục đích ban đầu của họ chỉ là chiếm đoạt được chiếc xe và K sau khi ra hiệu cho D biết có ông M đang về và đã bỏ chạy khi thấy ông M giữ xe máy cùng với D. Việc D gây ra thương tích cho ông M, K hoàn toàn không biết vì lúc ấy K đã bỏ chạy đi rồi. K và D không cùng nhau thực hiện tội cố ý gây thương tích cho ông M mà chỉ riêng D thực hiện nên K không đồng phạm cùng D trong tội này. 2/. Dấu hiệu về mặt chủ quan. Trong vụ đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện tội phạm đều có lỗi cố ý. Khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mỗi người đồng phạm không chỉ cố ý với hành vi của mình mà còn biết và mong muốn sự cố ý tham gia của những người đồng phạm khác. - Về mặt lí trí: mỗi người đều biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và đều biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình. K và D là những người có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ nên hoàn toàn có thể nhận thức được rằng hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác là hành vi trái pháp luật. Hơn nữa, cả 2 vừa chấp hành xong bản án về tội cướp giật tài sản, đã được giáo dục cải tạo thì càng hiểu rõ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà cả 2 đang cùng nhau thực hiện. Vì K và D cùng nhau thực hiện việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản của M, tức là mỗi người đều biết người còn lại cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình. K và D cũng thấy trước được hậu quả từ hành vi của mình cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện đó là làm ông M mất đi chiếc xe. - Về ý chí: K và D cùng mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn hậu quả phát sinh. Vì thế, đã có sự phân công rõ ràng giữa 2 người: K đứng ngoài ngõ canh gác còn D vào trong lấy xe ra. Việc phân công này nhằm mục đích là có thể lấy được cái xe dễ dàng, chót lọt. Đối với hành vi cố ý gây thương tích do D thực hiện, K hoàn toàn không biết có việc này xảy ra nên tất nhiên là K không mong muốn có hoạt động chung bởi vì K đã bỏ chạy trước khi D thực hiện hành vi ấy. Do đó, K và D không thỏa mãn dấu hiệu về mặt chủ quan của đồng phạm trong tội cố ý gây thương tích. Tóm lại, K và D đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản, không đồng phạm trong tội cố ý gây thương tích. Tội cố ý gây thương tích do một mình D thực hiện nên D phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập về tội này. Vấn đề 3: Xác định những tình tiết tăng nặng theo dữ kiện có trong bài tập. Theo như đã phân tích tại vấn đề 1 thì D sẽ bị xử lý hình sự về hai tội danh là tội trộm cắp tài sản (Điều 138) và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104). Còn K sẽ bị xử lý hình sự về tội trộm cắp tài sản (Điều 138) Khoản 2 Điều 48 quy định: “Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng”. Có nghĩa là nếu một tình tiết đã được dùng để định tội và định khung thì không được dùng đến tình tiết đó để làm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cho chính tội phạm đó nữa. Do vậy khi căn cứ vào Khoản 1 Điều 48 BLHS quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, áp dụng cho tình huống bài ra. Ta nhận thấy trong tình huống bài có các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự sau: 1/ Tái phạm (điểm g Khoản 1). 2/ Có hành động xảo quyệt nhằm che dấu tội phạm ( điểm o Khoản 1). * Tái phạm: Khoản 1 điều 49 BLHS quy định: “Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý”. Theo như dữ kiện bài đưa ra thì K và D cùng là người mới chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cướp giật tài sản trở về địa phương được 5 tháng thì lại phạm tội mới. Như vậy cả D và K đều chưa đủ điều kiện để được xóa án tích theo như quy định tại Điều 64 BLHS (Đương nhiên được xóa án tích). Dựa vào Điều 64, thì một người bị kết án được xóa án tích chỉ khi thỏa mãn hai điều kiện: qua một thời gian nhất định kể từ ngày chấp hành xong bản án và trong khoảng thời gian đó, người này không phạm tội mới. Đối với trường hợp của D, K thì để có thể được xóa án tích cho tội cướp giật tài sản mà trước đó họ đã chịu án thì phải mất 3 năm kể từ khi họ ra tù. Tuy nhiên, nhưng mới được 5 tháng sau khi ra tù, do không chịu lao động nên D, K lại phạm tội mới. Và tội phạm D, K cùng thực hiện đều xuất phát từ lỗi cố ý. Như vậy, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “tái phạm” sẽ được áp dụng cho cả D và K. * Hành động xảo quyệt nhằm che dấu tội phạm: Theo giải thích trong từ điển Việt - Việt thì “Xảo quyệt” có nghĩa là dối trá, lừa lọc một cách khó lường, khéo léo để lừa đảo. Sở dĩ, trong tình huống này ta áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là “hành động xảo quyệt” (theo điểm o Khoản 1 Điều 48) chứ không áp dụng tình tiết “thủ đoạn xảo quyệt” (theo điểm m Khoản 1 Điều 48) bởi vì hai thuật ngữ “hành động” và “thủ đoạn” ở đây khác nhau về mức độ. Thủ đoạn thì có mức độ nguy hiểm cao hơn so với hành động. Thủ đoạn thì có tính liên tục suốt toàn bộ quá trình phạm tội, còn hành động chỉ có tính tạm thời và kết thúc ngay. Nhận thấy hành vi lừa dối của D chỉ có mục đích là lừa dối ông bà M, N để có thể che dấu cho hành vi trộm cắp của mình và hành vi lừa dối đó chỉ được thực hiện sau khi D gặp ông bà M, N. Mà liền trước đó hành vi chiếm đoạt tài sản của D là hành vi lén lút chiếm đoạt. Như vậy, theo như các tình tiết bài đưa ra, thì D đã có hành vi lừa dối ông bà M, N và đã làm cho bà N tin vào lời lừa dối của D. Hơn thế nữa, ta nhận thấy thái độ của D khá là bình tĩnh khi lừa dối ông bà M, N. [...]... 3+7=10 năm tù Còn hình phạt cao nhất đối với tội phạm mà K thực hiện là 3 năm tù TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình luật hình sự Việt Nam tập 1, tập 2 – Đại học Luật Hà Nội 2 Giáo trình luật hình sự Việt Nam – Khoa luật –ĐHQG Hà Nội 3 Luật gia: Hoàng Hoa Sơn – Hỏi đáp về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh sự của con người – Nxb LĐ-XH, 2006 4 Đinh Văn Quế - Tìm hiểu tội phạm trong BLHS... 1999 – xuất bản năm 2001 5 Đinh Văn Quế - Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (phần các tội phạm) – Tập I 6 TSKH.PGS Lê Khảm – Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự , 2005 7 550 thuật ngữ chủ yếu trong pháp luật hình sự Việt Nam , Xuất bản năm 1997 8 PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa - Tội phạm và cấu thành tội phạm, năm 2005 9 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 ...Vấn đề 4: Hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với D và K là bao nhiêu năm tù? Dựa trên cơ sở của các phân tích các yếu tố định tội và kết quả đã kết luận ở các phần trên thì ta nhận thấy D và K là đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản với khung hình phạt quy định tại Khoản 1 Điều 138, đồng thời thì D còn phạm thêm tội là cố ý gây thương tích với tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự là tỷ... 31% đến 60% Như vậy xét về từng tội riêng lẻ: * Trộm cắp tài sản (khoản 1 Điều 138): Vì cả D và K đều có các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nên cả hai đều có thể bị phạt với hình phạt cao nhất là ba năm tù * Tội cố ý gây thương tích của D: Tội phạm sẽ bị xử theo Khoản 2 Điều 104 D có thể bị xử phạt với mức phạt cao nhất là bảy năm Tổng hợp lại ta thấy với hai tội danh đó thì D có thể bị lĩnh . của đề bài đưa ra ta nhận định: - D phạm vào tội trộm cắp tài sản và cố ý gây thương tích. - K phạm vào tội trộm cắp tài sản. * Đối với tội trộm cắp tài sản: - Trước hết tội trộm cắp tài sản của. Bài tập luật hình sự tội trộm cắp tài sản Đề bài: K và D cùng là những người mới chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cướp giật tài sản trở về địa phương được 5. tù. Còn hình phạt cao nhất đối với tội phạm mà K thực hiện là 3 năm tù. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình luật hình sự Việt Nam tập 1, tập 2 – Đại học Luật Hà Nội. 2. Giáo trình luật hình sự Việt

Ngày đăng: 18/08/2014, 04:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w