1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY

88 4,9K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 2,81 MB

Nội dung

1.3 Vấn đề kỹ thuật trong mạng không dây Trong các hệ thống mạng hữu tuyến, dữ liệu được truyền từ thiết bị này sangthiết bị khác thông qua các dây cáp hoặc thiết bị trung gian.. WLAN Wi

Trang 1

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY

1.1 Mở đầu

Mạng máy tính từ lâu đã trở thành một thành phần không thể thiếu đối vớinhiều lĩnh vực đời sống xã hội, từ các hệ thống mạng cục bộ dùng để chia sẻ tàinguyên trong đơn vị cho đến hệ thống mạng toàn cầu như Internet Các hệ thốngmạng hữu tuyến và vô tuyến đang ngày càng phát triển và phát huy vai trò củamình

Mặc dù mạng không dây đã xuất hiện từ nhiều thập niên nhưng cho đếnnhững năm gần đây, với sự bùng nổ các thiết bị di động thì nhu cầu nghiên cứu vàphát triển các hệ thống mạng không dây ngày càng trở nên cấp thiết Nhiều côngnghệ, phần cứng, các giao thức, chuẩn lần lượt ra đời và đang được tiếp tục nghiêncứu và phát triển

Mạng không dây có tính linh hoạt cao, hỗ trợ các thiết bị di động nên không

bị ràng buộc cố định về phân bố địa lý như trong mạng hữu tuyến Ngoài ra, ta còn

có thể dễ dàng bổ sung hay thay thế các thiết bị tham gia mạng mà không cần phảicấu hình lại toàn bộ topology của mạng Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của mạngkhông dây là khả năng bị nhiễu và mất gói tin so với mạng hữu tuyến Bên cạnh đó,tốc độ truyền cũng là vấn đề rất đáng quan tâm

Hiện nay, những hạn chế trên đang dần được khắc phục Những nghiên cứu

về mạng không dây hiện đang thu hút các viện nghiên cứu cũng như các doanhnghiệp trên thế giới Với sự đầu tư đó, hiệu quả và chất lượng của hệ thống mạngkhông dây sẽ ngày càng được nâng cao, hứa hẹn những bước phát triển trong tươnglai

1.2 Phân loại mạng không dây

Đối với hệ thống mạng không dây, chúng ta cũng có sự phân loại theo quy

mô và phạm vi triển khai tương tự như hệ thống mạng hữu tuyến:

WPAN IEEE 802.15 (Wireless Personal Area Network)

Trang 2

WLAN IEEE 802.11 (Wireless LocalArea Network).

WMAN IEEE 802.16 (Wireless Metropolitan Area Network)

WWAN IEEE 802.20 (Wireless Wide Area Network)

1.3 Vấn đề kỹ thuật trong mạng không dây

Trong các hệ thống mạng hữu tuyến, dữ liệu được truyền từ thiết bị này sangthiết bị khác thông qua các dây cáp hoặc thiết bị trung gian Còn đối với mạngkhông dây, các thiết bị truyền và nhận thông tin thông qua sóng điện từ, sóng radiohoặc tín hiệu hồng ngoại Trong WLAN và WMAN thì sóng radio được sử dụngrộng rãi hơn

Tín hiệu được truyền trong không khí trong một khu vực gọi là vùng phủsóng Thiết bị nhận chỉ cần nằm trong vùng phủ sóng của thiết bị phát thì sẽ nhậnđược tín hiệu

1.4 Vài nét về một số mạng không dây

1.4.1 WPAN

Kể từ khi Bluetooth được triển khai, đã có rất nhiều lời bàn luận về các mạngvùng cá nhân không dây Hầu hết các mối quan tâm đối với mạng PAN đều liênquan đến việc sử dụng nó trong các điện thoại di động thông minh, chẳng hạn như

để đồng bộ hoá với phần mềm máy tính hoặc để sử dụng các tai nghe không dây

Nó cũng bắt đầu được sử dụng cho các thiết bị như các tai nghe có gắn micro khôngdây, với việc truyền âm thanh số cung cấp âm thanh rõ nét

Việc triển khai công nghệ Bluetooth hiện nay có xu hướng sử dụng nó nhưmột sự thay thế cáp ngoại vi cho một số lượng hạn chế các thiết bị, hơn là một công

cụ nhằm cho phép một số lượng lớn các thiết bị trong nhà hoặc văn phòng có thểgiao tiếp trực tiếp

Những viễn cảnh dài hạn thì lớn hơn nhiều Nhiều thiết bị gia đình có thểhưởng lợi từ kết nối không dây Chúng ta nói đến các bàn điều khiển trò chơi vốn cóthể trò chuyện vô tuyến với các router, các hộp truyền tín hiệu số vốn có thể truyềntín hiệu TV số tới máy tính hoặc tới nhiều màn hình trong nhà, các máy chủ đườngtruyền vốn có thể phát quảng bá vô tuyến âm nhạc tới các bộ tai nghe tuỳ ý nằm

Trang 3

trong phạm vi truyền, các máy ảnh vốn có thể giao tiếp trực tiếp với các máy in vàcác đầu chơi MP3 cầm tay vốn có thể gửi tệp âm nhạc tới hệ thống âm thanh tạinhà Đây là các loại ứng dụng liên thông mà những người tiêu dùng hàng điện tử

mơ Nhưng Bluetooth không đủ nhanh cho các ứng dụng video, và chắc chắn làkhông bao giờ Bluetooth hiện nay chỉ có khả năng truyền với tốc độ 1 đến 2 Mbit/strong một phạm vi khoảng 10m với một công suất ở đầu ra khoảng 100mW Nhưvậy là quá tốt cho âm thanh và cho máy in và các thiết bị nhập nhưng TV số đòi hỏimột tốc độ tối thiểu 7Mbit/s Nếu muốn truyền tín hiệu TV độ phân giải cao, phảicần một hệ thống có khả năng xử lý 20-24Mbit/s

Công nghệ xuất sắc hiện nay cho các mạng vùng cá nhân là UWB, còn đượcbiết đến với cái tên 802.15.3a (một chuẩn IEEE khác) Đây được coi là công nghệPAN mà tất cả các công nghệ PAN khác phải chịu khuất phục Lý do chúng đượcquan tâm đến vậy là vì UWB có rất nhiều tiềm năng UWB truyền những đoạn dữliệu cực ngắn ít hơn một nanô giây-qua một dải phổ rộng

Trong những khoảng cách rất ngắn, công nghệ UWB có khả năng truyền dữliệu với tốc độ lên tới 1Gbit/s với một nguồn công suất thấp (khoảng 1mW) Với dảiphổ rộng của nó, UWB ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi suy luận méo hơn các côngnghệ không dây, và bởi vì công suất truyền thấp như vậy, nó gây ra rất ít nhiễutrong các thiết bị khác

Phạm vi dự tính của nó chỉ khoảng 10m và vì các vấn đề về chuẩn của nó,người ta dự tính rằng công nghệ UWB sẽ có một vị trí trong cả phiên bản không dâycủa USB và trong sự lặp lại tiếp theo của công nghệ không dây

Dự báo của Intel và những người ủng hộ UWB khác là UWB sẽ hoạt độngnhư một loại lớp vận chuyển đa năng cho các ứng dụng không dây phạm vi ngắn.Trong dự báo này, một phiên bản tương lai của Bluetooth sử dụng UWB như lớpkiểm soát truy nhập đường truyền và vận chuyển của nó, cũng giống như sử dụngUSB không dây Các giao thức cấp cao hơn đảm trách việc triển khai cụ thể ứngdụng UWB được xem là một thành phần cốt lõi của thế giới được kết nối khôngdây, được điều khiển bởi các chuẩn mở vốn cho phép tất cả các thiết bị giao tiếp vớinhau ở phạm vi ngắn

Công nghệ UWB có thể được sử dụng trong WPAN với những vai trò:

Trang 4

• Thay cáp IEEE1394 nối giữa thiết bị điện tử đa phương tiện dân dụng như

máy quay phim, máy chụp hình số, thiết bị phát MP3

• Thiết lập tuyến bus chung không dây tốc độ cao nối giữa PC với thiết bị

ngoại vi, gồm máy in, máy quét và thiết bị lưu trữ gắn ngoài

• Thay cáp và Bluetooth trong các thiết bị thế hệ mới, như điện thoại di động

3G, kết nối IP/UPnP cho thế hệ thiết bị di động/điện tử dân dụng/máy tính dùng IP

• Tạo kết nối không dây tốc độ cao cho thiết bị điện tử dân dụng, máy tính và

điện thoại di động

Hình 1 : Mạng WPAN

1.4.2 WLAN

Wireless LAN (Wireless Local Area Network) sử dụng sóng điện từ (thường

là sóng radio hay tia hồng ngoại) để liên lạc giữa các thiết bị trong phạm vi trungbình So với Bluetooth, Wireless LAN có khả năng kết nối phạm vi rộng hơn vớinhiều vùng phủ sóng khác nhau, do đó các thiết bị di động có thể tự do di chuyểngiữa các vùng với nhau Phạm vi hoạt động từ 100m đến 500m với tốc độ truyền dữliệu trong khoảng 1Mbps-54Mbps (100Mbps)

Trang 5

1.4.3 WMAN (công nghệ WiMax)

WiMax là từ viết tắt của Worldwide Interoperability for Microwave Access

có nghĩ là khả năng tương tác toàn cầu với truy nhập vi ba

Công nghệ WiMax, hay còn gọi là chuẩn 802.16 là công nghệ không dâybăng thông rộng đang phát triển rất nhanh với khả năng triển khai trên phạm vi rộng

và được coi là có tiềm năng to lớn để trở thành giải pháp “dặm cuối” lý tưởng nhằmmang lại khả năng kết nối Internet tốc độ cao tới các gia đình và công sở Trong khicông nghệ quen thuộc Wi-Fi (802.11a, b và g) mang lại khả năng kết nối tới các khuvực nhỏ như trong văn phòng hay các điểm truy cập công cộng hotspot, công nghệWiMax có khả năng phủ sóng rộng hơn, bao phủ cả một khu vực thành thị hay mộtkhu vực nông thôn nhất định Công nghệ này có thể cung cấp với tốc độ truyền dữliệu đến 75 Mbps tại mỗi trạm phát sóng với tầm phủ sóng từ 2 đến 10 km Vớibăng thông như vậy, công nghệ này có đủ khả năng để hỗ trợ cùng lúc (thông quamột trạm phát sóng đơn lẻ) khả năng kết nối của hơn 60 doanh nghiệp với tốc độ kếtnối của đường T1/E1 và hàng trăm gia đình với tốc độ kết nối DSL

 Mô hình ứng dụng WiMAX

Tiêu chuẩn IEEE 802.16 đề xuất 2 mô hình ứng dụng:

- Mô hình ứng dụng cố định

- Mô hình ứng dụng di động

a) Mô hình ứng dụng cố định (Fixed WiMAX)

Mô hình cố định sử dụng các thiết bị theo tiêu chuẩn IEEE.802.16-2004.Tiêu chuẩn này gọi là “không dây cố định” vì thiết bị thông tin làm việc với cácanten đặt cố định tại nhà các thuê bao Anten đặt trên nóc nhà hoặc trên cột tháptương tự như chảo thông tin vệ tinh

Trang 6

Hình 2 : Mô hình ứng dụng cố định của WIMAX

Tiêu chuẩn IEEE 802.16 công bố năm 2004 cũng cho phép đặt anten trongnhà nhưng tất nhiên tín hiệu thu không khỏe bằng anten ngoài trời Băng tần côngtác (theo quy định và phân bổ của quốc gia) trong băng 2,5GHz hoặc 3,5GHz Độrộng băng tầng là 3,5MHz Trong mạng cố định, WiMAX thực hiện cách tiếp nốikhông dây đến các modem cáp, đến các đôi dây thuê bao của mạch xDSL hoặcmạch Tx/Ex (truyền phát/chuyển mạch) và mạch OC-x (truyền tải qua sóng quang).WiMAX cố định có thể phục vụ cho các loại người dùng (user) như: các xí nghiệp,các khu dân cư nhỏ lẻ, mạng cáp truy nhập WLAN công cộng nối tới mạng đô thị,các trạm gốc BS của mạng thông tin di động và các mạch điều khiển trạm BS Vềcách phân bố theo địa lý, các user thì có thể phân tán tại các địa phương như nôngthôn và các vùng sâu vùng xa khó đưa mạng cáp hữu tuyến đến đó

Sơ đồ kết cấu mạng WiMAX được đưa ra trên hình 2 Trong mô hình này bộphận vô tuyến gồm các trạm gốc WiMAX BS (làm việc với anten đặt trên tháp cao)

Trang 7

và các trạm phụ SS (SubStation) Các trạm WiMAX BS nối với mạng đô thị MANhoặc mạng PSTN

b) Mô hình ứng dụng WiMAX di động

Mô hình WiMAX di động sử dụng các thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn IEEE802.16e Tiêu chuẩn 802.16e bổ sung cho tiêu chuẩn 802.16 / 2004 hướng tới cácuser cá nhân di động, làm việc trong băng tần thấp hơn 6GHz Mạng lưới này phốihợp cùng WLAN, mạng di động cellular 3G có thể tạo thành mạng di động có vùngphủ sóng rộng Hy vọng các nhà cung cấp viễn thông hiệp đồng cộng tác để thựchiện được mạng viễn thông digital truy nhập không dây có phạm vi phủ sóng rộngthỏa mãn được các nhu cầu đa dạng của thuê bao Tiêu chuẩn IEEE 802.16e đượcthông qua trong năm 2005

1.4.3.1 WiMax với Wi-Fi

WiMax và Wi-Fi sẽ cùng tồn tại và trở thành những công nghệ bổ sung ngàycàng lớn cho các ứng dụng riêng Đặc trưng của WiMax là không thay thế Wi-Fi.Hơn thế WiMax bổ sung cho Wi-Fi bằng cách mở rộng phạm vi của Wi-Fi và manglại những thực tế của người sử dụng "kiểu Wi-Fi" trên một quy mô địa lý rộng hơn.Công nghệ Wi-Fi được thiết kế và tối ưu cho các mạng nội bộ (LAN), trong khiWiMax được thiết kế và tối ưu cho các mạng thành phố (MAN) Hiện nay 802.11

đã xuất hiện rộng rãi trong các thiết bị người sử dụng từ laptop tới các PDA, vàtrong tương lai mong rằng 802.16 cũng xuất hiện trong các thiết bị này Cả 2 chuẩnnày cho phép kết nối vô tuyến trực tiếp tới người sử dụng tại gia đình, trong vănphòng và khi đang di chuyển

1.4.3.2 WiMax với HiperMAN của ETSI

Các chuẩn 802.16 / 2004 (256 OFDM PHY) của IEEE và HiperMAN củaETSI sẽ chia sẻ chung các đặc tính kỹ thuật lớp PHY và MAC

Cả 802.16 và 802.20 của IEEE là hai mục tiêu công nghệ khác nhau tậptrung vào các thị trường riêng biệt Tuy nhiên, 802.20 vẫn đang ở trong những giaiđoạn đầu tiên của việc xây dựng chuẩn và chưa thể hoàn tất trong hai năm tới Vàbởi vì 802.20 hiện nay chưa được sự hỗ trợ rộng rãi của ngành Viễn thong

Trang 8

1.4.3.3 Những ứng dụng dành cho công nghệ WiMax

Công nghệ WiMax là giải pháp cho nhiều loại ứng dụng băng rộng tốc độcao cùng thời điểm với khoảng cách xa và cho phép các nhà khai thác dịch vụ hội tụtất cả trên mạng IP để cung cấp các dịch vụ "3 cung": dữ liệu, thoại và video

WiMax với sự hỗ trợ QoS, khả năng vươn dài và công suất dữ liệu cao đượcdành cho các ứng dụng truy cập băng rộng cố định ở những vùng xa xôi, hẻo lánh,nhất là khi khoảng cách là quá lớn đối với DSL và cáp cũng như cho các khu vựcthành thị ở các nước đang phát triển Những ứng dụng cho hộ dân gồm có Internettốc độ cao, thoại qua IP, video luồng, chơi game trực tuyến cùng với các ứng dụngcộng thêm cho doanh nghiệp như hội nghị video và giám sát video, mạng riêng ảobảo mật (yêu cầu an ninh cao) Công nghệ WiMax cho phép bao trùm các ứng dụngvới yêu cầu băng thông rộng hơn

WiMax cũng cho phép các ứng dụng truy cập xách tay, với sự hợp nhất trongcác máy tính xách tay và PDA, cho phép các khu vực nội thị và thành phố trở thànhnhững "khu vực diện rộng" nghĩa là có thể truy cập vô tuyến băng rộng ngoài trời

Do vậy, WiMax là một công nghệ bổ sung bình thường cho các mạng di động vìcung cấp băng thông lớn hơn và cho các mạng Wi-Fi nhờ cung cấp kết nối băngrộng ở các khu vực lớn hơn

1.4.3.4 Sự cần thiết và tầm quan trọng của WiMax cho vô tuyến băng rộng

cố định và vô tuyến băng rộng di động

WiMax cần thiết vì là một công nghệ độc lập cho phép truy cập băng rộng cốđịnh và di động Chuẩn WiMax là cần thiết để đạt mục tiêu chi phí thấp hơn Đây làđiều mà các giải pháp vô tuyến độc quyền không thể đạt được do những hạn chế về

số lượng Các giải pháp WiMax có khả năng tương thích cho phép giảm bớt chi phísản xuất nhờ việc tích hợp các chip chuẩn, làm cho các sản phẩm có chi phí hợp lý

để cung cấp các dịch vụ băng rộng công suất cao ở những khoảng cách bao phủ lớntrong các môi trường Tầm nhìn thẳng (LOS) và không theo tầm nhìn thẳng (NLOS)

Trang 9

WiMax quan trọng trong vô tuyến băng rộng cố định để cung cấp truy cậpbăng rộng cần thiết tới các doanh nghiệp và người sử dụng là hộ gia đình như là một

sự thay thế cho các dịch vụ cáp và DSL đặc biệt là khi truy cập tới cáp đồng là rấtkhó khăn

WiMax quan trọng trong vô tuyến băng rộng di động, vì nó bổ sung trọn vẹncho 3G vì hiệu suất truyền dữ liệu luồng xuống cao hơn 1Mbit/s, cho phép kết nốicác máy laptop và PDA và bổ sung cho Wi-Fi nhờ độ bao phủ rộng hơn

CHƯƠNG II : MẠNG CỤC BỘ KHÔNG DÂY

2.1 Tổng quan về Wlan

2.1.1 WLAN là gì?

WLAN (Wireless Local Area Network ) là một loại mạng máy tính nhưngviệc kết nối giữa các thành phần trong mạng không sử dụng các loại cáp như mộtmạng thông thường, môi trường truyền thông của các thành phần trong mạng làkhông khí Các thành phần trong mạng sử dụng sóng điện từ để truyền thông vớinhau

Trang 10

2.1.2 Lịch sử phát triển

Công nghệ WLAN lần đầu tiên xuất hiện vào cuối năm 1990, khi những nhàsản xuất giới thiệu những sản phẩm hoạt động trong băng tần 900Mhz Những giảipháp này (không được thống nhất giữa các nhà sản xuất) cung cấp tốc độ truyền dữliệu 1Mbps, thấp hơn nhiều so với tốc độ 10Mbps của hầu hết các mạng sử dụngcáp hiện thời

Năm 1992, những nhà sản xuất bắt đầu bán những sản phẩm WLAN sử dụngbăng tần 2.4Ghz Mặc dầu những sản phẩm này đã có tốc độ truyền dữ liệu cao hơnnhưng chúng vẫn là những giải pháp riêng của mỗi nhà sản xuất không được công

bố rộng rãi Sự cần thiết cho việc hoạt động thống nhất giữa các thiết bị ở nhữngdãy tần số khác nhau dẫn đến một số tổ chức bắt đầu phát triển ra những chuẩnmạng không dây chung

Năm 1997, Institute of Electrical and Electronics Engineers(IEEE) đã phêchuẩn sự ra đời của chuẩn 802.11, và cũng được biết với tên gọi WIFI (WirelessFidelity) cho các mạng WLAN Chuẩn 802.11 hỗ trợ ba phương pháp truyền tínhiệu, trong đó có bao gồm phương pháp truyền tín hiệu vô tuyến ở tần số 2.4Ghz

Năm 1999, IEEE thông qua hai sự bổ sung cho chuẩn 802.11 là các chuẩn802.11a và 802.11b (định nghĩa ra những phương pháp truyền tín hiệu) Và nhữngthiết bị WLAN dựa trên chuẩn 802.11b đã nhanh chóng trở thành công nghệ khôngdây vượt trội Các thiết bị WLAN 802.11b truyền phát ở tần số 2.4Ghz, cung cấptốc độ truyền dữ liệu có thể lên tới 11Mbps IEEE 802.11b được tạo ra nhằm cungcấp những đặc điểm về tính hiệu dụng, thông lượng (throughput) và bảo mật để sosánh với mạng có dây

Năm 2003, IEEE công bố thêm một sự cải tiến là chuẩn 802.11g mà có thểtruyền nhận thông tin ở cả hai dãy tần 2.4Ghz và 5Ghz và có thể nâng tốc độ truyền

dữ liệu lên đến 54Mbps Thêm vào đó, những sản phẩm áp dụng 802.11g cũng cóthể tương thích ngược với các thiết bị chuẩn 802.11b Hiện nay chuẩn 802.11g đãđạt đến tốc độ 108Mbps-300Mbps

Trang 11

2.1.3 Các lợi ích của mạng WLAN

Độ tin tưởng cao trong nối mạng của các doanh nghiệp và sự tăng trưởngmạnh mẽ của mạng Internet và các dịch vụ trực tuyến là bằng chứng mạnh mẽ đốivới lợi ích của dữ liệu và tài nguyên dùng chung Với mạng WLAN, người dùngtruy cập thông tin dùng chung mà không tìm kiếm chỗ để cắm vào, và các nhà quản

lý mạng thiết lập hoặc bổ sung mạng mà không lắp đặt hoặc di chuyển dây nối.Mạng WLAN cung cấp các lợi ích sau: khả năng phục vụ, tiện nghi, và các lợi thế

về chi phí hơn hẳn các mạng nối dây truyền thống :

Khả năng lưu động cải thiện hiệu suất và dịch vụ

Các hệ thống mạng WLAN cung cấp sự truy cập thông tin thời gian thực tạibất cứ đâu cho người dùng mạng trong tổ chức của họ Khả năng lưu động này hỗtrợ các cơ hội về hiệu suất và dịch vụ mà mạng nối dây không thể thực hiện được

Đơn giản và tốc độ nhanh trong cài đặt

Cài đặt hệ thống mạng WLAN nhanh và dễ dàng và loại trừ nhu cầu kéo dâyqua các tường và các trần nhà

Linh hoạt trong cài đặt

Công nghệ không dây cho phép mạng đi đến các nơi mà mạng nối dây không thể

Giảm bớt giá thành sở hữu

Trong khi đầu tư ban đầu của phần cứng cần cho mạng WLAN có giá thànhcao hơn các chi phí phần cứng mạng LAN hữu tuyến, nhưng chi phí cài đặt toàn bộ

và giá thành tính theo tuổi thọ thấp hơn đáng kể Các lợi ích về giá thành tính theotuổi thọ là đáng kể trong môi trường năng động yêu cầu thường xuyên di chuyển, bổsung, và thay đổi

Tính linh hoạt

Các hệ thống mạng WLAN được định hình theo các kiểu topo khác nhau đểđáp ứng các nhu cầu của các ứng dụng và các cài đặt cụ thể Cấu hình mạng dễ thayđổi từ các mạng độc lập phù hợp với số nhỏ người dùng đến các mạng cơ sở hạ tầngvới hàng nghìn người sử dụng trong một vùng rộng lớn

Khả năng vô hướng

Các mạng máy tính không dây có thể được cấu hình theo các topo khác nhau

để đáp ứng các nhu cầu ứng dụng và lắp đặt cụ thể Các cấu hình dễ dàng thay đổi

Trang 12

từ các mạng ngang hàng thích hợp cho một số lượng nhỏ người sử dụng đến cácmạng có cơ sở hạ tầng đầy đủ dành cho hàng nghìn người sử dụng mà có khả năng

định, khó kéo dây, đường truyền

- Chủ yếu là trong mô hình mạng nhỏ

và trung bình, với những mô hình lớnphải kết hợp với mạng có dây

- Có thể triển khai ở những nơi khôngthuận tiện về địa hình, không ổn định,không triển khai mạng có dây được

- Độ phức tạp kỹ thuật

- Độ phức tạp kỹ thuật tùy thuộc từng

bị ngày càng đơn giản hơn

- Độ tin cậy

Trang 13

Mạng hữu tuyến Mạng Wlan

- Khả năng chịu ảnh hưởng khách quan

bên ngoài như thời tiết, khí hậu tốt

- Chịu nhiều cuộc tấn công đa dạng,

phức tạp, nguy hiểm của những kẻ phá

hoại vô tình và cố tình

- Ít nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe

- Bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như môi trường truyền sóng, cannhiễu do thời tiết

- Chịu nhiều cuộc tấn công đa dạng,phức tạp, nguy hiểm của những kẻ pháhoại vô tình và cố tình, nguy cơ cao hơn mạng có dây

- Còn đang tiếp tục phân tích về khảnăng ảnh hưởng đến sức khỏe

- Lắp đặt và triển khai

- Lắp đặt, triển khai tốn nhiều thời gian

- Giá cả

- Giá cả tùy thuộc vào từng mô hình

mạng cụ thể

- Thường thì giá thành thiết bị cao hơn

so với của mạng có dây Nhưng xuhướng hiện nay là càng ngày càng giảm

sự chênh lệch về giá

Trang 14

2.2 Các mô hình mạng Wlan

Mạng 802.11 linh hoạt về thiết kế, gồm 3 mô hình mạng sau:

· Mô hình mạng độc lập(IBSSs) hay còn gọi là mạng Ad hoc

· Mô hình mạng cơ sở (BSSs)

· Mô hình mạng mở rộng(ESSs )

2.2.1 Mô hình mạng độc lập (Independent Basic Service sets)

Các nút di động (máy tính có hỗ trợ card mạng không dây) tập trung lại trongmột không gian nhỏ để hình thành nên kết nối ngang cấp (peer-to-peer) giữa chúng.Các nút di động có card mạng wireless là chúng có thể trao đổi thông tin trực tiếpvới nhau , không cần phải quản trị mạng Vì các mạng ad-hoc này có thể thực hiệnnhanh và dễ dàng nên chúng thường được thiết lập mà không cần một công cụ hay

kỹ năng đặc biệt nào vì vậy nó rất thích hợp để sử dụng trong các hội nghị thươngmại hoặc trong các nhóm làm việc tạm thời Tuy nhiên chúng có thể có nhữngnhược điểm về vùng phủ sóng bị giới hạn, mọi người sử dụng đều phải nghe đượclẫn nhau

Trang 15

Hình 3 : Mô hình mạng độc lập

2.2.2 Mô hình mạng cơ sở (Basic service sets )

Bao gồm các điểm truy nhập AP (Access Point) gắn với mạng đường trụchữu tuyến và giao tiếp với các thiết bị di động trong vùng phủ sóng của một cell

AP đóng vai trò điều khiển cell và điều khiển lưu lượng tới mạng Các thiết bị diđộng không giao tiếp trực tiếp với nhau mà giao tiếp với các AP.Các cell có thểchồng lấn lên nhau khoảng 10-15 % cho phép các trạm di động có thể di chuyển màkhông bị mất kết nối vô tuyến và cung cấp vùng phủ sóng với chi phí thấp nhất Cáctrạm di động sẽ chọn AP tốt nhất để kết nối Một điểm truy nhập nằm ở trung tâm

có thể điều khiển và phân phối truy nhập cho các nút tranh chấp, cung cấp truy nhậpphù hợp với mạng đường trục, ấn định các địa chỉ và các mức ưu tiên, giám sát lưulượng mạng, quản lý chuyển đi các gói và duy trì theo dõi cấu hình mạng Tuynhiên giao thức đa truy nhập tập trung không cho phép các nút di động truyền trựctiếp tới nút khác nằm trong cùng vùng với điểm truy nhập như trong cấu hình mạngWLAN độc lập Trong trường hợp này, mỗi gói sẽ phải được phát đi 2 lần (từ nútphát gốc và sau đó là điểm truy nhập) trước khi nó tới nút đích, quá trình này sẽ làmgiảm hiệu quả truyền dẫn và tăng trễ truyền dẫn

Trang 16

Hình 4 : Mô hình mạng cơ sở

2.2.3 Mô hình mạng mở rộng ( Extended Service Set)

Mạng 802.11 mở rộng phạm vi di động tới một phạm vi bất kì thông quaESS Một ESSs là một tập hợp các BSSs nơi mà các Access Point giao tiếp vớinhau để chuyển lưu lượng từ một BSS này đến một BSS khác để làm cho việc dichuyển dễ dàng của các trạm giữa các BSS, Access Point thực hiện việc giao tiếpthông qua hệ thống phân phối Hệ thống phân phối là một lớp mỏng trong mỗiAccess Point mà nó xác định đích đến cho một lưu lượng được nhận từ một BSS

Hệ thống phân phối được tiếp sóng trở lại một đích trong cùng một BSS, chuyểntiếp trên hệ thống phân phối tới một Access Point khác, hoặc gởi tới một mạng códây tới đích không nằm trong ESS Các thông tin nhận bởi Access Point từ hệ thốngphân phối được truyền tới BSS sẽ được nhận bởi trạm đích

Trang 17

Hình 5 : Mô hình mạng mở rộng

2.3 Truyền dữ liệu trong mạng Wlan

Mạng WLAN sử dụng sóng điện từ để truyền thông tin từ điểm này sangđiểm khác mà không dựa vào bất kỳ kết nối vật lý nào Các sóng vô tuyến thường làcác sóng mang vô tuyến bởi vì chúng thực hiện chức năng phân phát năng lượngđơn giản tới máy thu ở xa Dữ liệu truyền được chồng lên trên sóng mang vô tuyến

để nó được nhận lại đúng ở máy thu Đó là sự điều biến sóng mang theo thông tinđược truyền Một khi dữ liệu được chồng (được điều chế) lên trên sóng mang vôtuyến, thì tín hiệu vô tuyến chiếm nhiều hơn một tần số đơn, vì tần số hoặc tốc độtruyền theo bit của thông tin biến điệu được thêm vào sóng mang

Nhiều sóng mang vô tuyến tồn tại trong cùng không gian tại cùng một thờiđiểm mà không nhiễu với nhau nếu chúng được truyền trên các tần số vô tuyến khácnhau Để nhận dữ liệu, máy thu vô tuyến bắt sóng (hoặc chọn) một tần số vô tuyếnxác định trong khi loại bỏ tất cả các tín hiệu vô tuyến khác trên các tần số khác

Trong một cấu hình mạng WLAN tiêu biểu, một thiết bị thu phát, được gọi

một điểm truy cập (AP), nối tới mạng nối dây từ một vị trí cố định sử dụng cáp

Ethernet chuẩn Điểm truy cập nhận, lưu vào bộ nhớ đệm, và truyền dữ liệu giữamạng WLAN và cơ sở hạ tầng mạng nối dây Một điểm truy cập đơn hỗ trợ mộtnhóm nhỏ người sử dụng và vận hành bên trong một phạm vi vài mét tới vài chụcmét Điểm truy cập (hoặc anten được gắn tới nó) thông thường được gắn trên caonhưng thực tế được gắn bất cứ nơi đâu miễn là khoảng vô tuyến cần thu được

Trang 18

Hình 6 : Quy trình truyền tín hiệu trong mạng wlan

2.3.1 Các sóng mang dung trong truyền dữ liệu

Sự nổi lên của các kỹ thuật WLAN yêu cầu các kỹ thuật điều chế, mã hoá ởphạm vi rộng hơn WLAN cho phép truy cập vào mạng mà không có giới hạn vật lýnhư trong những mạng có dây Trong WLAN, người dùng có thể di chuyển mộtcách tự do trong văn phòng của họ hay truy cập vào tài nguyên của mạng từ bất kỳđâu WLAN sử dụng tần số sóng radio (RF) thay vì kiến trúc cáp, bảo đảm sự diđộng, giảm chi phí cài đặt mạng trên mỗi người dung

a/ Sóng hồng ngoại

Các kênh hồng ngoại thuộc tần số của sóng nhìn thấy được, thuộc vào cậndưới của phổ nhìn thấy được Đây là giải pháp hiệu quả nhất cho những nơi mà giữabên nhận và bên thu không bị che chắn Kỹ thuật này có hai giải pháp sẵn có: tiakhuếch tán và tia trực tiếp Tia trực tiếp thì có tốc độ truyền cao hơn tia khuyếchtán IR có tốc độ truyền nhận khoảng 1-2 Mbps Các tín hiệu quang IR thường được

sử dụng trong những ứng dụng điều khiển thiết bị từ xa

Trang 19

b/ Wireless lượng tử

Chỉ những thực thi của các mạng WLAN lượng tử sử dụng ánh sáng hồngngoại có bước sóng khoảng 850-950 Nm Lớp vật lý hỗ trợ tốc độ truyền từ 1-2Mbps Mặc dù các hệ thống không dây lượng tử cho tốc độ cao hơn các hệ thốngdựa trên RF, nhưng chúng cũng có một số giới hạn sau :

Ánh sáng hồng ngoại giới hạn các tác vụ trong đường nhìn, tuy nhiên việc sửdụng sự truyền khuyếch tán có thể giảm được giới hạn này bằng cách cho phép cáctia phản xạ trên các bề mặt

Cường độ đầu ra (2watts) là thấp giúp giảm khả năng làm hư mắt, tuy nhiên

nó giới hạn khoảng cách truyền trong khoảng 25 mét

Các bộ cảm biến(đầu nhận) cần được đặt một cách chính xác nếu không tínhiệu sẽ không nhận được

Các WLAN dựa trên lượng tử khá là bảo mật và không bị ảnh huởng bởinhiễu điện từ như cáp và các hệ thống dựa trên RF

c/ Tia hồng ngoại khuếch tán

Các tín hiệu hồng ngoại khuyếch tán được phát ra từ nguồn phát, và phủ mộtvùng giống như ánh sáng Việc thay đổi vị trí của đầu nhận không ảnh hưởng đếntín hiệu Nhiều sản phẩm thuộc loại này cho phép khả năng roaming, cho phép takết nối nhiều access point vào mạng, và kết nối các máy tính xách tay vào bất cứaccess point nào hay di chuyển giữa các AP này mà không làm mất kết nối mạngcủa ta Giải pháp này cung cấp tốc độ từ 1-2Mbps

2.3.2 Kỹ thuật băng hẹp tần số cao

Thuật ngữ băng hẹp mô tả một kỹ thuật mà trong đó tín hiệu RF được gửitrong một băng thông hẹp, thường là từ 12.5 kHz hay 25 kHz Cường độ từ 1-2watts cho các các hệ thống dữ liệu băng hẹp RF Băng thông hẹp này kết hợp vớicường độ lớn kết quả là khoảng cách truyền lớn hơn Các hệ thống UHF đã đượcphát triển từ những năm 80 Những hệ thống này thường truyền ở dải tần số 430-

470 MHz Phần dười của dải tần số này(430-450 MHz) thường được gọi là giải tần

Trang 20

unprotected (unlicensed) và 450-470 MHz thì được gọi là giải tần bảo được bảo vệ(có giấy phép)

Trong dải tần không được bảo vệ, RF licenses không được ưu tiên cho những tần số

đó và bất cứ ai cũng có thể sử dụng các tần số trong dãi tần này Trong giải tần bảo

vệ, cho phép khách hàng được bảo đảm rằng họ sẽ được quyền sử dụng hoàn toàntần số nào đó trong dải tần này

a/ Kỹ thuật radio tổng hợp

Thuật ngữ kỹ thuật radio tổng hợp đề cập đến các sản phẩm được điều khiểnbằng tinh thể, yêu cầu công ty sản xuất cài một tinh thể cho mỗi tần số có thể Kỹthuật tổng hợp sử dụng một tần số chuẩn với mỗi loại tinh thể.Tần số của kênhtruyền được tính bằng cách chia hay nhân với tần số tinh thể chuẩn Các giải phápdựa trên UHF được tổng hợp cung cấp khả năng cài đặt các thiết bị chuẩn mà khôngcần phải thay thế phần cứng, ít phức tạp hơn và khả năng điều chỉnh mỗi thiết bị

b/ Hoạt động đa tần

Các hệ thống UHF hiện đại cho phép các access point được cấu hình mộtcách riêng biệt cho tác vụ trên một trong những tần số được cấu hình trước Cáctrạm không dây có thể được lập trình với một danh sách tất cả các tần số được sửdụng trong các access point đã được cài, cho phép chúng thay đổi tần số khiroaming Để tăng thông lượng(throughput), các access point có thể được cài đặtgiống nhau nhưng lại sử dụng các tần số khác nhau

Các ích lợi bao gồm khoảng cách xa hơn, và nó được xem như một giải pháp

có chi phí thấp cho những site lớn với yêu cầu thông lượng dữ liệu từ thấp cho đếntrung Sự bất lợi gồm thông lượng thấp, và dễ bị nhiễu Bên cạnh đó, các yêu cầu vềlicense cho những giải tần được bảo vệ để tăng kích thước mạng cũng là một yếu tốgiới hạn của giải pháp này

2.3.3 Các kỹ thuật truyền dữ liệu

a/ Trải phổ nhảy tần (Frequency Hopping Spread Spectrum)

Trải phổ nhảy tần (FHSS) sử dụng một sóng mang băng hẹp để thay đổi tần

số trong một mẫu ở cả máy phát lẫn máy thu Được đồng bộ chính xác, hiệu ứng

Trang 21

mạng sẽ duy trì một kênh logic đơn Đối với máy thu không mong muốn, FHSS làmxuất hiện các nhiễu xung chu kỳ ngắn.

FHSS “nhảy” tần từ băng hẹp sang băng hẹp bên trong một băng rộng Đặcbiệt hơn, các sóng vô tuyến FHSS gửi một hoặc nhiều gói dữ liệu tại một tần sốsóng mang, nhảy đến tần số khác, gửi nhiều gói dữ liệu, và tiếp tục chuỗi “nhảy -truyền” dữ liệu này Mẫu nhảy hay chuỗi này xuất hiện ngẫu nhiên, nhưng thật ra làmột chuỗi có tính chu kỳ được cả máy thu và máy phát theo dõi Các hệ thốngFHSS dễ bị ảnh hưởng của nhiễu trong khi nhảy tần, nhưng hoàn thành việc truyềndẫn trong các quá trình nhảy tần khác trong băng tần

Hình 7: trải phổ nhảy tần

b/ Trải phổ chuỗi trực tiếp (Direct Sequence Spread Spectrum)

Trải phổ chuỗi trực tiếp (DSSS) tạo ra một mẫu bit dư cho mỗi bit được

truyền Mẫu bit này được gọi một chip (hoặc chipping code) Các chip càng dài, thì

xác suất mà dữ liệu gốc bị loại bỏ càng lớn (và tất nhiên, yêu cầu nhiều dải thông).Thậm chí khi một hoặc nhiều bit trong một chip bị hư hại trong thời gian truyền, thìcác kỹ thuật được nhúng trong vô tuyến khôi phục dữ liệu gốc mà không yêu cầu

Trang 22

truyền lại Đối với máy thu không mong muốn, DSSS làm xuất hiện nhiễu băngrộng công suất thấp và được loại bỏ bởi hầu hết các máy thu băng hẹp.

Bộ phát DSSS biến đổi luồng dữ liệu vào (luồng bit) thành luồng symbol,trong đó mỗi symbol biểu diễn một nhóm các bit Bằng cách sử dụng kỹ thuật điềubiến pha thay đổi như kỹ thuật QPSK (khóa dịch pha cầu phương), bộ phát DSSSđiều biến hay nhân mỗi symbol với một mã giống nhiễu gọi là chuỗi giả ngẫu nhiên(PN) Nó được gọi là chuỗi “chip” Phép nhân trong bộ phát DSSS làm tăng giả tạodải băng được dùng phụ thuộc vào độ dài của chuỗi chip

Hình 8 : Trải phổ chuỗi trực tiếp2.4 Các thiết bị hạ tầng mạng Wlan

2.4.1 Card mạng không dây (Wireless NIC)

Card mạng không dây giao tiếp máy tính với mạng không dây bằng cáchđiều chế tín hiệu dữ liệu với chuỗi trải phổ và thực hiện một giao thức truy nhậpcảm ứng sóng mang Máy tính muốn gửi dữ liệu lên trên mạng, card mạng khôngdây sẽ lắng nghe các truyền dẫn khác Nếu không thấy các truyền dẫn khác, cardmạng sẽ phát ra một khung dữ liệu Trong khi đó, các trạm khác vẫn liên tục lắngnghe dữ liệu đến, chiếm khung dữ liệu phát và kiểm tra xem địa chỉ của nó có phùhợp với địa chỉ đích trong phần Header của khung phát bản tin hay không Nếu địa

Trang 23

chỉ đó trùng với địa chỉ của trạm, thì trạm đó sẽ nhận và xử lý khung dữ liệu được,ngược lại trạm sẽ thải hồi khung dữ liệu này

Các card mạng không dây không khác nhiều so với các card mạng được sử dụng trong mạng LAN có dây Card mạng không dây trao đổi thông tin với hệ điều hành mạng thông qua một bộ điều khiển chuyên dụng Như vậy, bất kì ứng dụng nào cũng có thể sử dụng mạng không dây để truyền dữ liệu Tuy nhiên, khác với cáccard mạng có dây, các card mạng không dây là không cần bất kỳ dây nối nào Card mạng có dây có thể sử dụng khe cắm ISA (hiện nay hầu như không còn sử dụng), khe cắm PCI (sử dụng phổ biến), hoặc cổng USB trên máy tính để bàn hoặc sử dụngkhe cắm PCMCIA trên các laptop Card mạng không dây thường có một anten ngoài và có thể gắn vào tường hoặc một vị trí nào đó trong phòng

Hình 9 : Wireless NIC

2.4.2 Các điểm truy cập (Access Point)

Các điểm truy cập không dây AP (Acsses Point) tạo ra các vùng phủ sóng,

nối các nút di động tới các cơ sở hạ tầng LAN có dây Vì các điểm truy cập chophép mở rộng vùng phủ sóng nên các mạng không dây WLAN có thể triển khaitrong cả một toà nhà hay một khu trường đại học, tạo ra một vùng truy cập không

Trang 24

dây rộng lớn Các điểm truy cập này không chỉ cung cấp trao đổi thông tin với cácmạng có dây mà còn lọc lưu lượng và thực hiện chức năng cầu nối với các tiêuchuẩn khác Chức năng lọc giúp giữ gìn dải thông trên các kênh vô tuyến nhờ loại

bỏ các lưu lượng thừa

Do băng thông ghép đôi không đối xứng giữa thông tin vô tuyến và hữutuyến nên các điểm truy cập cần có bộ đệm thích hợp và các tài nguyên của bộ nhớ.Các bộ đệm được dùng chủ yếu để lưu các gói dữ liệu ở điểm truy cập khi một nút

di động cố gắng di chuyển khỏi vùng phủ sóng hoặc khi một nút di động hoạt động

ở chế độ công suất thấp Các điểm truy cập trao đổi với nhau qua mạng hữu tuyến

để quản lý các nút di động Một điểm truy cập không cần điều khiển truy cập từnhiều nút di động (có nghĩa là có thể hoạt động với một giao thức ngẫu nhiên phântán như CSMA) Tuy nhiên, một giao thức đa truy cập tập trung được điều khiểnbởi một điểm truy cập có nhiều thuận lợi

Hình 10 : Access Point

2.4.3 Bridge không dây( WBridge)

Các WBridge (Bridge không dây) tương tự như các điểm truy cập không dâytrừ trường hợp chúng được sử dụng cho các kênh bên ngoài Phụ thuộc vào khoảngcách và vùng mà cần dùng tới anten ngoài WBridge được thiết kế để nối các mạngvới nhau, đặc biệt trong các toà nhà có khoảng cách xa tới 32 km

Trang 25

WBridge cung cấp một phương pháp nhanh chóng và rẻ tiền so với việc sửdụng cáp, hoặc đường điện thoại thuê riêng (lease-line) và thường được sử dụng khicác kết nối có dây truyền thống không thể thực hiện hoặc khó khăn như qua sông,địa hình hiểm trở, các khu vực riêng, đường cao tốc Khác với các liên kết cáp vàcác mạch điện thoại chuyên dụng, WBridge có thể lọc lưu lượng và đảm bảo rằngcác hệ thống mạng không dây được kết nối tốt mà không bị mất lưu lượng cần thiết.

Hình 11: Wireless Bridge

2.4.2 Các router điểm truy cập (Access Point Router)

Một “AP router” là một thiết bị mà nó kết hợp các chức năng của mộtAccess Point và một router Khi là Access Point, nó truyền dữ liệu giữa các trạmkhông dây và một mạng hữu tuyến cũng như là giữa các trạm không dây Khi làrouter, nó hoạt động như là điểm liên kết giữa hai hay nhiều mạng độc lập, hoặcgiữa một mạng bên trong và một mạng bên ngoài

Trang 26

Hình 12 : Access Point Router2.5 Các chuẩn thông dụng của mạng Wlan

2.5.1 Các chuẩn IEEE 802.11

2.5.1.1 : Mô tả các lớp chuẩn IEEE 802.11

a/ Lớp Mac (Media Access Control )

Lớp MAC 802.11 cung cấp khả năng hoạt động để cho phép sự phân phối dữliệu có thể tin cậy cho các lớp cao hơn qua môi trường PHY vô tuyến Chính sựphân phát dữ liệu dựa trên sự phân phát không đồng bộ, không kết nối của dữ liệulớp MAC Không có sự đảm bảo cho các frame sẽ được phân phát thành công

MAC 802.11 cung cấp một phương thức truy cập được điều khiển tới môitrường vô tuyến chia sẽ gọi là CSMA/CA (Carrier Sense Multiple Access withCollision Avoidance) CSMA/CA tương tự như phương thức truy cập dò tìm sựđụng độ được triển khai bởi các LAN Ethernet 802.3

Trước khi các thiết bị WLAN truyền gói tin, chúng phải lắng nghe hoạt độngcủa môi trường xung quanh để xác định chúng có được phép truyền hay không Cáchoạt động vô tuyến có các thông tin điều khiển mà chúng định nghĩa khoảng thờigian các thiết bị không được phép truyền bởi vì các thiết bị khác đang truyền hoặc

Trang 27

sẽ truyền trong khoảng thời gian này Nếu như thiết bị lắng nghe và không có mộthoạt động trao đổi thông tin nào trong hệ thống, thì nó có thể bắt đầu truyền Nếunhư một thiết bị không nhận được sự phản hồi cho gói tin thăm dò, nó sẽ trì hoãnviệc truyền tiếp theo trong một khoảng thời gian Các thiết bị còn bị giới hạn về thờigian nó truy cập (giới hạn số lập lại) tới các thiết bị khác

Các phương thức điều khiển truy cập tới các hệ thống WLAN có thể là ngẫunhiên hoặc được sắp xếp Họat động của hệ thống WLAN có thể tập trung, phân tánhoặc là kết hợp cả hai Khi họat động của hệ thống là ngẫu nhiên, nó được gọi làDCF Khi hoạt động của mạng được điều khiển, nó được gọi là PCF

DCF cho phép hoạt động độc lập của các thiết bị dữ liệu vô tuyến Trong một hệthống dựa trên sự tranh chấp DCF, các thiết bị trao đổi thông tin yêu cầu một cáchngẫu nhiên các dịch vụ từ các kênh bên trong một hệ thống trao đổi thông tin Bởi

vì các yêu cầu trao đổi thông tin xảy ra một cách ngẫu nhiên, nên hai hay nhiều thiết

bị có thể yêu cầu các dịch vụ một cách đồng thời Điều khiển truy cập của mộtphiên DCF thường bao gồm việc yêu cầu các thiết bị phán đoán các hoạt động trướckhi truyền và lắng nghe các dịch vụ nó yêu cầu có bị xung đột Nếu thiết bị yêu cầukhông nhận được một phản hồi cho yêu cầu của nó, nó sẽ trì hoãn trong một khoảngthời gian ngẫu nhiên trước khi truy cập lại

Hình 13 : DCF

Trang 28

PCF là chế độ hoạt động của các thiết bị vô tuyến được điều khiển (chế độInfrastructure) Trong một hệ thống được điều khiển, các thiết bị trao đổi thông tinđợi cho đến khi nhận được một thông tin phản hồi trước khi chúng truyền bất kỳmột thông tin nào Bởi vì việc trao đổi thông tin giữa các thiết bị được điều khiểnbởi một thiết bị trung tâm nên ít có xung đột xảy ra Để xác nhận dữ liệu truyền đãđược nhận thành công, thông tin thăm dò sẽ có chứa thông tin về trạng thái của cácgói tin mà đã được nhận Nếu thiết bị gửi không nhận một sự xác nhận của việctruyền trong gói tin thăm dò, nó sẽ truyền lại dữ liệu

Hình 14 : PCF

Có thể để kết hợp các lợi ích của DCF và PCF thành một hệ thống tốt hơn

Sự kết hợp dựa trên các khoảng thời gian đặc trưng được chỉ định trong DCF và PCF Bằng việc kết hợp các quá trình này, có thể đảm bảo việc truyền dữ liệu dịch

vụ thời gian thực và cho phép truy cập ngẫu nhiên

Để điều khiển các luồng cho gói tin, các gói tin điều khiển hệ thống 802.11 được sử dụng Các gói tin điều khiển bao gồm yêu cầu để gửi (RTS), xóa để gửi (CTS), ACK, PS-Poll (Power save poll), CF-END (Contention free end) và CF-End+ACK

Gói tin RTS được sử dụng để khai báo cho các trạm tránh đụng độ Gói tin CTS được truyền từ trạm khai báo trong gói tin RTS để các trạm khác biết được một gói tin sắp được truyền Gói tin ACK được sử dụng để xác nhận gói tin đã đượcnhận thành công Gói tin PS-Poll được sử dụng để yêu cầu việc truyền các gói tin

Trang 29

được giữ trong chế độ tiết kiệm năng lượng Gói tin CF-END và CF-END+ACK được sử dụng để mở khóa việc hạn chế truyền

Chức năng thứ ba của MAC 802.11 là để bảo vệ dữ liệu đang được phân phối bằng việc cung cấp các chức năng an toàn và bảo mật Sự bảo mật được cung cấp bởi các dịch vụ thẩm định quyền

802.11 cung cấp ba định nghĩa PHY khác nhau: cả FHSS và DSSS hỗ trợ tốc

độ dữ liệu 1 Mbps và 2 Mbps Một sự mở rộng của kiến trúc 802.11 (802.11a) địnhnghĩa các kỹ thuật đa thành phần có thể đạt được tốc độ dữ lịêu tới 54 Mbps Một sự

mở rộng khác (802.11b) định nghĩa tốc độ dữ liệu 11 Mbps và 5.5 Mbps tận dụngmột sự mở rộng tới DSSS được gọi là High Rate DSSS (HR/DSSS) 802.11b cònđịnh nghĩa một kỹ thuật thay đổi tốc độ mà từ mạng 11 Mbps xuống còn 5.5 Mbps,

2 Mbps, hoặc 1 Mbps dưới các điều kiện nhiễu hoặc để hoạt đông với các lớp PHY802.11 thừa kế

2.5.1.2 : Nguồn gốc ra đời chuẩn 802.11

Viện kỹ thuật điện– điện tử Mỹ (IEEE- Institute of Electrical and ElectronicEnginrneers) là tổ chức nghiên cứu, phát triển và cho ra đời nhiều chuẩn khác nhauliên qua đến mạng LAN như: 802.3 cho Ethernet, 802.5 Token Ring, 802.3z100BASE - T IEEE được chia thành các nhóm phát triển khác nhau : 802.1,802 2, … Mỗi nhóm đảm nhận nghiên cứu về một lĩnh vực riêng

Cuối những năm 1980, khi mà mạng không dây bắt đầu được phát triển,nhóm 802.4 của IEEE nhận thấy phương thức truy cập token của chuẩn LAN không

có hiệu quả khi áp dụng cho mạng không dây Nhóm này đề nghị xây dựng một

Trang 30

chuẩn khác để áp dụng cho mạng không dây Kết quả là IEEE đã quyết định thànhlập nhóm 802.11 có nhiệm vụ định nghĩa tiêu chuẩn lớp vật lý (PHY – Physical ) vàlớp MAC (Medium Access Control) cho WirelessLAN

Chuẩn đầu tiên mà IEEE cho ra đời là IEEE 802.11 vào năm 1997.Tốc độđạt được là 2Mbps sử dụng phương pháp trải phổ trong băng tần ISM không quản lý( băng tần dành cho công nghiệp, khoa học và y học) Tiếp sau đó là các chuẩnIEEE 802.11b, IEEE 802.11a, IEEE 802.11g Và mới đây là sự ra đời của chuẩnIEEE 802.11i và IEEE 802.11n

2.5.1.3 IEEE 802.11b

Kiến trúc , đặc trưng, và các dịch vụ cung cấp cơ bản của 802.11b giống vớichuẩn ban đầu 802.11 Nó chỉ khác so với chuẩn ban đầu ở tầng vật lý 802.11bcung cấp khả năng trao đổi dữ liệu cao hơn và kết nối hiệu quả hơn

Kỹ thuật mã hoá cho chuẩn 802.11 cung cấp tốc độ từ 1-2Mbps, thấp hơn tốc

độ của chuẩn 802.3 Kỹ thuật duy nhất có khả năng cung cấp tốc độ cao hơn làDSSS, được lựa chọn như là một chuẩn vật lý hỗ trợ tốc độ 1-2 Mbps và hai tốc độmới là 5.5 và 11Mbps

Để tăng tốc độ truyền lên cho chuẩn 802.11b, vào năm 1998, Lucent vàHarris đề xuất cho IEEE một chuẩn được gọi là Complementary CodeKeying(CCK) CCK sử dụng một tập 64 word các mã 8bit, do đó 6 bit có thể đượcđại diện bởi bất kỳ code word nào Và là một tập hợp những code word này có cácđặc tính toán học duy nhất cho phép chúng được bên nhận nhận ra một cách chínhxác với các kỹ thuật khác, ngay cả khi có sự hiện diện của nhiễu

Với tốc độ 5.5 Mbps sử dụng CCK để mã hoá 4 bit mỗi sóng mang, và vớitốc độ 11 Mbps mã hoá 8 bit mỗi sóng mang Cả hai tốc độ đều sử dụng QPSK làm

kỹ thuật điều chế và tín hiệu ở 1.375 MSps Vì FCC điều chỉnh năng lượng đầu rathành 1 watt Effective Isotropic Radiated Power(EIRP) Do đó với những thiết bị802.11, khi di chuyển ra khỏi sóng radio, radio có thể thích nghi và sử dụng kỹthuật m hoá ít phức tạp hơn để gửi dữ liệu và kết quả là tốc độ chậm hơn

Một trong những nhược điểm của IEEE 802.11b là băng tần dễ bị nghẽn và

hệ thống dễ bị nhiễu bởi các hệ thống mạng khác, lò vi ba, các loại điện thoại hoạt

Trang 31

động ở tần số 2.4 GHz và các mạng Bluetooth Đồng thời IEEE 802.11b cũng cónhững hạn chế như: thiếu khả năng kết nối giữa các thiết bị truyền giọng nói, khôngcung cấp dịch vụ QoS (Quality of Service) cho các phương tiện truyền thông

Mặc dù vẫn còn một vài hạn chế và nhược điểm nhưng chuẩn 802.11b(thường gọi là Wifi) là chuẩn thông dụng bởi sự phù hợp của nó trong các môitrường sử dụng mạng không dây

2.5.1.4 IEEE 802.11a

Chuẩn 802.11b sử dụng kỹ thuật mã hoá dựa trên DSSS, một kỹ thuật đượcphát triển bởi quân đội Không giống 802.11b, 802.11a được thiết kế để hoạt động ởbăng tần 5 GHz Unlicensed National Information Infrastructure (UNII) Khônggiống như băng tần ISM (khoảng 83 MHz trong phổ 2.4 GHz), 802.11a sử dụng gấp

4 lần băng tần ISM vì UNII sử dụng phổ không nhiễu 300MHz, 802.11a sử dụng kỹthuật FDM

Ích lợi đầu tiên của 802.11a so với 802.11b là chuẩn hoạt động ở phổ 5.4GHz, cho phép nó có hiệu suất tốt hơn vì có tần số cao hơn Nhưng vì chuyển từphổ 2.4GHz lên 5GHz nên khoảng cách truyền sẽ ngắn hơn và yêu cầu nhiều nănglượng hơn.Đó là lý do tại sao chuẩn 802.11a tăng EIRP đến tối đa của 50 mW Phổ5.4 GHz được chia thành 3 vùng hoạt động và mỗi vùng có giới hạn cho năng lượngtối đa

Ích lợi thứ hai dựa trên kỹ thụât mã hoá sử dụng bởi 802.11a 802.11a sửdụng một phương thức mã hoá được gọi là coded orthogonal FDM(COFDM hayOFDM) Mỗi kênh phụ trong sự thực thi COFDM có độ rộng khoảng 300 kHz.COFDM hoạt động bằng cách chia nhỏ kênh truyền dữ liệu tốc độ cao thành nhiềukênh truyền phụ có tốc độ thấp hơn, và sau đó sẽ được truyền song song Mỗi kênhtruyền tốc độ cao có độ rộng là 20MHz và được chia nhỏ thành 52 kênh phụ, mỗicái có độ rộng khoảng 300 kHz

COFDM sử dụng 48 kênh phụ cho việc truyền dữ liệu, và 4 kênh còn lạiđược sử dụng cho sửa lỗi COFDM có tốc độ truyền cao hơn và có khả năng phụchồi lỗi tốt hơn, nhờ vào kỹ thuật mã hoá và sửa lỗi của nó Mỗi kênh phụ có độ rộngkhoảng 300 kHz Để mã hoá 125 kbps thì BPSK được sử dụng cho tốc độ khoảng

6000 kbps Sử dụng QPSK thì có khả năng mã hoá tới 250 kbps mỗi kênh, cho tốc

Trang 32

độ khoảng 12Mbps Bằng cách sử dụng QAM 16 mức mã hoá 4bit/Hertz, và đạtđược tốc độ 24 Mbps Tốc độ 54 Mbps đạt được bằng cách sử dụng 64 QAM, chophép từ 8-10 bit cho mỗi vòng, và tổng cộng lên đến 1.125 Mbps cho mỗi kênh 300kHz Với 48 kênh cho tốc độ 54 Mbps, tuy nhiên, tốc độ tối đa theo lý thuyết củaCOFDM là 108 Mbps

Tất cả các băng tần dùng cho Wireless LAN là không cần đăng ký, vì thế nó

dễ dàng dẫn đến sự xung đột và nhiễu Để tránh sự xung đột này, cả 802.11a và802.11b đều có sự điều chỉnh để giảm các mức của tốc độ truyền dữ liệu Trong khi802.11b có các tốc độ truyền dữ liệu là 5.5 ; 2 và 1 Mbps thì 802.11a có bảy mức(48, 36, 24, 18, 12, 9, và 6 )

2.5.1.5 IEEE 802.11g

Mặc dù chuẩn 802.11a có tốc độ nhanh (54 Mbps), hoạt động tại băng tần cao (5 GHz ) nhưng nhược điểm lớn nhất của nó là không tương thích với chuẩn 802.11b Vì thế sẽ không thể thay thế hệ thống đang dùng 802.11b mà không phải tốn kém quá nhiều IEEE đã cho ra đời chuẩn 802.11g nhằm cải tiến 802.11b về tốc

độ truyền cũng như băng thông 802.11g có hai đặc tính chính sau đây:

• Sử dụng kỹ thuật OFDM (Orthogonal Frequency Division Multiplexing),

để có thể cung cấp các dịch vụ có tốc độ lên tới 54Mbps Trước đây, FCC (Federal Communication Commission- USA) có cấm sử dụng OFDM tại 2,4GHz Nhưng hiện nay FCC đã cho phép sử dụng OFDM tại cả hai băng tần 2.4GHz và 5GHz

• Tương thích với các hệ thống 802.11b tồn tại trước Do đó, 802.11g

cũng có hỗ trợ CCK và thiết bị 802.11g cũng có thể giao tiếp với thiết bị 802.11b cósẵn

Một thuận lợi rõ ràng của 802.11g là tương thích với 802.11b (được sử dụng rất rộng rãi ) và có được tốc độ truyền cao như 802.11a Tuy nhiên số kênh tối đa

mà 802.11g được sử dụng vẫn là 3 như 802.11b Bên cạnh đó, do hoạt động ở tần số2,4 GHz như 802.11b, hệ thống sử dụng 802.11g cũng dễ bị nhiễu như 802.11b

2.5.1 6 IEEE 802.11i

Nó là chuẩn bổ sung cho các chuẩn 802.11a, 802.11b, 802.11g về vấn đề bảomật Nó mô tả cách mã hóa dữ liệu truyền giữa các hệ thống sử dụng các chuẩn này

Trang 33

802.11i định nghĩa một phương thức mã hoá mạnh mẽ gồm Temporal Key IntegrityProtocol (TKIP) và Advanced Encryption Standard (AES)

2.5.1.7 IEEE 802.11n

Nhóm phát triển chuẩn 802.11 của Viện Kỹ thuật Điện và Điện tử (IEEE)đưa ra chuẩn 802.11n cánh đây 3 năm Chuẩn Wi-Fi này có khả năng duy trì tốc độtrao đổi dữ liệu không dây vượt mức 100Mbps

Để đạt được tốc độ này chuẩn đưa ra đề xuất sử dựng nhiều anten hơn Cụthể là sử dụng 2 anten, 1 để thu và 1 đê phát tín hiệu thay vì 1 anten như các chuẩntrước

Công nghệ MIMO sẽ là thành phần cốt yếu của chuẩn 802.11n, cung cấpphạm vi phủ sóng WLAN ổn định hơn với tỷ lệ truyền dữ liệu siêu nhanh Nó sẽcho phép người dùng thực hiện nhiều công việc hơn với Wi-Fi, đặc biệt trong cácứng dụng đa phương tiện Với các khách hàng doanh nghiệp, chuẩn không dây mớinày cuối cùng sẽ vượt qua tốc độ của mạng nội bộ truyền thống

• IEEE 802.11k: Cung cấp khả năng đo lường mạng và sóng vô tuyến thíchhợp cho các lớp cao hơn

2.5.2 Chuẩn HiperLan

Sự phát triển của thông tin vô tuyến băng rộng đã đặt ra những yêu cầu mới

về mạng LAN vô tuyến Đó là nhu cầu cần hỗ trợ về QoS, bảo mật, quyền sử dụng,

… ETSI (European Telecommunications Standards Institute- Viện tiêu chuẩn viễnthông châu Âu ) đã nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chuẩn cho các loại LAN hiệu suấtcao (High Performance LAN), tiêu chuẩn này xoay quanh mô tả các giao tiếp ở mứcthấp và mở ra khả năng phát triển ở mức cao hơn

Trang 34

Khoảng vào giữa năm 1991, ETSI thành lập nhóm RES10 Nhóm này bắtđầu công việc nghiên cứu vào đầu năm 1992 Nhóm RES10 đã xây dựng tiêu chuẩnHIPERLAN cụ thể là thông tin liên lạc số không dây tốc độ cao ở băng tần 5,1-5,3GHz và băng tần 17,2 - 17,3 GHz Có 4 loại HIPERLAN đã được đưa ra:HIPERLAN/1, HIPERLAN/2, HIPERCESS và HIPERLINK.vào năm 1996.

Trong các chuẩn của HiperLAN, HiperLAN2 là chuẩn được sử dụng rộng rãinhất bởi những đặc tính kỹ thuật của nó Những đặc tính kỹ thuật của HiperLAN2:

• Truyền dữ liệu với tốc độ cao

• Tiết kiệm năng lượng

Tốc độ truyền dữ liệu của HiperLAN2 có thể đạt tới 54 Mbps Sở dĩ có thểđạt được tốc độ đó vì HiperLAN2 sử dụng phương pháp gọi là OFDM (OrthogonalFrequence Digital Multiplexing – dồn kênh phân chia tần số) OFDM có hiệu quảtrong cả các môi trường mà sóng radio bị phản xạ từ nhiều điểm

HiperLAN Access Point có khả năng hỗ trợ việc cấp phát tần số tự độngtrong vùng phủ sóng của nó Điều này được thực hiện dựa vào chức năng DFS(Dynamic Frequence Selection) Kiến trúc HiperLAN2 thích hợp với nhiều loạimạng khác nhau Tất cả các ứng dụng chạy được trên một mạng thông thường thì cóthể chạy được trên hệ thống mạng HiperLAN2

2.5.3 Chuẩn HomeRF

HomeRF là chuẩn hoạt động tại phạm vi băng tần 2.4 GHz, cung cấp băngthông 1.6 MHz với thông lượng sử dụng là 659 Kb/s Khoảng cách phục vụ tối đacủa HomeRF là 45m HomeRF cũng sử dụng cơ chế trải phổ FHSS tại tầng vật lý.HomeRF cũng tổ chức các thiết bị đầu cuối thành mạng ad–hoc (các máy trao đổitrực tiếp với nhau) hoặc liên hệ qua một điểm kết nối trung gian như Bluetooth

Trang 35

Điểm khác biệt giữa Bluetooth và HomeRF hướng tới một mục tiêu duy nhất

là thị trường phục vụ các mạng gia đình Tổ chức tiêu chuẩn giao thức truy cập vôtuyến SWAP của HomeRF thành lập ra nhằm nâng cao hiệu quả khả năng các ứngdụng đa phương tiện của HomeRF SWAP kết hợp các đặc tính ưu việt của 802.11

là giao thức tránh xung đột CSMA/CA với đặc tính QoS của giao thức DECT(Digital Enhanced Cordless Telecommunications) để cung cấp một kỹ thuật mạnghoàn chỉnh cho các hộ gia đình

Phiên bản SWAP 1.0 (Shared Wireless Access Protocol) cung cấp khả năng

hỗ trợ 4 máy trong một mạng ad – hoc, và cung cấp cơ chế bảo mật là mã hóa 40 bittại lớp MAC Phiên bản SWAP 2.0 mở rộng băng thông lên tới 10Mbps, cung cấpkhả năng roaming trong truy cập công cộng Nó cũng hỗ trợ 8 máy trong một mạngad– hoc Đặc tính QoS cũng được nâng cấp bởi việc thêm vào 8 luồng ưu tiên hỗ trợcho các ứng dụng đa phương tiện như video SWAP 2.0 cũng có cơ chế bảo mậtnhư SWAP 1.0 nhưng có mã hóa 128 bit

2.6 Ứng dụng của hệ thống Wlan

Lúc đầu WLAN chỉ được sử dụng bởi các tổ chức, công ty lớn nhưng ngàynay, thì WLAN đã có giá cả chấp nhận được mà ta có thể sử dụng Sau đây là một

số ứng dụng chung và phù hợp của WLAN

a) Vai trò truy cập (Access role)

WLAN ngày nay hầu như được triển khai ở lớp access, nghĩa là chúng được sửdụng ở một điểm truy cập vào mạng có dây thông thường Wireless là một phươngpháp đơn giản để người dùng có thể truy cập vào mạng Các WLAN là các mạng ởlớp data-link như tất cả những phương pháp truy cập khác Vì tốc độ thấp nênWLAN ít được triển khai ở core và distribution

Các WLAN cung cấp giải pháp cho một vấn đề khá khó đó là: khả năng diđộng Giải pháp sử dụng cellular có tốc độ thấp và mắc Trong khi WLAN thì cócùng sự linh hoạt nhưng lại rẻ hơn Các WLAN nhanh, rẻ và có thể xác định ở mọinơi

Trang 36

Hình 15 : Access Roleb/ Mở rộng mạng

Các mạng không dây có thể được xem như một phần mở rộng của mộtmạng có dây Khi muốn mở rộng một mạng hiện tại, nếu cài đặt thêm đườngcáp thì sẽ rất tốn kém Hay trong những toà nhà lớn, khoảng cách có thể vượtquá khoảng cách của CAT5 cho mạng Ethernet Có thể cài đặt cáp quangnhưng như thế sẽ yêu cầu nhiều thời gian và tiền bạc hơn, cũng như phảinâng cấp switch hiện tai để hỗ trợ cáp quang

Các WLAN có thể được thực thi một cách dễ dàng Vì ít phải cài đặtcáp trong mạng không dây

Trang 37

Hình 16 Mở rộng mạng

c/ Kết nối các toà nhà

Trong môi trường mạng campus hay trong môi trường có 2 toà nhà sátnhau, có thể có trường hợp các người dùng từ toà nhà này muốn truy cập vàotài nguyên của toà nhà khác Trong quá khứ thì trường hợp này được giảiquyết bằng cách đi một đường cáp ngầm giữa 2 toà nhà hay thuê một đươngleases-line từ công ty điện thoại Sử dụng kỹ thuật WLAN, thiết bị có thểđược cài đặt một cách dễ dàng và nhanh chóng cho phép 2 hay nhiều toà nhàchung một mạng Với các loại anten không dây phù hợp, thì bất kỳ toà nhànào cũng có thể kết nối với nhau vào cùng một mạng trong một khoảng cáchcho phép

Có 2 loại kết nối: P2P và P2MP Các liên kết P2P là các kết nối khôngdây giữa 2 toà nhà Loại kết nối này sử dụng các loại anten trực tiếp hay bántrực tiếp ở mỗi đầu liên kết

Trang 38

Hình 17 : Kết nối các toà nhà

Các liên kết P2MP là các kết nối không dây giửa 3 hay nhiều toà nhà, thường

ở dạng hub-and-spoke hay kiểu kết nối star, trong đó một toà nhà đóng vai trò trungtâm tập trung các điểm kết nối Toà nhà trung tâm này sẽ có core network, kết nốiinternet, và server farm Các liên kết P2MP giữa các toà nhà thường sử dụng cácloại anten đa hướng trong toà nhà trung tâm và anten chung hướng trên các spoke

Trong từng trường hợp, các mạng wireless đã tạo nên khả năng truyền dữliệu mà không cần yêu cầu thời gian và sức người để đưa dữ liệu, cũng như giảmđược các thiết bị được kết nối với nhau như mạng có dây Một trong những kỹ thuậtmới nhất của wireless là cho phép người dùng có thể roam, nghĩa là di chuyển từkhu vực không dây này sang khu vực khác mà không bị mất kết nối, giống như điệnthoại di động, người dùng có thể roam giữa các vùng di động khác nhau Trong một

tổ chức lớn, khi phạm vi phủ sóng của wireless rộng thì việc roaming khá quantrọng vì người dùng có thể vẫn giữ kết nối với mạng khi họ ra ngoài

d) Văn phòng nhỏ- Văn phòng gia đình (Small Office-Home Office)

Trong một số doanh nghiệp chỉ có một vài người dùng và họ muốn trao đổithông tin giữa các người dùng và chỉ có một đường ra Internet Với những ứng dụngnày (Small office-home office-SOHO), thì một đường wireless LAN là rất đơn giản

và hiệu quả Các thiết bị wireless SOHO thì rất có ích khi các người dùng muốnchia sẻ một kết nối Internet

Trang 39

Hình 18 : SOHO Wireless LANe) Văn phòng di dộng (Mobile Offices)

Các văn phòng di động cho phép người dùng có thể di chuyển đếnmột vị trí khác một cách dễ dàng Vì tình trạng quá tải của các lớp học, nhiềutrường hiện nay đang sử dụng lớp học di động Để có thể mở rộng mạng máytính ra những toà nhà tạm thời, nếu sử dụng cáp thì rất tốn chi phí Các kếtnối WLAN từ toà nhà chính ra các lớp học di động cho phép các kết nối mộtcách linh hoạt với chi phí có thể chấp nhận được

Hình 19: Văn phòng di động

Trang 40

CHƯƠNG III : BẢO MẬT MẠNG KHÔNG DÂY

3.1 Tại sao phải bảo mật mạng không dây ?

Để kết nối tới một mạng LAN hữu tuyến ta cần phải truy cập theo đườngtruyền bằng dây cáp, phải kết nối một PC vào một cổng mạng Với mạng không dây

ta chỉ cần có máy của ta trong vùng sóng bao phủ của mạng không dây Điều khiểncho mạng có dây là đơn giản: đường truyền bằng cáp thông thường được đi trongcác tòa nhà cao tầng và các port không sử dụng có thể làm cho nó disable bằng cácứng dụng quản lý Các mạng không dây (hay vô tuyến) sử dụng sóng vô tuyếnxuyên qua vật liệu của các tòa nhà và như vậy sự bao phủ là không giới hạn ở bêntrong một tòa nhà Sóng vô tuyến có thể xuất hiện trên

đường phố, từ các trạm phát từ các mạng LAN này, và như vậy ai đó có thể truy cậpnhờ thiết bị thích hợp Do đó mạng không dây của một công ty cũng có thể bị truycập từ bên ngoài tòa nhà công ty của họ Việc truy nhập này có thể gây hại cho cơ

sở dữ liệu của công ty

3.2 Các phương thức tấn công vào mạng

3.2.1 Tấn công không qua chứng thực

Tấn công không qua chứng thực (Deauthentication attack) là sự khai thácgần như hoàn hảo lỗi nhận dạng trong mạng 802.11 Trong mạng 802.11 khi mộtnút mới gia nhập vào mạng nó sẽ phải đi qua quá trình xác nhận cũng như các quátrình có liên quan khác rồi sau đó mới được phép truy cập vào mạng Bất kỳ các nút

ở vị trí nào cũng có thể gia nhập vào mạng bằng việc sử dụng khoá chia sẻ tại vị trínút đó để biết được mật khẩu của mạng Sau quá trình xác nhận, các nút sẽ đi tớicác quá trình có liên quan để có thể trao đổi dữ liệu và quảng bá trong toàn mạng.Trong suốt quá trình chứng thực chỉ có một vài bản tin dữ liệu, quản lý và điềukhiển là được chấp nhận Một trong các bản tin đó mang lại cho các nút khả năngđòi hỏi không qua chứng thực từ mỗi nút khác Bản tin đó được sử dụng khi một nútmuốn chuyển giữa hai mạng không dây khác nhau Ví dụ nếu trong cùng một vùngtồn tại nhiều hơn một mạng không dây thì nút đó sẽ sử dụng bản tin này Khi một

Ngày đăng: 17/08/2014, 11:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 : Mạng WPAN - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 1 Mạng WPAN (Trang 4)
Hình 2  : Mô hình ứng dụng cố định của WIMAX - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 2 : Mô hình ứng dụng cố định của WIMAX (Trang 6)
Hình 4  : Mô hình mạng cơ sở 2.2.3  Mô hình mạng mở rộng ( Extended Service Set) - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 4 : Mô hình mạng cơ sở 2.2.3 Mô hình mạng mở rộng ( Extended Service Set) (Trang 16)
Hình 5 : Mô hình mạng mở rộng - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 5 Mô hình mạng mở rộng (Trang 17)
Hình 6 : Quy trình truyền tín hiệu trong mạng wlan 2.3.1  Các sóng mang dung trong truyền dữ liệu - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 6 Quy trình truyền tín hiệu trong mạng wlan 2.3.1 Các sóng mang dung trong truyền dữ liệu (Trang 18)
Hình 7: trải phổ nhảy tần - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 7 trải phổ nhảy tần (Trang 22)
Hình 8 : Trải phổ chuỗi trực tiếp - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 8 Trải phổ chuỗi trực tiếp (Trang 23)
Hình 9 : Wireless NIC 2.4.2  Các điểm truy cập (Access Point) - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 9 Wireless NIC 2.4.2 Các điểm truy cập (Access Point) (Trang 24)
Hình 10 : Access Point 2.4.3  Bridge không dây( WBridge) - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 10 Access Point 2.4.3 Bridge không dây( WBridge) (Trang 25)
Hình 11: Wireless Bridge 2.4.2  Các router điểm truy cập (Access Point Router) - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 11 Wireless Bridge 2.4.2 Các router điểm truy cập (Access Point Router) (Trang 26)
Hình 12 : Access Point Router - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 12 Access Point Router (Trang 27)
Hình 13 :  DCF - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 13 DCF (Trang 28)
Hình 14 :  PCF - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 14 PCF (Trang 29)
Hình 15 :  Access Role b/ Mở rộng mạng - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 15 Access Role b/ Mở rộng mạng (Trang 37)
Hình 16. Mở rộng mạng - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 16. Mở rộng mạng (Trang 38)
Hình 18 :  SOHO Wireless LAN e) Văn phòng di dộng (Mobile Offices) - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 18 SOHO Wireless LAN e) Văn phòng di dộng (Mobile Offices) (Trang 40)
Hình 19: Văn phòng di động - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 19 Văn phòng di động (Trang 40)
Hình 20 : Tấn công man in the middle - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 20 Tấn công man in the middle (Trang 43)
Hình 21 : lọc địa chỉ MAC - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 21 lọc địa chỉ MAC (Trang 47)
Hình 22 : Lọc giao thức 3.3.2 Xác thực - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 22 Lọc giao thức 3.3.2 Xác thực (Trang 50)
Hình 23 : Quy trình mã hóa WEP sử dụng RC - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 23 Quy trình mã hóa WEP sử dụng RC (Trang 52)
Hình 25 : Mô hình Hospot - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 25 Mô hình Hospot (Trang 71)
Hình 26: Khắc phục lỗ đen Wifi b) Loại bỏ các lỗ đen WI-FI - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 26 Khắc phục lỗ đen Wifi b) Loại bỏ các lỗ đen WI-FI (Trang 73)
Hình 27 :  Sơ đồ triển khai lắp đặt mạng cho tòa nhà 5.2.2 Cài đặt - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 27 Sơ đồ triển khai lắp đặt mạng cho tòa nhà 5.2.2 Cài đặt (Trang 81)
Hình 28: Giao diện AP - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 28 Giao diện AP (Trang 82)
Hình 29 :  Thiết lập các thông số cần thiết - Cấu hình default route trên AP - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 29 Thiết lập các thông số cần thiết - Cấu hình default route trên AP (Trang 83)
Hình 33 : Lựa chọn phướng thức mã hóa và thiết lập key - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 33 Lựa chọn phướng thức mã hóa và thiết lập key (Trang 86)
Hình 34 : Thẻ Wireless Mac Fiter - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 34 Thẻ Wireless Mac Fiter (Trang 86)
Hình 35 : Lựa chọn hình thức cấu hình bộ lọc MAC - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 35 Lựa chọn hình thức cấu hình bộ lọc MAC (Trang 87)
Hình 36: Wireless Address Filter List - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN MẠNG KHÔNG DÂY
Hình 36 Wireless Address Filter List (Trang 87)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w