Nghĩa của quá trình giảm phân

Một phần của tài liệu Bài giảng môn: SINH HỌC (Dùng cho ngành Công nghệ RHQ&CQ) docx (Trang 44 - 45)

DI TRUYỀN VÀ SINH SẢN 4.1 SỰ PHÂN CHIA TẾ BÀO

d. nghĩa của quá trình giảm phân

Qúa trình giảm làm cho số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào giao tử giảm đi một nửa, thông qua quá trình thụ tinh sẽ phục hồi lại bội nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.

Nhờ sự trao đổi chéo của các cromatit trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng xảy ra ở kỳ đầu của lần giảm phân 1, làm xuất hiện các biến dị tổ hợp nên thế hệ con sinh ra rất đa dạng phong phú, là nguồn nguyên liệu quan trọng của chọn giống và tiến hoá.

4.2. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN Ở THỰC VẬT

Trong tự nhiên có nhiều hình thức sinh sản, cùng với sự tiến hoá của sinh giới, các hình thức sinh sản cũng ngày càng hoàn thiện hơn. Trong phần này chúng ta chỉ đề cập tới hai hình thức sinh sản phổ biến thường gặp nhất ở thực vật đó là sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính.

4.2.1. Sinh sản dinh dưỡng

Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà các cơ thể con được hình thành từ một bộ phận hoặc một phần của cơ thể mẹ. Bản chất di truyền của hình thức sinh sản này là phân bào nguyên nhiễm. Vì vậy, về mặt lý thuyết thì tất cả các cá thể con được sinh ra từ một cơ thể mẹ sẽ có kiểu gen hoàn toàn giống nhau và giống với kiểu gen của cơ thể mẹ.

Trong tự nhiên, hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật xảy ra khá phổ biến và đa dạng. Cơ thể con có thể được hình thành từ các mấu trên thân của cơ thể mẹ như ở khoai lang, rau muống; được hình thành từ các thân ngầm nằm dưới đất như gừng, giềng, cỏ tranh, cỏ gừng; được hình thành từ các thân hành như thuỷ tiên, hành, tỏi; được hình thành từ rễ như cỏ tranh, cỏ gừng, khoai lang; được hình thành từ lá như cây thuốc bỏng…

Trong trồng trọt, các hình thức sinh sản sinh dưỡng như giâm cành, ghép cành, chiết cành cũng đã và đang được áp dụng khá phổ biến trên nhiều loại đối tượng cây trồng khác nhau. Đặc biệt trong thời giân gần đây, với sự ra đời của các kỹ thuật mới, hình thức sinh sản sinh dưỡng đã trở thành hình thức nhân giống chủ đạo đối với rất nhiều loại cây trồng khác nhau, đặc biệt là các loại cây lâu năm.

Với bản chất di truyền là quá trình nguyên phân, hình thức nhân giống bằng sinh sản sinh dưỡng cho phép ta lưu giữ một cách bền vững các tính trạng tốt của cây mẹ cho các thế hệ sau.

4.2.2. Sinh sản hữu tính

Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản mà cơ thể con được hình thành từ sự kết hợp một tế bào của bố (giao tử đực) và một tế bào của mẹ (giao tử cái) thông qua quá trình thụ tinh. Bản chất di truyền của hình thức sinh sản này là quá trình giảm phân kết hợp với thụ tinh.

Có 3 hình thức sinh sản hữu tính là sinh sản hữu tính đẳng giao, sinh sản hữ tính dị giao và sinh sản hữu tính noãn giao.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn: SINH HỌC (Dùng cho ngành Công nghệ RHQ&CQ) docx (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w