Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 62 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
62
Dung lượng
604,23 KB
Nội dung
Thẩm định dự án đầu tư tại tập đoàn kinh tế nhà nước MỤC LỤC Nhóm 6 1 1 Thẩm định dự án đầu tư tại tập đoàn kinh tế nhà nước DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBCNV CP DA TTĐH DN DNNN ĐLVN ĐTPT EVN GDP NCKT NCTKT NN NSNN TCT TTHC TTVT TSCĐ USD VĐT VN VNĐ WACC Cán bộ công nhân viên Chính phủ Dự án trung tâm điều hành Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhà nước Điện lực Việt Nam Đầu tư phát triển Tập đoàn điện lực Việt Nam Tổng sản phẩm quốc nội Nghiên cứu khả thi Nghiên cứu tiền khả thi Nhà nước Ngân sách nhà nước Tổng công ty Thủ tục hành chính Thông tin viễn thông Tài sản cố định Đô la Mỹ Vốn đầu tư Việt Nam Việt Nam đồng Chi phí trung bình của vốn Nhóm 6 2 2 Thẩm định dự án đầu tư tại tập đoàn kinh tế nhà nước MỞ ĐẦU Hiện nay các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải tìm ra những ý tưởng mới và các dự án đầu tư mới. Một dự án đầu tư mới có tính khả thi hay không cần phải được xem xét và đánh giá một cách chính xác và đầy đủ về dự án đó. Để từ đó doanh nghiệp mới có thể quyết định có nên đầu tư hay không. Tuy nhiên các dự án đầu tư thường đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn mà không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng tài chính để thực hiện dự án đầu tư mà họ đưa ra. Trên thực tế, hoạt động thẩm định trong thời gian qua đã giúp giảm thiểu rủi ro cho dự án khi xác định được các mặt có lợi, có hại của dự án, đồng thời xem xét lại các nhận định của người lập dự án, có thể trong quá trình lập dự án, người lập do khả năng hoặc kinh nghiệp chưa cao nên chưa tính đến một số yếu tố rủi ro, chưa lựa chọn được phương án đầu tư tối ưu hoặc chưa đặt quyền lợi của toàn doanh nghiệp lên trên, … Công tác thẩm định cũng phân tách được với công tác lập dự án, giống như vai trò của kiểm toán, giúp giảm các rủi ro do tiêu cực gây nên. Với những suy nghĩ trên, nhóm 6 đã chọn đề tài: “Công tác thẩm định dự án đầu tư tại doanh nghiệp” để làm đối tượng phục vụ nghiên cứu môn học. Nhóm 6 3 3 Thẩm định dự án đầu tư tại tập đoàn kinh tế nhà nước CHƯƠNG 1: TẬP ĐOÀN NHÀ NƯỚC VÀ ĐẦU TƯ THEO DỰ ÁN TẠI TẬP ĐOÀN NHÀ NƯỚC 1.1. Tập đoàn kinh tế 1.1.1. Khái niệm: Tập đoàn kinh tế là một thực thể kinh tế sinh ra bởi áp lực cạnh tranh và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.Hình thức liên kết của tập đoàn hết sức đa dạng, phụ thuộc vào mục tiêu quản lý của từng quốc gia, trình độ phát triển kinh tế, sự phân công chuyên môn hóa, …Vì vậy, không có một định nghĩa cụ thể nào cho các tập đoàn kinh tế. Tuy nhiên vẫn có cách hiểu chung về tập đoàn kinh tế như sau: Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp các doanh nghiệp thành viên (công ty con) do một công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo chi phối về nguồn lực ban đầu, chiến lược kinh doanh và hoạt động tại nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trên nhiều lãnh thổ; trong hệ thống còn có thể có một số công ty liên kết khác. Tập đoàn vừa có chức năng sản xuất – kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng trường khả năng tích tụ, tập trung cao nhất các nguồn lực để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Khái niệm về tập đoàn kinh tế tại Việt Nam được quy định trong Luật doanh nghiệp 2005, theo đó tâp đoàn kinh tế là một hình thức của nhóm công ty: “Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác”. 1.1.2. Quá trình hình thành tập đoàn kinh tếnhà nước tại Việt Nam Ý tưởng phát triển một số công ty lớn thành tập đoàn kinh tế nhà nước đã bắt đầu từ cách đây 10 năm, đánh dấu bằng Quyết định số Qđ- 91/TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành năm 1994. Từ năm 2005 đến Nhóm 6 4 4 Thẩm định dự án đầu tư tại tập đoàn kinh tế nhà nước nay, Thủ tướng chính phủ đã phê chuẩn thành lập 5 tập đoàn kinh tế đầu tiên, trong đó đi đầu là Tổng công ty bưu chính viễn thông, than khoáng sản, công nghiệp tàu thuỷ, dệt may và tài chính bảo hiểm Bảo Việt. Các tập đoàn kinh tế nhà nước ở nước ta đang được hinh thành trên con đường thứ 2 (hình thành trên cơ sở các tổng công ty nhà nước).Sự vận hành kém hiệu quả của các Tổng công ty nhà nước la một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thành lập tập đoàn.Nhiều tổng công ty hoạt động không hiệu quả, không phù hợp với cơ chế thị trường hơn nữa hoạt động của chúng lại quá phụ thuộc vào các quyết định hành chính. Do vậy, tập đoàn kinh tế có thể coi như sản phẩm của một lực lượng sản xuất phát triển, được ra đời và phát triển từ yêu cầu của tích tụ, tập trung, cạnh tranh va liên kết. Việc hình thành các tập đoàn kinh tế ở nước ta còn là kết quả của nhiều yếu tố: Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều thách thức gay gắt đòi hỏi phải tăng cường năng lực cạnh tranh.Hơn nữa, sau một thời gian cải cách và mở cửa, môi trường kinh doanh ở Việt Nam ngày càng được cải thiện và thuận lợi cho sự phát triển của các tập đoàn kinh tế. Quá trình cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu và sắp xếp lại các doanh nghiệp và tổng công ty nhà nước dã và đang làm giảm số lượng các đơn vị thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn tại các công ty 91. Cùng với thực tế phát triển của các tổng công ty, cải cách danh nghiệp nhà nước và yêu cầu hội nhập, môi trường pháp lý dần được hoàn thiện. Năm 2005 luật doanh nghiệp thóng nhất được ban hành. Nghị định số 153/2004/NĐ-CP của chính phủ về tổng công ty nhà nước và chuyển đổi Nhóm 6 5 5 Thẩm định dự án đầu tư tại tập đoàn kinh tế nhà nước tổng công ty, công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con. Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng mở đường cho việc thàh lập các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Tính đến nay tại Việt Nam có 11 tập đoàn kinh tế nhà nước: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), thành lập tháng 4/2005; Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), thành lập tháng 9/2005 với tổ chức ban đầu là Tập đoàn Than Việt Nam, sau đó thành Vinacomin tháng 01/2006; Tập đoàn Tài chính-Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo Việt), thành lập tháng 12/2005; Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), thành lập tháng 12/2005; Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), thành lập tháng 01/2006; Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), thành lập tháng 6/2006; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thành lập tháng 7/2006. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam), thành lập tháng 9/2006; Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), thành lập tháng 12/2009; Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem); Nhóm 6 6 6 Thẩm định dự án đầu tư tại tập đoàn kinh tế nhà nước Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), thành lập tháng 5/2011. Hoạt động của các tập đoàn kinh tế trong thời gian qua cho thấy, mô hình này đã đạt được nhiều kết quả nhất định, là công cụ điều tiết vĩ mô hiệu quả của Nhà nước. Các tập đoàn kinh tế đã nắm giữ những ngành, lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế, quy mô vốn liên tục tăng và là một trong những khu vực dẫn đầu trong nộp ngân sách nhà nước. 1.1.3. Vị trí, vai trò của tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam Sau khi được hình thành và đi vào hoạt động, các tập đoàn kinh tế đã tích cực đầu tư, mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động; cơ cấu lại và đa dạng hóa sở hữu các đơn vị thành viên; kinh doanh đa ngành, trong đó tập trung vào ngành nghề chính; huy động được các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu trọng điểm, các chiến lược phát triển quan trọng; tích cực nghiên cứu, triển khai ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh, chú trọng nâng cao năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, tay nghề của đội ngũ công nhân kỹ thuật và người lao động trong các doanh nghiệp, tạo điều kiện quan trọng để thực hiện mục tiêu xây dựng thành tập đoàn kinh tế mạnh, có tầm cỡ trong khu vực, làm nòng cốt để Việt Nam chủ động và thực hiện có hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế. Vai trò tích cực của các tập đoàn kinh tế đối với sự phát triển kinh tế đất nước thể hiện ở những mặt sau: Thứ nhất, góp phần quan trọng vào tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước, tạo nguồn ngoại tệ và nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, hạn chế nhập siêu, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Thứ hai, thực hiện vai trò chi phối, bảo đảm việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế; là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế (được thể hiện rõ nhất là trong giai đoạn 2008 – 2009, khi đất nước phải đối phó với Nhóm 6 7 7 Thẩm định dự án đầu tư tại tập đoàn kinh tế nhà nước những diễn biến bất lợi và ảnh hưởng xấu từ suy thoái kinh tế thế giới và khu vực đối với nền kinh tế quốc dân), bảo đảm cân đối cung – cầu và giữ ổn định giá các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế (xăng dầu, điện, đạm, khí hóa lỏng, than…) để bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát, chống giảm phát. Thứ ba, là đầu tàu đi trước, mở đầu, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế phát triển. Thứ tư, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở huy động, tập trung các nguồn lực, tăng nhanh năng lực sản xuất, đầu tư trong các ngành đòi hỏi công nghệ cao và nhu cầu vốn lớn, lĩnh vực then chốt. Thứ năm, thực hiện sự gắn kết giữa nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học – công nghệ, đào tạo và sản xuất, kinh doanh. Thứ sáu, cùng với việc tập trung mở rộng phát triển ở trong nước, các tập đoàn kinh tế đã vươn ra đầu tư mạnh ở nước ngoài, thương hiệu ngày càng được khẳng định, góp phần tạo dựng được hình ảnh và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Thứ bảy, là lực lượng quan trọng của Nhà nước trong việc bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc và khẳng định chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường. Thứ tám, là lực lượng chủ lực cùng Chính phủ và xã hội thực hiện các chương trình an sinh xã hội vì cộng đồng. 1.2. Hoạt động đầu tư phát triển và thẩm định dự án đầu tư của tập đoàn nhà nước 1.2.1. Đặc trưng của hoạt động đầu tư phát triển trong tập đoàn nhà nước Nhóm 6 8 8 Thẩm định dự án đầu tư tại tập đoàn kinh tế nhà nước 1.2.1.1. TĐKTNN thường kinh doanh đa ngành, có thị trường rất lớn. Hoạt động ĐTPT tại các tập đoàn đều là trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, đóng vai trò chủ lực trong việc đảm bảo các cân đối lớn, sản xuất, cung ứng những sản phẩm, dịch vụ thiết yếu như: dầu thô, khí, điện, than, xi măng, hóa chất cơ bản, thép, phân bón, bưu chính, viễn thông. Hoạt động trong những ngành quan trọng như vậy, hoạt động đầu tư phát triển là tất yếu. Thông thường các TĐKT hoạt động trong những lĩnh vự then chốt và có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế đất nước Hoạt động ĐTPT tại các TĐKTNN đều là trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, đóng vai trò chủ lực trong việc đảm bảo các cân đối lớn, sản xuất, cung ứng những sản phẩm, dịch vụ thiết yếu như: dầu thô, khí, điện, than, xi măng, hóa chất cơ bản, thép, phân bón, bưu chính, viễn thông. Điển hình như Tập đoàn Dầu khí quốc gia cơ bản hình thành được ngành công nghiệp dầu khí và hàng năm đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 25- 30% tổng ngân sách nhà nước. Tập đoàn Bưu chính viễn thông và Tập đoàn Viễn thông Quân đội là các đơn vị nòng cốt cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích cho cả nước. Tập đoàn Than-Khoáng sản đang chiếm khoảng 98% thị phần trong nước, bảo đảm cung ứng đủ than cho các ngành kinh tế trọng yếu như điện, xi măng, thép, phân bón, giấy… STT Tập đoàn Sở hữu nhà nước Ngành nghề kinh doanh chính 1 Tập đoàn Công nghiệp than – Khoáng sản Việt Nam 100% Công nghiệp than, khoáng sản, luyện kim, điện, vật liệu nổ công nghiệp, cơ khí, đóng tàu và ô tô 2 Tập đoàn Bưu chính – Viến thông Việt Nam 100% Viến thông và công nghệ thông tin 3 Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 100% Trông, chăm sóc, khai thác, chế biến cao su 4 Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam 100% Đóng mới, sửa chữa, tàu thủy và vận tải biển. 5 Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam 100% Thăm dò, khai thác, chế biến và phân phối dầu khí 6 Tập đoàn Dệt – May Việt Nam 100% Dệt may 7 Tập đoàn Điện lực Việt Nam 100% Điện năng, viến thông và cơ khí điện Nhóm 6 9 9 Thẩm định dự án đầu tư tại tập đoàn kinh tế nhà nước lực 8 Tập đoàn Bảo Việt 74,17% Dịch vụ tài chính 9 Tập đoàn Viễn thông quân đội 100% Viến thông và công nghệ thông tin 10 Tập đoàn Hóa chất Việt Nam 100% Công nghiệp hóa chất 11 Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam 100% Đầu tư phát triển nhà và đô thị 12 Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam 100% Xây dựng và tổng thầu xây dựng các công trình 13 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 75% Xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, lọc – hóa dầu Nguồn: Tổng hợp từ website của Chính phủ và các tập đoàn Nhóm 6 10 10 [...]... 14 14 Thẩm định dự án đầu tư tại tập đoàn kinh tế nhà nước 1.2.3 Công tác thẩm định dự án tại Tập đoàn 1.2.3.1 Quy trình thẩm định tại tập đoàn Trách nhiệm Tiếp nhận Dự án Văn phòng TCT Phòng Đầu tư Phân loại dự án Phòng đầu tư Yêu cầu hoàn thiện hồ sơ (nếu cần) Trưởng phòng Đầu tư Phân công Chủ tịch HĐQT Trưởng phòng đầu tư Thực hiện thẩm định Cán bộ tổ chức được phân công Báo cáo thẩm định Cán bộ... phép đầu tư xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự án theo quy định tại điều 107 Nghị định 24/CP và nội dung thẩm định dự án Nhóm 6 16 16 Thẩm định dự án đầu tư tại tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư theo Điều 108 Nghị định 24/CP và quy định tại các Điều 9,10, 11 và 12, Thông tư 12 Thông tư 04/2003/TT – BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 17 tháng 6 năm 2003: “Hướng dẫn về thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư; ... s Đầu Tư Tại EVN Định Dự Án Phê duyệt Nhóm 6 29 29 Ban hành quyết định Thẩm định dự án đầu tư tại tập đoàn kinh tế nhà nước 2.2.3 Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư, các yếu tố đầu vào của dự án, quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án, phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế. .. điểm về Hồ sơ thẩm định dự án b Hồ sơ để thẩm định dự án đầu tư Theo Thông tư 04/2003/TT–BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 17 tháng 6 năm 2003: “Hướng dẫn về thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư; sửa đổi, bổ sung một số điểm về Hồ sơ thẩm định dự án - Đối với dự án nhóm A: Tờ trình của Chủ đầu tư gửi Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư (đối với những dự án Chủ đầu tư không tự thẩm định và phê duyệt)... hợp báo cáo Cán bộ phòng Đầu tư Trình báo cáo thẩm định Chủ tịch HĐQT Phòng Đầu tư Phê duyệt dự án theo thẩm quyền Tổng giám đốc Ban hành quyết định Hội đồng quản trị Nhóm 6 15 15 Thẩm định dự án đầu tư tại tập đoàn kinh tế nhà nước Theo mô hình này, các dự án sẽ do các đơn vị tư vấn chuyên ngành lập, chủ đầu tư trình lên Tổng công ty thẩm định và phê duyệt, dự án được chuyển đến phòng đầu tư xem xét... kiến thẩm định của tổ chức cho vay vốn (đối với các dự án sử dụng vốn vay) về phương án tài chính, phương án trả nợ, về việc chấp thuận cho vay; kiến nghị phương thức quản lý dự án đối với dự án sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau; Các văn bản cần thiết khác: Nhóm 6 18 18 Thẩm định dự án đầu tư tại tập đoàn kinh tế nhà nước c Nội dung thẩm định dự án đầu tư * Về pháp lý nên thẩm định các mặt: • • • • Tư. .. liệu ban đầu có đáng tin cậy không, cách lập dự toán của dự án có hợp lý vận dụng phù hợp không, nếu không chuyên viên thẩm định phải lập lại dự toán với các độ nhạy một cách có cơ sở Thực hiện việc này sẽ tốn rất nhiều công sức, gần như tái lập phương án tài chính dự án Nhóm 6 23 23 Thẩm định dự án đầu tư tại tập đoàn kinh tế nhà nước CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC... đầu tư xin ý kiến và tổ chức họp Hội đồng thẩm định về nội dung dự án Các thành viên Hội đồng thẩm định nội bộ Tổng công ty cho nhận xét về nội dung dự án theo nhiệm vụ chức năng của mình Sau khi có kết luận của hội đồng thẩm định, nếu dự án có khả thi sẽ được trình lên có thẩm quyền quyết định đầu tư 1.2.3.2 Nội dung thẩm định tại tập đoàn a Quyđịnhchungvềxemxét ,thẩm ịnhd án ầutư - Đối với dự án đầu. .. hợp, đánh giá, xin ý kiến chuyên gia 2.2.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại EVN Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại EVN bao gồm toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu có Hồ sơ đề nghị phê duyệt dự án đầu tư, giao nhiệm vụ thẩm định cho đến giai đoạn tiến kết quảphân định thẩm định, báo cáo kết quả Thông báo hành thẩm tích và những công việc khác cho đến khi phê duyệt dự án đầu tư Sơ đồ: Quy Trình Thẩm. .. trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại EVN 2.2.1 Khái quát các dự án đầu tư xây dựng tại EVN Ban quản lý dự án xây dựng dân dụng là đơn vị được thành lập để thay mặt Tập đoàn làm chủ đầu tư một của tôi dự án xây dựng trụ sở văn phòng làm việc cho cơ quan Tập đoàn và các đơn vị thành viên Ban quản lý dự án là đầu mối thực hiện toàn bộ quá trình từ khi chuẩn bị đầu tư đến khi bàn giao dự án đưa vào . định Thẩm định dự án đầu tư tại tập đoàn kinh tế nhà nước 1.2.3. Công tác thẩm định dự án tại Tập đoàn 1.2.3.1. Quy trình thẩm định tại tập đoàn Trách nhiệm Văn phòng TCT Phòng Đầu tư Phòng đầu. động đầu tư phát triển và thẩm định dự án đầu tư của tập đoàn nhà nước 1.2.1. Đặc trưng của hoạt động đầu tư phát triển trong tập đoàn nhà nước Nhóm 6 8 8 Thẩm định dự án đầu tư tại tập đoàn kinh. thẩm định dự án đầu tư tại doanh nghiệp” để làm đối tư ng phục vụ nghiên cứu môn học. Nhóm 6 3 3 Thẩm định dự án đầu tư tại tập đoàn kinh tế nhà nước CHƯƠNG 1: TẬP ĐOÀN NHÀ NƯỚC VÀ ĐẦU TƯ THEO DỰ