Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 35 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
35
Dung lượng
1,7 MB
Nội dung
________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 - 2014________________ Đề tài MỘT VÀI KINH NGHIỆM ĐỂ GIỜ DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU “KIỂU BÀI LÍ THUYẾT VỀ TỪ” Ở LỚP 5 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Luyện từ và câu là một phân môn của môn Tiếng Việt. Đây là phân môn cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu ( nói, viết), kĩ năng đọc cho học sinh, góp phần không nhỏ trong việc thực hiện đạt mục tiêu của môn Tiếng Việt. Ngôn ngữ của chúng ta là ngôn ngữ của từ. Từ có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn từ, là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ, dùng để tạo nên câu. Con người muốn tư duy phải có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ, là hiện thực của tư duy. Bởi lẽ đó, tư duy và ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Người có tư duy tốt sẽ nói năng mạch lạc, trôi chảy còn nếu trau dồi ngôn ngữ được tỉ mỉ, chu đáo thì sẽ tạo điều kiện cho tư duy phát triển tốt. Chính vì vậy mà môn Luyện từ và câu có vị trí rất quan trọng, nó được dạy tách riêng thành một phân môn độc lập, mỗi tuần dạy 2 tiết. Không những thế, trong các phân môn khác của môn Tiếng Việt như chính tả, Tập đọc, Tập làm văn, Kể chuyện các em cũng được cung cấp thêm vốn từ mới. Nếu như chúng ta không có một vốn từ đầy đủ thì không thể nắm ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp. Việc học Luyện từ và câu ở trường Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng sẽ giúp học sinh tiếp thu bài tốt ở tất cả các môn học. Tuy nhiên, để giúp học sinh học môn này có hiệu quả thì giáo viên cần nắm vững nội dung bài dạy, và phải có những phương pháp thích hợp với từng bài. ___________________________________________________________________________ Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5 đạt hiệu quả cao” 1 ________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 - 2014________________ Ngoài ra, trong mỗi tiết dạy giáo viên còn phải biết cách tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh để các em được trao đổi, thảo luận, phát biểu ý kiến, tự rút ra kiến thức mới, có như vậy các em mới hiểu bài sâu hơn và vận dụng được vốn từ đã học trong giao tiếp. Nhưng tổ chức giờ học như thế nào để các hoạt động dạy-học trên lớp được “nhẹ nhàng, tự nhiên, đạt hiệu quả cao nhất” theo hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Chính vì thế mà tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu “kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5 đạt hiệu quả cao”. 2. Mục đích nghiên cứu. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5 đối với các bài dạy Lí thuyết về từ : từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng: Đề tài nghiên cứu các biện pháp để giờ dạy Luyện từ và câu “kiểu bài lí thuyết về từ” đạt hiệu quả cao. - Phạm vi nghiên cứu: Thời gian từ đầu năm học 2013 – 2014 đến nay; tại khối lớp 5 trường Tiểu học Tân Hiệp. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC: 1. Cơ sở lý luận: a) Một số khái niệm về “Từ” và “Từ” của tiếng Việt Từ là đơn vị ngôn ngữ có cấu tạo chặt chẽ, có thể dùng trực tiếp để tạo câu ( Trích Dạy học Từ ngữ ở Tiểu học của tác giả Phan Thiều, Lê Hữu Tỉnh). Trong định nghĩa trên, ta lưu ý hai điểm sau: + Khi nói “ từ” là đơn vị ngôn ngữ thì ta đã công nhận rằng từ có hình thức âm thanh và nội dung ngữ nghĩa. ___________________________________________________________________________ Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5 đạt hiệu quả cao” 2 ________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 - 2014________________ + Từ có cấu tạo chặt chẽ tức là không thể chia cắt mà không ảnh hưởng đến nghĩa. “Từ” là một thực thể tồn tại hiển nhiên. Bằng trực cảm, người bản ngữ nào cũng có thể ý thức được sự tồn tại của từ. Trong một chuỗi lời nói, cụ thể là trong một câu văn, câu thơ, ta có thể nhận diện” được từ. Ví dụ trong mấy câu thơ dưới đây trích trong bài “Thư trung thu” của Bác Hồ: “ Ai yêu các nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh Tính các cháu ngoan ngoãn Mặt các cháu xinh xinh Mong các cháu cố gắng…” Ta có thể nhận diện các từ trong từng câu thơ như sau: Câu 1: Ai yêu các nhi đồng (4 từ) Câu 2: Bằng Bác Hồ Chí Minh ( 3 từ) Câu 3: Tính các cháu ngoan ngoãn ( 4 từ) Câu 4: Mặt các cháu xinh xinh ( 4 từ) Câu 5: Mong các cháu cố gắng ( 4 từ) Mọi người đều thừa nhận sự tồn tại hiển nhiên của từ, nhưng từ đó xây dựng một định nghĩa về từ sao cho thích hợp, thỏa đáng thì ngay cả nhà chuyên môn cũng cảm thấy nan giải. Dưới đây là một định nghĩa về “ từ” của Tiếng Việt: “ Từ của Tiếng việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” ( Trích Đỗ Hữu Châu, Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt ( in lần thứ 2), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H.1996, tr 16) ___________________________________________________________________________ Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5 đạt hiệu quả cao” 3 ________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 - 2014________________ Khái niệm từ được đề cập đến, được nhắc đến trong sách giáo khoa tiếng Việt Tiểu học: “ Tiếng cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn. Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức. Từ nào cũng có nghĩa và được dùng để tạo nên câu ( Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1 trang 27)” Định nghĩa về: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa ở Tiểu học. Theo Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 định nghĩa: “Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau”. Theo định nghĩa trên thì từ đồng nghĩa là từ có nghĩa giống nhau tức là từ đồng nghĩa ở mức độ cao (ví dụ: xây dựng, kiến thiết / siêng năng, chăm chỉ, cần cù / trai, nam / gái, nữ / xe lửa, tàu hỏa, xe hỏa ,….). Còn từ có nghĩa gần giống nhau tức là các từ đồng nghĩa ở mức độ thấp ( ví dụ: vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm / ăn, xơi, biếu, tặng, cho / mang, khiêng, vác, cắp, …). “Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau”. “ Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa” “ Từ nhiều nghĩa là những từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.” b) Dạy các nội dung lí thuyết về từ Đơn vị ngôn ngữ tự nhiên, hoàn chỉnh có được trong giao tiếp ngôn từ là ngôn bản. ví dụ: một em bé xin bố mẹ cho tiền đi mua sách truyện. Em dùng lời trình bày vấn đề, nói lí do, mong ước, đưa ra những lí lẽ để thuyết phục bố, mẹ, … toàn bộ lời em nói có một nội dung trọn vẹn, bố mẹ nghe một cách tự nhiên ( không phải dung lí luận, khoa học để phân tích, lí giải, …), tạo nên một ngôn bản ( ngôn bản nói). Một người con đi làm ăn xa nhà, viết thư về thăm gia đình, kể chuyện về ___________________________________________________________________________ Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5 đạt hiệu quả cao” 4 ________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 - 2014________________ công việc, cuộc sống của bản thân …bức thư viết ra đó cũng là ngôn bản ( ngôn bản viết) hay còn gọi là văn bản. Lấy những ngôn bản, văn bản cụ thể làm đối tượng nghiên cứu, các nhà ngôn ngữ học bằng con đường khái quát hóa, trừu tượng hóa tách dần ra được một loạt đơn vị được xếp thành một hệ thống từ cao đến thấp bao gồm câu, ngữ, từ, tiếng (hình vị), âm và nghĩa. Sau đó người ta lại khảo sát, miêu tả, phân loại… từng loại đơn vị một, đi đến những tri thức cấu tạo nên ngôn ngữ nói chung. Những tri thức này là tri thức lí thuyết. Tri thức lí thuyết có tính chất trừu tượng, tức là không cụ thể, không hiển hiện, không cảm nhận được, mà được suy nghĩ, nhận ra, tách ra từ những biểu hiện cụ thể tương ứng. Ta có một số từ cụ thể như học sinh ( chỉ người đi học), thầy giáo ( chỉ người làm nghề dạy học), bác sĩ ( chỉ người thầy thuốc tốt nghiệp đại học y khoa ) … Sở dĩ gọi là từ cụ thể vì ta có thể thấy rõ từng từ một có hình thức âm – chữ như thế nào, có nghĩa gì … Tri thức lí thuyết là trừu tượng hóa, khái quát, cho nên khó học, khó dạy. Đối với các em học sinh ở Tiểu học, khi trình độ tư duy trừu tượng chưa phải đã phát triển, dạy lí thuyết lại càng khó. Như đã phân tích ở trên, muốn có được tri thức lí thuyết phải dựa trên việc xem xét những yếu tố cụ thể. Do đó, dạy lí thuyết về từ chúng ta cần hướng dẫn các em xem xét kĩ các ví dụ cụ thể, giúp các em dần dần từ cái cụ thể của nhiều yếu tố riêng lẻ rút ra được cái trừu tượng, khái quát. Dạy lí thuyết về từ ở Tiểu học cũng như ở các cấp học khác, sẽ có tác dụng soi sang, hỗ trợ đối với việc dạy thực hành từ ngữ. Mặt khác, dạy lí thuyết về từ là một hình thức giáo dục để phát triển tư duy, trí tuệ cho các em mà người giáo viên dạy Tiếng Việt Tiểu học cần lưu ý đúng mức để vận dụng một cách có ý thức, có phương pháp, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo, giáo dục nói chung. ___________________________________________________________________________ Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5 đạt hiệu quả cao” 5 ________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 - 2014________________ c) Các cơ sở pháp lí để thực hiện dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học: - Quyết định Số: 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 Quyết định ban hành chương trình giáo dục phổ thông. - Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở Tiểu học dành cho lớp 5. - Công văn số 896/BGDĐT-GDTH ngày 13 – 2 – 2006 về hướng dẫn điều chỉnh dạy và học theo vùng miền cho học sinh Tiểu học; - Công văn số 9832/BGDĐT-GDTH ngày 01 – 9 – 2006 về hướng dẫn thực hiện chương trình các lớp 1, 2, 3, 4, 5; - Công văn số 5842/BGDĐT-GDTH ngày 01 – 9 – 2011 về hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT. - Công văn số 1431/SGDĐT-GDTH ngày 15 – 9 – 2011 về hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp Tiểu học. - Tài liệu bồi dưỡng chương trình và sách giáo khoa lớp 5, năm 2006 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương. - Sách giáo khoa và sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5. 2. Cơ sở thực tiễn: Trong thực tế, qua giảng dạy tôi nhận thấy, học sinh ít có hứng thú học phân môn Luyện từ và câu. Hầu hết các em được hỏi ý kiến cho rằng: Luyện từ và câu là một môn học khô khan và khó, nhất là các bài tập viết đoạn văn ngắn với các từ theo chủ đề; bài tập về giải nghĩa từ, phân biệt nghĩa của từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Mặc dù đã được học xong từng bài Lí thuyết về từ : Từ đồng âm, từ nhiều nghĩa nhưng học sinh vẫn lúng túng, nhầm lẫn khi làm các bài tập phân biệt các từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong câu văn ( Bài tập 1, sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 trang 82) ___________________________________________________________________________ Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5 đạt hiệu quả cao” 6 ________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 - 2014________________ Bài 1: Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa ? a. Chín - Lúa ngoài đồng đã chín rộ. - Tổ em có chín học sinh. - Nghĩ cho chín rồi hãy nói. b. Đường - Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt. - Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại. - Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp. c. Vạt - Những vạt nương màu mật Lúa chín ngập lòng thung Nguyễn Đình Ảnh - Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre. - Những người Giáy, người Dao Đi tìm măng hái nấm Vạt áo chàm thấp thoáng Nhuộm xanh cả ráng chiều Nguyễn Đình Ảnh Ngoài ra, với dạng bài tập sau học sinh cũng lúng túng và làm bài sai nhiều: Bài 4 ( sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 trang 74) : Chọn một trong hai từ dưới đây và đặt câu để phân biệt nghĩa của các từ ấy: a. Đi - Nghĩa 1: Tự di chuyển bằng chân. - Nghĩa 2: mang (xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ. ___________________________________________________________________________ Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5 đạt hiệu quả cao” 7 ________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 - 2014________________ b. Đứng - Nghĩa 1: ở tư thế thân thẳng, đặt trên mặt đất. - Nghĩa 2 : ngừng chuyển động. Bài 3 ( sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 trang 82) : Dưới đây là một số tính từ và những nghĩa phổ biến của chúng : a. Cao - Có chiều cao lớn hơn mức bình thường. - Có số lượng hoặc chất lượng hơn hắn mức bình thường. b. Nặng - Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường. - Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường. c. Ngọt - Có vị ngọt như đường, mật. - ( Lời nói) dịu dàng, dễ nghe. - ( Âm thanh) nghe êm tai. Em hãy đặt câu để phân biệt nghĩa của một trong những từ nói trên. Khi làm dạng bài tập 4 thì học sinh rất lúng túng, các em không hiểu đúng yêu cầu ( dùng từ đi, đứng trong câu mà dùng nhầm các từ ở nghĩa của từ đó) nên làm sai nhiều ( chẳng hạn học sinh đặt câu như: Em mang dép vào chân.; Chiếc xe du lịch đang đi bỗng ngừng lại.) mặc dù giáo viên đã hướng dẫn kĩ. Còn với bài tập 3 thì các em mắc lỗi sai là đặt hai câu với mỗi từ ( cao, nặng, ngọt) có cùng một nghĩa. Ví dụ: Bé An mới 4 tuổi mà đã cao gần bằng em. Bạn Nga cao hơn Lan một cái đầu. II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LỚP ___________________________________________________________________________ Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5 đạt hiệu quả cao” 8 ________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 - 2014________________ Năm học 2013 – 2014 tôi được phân công giảng dạy lớp 5/3. Sĩ số học sinh trong lớp gồm 27 em trong đó có 12 học sinh nữ. Với tình hình lớp như trên tôi đã có những thuận lợi và khó khăn như sau: 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, phòng học, bàn ghế đầy đủ đáp ứng tốt cho công tác giảng dạy. - Trong phòng học có hệ thống đèn chiếu sáng và quạt đầy đủ để sử dụng. - Là lớp học 2 buổi / ngày, sĩ số học sinh trong lớp vừa phải, không đông lắm. - Một số học sinh có ý thức và chấp hành tốt nội quy của trường lớp, luôn hăng hái tham gia các hoạt động học tập khi được phân công. 2. Khó khăn: - Các em ít thời gian học bài, do phải phụ giúp gia đình làm việc. - Ít được sự quan tâm của phụ huynh học sinh mà giao phó cho nhà trường. - Các em không thích học môn Luyện từ và câu vì vốn từ chưa phong phú. Trước tình hình lớp như trên, khi dạy các tiết Luyện từ và câu tôi đã gặp không ít khó khăn, đặc biệt là các tiết dạy lí thuyết về từ. III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Nghiên cứu để nắm vững nội dung chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 5. Chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 5 gồm có 62 tiết được dạy trong 31 tuần, mỗi tuần hai tiết, trong đó có 4 bài dạy lý thuyết về từ gồm 10 tiết, cụ thể như sau: + Bài 1: Từ đồng nghĩa ( 4 tiết ) 1 tiết bài mới dạy ở tuần 1 và 3 tiết luyện tập dạy ở các tuần 2 và tuần 3. + Bài 2: Từ trái nghĩa ( 2 tiết) 1 tiết bài mới và 1 tiết luyện tập dạy ở tuần 4. ___________________________________________________________________________ Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5 đạt hiệu quả cao” 9 ________________________Sáng ki ế n kinh nghi ệ m – N ă m h ọ c 2013 - 2014________________ + Bài 3: Từ đồng âm ( 1 tiết) 1 tiết bài mới dạy ở tuần 5. + Bài 4: Từ nhiều nghĩa ( 3 tiết) 1 tiết bài mới và 2 tiết luyện tập dạy ở tuần 7 và tuần 8. Ngoài ra trong các tiết Mở rộng vốn từ dạy xen kẽ trong các tuần, học sinh đều được làm những bài tập có nội dung về tìm từ đồng nghĩa, tìm từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm với các từ cho sẵn trong từng chủ đề được mở rộng vốn từ. Nhờ đó mà các em được ôn tập củng cố kiến thức và vận dụng thực hành trong nói viết, tìm từ. Về cấu tạo một bài dạy lý thuyết về từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5 gốm có 3 phần : I. Nhận xét : nêu các đoạn văn, đoạn thơ, câu hỏi có chứa các từ cần dạy để các em so sánh nhận biết và đi đến những khái niệm cần học. II. Phần ghi nhớ: ghi khái niệm về từ đã dạy và các ví dụ minh họa. III. Phần Luyện tập: Ghi các bài tập để học sinh luyện tập, vận dụng kiến thức đã học. Ở mỗi bài dạy được xây dựng trên một cơ sở khoa học nhất định, trong đó đặc biệt chú ý yêu cầu sát hợp đối tượng là học sinh tiểu học. Cụ thể như đã phân tích ở trên kiểu bài dạy lý thuyết về từ có cấu trúc ba phần: Nhận xét, ghi nhớ và Luyện tập. Kiểu bài này hướng dẫn học sinh làm quen với một số khái niệm ( thuật ngữ) lí thuyết về từ như : từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Không phải bằng cách dẫn ra các khái niệm khô khan mang tính trừu tượng khó hiểu ngay từ đầu bài học mà dẫn dắt học sinh đi từ phân tích các hiện tượng ngôn ngữ sinh động ( được thể hiện trong ngữ liệu là các đoạn văn, đoạn thơ, câu văn cụ thể đến các khái niệm có tính chất lí thuyết được trình bày ở phần ghi nhớ. Quy trình dạy khái niệm khoa học theo hướng “ từ trực quan sinh động đến tư duy ___________________________________________________________________________ Đề tài: “M ột vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ” ở lớp 5 đạt hiệu quả cao” 10 [...]... “Một vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ ở lớp 5 đạt hiệu quả cao Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2013 2014 4 Củng cố - dặn dò: - Xem lại bài - Chuẩn bị: Lắp mạch điện đơn giản - Nhận xét tiết học _ 35 Đề tài: “Một vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ ở lớp 5 đạt hiệu quả cao ... trong giờ học: _ 17 Đề tài: “Một vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ ở lớp 5 đạt hiệu quả cao Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2013 2014 Chuẩn bị trò chơi Học sinh chia đội chơi _ 18 Đề tài: “Một vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ ở lớp 5 đạt hiệu. .. trình phân môn Luyện từ và câu lớp 5 2 Một vài kinh nghiệm áp dụng để dạy học sinh trong các tiết Luyện từ và câu “kiểu bài lí thuyết về từ 2.1 Tạo hứng thú trong giờ học cho học sinh _ 29 Đề tài: “Một vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ ở lớp 5 đạt hiệu quả cao Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2013 2014 2.2 Tổ... tâm lí tốt trong giờ học cuốn hút các em chú ý vào tiết học ngay từ những phút đầu tiên tạo tâm thế thoải mái, và hứng thú học tập của các em được duy trì qua từng hoạt động của giờ học Trong các giờ học Luyện từ _ 12 Đề tài: “Một vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ ở lớp 5 đạt hiệu quả cao Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học... chuyển động Để _ 22 Đề tài: “Một vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ ở lớp 5 đạt hiệu quả cao Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2013 2014 câu văn học sinh đặt được phong phú, tôi gợi ý các em nêu thêm những ví dụ về các đồ vật khác Ví dụ 4: Dạy bài tập phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa có sẵn trong các câu văn cho... gì ? Chúng ta cùng học bài “ Từ trái nghĩa” Ví dụ 3: Với bài “ Từ đồng âm” tôi cho học sinh quan sát ảnh minh họa rồi tìm từ điền vào chỗ chấm trong câu cho sẵn sau : Con cua đang trên mặt đất (bò) _ 13 Đề tài: “Một vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ ở lớp 5 đạt hiệu quả cao Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2013 2014 ... 16 Đề tài: “Một vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ ở lớp 5 đạt hiệu quả cao Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2013 2014 Sau khi học sinh trả lời xong, tôi hướng dẫn các em rút ra kết luận chung: Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau trong lời nói Và gợi ý cho học sinh nêu các ví dụ về từ đồng nghĩa hoàn toàn để các em hiểu bài... Chuẩn 90đ Điểm GK1 GK2 T nhất 20 25 _ 30 Đề tài: “Một vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ ở lớp 5 đạt hiệu quả cao Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2013 2014 Tốt: Khá: TB: Yếu: c Tính thực tiễn: 20 Tốt: Khá: TB: Yếu: d Tính hiệu quả: 25 Tốt: Khá: TB: Yếu: II Hình... minh và óc sáng tạo của học sinh _ 28 Đề tài: “Một vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ ở lớp 5 đạt hiệu quả cao Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2013 2014 Ứng dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế bài giảng trình chiếu nhằm góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh E KẾT LUẬN Trên đây là kết quả nghiên cứu và áp... Đề tài: “Một vài kinh nghiệm để giờ dạy Luyện từ và câu kiểu bài Lí thuyết về từ ở lớp 5 đạt hiệu quả cao Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2013 2014 Yêu cầu của bài tập là đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước Do đó, mỗi từ nêu trên phải đặt ít nhất là hai câu có nghĩa của các từ bàn, cờ, nước khác nhau Để giúp các em đặt câu đúng, . th o luận nhóm, sắm vai, trò chơi, giải ô chữ, Thiết kế bài giảng trên phần mềm powerpoint cũng góp phần giúp cho giờ học Luyện từ và câu sôi nổi hơn, vì trong các slide trình chiếu, ngoài. trên powerpoint va thực hiện như sau: Ở phần nhận xét, tôi yêu cầu các em trao đổi nhóm đôi để chọn dòng nêu đúng nghĩa từ câu. Câu (cá): Bắt cá, tôm bằng móc sắt nhỏ (. 1431/SGDĐT-GDTH ngày 15 – 9 – 2011 về hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp Tiểu học. - Tài li u bồi dưỡng chương trình và sách gi o khoa lớp 5, năm 2006 của Sở Gi o dục và Đ o t o tỉnh Bình Dương. -