Nội dung: MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY BÀITHỰC HÀNH NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG LỚP 11 MÔN: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ PHỔ THÔNG --- PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU I/ Tính cấp thiết của đề tài Chủ trương cho h
Trang 1Nội dung: MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY BÀI
THỰC HÀNH NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG LỚP 11 MÔN: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ PHỔ THÔNG
- PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU I/ Tính cấp thiết của đề tài
Chủ trương cho học sinh THPT học nghề phổ thông và thi lấy chứng chỉ Nghề đã giúp học sinh định hướng nghề nghiệp tương lai rất tốt cho bản thân Bên cạnh đó chính sách cộng điểm khuyến khích khi thi tốt nghiệp đã giúp một bộ phận học sinh có lực học yếu đủ điểm đỗ tốt nghiệp Như vậy đây là một chủ chương đúng của Bộ GD&ĐT được đại đa số người học ủng hộ
Nhìn về lợi ích của môn học ta thấy rất rõ, tuy nhiên khi thực hiện chương trình dạy học ta thấy cũng có nhiều vấn đề đó là:
Về chương trình học 105 tiết nghề Điện dân dụng Nội dung chưa phù hợp
vì một số bài thực hành các thiết bị rất khó có nhà trường chuẩn bị được
Người dạy do đa số không được đào tạo chuyên môn mà dạy kiêm VD: Giáo viên môn Vật lý, công nghệ dạy nghề Điện dân dụng; giáo viên môn Sinh học dạy nghề Làm vườn, nuôi cá… do đó việc “am hiểu chuyên môn” để truyền đạt là khó… do đó giáo viên ít hứng thú trong quá trình giảng dạy
Người học đến lớp học nghề phần lớn chỉ vì để có chứng chỉ nghề, điều kiện về hạnh kiểm và cộng thêm tình trạng thiếu thiết bị thực hành…nên cũng khó
để có hứng thú học
Tóm lại có rất nhiều vấn đề còn chưa giải quyết được trong công tác dạy và
học nghề Tuy nhiên, đối với nhiệm vụ và trách nhiệm của người giáo viên, nhìn chung các thày cô giáo đã làm tốt công tác dạy nghề trong nhà trường vấn đề còn lại là làm thế nào để người học hứng thú trong các tiết học Nghề đặc biệt là các tiết học thực hành vì điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn chưa
đảm bảo đáp ứng nội dung chương trình học
Với kinh nghiệm giảng dạy Nghề Điện dân dụng đã nhiều năm tôi nhận thấy : để giúp học sinh hứng thú khi học giờ thực hành thì người giáo viên cần làm tốt các nội dung sau:
Thứ nhất: người dạy nắm vững kiến thức lý thuyết về chuyên môn
Thứ hai: người dạy tổ chức chuẩn bị đầy đủ thiết bị, vật liệu, dụng cụ cho giờ thực hành
Thứ ba: người dạy có kỹ năng và nắm vững qui trình thực hành thành thạo Thứ tư: người dạy phải tổ chức giờ học khoa học, tuân thủ tuyệt đối qui tắc
an toàn
Thứ năm: Kiểm tra, đánh giá phù hợp với từng đối tượng người học
Trang 2Qua quá trình dạy học tôi trình bày một số kinh nghiệm thực hiện năm nhiệm vụ trên để giờ thực hành học sinh luôn hứng thú làm việc
II- Tình hình nghiên cứu.
Trong quá trình thực tiễn giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn tôi đã sưu tầm
tư liệu, soạn giảng và rút kinh nghiệm qua các tiết dạy
III- Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
Bằng những kinh nghiệm thực tế giúp đồng nghiệp có thêm kinh nghiệm khi dạy tiết thực hành, biết thêm các biện pháp để học sinh có nhiều vật liệu, thiết
bị để giờ thực hành thêm sinh động
Bồi dưỡng chuyên môn, trao đổi với đồng nghiệp để hoàn thiện phương pháp, kỹ thuật dạy học
IV- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Gi¸o viªn cã thªm phương pháp, kỹ thuật trong quá trình dạy học
Giúp học sinh có hứng thú trong quá trình học tập
PHẦN 2: NỘI DUNG
KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY BÀI “THỰC HÀNH” NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG LỚP 11
I/ Một số kinh nghiệm khi dạy bài thực hành.
1/ Giáo viên cần nắm vững lý thuyết chuyên môn về bài thực hành
a/ Về phân phối chương trình
Sách giáo khoa môn Hoạt động động giáo dục hướng nghiệp nghề Phổ thông- Nghề Điện dân dụng có 105 tiết; 5 chương và 32 bài Trong đó có 4 chương 13 bài thực hành khoảng gần 50 tiết chiếm gần 50% chương trình
1
I Đo lường điện
Bài 4 Thực hành đo dòng điện và điện
áp xoay chiều
vạn năng) 4
II Máy biến áp
Bài 9 Thực hành tính toán thiết kế máy
biến áp một pha cỡ nhở
5 Bài 11 Thực hành chuẩn bị vật liệu và
làm khuôn máy biến áp
pha
7
III Động cơ điện
Bài 18 Thực hành sử dụng và bảo dưỡng
Quạt điện
bơm nước
máy giặt
Trang 3IV Mạng điện trong
nhà
Bài 24 Thực hành Tính toán chiếu sáng
cho một phòng học
điện cho một phòng ở
một phòng ở
b/ Về kinh nghiệm và phương pháp nắm vững kiến thức chuyên môn bài dạy thực hành.
Cần xác định rõ các yêu cầu của từng bài thực hành trong từng chương
Nội dung chương 1: Đo lường điện.
+ Đo lường điện để làm gì?
+ Chức năng của mỗi loại đồng hồ đo điện, tìm hiểu về cấu tạo, cách kiểm tra đồng hồ và phương pháp đo
+ Nắm vững các hư hỏng của đồng hồ và cách kiểm tra độ chính xác các thông số sau khi dùng đồng hồ đo
+ Tính ứng dụng thực tế của các loại đồng hồ đo
+ Thực hiện đúng các qui tắc an toàn
Nội dung chương 2: Máy biến áp.
+ Hiểu được nhiệm vụ, cấu tạo của Máy biến áp
+ Nắm vững 5 bước tính toán thiết kế máy biến áp một pha
B1: Tính công suất
B2:Thiết kế mạch từ
B3:Tính số vòng dây
B4: Tính tiết diện, đường kính dây
B5: Tính diện tích cửa sổ lõi thép
+ Biết tra tìm và tra cứu các bảng số liệu của Máy biến áp
+ Xây dựng qui trình chuẩn bị vật liệu, làm khuôn và cách quấn dây, lồng lõi thép, sấy- tẩm chất cáh điện và kiểm tra, chạy thử máy biến áp
+ Thực hiện đúng các qui tắc an toàn
Nội dung chương 3: Động cơ điện
+ Nắm vững nhiệm vụ của động cơ điện và các ứng dụng thực tế
+ Hiểu cấu tạo, cách sử dụng và bảo dưỡng Quạt điện, Máy giặt, Máy bơm nước
+ Khơi dạy tính tìm tòi sử dụng thực tế các đồ dùng trên ở gia đình để người học biết cách sử dụng và sử chữa những hư hỏng thông thường
Trang 4+ Thực hiện đúng các qui tắc an toàn.
Nội dung chương 4: Mạng điện trong nhà
+ Người học hiểu được công dụng, ký hiệu và cấu tạo sơ bộ các thiết bị điện dân dụng
+ Hiểu về các thông số cơ bản về ánh sáng từ đó biết tính toán số lượng thiết bị điện bố trí trên một phòng ở, phòng học…
+ Biết cách vẽ sơ đồ Nguyên lý và lắp đặt mạch điện đơn giản
+ Lập qui trình thực hành lắp mạch điện
+ Biết kiểm tra, phát hiện hư hỏng và cách sửa chữa mạng điện
+ Thực hiện đúng các qui tắc an toàn
2 Người dạy tổ chức chuẩn bị đầy đủ thiết bị, vật liệu, dụng cụ cho giờ thực hành.
Dạy nghề Điện dân dụng điều cần thiết là phải có đủ dụng cụ, thiết bị, vật liệu để thực hành Ở đây có nhiều cách để có đủ các điều kiện trên:
+ Tận dụng các vật liệu, thiết bị qua các lần tổ chức thi lấy chứng chỉ học nghề để phục vụ quá trình dạy học
Các thiết bị lớn như quạt điện có thể sử dụng những quạt cũ hoặc đã hỏng của nhà trường
Máy bơm, máy biến áp …có thể đến hàng quán mua lại một số máy cũ + Người học chuẩn bị trước các dụng cụ, thiết bị, vật liệu (hình thức xã hội hóa)
Ở hình thức này người dạy có thể phân nhóm từ 2- 5 người học Thông báo chuẩn bị trước bài thực hành trước một khoảng thời gian có thể là hàng tháng để người học có thời gian chuẩn bị
Người dạy hướng dẫn người học chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, thiết bị sao cho
có thể tận dụng những thứ gia đình có để tránh phải mua tốn kém
Ví dụ: Dụng cụ Kìm, tô vít, kéo…có thể mượn Bảng điện có thể dùng bìa, ván gỗ cũ, cầu chì, công tắc, ổ điện, quạt có thể tận dụng dùng lại đồ cũ
3 Người dạy có kỹ năng và nắm vững qui trình thực hành thành thạo.
Dạy giờ thực hành khác với dạy giờ lý thuyết là người dạy :
+ Nắm vững kiến thức chuyên môn
+ Nắm vững qui tắc an toàn
+ Người dạy phải làm tốt bài thực hành
Làm tốt bài thực hành ở đây người dạy phải trực tiếp làm được bài thực hành, chỉ có thế mới biết được:
- Các công đoạn bài thực hành
- Nắm vững qui tắc an toàn
Trang 5- Tổ chức phân công nhóm để người học thực hiện.
- Biết được các tình huống phát sinh khi thực hành
- Hướng dẫn người học thực hiện
- Kiểm tra, rút kinh nghiệm
4 Người dạy phải tổ chức giờ học khoa học, tuân thủ tuyệt đối qui tắc
an toàn.
Để người học tiếp thu tốt kiến thức giờ thực hành thì người dạy cần lập được các công việc cụ thể :
B1: Ôn lại nội dung kiến thức lý thuyết
B2: Chuẩn bị vật liệu, thiết bị, dụng cụ
B3: Người dạy tổ chức làm mẫu bài thực hành
B4: Các nhóm người học trao đổi giúp kinh nghiệm bài mẫu
B5: Các nhóm tìm hiểu qui tắc an toàn lao động trong bài thực hành
B6: Các nhóm tổ chức thực hành, ghi biên bản quá trình làm việc
B7: Người dạy kiểm tra, nghiệm thu kết quả thực hành của từng nhóm B8: Tổng kết, rút kinh nghiệm buổi học
5 Người dạy phải tổ chức kiểm tra, đánh giá phù hợp với từng đối tượng người học với từng bài thực hành cụ thể.
Người dạy thực hiện đúng các phương pháp và kỹ thuật kiểm tra , đánh giá theo hướng đổi mới;
a/ Thực hiện đúng phuơng pháp và kỹ thuật kiểm tra đánh giá người học theo hướng đổi mới
+ Theo phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
-Kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm
Gồm: Trắc nghiệm tự luận và trăc snghiệm khách quan
- Kiểm tra đánh giá qua quan sát thực hiện bài thực hành
- Kiểm tra đánh giá kế quả bài thực hành
- Kiểm tra bài tập ở nhà hay lớp
+ Một số kỹ thuật kiểm tra đánh giá người học
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả bài thực hành
- Xây dựng bộ công cụ đánh giá
b/ Kiểm tra đánh giá phù hợp với đối tượng người học và dạng bài thực hành trên thực tế
+ Đánh giá phù hợp với đối tượng
Trang 6Kỹ năng thực hành mỗi người học khác nhau ở đây có yếu tố về năng khiếu, bẩm sinh Vì vậy người dạy cần linh hoạt về mức độ yêu cầu kiểm tra, đánh giá bài thực hành với người học
Người học có kỹ năng thực hành tốt thì rất thích mức độ đề thực hành nâng cao họ hăng say làm việc để hoàn thiện kỹ năng và để khẳng định mình do đó người dạy phải phân loại đối tượng này và khuyến khích người học
Đối với người học có kỹ năng thực hành trung bình thì người dạy có yêu cầu phù hợp vì nếu có cố gắng hết sức thì sản phẩm cũng không thể có kết quả cao mà người học dễ mắc tâm lý ngại học
Vấn đề giới cũng có tác động đến tâm lý thực hành vì nói đến Thực hành nghề Điện thì đại đa số học sinh nữ đều có tâm lý ngại Do đó người dạy cũng có cách đánh giá kiểm tra linh hoạt Ví dụ: Thực hành nhóm để giúp nhau; Xây dựng qui trình thực hành; Làm sản phẩm đơn giản… để khuyến khích người học
+ Kiểm tra, đánh giá người học phù hợp với từng bài thực hành cụ thể
Do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn từ thiết bị và phòng học thực hành do vật có những bài thực hành nhà trường không thể đáp ứng được về thiết bị:
Ví dụ Bài 22 Thực hành sử dụng và bảo dưỡng máy giặt Bài 29-Thực hành Lắp đặt mạng điện cho một phòng ở
Nếu theo yêu cầu thì cần phải có máy giặt và một căn phòng để lắp mạng điện Điều này sẽ rất khó để nhà trường trang bị, vậy người dạy khi dạy và khi kiểm tra đánh giá như thế nào?
Ở đây khi thực hành người dạy có thể xây dựng nhóm Ví dụ: nhà ai có máy giặt thì nhóm đó đến tìm hiểu và thực hành rối báo cáo người dạy bằng biên bản nhóm Người dạy cần đưa ra các yêu cầu cụ thể để nhóm người học bắt buộc phải tìm hiểu thực tế mới giải quyết được như vậy sẽ đánh giá được kếtq ủa học của người học
Đối với Lắp đặt mạng điện cho một phòng ở người dạy tổ chức cho nhóm người học chuẩn bị nhiều tấm ván gỗ cũ hoặc bìa cát tông rồi lắp ghép thành tấm
có diện tích lớn để người học thực hành lắp mạng điện
Một điều người dạy cần hiểu rõ các bài thực hành mang tính định hướng nghề tương lai và người học làm quen bước đầu với các dụng cụ, thiết bị điện thực tế… vì vậy người dạy chủ yếu trang bị những kiến thức cơ bản, những kỹ năng thực hành cơ bản để khuyến khích người học tìm hiểu phát triển tư duy… nên việc dạy học, kiểm tra, đánh giá cần linh hoạt và phụ hợp thì người học sẽ hứng thú hơn đối với những giờ học thực hành nói riêng và môn học nói chung
ÁP
D Ụ NG NH Ữ NG “KINH NGHI Ệ M” T Ổ CH Ứ C D Ạ Y BÀI TH Ự C
HÀNH BÀI 4: THỰC HÀNH -ĐO DÒNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU ( 3 tiết)
A/ Mục tiêu bài học
Trang 71/ Kiến thức:
+ Đo dòng điện bằng Ampe kế xoay chiều
+ Đo điện áp bằng Von kế xoay chiều
2/ Kỹ năng
Biết cách tháo lắp các thiết bị điện, thiết bị đo điện: Công tắc, bóng đèn, đồng hồ, dây dẫn
Sử dụng các dụng cụ thành thạo: Kìm, tô vít…
3/ Thái độ
+ Thực hiện đúng hướng dẫn của người dạy trong khi thực hành
+ Chấp hành đúng qui tắc an toàn và vệ sinh
B/ Chuẩn bị
1/ Nội dung kiến thức
+ Nghiên cứu bài 4 Sách giáo khoa
+ Tham khảo tài liệu về cấu tạo đồng hồ Ampe kế, Von kế
+ Nắm vững cách vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện
2/ Dụng cụ và thiết bị
a/ Đối với người dạy.
+ Chuẩn bị một bộ dụng cụ Kìm, tô vít, bút thử điện, băng dín cách điện… + Nguồn điện xoay chiều U=220v
+ 5 công tắc loại 5A, 5 đồng hồ Ampe kế loại 1A, 5 đồng hồ Von kế loại 300v cho 5 nhóm thực hành
+ Dây điện
+ 15 bóng đèn sợi đốt loại 220v- 60W
b/ Đối với người học ( mỗi nhóm)
+ Chuẩn bị một bộ dụng cụ
+ 2 mét dây, bóng đèn
C/ Phương pháp
Thuyết trình, đàm thoại, làm mẫu
D/ Tiến trình dạy
1/ Phân thời gian thực hành trong 3 tiết
Tiết 1: Thực hiện các công việc Ổn định tổ chức, phân nhóm, giao dụng cụ thiế bị thực hành, dạy lý thuyết, thực hành mẫu, rút kinh nghiệm bài mẫu…
Tiết 2: Các nhóm tự thực hành
Tiết 3: dành 25 phút tiếp tục thực hành 20 phút còn lại các nhóm báo cáo quá trình thực hành, người dạy kiểm tra đánh giá và tổng kết
Trang 8Bước 1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, dây dẫn Chọn l
thang ño 1A
Nối dây vào thiết bị ñồng hồ , công tác, bóng ñè
Nối dây toàn mạch ño như hình vẽ
Bước 2 Giáo viên kiểm tra mạch ñiện ñặc biệt là ñộ a
2/ Công tác tổ chức.
+ Phân công 2 người học trợ giúp người dạy làm mẫu bài thực hành
+ Chia lớp thành nhiều nhóm mỗi nhóm có 4 người
Nhiệm vụ trong nhóm: Nhóm trưởng phụ trách chung và báo cáo quá trình làm của nhóm trước lớp; thư ký ghi chép biên bản; một người chuẩn bị dụng cụ, vật liệu trợ giúp người làm thực hành, một người thực hiện các thao tác kỹ thuật
Kiểm tra và giao thiết bị, dụng cụ cho các nhóm thực hành
3/ Nội dung bài thực hành
a/ QUI TRÌNH THỰC HIỆN BÀI THỰC HÀNH MẪU CỦA NGƯỜI DẠY
1/ Mạch đo dòng điện dung đồng hồ đo Ampe kế Giáo viên hướng dẫn
các thao tác để 2 học sinh thực hiện
oại đồng hồ có n
dây nối tránh để rò điện
Đấu mạch điện vào nguồn điện
n toàn các mối
Bước 3 Đóng công tắc K đọc chỉ số ampe kế rồi ghi vào phiếu
Bước 4 Ngắt công tác, tháo 1 bóng đèn rồi đóng công tắc K đọc chỉ số ampe kế , ghi vào phiếu
Bước 5 Ngắt công tác, tháo tiếp 1 bóng đèn rồi đóng công tắc K, đọc chỉ số ampe kế , ghi vào phiếu
Bước 6 Đọc lại kết quả 3 lần đo và so sánh các chỉ số, rút ra kết luận
Đại diện các nhóm nêu ý kiến về quá trình theo dõi bài mẫu
b/ Mạch đo điện áp dùng đồng hồ đo Von kế. Giáo viên hướng dẫn các thao tác để 2 học sinh thực hiện
Bước 1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, dây dẫn
Nối dây vào thiết bị đồng hồ , công tắc, bóng đèn
Nối dây toàn mạch đo như hình vẽ
Bước 2 Giáo viên kiểm tra mạch điện đặc biệt là độ an toàn các mối dây nối tránh để rò điện
Đấu mạch điện vào nguồn điện
Bước 3 Đóng công tắc K đọc chỉ số Von kế rồi ghi vào phiếu
Bước 4 Ngắt công tác, tháo 1 bóng đèn rồi đóng công tắc K đọc chỉ số Von kế , ghi vào phiếu
Trang 9Bước 5 Đọc lại kết quả 2 lần đo và so sánh các chỉ số, rút ra kết luận.
Các nhóm sau khi quan sát bài thực hành mẫu thì phát biểu y kiến về:
Qui trình thực hành
Cách nối các mối nối
Cách lắp đồng hồ và thiết bị
Cách đọc chỉ số đo trên mặt đồng hồ
Biện pháp thực hiện qui tắc an toàn
b/ NỘI DUNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HÀNH
Sau khi rút kinh nghiệm bài Thực hành mẫu của người dạy Người học thực hiện bài thực hành theo nội dung sách giáo khoa
1/ Đo dòng điện xoay chiều Hoạt động 1: Đo dòng điện xoay
chiều + Sơ đồ mạch đo
+ Tiến hành Thí nghiệm lần 1
- Nối dây theo sơ đồ trên, đóng điện để 3 bóng
đèn sáng và đọc chỉ số trên đồng hồ Ampe kế
- Căt công tác
+ Tiến hành Thí nghiệm lần 2
- Tháo 1 bóng đèn trong sơ đồ
- Đóng khóa K đọc giá trị đo trên đồng hồ và
ghi kết quả vào bảng
- Cắt khóa điện K
+ Tiến hành Thí nghiệm lần 3
- Tháo tiếp 2 bóng đèn trong sơ đồ
- Đóng khóa K đọc giá trị đo trên đồng hồ và
ghi kết quả vào bảng
- Cắt khóa điện K
1/
Ng ườ i d ạ y:
- Vẽ sơ đồ
- Tính dòng điện qua Ampe kế
I = P/U = 3x60/220 = 0,87 A 60W là công suất 1 bóng đèn
Chọn thang đo ampe kế 1A
- Nội dung thực hiện Chia nhóm, làm mẫu, hướng dẫn người học thực hành và ghi kết quả vào bảng so sánh với kết quả tính
1/
Ng ườ i h ọ c:
- Vẽ sơ đồ cách lắp mạch đo
- Xem đồng hồ đo và tìm hiểu cách lăp mạch, cách đọc giá trị đo trên đồng hồ
Trang 10Hoạt ñộng 2: Đo ñiện áp xoay chiều
2) §o ®iÖn ¸p xoay chiÒu
+ Sơ ñồ
1/ Người học:
Nội dung thực hiện: Chia nhóm, làm mẫu, hướng dẫn người học thực hành và ghi kết quả vào bảng so sánh với kết quả tính
1/ Người học:
Vẽ sơ ñồ cách lắp mạch ño
Xem ñồng hồ ño và tìm hiểu cách lăp mạch, cách ñọc giá trị ño trên ñồng hồ
+ Tiến hành thí nghiệm lần 1
Nối dạy theo sơ ñồ (a) , ñóng công tắc K, ñọc và ghi chỉ số von kế vào bảng
Cắt công tắc K
+ Tiến hành thí nghiệm lần 2
Nối dạy theo sơ ñồ (b) , ñóng công tắc K, ñọc và ghi chỉ số von kế vào bảng
Cắt công tắc K
Hoạt ñộng 3: Đánh giá kết quả thực hành.
3/ Nhận xét
1/ Người học
Các nhóm thông báo kết quả thực hành
2/ Người dạy Đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm