Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 95 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
95
Dung lượng
23,46 MB
Nội dung
Sau gần 3 tháng thực tập và nghiên cứu đề tài: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty Cổ Phần xây dựng Công trình 505 đến nay đề tài đã hoàn thành. Em xin chân thành cảm ơn các cơ quan, các phòng ban đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này: - Trường Đại học Nha Trang - Khoa kinh tế - Bộ môn kế toán doanh nghiệp - Công ty Cổ Phần xây dựng Công trình 505 Đặc biệt là thầy Nguyễn Tuấn đã giúp đỡ em tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Em cũng xin cảm ơn các cô, các chú, các anh chị trong công ty Cổ Phần xây dựng Công trình 505 đã động viên giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Quá trình thực hiện đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Nha trang: ngày 2 tháng 12 năm 2007 Sinh viên thực hiên: Nguyễn Thị Bích MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 01 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 03 1.1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng và nguyên tắc tính lương 04 1.1.1. Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương 04 1.1.2. Đặc điểm 06 1.1.3. Chức năng 06 1.1.4. Nguyên tắc 06 1.2. Các hình thức tiền lương 06 1.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian 07 1.2.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm 08 1.3. Nội dung công tác tiền lương trong doanh nghiệp 10 1.3.1. Nội dung của quỹ lương 10 1.3.2. Cách xây dựng đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương trong doanh nghiệp-12 1.3.3. Quy chế trả lương 20 1.4. Lý luận chung về tiền thưởng 20 1.4.1. Khái niệm 20 1.4.2. Mục đích của tiền thưởng 21 1.4.3. Yêu cầu của tiền thưởng 21 1.4.4. Điều kiện thưởng và mức thưởng 21 1.4.5. Chế độ tiền thưởng 21 1.5. Kế toán tổng hợp các khoản phải trả cho người lao động 22 1.5.1. Nguyên tắc 22 1.5.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng 22 1.5.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu 23 1.6. Kế toán các khoản trích theo lương 24 1.6.1. Tài khoản sử dụng 24 1.6.2. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu 27 1.7. Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất 28 1.7.1. Nguyên tắc hạch toán 28 1.7.2. Tài khoản sử dụng 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, KÉ TOÁN TIỀN LƯƠNG, VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 505 32 2.1. Tổng quan về Công ty 33 2.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty 33 2.1.2. Cơ cấu quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty 36 2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất của Công ty 45 2.1.4. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Công ty 46 2.1.4.1. Những thuận lợi và khó khăn 46 2.1.4.2. Phương hướng phát triển của Công ty 47 2.2. Thực trạng công tác tiền lương và các khoản trích theo lương 48 2.2.1. Sơ đồ bộ máy kế toán và hình thức kế toán 48 2.2.1.1. Sơ đồ bộ máy kế toán 48 2.2.1.2. Hình thức kế toán 51 2.2.2. Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 52 2.2.2.1. Nguyên tắc chung 52 2.2.2.2. Xác định đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương 52 2.2.2.3. Các chỉ tiêu để tính lương 54 2.2.2.4. Phương pháp tính lương 54 2.2.2.5. Tổ chức hạch toán các khoản trích theo lương 67 2.2.3. Kế toán tiền lương tiền thưởng 69 2.2.3.1. Nội dung khoản mục 69 2.2.3.2. Tài khoản sử dụng 69 2.2.3.3 Chứng từ và sổ sách sử dụng 69 2.2.3.4. Quy trình luân chuyển chứng từ 70 2.2.3.5. Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh 71 2.2.3.6. Sơ đồ tài khoản chữ T 72 2.2.3.7. Minh họa chứng từ và sổ sách 73 2.2.3.8. Nhận xét 85 2.2.4. Kế toán các khoản trích theo lương 85 2.2.4.1. Nội dung khoản mục 85 2.2.4.2. Tài khoản sử dụng 85 2.2.4.3. Chứng từ và sổ sách sử dụng 85 2.2.4.4. Quy trình luân chuyển chứng từ 86 2.2.4.5. Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh 87 2.2.4.6. Sơ đồ tài khoản chữ T 88 2.2.4.7. Minh họa chứng từ và sổ sách 89 2.2.4.8. Nhận xét 95 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CPXD CÔNG TRÌNH 505 96 3.1. Đánh giá chung về công tác tiền lương tại Công ty 97 3.1.1. Những mặt đạt được 97 3.1.2. Những mặt còn tồn tại 97 3.2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương 97 KẾT LUẬN 102 - 1 - LỜI NÓI ĐẦU Tiền lương là một đòn bẩy kinh tế thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Doanh nghiệp muốn tối thiểu hoá chi phí để tối đa hoá lợi nhuận, còn người lao động lại mong muốn nhận được mức lương cao để tăng thu nhập và đảm bảo chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy việc xây dựng được hệ thống tiền lương công bằng và hợp lý, sẽ tạo ra không khí thoải mái và cởi mở giữa người lao động, hình thành khối đoàn kết thống nhất vì sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp và lợi ích của bản thân người lao động. Ngược lại hệ thống tiền lương thiếu công bằng và hợp lý sẽ dẫn đến mâu thuẫn nội bộ rất gay gắt giữa những người làm công việc như nhau, giữa các nhà quản trị với người lao động, và từ đó gây ra sự lãng phí. Do đó để đạt được mục tiêu này, hệ thống tiền lương của doanh nghiệp phải được xây dựng trên cơ sở kích thích động viên người lao động thông qua các hình thức như: tăng lương, nâng bậc, thu hút các lao động lành nghề, những người có năng lực, đồng thời phải đảm bảo khoảng cách thích hợp về mức lương giữa các loại lao động có trình độ như nhau để người lao động không ngừng nâng cao trình độ trong quá trình làm việc. Vì vậy, công tác tiền lương, tiền thưởng là một công tác rất phức tạp nhưng lại rất có ý nghĩa, điều này đã giúp em lựa chọn đề tài “Tiền lương và các khoản trích theo lương” để làm, nhằm tìm hiểu và bổ sung thêm kiến thức về vấn đề này. Với cuốn báo cáo này em xin trình bày nội dung chính sau: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC - KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 505 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY. - 2 - Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song trong giới hạn kiến thức có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý của các cô chú, anh chị trong phòng tổ chức lao động hành chính, phòng kế toán và thầy cô để cho em có được kết quả tốt hơn. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, các anh chị tại công ty, đặc biệt là thầy Nguyễn Tuấn và anh Huỳnh Quốc Dũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài này. Nha trang, tháng 11 năm 2007 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích - 3 - CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN L ƯƠNG VÀ CÁC KHO ẢN TRÍCH THEO L ƯƠNG - 4 - 1.1 Khái niệm, đặc điểm, chức năng và nguyên tắc tính lương. 1.1.1 Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương: 1.1.1.1 Tiền lương: là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả cuối cùng. Tiền lương của người lao động được xác định dựa trên cơ sở số lượng và chất lượng lao động mà người lao động đã đóng góp cho Doanh nghiệp. Tiền lương của cá nhân trong doanh nghiệp luôn gắn với lợi ích của doanh nghiệp nói riêng và của xã hội nói chung. Do vậy tiền lương là một đòn bẩy kinh tế thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Ngoài ra, mức lương thoả đáng sẽ tạo nên sự gắn kết giữa người lao động và lợi ích của doanh nghiệp. Đối với người lao động, tiền lương là thu nhập mà họ nhận được khi tham gia lao động. Thu nhập này được dùng để tái sản xuất sức lao động mà họ bỏ ra trong quá trình lao động. Đối với chủ doanh nghiệp tiền lương là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. 1.1.1.2 Các khoản trích theo lương: Bảo hiểm xã hội (BHXH): Là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, quản lý nhằm đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho những người tham gia BHXH khi bị ốm đau, thai sản, suy giảm khả năng lao động, hết tuổi lao động hoặc chết. Người sử dụng lao động và người lao động phải đóng BHXH để thực hiện các chế độ đối với người lao động. Người lao động có BHXH được cơ quan BHXH cấp sổ BHXH, có quyền được hưởng các chế độ BHXH như: - Chế độ trợ cấp ốm đau - Chế độ trợ cấp thai sản - Chế độ trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp - Chế độ hưu trí - Chế độ tử tuất Mức đóng và trách nhiệm đóng BHXH: Quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau: (1) Người sử dụng lao động đóng bằng 15% quỹ tiền lương quy định: lương cơ bản và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, trong đó 10% để chi các chế độ hưu trí - tử tuất và 5% để chi các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - 5 - (2) Người lao động phải đóng bằng 5% tiền lương quy định: lương cơ bản để chi các chế độ hưu trí, tử tuất. (3) Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để bảo đảm thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động. Hàng tháng, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH theo quy định và trích từ tiền lương của từng người lao động theo quy định để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH. Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH gồm lương ngạch bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp khu vực, đắt đỏ, thâm niên. Những khoản BHXH phải trả cho người lao động được tính toán trên cơ sở mức lương ngày, thời gian nghỉ và tỷ lệ trợ cấp BHXH của từng người. Khoản BHXH trích được thông thường phải nộp vào quỹ BHXH tập trung. Bảo hiểm y tế (BHYT): Là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội, để tăng cường chất lượng trong công tác khám bệnh, chữa bệnh. BHYT gồm: BHYT bắt buộc: được áp dụng đối với các cán bộ công nhân viên chức, hưu trí, mất sức lao động, chủ sử dụng lao động và người lao động ở các đơn vị sau: - Đơn vị hành chính sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Các đơn vị quốc doanh, kể cả các doanh nghiệp trong lực lượng vũ trang, các đơn vị thực hiện hạch toán kinh tế, hạch toán lấy thu bù chi trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức Đảng, đoàn thể xã hội quần chúng… - Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thuê từ 10 lao động trở lên, các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam. - Các văn phòng đại diện của nước ngoài đặt tại Việt Nam. BHYT tự nguyện BHYT học sinh, sinh viên: Từ 6 tuổi trở lên BHYT nhân đạo Mức đóng và trách nhiệm đóng BHYT. - Đối với các doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các tổ chức, văn phòng đại diện của nước ngoài và tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam có thuê lao động Việt Nam, mức đóng BHYT bằng 3% quỹ lương đóng BHXH: lương cơ bản, - 6 - trong đó doanh nghiệp có trách nhiệm đóng 2% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và người lao động đóng 1%. - Cơ quan quản lý BHXH có trách nhiệm đóng BHYT cho người nghỉ hưu và mất sức lao động mức đóng là 10% lương hưu. Quỹ BHYT do cơ quan BHYT thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới BHYT nên các doanh nghiệp phải nộp toàn bộ 3%. Kinh phí công đoàn (KPCĐ): KPCĐ được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ 2% trên tổng tiền lương thực tế phải trả cho người lao động và được tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh. Thông thường doanh nghiệp phải nộp ½ kinh phí công đoàn (1%) cho công đoàn cấp, phần còn lại để chi tiêu cho hoạt động công đoàn cơ sở. 1.1.2 Đặc điểm của tiền lương: - Là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động tiền tệ và nền sản xuất hàng hoá. - Trong điều kiện tồn tại sản xuất hàng hoá và tiền tệ, tiền lương là một yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm. - Tiền lương là một đòn bẩy kinh tế vì tiền lương giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, kích thích năng suất lao động, khuyến khích công nhân viên chức phấn khởi, tích cực lao động. Ngoài ra, mức lương thoả đáng sẽ tạo nên sự gắn kết giữa người lao động và lợi ích của doanh nghiệp. 1.1.3 Chức năng: - Tiền lương phải đảm bảo đủ chi phí để tái tạo sức lao động; - Bảo đảm vai trò kích thích của tiền lương; - Thông qua việc trả lương mà kiểm tra, theo dõi, giám sát người lao động làm việc theo ý đồ của doanh nghiệp. Đảm bảo các chi chí bỏ ra phải có hiệu quả rõ rệt. 1.1.4 Nguyên tắc: - Nguyên tắc phân phối lao động. - Bảo đảm mối quan hệ đúng đắn giữa phát triển sản xuất và nâng cao mức sống cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội. - Nguyên tắc đảm bảo giữa tiền lương thực tế và thu nhập. - Nguyên tắc hạch toán tiền lương. 1.2 Các hình thức tiền lương. Hiện nay việc trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp được tiến hành theo 2 hình thức chủ yếu: tiền lương tính theo thời gian và tiền lương tính theo sản phẩm. [...]... được tính theo công thức: ∑Vkh = Vkhdg + Vkhcd Trong đó: - ∑Vkh : Tổng quỹ tiền lương kế hoạch năm của doanh nghiệp; - Vkhdg : Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương; - Vkhcd : Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ (không tín h trong đơn giá tiền lương) Vkhdg và Vkhcd được xác định như sau: Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương: Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương của... lương thưởng và các khoản phải trả người lao động 111 112 Tạm ứng lương/ thanh toán lương và các khoản phải trả 338(3383) Tính BHXH phải trả cho CNV 338(3383,3384) BHXH,BHYT,KPCĐ khấu trừ vào lương Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tiền lương phải trả người lao động - 24 - 1.6 Kế toán các khoản trích theo lương Các khoản trích theo lương gồm : BHXH,BHYT,KPCĐ 1.6.1 Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng tài khoản 338... thấp hơn kế hoạch và lợi nhuận thực hiện bằng hoặc cao hơn kế hoạch thì phải điều chỉnh quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương theo công thức sau: Vthđgđc = Vthđg - Vw Trong đó: Vthđgđc : Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương sau khi điều chỉnh Vthđg : Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương Vw : Quỹ tiền lương điều chỉnh theo năng suất lao động, được tính theo công thức... tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất tính vào chi phí của kỳ kế hoạch như sau: Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX theo kế hoạch = Tiền lương chính phải trả cho CNSX trong tháng x Tỷ lệ trích trước Tổng tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch trong năm của CNSX Tỷ lệ trích trước = Tổng tiền lương chính theo kế hoạch trong năm của CNSX x 100% 1.7.2 Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng tài khoản. .. hiện bình quân và lợi nhuận thực hiện thấp hơn kế hoạch thì phải điều chỉnh quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương theo công thức sau: Vthđgdc = Vthdg - Vw - Vp (2) Trong đó: * Vthđgdc : Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương sau khi điều chỉnh * Vw : Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương * Vp : Quỹ tiền lương điều chỉnh theo năng suất lao động, được tính theo công thức sau:... hơn kế hoạch và năng suất lao động bình quân thực hiện bằng hoặc cao kế hoạch thì phải điều chỉnh quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương theo công thức sau: - 19 - Vthđgđc = Vthđg - Vp Trong đó: Vthđgđc : Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương sau khi điều chỉnh Vthđg : Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương Vp : Quỹ tiền lương điều chỉnh theo lợi nhuận, được tính theo. .. trong 2 cách sau đây: Cách 1: Điều chỉnh quỹ tiền lương theo mức tuyệt đối, tương ứng với số lợi nhuận giảm, được tính theo công thức (4) Cách 2: Điều chỉnh quỹ tiền lương theo mức tương đối, được tính theo công thức sau: Trong đó: Pth Vp = [(Vthđg - Vcđ ) x (1 - )] x 0,5 Pkh Vp : Quỹ tiền lương điều chỉnh theo lợi nhuận Vthđg : Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương Vcđ : Quỹ tiền lương chế... Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 3341: Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên - 23 - + Tài khoản 3348: Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình... chế độ (không tính trong đơn gía tiền lương) : Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương) của doanh nghiệp được tính theo công thức sau: Vkhcd = Vpc + Vbs Trong đó: - Vkhcd : Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ (không tín h trong đơn giá tiền lương) - Vpc : Các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác (nếu có) không tính trong đơn giá tiền lương, bao gồm: phụ cấp thợ lặn;... mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư mới) 1.3.2.2 Xây dựng đơn giá tiền lương: Việc xây dựng đơn giá tiền lương được thực hiện theo các bước sau: (a) Xác định chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh để xây dựng đơn giá tiền lương: - Căn cứ vào tính chất, đặc điểm sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp lựa chọn các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh sau đây để xây dựng đơn giá tiền lương . LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC - KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 505 CHƯƠNG 3:. tập và nghiên cứu đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ Phần xây dựng Công trình 505 đến nay đề tài đã hoàn thành. Em xin chân thành cảm ơn các cơ quan, các. TIỀN LƯƠNG, VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 505 32 2.1. Tổng quan về Công ty 33 2.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty 33 2.1.2. Cơ cấu quản lý và tổ chức