CÁC NƯỚC Á, PHI, MỸ LATINH

12 3.6K 4
CÁC NƯỚC Á, PHI, MỸ LATINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI 3. CÁC NƯỚC Á, PHI, MỸ - LATINH. A. KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á * Đông Bắc Á là một khu vực rộng lớn, đông dân cư, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Trước chiến tranh thế giớ thứ hai, trừ Nhật Bản hầu hết các nước đều là thuộc địa. * Sau chiến tranh, khu vực này có nhiều chuyển biến lớn: - Trung Quốc + 1945 -1949 xảy ra nội chiến giữa ĐCSTQ với QDĐ => ĐCS giành thắng lợi thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa. + 1949 – 1959: 10 năm xây dụng chế đội mới của TQ. + 1959 – 1979: 20 năm không ổn đinh về kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại. + 1979 – nay: TQ thực hiện thành công công cuộc cải cách mở của => đạt được nhiều thành tựu rực rõ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn cao, trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Mỹ. - Triều Tiên + Sau hội nghị ở Poxtdam: Triều Tiên tạm thời bị chia cắt thành hai miền. Miền Bắc thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên xô. Miền Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ. + Tháng 8/1948 Mỹ tiến hành bầu cử riêng rẽ ở Nam Triều Tiên thành lập nước Đại Hàn Dân Quốc; tháng 9/1948 Liên xô cũng cho bầu cử riêng rẽ ở Bắc Triều Tiên thành lập nhà nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên. => Triều Tiên bị chia cắt thành hai quốc gia với hai chế độ khác nhau. + Năm 1953 Sau nội chiến hai miền, vĩ tuyến 38 được coi là danh giới chia cắt hai moeenf. + Sau khi bị chia cắt thành hai quốc gia, Hàn Quốc và Triều Tiên bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Hàn Quốc trở thành 1 trong 4 con rồng nhỏ của Châu Á; Triều Tiên đạt đc nhiều thành tựu rực rỡ. B. Khu vực Đông Nam Á. - Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn (4,5 triệu km2) gồm 11 quốc gia, có vị trí chiến lược quan trọng nên khu vực này sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước phương tây. - Trước chiến tranh thế giới thứ hai (trừ Thái Lan) các quốc gia ĐNA đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực này có nhiều biến đổi quan trọng. * Thứ nhất về chính trị: Hầu hết các quốc gia ĐNA đều giành được độc lập. - Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhân dân các nước ĐNA đã đứng lên đấu tranh giành chính quyền: + Ngày 17/8/1945 Indonexia tuyên bố độc lập + Ngày 2/9/1945 Việt Nam tuyên bố độc lập. + Ngày 12/10/1945 Lào tuyên bố độc lập - Ngay sau khi tuyên bố độc lập, các nước tư bản phương tây đã quay trở lại xâm lược khu vực này, chính vì vậy nhân dân các nước ĐNA một lần nữa tiếp tục phải đứng lên kháng chiến bảo vệ độc lập chống lại sự xâm lược của tư bản phương tây và giành thắng lọi + Năm 1950 Hà Lan trao trả độc lập cho Indonexia + Năm 1954 VN – L – CPC giành được độc lập từ tay Pháp + Năm 1946 Philippin giành độc lập - Tuy nhiên nhân dân 3 nước Đông Dương vẫn phải tiếp tục kháng chiến chống Mỹ tới năm 1975 mới giành thắng lợi hoàn toàn. - Tháng 1/1984 Brunay tuyên bố độc lập, ngày 20/5/2002 Đông Timo tách khỏi Indonexia tuyên bố độc lập. * Thứề Kinh tế: - Các nước sáng lập ASEAN (Thái Lan, Indonexia, Philippin, Malaysia, Singapo). + Giai đoạn 1945 – 1960: Các nước ASEAN thực hiện chiến lược phát triển kinh tế hướng nội (tập chung đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước) xây dụng nền kinh tế tự chủ, tuy đạt được một số thành tựu nhưng còn bộc lộ nhiều hạn chế. + Giai đoạn 1960 trở đi các nước này tập chung vào phát triển nền kinh tế hướng ngoai, tập chung đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, mở của nền kinh tế, thu hút đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật từ bên ngoài => đạt được nhiều thành tựu rực rõ: Singapo trở thành một trong 4 con rồng châu á; Thái Lan, Malaysia trở thành các nước công nghiệp mới. Tuy nhiên, 1997 – 1998 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ĐNA đã làm cho nền kinh tế các nước suy thoái nghiêm trọng. Từ năm 2000 trở đi dần được phục hồi. - Nhóm các nước Đông Dương. + Sau khi giành được độc lập nhóm các nước Đông Dương bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và đạt được một só thành tựu nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung nền kinh tế các nước Đ.D vẫn nghèo nàn, lạc hậu, khó khăn, thu nhập GDP bình quân đầu người thấp. + Từ những năm 90 trở đi, VN – Lào bắt tay vào công cuộc đổi mới nền kinh tế và đạt được nhiều thành tựu rực rõ, kinh tế bước đầu thoát khỏi tình trạng nghè nàn, lạc hậu, thu nhập đầu người tăng, + Campuchia: Sau năm 1993 CPC bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, tuy đạt được một số thành tựu nhưng vẫn là một nước nghèo. - Nhóm các nước ĐNA khác. + Brunay nền kinh tế chủ yếu dựa vào dầu mỏ. + Mianma vẫn là một nước nghèo làn, lạc hậu. Cuối năm 1988 Mianma tiến hành cải cách mở của, tuy đạt được một số thành tựu nhưng nhìn chung vẫn là một nước kém phát triển. * Về hợp tác khu vực: Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tai Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: Thái Lan, Indonexia, Philippin, Malaysia, Singapo. C. CÁC NƯỚC. I. Trung Quốc. 1. Qúa trình đấu tranh giành độc lập. - Kq: TQ là một quốc gia rộng lớn, đông dân, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Đầu thế kỷ XIX TQ sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước thực dân phương tây. Từ giữa thế kỷ XIX, các nước Ptây đã hoàn thành việc xâm lược TQ. - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Trung Quốc tồn tai hai thế lực đối lập nhau đó là Đảng Cộng sản TQ và Quốc Dân Đảng. - Ngày 20/7/1946 Tưởng Giới Thạch phát động chiến tranh chống Đảng cộng sản TQ do Mao Trạch Đông đứng đầu. Diễn ra từ 1946 – 1969 chia làm hai giai đoạn. + Giai đoạn 1. Từ Tháng 7/1946 – 6/1947: Quốc Dân Đảng do T.G.Thạch đứng đầu giành thế chủ động tấn công, chiếm nhiều ưu thế lớn. ĐCS giữ thế phòng ngự tích cực chủ yếu làm tiêu hoa lực lượng của địch và xây dựng lực lượng. + Giai đoạn 2 từ tháng 7/1947 – 10/1949: ĐCS sau 1 năm xây dựng lực lượng đã chuyển sang thế chủ động tấn công và giành nhiều thắng lợi. Ngày 1/10/1949 cuộc nội chiến kết thúc nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa được thành lập. - Ý nghĩa: + Dân tộc:chấm dứt 100 năm nô dịch và thống trị của ĐQ, xóa bỏ tàn dư phong kiến, đưa đất nước Trung Hoa vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. + Thế giới: Cổ vũ phong trào cm thế giới. Chủ nghĩa xã hội được lối liền từ Tây sang Đông 2. Mười năm xây dựng chế độ lớn. - Sau khi hoàn thành công cuộc các mạng dân tộc – dân chủ. TQ bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục. - Kết quả. + Từ năm 1949 – 1952 TQ hoàn thành cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp và khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh. + Từ năm 1953 – 1957: Sản lượng công nghiệp của TQ tăng 140%. Nông nghiệp tăng 25%, sản xuất được 60% máy móc cần thiết. VH – GD – XH: đạt được nhiều bước tiến vượt bậc đời sống nhân dân được cải thiện. Đối ngoại: Thực hiện đường lối đối ngoại tích cực góp phần củng cố hòa bình, thúc đẩy phát triển cách mạng thế giới. Ngày 14/2/1950 “Hiệp ước hữu nghị đồng minh tương trọ Xô – Trung“ Từ năm 1950 – 1953 TQ giúp Triều Tiên chống Mỹ. Ngày 18/1/1950 đặt quan hệ ngoại giao với VN, TQ đã ủng hộ kháng chiến của nhân dân VN chống Pháp. 4. Công cuộc cải cách, mở của ở Trung Quốc từ 1978 – 2000. a. Hoàn cảnh. - Thế giới: + Cuộc khủng hoảng năng lượng 1973 => tác động kinh tế thế giới + Liên xô và Đ.Âu đang trên bờ vực khủng hoảng. - Trong nước: + Kinh tế: sau đường lối ba ngọn cờ hồn, TQ lâm vào tình trạng khủng hoảng. + Chính trị - xã hội: Sau cuộc Đại cách mạng văn hóa vô sản trong nội bộ ĐCSTQ nổi dậy nhiều bất đồng, tranh giành quyền lược. => Cần phải cải cách nền kinh tế, thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, b. Nội dung. - Tháng 12/1978 ĐCSTQ đứa ra đường lối cải cách mở của do Đạng Tiểu Bình khởi xướng. - Đại hội Đảng lần thứ XII (9/1982), XIII (10/1997 đường lối này được nâng lên thành đường lối chung. - Về kinh tế: Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, thực hiện cải cách mở cửa, chuyển nền kinh tế hoangd hóa tập chung, quan liêu bao cấp sang nền knh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sác TQ biến TQ thành một quốc gia giầu mạnh, văn minh. - Về chính trị: Kiền trì 4 nguyên tác: + Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa. + Kiền trì chuyên chính dân chủ nhân dân. + Kiên trì sự lãnh đạo của ĐCS. + Kiên trì chủ nghĩa Mác – Leenin, tư tưởng Mao Trạch Đông và lý luận Đặng Tiểu Bình. => Hướng tới xây dựng TQ thành một quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh. c. Thành tựu - Nhờ có cải cách mở của mà TQ thoái khỏi tình trạng khủng hoảng, bất ổn định. - Kinh tế: + GDP tăng trưởng trung bình 8%/năm, từ những năm 90 trở đi tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở hai con số + Năm 2000 GDP của TQ đạt 1080 tỉ USD + Từ nước nông nghiệp, TQ thành một nước có cơ cấu kinh tế hợp lý với nông nghiệp chiếm 16%, công nghiệp là 51%, dịch vụ chiếm 33%. + Thu nhập bình quan đầu người tăng lên rõ rệt, đời sống nhân dân được cải thiện. - Khoa học – kỹ thuật: + Năm 1964 chế tạo thành công bom nguyên tử. + Thán 10/2003 TQ phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu 5 cùng nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ bay vào không gian. - Đối ngoại: + Cải thiện mối quan hẹ ngoại giao với Liên Xô, Ấn Độ, Việt Nam, + TQ lần lượt thu hồi Hồng Kông và Ma Cao. => Bước vào thập kỷ 90, TQ thực hiện nhiều mục tiêu nhằm mau chóng trở thành một cường quốc, một cực trong xu thế đa cực hiện nay -> Trở thành đối thử đáng gờm của Mỹ. II. Ấn Độ. 1. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. - Ấn Độ có diễn tích rộng lớn, đa dân tộc, đa tôn giáo, dân số đông, tài nguyên thiên nhiên phong phú. - Trước chiến tranh là thuộc địa của Anh. - Sau chiến tranh, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại. + Năm 1946 Hơn 800 cuộc đấu tranh, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của hơn 2 vạn thủy binh BomBay. + Ngày 22/2/1946 ở BomBay có hơn 20 vạn công nhân, học sinh, sinh viên, mít tinh tuần hành, bãi công. + Phong trào đấu tranh từ BomBay lan rông khắp các tỉnh ở Nam và Trung ẤN. - KQ: Ngày 15/8/1946 trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng nhân dân đã buộc thực dân Anh nhượng bộ, chúng tiến hành kế hoạch Maobattơn. Chia Âns độ thành 2 sứ là Ấn Độ của người Ấn Độ giáo và Paskistan của người Hồi giáo. - Không bằng lòng với quy chế tự trị, nhân dân Ấn Độ tiếp tục đứng lên đấu tranh. - Ngày 26/1/1950 Ấn Độ độc lập. 2. Qúa trình xây dựng và phát triển đất nước. - Sau khi giành được độc lập, Ấn Độ tiến hành xây dựng và phát triển đất nước và đạt được nhiều thành tựu rực rõ trên các lĩnh vực. - Về nông nghiệp: Thực hiện thành công cách mạng xanh, từ một nước nhập khẩu gạo thành một nước có đủ khả năng cung cấp lương thực và trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới. - Về công nghiệp: + Từ năm 1980 Ấn Độ đứng hàng thế 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới. + Ấn Độ chế tạo được máy móc, thiết bị, dệt, hóa chất, máy bay, tàu thủy, đầu máy xe lửa, + Tốc độ tăng trưởng GDP năm 1995 là 7,4%; năm 2000 là 3,9%. - Về khoa học – kỹ thuật: + Đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong cách mạng chất xám. + Ấn Độ trở thành một cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. + Năm 1974 Ấn Độ thử thành công bom nguyên tử. + Từ năm 1975 – 2002 Ấn Độ phóng thành công 7 vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ. => Ấn Độ đang vươn lên trở thành một cường quốc công nghiệp phần mềm, công nghiệp vũ trụ, công nghệ vũ trụ. - Về giáo dục – văn hóa: Có những chính sách quan tâm, phát triển nền văn hóa giáo dục của mình. - Đối ngoại: + Thực hiện chính sách hòa bình, trung lập, tích cực ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước trên thế giới. + Ngày 7/1/1972 Ấn Độ thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam. III. Châu Phi. - Khái quát: + Châu Phi là một châu lục rộng lớn, dân số đông, tài nguyên thiên nhiên phong phú. + Trước chiến tranh châu Phi hần hết là thuộc địa của thực dân Anh, Pháp. + Sau chiến tranh, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, nổ ra sớ nhất ở Bắc Phi. + Lịch sử ghi nhạn khu vực Mỹ - Latinh trở thành“Lục địa trỗi dậy“ * Phong tào đấu tranh. - Giai đoạn 1: + Mở đầu là cuộc binh biến của binh lính và sĩ quan Ai Cập (3/7/1951) => 6/1953 Cộng Hòa Ai Cập được thành lập. + Cuộc đấu tranh của nhân dân Angiedi (1954 – 1962) giành độc lập. - Gia đoạn 2: + Sau chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân VN năm 1954 làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của Pháp. + Năm 1960 được gọi là năm châu Phi với sự iện 17 nước lần lượt tuyên bố độc lập. + Năm 1975 với thắng lợi của nhân dân Ănggôla và Môdămbích trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản tan rã. - Từ năm 1975 – nay: + Nhân dân châu Phi tiếp thục hoàn thành quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc. + Đồng thời với phong trào đấu tranh giành độc lập nhân dân châu Phi tiếp tục đứng lên đấu tranh chống lại chế độc phân biệ chủng tộc Apacthai. + KQ: Năm 1993 chế độ Apacthai bị bãi bỏ, Năm 1994 Nen xơn Ma đê la được bầu làm Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi. - Đặc điểm: + Chủ yếu là giai cấp tư sản, chính đảng, tổ chức, tư sản lãnh đạo phogn trào đấu tranh ở C.Phi/ + Hình thức đa dạng nhưng chủ yếu là đấu tranh chính trị ông hòa, hợp pháp. + Phong trào đấu tranh nổ ra không ddoognf đều, các nước gianh độc lập ở mức độ khác nhau. + Lực lượng than gia là quần chúng nhân dân lao động. - Sau khi giành được độc lập các nước châu Phi thành lập tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) 5/1963. Năm 2002 đổi thành Liên minh Châu Phi (AU). IV. Khu vực Châu Mĩ – Latinh. - KQ: + Mỹ - Latinh là một khu vực rộng lớn. + Từ đầu thế kỷ XIX hầu hết các nước đã giành độc độc lập nhưng lại bị lệ thuộc vào Mỹ. + Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống độc tài thân Mỹ và sự thống trị của Mỹ bùng nổ mạnh mẽ ở khu vực Mỹ - Latinh. Lịch sử ghi nhạn khu vực Mỹ - Latinh trở thành “Lục địa bùng cháy“. * Phong trào giải phóng dân tộc. - Giai đoạn 1 từ 1945 – 1960. Phong tròa phát triển mạnh mẽ ở hầu khắp cắc nước dưới nhiều hình thức khác nhau, như bãi công, biểu tình, khởi nghĩa vũ trang, đấu tranh nghị trường. Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Cuba. + Tháng 3/1952 Baxtita thiết lập chế độ độc tài quân sự => phong trào đấu tranh của nhân dân Cuba bùng nổ. + Ngày 26/7/1953 Phiden Cátxtơrô chỉ huy 135 thanh niên yêu nước tấn công trại lĩnh Môncađa. + Ngày 1/1/1959 chế độ độc tài Cuba bị sụp đổ. => Ý nghĩa: cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ của khu vựcMỹ - Latinh. - Giai đoạn 2 từ 1960 – 1980: + Phong trào đấu tranh của nhân dân Cuba phát triển mạnh mẽ. + Hình thức chủ yếu là đấu tranh vũ trang. Cơn bão tấp cách mạng của khu vực Mỹ Latinh giành nhiều thắng lợi, hàng loạt các quốc gia đã giành được độc lập dân tộc như Venexuena, Colombia, Chi Lê, Pê Ru, Haiti, - Giai đoạn từ 1980 – nay: + Các nước thuộc khu vực Mỹ - Latinh hoàn thành công cuộc chống Mỹ và chế độc độc tài thân Mỹ để giành độc lập dân tộc. - Tuy nhiên, khu vực Mỹ - Latinh phải đối mặt với những khó khăn và thử thách mới, đó là sự quan trở lại hoặc gây ảnh hưởng của Mỹ. BÀI 4. CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI. I. Liên hợp quốc. 1. Hoàn cảnh. - Tháng 2/1945 tại Hội nghị Ianta đá nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. - Từ ngày 25/4 – 26/6/1945 Hội nghị đại biểu 50 nước trên thế giới đã họp tại XanPhranxixco (Mỹ) nhất trí thông qua Hiến chương Liên Hợp quốc tuyên bố thành lập LHQ. - Ngày 24/10/1945 Hiến chương LHQ được thông qua. Đây được oi là ngày kỷ niệm sự thành lập LHQ. 2 Mục đích. - Duy trì hòa bình, an ninh thế giới. - Phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các nước trên thế giới. 3. Nguyên tắc. - Bình đẳng quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết giữa các dân tộc. - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. - Không can thiệp vào công vuệc nộ bộ của bất kỳ nước nào. - Giair quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. - Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn: Liên xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc. 4. Cơ cấu tổ chức. - Theo Hiến chương LHQ thì bộ máy tổ chức bao gồm: + Đại hội đồng: + Hội đồng bảo an: + Ban thư ký: + Các tổ chức thành viên: 5. Qúa trình phát triển. - LHQ là một tổ chức quốc tế đại diện cho quyền lợi của tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt thể chế chính trị, tôn giáo, dân tộc, đóng vai trò duy trì, giữ gin bảo vệ hòa bình an ninh tế giới giải quyết các vấn đề tranh chấp xung đột bằng hòa bình, hợp tác có hiệu quả giữa các nước thành viên. - Trên thực tế, từ khi thành lập đến nay, LHQ đã giải quyết tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình như các vấn đề ở Ban căng, Íxaren, Campuchia, - Thông qua các tổ chức chuyên môn như: WHO, FAO, UNESCO. UNICF, đã có tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, ở các nước trên thế giới. - Thông qua các diễn đàn quốc tế, LHQ đã góp phần cổ vũ, động viên các dân tộc các quốc gia trên thế giới, duy trì an ninh, hòa bình, an ninh thế giới, nhằm hướng tới một khoogn có chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật. - Tuy nhiên, sự tồn tại và hoạt động của liên hợp quốc còn nhiều hạn chế, chiến tranh xung đột vẫn liên tiếp xảy ra (chiến tranh vùng vịnh, Ruanda, ). Đói nghèo, bệnh tật vẫn là mối đe dọa với các nước đặc biệt là các khu vực Á, Phi, Mỹ - Latinh. - Đến năm 2006 LHQ óc 192 quốc gia thành viên. - Tháng 9/1977 Việt Nam là thành viên thứ 149 của LHQ. II. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 1. Hoàn cảnh. - Thế giới. + Sự phát triển của nền kinh tế các nước tư bản sau chiến tranh =>các nước này tìm cách quay trở lại thuộc địa hoặc gây ảnh hưởng tới khu vực. + Nhu cầu hợp tác, liên minh trên thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ. - Tình hình khu vực. + Sau khi giành được độc lập, các quốc gia ĐNA bước vào quá trình phát triển kinh tế, tuy gặt hái được một số thành tựu nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, từ đó đòi hỏi như cầu cần liên kết hợp tác với nhau. Đồng thời chống lại sự cạnh tranh, ảnh hưởng của nền kinh kinh tế phuong tây. + Xuất phát từ xu hướng hợp tác liên minh trên thế giới đã góp phần thúc đấy các nước ĐNA hình thành một tổ chức liên minh. + Ngày 8/8/1967 năm quốc gia Thái Lan, Xingapo, Mailaixia, Indonexia, Phlippn quyết định thành lập Hiệp hôi các quốc gia ĐNA (ASEAN). 2. Mục đích. - Đây là một tổ chức liên minh kinh tế - văn hóa nhằm hợp tác, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội, giữa các nước thanh viên tiến tới sự ổn định, giàu mạnh của khu vực. - Nguyên tắc: + Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. + Duy trì hòa bình, ổn định khu vực. + Khoogn sử dụng vuc lực, đe dọa dùng vũ lực với nhau. + Giair quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. + Hợp tác có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội. 3. Qúa trình phát triển. - Giai doạn 1. Từ 1957 – 1975: ASEAN còn là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác còn lỏng lẻo, chưa có vị thế trên trường quốc tế. - Giai đoạn 2. Từ 1975 – nay. + Sau tuyên bố Bali (2/1976) đã nêu rõ cần tăng cường hợp tác song phong, đa phương giữa các nước trong tổ chức ASEAN và khu vực. + Sau Hiệp ước Bali: 1984 Brunay gia nhập ASEAN; 1995 VN gia nhập ASEAN; 1997 Lào, Mianma gia nhập;1999 Campuchia gia nhập tổ chức. => ASEAN đã trở thành một tổ chức liên minh kinh tế, chính trị toàn khu vực hướng tới cộng đồng ĐNA hòa bình ổn định, cùng phát triển. 4. Mối quan hệ Việt Nam – ASEAN. - Giai đoạn 1. 1967 – 1972. Giữa VN và ASEAN chưa có mối quan hệ với nhau, Thái Lan và Mianma còn tham gia chiến tranh tại VN -> Mối quan hệ căng thẳng. - Giai đoạn 2. 1973 – 1986: Sau khi Mỹ rút VN => mối quan hệ VN – ASEAN có ít nhiều biến chuyển. Nhưng vấn đề Campuchia làm cho mối quan hệ giữa VN và ASEAN căng thẳng hơn. - Giai đoạn 3. 1986 – nay: Sau khi vấn đề CPC được giải quyết, mối quan hệ VN – ASEAN dịu bớt bắt đầu có sự đối thoại giữa Đông Dương và ASEAN. + Năm 1992 Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali. + Ngày 28/7/1995 VN gia nhập ASEAN => Đánh dấu bước phát triển trong quan hệ hợp tác giữa VN và ASEAN. + Năm 1010 VN được bầu làm chủ tịch luân phiên ASEAN, VN cũng tổ chức thành công nhiều hội nghị cấp cao, cũng như hội nghị ngoại trường ASEAN. [...]... hội + Sự cạnh tranh giữa các nước + Bản sắc văn hóa, truyển thống dễ bị hòa tan III Liên minh châu Âu (EU) 1 Hoàn cảnh - Sau chiến tranh, các nước Tây Âu dần được phục hồi nhờ sự giúp đỡ của Mỹ cũng như sự cố gắng nỗi lực của từng nước - Tuy nhiên, nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của Mỹ cũng như hợp tác với nhau nhằm phát triển kinh tế các nước Tây Âu đã hợp tác với nhau hình thành các liên minh kinh tế 2... nước thành viên - Tháng 3/1995, bảy nước EU hủy bỏ sự kiểm soát đi lại của công dân các nước này qua biên giới các nước với nhau - Ngày 1/1/1999, đồng tiền chung châu Âu với tên gọi là đồng EURO được phát hành Ngày 1/1/2002 đồng tiền chung châu Âu được chính thức sử dụng - Năm 2004, EU kết nạp 10 nước, nâng số thành viên lên 25 nước, năm 2007, thêm 2 nước thành 27 nước => Như vậy, đến cưới thập lỷ 90,... Thời cơ và thử thách của VN - Thời cơ: + Nền kt VN có nhiều cơ hội đc hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực + Tạo điều kiện để tiếp thu khoa học – kỹ thuật tiên tiên trên thế giới + Tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách kinh tế của nước ta với khu vực + Hỏi hỏi kinh nghiệm, trình độ quản lý của các nước trong khu vực + Có điều kiện giao lưu học hỏi về giáo dục, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, y... 25/3/1957 sáu nước ký Hiệp ước Rô ma, thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) - Ngầy 1/7/1967, ba tổ chức được hợp nhất thành Công đồng châu Âu (EC) + Tháng 6/1979 đã diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên - Ngày 7/12/1991, các nước thành viên EC ký Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ 1/1/1993 đổ tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành... tế 2 Mục đích - Hợp tác với nhau trên các lĩnh vực kinh tế - tiền tệ, chính trị, đối ngoại, an ninh, văn hóa, giáo dục, nhằm hướng tới một công đồng chung EU 3 Cơ cấu tổ chức - Cơ cấu tổ chức EU bao gồm: + Hội đồng châu Âu + Hội đồng Bộ trưởng + Uỷ ban châu Âu + Quốc hội châu Âu, + Tòa án Châu Âu + Một số ủy ban khác 4 Qúa trình phát triển - Ngày 18/4/1951 sáu nước Tây Âu (Pháp, Cộng Hòa Liên Bang . đe dọa với các nước đặc biệt là các khu vực Á, Phi, Mỹ - Latinh. - Đến năm 2006 LHQ óc 192 quốc gia thành viên. - Tháng 9/1977 Việt Nam là thành viên thứ 149 của LHQ. II. Hiệp hội các quốc gia. (AU). IV. Khu vực Châu Mĩ – Latinh. - KQ: + Mỹ - Latinh là một khu vực rộng lớn. + Từ đầu thế kỷ XIX hầu hết các nước đã giành độc độc lập nhưng lại bị lệ thuộc vào Mỹ. + Sau chiến tranh thế giới. thứ hai, phong trào đấu tranh chống độc tài thân Mỹ và sự thống trị của Mỹ bùng nổ mạnh mẽ ở khu vực Mỹ - Latinh. Lịch sử ghi nhạn khu vực Mỹ - Latinh trở thành “Lục địa bùng cháy“. * Phong trào

Ngày đăng: 15/08/2014, 17:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan