1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chống đói nghèo là nhiệm vụ cấp bách ở các nước á phi mỹ latinh

24 565 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 344,33 KB

Nội dung

Chống đói nghèo là nhiệm vụ cấp bách ở các nước Á-Phi-Mỹ Latinh (TTXVN) – "Đấu tranh chống đói nghèo là nhiệm vụ cơ bản, cấp bách của các nước Á-Phi-Mỹ Latinh", nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã khẳng định như vậy tại Hội thảo quốc tế “Giảm nghèo ở châu Á, Phi, Mỹ Latinh-Kinh nghiệm và triển vọng" do Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 31/8. Theo bà Nguyễn Thị Bình, người hiện đang giữ chức Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam kiêm Phó Chủ tịch Tổ chức Đoàn kết Nhân dân Á-Phi, mặc dù trong thời gian qua, công cuộc xóa đói giảm nghèo ở các nước Á, Phi, Mỹ Latinh đã thu được những kết quả có ý nghĩa nhưng vẫn còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu khách quan và mong ước của nhân dân các nước trong khu vực. Bà Bình cho rằng một nguyên nhân quan trọng là do các nước Á, Phi, Mỹ Latinh đang phải “đối mặt với những thách thức và tác động tiêu cực không nhỏ của toàn cầu hóa và chủ nghĩa tự do mới, với sự áp đặt và can thiệp của các thể chế tài chính, tiền tệ và thương mại thế giới, các tập đoàn xuyên quốc gia". Ở Việt Nam, trong giai đoạn 1993-2004, tỷ lệ nghèo đã giảm hơn một nửa. Tuy vậy, tỷ lệ nghèo của Việt Nam hiện vẫn còn ở mức cao (25% dân số) và tốc độ giảm nghèo đang chậm lại. Điều đáng lo ngại là tỷ lệ nghèo ở nông thôn, nhất là các vùng dân tộc thiểu số, vùng núi, cao gấp 2 đến 3 lần tỷ lệ nghèo ở thành thị và khoảng cách giàu nghèo trong cộng đồng không những không được thu hẹp mà lại rộng ra. Tiến sỹ Fakhry Labib, Trưởng đoàn đại biểu của Tổ chức Đoàn kết Nhân dân các nước Á-Phi (AAPSO), khẳng định: “Nghèo đói là một thách thức lớn nhất đối với loài người. Thực tế cho thấy, 20% dân số thế giới đang phải sống trong cảnh nghèo đói. Khoảng 75% người nghèo trên thế giới sống với mức thu nhập dưới 1 USD/ngày tại các vùng nông thôn. Bên cạnh đó, 50% dân số thế giới sống với mức thu nhập dưới 2 USD/ngày, 80% trong số họ rơi vào tình trạng nghèo đói và suy dinh dưỡng". Theo Tiến sỹ Labib, tình hình còn tồi tệ hơn khi khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng mở rộng. Điều này được chứng minh qua thực tế rằng 20% dân số thế giới sở hữu 83% của cải thế giới, trong khi người nghèo nhất chỉ sở hữu 4,1% của cải thế giới (30 năm trước đây tỷ lệ đó là 2,4%). Hiện tượng nghèo đói đang nảy sinh ngay tại Hoa Kỳ nơi mà hàng triệu người đang bị thất nghiệp và chỉ tiêu xã hội bị cắt giảm rất lớn. Trong khi đó, ông Sharma Oli, Phó Chủ tịch Nepal AAPSO, khẳng định thách thức lớn nhất trong quá trình phát triển tại các nước đang phát triển là mức thu nhập thấp, thất học, bệnh tật, bất bình đẳng, kinh tế trì trệ, bất ổn chính trị, mâu thuẫn xã hội, thương mại bất bình đẳng, nợ nần, gia tăng dân số nhanh, tội phạm và khủng bố. Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đã dành nhiều thời gian để chia sẻ các kinh nghiệm trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, phân tích thực trạng nhằm tìm ra nguyên nhân đói nghèo ở các nước châu Á, Phi và Mỹ Latinh và đề ra các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác giữa các nước trong cuộc chiến chống đói nghèo./. Mở rộng quan hệ đa phương nhằm quảng bá hình ảnh, củng cố vị thế quốc tế của Việt Nam, đóng góp vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân Thế giới. (Vietpeace) Trong những năm đầu thế kỷ 21, do tác động của tình hình thế giới với những yếu tố như xu thế dân chủ hóa đang diễn ra tại nhiều nước trên thế giới, quá trình toàn cầu hóa và bùng nổ thông tin, sự phát triển của xã hội dân sự… phong trào của nhân dân thế giới đã có những bước phát triển mới. Các tổ chức dân chủ và tiến bộ quốc tế trước đây sau một thời gian khủng hoảng đã củng cố lại lực lượng và hoạt động tích cực hơn. Đặc biệt, có nhiều hình thức tổ chức, tập hợp và hoạt động mới xuất hiện và phát triển nhanh chóng, ví dụ như các diễn đàn, mạng lưới, cơ chế của các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức nhân dân được hình thành ở cấp quốc gia, khu vực, liên khu vực và quốc tế. Có những diễn đàn nhân dân có quy mô tham gia lên tới hàng trăm ngàn người hay có cuộc tập hợp trên quy mô toàn cầu nhằm chống mặt trái của toàn cầu hóa đã huy động được hơn 100 triệu người tham gia. Bên cạnh đó, song song với nhiều thiết chế khu vực, diễn đàn liên khu vực hay quốc tế đã hình thành các diễn đàn của xã hội dân sự (như ASEAN, ASEM, LHQ…). Xu thế này làm cho tiếng nói của phong trào nhân dân thế giới ngày càng có ảnh hưởng đối với các vấn đề quốc tế và lợi ích của các quốc gia. Trong tình hình đó, ngay từ đầu nhiệm kỳ III (2003–2008), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã chủ trương tăng cường công tác đa phương nhằm chủ động tham gia các cơ chế, diễn đàn nhân dân khu vực và thế giới, bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới. Để triển khai chủ trương đó, bên cạnh các tổ chức đa phương truyền thống như Ủy ban Hòa bình Việt Nam, Ủy ban Việt Nam đoàn kết Á – Phi – Mỹ Latinh, Hội Quốc tế ngữ Việt Nam, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam đã được thành lập (3/2003) để tạo điều kiện mở rộng và đa dạng hóa quan hệ đa phương. Liên hiệp cũng đã thành lập Ban Công tác đa phương làm thường trực cho các tổ chức hợp tác đa phương của ta. Nhìn lại kết quả hợp tác đa phương của Liên hiệp và các tổ chức thành viên Liên hiệp trong nhiệm kỳ qua ta có thể nhận thấy có bước đột phá mạnh mẽ Về quan hệ đối tác, ta đã khôi phục, củng cố quan hệ và đóng góp tích cực cho hoạt động của các tổ chức truyền thống như Hội đồng Hòa bình Thế giới (WPC), Tổ chức Đoàn kết Nhân dân Á – Phi (AAPSO)… Bên cạnh đó, ta đã mở rộng quan hệ với các tổ chức cánh tả, tiến bộ của các nước trên thế giới, chủ động tham gia các diễn đàn, mạng lưới quan trọng như Diễn đàn dân sự ASEAN, Diễn đàn Nhân dân Á – Âu, Diễn đàn Xã hội Thế giới… mạng lưới hòa bình, an ninh, mạng lưới về vấn đề thương mại tự do, mạng lưới Đoàn kết Nhân dân Nam – Nam. Hiện nay, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam đang đăng ký quy chế tư vấn phi chính phủ tại Hội đồng Kinh tế xã hội của Liên hợp quốc (UN ECOSOC). Có thể nói, trong 5 năm qua, mạng lưới quan hệ đối tác của chúng ta đã được đa phương hóa, đa dạng hóa một cách đáng kể. Các tổ chức của chúng ta có uy tín cao trong các mạng lưới và phong trào, trở thành đối tác tin cậy của nhiều tổ chức quốc tế, nhiều quan hệ đối tác mới được mở ra với danh nghĩa Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam. Trong 5 năm, qua kênh hợp tác đa phương, chúng ta thiết lập quan hệ với hơn 100 đối tác mới, đưa tổng số đối tác của các tổ chức đa phương thành viên của Liên hiệp (Ủy ban Hòa bình Việt Nam, Ủy ban Việt Nam Đoàn kết và Hợp tác Á Phi Mỹ la tinh, Hội Quốc tế ngữ Việt Nam, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam) lên tới hơn 200 tổ chức ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Nhờ có quan hệ đối tác rộng rãi và uy tín trong các mạng lưới, phong trào nên chúng ta đã triển khai được rất nhiều hoạt động nhờ sự ủng hộ của các đối tác. Ngân sách nhà nước chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số kinh phí sử dụng cho hoạt động (ví dụ ngân sách nhà nước chi cho hoạt động của Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam chỉ chiếm khoảng 16% tổng chi phí cho hoạt động của Quỹ trong năm 2007). Về nội dung hoạt động hợp tác đa phương, có thể đánh giá là phong phú, hiệu quả và có chiều sâu. Tại các diễn đàn, hoạt động đa phương, chúng ta đã chủ động giới thiệu về sự nghiệp đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Thông qua các hội thảo về Việt Nam được tổ chức tại Diễn đàn Xã hội Thế giới, Diễn đàn Nhân dân Á – Âu, Hội nghị Mạng lưới Đoàn kết Nam – Nam cũng như trong các đợt hoạt động tại Ấn Độ, Philippin, CHLB Đức, Venezuela… chúng ta đã trình bày, giải đáp cho đại diện hàng ngàn tổ chức nhân dân các nước về chính sách đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, từ đó, tạo được sự đồng tình, ủng hộ, quan tâm của bạn bè đối với Việt Nam. Bên cạnh đó, một trong những hoạt động trọng tâm của chúng ta trong các diễn đàn là vận động nhân dân thế giới ủng hộ nạn nhân chất độc da cam của Việt Nam thông qua tổ chức thuyết trình về hậu quả của chất độc da cam, tiếp xúc, vận động nhân dân các nước. Ta đã đưa được nội dung ủng hộ nạn nhân chất độc da cam của Việt Nam vào nghị quyết, tuyên bố của nhiều hội nghị quốc tế quan trọng; tập hợp và hình thành những mạng lưới bạn bè quốc tế tích cực tham gia vận động, ủng hộ cuộc đấu tranh vì công lý của các nạn nhân và có nhiều hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ nạn nhân. Ngoài ra, một trong những nét đáng chú ý trong hoạt động đa phương là tính đấu tranh chính trị, tư tưởng và ý thức hệ diễn ra ngày càng gay gắt và phức tạp. Trong thời gian qua, những lực lượng phản động, thù địch đã và đang tìm cách khai thác, lợi dụng các diễn đàn xã hội dân sự để chống phá ta. Trong số này có lực lượng người Việt phản động ở hải ngoại, có những tổ chức, cá nhân người nước ngoài có thái độ thù địch đối với Việt Nam, thậm chí có không ít người nước ngoài và các tổ chức đối tác, mặc dù có mục tiêu tiến bộ nhưng còn bị chi phối bởi những quan điểm về dân chủ, nhân quyền theo theo kiểu phương Tây hoặc không có thông tin đúng về Việt Nam nên có mặc cảm, định kiến với ta. Trong những trường hợp này, chúng ta đã đối thoại, trao đổi, vận động, thậm chí cả đấu tranh trực tiếp, do đó đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ, làm cho bạn bè hiểu đúng, hiểu rõ hơn về Việt Nam, cô lập các lực lượng thù địch tại các diễn đàn quốc tế. Điển hình là tại Diễn đàn Nhân dân Á – Âu lần thứ 6 tại Phần Lan năm 2006, ta đã làm thất bại hoàn toàn âm mưu hoạt động chống phá của các nhóm Việt kiều phản động cũng như âm mưu can thiệp gây tổn hại cho Việt Nam của một số tổ chức Tây Âu. Trước đó, việc đăng cai Diễn đàn Nhân dân ASEM 5 (2004) tại Hà Nội là một thách thức lớn trong bối cảnh một số tổ chức Tây Âu tìm cách can thiệp, áp đặt và tính chất phức tạp vốn có của lực lượng tham gia Diễn đàn. Tuy nhiên, ta đã xử lý có hiệu quả, đảm bảo cho Diễn đàn thành công, đóng góp tích cực cho sự phát triển của Diễn đàn Nhân dân Á – Âu, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ của các đại biểu quốc tế tham dự. Từ sau Diễn đàn Nhân dân ASEM 5 tại Hà Nội, Việt Nam đã khẳng định vị trí của mình trong Ban Tổ chức Quốc tế của Diễn đàn. Bên cạnh việc bảo vệ các lợi ích của mình, tại các diễn đàn và hoạt động đa phương, ta cũng luôn tích cực tham gia góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì những mục tiêu tiến bộ. Cụ thể là chúng ta đã đóng vai trò tích cực trong việc hình thành Mạng lưới Đoàn kết Nhân dân Nam – Nam; tổ chức các hoạt động nghiên cứu về giải pháp của nhân dân trước những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội đang được đặt ra; đăng cai tổ chức thành công nhiều hoạt động của các mạng lưới và tổ chức quốc tế như hội nghị bàn tròn về “Dân chủ hóa và quyền lực của nhân dân”, hội nghị bàn tròn về “Hiệp định thương mại tự do EU-ASEAN”, Hội nghị Ban Thường vụ Hội đồng Hòa bình Thế giới, Đại hội Thanh niên Quốc tế ngữ thế giới lần thứ 63, Hội nghị Đoàn kết Nhân dân Nam – Nam… Tại các diễn đàn quốc tế, chúng ta đã chia sẻ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm về những vấn đề quốc tế, đóng góp vào hoạt động chung của lực lượng nhân dân tiến bộ, bày tỏ tình đoàn kết với cuộc đấu tranh của nhân dân các nước. Có một lợi thế là hình thức tổ chức và điều kiện hoạt động của các tổ chức đa phương cho phép chúng ta tiếp cận nhiều phong trào, tổ chức và những học giả, nhà hoạt động chính trị, xã hội tiến bộ của các nước trên thế giới. Điều này tạo điều kiện cho chúng ta hình thành quan hệ hợp tác với mạng lưới các học giả, các nhà hoạt động chính trị xã hội tiến bộ, có nguồn tri thức mang tính cách mạng, giúp cho ta có những nhận định, phân tích khoa học và bổ ích về những vấn đề đặt ra đối với nhân loại nói chung và đối với đất nước Việt Nam nói riêng. Trong thời gian qua, chúng ta đã chú trọng phát huy kênh này để tìm hiểu kinh nghiệm, thông tin, tổ chức nghiên cứu về các vấn đề đặt ra để phục vụ cho quá trình phát triển của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa. Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam đã có nhiều hoạt động nghiên cứu về giáo dục, toàn cầu hóa và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), về vấn đề tam nông, hiệp định thương mại tự do, dân chủ hóa và xã hội dân sự, về khủng hoảng tài chính toàn cầu… qua đó, cung cấp các thông tin có giá trị cho lãnh đạo cũng như các cơ quan chức năng về các vấn đề quốc tế liên quan. Thực tiễn hoạt động trong thời gian qua khẳng định chủ trương đẩy mạnh hoạt động đa phương của Liên hiệp và các biện pháp thực hiện là hết sức đúng đắn. Chúng ta đã triển khai các hoạt động hợp tác đa phương với hiệu quả cao, tạo hiệu quả chính trị to lớn. Trong tình hình thế giới hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang có tác động nhiều chiều đến đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của các nước trên thế giới, cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới sẽ có những bước phát triển mới với những mối quan tâm liên quan đến các vấn đề như hòa bình và an ninh, quyền kinh tế và xã hội, công bằng sinh thái, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, tác động của các hiệp định thương mại tự do, nhân quyền, dân chủ hóa và quyền lực của nhân dân… Trong bối cảnh đó, trong lĩnh vực hợp tác đa phương, chúng tôi xin đề xuất lãnh đạo Liên hiệp như sau: 1. Trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động, rút ra bài học kinh nghiệm trong thời gian qua và nhận thức được yêu cầu của tình hình mới, cần đề ra các phương hướng và giải pháp nhằm củng cố tổ chức, tăng cường năng lực, tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động hợp tác đa phương. 2.Quan tâm và có biện pháp khai thác tri thức của các học giả tiến bộ mà ta có điều kiện tiếp cận thông qua các diễn đàn đa phương; đầu tư cho công tác lý luận, nghiên cứu, dự báo, phân tích tình hình quốc tế và các tác động, ảnh hưởng đối với Việt Nam về các vấn đề chính trị, đối ngoại, kinh tế, xã hội của đất nước. Tham luận của Ban Đa phương - Liên hiệp CTCHNViệt Nam tại Đại hội IV Hiện đại hóa, toàn cầu hóa và vấn đề chảy máu chất xám Trần Hữu Dũng 01/12/2009 02:48:08 PM Ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, hiện tượng “chảy máu chất xám” (từ nước này sang nước khác) là một hiện tượng được nhiều người, trong chính quyền cũng như ngoài xã hội, đặc biệt quan tâm. Ngay các quốc gia tiền tiến Tây Âu và Canada thỉnh thoảng cũng bộc lộ nhiều lo lắng về chất xám của họ di cư sang Mỹ. Và chính ở Mỹ, trong vài năm gần đây, do hậu quả những luật lệ cấm đoán một số đề tài nghiên cứu sinh y học tại nước này, cũng bị thất thoát nhiều khoa học gia sang Anh. Tuy nhiên, cho đến nay, sự chảy máu chất xám trầm trọng nhất vẫn là từ các quốc gia nghèo, kém phát triển Á, Phi, Mỹ La Tinh (và mới đây là Đông Âu) sang các quốc gia giàu, đã phát triển, ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Để có một chính sách đúng đắn đối với hiện tượng này, và cụ thể hơn là để cá nhân chất xám có những quyết định sáng suốt cho tương lai bản thân và gia đình, những lý do thường viện dẫn để giải thích cái “không tốt”, hoặc “tốt”, của sự chảy máu chất xám, cũng như những phản luận, cần được khám định cặn kẽ và khách quan. 1. Tại sao nên quan ngại? Có hai ý kiến thường được nêu ra để giải thích cho sự “không nên có” của chảy máu chất xám. Ý kiến thứ nhất thì cho rằng chất xám chảy ra nước ngoài là một mất mát cho những nước nghèo, đã tốn nhiều nguồn lực quốc gia trong hàng chục năm đào tạo chất xám ấy, để rồi lại bị các nước giàu chuổn mất. Ý kiến thứ hai thì cho rằng sự đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp của người trí thức chuyên viên tại quê huơng họ là rất cao và cần thiết hơn ở các nước đã phát triển, sự vắng mặt của họ là một thiệt thòi lớn cho những nước vốn dĩ đã lạc hậu, nghèo nàn. Song có nhiều nghi vấn cần được đặt cho những ý kiến này. Thứ nhất, phải so sánh đóng góp (cho quê hương họ) của cá nhân liên hệ trong toàn cuộc đời đương sự, không chỉ trong một số năm nhất định nào đó sau khi xuất ngoại và thành tài. Trong khoảng đời dài đó là những số lượng kiều hối, và những đóng góp sau khi họ có thể trở về nước sau nhiều năm làm việc ở nước ngoài v v Sự phát triển kinh tế thần kỳ của các nước Đông Á (trước hết là Hàn Quốc, Đài Loan, hiện nay là Ấn Độ và hầu hết các nước trong vùng) phần đáng kể là do những chuyên viên các nước ấy mang tài năng, vốn liếng về đóng góp, sau nhiều năm sinh cơ lập nghiệp tại các quốc gia tiền tiến, nhất là Mỹ. Và trên hết phải nhận định rằng năng suất làm việc của họ ở môi trường quê huơng có thể rất khác môi trường nước ngoài, tùy vào ngành nghề và trình độ phát triển của xứ sở. Nói cách khác, năng suất có thể là rất cao của họ trong việc làm tại các quốc gia tiền tiến không thể dễ dàng “bứng rễ” hồi hương, dù họ có trở về. Sự đóng góp của một người Việt ở nước ngoài và trong nước, tuy hình thức có khác nhau, không nhất thiết phải là một đàng thì nhiều, một đàng thì ít. Thứ hai, chất lượng của chất xám không phải hoàn toàn là sở hữu của cộng đồng, là kết quả đầu tư của nơi họ sinh trưởng. Một phần đáng kể là do những nổ lực cá nhân của chính họ, không chỉ là do tiền của đóng góp cho sự giáo dục của họ thuở thiếu thời. “Có công nuôi dưỡng” là một cụm từ cần phải xác định cho rõ. 2. Tại sao không nên quan ngại? Đối với nhiều người khác thì cái gọi là chảy máu chất xám không là một vấn đề cần quan ngại, chẳng phải chỉ vì lý luận của những người cho nó “xấu” (như nói trên) là sai, nhưng còn vì một số lý do tích cực khác. Một là, trên bình diện kinh tế khách quan, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, thì những luồng chảy chát xám chỉ là một cục diện của những giao lưu kinh tế thế giới: các “đầu vào” (inputs) luôn có khuynh hướng “chảy” từ những công nghiệp, những địa phương có thu hoạch thấp đến những công nghiệp, những địa phương có thu hoạch cao. Theo kinh tế học tân cổ điển thuần tuý, những dòng chảy này càng thông thoáng thì tài nguyên nhân loại càng được phân bố hợp lý, đưa vào những sử dụng có hiệu năng tương đối cao nhất. Nói cách khác, sự di cư chất xám chỉ là hậu quả của quy luật kinh tế, không có gì đáng quan ngại, cần ngăn trở. Hai là, nhìn từ quan điểm người sở hữu chất xám thì sự di cư từ một quốc gia kém phát triển, thậm chí có thể đang trong bom đạn chiến tranh, đến một quốc gia tiền tiến, an bình, có mức sống cao, rõ ràng là tăng phúc lợi cho bản thân và gia đình họ, và qua kiều hối, đóng góp cho quốc gia gốc. Sự di cư đó là một phần của tự do, dân chủ, quyền căn bản của con người Song, cũng chính lý thuyết này, nếu đi sâu hơn, sẽ nêu ra hai dè dặt. Thứ nhất, khi toàn bộ cơ cấu kinh tế còn nhiều “méo mó” (distortions) − chẳng hạn khi còn những công nghiệp độc quyền − thì sự hoàn thiện hơn ở một mảnh nhỏ thị trường (ví dụ như lao động) không phải bao giờ cũng tăng mức độ hoàn mỹ của toàn bộ kinh tế. Đó là định lý “cái tốt bật nhì" (second-best theorem) nổi tiếng trong kinh tế học hiện đại. Thứ hai, lao động nhiều chất xám là một thứ lao động đặc biệt, không giống những lao động tầm tầm khác, bởi vì nó gây những lợi ích ngoại vi, không phản ảnh hết trong thu nhập của cá thể lao động chất xám ấy. Thế nên sự di chuyển của nó theo những tín hiệu lợi hại nhìn từ cá thể sẽ không chắc ăn khớp với những lợi hại cộng đồng. Nói lý thuyết hơn thì hiện tượng này thuộc phạm trù lý thuyết về ngoại ứng (externalities). Theo lý thuyết này (mà người khai sáng là Ronald Coase, Nobel 1991) thì sự sản xuất hoặc tiêu dùng một sản phẩm hay dịch vụ có thể ảnh hưởng đến những người chung quanh (tốt hoặc xấu) ngoài tác dụng (lợi hoặc hại) cho chính người mua hoặc bán những sản phẩm hay dịch vụ đó. Nói cách khác, có sự chênh lệch giữa lợi ích (hoặc phí tổn) cá thể và lợi ích (hoặc phí tổn) cộng đồng. Và đối với những loại sản phẩm và dịch vụ có ngoại ứng như thế thì cơ cấu thị truờng thuần tuý sẽ không đem đến sự phân bố tối ưu. Thứ ba, nhìn từ quan điểm cá nhân, mỗi người đều cư xử hợp lý khi phản ứng theo những tín hiệu thị trường: dời đến nơi nào, làm công việc gì, cũng là để tối đa hóa thu nhập vật chất và tinh thần của người ấy. Tuy nhiên, để giải bài toán “tối ưu hoá” đó cho thật đúng, người quyết định cần ý thức rằng hành động của mình có thể (dù rất gián tiếp và vô tình) tăng thêm những chênh lệch bất công giữa các quốc gia, cũng như giữa các tầng lớp xã hội trong một quốc gia, nhất là sự phân hoá giàu nghèo tại quốc gia gốc của họ. Để giải thích điều này, nên thử hỏi tại sao có sự chênh lệch quá lớn về lương bổng giữa người làm việc cho các công ty nước ngoài và công ty trong nuớc (đùng nói chi đến cán bộ, công chức). Theo lý thuyết kinh tế tân cổ điển, lương lao động (nói rộng hơn là tiền bù trả cho mọi loại đầu vào) là tuỳ thuộc vào hai yếu tố chính: (1) năng xuất biên tế lao động (marginal labor productivity) và (2) giá trị thu nhập biên tế (marginal revenue). Yếu tố thứ nhất giải thích một phần sự chênh lệch lương bổng là phản ảnh khả năng cao của những người làm việc cho các công ty nước ngoài: ngoại ngữ họ thành thạo hơn, khả năng vi tính của họ tốt hơn, phong cách giao tiếp của họ năng động hơn, v v Song yếu tố thứ hai nhắc ta nhớ rằng một phần sự chênh lệch lương bổng là hậu quả của thế lực thị trường (mà có thể xem như một hình thức “bốc lột”) của các công ty ngoại quốc. Nói cách khác, mọi mặt bằng nhau (ceteris paribus) thì công ty độc quyền sẽ trả lương cao hơn công ty cạnh tranh, vì nhân viên trong công ty ấy chia sẻ phần nào lợi nhuận độc quyền đó. Như vậy, khi nhận lương cao ở các công ty đa quốc gia ngoại quốc, người sở hữu chất xám vô tình đóng góp phần nào vào sự bóc lột bất công trong chính xã hội của họ. 3. Vài lời cuối Xin kết luận bằng một tóm tắt và vài ý kiến riêng. Thứ nhất, những hậu quả không tốt của chảy máu chất xám một phần là do những lỗ hổng, những bất toàn, thất bại thị trường (và do đó là cơ cấu kinh tế) trong nước cũng như toàn cầu. Những lỗ hổng này cần đựơc nhà nước sửa chữa (trong chừng mực có thể) tự cội rễ, một cách toàn bộ, không thể chỉ băng vá qua loa một hậu quả (tương đối là nhỏ) của nó là sự thất thoát chất xám. Thứ hai, bản thân người có chất xám phải ý thức được khả năng đóng góp thật sự của mình (và những thu nhập tinh thần cũng như vật chất do sự đóng góp đó) trong những quyết định nghề nghiệp và cuộc sống của họ Quyết định tối hậu phải do người sở hữu chất xám, với ý thức đầy đủ và sâu rộng hậu quả sự chọn lựa của mình. Đối với nhiều thế hệ trước đây (khi cơ hội tái xuất ngoại là rất khó) thì đây là một quyết định bản lề cho cả đời: giữa quê huơng và thế giới, giữa cá nhân và cộng đồng, cho suốt cuộc đời của người lựa chọn. Ngày nay, trong hoà bình độc lập, tình trạng đã ít bức bách hơn, song vai trò của người công dân trí thức trong xã hội chậm tiến, lạc hậu thì vẫn còn là quan trọng hơn những đồng nghiệp, đồng song của họ trong một quốc gia đã phát triển. Nghĩ cho cùng, sự đóng góp vào đời sống cộng đồng là hệ trọng, không phải vì đó là nghĩa vụ mang tính hi sinh, nhưng là một cơ hội để chính bản thân người trí thức có những thu nhập tinh thần cao quý cho chính mình, những thu nhập không thể có được trong xã hội nước người. Và tuy đóng góp ấy không nhất thiết đòi hỏi sự hiện diện trên xứ sở, nó sẽ là khó hơn nếu sống xa quê huơng. Hầu như mọi người đều đồng ý rằng nước ta cần phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá, và niềm ao ước chung là mỗi người Việt Nam, nhất là những người trẻ ở hải ngoại, hoặc là du học hay sinh trưởng ở nước người, sẽ đóng góp được phần nào vào sự nghiệp đó. Song, ao uớc suông như vậy là chưa đủ: Vai trò đó, muốn thực tế, phải diễn ra trong cuộc sống và con đường tăng tiến nghề nghiệp của từng người, trong bối cảnh cơ hội mà Việt Nam và thế giới tạo ra cho họ. Một sự dung hoà, đồng bộ, tương thích là cần thiết Một cái nhìn như phác hoạ trên đây, theo người viết bài này, sẽ là hợp tình hợp lý nhất: nó không phủ nhận những khía cạnh không tốt của sự chảy máu chất xám, nhưng đồng thời nó cũng tôn trọng tự do cá nhân căn bản của mỗi người. Điều cần nhất là phải hoàn chỉnh những cơ chế kinh tế xã hội trong nước cũng như hợp tác với cộng đồng thế giới để sắp xếp lại tương quan kinh tế toàn cầu. Đồng thời, mỗi cá nhân may mắn sở hữu chất xám phải tự trách nhiệm xác định toàn thể khả năng đóng góp tối đa của mình - và đừng quên những đóng góp đó sẽ có đền bù, dù là tinh thần - trong cộng đồng nhân loại, rồi tự chọn con đường mình đi trong ý thức đó. Dayton 15 tháng 12, 2001 Nguồn: Viet-Studies Ngô Đức Thịnh- Văn hóa trong sự phát triển xã hội THỨ NĂM, 16 THÁNG 4 2009 12:58 VIETTEMS GS. TS. Ngô Đức Thịnh 1. Phát triển và xã hội phát triển Nếu như khái niệm "phát triển" là một thuật ngữ được hình thành từ sau thế chiến thứ hai, chứa đựng nội dung sự thay đổi xã hội và kinh tế, thì các chính sách thực hành sự phát triển lại có lịch sử lâu dài hơn. Ngay từ thời thịnh hành của chủ nghĩa thực dân, sứ mạng "phát triển", "khai hoá văn minh” của các đế quốc đối với thuộc địa của họ ở châu Phi, châu Á, Mỹ La - Tinh cũng đã được rao giảng. Từ sau thế chiến thứ hai, khái niệm phát triển được sự ủng hộ và đề [...]... vậy tỷ lệ nghèo vẫn còn cao với 25% số dân và tốc độ giảm nghèo đang chậm lại Điều đáng lo ngại nữa là tỷ lệ nghèo ở nông thôn, nhất là các vùng dân tộc thiểu số, vùng núi cao gấp 2-3 lần tỷ lệ nghèo ở thành thị, khoảng cách giàu nghèo trong nhân dân chưa được thu hẹp Nhiệm vụ đấu tranh chống đói nghèo là nhiệm vụ cơ bản, cấp bách của nhân dân các nước Á, Phi, Mỹ Latinh - Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn... thuộc địa ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La – Tinh Với các quan niệm và chính sách phát triển này, nhiều khi cùng với sự giàu lên nhanh chóng của các nước công nghiệp phát triển, lại là sự nghèo đói và "lạc hậu hoá", sự phụ thuộc của các nước được coi là kém phát triển vào các nước công nghiệp phát triển Do vậy, một nghịch lý đã và đang đặt ra, đó là cùng với các chương trình phát triển, thì ở một cực này, con... chính sách xã hội Tăng việc làm và thu nhập kết hợp với nhau sẽ cải thiện việc tiếp cận y tế, giáo dục, nước sạch Tuy nhiên, để đương đầu với đói kinh niên, với bệnh tật và nghèo Châu Phi cần sự hỗ trợ tài chính của các nước khác, đặc biệt là các nước công nghiệp hoá và nước giàu Nhìn chung, các nước Châu Phi không có đủ nguồn lực cần thiết để đối phó với các tình huống khẩn cấp diện rộng mà các nước. .. quốc tế tham dự Hội thảo XĐGN và phát triển bền vững là một sự nghiệp có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng, mang tính vừa cơ bản, lâu dài vừa cấp bách của nhân dân các nước trên thế giới, đặc biệt là của nhân dân các nước Á, Phi, Mỹ Latinh Tiến sĩ Fakhry Lahib, Trưởng đoàn đại biểu Tổ chức Đoàn kết Nhân dân các nước Á -Phi (AAPSO) của Ấn Độ nhấn mạnh: Nghèo đói là một thách thức lớn nhất đối với loài người... khẳng định sự gia tăng nghèo đói tại các nước đang phát triển tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh là một trong những mối quan ngại chính của sự phát triển Thử thách và trở ngại lớn nhất trong quá trình phát triển tại các nước đang phát triển là mức thu nhập thấp, thất học, bệnh tật, bất bình đẳng, nợ nần, gia tăng dân số nhanh và khủng bố Các quốc gia nghèo bị vây hãm bởi vòng xoáy nợ nần Tham dự Hội... vậy là "con người kinh tế" Tuy nhiên, tư tưởng phát triển xã hội lấy tăng trưởng kinh tế làm nền tảng ấy cũng gặp phải những bất cập, nhất là đối với các nước thế giới thứ ba, các nước đang phát triển Cũng cần phải nói ngay rằng, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các nước Châu Âu tư bản chủ nghĩa vào thế kỷ XVII-XIX đều dựa trên một nguồn lực rất quan trọng là bóc lột các nước thuộc địa ở Châu... Xã hội và Nhân văn Á, Phi, Mỹ la tinh cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm giảm nghèo Cập nhật ngày: 05/09/2005 Á, Phi, Mỹ la tinh cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm giảm nghèo Xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững là một sự nghiệp có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng, mang tính cơ bản, lâu dài, vừa cấp bách của nhân dân các nước trên thế giới, đặc biệt là của nhân dân các nước Châu Á, Phi, Mỹ la tinh Phân tích... văn hoá thông qua hệ giá trị là một tất yếu khách quan, sản phẩm của quá trình lịch sử mỗi dân tộc; tuy nhiên, điều đó không phải là cái bất biến, mà chúng ta, với tư cách là chủ thể xã hội và văn hoá, một khi đã nhận thức được nó, hoàn toàn có thể tác động theo chiều hướng thúc đẩy, khai thác các mặt, các giá trị tích cực, hạn chế các mặt, các giá trị mang tính tiêu cực, nhằm thúc đẩy sự phát triển... người nghèo nhất là 1:30 vào năm 1960 và tăng lên 1:60 vào năm 1990 và 1:74 năm 1998 Sự cấm vận mà các siêu cường áp đặt lên các dân tộc tạo ra những nhân tố dẫn tới tình trạng nghèo đói Các siêu cường đặt ra những trở ngại trên con đường phát triển kinh tế và xã hội của các nước đang phát triển Sự bùng nổ của thất nghiệp cũng là nhân tố quan trọng góp phần làm xấu hơn tình trạng nghèo đói và làm suy... cơ sở pháp lý Từ nay, cơ chế tự nguyện sẽ không còn, mọi quyết định của ASEAN đều ràng buộc về pháp lý Mọi người hy vọng "Hiến chương ASEAN" sẽ thắt chặt mối đoàn kết, hợp tác của 10 nước thành viên, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mang lại lợi ích thiết thực cho các nước trong khu vực Các tổ chức hợp tác, liên kết khu vực khác ở các châu á, Phi, Mỹ La-tinh, Bắc Mỹ, Trung Đông, Nam Á, châu Á - . Chống đói nghèo là nhiệm vụ cấp bách ở các nước Á-Phi-Mỹ Latinh (TTXVN) – "Đấu tranh chống đói nghèo là nhiệm vụ cơ bản, cấp bách của các nước Á-Phi-Mỹ Latinh& quot;, nguyên. tỷ lệ nghèo ở thành thị, khoảng cách giàu nghèo trong nhân dân chưa được thu hẹp. Nhiệm vụ đấu tranh chống đói nghèo là nhiệm vụ cơ bản, cấp bách của nhân dân các nước Á, Phi, Mỹ Latinh -. của các nước khác, đặc biệt là các nước công nghiệp hoá và nước giàu. Nhìn chung, các nước Châu Phi không có đủ nguồn lực cần thiết để đối phó với các tình huống khẩn cấp diện rộng mà các nước

Ngày đăng: 03/02/2015, 10:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w