Để đánh giá chất lượng tinh trùng bảo quản thay đổi theo thời gian và dung dịch cố định, thông qua chỉ tiêu đánh giá phần trăm vận động tinh trùng, thời gian tinh trùng vận động, kiểu ti
Trang 1I PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN TINH TRÙNG CÁ TRA VÀ BA SA DÀI NGÀY BẰNG NITƠ LỎNG
a/ Thí nghiệm: Đánh giá sự vận động tinh trùng bảo quản trong Nitơ lỏng
Qui trình bảo quản tinh trùng được trình bày các bước sau
Đông lạnh ở tốc độ hạ nhiệt 5-70C đat đến –800C
Tinh trùng saukhi được vuốt
Dung dịch cố định Pha loãng tỉ lệ 1: 10
Chất bảo vệ ở nồng độ 5-20%
Thời gian cân bằng 10 phút
Thả trực tiếp vào bình Nitơ lỏng
Sau 3 tháng bảo quản
Đánh giá chất lượng tinh Cho vào ống nhựa0,5mL
Trang 2Với chất bảo vệ là
- Dimethyl sulfoxide (DMSO) (theo Tiersch và ctv., 1994)
- Glycerol (G) (Theo Tiersch và ctv., 1994)
- Methanol (M) (theo Tiersch và ctv., 1994)
Và ở 4 nồng độ: 5%, 10%, 15%, 20%
II KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
A Kết Quả Cá Tra
1 Phương pháp bảo quản ngắn ngày tinh trùng cá tra Pagasius hypophthalmus
Tinh trùng được vuốt ra khỏi cá đực và chỉ hoạt động khi được tiếp xúc với nước Sự thụ tinh giữa tinh trùng và trứng diễn ra rất nhanh trong vòng vài giây sau khi tinh trùng hoạt động Để bảo quản tinh trùng sau khi rời khỏi cơ thể, tiến hành trữ tinh trùng trong các dung dịch cố định Chúng tôi sử dụng bốn dung dịch cố định tinh trùng Đó là dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9%, dung dịch HBSS (dung dịch muối cân bằng Hank), dung dịch CF-HBSS (dung dịch muối câng bằng Hank không chứa Calcium) và dung dịch đệm Tris (gồm NaCl 0,9% và pH=7), với tỷ lệ pha loãng giữa tinh và dung dịch cố định tinh trùng là 1:10, trữ ở nhiệt độ 4-100C
Để đánh giá chất lượng tinh trùng bảo quản thay đổi theo thời gian và dung dịch cố định, thông qua chỉ tiêu đánh giá phần trăm vận động tinh trùng, thời gian tinh trùng vận động, kiểu tinh trùng vận động cũng như đánh giá qua tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống và tỉ lệ dị hình
2 Đánh giá sự vận động tinh trùng theo thời gian bảo quản
Sự vận động tinh trùng được bảo quản trong các dung dịch cố định thay đổi theo thời gian bảo quản từ 12 giờ đến 96 giờ Kết quả được trình bày ở bảng 1
Theo kết quả bảng 4.1, phần trăm tinh trùng vận động giảm dần theo thời gian bảo quản và cũng thay đổi theo dung dịch cố định tinh trùng Kết quả thí nghiệm cho thấy ở thời gian bảo quản 24 giờ, phần trăm vận động tinh trùng bảo quản trong dung dịch cố định Tris so với phần trăm vận động tinh trùng đối chứng (100%) thì không sai khác Trái lại, các dung dịch cố định tinh trùng còn lại cho thấy phần trăm tinh trùng vận động còn lại 63,3- 73,3% so với đối chứng có sự sai khác Vậy ở thời gian bảo quản 24 giờ thì dung dịch cố định Tris giúp tinh trùng vận động tốt nhất
Tinh trùng bảo quản sau thời gian 48 giờ bắt đầu có sự thay đổi khá rõ Trong dung dịch cố định HBSS, phần trăm tinh trùng vận động bằng không, nghĩa là sự sống của chúng không còn nữa Tuy nhiên, đối với dung dịch cố định CF-HBSS, Tris và nước muối sinh lý NaCl 0,9% thì kết quả thí nghiệm cho thấy phần trăm vận động tinh trùng bảo quản còn
Trang 3tốt, mặc dù so với đối chứng (100%) thì đã giảm khá nhiều Cụ thể như dung dịch Tris (43,3%), CF-HBSS (36,7%) và dung dịch NaCl (50,0%)
Đến thời gian bảo quản sau 72 giờ, phần trăm vận động tinh trùng bảo quản trong các dung dịch cố định giảm rất nhiều Cụ thể như dung dịch cố định Tris(26,7%), dung dịch CF-HBSS và NaCl (13,3%), rồi đến HBSS (bằng không) Thời gian bảo quản tinh trùng càng kéo dài thì phần trăm tinh trùng vận động càng giảm Đến thời gian bảo quản 96 giờ, chỉ còn khoảng 10% tinh trùng vận động được bảo quản trong dung dịch cố định Tris và NaCl 0,9% Nhận xét thấy rằng, chất lượng tinh trùng thông qua chỉ tiêu đánh giá phần trăm tinh trùng vận động trong điều kiện không cung cấp oxygen và thuốc kháng sinh, 50% tinh trùng còn sống và vận động sau 48 giờ trong dung dịch cố định Tris và NaCl 0,9%
Bảng 1 Phần trăm tinh trùng vận động theo thời gian bảo quản và dung dịch cố định
Trang 4nhân dẫn đến phần nào chất lượng tinh trùng kém Ngược lại, áp suất thẩm thấu dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% là 300 mOsmol/Kg, CF-HBSS là 320 mOsmol/Kg và Tris là
310 mOsmol/Kg cao hơn dung dịch cố định HBSS nên chất lượng tinh trùng được bảo quản mang lại kết quả tốt hơn
Khi so sánh với kết quả của Mongkopunya và ctv., 1996 bảo quản tinh trùng cá tra với các dung dịch cố định Kết quả tinh trùng bảo quản đến thời gian 96 giờ thì kết quả tương tự Tuy nhiên, theo báo cáo kết quả của Mongkopunya và ctv., 1996 có sử dụng thuốc kháng sinh nên đã kéo dài thời gian sống tinh trùng được 6 ngày Tuy nhiên, cả hai kết quả này thì thấy rằng phần trăm tinh trùng vận động tốt nhất là 2 ngày
Bảng 2 Thời gian tinh trùng vận động theo thời gian bảo quản và dung dịch cố định
Trang 5so với dung dịch cố định HBSS (chỉ sau 36 giờ bảo quản, tinh trùng đã không còn sống sót)
Đến thời gian 96 giờ bảo quản tinh trùng trong dung dịch cố định Tris và NaCl 0,9% thì tinh trùng vẫn còn vận động trung bình từ 16-17 giây so với 50 giây của đối chứng, còn dung dịch cố định HBSS và CF-HBSS mang lại kết quả kém nhất
Để đánh giá chất lượng tinh trùng khi qua chỉ tiêu đánh giá sự vận động tinh trùng thì kiểu vận động tinh trùng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng tiếp xúc giữa tinh trùng và trứng Kiểu vận động tinh trùng giảm dần theo thứ tự từ tinh trùng di động rất nhanh không thể nhìn thấy từng cá thể, rồi đến kiểu di động chậm, di động tại chỗ và bất động Dựa vào thang đánh giá kiểu vận động tinh trùng của Sanchez- Rodiguez và Billard (1977), để tiến hành đánh giá sự vận động tinh trùng Kết quả được thể hiện qua bảng 4.3 sau
Trang 6nhanh mà mắt thường không thể nhìn thấy rõ từng cá thể) Tuy nhiên các dung dịch cố định khác cho kết quả tương đối thấp hơn (trung bình từ kiểu 4-5)
Khi thời gian tinh trùng bảo quản đến 48 giờ trong các dung dịch cố định, kiểu tinh trùng vận động đã có sự thay đổi lớn hơn Dung dịch cố định HBSS cho kết quả tinh trùng bất động (kiểu 0) Đối với dung dịch cố định Tris, NaCl 0,9% và dung dịch CF-HBSS thì kiểu tinh trùng vận động giảm xuống (kiểu 3: tinh trùng vận động bao gồm tinh trùng vận động nhanh, vận động chậm và không vận động) Sau thời gian 72 giờ tinh trùng bảo quản trở đi thì kiểu vận động giảm hẳn (từ kiểu 2 giảm xuống đến kiểu 0)
Qua việc đánh giá chất lượng tinh trùng thông qua chỉ tiêu đánh giá sự vận động tinh trùng bảo quản trong các dung dịch cố định, cho thấy rằng chất lượng tinh trùng bảo quản giảm dần theo thời gian bảo quản và thay đổi theo dung dịch cố định tinh trùng Trong thí nghiệm này, việc đánh giá ban đầu cho thấy dung dịch cố định Tris, nước muối sinh lý NaCl 0,9% là tốt nhất, kế đến là dung dịch CF-HBSS và sau cùng là dung dịch cố định HBSS
3 Khả năng thụ tinh của tinh trùng bảo quản
Đây là chỉ tiêu đánh giá quan trọng nhất để cho thấy chất lượng tinh trùng được bảo quản trong các dung dịch cố định Chúng tôi tiến hành thí nghiệm cho thụ tinh giữa trứng và tinh trùng bảo quản trong các dung dịch cố định theo thời gian bảo quản từ 24-72 giờ
Do kết quả thụ tinh, ngoài việc lệ thuộc vào chất lượng tinh trùng còn lệ thuộc đến chất lượng trứng, cho nên chúng tôi tiến hành thí nghiệm lập lại sự thụ tinh trên ba cá cái Sau đây là kết quả tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở, tỉ lệ dị hình, và chất lượng cá bột theo thời gian bảo quản tinh trùng và dung dịch cố định tinh trùng
a/ Đánh giá tỉ lệ thụ tinh
Bảng 4 Tỉ lệ thụ tinh sau thời gian bảo quản 24 giờ tinh trùng được bảo quản trong
các dung dịch cố định
Trang 7Các giá trị cùng hàng có cùng mẫu tự thì không có sự sai khác ở xác suất 95% (P<0,05) Ngược lại, các giá trị cùng hàng không cùng mẫu tự thì có sự sai khác
Qua bảng 4, theo tac giả nhận thấy tỉ lệ thụ tinh sau thời gian 24 giờ tinh trùng bảo quản trong các dung dịch cố định không sai khác so với đối chứng (86,0%), nhất là dung dịch cố định Tris (89,1%) và dung dịch NaCl 0,9% (84,7%) cho kết quả rất tốt
Bảng5 Tỉ lệ thụ tinh sau thời gian bảo quản 48 giờ tinh trùng được bảo quản trong
các dung dịch cố định
chứng (96,4%) thì sai khác ít
Tỉ lệ thụ tinh sau thời gian 72 giờ tinh trùng bảo quản trong các dung dịch cố định so với đối chứng có sự sai khác rõ rệt (bảng 4.6) Cụ thể như dung dịch cố định Tris (56,1%), dung dịch HBSS (46,8%), dung dịch CF-HBSS (44,4%), dung dịch nước muối sinh lý NaCl
0,9% (36,9%) so với đối chứng (91,2%)
Trang 8
Bảng 6 Tỉ lệ thụ tinh sau thời gian bảo quản 72 giờ tinh trùng được bảo quản
trong các dung dịch cố định
Với kết quả tỉ lệ thụ tinh cho thấy rằng tỉ lệ thụ tinh của tinh trùng bảo quản trong các dung dịch cố định giảm dần theo thời gian bảo quản và thay đổi theo dung dịch cố định Trong các dung dịch cố định, thì dung dịch Tris là dung dịch đạt kết quả cao nhất Và thời gian bảo quản hiệu quả chỉ hai ngày để cho kết quả tương đương với đoiá chứng, nhưng
đến thời gian bảo quản sau 72 giờ thì kết quả thụ tinh chỉ còn phân nữa so với đối chứng b/ Đánh giá tỉ lệ nở
Sau khi trứng thụ tinh, chúng tôi tiếp tục đánh giá tỉ lệ nở để xem chất lượng tinh
trùng bảo quản trong các dung dịch cố định thay đổi theo thời gian bảo quản và dung dịch cố định Kết quả được trình bày sau đây
Trang 9Theo thời gian tinh trùng bảo quản, kết quả thí nghiệm ở bảng 4.7 cho thấy sau 24 giờ tinh trùng bảo quản trong dung dịch cố định HBSS và CF-HBSS cho kết quả tỉ lệ nở cá bột (85,7- 89,0%) so với đối chứng (92,6%) có sai khác nhưng rất ít Đối với hai dung dịch cố định Tris và NaCl 0,9% cho kết quả tỉ lệ nở (91,9- 92,0%) không sai khác so với đối chứng (92,6%)
Khi thời gian bảo quản tinh trùng đến 48 giờ, tỉ lệ nở có sự sai khác với đối chứng (bảng 4.8) Tinh trùng bảo quản trong dung dịch NaCl 0,9%, HBSS có tỉ lệ nở bằng không, trong khi hai dung dịch cố định Tris và CF-HBSS dẫn đến tỉ lệ nở khá cao lần lượt là 82,6% và 61,8% Như vậy, sau 48 giờ tinh trùng bảo quản, chỉ có dung dịch cố định Tris cho kết quả tương đương với đối chứng, kế đến là dung dịch cố định CF-HBSS, còn hai dung dịch cố định HBSS và NaCl 0,9% cho kết quả kém nhất
Bảng 7 Tỉ lệ nở cá bột sau thời gian 24 giờ bảo quản tinh trùng trong các dung
Trang 11trong vòng 24 giờ Nhưng khi thời gian bảo quản kéo dài (từ 48- 72 giờ), thì chỉ có dung dịch cố định Tris là tốt nhất Nhận xét thấy rằng, tương tự như việc đánh giá sự vận động tinh trùng cũng như đánh giá tỉ lệ thụ tinh, thì tỉ lệ nở sau thời gian bảo quản tinh trùng trong dung dịch cố định giảm dần theo thời gian bảo quản và thay đổi theo dung dịch cố định
c/ Đánh giá tỉ lệ sống
Ở cá tra P hypophthalmus, khi cá bột được một ngày tuổi thì chúng bắt đầu có hiện
tượng cắn nhau Do đó, để đánh giá tỉ lệ sống cá bột chúng tôi tiến hành đánh giá sau 24 giờ cá bột sống Ở kết quả bảng 4.10, tỉ lệ sống tương tự như kết quả tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở, nghĩa là thời gian 24 giờ tinh trùng bảo quản trong dung dịch cố định (94,5- 96,4%) không có sai khác so với đối chứng (95,0%)
Bảng 10 Tỉ lệ sống cá bột sau thời gian 24 giờ bảo quản tinh trùng trong các dung
Trang 12
d/ Đánh giá tỉ lệ dị hình
Qua bảng 4.12 và bảng 4.13, cho thấy tỉ lệ dị hình sau 24 giờ mà tinh trùng bảo quản (0,9- 1,4%) so với đối chứng (0,9%) không có sự sai khác Điều này chứng tỏ thành phần các dung dịch cố định không gây ảnh hưởng xấu đến cá bột Đến thời gian 48 giờ tinh trùng bảo quản, do tinh trùng bảo quản trong dung dịch cố định HBSS và NaCl 0,9% cho kết quả tỉ lệ nở bằng không, nên dẫn đến tỉ lệ dị hình cũng bằng không Riêng đối với dung dịch cố định CF-HBSS và Tris mà tinh trùng bảo quản ở thời gian 48 giờ cho kết quả
tỉ lệ dị hình (1,07- 1,33%) không sai khác với với đối chứng (1,07%)
Bảng 12 Tỉ lệ dị hình sau thời gian 24 giờ bảo quản tinh trùng trong các dung dịch cố định
Dung dịch cố định
Trang 13Với phương pháp bảo quản ngắn ngày cho tinh trùng cá tra (Pangasius
hypophthalmus) trong thí nghiệm này, đã cho kết quả bảo quản tinh trùng mang lại hiệu
quả nhất là trong hai ngày Trong đó, dung dịch cố định Tris là tốt nhất
4 Phương pháp bảo quản bằng nitơ lỏng cho tinh trùng cá tra
Pagasius hypophthalmus
Để bảo quản dài ngày tinh trùng cá tra Pangasius hypophthalmus, chúng tôi dùng
phương pháp trữ tinh bằng Nitơ lỏng Qui trình bảo quản tinh trùng bao gồm các khâu sau
Trang 14Tinh trùng được pha loãng với dung dịch cố định, sau đó cho vào dung dịch chất bảo vệ vào để hạ thấp điểm đông của môi trường ngoại bào và tốc độ khử nước của tế bào Trong thí nghiệm, chúng tôi sử dụng ba dung dịch cố định cho kết quả tốt nhất (kết quả ở phần bảo quản ngắn ngày) là dung dịch cố định Tris, CF-HBSS, nước muối sinh lý NaCl 0,9%, và sử dụng ba chất bảo vệ là DMSO (dimethyl sulfoxide), methanol, glycerol ở nồng độ 5%, 10%, 15%, 20% Sau đó, bắt đầu đông lạnh với tốc độ hạ nhiệt 5-70C cho đến khi đạt đến -800C, rồi thả trực tiếp vào Nitơ
Kiểm tra chất lượng tinh trùng thông qua sự vận động tinh trùng sau thời gian trữ tinh ba tháng với chế độ giải đông bằng phương pháp xoa tay trong 15 giây Kết quả đánh giá hoạt lực và sự sống tinh trùng bảo quản trong 3 tháng trong Nitơ lỏng được trình bày ở bảng 14, 15, 16
Bảng 14 Phần trăm vận động tinh trùng bảo quản trong Nitơ lỏng
Chất bảo vệ tinh trùng
Dung
dịch chứng Đối
5% 10% 15% 20% 5% 10% 15% 20% 5% 10% 15% 20%Tris 70,0 26,7 23,3 16,7 5,0 0,0 23,3 16,7 6,7 0,0 0,0 6,7 6,7 CF-HBSS 70,0 36,7 33,3 16,7 16,7 0,0 33,3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 NaCl 70,0 5,0 1,7 16,7 1,7 0,0 23,3 30,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
Bảng 15 Thời gian vận động tinh trùng bảo quản trong Nitơ lỏng
Chất bảo vệ tinh trùng
Trang 15Bảng 16 Kiểu vận động tinh trùng bảo quản trong Nitơ lỏng
Chất bảo vệ tinh trùng
Qua các bảng kết quả đánh giá khả năng vận động tinh trùng bảo quản trong Nitơ lỏng, theo tác giả nhận xét thấy rằng ở nồng độ DMSO 5% và 10% thì khả năng vận động tinh trùng (26,7-33,3% tinh trùng vận động và kiểu tinh trùng vận động là 2 ở dung dịch cố định Tris và CF-HBSS) tốt hơn so với nồng độ DMSO 15% và 20% (1,7-16,7% tinh trùng vận động và vận động kiểu 1-2)
Đối với chất bảo vệ glycerol ở nồng độ 10% thì có kết quả sự vận động tinh trùng (22,3-33,3% tinh trùng vận động và kiểu tinh trùng vận động là 1-2) trong các dung dịch cố định cao hơn so với các nồng độ khác của chất bảo vệ glycerol Riêng đối chất bảo vệ methanol cho kết quả hoạt lực tinh trùng kém nhất Tuy nhiên, chất lượng tinh trùng bảo quản trong Nitơ lỏng rất kém so với đối chứng (70% tinh trùng vận động và vận động kiểu bốn)
Nhận xét thấy rằng, sức sống tinh trùng bảo quản trong Nitơ lỏng so với tinh trùng tươi thì không đạt kết quả như ý muốn Điều này có thể giải thích do trong quá trình bảo quản, sự thẩm thấu chất bảo vệ chưa được xác định tốt nhất cũng như tốc độ hạ nhiệt chưa phù hợp…
Thời gian cân bằng nhằm giúp cho chất bảo vệ thẩm thấu vào tế bào tinh trùng, giữa môi trường ngoài và bên trong tế bào được cân bằng trước khi cho hạ tốc độ nhiệt Điều
Trang 16methanol, glycerol là những chất có khả năng thẩm thấu vào trong tế bào Khả năng thẩm thấu này có liên quan đến trọng lượng phân tử của chất bảo vệ Chất bảo vệ có trọng lượng phân tử thấp thì có khả năng xuyên qua màng tế bào một cách dễ dàng (gọi là chất bảo vệ nội bào) Trong thí nghiệm, chất bảo vệ methanol có trọng lượng phân tử thấp nhất (32,04), đến DMSO (78,13) và glycerol (92,1) Đối với nồng độ chất bảo vệ, do bản thân chúng là chất gây độc cho giao tử nhất là ở nồng độ cao; làm giảm sự sống tinh trùng Chất bảo vệ methanol dể dàng thẩm thấu nhất nhưng nếu kéo dài thời gian cân bằng làm cho tế bào protein bị biến tính (Shlafer, 1981), điều này ảnh hưởng đến khả năng sống sót của tinh trùng trước khi đông Chất bảo vệ mang tính thấm cho vào dung dịch tinh trùng thì có hiện tượng nước từ môi trường ngoại bào bắt đầu đi vào bên trong tế bào tinh trùng Khi hạ điểm đông xuống thì tế bào có hiện tượng trương phồng lên; nếu hạ nhiệt độ xuống chậm quá, việc hình thành các tinh thể đá sẽ gây hại đến tế bào tinh trùng bằng cách làm các tế bào phồng lên và có thể bị vỡ tung Do đó, chất bảo vệ ngoại bào có vai trò trong việc giúp môi trường ngoại bào và nội bào được cân bằng Điều này có nghĩa là tế bào phồng lên (đã cho chất bảo vệ nội bào vào) rồi cho chất bảo vệ ngoại bào vào thì có hiện tượng nước bên trong tế bào sẽ thoát ra ngoài, lúc này tế bào không hồng lên mà được co lại Khi hạ nhiệt độ xuống điểm đông, các tế bào tinh tùng trở lại trạng thái cân bằng Quay lại với kết quả trong thí nghiệm cho thấy đã không sử dụng chất bảo vệ ngoại bào, cho nên đã ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng Tuy nhiên, trong dung dịch CF-HBSS có chứa lượng glucose nên phần nào giúp được chất lượng tinh trùng bảo quản tốt hơn so với các dung dịch cố định khác
Tốc độ làm lạnh là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc bảo quản tinh trùng Nếu tế bào được làm làm lạnh nhanh quá thì việc khử nước không xảy ra thỏa đáng và sự hình thành tinh thể đá là nguyên nhân gây hại đến các cơ quan và màng tế bào; ngược lại, nếu tế bào tinh được làm lạnh chậm quá thì cũng ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng Trong thí nghiệm, có thể chưa điều chỉnh được tốc độ hạ nhiệt hoặc nhiệt độ hạ chưa phù hợp
Qua việc đánh giá chất lượng tinh trùng thông qua chỉ tiêu đánh giá sự vận động tinh trùng, bước đầu cho thấy trong thí nghiệm chất bảo vệ DMSO (nồng độ 5%- 10%) và glycerol (nồng độ 10%) trong dung dịch cố định tinh trùng CF-HBSS và Tris mang lại kết quả cao so với chất bảo vệ methanol và trong dung dịch cố định nước muối sinh lý NaCl 0,9%
B KẾT QUẢ CÁ BASA
1 Phương pháp bảo quản ngắn ngày tinh trùng cá basa
Tinh trùng cá sau khi vuốt ra được giữ cố định và bảo quản trong các dung dịch NaCl 0,9%, CF-HBSS, HBSS và Tris với tỉ lệ pha loãng 1/10 sau đó dung dịch tinh trùng này được giữ lạnh trong tủ lạnh có nhiệt độ từ 4-100C Chất lượng tinh trùng cá sẽ thay đổi tùy theo thời gian bảo quản và dung dịch cố định tinh trùng
Trang 17Để đánh giá chất lượng tinh trùng sau thời gian bảo quản trong các dung dịch này chúng tôi dựa vào các chỉ tiêu sau
a Phần trăm tinh trùng vận động
Tinh trùng cá Basa được bảo quản trong các dung dịch làm bất hoạt tinh trùng là NaCl 0,9%, CF-HBSS, HBSS và Tris Theo thời gian, cứ sau 12 giờ bảo quản chúng tôi kiểm tra tinh trùng một lần Lấy khoảng 0,1mL tinh trùng được giữ trong mỗi dung dịch cố định quan sát dưới kinh hiển vi để đánh giá phần trăm tinh trùng vận động Kết quả thu
được ở bảng 4.17
Bảng 17 Phần trăm tinh trùng vận động theo thời gian bảo quản và dung dịch cố
định tinh trùng (đơn vị %)
Dung dịch cố định tinh trùng Thời gian Đối chứng