SO SÁNH KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM BẢO QUẢN TINH TRÙNG CÁ TRA VAØ CÁ BASA

Một phần của tài liệu Bảo quản tinh trùng cá basa, cá tra potx (Trang 28 - 32)

Sau khi thực hiện đồng thời hai thí nghiệm bảo quản tinh trùng cá Tra và cá Basa ngắn ngày và dài ngày. Chúng tôi lập một bảng so sánh kết quả hai thí nghiệm trên, trong bảng so sánh này chúng tôi đã tiến hành so sánh những thức cho kết quả tốt nhất cho hai loài.

1. So sánh kết quả thí nghiệm bảo quản tinh trùng ngắn ngày của cá Tra và Cá Basa và Cá Basa

Chúng tôi chọn hai chỉ tiêu là tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở để tiến hành so sánh việc bảo quản tinh trùng ngắn ngày giữa cá Tra và cá Basa.

a. So sánh tỷ lệ thụ tinh của cá Tra và cá Basa trong thí nghiệm bảo quản tinh trùng ngắn ngày quản tinh trùng ngắn ngày

Số liệu về đánh gía sự sống và hoạt động tinh trùng cá Tra và cá Basa rất nhiều ở các phần trình bày trên. Để dễ cho việc so sánh, chúng tôi chỉ chọn so sánh những kết qủa tốt nhất của mỗi loài và được kết quả ở bảng 27 như sau.

Bảng 27 So sánh tỷ lệ thụ tinh của cá Tra và cá Basa ở hai dung dịch cố định Tris và

NaCl (đơn vị:%). Dung dịch cố định tinh trùng Thời gian Đối tượng Đối chứng TRIS NaCl Tra 86,0 89,1 84,7 24 giờ Basa 76,2 78,8 76,8 Tra 96,4 86,4 79,0 48 giờ Basa 78,9 75,6 74,9 Tra 91,2 56,1 36,9 72 giờ Basa 91,6 42,6 32,5

gian bảo quản kéo dài đến 72 giờ thì tỷ lệ tinh trùng của cá Basa là 42,6% thấp hơn ở cá Tra 56,1% . Xét đến dung dịch cố định NaCl thì sau thời gian bảo quản 24 và 48 giờ thì tỷ lệ thụ tinh của cá Tra vá Basa cũng gần tương đương nhau nhưng tỷ lệ thấp hơn ở dung dịch cố địnhTris. Khi thời gian bảo quản kéo dài đến 72 giờ thì tỷ lệ thụ tinh của cá Basa là 32,5% thấp hơn cá Tra là 36,9% và cũng thấp hơn so với dung dịch cố định Tris.

Qua đó cho thấy chất lượng tinh trùng của cá Tra và cá Basa bảo quản trong dung dịch cố định Tris tốt hơn dung dịch cố định NaCl, chất lượng tinh trùng của cá Tra bảo quản trong dung dịch cố định Tris và NaCl tốt hơn cá Basa ở thí nghiệm bảo quản tinh trùng ngắn ngày.

b. So sánh tỷ lệ nở của cá Tra và cá Basa trong thí nghiệm bảo quản tinh trùng ngắn ngày ngắn ngày

Sau khi so sánh tỷ lệ thụ tinh của cá Tra và cá Basa ở những nghiệm thức tốt tiếp tục so sánh ở tỷ lệ nở, ở các nghiệm thức này của cá Tra và Basa được kết quả ở bảng 28 như sau.

Bảng 28 So sánh tỷ lệ nở của cá Tra và Basa ở dung dịch cố định Tris và NaCl

(đơn vị:%). dung dịch cố định tinh trùng Thời gian Đối tượng Đối chứng TRIS NaCl Tra 92,6 92,0 91,9 24 giờ Basa 80,8 80,3 84,0 Tra 86,1 82,6 0,0 48 giờ Basa 80,1 83,3 87,7 Tra 92,0 42,1 0,0 72 giờ Basa 78,0 64,1 51,2

Bảng 4.28 cho thấy, tỷ lệ nở của cá Basa tốt hơn ở cá Tra ở cả hai dung dịch cố định Tris và NaCl thấy rõ hơn ở dung dịch cố định NaCl. Sau thời gian bảo quản 48 giờ và 72 giờ thì tỷ lệ nở của cá Tra bằng không ở cá Basa lần lượt là 87,7% và 51,2%.

Qua bảng cũng cho thấy tỷ lệ nở của cá Tra và cá Basa ở dung dịch cố định Tris tốt hơn ở cố định cố định NaCl.

Vậy ở thí nghiệm bảo quản tinh trùng ngắn ngày, ở cá Basa thì 2 chất bảo vệ đạt yêu cầu là Tris và NaCl. Còn ở cá Tra thì chỉ có chất bảo vệ Tris là đạt yêu cầu.

2. So sánh kết quả thí nghiệm bảo quản tinh trùng bằng nitơ tơ lỏng của cá

Tra và cá Basa

theo tác giả cũng chọn ra những nghiệm thức có kết quả tốt nhất trong thí nghiệm bảo quản tinh trùng cá Tra và Basa dài ngày để tiến hành so sánh. Do điều kiện thí nghiệm chúng tôi không thực hiện thụ tinh được cho tinh trùng cá Basa bảo quản dài ngày. Do đó, chúng chỉ sử dụng các chỉ tiêu đánh gía sự vận động tinh trùng là phần trăm tinh trùng, thời gian và kiểu tinh trùng vận động. Ơû kết quả của thí nghiệm bảo quản tinh trùng cá Tra và cá Basa ngắn ngày chúng tôi có thể đánh giá chất lượng tinh trùng của cá Tra và cá Basa bằng chỉ tiêu là phần trăm tinh trùng vận động có thể bỏ qua thời gian và kiểu tinh trùng vận động.

Ơû thí nghiệm bảo quản tinh trùng dài ngày chúng tôi nhận thấy chất lượng tinh trùng tốt nhất ở cá Tra là hai chất bảo vệ DMSO và glycerol, và ở cá Basa là DMSO. Mặt khác, theo kết bảo quản tinh trùng ngắn ngày thì số lượng tinh trùng vận động nhỏ hơn hoặc bằng 10% thì không có khả năng thụ tinh. Nên chúng tôi tiến hành so sánh phần tinh trùng vận động của cá Tra và cá Basa ở hai chất bảo vệ DMSO và glycerol với hai chất cố định tinh trùng Tris và CF-HBSS. Kết quả đạt được ở bảng 29

Bảng 29 So sánh phần trăm tinh trùng vận động ở thí nghiệm bảo quản tinh trùng dài

ngày (đơn vị:%)

Dung dịch cố định tinh trùng

DMSO GLYCEROL Dung dịch

cố định Đối tượng Đối chứng

5% 10% 15% 20% 5% 10% 15% 20% Tra 70,0 26,7 23,3 16,7 5,0 0,0 23,3 16,7 10,0 Tris Basa 85,0 35,0 30,0 17,5 12,5 0,0 0,0 2,5 10,0 Tra 70,0 26,7 33,3 30,0 16,7 0,0 33,3 0,0 0,0 CF.HBSS

Ghi chú

VĐ: là phần trăm tinh trùng vận động (đơn vị %). TG: thời gian tinh trùng vận động, tính bằng giây.

Đ: kiểu tinh trùng vận động (theo thang điểm đánh gía tinh trùng của Sanchez-Rodiguez và Billard 1975).

Qua bảng 29, chúng tôi nhận thấy.

1 Xét chất bảo vệ DMSO

Chúng tôi nhận thấy ở nồng độ DMSO 5% và 10% thì phần trăm tinh trùng vận động của cá Tra và cá Basa ở hai chất cố định Tris và CF-HBSS gần tương đương nhau. Nhưng tinh trùng của cá tra và cá Basa bảo trong dung dịch cố định CF-HBSS cho kết quả tốt hơn dung dịch Tris. Khi nồng độ DMSO tăng lên 15% thì chất lượng tinh bắt đầu giảm so với nồng độ DMSO 5% và 10%. Phần trăm tinh trùng vận động trong hai dung dịch cố định Tris và CF-HBSS là tương đương nhau. Khi nồng độ DMSO đạt 20% thì chất lượng tinh trùng trong cả hai dung dịch cố định Tris và CF-HBSS đều rất thấp và không đạt yêu cầu.

Qua đó cho thấy, chất lượng tinh trùng của cá Tra và cá Basa tương đương như nhau ở chất bảo vệ DMSO, và hai nồng độ DMSO 5% và 10% là thích hợp. Nồng độ DMSO cao đã gây độc cho tinh trùng có Tra và Basa

2. Xét chất bảo vệ glycerol

Ở nồng độ glycerol 5% kết quả là tinh trùng cá Tra và Basa không vận động. Vậy nồng độ glycerol 5% chưa thích hợp bởi đặc điểm glycerol là độ nhớùt cao và áp lực thẩm thấu lớn nên chưa thấm vào tế bào của tinh trùng cá Tra và Basa. Khi nồng độ glycerol tăng lên 10% thì phần trăm tinh trùng vận động ở cá Tra là 23,3% ở dung dịch Tris và 33,3% ở dung dịch CF-HBSS, nhưng tinh trùng cá Basa vẫn không vận động ở nồng độ glycerol này. Khi nồng độ glycerol tiếp tục tăng lên 15% thì chỉ có tinh trùng cá Tra bảo quản trong dung dịch cố định Tris hoạt động 16,7% nhưng đã giảm hơn nồng độ glycerol 10% là 33,3%. Khi nồng độ glycerol đạt 20% thì chất lượng tinh trùng của cá Tra và Basa trong cả hai dung dịch cố định Tris và CF-HBSS đều không đạt yêu cầu.

Vậy ở chất bảo vệ glycerol chỉ có tinh trùng cá Tra là thích hợp và nồng độ glycerol 10% và 15% là đạt yêu cầu. nồng độ glycerol 10% và 15% là đạt yêu cầu.

Một phần của tài liệu Bảo quản tinh trùng cá basa, cá tra potx (Trang 28 - 32)