ĐẶT VẤN ĐỀ Thuỷ sản là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm rất lớn và có giá trị dinh dưỡng cao mà từ lâu đã đsược con người khai thác và sử dụng. Nó không những là nguồn thực phẩm giàu đạm mà còn có cả lipid, gluxit và vitamin. Nước ta nằm phía Tây biển Đông, có đường bờ biển kéo dài trên 3200km, phía Bắc giáp vịnh Bắc Bộ, phía Nam giáp vịnh Thái Lan với cả một vùng thềm lục địa rộng lớn khoảng hơn 1 triệu km2 nl . Nước ta thuộc vùng biển nhiệt đới gió mùa lại là nơi gặp gỡ của các con sông và các dòng hải lưu, có hệ thống kênh rạch dày đặc, nhiều cửa sông đầm phá. Với những đặc điểm đó Việt Nam có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển nghành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Nguồn thuỷ sản biển nước ta rất đa dạng, phong phú chủng loại, có cả bốn mùa, nhiều loài có giá trị kinh tế cao và quý hiếm. Theo dự tính sơ bộ, nước ta có khoảng 2000 loài cá, 70 loài tôm, 100 loài mực (trong đó có 30 loài là đối tượng khai thác). Ngoài ra còn nhiều loài nhuyễn thể và giáp xác khác. Tính đến hết năm 2006 tổng sản lượng thuỷ sản nước ta đạt 3.695,5 nghìn tấn, tăng 6.6% so với năm 2005. Trong đó, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 1694,3 nghìn tấn, sản lượng khai thác đạt 2 triệu tấn, giá trị kim nghạch xuất khẩu đạt 3,364 tỷ USD. Thừa Thiên Huế với 126 km bờ biển, sở hữu phá Tam Giang diện tích 600 ha, thuộc loại lớn nhất Đông Nam Á. Biển Thừa Thiên có sự đa dạng sinh học cao với 280 loài, 59 loài thân mềm, 47 loài giáp xác, 1 loài tay cuốn, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế như cá thu, cá chim,...
ĐẶT VẤN ĐỀ Thuỷ sản là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm rất lớn và có giá trị dinh dưỡng cao mà từ lâu đã đsược con người khai thác và sử dụng. Nó không những là nguồn thực phẩm giàu đạm mà còn có cả lipid, gluxit và vitamin. Nước ta nằm phía Tây biển Đông, có đường bờ biển kéo dài trên 3200km, phía Bắc giáp vịnh Bắc Bộ, phía Nam giáp vịnh Thái Lan với cả một vùng thềm lục địa rộng lớn khoảng hơn 1 triệu km 2 [nl ]. Nước ta thuộc vùng biển nhiệt đới gió mùa lại là nơi gặp gỡ của các con sông và các dòng hải lưu, có hệ thống kênh rạch dày đặc, nhiều cửa sông đầm phá. Với những đặc điểm đó Việt Nam có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển nghành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Nguồn thuỷ sản biển nước ta rất đa dạng, phong phú chủng loại, có cả bốn mùa, nhiều loài có giá trị kinh tế cao và quý hiếm. Theo dự tính sơ bộ, nước ta có khoảng 2000 loài cá, 70 loài tôm, 100 loài mực (trong đó có 30 loài là đối tượng khai thác). Ngoài ra còn nhiều loài nhuyễn thể và giáp xác khác. Tính đến hết năm 2006 tổng sản lượng thuỷ sản nước ta đạt 3.695,5 nghìn tấn, tăng 6.6% so với năm 2005. Trong đó, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 1694,3 nghìn tấn, sản lượng khai thác đạt 2 triệu tấn, giá trị kim nghạch xuất khẩu đạt 3,364 tỷ USD[]. Thừa Thiên Huế với 126 km bờ biển, sở hữu phá Tam Giang diện tích 600 ha, thuộc loại lớn nhất Đông Nam Á. Biển Thừa Thiên có sự đa dạng sinh học cao với 280 loài, 59 loài thân mềm, 47 loài giáp xác, 1 loài tay cuốn, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế như cá thu, cá chim, Thừa Thiên Huế nói riêng và miền Trung nói chung, sản lượng thuỷ sản hàng năm tương đối lớn nhưng các nhà máy chế biến thuỷ sản nước ta hiện nay còn ít, công suất lại thấp, công nghệ còn hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng. Gần đây, nhà nước đã có nhiều quy định nhằm điều chỉnh việc khai thác các nguồn lợi thuỷ sản đảm bảo sản lượng khai thác lớn và ổn định. Đồng thời, việc nuôi trồng thuỷ sản cũng ngày càng được quan tâm đầu tư thích đáng nhằm phát triển và mở rộng diện tích. Do đó, sản lượng thuỷ sản ngày càng lớn. Cùng với việc nâng cao năng suất sản xuất, tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và thế giới, xuất khẩu thu ngoại tệ, vừa tạo công ăn việc làm cho người dân và góp phần tăng ngân sách nhà nước thì việc xây dựng thêm nhà máy chế biến thuỷ sản công suất lớn trên địa bàn Thừa Thiên Huế là rất cần thiết. PHẦN 1 LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT 2.1. Vai trò, vị trí của nhà máy Ngày nay, khi nhu cầu xã hội ngày càng phát triển và nâng cao thì các nghành công nghiệp cũng phải phát triển tương xứng mới có thể đáp ứng các nhu cầu đó. Chính vì vậy, chúng ta đã xây dựng các nghành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, hướng mục tiêu vào tiêu dùng và đặc biệt là xuất khẩu, tăng thu nhập. Nước ta cùng với dầu thô, may mặc và giày da, thuỷ sản đã đi vào nhóm hàng xuất khẩu 3 tỷ USD và ổn định ở vị trí dẫn đầu về xuất khẩu trong năm 2006[ ]. Đạt được những kết quả đáng khích lệ như vậy là nhờ sự quan tâm đầu tư thích đáng cho sự phát triển kinh tế thuỷ sản. Đứng trước những nhu cầu đó thì việc xây dựng và phát triển các nhà máy chế biến thuỷ sản có đủ khả năng để chế biến ra những sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh như HACCP, đáp ứng đủ về số lượng là một vấn đề cấp thiết. Thừa Thiên Huế là một tỉnh có điều kiện tự nhiên xã hội để phát triển nghành thuỷ sản trở thành một trong những nghành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Việc xây dựng và phát triển nhà máy chế biến thuỷ sản sẽ mang lại nhiều thuận lợi về kinh tế xã hội. + Tăng thu ngân sách: Sự ra đời và phát triển của nhà máy sẽ góp phần tăng thu ngân sách nhà nước. Nguồn ngân sách này sẽ được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. + Tăng thu ngoại tệ: Việc cải tiến đưa các máy móc hiện đại hơn vào sản xuất sẽ góp phần rất quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, chinh phục những khách hàng khó tính nhất. Mục đích của nhà máy không chỉ sản xuất các mặt hàng tiêu thụ trong nước mà hướng vào việc xuất khẩu thu ngoại tệ. Hiện nay, các nhà máy chế biến thuỷ sản nước ta đã và đang sản xuất các mặt hàng xuất khẩu sang các nước như Mỹ, Nhật Bản, EU và các nước châu Á khác. + Tạo công ăn việc làm: Tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích 5.053,99 km 2 với 1.134.480 người. Việc xây dựng nhà máy trong tỉnh sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng trăm hàng nghàn lao động, góp phần tạo thu nhập, nâng cao mức sống của người dân, góp phần giảm các tệ nạn xã hội. + Thúc đẩy các nghành kinh tế khác phát triển: Khi công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển đòi hỏi các nghành khai thác, nuôi trồng và dịch vụ thuỷ sản cũng phát triển theo. Ngoài ra, nó còn làm cho các nghành khác như giao thông, hoá chất, phát triển. 2.2. Điều kiện tự nhiên và nguồn lợi thuỷ sản 2.2.1. Điều kiện tự nhiên Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ có diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 5.226,1 ha[] và không ngừng tăng lên. Thừa Thiên Huế có đường bờ biển kéo dài 126 km, lại sở hữu một hệ thống đầm phá rộng lớn: Đàm Cầu Hai, đầm Hà Trung, đầm Thanh Lam, phá Tam Giang rất thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. Với cửa Thuận An, Tư Điền và đặc biệt là cảng Chân Mây là nơi lý tưởng cho các tàu thuyền đánh cá ra vào trú ẩn, nơi hội tụ, giao lưu kinh tế. 2.2.2. Tiềm năng và nguồn lợi thuỷ sản Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển miền Trung với đường bờ biển kéo dài 126 km lại nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa ở vĩ độ thấp nên thành phần loài ở đây mang đậm nét sắc thái nhiệt đới. Biển Thừa Thiên Huế có 280 loài cá trong tổng số 500 loài cá biển có ở ven biển miền Trung từ Quảng Bình đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó cá nổi chiếm khoảng 60% gồm các loài như: cá thu, cá ngừ, chuồn, trích, chim, nhồng, Thân mềm phong phú với 59 loài, giáp xác 47 loài, tay cuốn 1 loài[tpsv]. Bờ biển Thừa Thiên Huế có hơn 20 km vùng núi đá ven biển từ cửa Lăng Cô đến đảo Sơn Trà, là vùng biển đa dạng sinh học, là khu vực có nhiều thuỷ sản có giá trị cao: tôm, cá mú, mực Thừa Thiên Huế có hệ thống đầm phá Tam Giang- Cầu Hai thuộc loại lớn nhất Đông Nam Á, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản. Phá Tam Giang - Cầu Hai có diện tích 21.600 ha với độ đa dạng sinh học cao, có hơn 120 loài cá, 12 loài tôm và có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như: Ngao sò, Mực, Cua Nơi đây có khả năng khai thác tự nhiên hàng năm 3000 tấn. Ngoài ra, Thừa Thiên Huế có 6 sông chính, có 5000 ha ao hồ tự nhiên, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Vì vậy, sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây không ngừng tăng lên. Bảng 1: Sản lượng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản qua các năm của Thừa Thiên Huế (đơn vị: tấn) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Sản lượng nuôi trồng 2.551 3.242 5.001 5.647 6.296 Sản lượng đánh bắt 17.963 18.673 19.422 20.347 22.164 Năng suất khai thác hợp lí của Thừa Thiên Huế là 40.000 ÷ 50.000 tấn/ năm. 2.2.3. Định hướng phát triển thuỷ sản Thừa Thiên Huế Căn cứ nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010. Căn cứ vào kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 với những dự báo và để phát triển nghành thủy sản tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, nghành thủy sản xây xựng kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 với những nội dung chính sau: – Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng theo hướng bền vững. Tạo sự chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả trên những lĩnh vực chính của nghành. – Bố trí lại các loại hình nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn, bền vững, đa dạng hóa đối tượng nuôi, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tăng nhanh thu nhập trên một đơn vị diện tích. – Tiếp tục đổi mới công nghệ, sắp xếp, tổ chức, đổi mới công tác quản lý các đơn vị doanh nghiệp để khôi phục và cũng cố năng lực chế biến xuất khẩu. – Tăng cường công tác xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường, chú trọng tới những thị trường mới và thị trường nội địa để đảm bảo đầu ra cho sản xuất. – Tập trung đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá: Cảng cá, bến cá, khu neo đậu tàu trú bão…Phấn đấu vừa tăng sản lượng khai thác biển từ nay đến năm 2010, đồng thời tăng giá trị sản phẩm biển cho ngư đân. – Phát triển kinh tế thủy sản Thừa Thiên Huế phải gắn liền với xây dựng đời sống văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và ngồn lợi thủy sản, an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia trên biển. 2.3. Những căn cứ kỹ thuật 2.3.1. Điều kiện tự nhiên Thừa Thiên Huế mang những đặc điểm chung của khí hậu cả nước, đó là nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 9, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Theo trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Huế cho biết: Nhiệt độ không khí trung bình năm của thừa Thiên Huế là 25,2 0 C, nhiệt độ không khí tối cao trung bình là 29,4 0 C, nhiệt độ không khí tối cao là 41,3 0 C. Lượng mưa trung bình năm là 2785,2mm. Tổng giờ nắng trong năm là 1980,6 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình năm: 83%. Hướng gió chính là hướng Tây Nam, Đông Bắc. 2.3.2. Địa điểm xây dựng Địa điểm xây dựng được chọn là tại phường Phú Mậu, thành hpố Huế, nằm sát đường Nguyễn Gia Thiều. Nơi đây có đường giao thông đi lại thuận lợi cho việc thu mua nguyên liệu và phân phối sản phẩm, lại gần với sông Hương, thuận lợi cho việc xử lí và cấp thoát nước. 2.3.3. Nguồn nguyên liệu Nguồn nguyên liệu là một yếu tố sống còn của nhà máy. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy được lấy từ việc đánh bắt nuôi trồng trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Ngoài ra, nhà máy cũng có thể thu mua nguyên liệu từ các tỉnh có nguồn nguyên liệu dồi dào như: Quảng Ninh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Bình hoặc từ nước ngoài. 2.3.4. Hợp tác hoá Phú Mậu là một vị trí rất tốt để xây dựng nhà máy. +Nó nằm ở ngoại ô thành phố du lịch Huế nên không gây ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị. +Phế phụ phẩm của nhà máy có thể bán cho nông dân trong vùng làm thức ăn gia súc hoặc làm thức ăn nuôi cá, cua +Nhà máy có thể sử dụng xăng dầu, thùng carton, hộp xốp, túi PE, của các nhà máy bao bì trong tỉnh. 2.3.5. Nguồn cung cấp điện Điện sử dụng trong nhà máy được lấy từ mạng điện lưới quốc gia qua tram hạ thế trước khi sử dụng. Nhà máy sử dụng nguồn điện xoay chiều có hiệu điện thế 220/380v. Ngoài ra, nhà máy trang bị máy phát điện dự phòng chạy bằng dầu diezel, đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn trong trường hợp cúp điện. 2.2.6. Nguồn cung cấp nước và vấn đề xử lí nước Nước dùng trong nhà máy thực phẩm, sinh học nói chung và trong nhà máy thuỷ sản nói riêng là đặc biệt quan trọng. Đối với nhà máy thuỷ sản nước được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau: Để rửa hay ngâm trực tiếp nguyên liệu, để sản xuất đá vảy, đá xay bảo quản bán thành phẩm, lau chùi dụng cụ và vệ sinh xưởng Thành phố Huế là thành phố du lịch, do đó, vấn đề về nước sạch rất được quan tâm, đầu tư. Nhà máy lại nằm gần thành phố nên nguồn nước máy dồi dào. Để đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm, nhà máy sử dụng nguồn nước máy của thành phố cung cấp, có hệ thống bể chứa nước dự trữ. 2.3.7. Thoát nước Yêu cầu đặt ra cho vấn đề thoát nước của nhà máy chế biến thực phẩm và công nghệ sinh học hết sức cấp bách. Vì nước thải chứa các chất hữu cơ là môi trường vi sinh vật dễ phát triển làm cho dụng cụ, thiết bị và nguyên liệu nhập vào nhà máy dễ bị lây nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Ngoài ra, không để móng tường móng cột đọng nước thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến kết cấu xây dựng. Nước thải của nhà máy được dẫn qua hệ thống hầm xử lí nước thải sau đó dẫn ra sông Hương đi ra biển. 2.3.8. Giao thông vận tải Giao thông vận tải là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nhà máy. Hàng ngày nhà máy phải vận chuyển một khối lượng lớn: Chở về nhà máy nguyên vật liệu, bao bì, nhãn hiệu kịp thời và vận chuyển thành phẩm đến nơi tiêu thụ, vận chuyển phế liệu trong sản xuất Vì vậy, vấn đề giao thông không chỉ là mục đích xây dựng nhà máy nhanh mà còn là sự tồn tại và phát triển nhà máy trong tương lai. Vị trí đặt nhà máy nằm trên đường Nguyễn Gia Thiều nối với các đường khác như Tăng Bạt Hổ, Huỳnh Thúc Kháng, Chi Lăng, Từ đây có thể đi các tỉnh phía Bắc và phía Nam bằng đường bộ. Đường thuỷ tuy chậm hơn một chút nhưng rất thuận lợi lại rẻ tiền hơn cả. Nhà máy đặt gần sông Hương nên có thể đi đường sông ra biển Đông qua cửa Thuận An, từ đây đi đến các cảng biển trong nước và có thể đi các nước khác. Tàu thuyền chở nguyên liệu về nhà máy có thể nghỉ lại ở cảng Thuận An, nguyên liệu được vận chuyển bằng thuyền theo sông Hương đến nhà máy. Phương tiện vận chuyển của nhà máy là ôtô và thuyền, phương tiện vận chuyển nội bộ là xe ôtô và các xe thô sơ. 2.3.9. Năng suất nhà máy Hiện nay, năng suất và chất lượng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản ngày càng tăng, việc vận chuyển nguyên liệu trở nên đơn giản hơn, cùng với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo nên những thuận lợi trong [...]... vậy, việc ổn định nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy là rất quan trọng Tỉnh Thừa Thiên Huế có sản lượng khai thác chiếm khoảng 78%,còn lại là nuôi trồng[ngiam] Dự kiến, sản lượng khai thác giai đoạn 2005÷2010 có thể lên tới … tấn Đây sẽ là nguồn nguyên liệu lớn cho ngành chế biến thuỷ sản Thừa Thiên Huế 3.1.2.Thị trường tiêu thụ Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản nước ta vô cùng đa dạng và đáp ứng theo đơn...việc mở rộng thị trường và thu mua nguyên liệu Sản phẩm của các công ty chế biến thuỷ sản Việt Nam đã có mặt trên khắp thế giới kể cả các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Mỹ Do đó, đi đôi với nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm thì việc nâng công suất nhà máy là rất cần thiết 2.3.10 Nguồn nhân lực Thừa Thiên Huế có dân số tương đối đông 1.134.480 người[Ngiám huế2 005], số người trong... đoạn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tiếp nhận, bảo quản Rửa Sơ chế Phân loại Xử lý Tinh chế Cấp đông, bao gói Bảo quản sản phẩm Thành phẩm Dm(%) 1.00642 1.0103 2.1000 1.005 1.02 1.016 1.012 1.002 Lượng tiêu hao nguyên liệu qua các công đoạn (kg) 22551 22407 22178 10561 10508 10302 10140 10020 10000 3.2 Kế hoạch sản xuất của nhà máy Biểu đồ nguyên liệu của nhà máy: Nhà máy làm việc một năm 12 tháng, trong đó nghỉ các... thuật trong nhà máy + Phó giám đốc nhân sự: Có nhiệm vụ điều hành về mặt nhân sự, các hoạt động tập thể của nhà máy - Phòng kỹ thuật công nghệ (KTCN) có trách nhiệm về mặt công nghệ - Phân xưởng sản xuất: Thực hiện các hoạt động sản xuất trong xí nghiệp - Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu (KDXNK) chịu trách nhiệm về mặt kinh doanh của nhà máy như: Tìm kiếm nguyên liệu, thị trường và việc tiêu thụ sản phẩm... chính: 2 người *Phòng kế toán tài vụ : 4 người * Phòng kinh doanh : 4 người * Phòng kỹ thuật công nghệ : 2 người Nhân lực gián tiếp làm việc trong nhà máy là: 18 người Vậy tổng nhân lực làm việc trong nhà máy là: 851 người 5.3 Phương pháp tổ chức quản lý - Ban quản đốc + Giám đốc: Là người có quyền hạn cao nhất trong nhà máy, có nhiệm vụ quản lý, điều hành mọi hoạt động trong nhà máy + Phó giám đốc kỹ... kế toán tài vụ (KTTV): Có trách nhiện chấm công, ghi sổ sách, phát lương - Tổ phục vụ: Thực hiện các hoạt động theo yêu cầu - Phòng tổ chức hành chính (TCHC): Quản lý mặt nhân sự của nhà máy Cơ cấu tổ chức và quản lý của nhà máy Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phòng KTCN -KCS Phân xưởng SX Phó giám đốc kỹ thuật Phòng KDXN K Tổ phục vụ Phòng TCHC Phòng KTTV PHẦN 6 TÍNH CHỌN MÁY THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ SẢN... là: 365 – 9 = 356 ngày Mỗi ngày phân xưởng sản xuất làm việc 2 ca Biểu đồ sản xuất của phân xưởng sản xuất: Tháng Số ngày Số ca 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm 30 24 31 28 30 30 30 30 29 29 31 31 354 60 48 62 56 60 60 60 60 58 58 62 62 708 PHẦN 5 TÍNH VÀ BỐ TRÍ NHÂN LỰC 5.1 Lao động trực tiếp Do đặc tính của nguyên liệu dễ bị biến đổi, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm nên số lượng công nhân luôn đòi... chọn mặt hàng cho quá trình sản xuất phải dựa vào nhiều yếu tố: Nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ và một số yếu tố khác 3.1.1 Nguồn nguyên liệu Nguồn nguyên liệu là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định sự sống còn của nhà máy Số lượng và chất lượng của nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất và ảnh hưởng đến việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất Vì vậy, việc ổn định... toán thiết bị ta phải dựa vào công suất của từng công đoạn để tính Thiết bị dụng cụ phải đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, không xẩy ra tình trạng quá thiếu hoặc quá thừa Yêu cầu đối với dụng cụ và thiết bị sản xuất: - Thùng, bể chứa phải làm bằng dụng cụ nhựa hoặc inox, bề mặt nhẵn, dễ làm vệ sinh Bể rửa phải có lỗ thoát nước tại điểm thấp nhất -Bàn phải làm bằng kim loại không gỉ, ở giữa... thùng ghi rõ thời gian sản xuất, nơi sản xuất, khối lượng tịnh, số hộp/thùng, kí hiệu riêng của từng cỡ hàng, mặt hàng + Nhiệt độ phòng bao gói ≤ 200C + Thao tác phải nhanh, bao gói xong phải chuyển vào kho bảo quản ngay 3.2.14 Bảo quản - Mục đích: Bảo quản sản phẩm trong thời gian chờ xuất hàng, bảo đảm chất lượng sản phẩm - Chuẩn bị: Xe chuyên chở, kho bảo quản - Tiến hành: Sản phẩm sau khi đóng thùng . sách nhà nước thì việc xây dựng thêm nhà máy chế biến thuỷ sản công suất lớn trên địa bàn Thừa Thiên Huế là rất cần thiết. PHẦN 1 LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT 2.1. Vai trò, vị trí của nhà máy Ngày. trị kinh tế như cá thu, cá chim, Thừa Thiên Huế nói riêng và miền Trung nói chung, sản lượng thuỷ sản hàng năm tương đối lớn nhưng các nhà máy chế biến thuỷ sản nước ta hiện nay còn ít, công. cho sự phát triển kinh tế thuỷ sản. Đứng trước những nhu cầu đó thì việc xây dựng và phát triển các nhà máy chế biến thuỷ sản có đủ khả năng để chế biến ra những sản phẩm có chất lượng cao, đảm