Đối với cơ quan truyền thông, Hội Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng, các hội khoa học và kỹ thuật có liênquanMỞ ĐẦU Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết để
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG TP.HCM
KHOA: KINH TẾ GIA ĐÌNH
BÀI TIỂU LUẬN
Lê Minh Việt LỚP: KTGĐ k3
Tp Hồ Chí Minh tháng 10 năm 2011
MỤC LỤC
Trang 22) Thực phẩm đã qua chế biến
2.1) Cơm Sinh Viên
2.1.1) Rau già, lợn chết 2.1.2)"Một nở thành hai"
2.1.3) Hãi hùng công nghệ chế biến
2.1.4) Ớn lạnh nước mắm
2.1.5) Rau thối, thịt ươn
2.2) Chế biến thực phẩm bằng dầu phế thải
2.2.1) Xe dầu chui lọt hải quan
2.2.2) Các “đầu nậu” mua bán
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG ĐÁNG LO NGẠI VỀ VSATTP
CHƯƠNG 5 : NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VSATTP
5.1 Đối với bộ máy quản lý Nhà nước
5.1.1 Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về VSATTP
5.1.2 Củng cố bộ máy tổ chức
5.1.3 Tăng cường nguồn lực5.2 Đối với những người trồng trọt, chăn nuôi, các nhàsản xuất, chế biến, kinh doanh
Trang 35.3 Đối với người tiêu dùng5.4 Đối với cơ quan truyền thông, Hội Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng, các hội khoa học và kỹ thuật có liênquan
MỞ ĐẦU
Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết
để con người sống và phát triển Thế nhưng thực phẩm cũng là nguồntruyền bệnh nguy hiểm, nếu như không bảo đảm được vệ sinh và an toàn
Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là vấn đề bức xúc của mọingười, bởi lẽ VSATTP tác động trực tiếp đến sức khỏe cũng như chấtlượng cuộc sống con người và do đó ảnh hưởng đến chất lượng phát triểncủa xã hội và nòi giống Công tác quản lý chất lượng VSATTP vừa là yêucầu cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài, đồng thời đây cũng là mảngcông tác rất rộng lớn và phức tạp, đan xen với nhau bởi rất nhiều hoạtđộng
An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sứckhỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế,thương mại, du lịch và an sinh xã hội
Rõ ràng vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) ngày càng nhìn nhận có tầm quantrong hơn Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn đối với việc cải thiện sứckhỏe con người và chất lượng cuộc sống cũng như về lâu dài đối với pháttriển giống nòi
Thực tế năm qua việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP mớichỉ đạt 29,8% so với số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm toàn tỉnh Nhưvậy việc kiểm tra, kiểm soát đảm bảo ATVSTP đang còn chỗ hở và đâycũng là cảnh báo để người tiêu dùng chủ động lựa chọn các sản phẩm thựcphẩm lưu hành trên thị trường
Vì vậy, người dân dù ăn từ nhà hàng sang trọng nhất cho đến quán cóc vỉa
hè, từ trong bếp ăn mỗi gia đình cho đến các căngtin trường học, bệnh viện,công sở vẫn không thể yên tâm và không tìm được câu trả lời: thực phẩmsạch ở đâu?
Trang 4Dưới đây nhóm 4 sẽ điểm lại một số sự kiện gây xôn xao dư luận trong thờigian gần đây về thực trạng về vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay theo từngchương
CHƯƠNG 1: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - NHỮNG CON SỐ ĐÁNG KINH NGẠC
Cho dù Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 41/2005/QĐ-BYT nhưng đã qua
ba năm, dường như tình trạng yếu kém về vệ sinh an toàn thực phẩm vẫnkhông được cải thiện Thực trạng đó được minh chứng bởi liên tiếp các vụngộ độc tập thể, còn số các ca cá nhân bị ngộ độc thực phẩm thì khó đếmxuể
Theo số liệu thống kê của bộ Y tế, năm 2007, cả nước xảy ra 248 vụngộ độc thực phẩm (NĐTP) với 7329 người mắc, trong đó 55 người tử vong,
so với năm 2006, tuy số lượng tử vong giảm 3% nhưng tổng số người mắclại tăng 2.7%
Từ đầu năm đến hết tháng 9-2008, cả nước xảy ra 150 vụ ngộ độc thực phẩm với6.724 người mắc, trong đó tử vong 49 người Riêng trong tháng 10/2008, có ít nhất 12 vụ ngộ độc thực phẩm trên cả nước với khoảng 300 người mắc, trong đó đáng lưu ý nhất là tình trạng ngộ độc rượu tại TP.HCM (bảy vụ với 12/30 bệnh nhân tử vong).
Những quán ăn vệ sinh góp phần giảm thiểu tình trạng ngộ độc
hiện nay
Trang 5Hiện có 40 tỉnh, thành phố trong nước xảy ra các vụ ngộ độc thựcphẩm thường xuyên Số ca ngộ độc thực phẩm phải nhập viện tập trung caonhất ở miền Đông Nam bộ (chiếm 51,91%) Nguyên nhân là do khu vực nàyđang phát triển nhiều khu công nghiệp và chế xuất nhưng vệ sinh an toànthực phẩm (VSATTP) ở các bếp ăn tập thể chưa được đảm bảo.
Thế nhưng số ca tử vong do ngộ độc lại tập trung nhiều ở các vùng núiphía Bắc (55,81%) và nguyên nhân thường do người dân vô tình sử dụngnấm độc, bánh ngô chứa độc tố nấm mốc và rượu không đảm bảo vệ sinh antoàn
Tuy nhiên, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi nămnước ta có tới hơn tám triệu người bị ngộ độc và tiêu chảy do ăn uống Đángnói là do tập quán ăn uống mất vệ sinh nên tỷ lệ nhiễm giun sán ở Việt Namchiếm khoảng 80% dân số
Làm thịt gia cầm ngay trên miệng cống
Tại hội nghị toàn quốc về VSATTP lần II năm 2008 (ngày 9-4-2008), các sốliệu thống kê đã khiến không ít người phải nghi ngờ về khả năng quán xuyếncủa các nhà quản lý trong việc kiểm tra VSATTP Ban Chỉ đạo quốc gia vềVSATTP có hơn mười bộ, ngành tham gia, nhưng cho đến nay vẫn chưa cómột cơ quan chuyên trách về thanh kiểm tra VSATTP
Năm 2007, một xã trung bình chỉ có 0,73 lượt đoàn đi thanh kiểm traVSATTP Hiện nay, lực lượng và số lần thanh tra y tế quá mỏng khiếnnhững người kinh doanh ăn uống dễ dàng tìm cách đối phó với sự kiểm tra.Đơn cử như tại một thành phố lớn như TP.HCM, trong khi tổng cơ sở sảnxuất kinh doanh chế biến thực phẩm ở các tuyến phường xã có gần 25.000điểm, ở quận, huyện là hơn 10.140 cơ sở thì cấp thành phố quản lý chỉ cógần 1.500 cơ sở
Trang 6Toàn ngành y tế thành phố chỉ có 36 nhân viên chuyên trách và năm kiêmnhiệm về việc thanh tra VSATTP, tuyến quận huyện là 50 cán bộ chuyêntrách và 36 cán bộ kiêm nhiệm, còn tuyến phường xã có 317 nhân viên vệsinh an toàn thực phẩm cũng hoạt động kiêm nhiệm nhiều chức năng Nghĩa
là bình quân mỗi cán bộ quản lý khoảng 450 cơ sở, chưa kể các vụ dịch theomùa như cúm gia cầm, dịch heo tai xanh, dịch tiêu chảy cấp… Với khốilượng công việc quá tải như thế, việc kiểm tra thiếu sâu sát và hiệu quả cũng
vi phạm còn kiêm tốn hơn, chỉ 0,44%
Riêng tại TP.HCM, trong tháng 5-2008, Chi cục Quản lý thị trường và các cơ quan chức năng đã kiểm tra 414 cơ sở kinh doanh và chế biến thực phẩm tại các quận huyện Kết quả là có đến 232 cơ sở vi phạm về vệ sinh môi trường, kinh doanh thực phẩm không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không tập huấn VSATTP và khám sức khỏe cho nhân viên (chiếm tỷ lệ 56,04%).
Ăn uống ngay trên vỉa hè, cạnh bãi rác cũng… chẳng sao!
hiện nay, toàn thành phố có hơn 28 ngàn cơ sở sản xuất, kinh doanh thựcphẩm, trong đó 70% có điều kiện vệ sinh ở mức trung bình và kém Bốn
Trang 7quận huyện có tỷ lệ các cơ sở vi phạm VSATTP cao nhất theo thứ tự là ThủĐức (61,5%), Nhà Bè (51,9%), Phú Nhuận (48,8%), Bình Tân (43,1%), kế
đó là các quận 10 (41,4%), 6 (40,6%) và 2 (40,1%)
Năm 2007, Sở Y tế thành phố triển khai xây dựng 24 khu thức ăn đường phốđiểm trên 22 quận huyện Theo báo cáo tổng kết hoạt động, thực tế chỉ có 20khu có thể triển khai xây dựng, trong đó 5/20 khu đạt tiêu chuẩn (25%), cáckhu còn lại tuy chưa đạt như quy định nhưng lại… không để xảy ra ngộ độcthực phẩm!?
Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm gắn liền, chặt chẽ, ảnh hưởng trựctiếp đến sức khỏe của mọi tầng lớp nhân dân Đây không chỉ là vấn đề bứcxúc trước mắt, mà còn là vấn đề cơ bản lâu dài trong quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng
Theo một báo cáo gần đây của Bộ NN&PTNT thì kết quả kiểm tra ngẫunhiên trên rau quả tươi ở một số tỉnh, thành phố ở quý III, quý IV năm 2008,trong 76 mẫu rau có đến 40 mẫu ô nhiễm vi sinh vật vượt quá giới hạn chophép (chiếm 52,6%) Tình trạng sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật(BVTV) hiện đang được sử dụng một cách tùy tiện, ảnh hưởng tới môitrường và sức khỏe cộng đồng, nhất là ở vùng nông thôn
Báo chí đã từng lên tiếng cảnh báo về vụ ngộ độc rượu dẫn đến tử vong douống phải loại rượu được sản xuất từ cồn công nghiệp, cồn đã pha chế, hòavới đạm urê, clo, men Trung Quốc và một số hóa chất khác Người tiêu dùngcũng đã từng giật mình và nơm nớp lo sợ bởi nhiều vấn đề khác như sữanhiễm Melamine, xúc xích nhiễm độc chất Polychlorobifenyls, bơ đậu
Trang 8phộng nhiễm khuẩn Salmonella typhimurium, nước tương có hàm lượng 3 MCPD vượt quá mức quy định của Bộ Y tế từ 4 lần đến 488 lần, Đặc biệt,trong tháng 7 năm 2009, người tiêu dùng phải chịu một cơn dư chấn mạnhbởi vụ hàng trăm tấn thịt quá hạn của Công ty cổ phần Thực phẩm Việt Nam(VinaFood Corporation) Những sản phẩm đông lạnh có hạn sử dụng đếntháng 4-2009, được dán chồng hạn sử dụng mới đến tháng 4-2010 Mới đây,ngày 21/12, dantri.com.vn đưa tin Phòng Cảnh sát môi trường cùng các đơn
-vị liên ngành địa phương đã kiểm tra, phát hiện 150 kg mỡ, 1.720 kg mỡnước, 160 kg tóp mỡ, 340 kg da lợn sấy khô, 50 kg da chưa chế biến không
rõ nguồn gốc đã và đang được chế biến tại hai cơ sở rất mất vệ sinh và nặngmùi hôi thối ở phường Hương Sơ và phường Vỹ Dạ
Một nguy cơ có liên quan đến sức khỏe con người hiện nay là dịch vụ thức
ăn đường phố Đây là loại hình đang ngày càng phát triển và khó kiểm soát.Với dịch vụ này, bên cạnh những tiện ích nhất định, nó bộc lộ rất nhiềunhược điểm Thức ăn đường phố rất dễ bị ô nhiễm và là nguyên nhân củangộ độc thực phẩm cũng như các bệnh truyền qua thực phẩm bởi thiếu hạtầng cơ sở và các dịch vụ vệ sinh môi trường như: cung cấp nước sạch, xử lýrác, chất thải, các công trình vệ sinh, trang bị chế biến bảo quản,…Theothống kê của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, trong tổng số vụ ngộ độc hàngnăm xảy ra trên cả nước, có tới 76,2% số vụ do thức ăn đường phố và dịch
vụ ăn uống công cộng gây ra
Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là vấn đề thời sự, có nhiều vấn
đề liên quan Thế nhưng, nước ta là nước đang phát triển, người dân cònnghèo, cho nên chỉ mỗi việc sản xuất nguồn rau sạch, rau an toàn cũng đã vàđang là một dấu hỏi Cái tốn kém đầu tư cho rau an toàn nằm ở việc ứngdụng công nghệ cao vào sản xuất với nhà nylon, hệ thống tưới phun và kỹthuật chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh,…tất cả đều cần đầu tư Vớimột ngành nông nghiệp, chịu nhiều tác động của thời tiết và rủi ro khác,chúng ta chưa dám mơ tới sự bùng nổ của “nông nghiệp sạch” Bên cạnh đó,việc giám sát vấn đề VSATTP còn có sự chồng chéo, chưa chặt chẽ, vừathiếu nhân lực, vừa thiếu tiền Chế tài cho việc xử phạt còn chưa nghiêm,còn có nhiều lỗ hổng tạo điều kiện cho các đối tượng vi phạm có điều kiệnlách luật Vì thế, nhiều nhà sản xuất, kinh doanh, do chạy theo lợi nhuận vẫntiếp tục kinh doanh những mặt hàng thực phẩm kém chất lượng, không bảođảm VSATTP
Hy vọng rằng, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ đưa ra nhữngchế tài đủ mạnh, điều chỉnh lại mức phạt vi phạm VSATTP nặng hơn để tạohiệu lực răn đe Cần nhanh chóng tiến tới việc xã hội hóa công tác kiểm trachất lượng sản phẩm, hàng hóa Người tiêu dùng đều có trách nhiệm giámsát, phát hiện những cách làm ăn gian dối, không mua những mặt hàng kém
Trang 9chất lượng Việc thể chế hóa quyền khởi kiện của công dân trong trường hợpmua phải hàng giả, hàng kém chất lượng cần được nghiên cứu, ban hành.Trước mắt, cần “đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi Pháp lệnh VSATTP; tăngcường công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, đồng thời
cụ thể hóa các chế tài xử lý vi phạm; xử phạt thật nghiêm lực lượng, địaphương nào để xảy ra ngộ độc thực phẩm cũng như gây ra dịch bệnh, kể cảphải xử lý hình sự” (Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng)
Bảo đảm VSATTP là trách nhiệm của cả cộng đồng, của Nhà nước, doanhnghiệp và người tiêu dùng
Trang 1010kg sẽ khoảng ba ngày là chín Khi chích phải gọt cùi cho bằng với mặt vỏmít thì mới có tác dụng.
Tất nhiên phải lựa loại mít già, độ chín cũng được 7-8 phần thì kết quả chíchmới tối ưu Tuy nhiên, nhiều thương lái không quan tâm đến độ tối ưu củatrái mà chỉ cần có đủ hàng để cung cấp cho các công ty “Họ đem xe đếnmua mít già và chích ngay tại chỗ Mỗi chiếc xe 10 tấn họ đem theo chừng3-4 chai là đủ chích toàn bộ” - anh Bẩu cho biết
Với trái xoài, một số nơi còn có thêm cách xịt thuốc “Xoài trung bình bốntháng mới cho quả chín, nhưng nếu dùng thuốc xịt lên thì chỉ cần khoảng batháng mười ngày là trái đã ngả màu vàng, sáng và đẹp Khi đó, giá bán sẽcao hơn bình thường 15-20%”
“chất làm chín trái cây” Các cửa hàng đều có sẵn lượng hàng khá lớn đượcbày bán công khai Hóa chất được đựng trong các chai nhựa 500ml vớinhững cái tên: Sada, Trái Chín Mỗi chai có giá bán chỉ 35.000 đồng Cácloại thuốc đều dễ dàng tìm thấy ở các vùng “vựa trái cây” như: Tiền Giang,Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Nai
Theo hướng dẫn sử dụng trên các chai thuốc này, người dùng chỉ cần pha10-25ml hóa chất với 1 lít nước rồi nhúng trái cây xanh (trái cần chín) như:xoài, mít, chuối, cam, quýt, bưởi, sầu riêng, nho, chôm chôm, sapôchê, thanhlong Sau 15-20 phút để khô, ủ chín Đối với trái cà phê, tiêu xanh sau khihái có thể phun sương lên bề mặt trái Muốn làm tiêu trắng, người ta chỉviệc ngâm tiêu xanh 3-4 ngày rồi đem ra chà vỏ là thành tiêu trắng “Mộtbình hóa chất 500ml có thể sử dụng cho khoảng 5 tấn trái cây phổ biến, cònvới mít chỉ được khoảng 1,5 tấn”
Đối với những loại trái cây vận chuyển đi xa, khi thu hoạch anh và nhiềuthương lái khác thường để trái xanh, cứng cho dễ vận chuyển Khi củ quảđến chợ đầu mối, điểm phân phối, những nơi này sẽ sử dụng hóa chất để làmchín Một thương lái phân phối khoảng 5 tấn chuối mỗi ngày ở khu vực BiênHòa, Đồng Nai cho biết sau khi phân loại, cắt nhánh, buổi tối trước khi phânphối sẽ nhúng chuối vào dung dịch thúc chín Loại thuốc này mua ở chợKim Biên, TP.HCM, thường được đóng trong can nhựa 30 lít và ông cũngkhông rõ thuốc gì
1.2) Công nghệ tẩy trắng dừa(…)
Dừa trắng (loại dừa đã bóc vỏ) có bề ngoài bắt mắt và rất tiện dụng,chỉ cần chọc ống hút qua mầm là có thể thưởng thức thứ nước ngon ngọt.Thế nhưng mấy ai hiểu màu trắng ưa mắt đó đã biến nước dừa thành thuốcđộc (!)
Trang 11Để có thứ nước mát lịm trong vỏ ngoài trắng nõn, các lái buôn dừa đã phải
bỏ công gọt vỏ và ngâm chúng vào hóa chất!
Công đoạn làm ra quả dừa trắng khá đơn giản: Chỉ cần gọt lớp vỏ xanh cứngrồi bỏ vào hóa chất chừng 5 - 10 phút là xong Tuy nhiên, không phải láibuôn nào cũng biết cách làm và không phải ai cũng dám làm dừa trắng
Để có quả dừa trắng tinh thì hóa chất để ngâm mang tính quyết định” Chấtdùng ngâm dừa là một hỗn hợp được pha trộn từ axit photphoric và lưuhuỳnh
Tại cơ sở làm dừa, có một người làm nhiệm vụ nhúng dừa vào hóa chất,những người còn lại có nhiệm vụ gọt vỏ Hóa chất được đổ vào một thùngphi nhựa, hòa với nước Dừa gọt vỏ xong được thả vào thùng phi hóa chất,sau 5 - 10 phút vớt ra đặt vào những giá nhựa để sẵn cho ráo nước, sau đómang đi tiêu thụ Nếu quả dừa sau khi vọt vỏ mà không ngâm vào hóa chấtthì nhanh chóng chuyển sang màu vàng, còn trái dừa đã ngâm thì có màutrắng mướt, trông rất hấp dẫn
Người làm nhiệm vụ thả dừa vào thùng hóa chất phải đeo găng tay, có nơidùng gáo để vớt chứ không dám nhúng ta vào Thùng hóa chất có mùi nồngnặc, nếu không quen có thể gây chóng mặt và buồn nôn Hóa chất này đượcbày bán công khai, ai mua cũng được
Trang 12Người dân thường thích đẹp mã và tiện lợi nên không để ý, nhưng với dânlái buôn dừa thì không ai là không biết việc ngâm hóa chất ảnh hưởng đếnchất lượng dừa Một quả dừa sau khi bóc bỏ lớp vỏ cứng thì thấm và giữnước rất lâu bởi lớp xơ xốp và các hóa chất từ từ ngấm vào trong nước dừa.Khi đã ngâm hóa chất thì không phải lo việc dừa héo bởi hóa chất khôngnhững chỉ có tác dụng giữ cho dừa có một vẻ ngoài trắng muốt mà còn làmcho dừa tươi rất lâu, gấp từ 2 - 3 lần so với quả dừa bình thường Thường thìnhững cơ sở sản xuất dừa trắng đều biết tác hại sau khi sử dụng nhưng vì lợinhuận nên nhắm mắt làm liều.
Theo GS.TS Trần Văn Sung, nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, đối với đồ
ăn, đã dùng đến hóa chất là không tốt, nhất là với lưu huỳnh và axitphôtphoric Về tính chất hóa học, lưu huỳnh có tác dụng tẩy trắng, nhưngviệc sử dụng lưu huỳnh để tẩy trắng phải có quy trình công nghệ và phải có
sự kiểm soát Việc sử dụng hóa chất một cách tự phát để tẩy trắng dừa là rấtnguy hiểm, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người
2) THỰC PHẨM ĐÃ QUA CHẾ BIẾN
2.1) Cơm sinh viên(…)
Kinh hoàng quy trình chế biến cơm Sinh Viên
2.1.1)Rau già, thịt lợn chết…
Tại chợ đầu mối Dịch Vọng Hậu, thực phẩm
luôn rẻ hơn từ 3.000 - 6.000 đồng/kg, cà chua
dập nát “giá mềm” 5.000 đồng/kg, lá cải thảo
già 3.000 đồng/kg… nhưng dường như vẫn
quá cao so với nhu cầu mua hàng rẻ của
nhiều hộ kinh doanh lá bắp cải, cải thảo già,
cà chua thối, hành úa bị tiểu thương vứt bỏ
trong buổi chợ luôn được các hàng cơm thu
dọn sạch sẽ để mang về sử dụng
tại đây, hành động vừa xin vừa nhặt đã quá
quen thuộc Đa số người buôn bán gật đầu
đáp lại, một vài người phản ứng bằng cách
băm nát rau củ trước khi ra về “vì ghét, thấy nhặt được cứ nhặt mà khôngchịu bỏ tiền ra mua” Chờ đến khi tan chợ, chúng tôi bám theo hai người phụ
nữ đi xe máy với 4 túi bóng to đầy lá bắp cải già, cà chua dập nát, hành úa
Trang 13được buộc cùng với các mặt hàng đã mua từ trước như su su, rau muống, raucải Từ chợ rau họp gần đường Hồ Tùng Mậu, chiếc xe phóng qua đườngCầu Giấy rồi dừng trước một hàng cơm bình dân trên phố Dương QuảngHàm, Hà Nội.
Khi được hỏi về hành động nhặt lá thừa, cà chua thối của người làm hàngcơm, một chủ chuyên kinh doanh cà chua kể: “Mình vẫn còn ngồi bán hàng
mà người ta đã lao vào nhặt quả dập nát, thối hỏng vứt đi Ăn cơm ngoài chảbao giờ dám chọn món có cà chua là vì thế”
Vẫn trong vai những người tìm mua nguồn thực phẩm giá rẻ mở hàng cơmsinh viên, 6h sáng, chúng tôi có mặt tại khu bán thịt lợn trong chợ đầu mốiĐền Lừ (Hoàng Mai, Hà Nội) Giá thịt lợn tươi tại đây thấp hơn so với giáthị trường từ 25.000 - 30.000 đồng/kg Tuy nhiên, khi được ngỏ ý muốn đặtmối cho quán cơm sinh viên, một bà chủ hàng thịt vừa đưa ra một tảng bachỉ mềm oặt, trắng nhợt vừa nhiệt tình tư vấn: “Bán cho sinh viên chỉ nênmua hàng lợn chết chưa lâu này, mã vẫn còn đẹp, không có mùi hôi, giá từ60.000 - 70.000 đồng/kg Còn muốn loại 40.000 - 50.000 đồng/kg cũng cónhưng thịt đã chảy nước và bốc mùi hôi”
Một chủ hộ khác tên Đạt, quê Hà Đông, kinh doanh thịt lợn tại chợ Đền Lừ
đã nhiều năm, xác nhận: “Các quán cơm sinh viên thường xuyên lấy lợn chếtcủa anh để làm món rang, kho với giá dao động từ 60.000 - 70.000 đồng/kg.Thịt xay giá thấp hơn, từ 40.000 - 50.000 đồng/kg do có độn thêm mỡ vụnhoặc hàng “kém chất lượng” Hầu như không hàng bình dân nào chế biếnmón luộc vì bắt buộc phải mua thịt mới với giá thành đắt hơn”
Lợn bán ở đây thường chết do bị ngạt trong quá trình vận chuyển hoặc chếtbệnh, người chăn nuôi bán tháo cho các đầu nậu với giá 10.000 đồng/kgtrong khi, giá lợn hơi thu mua tại chuồng đã dao động từ 65.000 - 75.000đồng/kg
Chưa hết sốc vì thịt lợn, chúng tôi lại phải giật mình khi tiếp tục tìm hiểu vềgiá cả và nguồn gốc các loại gà vẫn nhập cho quán cơm sinh viên Theo các
hộ kinh doanh, chợ đầu mối Đền Lừ chủ yếu nhập hai loại gà công nghiệp
và gà đông lạnh Gà công nghiệp được nuôi bằng cám tăng trọng có giá bìnhquân từ 80.000 – 85.000 đồng/kg Gà đông lạnh Trung Quốc nhập lậu quabiên giới giá rẻ hơn một nửa, từ 40.000 - 45.000 đồng/kg nên hầu hết cáchàng ăn sinh viên sử dụng loại này Anh Hoàng – người chuyên giao gà chocác quán cơm ở khu vực Cầu Giấy tiết lộ: “Hàng đông lạnh nhập từ cửakhẩu rồi đổ về tới quán cơm thì thời gian đã lên tới hàng tuần, bốc mùi Cònloại gà như trong lô hàng 90 tấn mới bị lực lượng chức năng bắt ở QuảngNinh muốn lấy bao nhiêu cũng có, giá từ 30.000 – 40.000 đồng/kg”
2.1.2) " Một nở thành hai"
Trang 14Đầu bếp cho một ít bột nở giúp thịt nở ra, căng phồng lên, sau đó dùng mộtloại chất bột màu đỏ rắc lên khiến thịt gà chuyển sang màu tươi và thơm.
Ở làng đại học Thủ Đức - TP.HCM, chỉ với 10.000 - 12.000 đồng sẽ muađược một phần cơm 3 món: mặn, xào và canh Trong điều kiện giá thựcphẩm ngoài chợ tăng từng ngày thì tại sao các chủ quán cơm vẫn bán với giásiêu rẻ?
Trong vai người phụ việc, phóng viên đã tìm hiểu về nguồn gốc và cách chếbiến thực phẩm ở những quán ăn này
1 “Một nở thành hai”
Ngày 20.9, chúng tôi đến xin phụ việc cho quán cơm Tr.L Hướng dẫn chonhân viên mới, chủ quán lấy một ít bột màu trắng cho vào thau, đổ nước vàođánh tan sau đó bỏ rổ thịt heo vào
Vừa làm, bà vừa giải thích: “Chỉ cần một tí bột này, thịt sẽ cứng và có màu
đỏ như thịt tươi, chất này còn giúp khử mùi hôi do thịt để lâu ngày” Đúngnhư lời bà chủ nói, khoảng 5 phút sau, chúng tôi chứng kiến những miếngthịt bé xíu đã được nở ra gần gấp đôi