1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận về quản trị doanh nghiệp pps

14 1,6K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 434,77 KB

Nội dung

Có thể nói trong điều kiện cơ chế quản lý thay đổi, khi hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp thì các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước đã

Trang 1

Bài tiểu luận về quản trị

doanh nghiệp

Trang 2

Sinh Viên: Nguyễn Ngô Anh Tuấn Lớp : Địa Vật Lý – K53 Page 1

Tiểu luận: Tại sao các doanh nghiệp nhà nước cần phải cổ phần hóa và tư

nhân hóa ? Hãy cho biết tình hình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước những năm gần đây 2005 – 2011 ?

Bài làm:

Công cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã và đang diễn ra tốt đẹp Thông qua công cuộc đổi mới này, vấn đề phát triển một nền Kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo là một mục tiêu hết sức quan trọng Thực tế cho thấy, qua hơn 16 năm phát triển kinh tế theo đường lối này, nền kinh tế nước ta đã bước đầu thu được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ, mang dấu hiệu của một nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường của chúng ta vẫn còn là một nền kinh tế thị trường ở dạng sơ khai và trước mắt còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách

Một trong những khó khăn, bất ổn mà chúng ta cần phải nói tới đó là sự yếu kém của khu vực kinh tế Nhà nước nói chung, mà nói riêng là là hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước Có thể nói trong điều kiện cơ chế quản lý thay đổi, khi hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp thì các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước đã thực sự bộc lộ những yếu kém của mình như: công nghệ lạc hậu, tài sản manh mún, cơ chế quản lý cứng nhắc, trình độ quản lý thấp kém, tinh thần người lao động sa sút Nói chung phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước đều lâm vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ, làm ăn cầm chừng

Nhận thức được điều đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Khu vực kinh tế Nhà nước như: cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước, sắp xếp lại các doanh

Trang 3

Sinh Viên: Nguyễn Ngô Anh Tuấn Lớp : Địa Vật Lý – K53 Page 2

nghiệp Nhà nước, bán khoán, cho thuê, hay giải thể các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả trong đó cổ phần hoá được coi là giải pháp hàng đầu, có khả năng mang lại lợi ích hài hoà cho Nhà nước cũng như cho nhiều bộ phận xã hội khác

Hơn nữa, theo kinh nghiệm của một số nước phát triển, việc cổ phần hoá đã đem lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế - xã hội, bởi nó gắn liền trách nhiệm với lợi ích của những chủ thể kinh tế, làm cho họ cần cù hơn, năng động, sáng tạo hơn, có trách nhiệm hơn với công việc kinh doanh của mình Từ đó hiệu quả kinh

tế - xã hội được nâng cao rõ rệt

Đứng trước xu thế toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, đòi hỏi Việt nam phải có những chuyển biến mạnh mẽ cả về kinh tế và chính trị, như vậy sẽ chủ động trong vấn đề hội nhập và quan hệ quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới

Chính vì vậy việc nghiên cứu về cổ phần hoá trong thời điểm hiện nay tuy không phải là mới mẻ nhưng lại rất cần thiết Thông qua việc tìm hiều nội dung của chính sách cổ phần hoá và các vấn đề có liên quan, chúng ta sẽ có những đánh giá khách quan hơn về hiệu quả cũng như những khó khăn hạn chế của cổ phần hoá

Tiểu luận của em được chia làm 2 phần chính như sau:

I Lý luận chung về cổ phần hóa, tư nhân hóa Sự cần thiết phải tiến

hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước

II Tình hình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước những năm gần

đây 2005 – 2011

Trang 4

Sinh Viên: Nguyễn Ngô Anh Tuấn Lớp : Địa Vật Lý – K53 Page 3

I Lý luận chung về cổ phần hóa, tư nhân hóa Sự cần thiết phải tiến

hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước

Trước khi đi vào phân tích nội dung cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, ta cần phải hiểu thế nào là một công ty cổ phần & công ty tư nhân

1 Khái niệm & đặc điểm của công ty cổ phần:

 Khái niệm: là công ty có số vốn điều lệ được chia làm nhiều phần

bằng nhau, được gọi là cổ phần Có số lượng cổ đông tối thiểu là ba người và không hạn chế số lượng tối đa

 Đặc điểm:

 Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là

cổ phần Giá trị của mỗi cổ phần gọi là cổ phiếu Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu

 Cơ quan quyền lực cao nhất là đại hội đồng quản trị

 Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số tiền cổ phần mình

đã xuất vốn và cổ đông được quyền tự do sang nhượng cổ phần thông qua việc mua bán các cổ phiếu

 Cổ phiếu được phát hành có thể ghi tên hoặc không ghi tên Cổ phiếu của sáng lập viên, của thành viên hội đồng quản trị phải là những cổ phiếu có ghi tên

 Cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng cổ phiếu có ghi tên chỉ được chuyển nhượng nếu được sự đồng ý của hội đồng quản trị

 Công ty cổ phần được tự do đặt tên, trên bảng hiệu, hóa đơn, quảng cáo, báo cáo, tài liệu giấy tờ giao dịch khác của công ty đều phải ghi tên kèm theo chữ “Công ty cổ phần” và vốn điều lệ

Trang 5

Sinh Viên: Nguyễn Ngô Anh Tuấn Lớp : Địa Vật Lý – K53 Page 4

2 Thế nào là cổ phần hóa:

Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu, biến doanh nghiệp một chủ thành doanh nghiệp của nhiều chủ, tức là chuyển từ hình thức sở hữu đơn nhất sang sở hữu chung thông qua chuyển một phần tài sản cho người khác,

cổ phần hóa có thể áp dụng với tất cả các doanh nghiệp thuộc sở hữu của một chủ duy nhất Vì thế doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… đều có thể cổ phần hóa

3 Tại sao phải cổ phần hóa ?

3.1 Cơ sở lý luận:

Về thực chất hình thức công ty cổ phần đầu tiên đã được C.Mác đánh giá và khái quát một cách khách quan và khoa học Sự ra đời của các công ty cổ phần

là một bước tiến của lực lượng sản xuất:

 Chúng đã biến những người sở hữu tư bản thành những người sở hữu thuần túy, một mặt chỉ giản đơn điều khiển và quản lý tư bản của người khác, mặt khác là những nhà tư bản- tiền tệ thuần túy Quyền sở hữu tư bản hoàn toàn tách rời chức năng của tư bản trong quá trình sản xuất thực tế

 Làm cho quy mô sản xuất được tăng lên, mở rộng, một điều mà đối với các doanh nghiệp riêng lẻ rất khó thực hiện Xuất hiện những tiền đề thủ tiêu tư bản với tư cách là sở hữu tư nhân ở ngay trong những giới hạn của bản thân phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, thủ tiêu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở ngay trong lòng nó

 Các công ty cổ phần là điểm quá độ để biến tất cả những chức năng của quá trình tái sản xuất còn gắn liền với quyền sở hữu tư bản đơn giản thành

Trang 6

Sinh Viên: Nguyễn Ngô Anh Tuấn Lớp : Địa Vật Lý – K53 Page 5

những chức năng của những người sản xuất lien hợp, tức là thành những chức năng xã hội

Như vậy sự xuất hiện của các công ty cổ phần theo lý luận của C.Mác là kết quả của sự phát triển của lực lượng sản xuất và là bước tiến từ sở hữu tư nhân lên sở hữu tập thể của các cổ đông

3.2 Những ưu điểm của cồ phần hóa và sự cần thiết phải tiến hành cổ

phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước :

Thực hiện cổ phần hóa là một nhiệm vụ rất cần thiết và quan trọng trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, cổ phần hóa sẽ giải quyết được các vấn đề sau:

Thứ nhất: Thực hiện cổ phần hóa là để giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ

sản xuất và lực lương cách mạng và lực lượng sản xuất cổ phần hóa góp phần thực hiện chủ trương đa dạng hóa các hình thức sở hữu Trước đây chúng ta xây dựng một cách cứng nhắc chế độ công hữu, thể hiện ở một số lượng quá lớn các doanh nghiệp Nhà nước mà không nhận thấy quan hệ sản xuất này không phù hợp với lực lượng sản xuất còn nhiều yếu kém, lạc hậu Vì vậy cổ phần hóa sẽ giải quyết được mâu thuẫn này, giúp lực lượng sản xuất phát triển

Thứ hai: Thực hiện cổ phần hóa nhằm xã hội hóa lực lượng sản xuất, thu

hút thêm nguồn lực sản xuất Khi thực hiện cổ phần hóa, người lao động sẽ gắn

bó, có trách nhiệm với công việc hơn, họ trở thành người chủ thực sự của doanh nghiệp Ngoài ra, phương thức quản lý được thay đổi, doanh nghiệp sẽ trở nên năng động, tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất

Trang 7

Sinh Viên: Nguyễn Ngô Anh Tuấn Lớp : Địa Vật Lý – K53 Page 6

Thứ ba: Bên cạnh đó, cổ phần hóa là một yếu tố thúc đấy sự hình thành và

phát triển thị trường chứng khoán, đưa nền kinh tế hội nhập với kinh tế khu vực

và trên thế giới

Thứ tư: Thực hiện cổ phần hóa là một trong những giải pháp quan trọng

nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế Với việc huy động được các nguồn lực, các công ty cổ phần có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường, tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

 Thứ năm: Cổ phần hóa tác động tích cực đến đổi mới quản lý ở cả tầm vĩ

mô và vi mô Chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần không những chỉ là sự thay đổi về sở hữu, mà còn là sự thay đổi căn bản trong công tác quản lý ở cả phạm vi doanh nghiệp và ở cả phạm vi nền kinh tế quốc dân

Thứ sáu: cổ phần hóa là một giải pháp quan trọng để cơ cấu lại nền kinh

tế trong quá trình đổi mới

Như vậy, đứng trước thực trạng hoạt động yếu kém của hệ thống doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hóa với những ưu điểm và mục tiêu của mình đã chứng tỏ

đó là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với giai đoạn quá độ đi lên chủ nghĩa

xã hội ở nước ta

4 Khái niệm & đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân:

 Khái niệm: Doanh nghiệp tư nhân là công ty do một cá nhân làm chủ sở hữu

toàn bộ số vốn và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ các tài sản của mình đối với các khoản nợ phát sinh

 Đặc điểm:

 Do một cá nhân làm chủ sở hữu vốn

Trang 8

Sinh Viên: Nguyễn Ngô Anh Tuấn Lớp : Địa Vật Lý – K53 Page 7

 Doanh nghiệp chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình

 Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân

5 Thế nào là tư nhân hóa?

Là quá trình chuyển quyền sở hữu của tài sản hoặc các hoạt động kinh doanh từ nhà nước sang cho một thực thể do tư nhân sở hữu Một trong những lí do khiến hình thức này ra đời đó là do xu hướng kinh doanh hiệu quả của khu vực tư nhân Khi đã là chủ sở hữu của doanh nghiệp, các cá nhân thường tìm ra các biện pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận, khác với chính phủ – nơi không quá quan tâm đến lợi nhuận của các hoạt động kinh doanh

6 Tại sao phải tư nhân hóa ?

Khu vực kinh tế tư nhân đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Nó là một trong hai chủ thể để thực hiện CND-HDH đất nước ( chủ thể thứ hai là kinh tế nhà nước) Sự phát triển của kinh tế tư nhân cần phải được coi là một tiền đề không thể thiếu để phát huy các động lực con người trong sự nghiệp CNH đất nước, kinh tế tư nhân phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước

ta Vì vậy mà kinh tế tư nhân trong thời gian tới cần được khuyến khính phát triển

II Tình hình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước những năm gần đây

2005 – 2011

Cổ phần hóa là một phần quan trọng trong cải cách hệ thống doanh nghiệp Nhà nước của nhiều quốc gia trên thế giới kể từ đầu thập niên 80 của thế kỷ XX ở Việt Nam, cổ phần hóa DNNN là một quá trình tìm tòi thử nghiệm và từng bước tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước Sau 20 năm thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà

Trang 9

Sinh Viên: Nguyễn Ngô Anh Tuấn Lớp : Địa Vật Lý – K53 Page 8

nước, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về quá trình này Nhiều vấn đề lý luận và

tư duy kinh tế đang đặt ra cần giải quyết để nâng cao hiệu quả của quá trình cổ phần hóa trong thời gian tới

Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một trong những vấn đề đang được đẩy mạnh ở nước ta, nhưng việc thực hiện một cách có hiệu quả không đơn giản Vì vậy, sau 20 năm thực hiện cổ phần hóa, rất cần có sự nhìn lại thực trạng, đánh giá triển vọng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trong những năm tới

Theo báo cáo tháng 5/2006 của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước,nước ta đã thực hiện cổ phần hóa được 2.935 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có 80% số doanh nghiệp mới thực hiện cổ phần hóa từ năm

2001-2006 Từ số liệu trong Báo cáo này, bước đầu có thể phân tích thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp ở một số khía cạnh sau:

 Đối tượng cổ phần hóa Nói đến đối tượng cổ phần hóa là nói đến việc

lựa chọn doanh nghiệp nhà nước nào để thực hiện cổ phần hóa So với quy định ban đầu, chúng ta đã bổ sung đối tượng cổ phần hóa là các doanh nghiệp có quy

mô lớn, các tổng công ty nhà nước Tuy vậy cho đến nay, 77% số doanh nghiệp

đã cổ phần hóa chỉ có quy mô vốn dưới 10 tỉ đồng Riêng đối với loại doanh nghiệp cổ phần hóa mà Nhà nước không giữ tỷ lệ nào trong vốn điều lệ thì đều là doanh nghiệp nhỏ có vốn nhà nước dưới 1 tỉ đồng và kinh doanh kém hiệu quả Loại doanh nghiệp nhỏ này chiếm gần 30% số doanh nghiệp mà Nhà nước thực hiện cổ phần hóa Sự lựa chọn các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa như vậy

đã làm chậm tiến độ thực hiện chủ trương cổ phần hóa; các doanh nghiệp nhà nước chưa thể hiện được rõ những ưu thế của doanh nghiệp đã cổ phần hóa với những doanh nghiệp chưa cổ phần hóa, chưa thực hiện được các mục tiêu cổ phần hóa đề ra

Trang 10

Sinh Viên: Nguyễn Ngô Anh Tuấn Lớp : Địa Vật Lý – K53 Page 9

 Cơ cấu vốn điều lệ Tỷ lệ cổ phần do Nhà nước giữ ở các doanh nghiệp đã

cổ phần hóa như sau: nắm giữ cổ phần chi phối trên 50% ở 33% số doanh nghiệp; dưới 50% số vốn ở 37% số doanh nghiệp và không giữ lại tỷ lệ % vốn nào ở gần 30% số doanh nghiệp Xem xét cụ thể hơn có thể thấy: số vốn nhà nước đã được cổ phần hóa chỉ mới chiếm 12%, và ngay trong số vốn này, Nhà nước vẫn nắm khoảng 40%, vì thế số vốn mà Nhà nước cổ phần hóa được bán ra ngoài mới chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 3,6%) Với cơ cấu vốn nhà nước đã cổ phần hóa như trên

có thể thấy bức tranh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay và hiểu rõ hơn khái niệm cổ phần "chi phối" của nhà nước

 Cơ cấu cổ đông Cổ đông trong các doanh nghiệp đã cổ phần hóa là cán

bộ, công nhân viên nắm 29,6% cổ phần; cổ đông là người ngoài doanh nghiệp nắm 24,1% cổ phần; cổ đông là Nhà nước nắm 46,3% cổ phần Nét đáng chú ý về cơ cấu cổ đông là các nhà đầu tư chiến lược trong nước khó mua được lượng cổ phần

đủ lớn để có thể tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp, còn nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng về vốn, công nghệ, có năng lực quản lý kinh doanh cũng chỉ được mua số lượng cổ phần hạn chế Điều này làm cho các doanh nghiệp đã cổ phần hóa rất khó hoạt động có hiệu quả, nhất là trước sức ép cạnh tranh ở cấp độ quốc tế, khi nước ta đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Phân tích một số bài viết nghiên cứu về quá trình cổ phần hóa trên báo chí, chẳng hạn bài "Cổ phần hóa - quỹ đạo nào để bảo toàn, phát triển thị trường vốn?" đăng trên báo Tài chính; qua những thông tin từ Ban Chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp, có thể nhận thấy việc đánh giá về hiệu quả cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có những ý kiến không giống nhau Cụ thể như sau:

Thứ nhất, sau khi cổ phần hóa, có tới 90% doanh nghiệp hoạt động có hiệu

quả, góp phần tăng ngân sách nhà nước, tăng thu nhập cho người lao động, huy động vốn xã hội cũng tăng lên, chấm dứt tình trạng bù lỗ của ngân sách nhà nước,

Ngày đăng: 14/08/2014, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w