Hệ thống phun xăng điện tử trên xe máy Hệ thống phun xăng điện tử trên xe máy ngày nay mặc dù đơn giản hơn so với hệ thống trên một chiếc ôtô nhưng nó lại là sự thành công trong việc thu gọn kích thước và tính toán chính xác lượng hỗn hợp nhiên liệu cần cung cấp Hệ thống phun nhiên liệu thông minh Hệ thống phun xăng điện tử EFI, thương hiệu độc quyền của Honda là PGM-FI, được đưa vào xe gắn máy từ năm 1992 với xe scooter model Pantheon ở châu Âu. Thời gian gần đây, Honda tiếp tục trang bị hệ thống phun xăng thông minh này trên một số dòng xe như Future Neo FI, Lead, AirBlade. Honda LEAD - Chiếc xe được trang bị hệ thống phun xăng điện tử Theo chuyên gia kĩ thuật của Honda, trong hệ thống PGM-FI, nhiên liệu được nén bằng bơm xăng và cấp vào buồng đốt thông qua các kim phun. Có 5 cảm biến trong hệ thống PGM-FI, chúng có nhiệm vụ giám sát các thông số vận hành của xe như tình trạng động cơ, nhiệt độ và áp suất không khí. Tất cả những thông tin này sẽ được gửi qua một máy vi tính siêu nhỏ gọi là bộ điều khiển trung tâm. Tại đây những tham số này được xử lý và tính toán ra lượng khí cần nạp, định lượng và thời điểm cần bơm nhiên liệu vào buồng đốt, thời điểm đánh lửa, đảm bảo quá trình đốt cháy nhiên liệu đạt hiệu quả tối ưu. Hệ thống FI cơ bản gồm các bộ phận chính như: ECU - Engine Control Unit - Bộ điều khiển động cơ (Hệ thống ECU thực chất là bộ vi xử lý 32 bit - lớn hơn bộ vi xử lý đầu tiên của Intel là 8 bit. ECU sẽ điều khiển mức độ phun xăng đã được lập trình thông qua các cảm biến); Hệ thống bơm xăng (Bơm xăng sẽ tăng áp suất để đảm bảo độ phun xăng tốt trong mọi trường hợp. Hệ thống bơm xăng bao gồm máy bơm, lọc xăng, bộ tạo áp lực phun); Đầu phun xăng; Ống dẫn xăng; Các cảm biến (cảm biến vị trí cánh bướm ga, cảm biến áp suất tuyệt đối đường ống nạp, cảm biến nhiệt độ khí nạp, cảm biến tốc độ động cơ và cảm biến độ nhiệt độ dầu). Hệ thống FI Những sự cố của EFI Nằm dưới sự kiểm soát của ECU nên hệ thống điện ảnh hưởng lớn đến mức độ hiệu quả của EFI. Bên cạnh đó, thiết bị chính, ống phun nhiên liệu cũng đóng vai trò khá quan trọng. Do tỷ lệ hòa trộn nhiên liệu đã được tính chính xác nên cặn bẩn trong nhiên liệu và chất lượng nhiên liệu kém là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hệ thống phun nhiên liệu điện tử. Trong quá trình phun xăng, nếu chất lượng nhiên liệu không tốt, bộ lọc làm việc không hiệu quả sẽ rất dễ dẫn tới việc kim phun bị tắc, đóng cặn. Khi kim bị tắc, lượng xăng cung cấp không đủ theo nhu cầu thực tế nên xe yếu và thường xuyên chết máy. Những yếu tố khác ảnh hưởng tới hoạt động của kim phun còn có thể do dòng điện không đáp ứng yêu cầu. Thêm vào đó, khi hoạt động, EFI cần nhiều thông số như lưu lượng khí nạp, nhiệt độ khí nạp, tỷ lệ hỗn hợp, nồng độ oxy ở khí thải được cung cấp từ các cảm biến. Chính vì có cấu tạo rất phức tạp và cần quá nhiều thông số để tối ưu hóa quá trình phun nhiên liệu nên EFI rất dễ gặp sự cố. Chỉ cần một cảm biến nào đó hoạt động không bình thường, gửi sai thông tin sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. EFI hoạt động dưới sự kiểm soát của một ECU Sự cố gặp phải đối với ECU cũng là một vấn đề đối với xe có trang bị hệ thống phun xăng điện tử vì rất khó phát hiện “bệnh” xuất phát từ bộ điều khiển này. Với ECU, các thông số, kể cả các kết cấu vi mạch và dữ liệu chuẩn được lưu trong bộ nhớ nên người sử dụng không thể biết. Vì vậy, khi xảy ra hỏng hóc chỉ có thể kiểm tra các thông số vào và ra của ECU để đánh giá tình trạng hoạt động của nó. Nếu các cảm biến đều hoạt động tốt nhưng thiết bị điều khiển như kim phun xăng không kích hoạt chứng tỏ ECU bị hỏng. Một số điểm lưu ý khi sử dụng xe máy có trang bị EFI Sự ưu việt của hệ thống phun xăng điện tử được trang bị trên xe máy là điều không thể chối cãi. Tuy nhiên, với điều kiện sử dụng xe tại Việt Nam hiện nay, người dùng cần lưu ý một số điểm khi sử dụng xe có trang bị hệ thống này. Điều đầu tiên các chuyên gia lưu ý người dùng là ở khâu khởi động xe. Sau khi bật khóa điện, hãy chú ý chờ đèn tín hiệu FI tắt rồi mới bấm nút khởi động. Nếu làm đúng cách này, hệ thống bơm nhiên liệu sẽ có thời gian nạp đủ nhiên liệu vào vòi bơm. Đồng thời hệ thống phun xăng cũng có khoảng thời gian để hoàn tất khâu khởi động nhằm phun nhiên liệu được chính xác và bền hơn. Trên thực tế, rất nhiều người thường nhấn nút khởi động ngay sau khi bật khóa điện, hoặc nhấn nút khởi động liên tục. Hậu quả là hệ thống bơm nhiên liệu rất dễ bị hỏng. Cấu tạo bên trong hệ thống EFI Vấn đề chất lượng nhiên liệu, độ cặn cùng chỉ số xăng cũng là điều cần quan tâm khi sử dụng xe có trang bị EFI. Ở Việt Nam, các tiêu chuẩn về nhiên liệu không khắt khe như tại các nước phát triển. Chất lượng nhiên liệu đôi khi ảnh hưởng đến các trang bị hiện đại trên xe, trong đó có hệ thống EFI. Nếu đã sử dụng xe gắn máy có EFI thì tốt nhất người sử dụng nên chọn loại xăng A95 và thường xuyên kiểm tra lọc nhiên liệu để bảo đảm EFI luôn hoạt động tốt. Vì chỉ cần một ít cặn bám vào đầu phun hay chỉ số xăng không phù hợp là có thể khiến EFI làm việc không hiệu quả, xe mất công suất, thậm chí khó nổ máy. Với xe có hệ thống phun xăng điện tử FI, người dùng cũng cần chú ý bảo dưỡng lọc gió và lọc xăng ở mức 2000km/1 lần bảo dưỡng. Sau 8000km thì nên thay bộ lọc xăng mới. Bảo dưỡng tốt lọc gió và lọc xăng sẽ giúp tăng độ bền cho hệ thống phun xăng điện tử FI. . Hệ thống phun xăng điện tử trên xe máy Hệ thống phun xăng điện tử trên xe máy ngày nay mặc dù đơn giản hơn so với hệ thống trên một chiếc ôtô nhưng nó lại. Honda tiếp tục trang bị hệ thống phun xăng thông minh này trên một số dòng xe như Future Neo FI, Lead, AirBlade. Honda LEAD - Chiếc xe được trang bị hệ thống phun xăng điện tử Theo chuyên gia. độ phun xăng đã được lập trình thông qua các cảm biến); Hệ thống bơm xăng (Bơm xăng sẽ tăng áp suất để đảm bảo độ phun xăng tốt trong mọi trường hợp. Hệ thống bơm xăng bao gồm máy bơm, lọc xăng,