1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Chuong VI - GIA THANH ppsx

14 164 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 136,5 KB

Nội dung

KẾ TỐN TÀI CHÍNH 1 CHƯƠNG V: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1 Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành Trong quá trình sản xuất doanh nghiệp phải chi ra các chi phí về lao động vật hoá như nguyên vật liệu, dụng cụ,… đồng thời doanh nghiệp cũng phải chi ra các khoản chi phí về lao động sống như tiền công (tiền lương) của người lao động, các khoản trích theo lương… biểu hiện bằng tiền của các khoản chi phí trên gọi là chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của các chi phí về lao động vật hóa và lao động sống phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp trong một thời kỳ Để đánh giá chất lượng sản xuất người ta xem xét chi phí sản xuất trong mối quan hệ với số lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành. Mối quan hệ này hình thành nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Giá thành sản xuất của sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tổng số các hao phí về lao động vật hoá và lao động sống mà doanh nghiệp đã chi ra để sản xuất một đơn vò hay một khối lượng sản phẩm nhất đònh. Giá thành sản xuất của sản phẩm còn được gọi là giá thành phân xưởng, tức là giá thành được tính toán trên cơ sở các chi phí đã chi ra để chế tạo sản phẩm ở các phân xưởng sản xuất. (Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất chi ra để sản xuất một đơn vò sản phẩm hoặc thực hiện công việc dòch vụ. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ảnh chất lượng sử dụng các nguồn lực, công nghệ và trình độ quản lý của doanh nghiệp. 2- Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 2.1 Phân loại chi phí sản xuất (1) Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố (nội dung kinh tế của chi phí): theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất phát sinh nếu có cùng nội dung kinh tế được sắp chung vào một yếu tố bất kể nó là phát sinh ở bộ phận nào, dùng để sản xuất ra sản phẩm gì. Theo tiêu thức này, chi phí trong kỳ kế toán của doanh nghiệp tồn tại dưới các yếu tố sau: - Chi phí nguyên vật liệu, bao gồm: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ kể cả bán thành phẩm mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhiên liệu, động lực: bao gồm những chi phí về nhiên liệu, động lực mua ngoài dùng vào quá trình sản xuất kinh doanh. Thực chất nhiên liệu cũng là nguyên vật liệu phụ nhưng nó giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy, được xếp vào một thành phần riêng để quản lý và đôi khi được kiểm soát khi có sự xáo trộn tình hình biến động nguồn nhiên liệu, năng lượng trên thò trường. 41 KẾ TỐN TÀI CHÍNH 1 - Chi phí nhân công, bao gồm: các khoản tiền lương chính, phụ, phụ cấp theo lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động. Tổng chi phí nhân công là tổng quỹ lương và bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. - Chi phí khấu hao tài sản cố đònh (depreciation costs): bao gồm khấu hao của tất cả tài sản cố đònh dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chi phí dòch vụ mua ngoài (services rendered costs): Phản ảnh giá dòch vụ mua từ bên ngoài cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như giá dòch vụ điện nước, điện thoại, giá thuê nhà cửa phương tiện,… - Chi phí khác bằng tiền (sundry costs paid in cash): Phản ảnh toàn bộ những chi phí bằng tiền chưa phản ảnh vào các yếu tố trên mà doanh nghiệp đã chi ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tác dụng: Phân loại theo nội dung kinh tế của chi phí sẽ cho biết được những loại chi phí đã tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tỉ trọng của từng loại chi phí trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Điều đó có tác dụng đối với: - Việc lập báo cáo chi phí sản xuất - Lập và kiểm tra dự toán sản xuất - Tính toán xác đònh vốn lưu động đònh mức cho doanh nghiệp - Phục vụ yêu cầu về thông tin kinh tế và phân tích kinh tế. (2) Phân loại theo khoản mục chi phí Theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện nay thì chi phí sản xuất và giá thành sản xuất của sản phẩm sẽ được phân chia và tính toán theo 3 khoản mục: - Nguyên vật liệu trực tiếp (Direct material costs): là những nguyên vật liệu, vật liệu có thể trở thành một phần của sản phẩm hoàn thành. Những vật liệu tuy được dùng vào việc chế tạo sản phẩm, nhưng không phải là thành phần của sản phẩm thì gọi là vật liệu gián tiếp và được tính vào chi phí sản xuất chung, thí dụ như dầu, mỡ dùng cho máy móc hay than hoặc khí đốt dùng để đốt lò… - Nhân công trực tiếp (Direct labour costs): là tất cả nhân công trong phân xưởng đã được sử dụng trực tiếp nhằm biến đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm mới. Thí dụ những nhân công điều chỉnh các loại máy móc hay ráp nối các bộ phận của sản phẩm là nhân công trực tiếp, còn những người có nhiệm vụ tổ chức, quản lý, đôn đốc và kiểm soát công việc chế tạo sản phẩm, cũng như những người bảo vệ, phục vụ sản xuất, những kỹ sư không tham dự trực tiếp vào quá trình chế tạo sản phẩm đều là những nhân công gián tiếp 41 KẾ TỐN TÀI CHÍNH 1 - Chi phí sản xuất chung (factory overhead costs) là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức, quản lý và phục vụ sản xuất ở các phân xưởng sản xuất, ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Bao gồm: + Chi phí nguyên vật liệu dùng trong máy móc thiết bò + Chi phí lao động gián tiếp, phục vụ, tổ chức quản lý sản xuất tại phân xưởng + Chi phí công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất + Chi pí khấu hao máy móc thiết bò, tài sản cố đònh khác dùng trong hoạt động sản xuất + Chi phí dòch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất như điện, nước, sửa chữa, bảo hiểm tài sản tại phân xưởng Như vậy các chi phí về vật liệu gián tiếp, nhân công trực tiếp, khấu hao tài sản cố đònh đang dùng ở phân xưởng, chi phí dòch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát sinh ở phân xưởng đều được tính vào chi phí sản xuất chung Tác dụng: - Là cơ sở để kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm theo khoản mục giá thành - Là căn cứ để thanh toán được giá thành kế hoạch, giá thành thực tế của sản phẩm lao vụ, dòch vụ, theo tổng số và theo từng khoản mục giá thành - Giúp cho việc xác đònh các loại chi phí đã tham gia vào việc tạo ra kết quả sản xuất và là cơ sở để phân tích mức độ ảnh hưởng của từng khoản mục giá thành đến giá thành thành phẩm lao vụ dòch vụ - Là cơ sở để kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành theo tổng số và theo từng khoản mục giá thành trong phạm vu toàn doanh nghiệp cũng như trong toàn bộ phạm vi sản xuất Ngoài 2 cách phân loại này, chi phí sản xuất còn được phân loại theo một số tiêu thức khác: Chi phí ban đầu và chi phí chuyển đổi + Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp + Chi phí bất biến và chi phí khả biến + Chi phí năm trước và chi phí năm nay + Chi phí chờ phân bổ và chi phí trích trước 2.2 Phân loại giá thành Để phục vụ cho công tác quản lý ở doanh nghiệp thì người ta thường sử dụng các loại giá thành như sau: - Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế hoạch dựa trên các đònh mức và dự toán chi phí trong kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch không thay đổi trong suốt kỳ kế hoạch 41 KẾ TỐN TÀI CHÍNH 1 Ý nghóa: Do giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở đònh mức chi phí bình quân tiên tiến tại thời điểm trước khi bắt đầu kỳ kế hoạch cho nên nó là mục tiêu của doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm - Giá thành đònh mức: là giá thành được xác đònh trên cơ sở các đònh mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất đònh trong kỳ kế hoạch. Giá thành đònh mức cũng được xây dựng trước khi bắt đầu quá trình sản xuất. Ý nghóa: Giá thành đònh mức do được xác đònh căn cứ vào các đònh mức kỹ thuật bình quân tiên tiến ngay trong thời kỳ hiện tại vì vậy giá thành đònh mức là thước đo chính xác dùng để xác đònh kết quả tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất trong thời kỳ đó - Giá thành thực tế: là giá thành được xác đònh dựa trên cơ sở các khoản hao phí thực tế trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế được xác đònh sau khi đã xác đònh được kết quả sản xuất trong kỳ. Ý nghóa: Giá thành thực tế là thước đo hao phí lao động cần bù đắp là cơ sở xác đònh hiệu quả sản xuất kinh doanh và là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ảnh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính tại doanh nghiệp. 3. Mối liên hệ giữa chi phí và giá thành Cả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá. Tuy vậy, nói đến chi phí sản xuất là nói đến toàn bộ các chi phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra trong một thời kỳ không kể chi phí đó chi cho bộ phận nào và cho sản xuất sản phẩm gì. Ngược lại, nói đến giá thành sản phẩm người ta chỉ quan tâm đến các chi phí đã chi ra có liên quan đến việc sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm hoặc thực hiện xong một công việc dòch vụ mà không quan tâm đến chi phí đó được chi ra vào thời kỳ nào. Chi phí sản xuất là căn cứ để tính giá thành sản phẩm sản xuất trong doanh nghiệp. Tổng giá thành sản phẩm = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX dở dang cuối kỳ 4. Nhiệm vụ: Quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là nội dung quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp sản xuất, để đạt được mục tiêu tiết kiệm và tăng cường được lợi nhuận. Để phục vụ tốt các công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ: - Tính toán và phản ảnh một cách chính xác, đầy đủ, kòp thời tình hình phát sinh chi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất, cũng như trong phạm vi toàn doanh nghiệp gắn liền với các loại chi phí sản xuất khác nhau cũng như theo từng loại sản phẩm được sản xuất - Tính toán chính xác, kòp thời giá thành của từng loại sản phẩm được sản xuất - Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các đònh mức tiêu hao và các 5. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và giá thành 41 KẾ TỐN TÀI CHÍNH 1 Xác đònh đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là xác đònh giới hạn về mặt phạm vi mà chi phí cần được tập hợp để phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tuỳ theo đặc điểm về tổ chức sản xuất, về quy trình sản xuất cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là: - Loại sản phẩm - Nhóm sản phẩm - Đơn đặt hàng - Giai đoạn sản xuất - Phân xưởng sản xuất Xác đònh đối tượng tính giá thành là xác đònh đối tượng mà hao phí vật chất được doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã được kết tinh trong đó nhằm đònh lượng hao phí cần được bù đắp cũng như tính toán được kết quả kinh doanh. Tuỳ theo đòa điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng tính giá thành có thể là: - Chi tiết sản phẩm - Bán thành phẩm - Sản phẩm hoàn chỉnh - Đơn đặt hàng - Hạng mục công trình - … II. QUY TRÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT 1. Kế toán chi phí vật liệu trực tiếp - Nội dung Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. Các loại nguyên vật liệu này có thể xuất từ kho ra để sử dụng và cũng có thể mua về đưa vào sử dụng ngay hoặc do tự sản xuất ra và đưa vào sử dụng ngay. - Nguyên tắc hạch toán + Nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm nào thì được tính trực tiếp cho sản phẩm đó. + Nguyên liệu, vật liệu chính sử dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nhưng không thể xác đònh trực tiếp mức tiêu hao thực tế cho từng loại sản phẩm (hoặc đối tượng chòu chi phí) thì kế toán phải tiến hành phân bổ theo tiêu thức phù hợp. Các tiêu thức có thể sử dụng: đònh mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm, hệ số phân bổ được quy đònh, tỷ lệ với trọng lượng sản phẩm được sản xuất… 41 KẾ TỐN TÀI CHÍNH 1 Mức phân bổ chi phí về nguyên vật liệu chính dùng cho từng loại sản phẩm được xác đònh theo công thức: Mức phân bổ chi phí nguyên vật liệu chính cho = Tổng giá trò nguyên vật liệu chính thực tế xuất sử dụng x Khối lượng của từng đối tượng được xác đònh theo một tiêu thức nhất đònh Tổng số khối lượng của các đối tượng được xác đònh theo một tiêu thức nhất đònh Vật liệu phụ và nhiên liệu xuất sử dụng cũng có thể liên quan đến nhiều đối tượng chòu chi phí và không thể xác đònh trực tiếp mức sử dụng cho từng đối tượng. Để phân bổ chi phí vật liệu phụ và nhiên liệu cho từng đối tượng cũng có thể sử dụng các tiêu thức: đònh mức tiêu hao, tỷ lệ với trọng lượng hoặc trò giá vật liệu chính sử dụng, tỷ lệ với giờ máy hoạt động… mức phân bổ cũng tính theo công thức tổng quát như đối với nguyên vật liệu chính như đã nêu trên. - Tài khoản sử dụng : TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Bên Nợ: Giá trò nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất Bên Có: Giá trò nguyên vật liệu dùng không hết nhập lại kho hoặc kết chuyển cho kỳ sau Kết chuyển giá trò nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ vào giá thành sản phẩm Tài khoản 621 được mở chi tiết theo từng đối tượng sử dụng nguyên vật liệu và không có số dư cuối kỳ. - Phương pháp hạch toán + Xuất kho nguyên vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm Nợ TK 621 Có TK 152: giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng + Mua ngoài nguyên, vật liệu xuất thẳng cho sản xuất: Nợ TK 621: Giá trò thực tế nguyên, vật liệu sử dụng Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331: Số tiền phải trả người bán + Cuối tháng nhập lại nguyên vật liệu không sử dụng hết trả lại kho: Nợ TK 152 Có TK 621: Giá thực tế vật liệu nhập lại kho Trường hợp để lại vật liệu thừa cho tháng sau: + Kế toán ghi bút toán đỏ để giảm chi phí vật liệu trong tháng: Nợ TK 621: Giá trò nguyên vật liệu để lại cho tháng sau (ghi đỏ) Có TK 152 + Sang tháng sau ghi tăng chi phí bút toán trên bằng mực thường Nợ TK 621: Giá trò nguyên vật liệu để lại từ tháng trước 41 KẾ TỐN TÀI CHÍNH 1 Có TK 152 2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Nội dung Là những khoản tiền phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, các loại phụ cấp… và các khoản trích theo lương của các đối tượng này. Nguyên tắc hạch toán + Tiền lương liên quan đến đối tượng nào thì được tính trực tiếp cho đối tượng đó + Nếu liên quan đến nhiều đối tượng thì chọn tiêu thức phân bổ: giờ công sản xuất, đònh mức chi phí nhân công trực tiếp… + Đối với khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính trực tiếp cho đối tượng Tài khoản sử dụng: TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện công việc dòch vụ Bên Có: Phân bổ hoặc kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành sản phẩm Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng sử dụng và không có số dư cuối kỳ. Phương pháp hạch toán - Tính ra tổng số tiền công, tiền lương và phụ cấp phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất sản phẩm trong kỳ, kế toán ghi Nợ TK 622 – Chi tiết theo từng đối tượng Có TK 334 - Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ hòên hành Nợ TK 622 Có TK 338 - Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất theo kế hoạch để tính vào chi phí của kỳ này, ghi Nợ TK 622 Có TK 335 3. Kế toán chi phí sản xuất chung Nội dung Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất ở phân xưởng sản xuất (trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp). Bao gồm - Vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho quản lý PXSX 41 KẾ TỐN TÀI CHÍNH 1 - Chi phí nhân công: tiền lương và các khoản trích theo lương của CNTTSX, công nhân phục vụ, và của nhân viên quản lý phân xưởng - Khấu hao TSCĐ: gồm máy móc thiết bò và TSCĐ khác dùng trong phân xưởng sản xuất - Lao vụ, dòch vụ mua ngoài dùng cho phân xưởng - Chi phí bằng tiền chi cho phân xưởng Nguyên tắc hạch toán - Chi phí sản xuất chung được mở chi tiết theo từng bộ phận từng phân xưởng - Chi phí sản xuất chung phát sinh ở bộ phận hay phân xưởng nào thì được tính hết cho bộ phận hay phân xưởng đó không phân biệt là sản phẩm đã hoàn thành hay chưa hoàn thành - Chi phí sản xuất chung nếu có liên quan đến nhiều đối tượng thì phân bổ theo tiêu thức thích hợp: tiền lương CNSX, đònh mức CPSXC, CPNCTT. Trường hợp phân xưởng sản xuất nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc thì phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo phương pháp phân bổ gián tiếp. Công thức sử dụng để tính mức chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm (gọi chung là đối tượng chòu chi phí) như sau: Mức chi phí sản xuất chung phân bổ = Tổng CPSX chung cần phân bổ x Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ Tài khoản sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung” Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Bên Có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung + Phân bổ CPSX cho các đối tượng chòu chi phí vào kết chuyển vào TK liên quan Tài khoản này được mở chi tiết cho từng bộ phận, phân xưởng Tài khoản cấp 2: + TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng + TK 6272: Chi phí vật liệu + TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất + TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ + TK 6277: Chi phí dòch vụ mua ngoài + TK 6278: Chi phí bằng tiền khác Phương pháp hạch toán 41 KẾ TỐN TÀI CHÍNH 1 - Khi xuất vật liệu dùng cho bộ phận quản lý sản xuất, ghi Nợ TK 627 Có TK 152 - Xuất công cụ dụng cụ dùng cho bộ phận quản lý phân xưởng Nợ TK 627 Có TK 153 - Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý PXSX Nợ TK 627 Có TK 334, 338 - Trích khấu hao TSCĐ tính cho bộ phận quản lý PXSX Nợ TK 627 Có TK 214 - Các khoản cần phân bổ và các chi phí bằng tiền tính cho quản lý PXSX Nợ TK 627 Có TK 111, 112, 142, 331 4-Tổng hợp chi phí sản xuất Để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm kế toán sử dụng tài khoản 154 (theo phương pháp kê khai thường xuyên) hoặc tài khoản 631 (kiểm kê đònh kỳ) hoặc chi tiết cho từng loại sản phẩm 4.1-Trường hợp doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên Tài khoản sử dụng: Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất dở dang”, được mở chi tiết theo đối tượng hạch toán CPSX hay đối tượng tính giá thành (nếu được) SD Nợ: CPSX DD đầu kỳ (cuối kỳ) Bên Nợ: Tổng hợp CPSX trong ky Bên Có: + Phản ảnh các khoản làm giảm chi phí sản xuất + Phản ảnh giá thành sản phẩm hoàn thành Trình tự hạch toán Cuối kỳ kết chuyển CPVLTT, CPNCTT, CPSXC vào tài khoản 154, hoặc TK 631 p dụng cho phương pháp kê khai thường xuyên Nợ TK 154 Có TK 621, 622, 627 Ví dụ: Có tài liệu về chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành trong kỳ: - Chi phí SXDD đầu tháng: 1.000.000đ 41 KẾ TỐN TÀI CHÍNH 1 - Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng được xác đònh và kết chuyển: + Chi phí NVL TT: 4.800.000đ + Chi phí NC TT: 1.190.000đ + Chi phí SXC: 1.200.000đ - Sản phẩm hoàn thành trong tháng 1.000sp - Chi phí sản xuất dở dang cuối tháng được xác đònh: 500.000đ I. ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG 1. Khái niệm Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến cuối cùng còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang sao cho phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm dở dang 2. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang a- Xác đònh giá trò sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu trực tiếp Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng phù hợp với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giát thành sản phẩm, thông thường là > 70% Sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí NVL trực tiếp, các chi phí khác (CPNCTT và CPSXC) được tính hết cho sản phẩm hoàn thành, nguyên vật liệu được xuất dùng toàn bộ ngay từ đầu quá trình sản xuất và mức tiêu hao về nguyên vật liệu tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang là như nhau. Ta có công thức sau Giá trò sản phẩm dở dang cuối kỳ = CPVLTT dở dang đầu kỳ + CPVLTT phát sinh trong kỳ x Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ b- Xác đònh giá trò sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính thực tế sử dụng phù hợp với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, thông thường là > 70% (các chi phí khác phát sinh không đáng kể trong trong giá thành) Ta có công thức sau Giá trò sản phẩm dở dang cuối kỳ = CPVLchính dở dang đầu kỳ + CPVL chính phát sinh trong kỳ x Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ 41 [...]... PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1-Kỳ tính giá thành Là thời kỳ kế toán thực hiện vi c tính giá cho các đối tượng cần tính giá để cung cấp số liệu cho vi c phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành Vi c xác đònh kỳ tính giá thành phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất sản phẩm 2-Hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành Để giúp cho vi c tính giá thành được nhanh... Tổng Zsp hoàn thành Z đơn vò sp - CP NVL trực tiếp - CPNC trực tiếp - CPSX chung Cộng 3-Các phương pháp tính giá thành Là hệ thống các phương pháp để xác đònh giá thành đơn vò sản phẩm lao vụ đã hoàn thành theo khoản mục chi phí Vi c xác đònh phương pháp tính giá thành phụ thuộc vào đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành Ta có các phương pháp sau: 3.1-Phương pháp trực tiếp (Giản đơn)... loại sản phẩm 41 KẾ TỐN TÀI CHÍNH 1 - Điều kiện áp dụng: dùng cho loại hình sản xuất giản đơn số lượng mặt hàng ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quá trình sản xuất - Phương pháp tính giá thành bằng cách: Giá thành của sản phẩm = CPSXDD đầu kỳ Giá thành đơn vò sản phẩm = + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSXDD cuối kỳ - Các khoản thu hồi từ sản xuất CPSX... phẩm B = 1470.000/500 = 2940 3.4-Phương pháp tỷ lệ - Điều kiện áp dụng: khi cùng một qui trình sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm chính và giữa chúng không có hệ số qui đổi, do vậy phải xác đònh tỷ lệ giữa tổng giá thành thực tế và tổng giá thành kế hoạch (hoặc đònh mức) để qua đó xác đònh tổng giá thành cho từng loại sản phẩm - Đối tượng hạch toán chi phí là nhóm sản phẩm - Đối tượng tính giá thành là các... sản phẩm trong nhóm - Phương pháp tính giá thành Bước 1: Tính Tổng Z thực tế của nhóm sản phẩm Bước 2: Tính Tổng Z kế hoạch của các loại sản phẩm Bước 3: Tính tỷ lệ Tỷ lệ (%) = Tổng Z thực tế của nhóm sản phẩm Tổng Z kế hoạch của các loại sản phẩm Bước 4: tính giá thành của từng loại sản phẩm Ví dụ Chi phí sản xuất phát sinh được kết chuyển vào cuối kỳ: - CPNVLTT: 5tr - CPNCTT: 1,6tr - CPSXC: 2tr CPSXDD... sản xuất CPSX ban đầu của sản xuất phụ Số lượng sản xuất sản phẩm hoàn thành 3.2-Phương pháp trực tiếp và phân xưởng sản xuất 2 loại sản phẩm Trước khi kết chuyển để tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh và tính giá thành sản phẩm hoàn thành cần phải phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức phù hợp 3.4-Phương pháp hệ số - Điều kiện áp dụng: áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp trong cùng một quá... từng loại sản phẩm = (Tổng giá thành/Số lượng các loại sản phẩm đã quy đổi chuẩn) x Số lượng từng loại sản phẩm đã quy chuẩn Ví dụ: Chi phí sản xuất phát sinh được kết chuyển vào cuối kỳ: - CPNVLTT: 3 - CPNCTT: 0,5 - CPSXC: 0,7 CPSXDD đầu kỳ: 0,4tr, CPSXDD cuối kỳ: 0,68tr Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho: 1000spA, và 500sp B Yêu cầu: tính giá thành từng loại sản phẩm Biết hệ số A: 1, hệ số B: 1,2... loại hình doanh nghiệp trong cùng một quá trình sản xuất cùng tiêu hao một thứ vật liệu nhưng kết quả thu được cho nhiều sản phẩm khác nhau (ngành luyện kim, hoá chất) - Đối tượng tập hợp chi phí: là tập hợp cho toàn bộ quá trình sản xuất - Phương pháp tính giá thành tiến hành qua các bước + Bước 1: Tính tổng giá thành các loại sản phẩm + Bước 2: Quy đổi sản phẩm ra thành sản phẩm chuẩn Sản phẩm loại... Bước 2: Tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan cho từng đối tượng Bước 3: Tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh theo từng nội dung thuộc từng đối tượng hạch toán cuối kỳ, để làm cơ sở cho vi c tính giá thành Lập thẻ tính giá thành: căn cứ để lập thẻ tính giá thành: đó là thẻ tính giá thành của kỳ trước, sổ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất củakỳ này, biên bản kiểm kê đánh giá sản phẩm . thể là: - Chi tiết sản phẩm - Bán thành phẩm - Sản phẩm hoàn chỉnh - Đơn đặt hàng - Hạng mục công trình - … II. QUY TRÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT 1. Kế toán chi phí vật liệu trực tiếp - Nội dung. sản phẩm mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là: - Loại sản phẩm - Nhóm sản phẩm - Đơn đặt hàng - Giai đoạn sản xuất - Phân xưởng sản xuất Xác đònh đối tượng tính giá thành là xác. phẩm lao vụ, dòch vụ, theo tổng số và theo từng khoản mục giá thành - Giúp cho vi c xác đònh các loại chi phí đã tham gia vào vi c tạo ra kết quả sản xuất và là cơ sở để phân tích mức độ ảnh hưởng

Ngày đăng: 14/08/2014, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w